Số lần đọc/download: 3110 / 108
Cập nhật: 2019-05-14 10:20:23 +0700
Phần 2: Phe Bóng Tối
Melkor
Melkor, hay còn gọi là Morgoth, là Chúa tể bóng tối đầu tiên của thế giới và là chủ nhân của chúa tể bóng tối đời thứ 2, Sauron.
Về ban đầu thì Melkor là người mạnh nhất trong số các linh hồn Ainur được Thượng đế Eru tạo ra, nhưng ông ta về sau lại đối nghịch với những người còn lại và phá hủy những thứ mà họ gây dựng nên. Ông ta tới Trung Địa, gây ra nhiều tội ác tại nơi đây nhằm thu nắm tất cả quyền lực vào trong tay nhưng đã bị thất bại. Melkor được cho là mạnh và tàn bạo hơn nhiều so với bề tôi của ông ta là Sauron.
* Trước thời điểm sáng tạo ra thế giới
Melkor và Manwe là 1 cặp anh em và là 2 Ainur đầu tiên được Thượng đế tạo ra từ ý nghĩ của Ngài. Không có 1 Ainur nào lại được Thượng đế ban cho nhiều đặc ân như Melkor, ông ta vừa là người có kiến thức cao nhất, lại vừa là người có sức mạnh lớn nhất trong số họ. Chỉ có một thứ duy nhất mà Thượng đế không để cho Melkor được đến gần đó chính là Ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa dùng để ban phát sự sống và ý chí tự do cho muôn loài. Thứ không có được lại là thứ khiến cho Melkor trở nên thèm khát và tò mò nhất, ông ta không ở gần các người anh em Ainur của mình mà toàn tự ý lang thang trong Cõi Hư Không Vĩ Đại bên ngoài Những tòa Sảnh Vô tận để tìm kiếm Ngọn lửa bất diệt.
Việc tìm kiếm của Melkor là một sự vô vọng bởi Ngọn lửa Bất diệt chỉ ở duy nhất nơi gần Thượng Đế Eru. Melkor ngày càng tỏ ra nóng vội và tò mò về những ý định sáng tạo thế giới của Thượng Đế Eru, ông ta lúc nào cũng bận tâm suy nghĩ về những điều này và dần trở nên cô độc. Quãng thời gian cô độc lâu dần đã hình thành nên những suy nghĩ khác biệt đẩy ông ta ra xa khỏi Thượng Đế và những Ainur khác.
* Điệu nhạc của những Ainur
Khi những Ainur tấu lên điệu nhạc Thần Thánh lên trước Thượng Đế Eru thì một số ý nghĩ tà quái của Melkor đã bắt đầu nảy sinh, ông ta bắt đầu lên kế hoạch phá rối điệu nhạc thần bằng cách thêm vào đó những âm thanh chát chúa. Melkor đã thành công trong việc làm méo mó 2 khúc nhạc ban đầu nhưng gặp thất bại trong khúc nhạc thứ 3 bởi Thượng Đế đã phát hiện ra hành động sai trái của ông ta. Thượng Đế trách mắng Melkor và nói rằng tất cả những hành động của ông ta đều chỉ là những thứ xấu xa và vô nghĩa. Melkor cảm thấy vô cùng xấu hổ và càng đem lòng oán hận Thượng Đế cùng với các Ainur khác.
Những âm thanh chát chúa của Melkor đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ lên tiến trình sáng tạo thế giới bởi từ đó mà Arda trở nên mất hoàn mỹ, sẽ có những nơi rất nóng, 1 số khác thì rất lạnh giá, rất khắc nghiệt và rất tối tăm. Những âm thanh tà quái còn ảnh hưởng lên cả 1 số lượng không nhỏ những Ainur lỡ bị nghe phải chúng, đa phần họ bị mê hoặc và tình nguyện đi theo làm tay sai cho Melkor.
* Tới Arda
Khi các Valar xuống Arda để thực hiện công việc xây đắp thế giới thì Melkor cũng xuống theo cùng họ, thế nhưng mỗi khi các Valar tạo ra được những thứ gì thì ông ta lại tìm cách để phá hoại những thành quả đó. Dần dần mà tạo nên mối mâu thuẫn vô cùng lớn giữa các Valar và Melkor. Trong 1 thời gian dài, cũng bởi sự không quyết đoán của các Valar mà Melkor luôn luôn có lợi thế trong các cuộc đấu giữa 2 bên. Các Valar làm còn Melkor thì phá, một tiến trình cứ lặp đi lặp lại như vậy cho tới khi Thần chiến binh Tulkas đáp xuống Trung Địa. Tulkas là một Valar rất quyết đoán, Ngài cũng rất ghét Melkor và quyết xử lý hắn đến cùng. Khi Tulkas xuống đến nơi thì Melkor đã bỏ chạy ngay lập tức.
Melkor tạm thời ẩn thân và không can thiệp công khai vào Trung Địa như trước kia. Việc này dẫn đến một thời kỳ thái bình tạm thời, các Valar xây dựng một vùng đất riêng cho họ tại đảo Almaren, một nơi có vị trí nằm ở giữa 2 Ngọn đèn thần. Trong thời gian mà các Valar ngủ quên trong yên bình thì Melkor bí mật tạo ra một pháo đài đầu tiên của ông ta tại vùng phía Bắc xa xôi của Arda và đặt tên cho nó là Utumno. Để bảo vệ cho pháo đài này, Melkor đã cho nâng những ngọn núi lên cao để chúng bao bọc lấy Utumno vào bên trong. Bóng tối và sự thối rữa tà ám bắt đầu trỗi dậy ở phía Bắc và các Valar biết ngay rằng Melkor đang ở đó.
