Books are a refuge, a sort of cloistral refuge, from the vulgarities of the actual world.

Walter Pater

 
 
 
 
 
Tác giả: Dan Brown
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Origin (2017)
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 55 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 133
Cập nhật: 2024-02-07 10:23:34 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17
ồng cỏ hiu hiu gió bên trong Bảo tàng Guggenheim trở nên im ắng sau khi giọng Edmond Kirsch rền vang, vọng xuống từ trên trời. Hàng trăm khách khứa ngả người trên những tấm chăn, chăm chú nhìn lên bầu trời sao lấp lánh. Robert Langdon nằm gần trung tâm cánh đồng, càng lúc càng thấy đề phòng.
“Tối nay, chúng ta hãy lại làm trẻ con,” giọng Kirsch tiếp tục. “Chúng ta hãy nằm dài dưới những vì sao, để đầu óc mình rộng mở với mọi khả năng.”
Langdon có thể cảm nhận được sự phấn khích lan khắp đám đông.
“Tối nay chúng ta hãy như những nhà thám hiểm thời xưa,” Kirsch tuyên bố, “những người bỏ lại mọi thứ phía sau và vượt đại dương bao la… những người lần đầu tiên nhìn thấy một miền đất chưa từng thấy trước đó… những người khuỵu gối khi thảng thốt nhận ra rằng thế giới rộng lớn hơn rất nhiều so với những triết lý của họ từng hình dung. Những niềm tin lâu đời của bản thân về thế giới của họ tiêu tan trước phát hiện mới. Đây chính là quan niệm của chúng ta tối nay.”
Ấn tượng đấy, Langdon nghĩ, cảm thấy tò mò không rõ màn dẫn dắt của Edmond được ghi âm trước hay đích thân Kirsch ở đâu đó trong hậu trường đọc một kịch bản.
“Thưa các bạn của tôi,” giọng Edmond vang vang phía trên họ, “tất cả chúng ta tập hợp tối nay để nghe tin tức về một phát hiện quan trọng. Tôi xin các bạn hãy rộng lượng cho phép tôi sắp xếp sân khấu. Tối nay, như với tất cả những thay đổi trong triết lý của nhân loại, điều quan trọng là chúng ta hiểu được bối cảnh lịch sử trong đó một thời khắc như thế này được tạo ra.”
Có tiếng sấm ì ầm xa xa, đúng theo ám hiệu. Langdon cảm nhận rõ tiếng trầm sâu từ các loa âm thanh đang ì ùng trong gan ruột mình.
“Để giúp chúng ta làm quen với thời tiết tối nay,” Edmond nói tiếp, “chúng ta rất may mắn có một học giả lừng danh bên chúng ta - một huyền thoại của thế giới về biểu tượng, mật mã, lịch sử, tôn giáo và nghệ thuật. Ông ấy cũng là một người bạn thân thiết. Thưa quý ông quý bà, xin hãy chào đón giáo sư Robert Langdon từ Đại học Harvard.”
Langdon chống khuỷu tay bật dậy trong khi đám đông nhiệt thành vỗ tay và các vì sao trên đầu biến thành một cảnh quay góc rộng một khán phòng rộng rãi chật ních người. Trên sân khấu, Langdon đi đi lại lại trong chiếc áo khoác Harris Tweed của mình trước những cử tọa đang rất chăm chú.
Vậy ra đây là vai diễn Edmond đã đề cập, ông nghĩ, bứt rứt ngả người trên cỏ.
“Người cổ xưa,” Langdon giảng giải trên màn hình, “có mối quan hệ kỳ lạ với vũ trụ của họ, đặc biệt là với những hiện tượng họ không hiểu được về mặt lý trí. Để giải quyết những bí ẩn này, họ tạo ra một hệ thống nam thần và nữ thần rất đông đảo để giải thích cho bất kỳ điều gì vượt quá hiểu biết của họ - sấm sét, thủy triều, động đất, núi lửa, sự cằn cỗi, dịch bệnh, thậm chí cả tình yêu.
Đúng là siêu thực, Langdon nghĩ thầm, nằm ngửa và chăm chú nhìn chính mình.
“Với người Hy Lạp cổ, quá trình dâng lên hay rút xuống của đại dương là do tâm trạng thay đổi của thần Poseidon.” Trên trần nhà, hình ảnh Langdon tan biến, nhưng giọng ông vẫn tiếp tục dẫn dắt.