Đến 1 thời điểm, Melkor cảm thấy đã đến lúc để ông ta phản kích. Valar Tulkas đã chìm vào giấc ngủ say, các Valar còn lại thì chủ quan và hạ thấp cảnh giác nên Melkor đã thực hiện một cuộc phá hoại qui mô lớn ở mọi mặt để khiến cho các Valar không kịp trở tay. Thế giới gần như bị đầu độc hoàn toàn bởi những phép thuật độc hại của Melkor, 2 Ngọn đèn thần bị phá hủy khiến cho Trung Địa rơi vào cảnh tăm tối và vùng đất Almaren bị tàn tạ tới mức các Valar phải rút bỏ sang lục địa phía Tây Aman. Quyền kiểm soát Trung Địa lúc này gần như rơi vào tay của Melkor và ông ta bắt đầu dùng danh xưng là Chúa tể bóng tối.
* Lần mất tự do đầu tiên
Khi chưa biết được chính xác vị trí thức tỉnh của người Elves thì các Valar tại thiên giới Aman rất e ngại trong việc tổ chức chiến tranh với Melkor bởi họ sợ rằng cuộc chiến sẽ gây ra sự hủy diệt lớn cho toàn Trung Địa. Các Valar giao nhiệm vụ tìm kiếm người Elves cho Valar Orome nhưng Melkor lại là kẻ tìm thấy họ trước. Ông ta dùng những bóng ma để ám ảnh khu rừng Cuinieven và dụ cho những người Elves ở trong đó phải di tản ra bên ngoài, sau khi ra bên ngoài cánh rừng thiêng, họ bị ông ta bắt cóc, tra tấn và chuyển hóa thành 1 giống loài mới là Orcs.
Rất nhiều người Elves vẫn đặt niềm tin vào sự che chở của khu rừng Cuinieven, họ vẫn tiếp tục sống ở bên trong đó và được tìm thấy bởi Valar Orome. Ngay sau khi biết được tung tích của những người Elves, các Valar liền lập tức tiến hành cuộc chiến dứt khoát với Melkor để ngăn không cho ông ta làm hại các giống loài ở Trung Địa. Cuộc chiến này được gọi với cái tên là Cuộc chiến của những Sức mạnh. Phe Melkor bị thua và ông ta phải rút lui về Utumno. Các Valar tiếp tục truy đuổi đến cùng, họ phá vỡ cánh cổng của Utumno và Melkor đã bị bắt trói bởi Valar Tulkas. Ông ta bị xiềng xích bởi báu vật Angainor và bị giam cầm tại Những Tòa sảnh của Mandos cho tới 3 thời đại sau.
* Tự do và gieo rắc bóng tối lên Valinor
Sau một thời gian dài bị giam cầm, Melkor được mang tới trước Chúa tể Valar Manwe và cả hội đồng Valar, tại đây, ông ta tỏ ra vô cùng hối hận và ăn năn về những sai lầm của mình, khả năng đóng kịch của Melkor giỏi tới mức khiến cho Manwe phải xiêu lòng và ra lệnh thả tự do cho ông ta. Melkor giờ đã học được nhiều điều hơn trước kia, ông ta hiểu chỉ sức mạnh không thôi thì là không đủ để chống lại các Valar.
Vào thời điểm này thì rất nhiều người Elves đã tới Valinor, Melkor thực sự rất ghét họ và muốn đầu độc ly gián mối quan hệ giữa họ với các Valar. Trong số các người Elves, Melkor phát hiện ra dòng Noldor là có tiềm năng hơn cả, hơn nữa, trong dòng họ hoàng gia Noldor lại có 1 hoàng tử tên là Feanor. Ông ta là con trai cả của vua Finwe, là học trò giỏi nhất của Valar Aule và cũng là người đã tạo ra các báu vật Silmaril, ông là một hoàng tử tài ba lỗi lạc nhưng cũng rất kiêu ngạo và dễ bị kích động. Vậy là Melkor bắt đầu kế hoạch gièm pha của mình, ông ta đi khắp nơi để loan truyền những thông tin thất thiệt nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa các Valar và người Noldor. Feanor là người bị ảnh hưởng nhiều nhất,về sau, ông ta cùng người của mình tuyên bố không còn thuộc quyền phán xét của các Valar.
Sự việc ngày càng nghiêm trọng tới mức các Valar phải vào cuộc, họ phát hiện ra Melkor là người đứng sau âm mưu nổi loạn này và để cho Valar Tulkas đi truy tìm Melkor nhưng không còn thấy bất kỳ dấu vết nào. Thực ra lúc này, Melkor đang đến Formenos gặp Feanor để đề nghị xin những báu vật Silmaril cho riêng ông ta. Khi Feanor từ chối lời đề nghị, Melkor đã ngay lập tức đi tới phương Nam và bí mật gặp gỡ với Nhện Chúa Ungoliant. Với lời hứa sẽ chấm dứt cơn đói bất tận của bà ta, Melkor đã thuyết phục được Ungoliant cùng mình quay trở lại Valinor để tiêu diệt 2 Cây thần. Melkor đâm ngọn giáo vào 2 thân cây rồi để cho Ungoliant hút cạn những sinh khí bên trong 2 Cây thần khiến cho chúng bị tổn hại nặng nề và không thể hồi phục lại được.
Trong cơn ám ảnh tội ác, Melkor lại tiếp tục đột nhập vào Formenos, giết chết đức vua Finwe, cha của Feanor và đánh cắp tất cả các báu vật tại đây mà bao gồm trong đó có cả những báu vật Silmaril. Do lời phù phép trước đó của Valar Varda mà những báu vật Silmaril đã thiêu đốt lòng bàn tay của Melkor khi ông ta chạm vào nó. Mặc dù đau đớn khôn xiết nhưng Melkor vẫn nắm chặt những Silmaril và bỏ chạy khỏi Valinor cùng với Ungoliant. Các Valar khi biết chuyện đã tức tốc đuổi theo nhưng không được, 2 kẻ xấu xa đã kịp chạy tới Trung Địa.
Tại Lammoth, Ungoliant yêu cầu Melkor phải đưa cho bà ta những Silmaril nhưng tất nhiên Melkor sẽ chẳng bao giờ làm vậy. Tức tối trước sự từ chối, Ungoliant đã tấn công Melkor và trói ông ta bằng những sợi tơ tà ma của mình. Lúc bấy giờ, các Balrog đang ngủ sâu trong lòng Utumno bỗng nhiên nghe được những tiếng thét của chủ nhân chúng và ngay lập tức tìm đến nơi. Với những ngọn roi lửa đáng sợ, các Balrog đã khiến cho Ungoliant phải bỏ chạy.
Sau đó, Melkor bắt đầu tiến hành xây dựng lại pháo đài Angband và cho tập hợp cũng như lai tạo ra các giống loài mới để chuẩn bị cho những cuộc chiến sắp tới.
Khi Feanor phát hiện ra tội ác của Melkor, ông ta đã nguyền rủa Melkor bằng một cái tên khác là Morgoth, nghĩa là “ Kẻ thù Đen tối ”, từ đó về sau, cái tên mới này luôn được dùng để thay thế cho cái tên cũ là Melkor.
* Cuộc chiến của những Báu vật
Sau khi Morgoth chạy tới Trung địa thì Feanor đã tập hợp người Noldor và thuyết phục họ rời khỏi Valinor để truy đuổi Chúa tể bóng tối nhằm trả thù và lấy lại những báu vật Silmaril. Rất nhiều người Noldor đã lên đường để tới Trung Địa, khi đến nơi, họ bắt đầu tuyên chiến với phe Morgoth và mở ra Cuộc chiến của những Báu vật. Cuộc chiến này diễn ra tại khu vực Beleriand ở phía Tây của Trung Địa và có tất cả 5 trận chiến quan trọng nhất. Tuy Feanor đã hi sinh ngay trong những trận chiến đầu tiên nhưng cuộc chiến vẫn kéo dài trong hàng trăm năm. Cả dòng dõi của Feanor lẫn dòng dõi Fingolfin đều cùng tham gia.
Trong lúc cán cân cuộc chiến còn đang cân bằng thì những Con người đầu tiên đã xuất hiện tại Beleriand, Morgoth rời khỏi Angband và trà trộn vào sống chung với họ. Morgoth dùng cách cũ là tuyên truyền những điều dối trá nhằm dụ dỗ những Con người theo phe ông ta. Một mặt khác, các vương quốc của người Noldor đang ngày càng thịnh vượng và đe dọa tới thế lực của Morgoth nên ông ta phải bỏ dở công việc với Con người để trở về Angband. Tuy nhiên, những lời lẽ dối trá trước đó của Chúa tể bóng tối đã ảnh hưởng khá nhiều đến những Con người, rất nhiều người trong số họ chọn đi theo phe bóng tối và chỉ một nhóm thiểu số được gọi là Edain đứng về phía của người Elves.
* Trận đấu tay đôi với Fingolfin
Sau những chiến thắng quan trọng, phe Morgoth ngày càng chiếm ưu thế trước liên minh Trung Địa. Vua Fingolfin dòng Noldor sau thất bại trong Trận chiến Dagor Bragollad đã không còn hi vọng vào chiến thắng cho người Elves nên đã đến trước cổng thành Angband để khiêu chiến tay đôi với Morgoth. Chúa tể bóng tối ngạo ngễ bước ra trong bộ giáp đen cùng với chiếc búa Grond của mình và chấp nhận lời thách đấu của Fingolfin. Trận chiến diễn ra không dễ dàng như Morgoth lầm tưởng, ông ta giết được Fingolfin nhưng bị chém đứt một chân và bị Chúa tể đại bàng Thorondor mổ hỏng mất một con mắt. Những vết thương này không thể được chữa lành và đi theo Chúa tể bóng tối trong suốt những năm tháng về sau.
* Nhiệm vụ Silmaril
Trong khi đang chiếm ưu thế trước liên minh Noldor thì Morgoth gặp phải một chuyện làm ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tự tôn của ông ta và cũng khiến cho ông ta mất đi 1 trong 3 viên báu vật Silmaril. Kể từ khi ăn cắp những báu vật Silmaril tới Trung Địa, Melkor luôn đặt chúng ở trên chiếc vương miện của mình, điều này được tất cả mọi người ở Trung Địa biết tới.
Lúc bấy giờ ở Trung Địa có vua Elu Thingol dòng Elves Sindar, ngài và Maiar Melian sinh ra một người con gái xinh đẹp tuyệt mỹ và đặt tên nàng là Luthien. Lúc lớn lên nàng gặp và yêu chàng Beren, một con người. Vua Thingol yêu cầu Beren phải lấy được những Silmaril như là báu vật cầu hôn con gái của ngài. Bởi thế mà Beren và Luthien cùng lên đường để thực hiện nhiệm vụ cực kỳ khó khăn này. Luthien cải trang để tìm cách đến gần được Morgoth, ông ta đủ khả năng để nhìn ra chân tướng của nàng nhưng đã bị giọng hát của Luthien mê hoặc và rơi vào một cơn buồn ngủ. Trong lúc Chúa tể bóng tối đang ngủ gật, những viên Silmaril đã bốc nóng và trở nên nặng hơn khiến cho Morgoth bị trượt xuống khỏi ngai vàng của mình, chiếc vương miện cũng bị rơi ra khỏi đầu của ông ta.
Lúc đó, Beren liền đi tới rồi dùng con dao báu của mình để cắt rời những viên Silmaril ra khỏi chiếc vương miện. Chàng đã cắt rời được 1 viên và tiếp tục làm thế với viên thứ 2 nhưng đúng lúc này thì con dao lại bị gãy, một mảnh vỡ của nó găm vào mặt của Morgoth và khiến cho ông ta tỉnh giấc. Trong cơn thịnh nộ, Morgoth và cả Angband sôi sục đi truy bắt Luthien và Beren nhưng đã quá muộn bởi 2 người họ đã được cứu đi bởi Chúa tể đại bàng Thorondor.