Những hình ảnh đại dương nổi sóng xuất hiện, làm rung chuyển toàn bộ căn phòng. Langdon ngạc nhiên theo dõi trong khi những con sóng cuồn cuộn biến hóa muôn hình vạn trạng trên một lãnh nguyên tuyết phủ gió thét gào. Từ đâu đó, một cơn gió lạnh thổi ngang đồng cỏ.
“Quá trình thay đổi theo mùa sang đông,” giọng ngoài hình của Langdon vẫn tiếp tục, “là do hành tinh này thấy buồn trước việc hằng năm nàng Persephone bị bắt cóc xuống âm phủ.”
Lúc này không khí lại ấm lên, và từ một khung cảnh đóng băng, một ngọn núi trồi lên, càng lúc càng cao, đỉnh núi phun trào những tia lửa, khói và nham thạch.
“Với người La Mã,” Langdon diễn giải, “núi lửa được cho là nhà của Vulcan - người thợ rèn của các vị thần - người làm việc trong một lò rèn khổng lồ bên dưới ngọn núi, khiến cho những ngọn lửa phun ra khỏi ống khói của mình.”
Langdon ngửi thấy có lưu huỳnh bay qua và rất ngạc nhiên trước cái cách Edmond đã khéo léo biến đổi bài giảng của Langdon thành một trải nghiệm đa giác quan.
Tiếng ùng ục của núi lửa đột ngột ngừng bặt. Trong không gian im lặng, những chú dế bắt đầu rả rích trở lại và một làn gió ấm áp đẫm hương cỏ thổi qua đồng cỏ.
“Người cổ đại đã phát minh ra vô số thần linh,” tiếng Langdon phân tích, “để giải thích không chỉ những bí mật trên hành tinh của họ, mà còn cả những bí mật trên cơ thể của chính họ.”
Trên đầu, những chòm sao nhấp nháy lại xuất hiện, giờ có thêm các đường vẽ thành rất nhiều vị thần mà chúng đại diện.
“Sự cằn cỗi xảy ra là do con người đã làm nữ thần Juno phật ý. Còn tình yêu là kết quả của việc bị thần Eros lấy làm mục tiêu. Bệnh tật được giải thích là hình phạt của thần Apollo.”
Những chòm sao mới lúc này sáng lên cùng với hình ảnh các vị thần mới.
“Nếu quý vị đọc sách của tôi,” vẫn tiếng Langdon nói, “quý vị sẽ nghe thấy tôi dùng thuật ngữ ‘Thần Khoảng trống’. Nói thế tức là, khi người cổ đại gặp phải những khoảng trống hiểu biết về thế giới quanh mình, họ lấp đầy những khoảng trống ấy bằng thần linh.”
Lúc này bầu trời phủ kín những tranh và tượng mô tả hàng chục vị thần cổ đại.
“Vô số các vị thần lấp đầy vô số khoảng trống,” Langdon nói. “Và, qua nhiều thế kỷ, kiến thức khoa học tăng lên.” Rất nhiều biểu tượng kỹ thuật và toán học ngập tràn bầu trời trên đầu. “Khi những khoảng trống hiểu biết của chúng ta về thế giới tự nhiên dần biến mất, thần điện của chúng ta bắt đầu thu hẹp lại.”
Trên trần nhà, hình ảnh thần Poseidon xuất hiện phía trước.
“Chẳng hạn, khi chúng ta biết rằng thủy triều là do chu kỳ của mặt trăng, thì thần Poseidon không còn cần thiết nữa, và chúng ta rũ bỏ ông ấy như một thần thoại ngớ ngẩn của một thời chưa được khai sáng.”
Hình ảnh thần Poseidon tan biến như một làn khói.
“Như quý vị đã biết, số phận tương tự cũng xảy ra với tất cả các vị thần - mai một, lần lượt từng vị, khi họ vượt qua được sự thích hợp của chính họ với khả năng hiểu biết ngày càng tiến triển của chúng ta.”
Trên đầu, hình ảnh các vị thần bắt đầu nhấp nháy tắt, lần lượt từng vị - các thần sấm sét, động đất, dịch bệnh, và vân vân.
Khi số lượng hình ảnh đã giảm bớt, Langdon nói thêm:
“Nhưng xin chớ lầm lẫn về chuyện đó. Những vị thần này không ‘nhẹ nhàng chìm vào bóng đêm’; phải là cả một quá trình xáo trộn để một nền văn hóa từ bỏ được các vị thần của mình. Niềm tin tinh thần được khắc ghi sâu đậm trong tâm trí chúng ta từ thời thơ ấu bởi những người chúng ta yêu mến và tin tưởng nhất - cha mẹ chúng ta, các thầy cô giáo của ta, những nhà lãnh đạo tôn giáo của ta. Do đó, bất kỳ sự thay đổi tôn giáo nào cũng diễn ra qua nhiều thế hệ và không phải không kèm theo cảm giác lo sợ ghê gớm và thường đẫm máu nữa.”
Tiếng gươm va chạm lách cách và tiếng hò hét lúc này kèm theo với sự biến mất dần của các vị thần, hình ảnh của họ lần lượt nhấp nháy tắt. Cuối cùng, hình ảnh một vị thần duy nhất còn sót lại - một gương mặt nhăn nheo đầy hình tượng với một hàm râu trắng mềm mại.
“Thần Zeus…” Langdon nói, giọng đầy mạnh mẽ. “Vị thần của các vị thần. Vị thần đáng sợ và được tôn kính nhất trong tất cả các vị thần. Zeus, hơn hẳn bất kỳ thần nào khác, đã chống chọi lại với khả năng tiêu tan của chính mình, phát động một trận đánh dữ dội chống lại sự chấm dứt hào quang của chính mình, đúng hệt như những vị thần cổ xưa mà Zeus đã thay thế.”
Trên trần nhà, hình ảnh vụt qua của kỳ quan Stonehenge, các thẻ chữ hình nêm của người Sumer và các Đại Kim tự tháp của Ai Cập. Sau đó, hình ảnh bán thân của Zeus trở lại.
“Những tín đồ của Zeus chống lại việc từ bỏ vị thần của họ quyết liệt đến mức tín điều có sức chinh phạt của Thiên Chúa giáo cũng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận gương mặt Zeus như là gương mặt vị Chúa mới của mình.”
Trên trần, hình ảnh bán thân có hàm râu của Zeus tan biến thành một bức bích họa một gương mặt có râu giống hệt - mặt của Đức Chúa Thiên Chúa giáo như mô tả trong tác phẩm Sáng tạo Adam của Michelangelo trên trần Nhà nguyện Sistine.
“Ngày nay, chúng ta không còn tin vào những câu chuyện như thế về Zeus - một cậu bé được dê nuôi dưỡng và được ban sức mạnh bởi những sinh vật một mắt gọi là Cyclope. Với chúng ta nhờ suy nghĩ hiện đại, những câu chuyện này đều được phân loại là thần thoại - những câu chuyện không có thật kỳ quặc đem lại cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua mang tính giải trí về quá khứ mê tín của ta.”
Lúc này, trần nhà hiện lên bức ảnh một giá sách trong thư viện phủ bụi, nơi những bộ sách bọc da về thần thoại cổ nằm mòn mỏi trong bóng tối bên cạnh những cuốn sách về thờ cúng tự nhiên, các thần Baal, Inana, Osiris và vô số những lý thuyết cổ xưa.
“Giờ mọi thứ đều khác!” giọng nói trầm trầm của Langdon vang lên. “Chúng ta là những người Hiện đại.”
Trên trời, những hình ảnh mới xuất hiện - những bức ảnh sinh động và nhanh về thám hiểm không gian… những con chip máy tính… một phòng thí nghiệm y học… một máy gia tốc phân tử… những chiếc phản lực bay vút lên.
“Chúng ta là những người có kỹ năng về công nghệ và tiến hóa về tri thức. Chúng ta không tin vào những người thợ rèn khổng lồ làm việc dưới núi lửa hoặc vào những vị thần điều khiển thủy triều hay bốn mùa. Chúng ta không hề giống với tổ tiên cổ xưa của chúng ta.”
Hay chúng ta vẫn giống? Langdon thì thầm trong lòng, miệng nhẩm theo chương trình phát lại.
“Hay chúng ta vẫn giống?” tiếng Langdon nói trên đầu. “Chúng ta tự xem mình là những cá nhân có lý trí hiện đại, nhưng tôn giáo thịnh hành nhất của loài người chúng ta lại có vô số những khẳng định kỳ ảo - loài người trỗi dậy một cách khó giải thích từ chết chóc, những ca sinh nở mà vẫn còn trinh tiết như có phép mầu, các vị thần báo thù giáng xuống bệnh tật và lũ lụt, những lời hứa hẹn bí ẩn về một kiếp sau trên thiên đàng hay dưới địa ngục dữ dội.”