* Nguyền rủa dòng dõi Hurin
Trong trận chiến Nirnarth Arnoediad, phe Morgoth đã giành thắng lợi áp đảo trước liên minh Noldor. Tại trận chiến này, Morgoth cũng đã bắt sống được một anh hùng đứng đầu gia tộc Hador của Loài Người là Hurin. Hurin rất kiên cường, ông đã giết chết vô số quân của Morgoth trước khi bị bắt sống. Morgoth bắt Hurin làm tù binh để moi thêm tin tức nhưng người anh hùng thà chết chứ không chịu khuất phục trước Chúa tể bóng tối. Tức giận, Morgoth đã cho xiềng xích Hurin ở trên đỉnh của ngọn núi Thangorodrim và đặt lời nguyền độc địa lên dòng dõi của ông.
Đến lúc các con của Hurin trưởng thành, Morgoth ra lệnh cho Chúa rồng Glaurung thực hiện lời nguyền trước kia. Bằng một âm mưu thâm độc, Morgoth đã khiến cho những đứa con của Hurin chìm sâu vào những nỗi bất hạnh và đau khổ. Turin Turambar, con trai của Hurin, người anh hùng lừng danh đã vô tình thực hiện mọi thứ tội lỗi mang tính thảm kịch như giết người, ăn cướp, giết bạn, loạn luân với em gái và cuối cùng đã phải tự vẫn. Nienor, con gái của Hurin và cũng là vợ của Turin cũng phải gieo mình xuống dòng sông để kết thúc một cuộc đời đầy bi kịch và oan trái. Hurin biết tất cả những điều này bởi chính Morgoth đã kể hết cho ông, những vết thương về tinh thần còn đau đớn hơn bội phần những vết thương về thể xác.
Tuy nhiên, Morgoth cũng phải chịu thiệt hại khi mất đi tay sai cực kỳ lợi hại của mình là chúa rồng Glaurung bởi hắn đã bị Turin đâm chết.
Sau khi đã hành hạ Hurin đủ lâu, Morgoth tiếp tục lợi dụng ông để tìm ra vị trí của vương quốc bí mật Gondolin và cũng gián tiếp gây ra sự sụp đổ cho vương quốc Doriath. Đó là 2 vương quốc hùng mạnh cuối cùng của người Elves ở Trung Địa. Dòng dõi Hurin đã phải nếm trải những bi kịch chưa từng thấy bởi lời nguyền của Chúa tể bóng tối.
* Hủy diệt Gondolin
Gondolin là vương quốc đáng ngại cuối cùng của người Elves tại Trung Địa, nơi đây trở thành nơi chứa chấp và dung nạp tất cả những kẻ thù của Morgoth. Lợi thế của Gondolin nằm ở vị trí bí mật của vương quốc, nơi đây còn có sự bảo trợ từ Chúa tể đại bàng Thorondor và cũng là nơi dung nạp rất nhiều những mãnh tướng xuất chúng vào hàng bậc nhất tại Trung Địa. Gondolin có 12 gia tộc lớn, trong đó có gia tộc Chuột chũi của Maeglin, cháu trai của đức vua Turgon. Maeglin là kẻ xấu hiếm có tại vương quốc Gondolin và chính yếu điểm này đã bị Chúa tể bóng tối khai thác.
Trong 1 lần đi ra ngoài, Maeglin đã bị bắt bởi những gián điệp tay sai của Morgoth, quá sợ hãi trước cái chết nên hắn đã quyết định bán đứng vương quốc của mình để theo về với phe bóng tối. Maeglin đã chỉ cho Morgoth tất cả những điều cần biết về Gondolin và còn đồng ý làm tay trong cho ông ta trong khi những người tại vương quốc vẫn chưa hề nhận thức được điều gì.
Vào một buổi tối lễ hội, Morgoth đã chính thức tung 1 đội quân khủng khiếp đã được chuẩn bị bấy lâu bao gồm một đội quân Balrog, rất nhiều những con rồng khổng lồ và vô số quân Orc để đánh thẳng vào Gondolin. Phe Gondolin với những mãnh tướng xuất chúng đã chống trả cực kỳ kiên cường và làm nên một trận chiến huyền thoại có một không hai trong lịch sử. Tuy vậy, trước đội quân khủng khiếp của Morgoth, Gondolin đã phải chấp nhận thất thủ, vương quốc bị tàn phá, của cải báu vật bị cướp đi, vua Turgon cùng rất nhiều mãnh tướng đã gục ngã, những người cuối cùng còn sống sót tìm cách chạy trốn ra phía biển. Vậy là vương quốc hùng mạnh cuối cùng của người Elves tại Trung Địa đã sụp đổ, đánh dấu thắng lợi hoàn toàn cho phe Morgoth trong Cuộc chiến của những Báu vật.
* Thất bại tại Cuộc chiến Thịnh nộ
Sau khi giành thắng lợi hoàn toàn trong Cuộc chiến của những Báu vật, Morgoth gần như nắm toàn quyền thống trị nơi chốn Trung Địa và nghĩ rằng các Valar ở thiên giới Aman đã chán phải can thiệp vào nơi đây. Nhưng ông ta đã lầm bởi Earendil, một bán Elves, người sở hữu một viên Silmaril, đã lên đường vượt biển để đi cầu cứu các Valar. Trước lời cầu xin của Earendil, các Valar đã đồng ý cứu giúp Trung Địa bằng cách chuẩn bị một lực lượng quân đội vô cùng lớn mạnh để vượt biển đi tiêu diệt thế lực Morgoth. Các Valar không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến nhưng họ để cho các Maiar dưới quyền tham gia chỉ huy và dẫn dắt các đạo quân.
Khi tới Trung Địa, đạo quân từ Valinor đã hợp với những dân tộc yêu tự do còn sót lại ở đây để tạo thành một liên minh lớn chiến đấu với lực lượng đông đảo của Morgoth. Morgoth cũng dốc toàn bộ lực lượng của mình ra khắp cõi Beleriand để đương đầu với đội quân Valinor. Vậy là Cuộc chiến thịnh nộ, một trong những cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử đã diễn ra long trời nở đất giữa 2 lực lượng vô cùng hùng mạnh.