Trong khi Langdon nói, trần nhà xuất hiện những hình ảnh Thiên Chúa giáo nổi tiếng về Chúa hồi sinh, đức mẹ Mary Đồng trinh, con thuyền của Noah, hiện tượng nứt Hồng Hải, thiên đường và địa ngục.
“Vì thế xin quý vị một lúc,” Langdon nói, “chúng ta hãy tưởng tượng phản ứng của các nhà sử học và nhân loại học tương lai của loài người, về viễn cảnh, liệu họ có nhìn lại các tín điều tôn giáo của chúng ta và phân loại thành thần thoại ở một thời chưa được khai sáng không? Liệu họ có nhìn các vị thần của chúng ta như chúng ta nhìn thần Zeus không? Liệu họ có sưu tầm những cuốn kinh thánh thiêng của chúng ta và vứt bỏ lên cái giá sách phủ bụi ấy của lịch sử không?”
Câu hỏi lơ lửng trong bóng tối một lúc lâu.
Và rồi, giọng Edmond Kirsch đột ngột phá tan sự im lặng.
“Vâng, thưa Giáo sư,” tiếng nhà vị lai chủ nghĩa rổn rảng từ trên cao. “Tôi tin tất cả những điều đó sẽ xảy ra. Tôi tin các thế hệ tương lai sẽ tự hỏi làm cách nào những giống loài tiến bộ về công nghệ như chúng ta đây lại có thể tin vào hầu hết những gì các tôn giáo hiện đại của chúng ta dạy cho chúng ta.”
Giọng Kirsch càng lớn hơn khi một chuỗi hình ảnh mới lóe lên trên trần - Adam và Eve, một phụ nữ quấn kín trong tấm áo choàng Hồi giáo, màn đi trên lửa của đạo Hindu.
“Tôi tin các thế hệ tương lai sẽ nhìn vào những truyền thống hiện tại của chúng ta,” Kirsch tuyên bố “và kết luận rằng chúng ta sống trong một thời đại mông muội. Bằng chứng là, họ sẽ nhắm vào những tín điều mà chúng ta sáng tạo ra trong khu vườn thần tiên, hoặc rằng Đấng Sáng tạo quyền năng vô tận của chúng ta đòi hỏi rằng phụ nữ thì phải che kín đầu, hoặc rằng chúng ta liều lĩnh thiêu đốt cả cơ thể của mình để tôn vinh các vị thần thánh.”
Thêm những hình ảnh xuất hiện - một chuỗi nhiều bức ảnh di chuyển nhanh mô tả các nghi lễ tôn giáo khắp nơi trên thế giới - từ các lễ trừ tà và lễ rửa tội đến xiên mình và hiến sinh động vật. Màn trình chiếu kết thúc bằng một đoạn video nhìn thót tim trong đó một tu sĩ Ấn Độ đang đung đưa một đứa bé sơ sinh nhỏ xíu phía ngoài mép một ngọn tháp cao tới mười lăm mét. Đột nhiên, tu sĩ buông tay và đứa trẻ rơi từ độ cao mười lăm mét thẳng xuống một tấm chăn được kéo căng, do những dân làng đầy phấn khích cầm giữ như một tấm lưới cứu hỏa.
Lễ thả rơi Đền Grishneshwar, Langdon nghĩ, nhớ ra nghi lễ này được một số người tin rằng đem lại cho đứa trẻ ân huệ của Chúa.
Thật may, đoạn video đáng sợ đó kết thúc.
Trong bóng tối mịt mùng lúc này, giọng Kirsch vang vang trên đầu. “Làm sao có chuyện tư duy con người hiện đại có khả năng phân tích lô-gic chính xác, nhưng đồng thời lại cho phép chúng ta chấp nhận những tín điều tôn giáo lẽ ra cần bóp nát bằng sự cân nhắc sáng suốt dù nhỏ nhất?”
Phía trên đầu, bầu trời sao rực rỡ lại xuất hiện.
“Hóa ra là,” Edmond kết luận, “câu trả lời rất đơn giản.”