Trong suốt cuộc chiến, phe Morgoth đã bị thiệt hại nặng nề, hầu như tất cả các Balrog và Rồng đều bị giết, 1 hoặc 2 tên còn lại chạy trốn hoặc bị vùi lấp trong lòng đất. Quân Orcs cũng chết gần hết và quân liên minh Valinor đã tiến sát tới sào huyệt Angband. Trong thời khắc cuối cùng, Morgoth tung ra thứ vũ khí chết chóc nhất của mình là những con Rồng khổng lồ có cánh do Rồng đen Ancalagon dẫn đầu. Đây là lần đầu tiên những con Rồng có cánh được nhìn thấy ở Trung Địa, chúng ngay lập tức thể hiện uy lực kinh khủng và đẩy lui được đội quân của Valinor.
Trong lúc tưởng như phe Valinor sẽ thất bại thì Earendil đã xuất hiện cùng với Thorondor và đội quân Đại bàng lớn của ông ta. Họ tiếp tục chiến đấu trong suốt 1 ngày trời và cuối cùng Ancalagon cùng các con Rồng có cánh đã bị tiêu diệt. Ancalagon rơi xuống Thangorodrim và khiến cho cả vùng núi này bị sụp đổ.
Chứng kiến thất bại không thể cứu vãn, Morgoth đã tìm đường chạy trốn nhưng bị đuổi kịp và bị bắt trói một lần nữa bởi báu vật Angainor. Ông ta sau đó bị đẩy vào Cõi Hư không Vô tận thông qua Cánh cửa Ban đêm để mãi mãi không thể quay trở lại thế giới.
* Lời tiên tri
Theo như một số đầu mối trong những ghi chép để lại của nhà văn J.R.R.Tolkien thì đến một ngày, Melkor sẽ biết cách để phá vỡ được Cánh cửa Ban đêm và lại quay trở về thế giới. Không lâu sau khi ông ta thoát ra thì cũng là lúc diễn ra Trận chiến Dagor Dagorath, trận chiến cuối cùng của thế giới, trận chiến của các trận chiến.Tại trận chiến này, Melkor sẽ lại thất bại nhưng ông ta vẫn không chết. Số phận của Melkor không được nhắc tới thêm nhưng dường như ông ta đã thất bại hoàn toàn bởi thế giới từ sau Trận chiến cuối cùng sẽ được hưởng nền hòa bình vĩnh viễn.
* Về ngoại hình, tính cách và sức mạnh
Cũng giống như các Valar thì Melkor có khả năng biến hóa ra bất cứ hình hài nào mà ông ta muốn. Các linh hồn Ainur thường hiện thân bằng những hình dáng có thể thể hiện được cá tính và sức mạnh của họ. Melkor, với bản tính hiếu chiến, háo thắng, tàn bạo và đầy sức mạnh đã hiện thân trong hình dạng được miêu tả như sau:
“ ….. một ngọn núi trồi lên trên mặt biển, đỉnh của nó vươn xuyên lên những đám mây, bao phủ xung quanh là băng giá, khói và lửa, và ánh sáng từ đôi mắt của Melkor trông hệt như một ngọn lửa, nơi chất chứa sức nóng tàn bạo và sắc nhọn với một sự lạnh giá chết chóc.”
Trong số các Valar thì Valar Aule được cho là có tính cách khá giống với Melkor ở những điểm như kiêu ngạo, mạnh mẽ, chuyên tâm, thiếu kiên nhẫn và tò mò, tuy nhiên mỗi người họ lại chọn một con đường khác nhau. Thuở còn là một Ainur, Melkor vốn là người thông minh nhất, đẹp đẽ nhất và quyền năng nhất trong số họ nhưng về sau ông ngày càng trở nên nghi kỵ, kiêu ngạo, dần sinh ra ác cảm với những người khác rồi lún sâu vào Bóng tối sau khi xuất hiện trong đầu những ý nghĩ chinh phục và thống trị.
Ở thời điểm mới xây dựng Utumno thì Melkor mang hình hài giống một con người nhưng có kích cỡ lớn hơn, lúc đó ông ta đã là Chúa tể bóng tối, to lớn và trông khủng khiếp. Sau khi được thả tự do tại Valinor, Melkor hóa thân thành 1 hình dáng đẹp đẽ hơn rất nhiều để dễ gây được thiện cảm với mọi người tại đây. Và khi ông ta đến gặp Ungoliant thì hình hài của bạo chúa Utumno trước kia lại được sử dụng từ đó đến mãi về sau.
Người Elves thường rất cao, khoảng trung bình là 6 feet, đối với người Noldor là gần 7 feet nhưng tất cả bọn họ khi đứng trước Melkor trông đều rất bé nhỏ. Vua Fingolfin có thể còn cao hơn 7 feet nhưng trong Huyền sử Silmaril có miêu tả Morgoth trong trận chiến tay đôi như sau: “ Hắn đứng trước vị vua như 1 tòa tháp … và … hắt một cái bóng khổng lồ che phủ lên ông như một đám mây đen”.
Sự khổng lồ của Melkor cũng được miêu tả qua cái nhìn của Maeglin, kẻ phản bội Gondolin, khi lần đầu tiên nhìn thấy Chúa tể bóng tối, hắn đã vô cùng khiếp sợ bởi hình hài to lớn, đen đúa và đáng sợ như ác quỷ của ông ta.
Melkor được cho là người có sức mạnh lớn nhất ở Trung Địa nhưng cũng có nhiều những điểm chưa hợp lý và còn gây tranh cãi xung quanh vấn đề này. Trong Cuộc chiến của những Sức mạnh, Melkor tỏ ra ngang ngửa khi một mình đấu lại được với tất cả các Valar ( trừ Valar Tulkas ) cùng với các Maiar dưới quyền họ. Điều này khá vô lý bởi riêng Valar Aule cũng đã được cho là có sức mạnh gần bằng với Melkor chứ đừng nói gì đến sự hợp lực của cả 12 người còn lại cùng với thêm cả những Maiar khác.
Trong số các Valar thì Melkor lại tỏ ra rất e ngại Valar Tulkas, ông ta luôn bỏ chạy trước vị Thần chiến binh. Trong trận chiến tay đôi với Fingolfin, Melkor đã không dễ dàng gì để đánh bại được vị vua người Elves mà thậm chí còn bị trả giá rất đắt. Ông ta còn dễ dàng để cho Luthien đặt phép ru ngủ lên mình và ngủ ngon lành đến mức còn trượt ngã cả xuống đất.
Về trí thông minh thì Melkor lại vô cùng e ngại Valar Varda. Varda gần như luôn nhìn thấu được những ý đồ bên trong của Melkor.
Melkor không có khả năng phục hồi được những vết thương trên cơ thể của ông ta, điều này được thể hiện ở việc ông ta phải mang theo bàn chân đứt, đôi mắt chột và lòng bàn tay bị thiêu đốt trong suốt quãng thời gian còn lại. Tuy nhiên, quyền năng của Melkor là thực sự mạnh. Ông ta có nhiều tà phép độc hại, khả năng sử dụng lửa siêu việt, khả năng hùng biện và mê hoặc người khác rất cao. Ngoài ra thì Melkor còn rất giỏi trong việc lai tạo ra các chủng loài quái vật.
Sauron
Sauron, hay Chúa tể của những Chiếc Nhẫn, là một Maia bị sa ngã, người đã đi theo và trở thành tay sai tin cậy nhất dưới trướng của Melkor, Chúa tể bóng tối đầu tiên của thế giới. Sau khi Morgoth bị đánh bại vào cuối Thời đại thứ nhất thì Sauron đã nối bước để trở thành Chúa tể bóng tối đời thứ 2 với cùng tham vọng thống trị Trung Địa.
Vào Thời đại thứ 2, Sauron tạo ra Chiếc Nhẫn Chủ để thu gom quyền lực về tay mình nhưng bị Liên Minh Cuối cùng giữa Người và Elves đánh bại vào cuối thời đại này. Ông ta tiếp tục trở về và khôi khục phần nào được sức mạnh vào khoảng thời gian thuộc Thời đại thứ 3, trong thời gian này, Sauron rất khát khao tìm lại được Nhẫn Chủ bởi nó sẽ giúp ông ta nhanh chóng lấy lại được toàn bộ sức mạnh của mình. Tuy nhiên, Sauron đã không đạt được ý muốn của mình, thậm chí còn bị thất bại hoàn toàn do chiếc Nhẫn đã bị Frodo tiêu hủy ngay trong lòng Núi Doom.
* Những tên gọi
Ban đầu, khi vẫn còn là một Maia chưa bị sa ngã thì Sauron được gọi là Mairon. Sau khi bị biến chất thì ông ta được gọi bằng nhiều cách như Gorthaur Sauron Tàn Bạo, Kẻ Thù, Kẻ Thù Không tên, Kẻ dối trá, Chúa tể bóng tối, Chúa tể của Barad-dur hay Lãnh Chúa Mordor.
Ở Thời đại thứ 2, khi còn che giấu thân phận thì Sauron thường núp dưới những hình dạng con người đẹp đẽ và dùng những cái tên như Annatar, Artano và Aulendil. Vào thời đại thứ 3, Sauron lại được gọi là Pháp sư gọi hồn ( Necromancer ) bởi những người trông thấy ông ta tại pháo đài cổ Dol Guldur. Thường thì những người trông thấy Necromancer đều không nhận ra đó chính là Chúa tể bóng tối đã quay trở lại.
* Tới Arda
Trước khi vũ trụ Ea được tạo ra, Sauron là một trong số rất nhiều những linh hồn Ainur được tạo ra bởi Thượng Đế Eru Illuvatar. Nói chính xác hơn thì Sauron là một Maia, những linh hồn Ainur bậc thấp hơn so với các Valar, tuy nhiên thì Sauron có pháp lực rất mạnh. Là một trong những người mạnh nhất trong số các Maiar. Cho nên, ở thời gian đầu lúc chưa bị biến chất, Sauron rất được kính trọng và có biệt danh là Mairon Tuyệt Diệu. Mairon cũng là 1 trong số những thành phần đã góp mặt trong quá trình tạo nên Điệu Nhạc của những Ainur, điệu nhạc thần sáng tạo ra thế giới.
Mairon về sau trở thành bề tôi đáng tin cậy của Melkor nhưng khác với các Balrog, lúc Melkor gieo vào Điệu nhạc Ainur những âm thanh tà ma quỷ quái thì Mairon không bị ảnh hưởng trong khi các Maiar Balrog thì lại bị ảnh hưởng và đã sớm có tư tưởng sa ngã về phe Hắc Ám từ ngay lúc đó.
Khi Điệu nhạc được hoàn tất, Mairon nằm trong nhóm những linh hồn Ainur được Thượng Đế cử xuống Arda. Nghĩa là đến thời điểm đó, ông ta vẫn chưa bị biến chất.
* Mô tả về Sauron
Mặc dù là nhân vật phản diện chính trong tiểu thuyết Chúa tể của những chiếc Nhẫn nhưng Sauron lại không được miêu tả nhiều về hình dáng ngoài việc nhắc đến Con Mắt Lửa.