Những vì sao trên trời đột nhiên sáng hơn và lớn hơn. Những sợi kết nối xuất hiện, chạy giữa các vì sao tạo thành một mạng lưới dường như vô tận gồm những nút kết nối qua lại với nhau.
Các neuron, Langdon nhận ra ngay khi Edmond bắt đầu nói.
“Bộ não con người,” Edmond công bố. “Tại sao nó lại tin những gì nó tin?”
Trên đầu, một vài nút sáng lên, truyền những xung điện qua các sợi tới những neuron khác.
“Giống như một máy tính hữu cơ,” Edmond tiếp tục, “bộ não của quý vị có một hệ điều hành - một chuỗi các quy tắc tổ chức và định nghĩa tất cả thông tin đầu vào lộn xộn mà chúng ta tiếp nhận cả ngày dài - ngôn ngữ, một giai điệu lôi cuốn, một tiếng còi, hương vị sô-cô-la. Như quý vị có thể hình dung ra, dòng chảy thông tin đầu vào cực kỳ đa dạng và liên tục và bộ não của quý vị phải diễn giải cho đúng. Thực tế, đây chính là sự lập trình tuyệt vời, hệ điều hành của não bộ giúp quý vị định nghĩa nhận thức của quý vị về hiện thực. Rất tiếc, chúng ta lại bị chơi khăm, bởi lẽ cái kẻ viết chương trình cho bộ não người hẳn có khiếu hài hước méo mó. Nói cách khác, không phải lỗi của chúng ta khi chúng ta tin những điều điên khùng mà chúng ta vẫn tin.”
Các khớp thần kinh phía trên kêu xèo xèo và những hình ảnh tương tự ‘sủi bọt’ lên từ bên trong bộ não: những sơ đồ thiên văn; Chúa Jesus đi trên mặt nước; nhà sáng lập khoa học học L. Ron Hubbard; vị thần Osiris của Ai Cập; thần voi bốn tay Ganesha của Hindu giáo; và một bức tượng cẩm thạch Đức mẹ Mary Đồng trinh khóc ròng.
“Và là một người lập trình, tôi phải tự hỏi mình: hệ điều hành kỳ quái nào sẽ tạo ra kết quả phi lô-gic như vậy? Nếu chúng ta có thể nhìn vào trí óc con người và đọc được hệ điều hành của nó, chúng ta sẽ thấy thứ gì đó như thế này.”
Tám từ xuất hiện to tướng phía trên.
XEM THƯỜNG HỖN LOẠN.
TẠO RA TRẬT TỰ.
“Đây chính là chương trình căn cốt của não bộ chúng ta,” Edmond nói. “Và vì thế, đây cũng chính là cách con người có khuynh hướng ngả theo. Đối chọi với hỗn loạn. Và ủng hộ trật tự.”
Căn phòng đột nhiên rung lên bởi tạp âm của các nốt nhạc đàn dương cầm rất nghịch tai, như thể một đứa trẻ đang nện bàn phím vậy. Langdon và những người quanh ông đều vô tình thấy căng lên.
Tiếng Edmond át cả âm thanh ồn ào. “Âm thanh ai đó nện tùy hứng trên một cây đàn dương cầm thật khó nghe! Thế nhưng, nếu chúng ta biết chính những nốt nhạc ấy và sắp xếp chúng theo một trật tự tốt hơn…”
Tiếng ầm ĩ hỗn loạn đột ngột ngừng bặt, được thay thế bằng giai điệu êm dịu Clair de lune của Debussy.
Langdon cảm thấy các cơ của mình giãn ra và không khí căng thẳng trong phòng dường như tan biến.
“Bộ não của chúng ta vui mừng,” Edmond nói. “Vẫn những nốt nhạc ấy. Vẫn nhạc cụ ấy. Nhưng Debussy tạo ra trật tự. Và cũng chính điều này hãnh diện tạo ra cái trật tự kích thích con người lắp ráp trò chơi ghép mảnh hoặc sắp xếp ngăn nắp các bức tranh trên tường. Thiên hướng tổ chức của chúng ta được viết vào DNA của chúng ta, và vì thế chúng ta không lấy gì làm lạ rằng phát minh vĩ đại nhất mà trí óc con người tạo ra chính là máy tính - một cỗ máy được thiết kế đặc biệt giúp chúng ta tạo ra trật tự từ hỗn loạn. Thực tế, từ trong tiếng Tây Ban Nha để chỉ máy tính là ordenador - rất đúng nghĩa đen, ‘thứ tạo ra trật tự’.”