Trong Huyền sử Silmaril có miêu tả Sauron kỹ hơn. Là một phù thủy bóng tối, ông ta có khả năng biến thành rất nhiều hình dạng trong đó có cả Rắn, Vampire và cả Sói. Sau thất bại của Morgoth, Sauron hóa thân thành Annatar, một vị thần Ban tặng có hình dạng đẹp đẽ và dễ gây được thiện cảm. Trong cuốn Lịch sử Trung Địa đã chép lại một đoạn miêu tả của người Numenor khi họ nhìn thấy Sauron như sau: “ Trên chiếc thuyền, nằm ở nơi cao nhất và hoàn toàn khô cạn trên ngọn đồi có một con người, hoặc một kẻ nào đó trong hình dạng một con người, nhưng to lớn hơn bất kỳ một người Numenor nào về tầm vóc ”.
Trong mắt người Numenor, Sauron có một ấn tượng gì đó khiến cho họ vừa ngưỡng mộ lại vừa có chút sợ sệt do thứ ánh sáng phát ra từ đôi mắt của ông ta. Với nhiều người, Sauron trông có vẻ đẹp đẽ nhưng với 1 số khác, ông ta trông giống như một ác quỷ.
Một số đầu mối khác về Sauron cũng nói đến việc ông ta có hình dạng giống Con Người nhưng to cao hơn 1 chút. Lúc là Chúa tể bóng tối, Sauron thường hay vận một bộ giáp đen cùng với 1 chiếc vương miện tà quái che kín mặt. Toàn thân của ông ta như phát lửa, ông ta từng bóp chặt Đại Đế Gil-Galad và đốt đối thủ của mình cho tới khi chết.
Một điều kỳ lạ là tại sao cả Melkor lẫn Sauron đều có khả năng tự tái tạo lại được nguyên cả 1 cơ thể mới nhưng lại không thể tái tạo lại được những vết thương trên cơ thể hiện tại của họ. Melkor đã từng bị Fingolfin chém đứt chân và bị Thorondor mổ mù mắt, Sauron cũng từng bị Isildur chém đứt ngón tay nhưng cả 2 đều không thể phục hồi lại được những vết thương này. Gollum là một trong số những kẻ từng trực tiếp nhìn thấy Sauron, hắn nói rằng ở bàn tay của Chúa tể bóng tối chỉ có 4 ngón tay.
* Sa Ngã
Khi mới tới Arda, Mairon là một trong những Maiar thuộc quyền của Valar Aule, vị Thần thợ rèn, nên cũng dễ hiểu khi Mairon đã học được rất nhiều những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực đúc tạo chế tác. Mairon trở thành một thợ chế tác vĩ đại trong số những người đi theo Aule. Cùng với Mairon, dưới quyền của Aule còn có 2 Maiar rất mạnh khác là Olorin và Curunir nhưng Mairon vẫn được xem là Maiar mạnh nhất trong số này. Sức mạnh của ông ta chỉ chịu thua kém các Valar và Melkor mà thôi.
Trong thời gian đầu, Mairon vẫn cho thấy ông ta là một Maiar tài năng và trong sạch. Suy nghĩ chủ yếu trong đầu của Mairon chính là nỗi khao khát về tính trật tự và sự hoàn hảo, ông ta không thích những thứ mà ông ta cho là lãng phí hay không được tích sự gì. Tuy nhiên, chính nỗi khao khát này lại là nguồn cơn xuất phát cho sự sa ngã của Mairon. Khi Mairon nhìn thấy Chúa tể bóng tối Melkor, ông ta nhìn thấy trong con người đó ý chí và sức mạnh có thể giúp ông ta đạt được những điều mà mình muốn một cách nhanh hơn. Vậy là dần dần, Mairon ngày càng ngả lòng về phía của Melkor. Ông bắt đầu dành sự kính nể và tôn sùng của mình cho Chúa tể bóng tối.
Khi Melkor bị bắt giam ở The Void, Mairon đã bắt đầu khuyến khích và chiêu tập được một số Con Người và khiến họ tự giác tôn thờ Melkor như là một vị thần. Sau khi trở thành đồng minh của Melkor, Mairon vẫn giữ bí mật về mối quan hệ này, trong mắt các Valar, ông ta vẫn là một Maiar tài năng và trung thành nhưng sau lưng họ, ông ta ngầm tiết lộ những thông tin bí mật cho Melkor. Về sau, khi Melkor được tự do và lập ra những pháo đài của ông ta tại Trung Địa thì Mairon đã chính thức lật mặt và rời bỏ vương quốc thần thánh để về với chủ nhân của mình.
Khi về phe Melkor, Mairon bị những người Elves gọi với cái tên khác là Sauron Kinh Tởm, tên gọi này có ý mỉa mai sự biến chất và thói thay lòng đổi dạ của ông ta.
* Ở Thời đại thứ nhất
Trong suốt Thời đại thứ nhất, người Elves Noldor đã tự ý rời bỏ thiên quốc Valinor để đến Trung Địa với ý định truy đuổi Melkor, giành lại những báu vật Silmaril và trả thù cho đức vua Finwe. Vậy là bắt đầu một thời kỳ chiến tranh giữa phe Morgoth và phe liên minh Beleriand do người Noldor dẫn đầu. Trong suốt cuộc chiến này, Sauron được xem như là bề tôi đắc lực nhất dưới trướng của Melkor. Ông ta đứng đầu nhóm phù thủy bóng tối và là chúa tể của các bóng ma. Sauron còn là một kẻ có khả năng biến hình, một bầy tôi khôn ngoan và hiểm độc luôn phục vụ một cách tích cực cho chủ nhân của mình.
Dưới trướng Melkor có 2 loại quái vật cực mạnh là Người Sói và Vampire, những kẻ đứng đầu trong số chúng là Sói Đen Draugluin và Quỷ hút máu Thuringwethil, 2 tên này lại đều phải nghe theo lệnh của Sauron. Khi Melkor rời khỏi Angband với mục đích phá hoại tiến trình làm thức tỉnh Loài Người, Sauron đã thay mặt để tiến hành chiến tranh với người Elves. Ông ta chinh phạt được hòn đảo Tol Sirion và biến nó thành Tol-in-Gaurhoth, hòn đảo của Người Sói. 10 năm sau đó, cũng tại hòn đảo này, Sauron đã bị Luthien và Sói Trắng Huan đánh bại. Luthien giải cứu cho người tình của mình là Beren, người đã bị Sauron bắt giam.