Hình ảnh một siêu máy tính đồ sộ xuất hiện, với một thanh niên ngồi ở thiết bị đầu cuối của nó.
“Hãy hình dung quý vị có một máy tính mạnh truy cập được tất cả thông tin trên thế giới. Quý vị được phép hỏi máy tính này bất kỳ câu gì quý vị thích. Xác suất cho thấy cuối cùng quý vị đều hỏi hai câu cơ bản vẫn hấp dẫn con người kể từ lần đầu tiên chúng ta biết tự nhận thức.”
Chàng thanh niên gõ vào thiết bị đầu cuối và dòng chữ xuất hiện.
Chúng ta đến từ đâu?
Chúng ta đang đi về đâu?
“Nói cách khác,” Edmond nói, “quý vị sẽ hỏi về nguồn cội và số phận của chúng ta. Và khi quý vị đặt ra những câu hỏi này, đây sẽ là phản hồi của máy tính.”
Thiết bị đầu cuối hiện lên:
DỮ LIỆU KHÔNG ĐẦY ĐỦ ĐỂ CÓ PHẢN HỒI CHÍNH XÁC.
“Không hữu ích cho lắm”, Kirsch nói, “nhưng ít nhất nó rất trung thực.”
Giờ hình ảnh bộ não người xuất hiện.
“Tuy nhiên, nếu quý vị hỏi chiếc máy tính sinh học nhỏ bé này - Chúng ta đến từ đâu? - sẽ có chuyện khác xảy ra.”
Từ bộ não chảy ra một dòng những hình ảnh tôn giáo - Chúa chìa tay truyền sự sống cho Adam, Prometheus nặn một con người nguyên thủy từ bùn, thần Brahma tạo ra con người từ các bộ phận khác nhau của cơ thể chính mình, một vị thần châu Phi tách những đám mây và đưa hai người hạ xuống mặt đất, một vị thần Na Uy tạo ra một người đàn ông và một người đàn bà từ cây gỗ trôi dạt.
“Và giờ quý vị hỏi,” Edmond nói, “Chúng ta đang đi về đâu?”
Thêm nhiều hình ảnh tiết ra từ bộ não - những thiên đường tinh khôi, những địa ngục dữ dội, chữ tượng hình chỉ Cuốn sách Người chết của Ai Cập, những hình khắc trên đá mô tả cảnh xuất hồn, cách thể hiện của người Hy Lạp về Cánh đồng Elysian*, những mô tả khó hiểu về Gilgul neshamot*, những đồ hình đầu thai của Phật giáo và Hindu giáo, các vòng tròn của thuyết thần trí về Hạ địa*.
“Với bộ óc con người,” Edmond giải thích, “bất kỳ câu trả lời nào cũng tốt hơn là không có câu trả lời. Chúng ta cảm thấy rất khó chịu khi đối diện với ‘dữ liệu không đầy đủ’ và vì thế bộ não của chúng ta sáng tạo ra dữ liệu - cung cấp cho chúng ta, ít nhất là vậy, ảo giác về trật tự - tạo ra vô vàn triết lý, thần thoại và tôn giáo để trấn an chúng ta rằng thực tế có một trật tự và cấu trúc cho thế giới vô hình.”
Trong khi các hình ảnh tôn giáo tiếp tục tuôn trào, Edmond nói với xúc cảm mãnh liệt càng lúc càng tăng.
“Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta đi về đâu? Những câu hỏi cơ bản này về sự tồn tại của con người luôn ám ảnh tôi, và trong nhiều năm tôi đã mơ ước tìm ra câu trả lời.” Edmond ngừng lại, giọng anh trở nên u sầu. “Bi thảm thay, vì giáo điều tôn giáo, hàng triệu người tin rằng họ đã biết câu trả lời cho những câu hỏi lớn lao này. Và vì không phải mọi tôn giáo đều đưa ra những câu trả lời giống nhau, cho nên các nền văn hóa đều đi đến chỗ tranh giành xem câu trả lời của ai mới là đúng và phiên bản câu chuyện về Chúa nào mới là Câu chuyện Đích thực Duy nhất.”
Màn hình trên đầu các vị khách bùng lên hình ảnh súng đại bác và những quả đạn cối nổ tung - một chuỗi những hình ảnh bạo lực mô tả các cuộc chiến tranh tôn giáo, tiếp theo là hình ảnh những người tị nạn khóc lóc, những gia đình mất chỗ ở và những xác chết dân thường.
“Kể từ buổi đầu lịch sử tôn giáo, giống loài chúng ta đã vướng vào làn đạn chằng chéo không bao giờ kết thúc - những người vô thần, người Thiên Chúa giáo, người Hồi giáo, người Do Thái, người Hindu, những tín đồ trung thành của mọi tôn giáo - và điều duy nhất gắn kết tất cả chúng ta là khát vọng sâu thẳm của chúng ta về hòa bình.”
Những hình ảnh dữ dội của chiến tranh biến mất và bị thay thế bằng bầu trời tĩnh lặng với những vì sao nhấp nháy.
“Hãy tưởng tượng điều đó sẽ xảy ra nếu chúng ta biết được câu trả lời cho những câu hỏi lớn của cuộc sống một cách mầu nhiệm… nếu tất cả chúng ta đều đột nhiên nhìn thấy bằng chứng không thể nhầm lẫn và chúng ta nhận ra mình không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở rộng vòng tay và chấp nhận nó… cùng nhau, như một giống loài.”
Hình ảnh một thầy tu xuất hiện trên màn hình, hai mắt nhắm lại cầu nguyện.
“Thẩm vấn tinh thần luôn là lãnh địa của tôn giáo, khuyến khích chúng ta có niềm tin mù quáng vào những điều răn dạy của tôn giáo, thậm chí khi chúng chẳng hề đem lại ý nghĩa lô-gic.”
Lúc này, một chuỗi hình ảnh mô tả những tín đồ cuồng nhiệt xuất hiện, tất cả đều nhắm mắt, đang hát, cúi đầu, ca tụng cầu nguyện.
“Nhưng tín điều,” Edmond tuyên bố, “theo đúng định nghĩa của nó, đòi hỏi đặt niềm tin của quý vị vào thứ gì đó không thể nhìn thấy và không thể định nghĩa, chấp nhận như là sự thật mà bằng chứng thực nghiệm về nó không hề tồn tại. Và vì thế; rất dễ hiểu tất cả chúng ta đều đi đến chỗ đặt lòng tin của mình vào những thứ khác nhau bởi vì không hề có chân lý chung.” Anh ngừng lại. “Tuy nhiên…”
Những hình ảnh trên trần nhà tan thành một bức ảnh duy nhất, một nữ sinh viên, mắt mở to chăm chú, đăm đăm nhìn xuống một cái kính hiển vi.
“Khoa học là phản đề của tín điều,” Kirsch tiếp tục. “Khoa học, theo định nghĩa, là cố gắng tìm ra bằng chứng vật chất cho những gì chưa được biết hoặc chưa được định nghĩa, và để bác bỏ sự mê tín và nhận thức sai lệch để tôn vinh những sự thật đáng kể. Khi khoa học đưa ra một câu trả lời, câu trả lời đó có giá trị chung. Con người không lao vào chiến tranh vì điều đó, họ tập hợp xung quanh nó.”
Lúc này màn hình chiếu một đoạn phim lịch sử từ các phòng thí nghiệm ở NASA, CERN, và nơi khác - nơi các nhà khoa học thuộc mọi sắc tộc nhảy nhót trong niềm vui chung và ôm chầm lấy nhau khi một thông tin mới được hé lộ.
“Thưa các bạn của tôi,” giờ Edmond thì thầm, “tôi đã có nhiều dự đoán trong đời mình. Và tối nay tôi sẽ đưa ra một dự đoán nữa.” Anh hít một hơi dài chậm rãi. “Kỷ nguyên của tôn giáo đang dần chấm hết,” anh nói, “và kỷ nguyên của khoa học đang tới.”
Sự im lặng bao trùm khắp căn phòng.
“Và tối nay, nhân loại sắp có bước nhảy vọt theo hướng đó.”
Những lời ấy khiến Langdon cảm thấy rùng mình bất ngờ. Cho dù phát hiện bí mật này có là gì thì rõ ràng Edmond cũng đang dàn dựng sân khấu cho một sự đối đầu lớn giữa anh và các tôn giáo của thế giới.
Nguồn Cội Nguồn Cội - Dan Brown Nguồn Cội