Sau thất bại trước Luthien, Sauron xuất hiện rất ít và đóng một vai trò rất nhỏ trong các sự kiện lớn còn lại trong Thời đại thứ nhất ( có thể là tạm thời ẩn thân để tránh khỏi sự trừng phạt của Melkor ). Sau khi kết thúc Cuộc Chiến Thịnh Nộ, Melkor bị các Valar bắt trói và giam cầm một lần nữa. Lúc này, Sauron có ý định hối lỗi và định quay trở lại để cầu xin sự rộng lượng từ các Valar. Nhưng rồi sau đó, ông ta lại đổi ý và bỏ trốn đên một nơi nào đó bí mật ở Trung Địa.
* Thời đại thứ 2
Sau 500 năm lẩn trốn, Sauron bắt đầu tái xuất một lần nữa.Vào năm 1000 của Thời đại thứ 2, ông ta tập hợp sức mạnh và lập ra vương quốc bóng tối Mordor, tại Mordor mọc lên một tòa tháp đen kinh dị có tên là Barad-dur, nằm ngay gần Núi Doom. Cũng giống như Melkor, Sauron bắt đầu tập hợp và xây dựng một đội quân lớn bao gồm những loài sinh vật gớm ghiếc của Trung Địa như Orcs, Troll, Đại bàng địa ngục, Sói …. Bên cạnh những loài quái vật, cả những con người cũng bị chinh phục và bị lôi kéo vào phe Mordor. Tiêu biểu là Người Haradrim và Người Easterling. Sauron giờ đây trở thành Chúa tể bóng tối đời thứ 2 sau Melkor.
Sau khi đã thu phục được những Con Người ở phía Đông, Sauron còn muốn có cả sự phục vụ của người Elves và Con Người phía Tây ( người Numenor ) vì bọn họ mạnh hơn. Năm 1500, Sauron bắt đầu tiến hành âm mưu bằng việc biến hình thành một kẻ lạ mặt có tên là Annatar, hắn tự xưng là Chúa tể Ban Tặng hay Thần Kim Hoàn để có thể dễ dàng gây thiện cảm và lấy lòng tin với người Elves. Annatar xuất hiện cả ở Lindon và Eregion, 2 vương quốc lớn của người Elves lúc bấy giờ, nhiều người tin và có thiện cảm với hắn nhưng trong số đó không có Đại đế Gil-Galad, Nữ hoàng Galadriel và danh tướng Elrond.
* Tạo ra những chiếc Nhẫn
Gil-Galad không đón nhận Anantar vào vương quốc Lindon. Vậy nên Annatar chuyển hướng sang Eregion, tại đây, hắn được chào đón bởi lãnh chúa Celebrimbor. Những người Elves ở Eregion rất đam mê công việc chế tác báu vật, trước kiến thức và kỹ năng của Annatar, họ tỏ ra rất hứng thú và ngưỡng mộ hắn. Annatar khuyến khích và bày cho họ cách thức để tạo ra Những Chiếc nhẫn sức mạnh, và cùng lúc đấy, hắn bí mật tạo ra Chiếc Nhẫn Chủ, một chiếc nhẫn có khả năng điều khiển năng lực của tất cả những chiếc nhẫn còn lại bởi chúng đều được tạo ra từ chính ý tưởng của hắn. Chỉ có 3 chiếc trong số đó ít bị ảnh hưởng của Nhẫn Chủ nhất bởi chúng được bí mật làm ra bởi Celebrimbor và không có sự can thiệp nào từ Annatar.
Khi Nhẫn Chủ được hoàn thành, Sauron liền đeo nó vào ngón tay của ông ta, ngay lập tức tác dụng chi phối liền thể hiện ngay lên những chiếc Nhẫn còn lại. Đúng như dự tính, Con người là giống loài dễ bị cám dỗ nhất. 9 chiếc Nhẫn tặng cho 9 vị vua của Loài Người đã biến họ thành Bộ Chín Nazgul, những Ma nhẫn, những tay sai chết chóc nhất của Sauron.
Người Dwarves thì lại chứng tỏ được tính đề kháng tốt hơn so với dự tính của Sauron, những chiếc nhẫn chỉ làm tăng thói tham vàng của họ chứ không thể trói buộc được linh hồn của họ. Nhưng Sauron vẫn yên tâm bởi ông ta biết rằng chính thói cuồng vàng đó không sớm thì muộn cũng sẽ gây ra cho người Dwarves những rắc rối. Quả nhiên, về sau, các vương quốc của người Dwarves liên tục phải lao đao bởi sự xâm chiếm của lũ Rồng và cả Balrog tại Khazad-dum, tất cả cũng bởi sự tham lam mà ra.
Riêng với Người Elves, Sauron đã gặp thất bại, Celebrimbor đã rất cảnh giác, về sau, ông phát hiện ra thân phận thật sự của Annatar, ông mang 3 chiếc nhẫn còn lại tới chỗ của Đại Đế Gil-Galad và Nữ hoàng Galadriel. Họ sử dụng nó rất cẩn thận và không để cho quyền năng của Nhẫn Chủ chi phối. Đây cũng có thể cho là một thắng lợi vô cùng quan trọng trong lịch sử Trung Địa. Nếu giả dụ như người Elves cũng rơi vào tầm chi phối của Sauron thì hẳn là chỉ có đạo quân Valar ở Thiên giới mới có thể tiêu diệt được ông ta.
* Tiến hành chiến tranh với người Elves và Numenor
Mặc dù không chi phối được người Elves nhưng thế lực của Sauron vẫn ngày càng mạnh thêm. Loài người và Dwarves ở Trung Địa đã suy yếu. Giờ đối thủ chính của Mordor chỉ còn lại Elves. Sauron công khai tiến hành chiến tranh với người Elves ở Trung Địa. Đó chính là Cuộc Chiến giữa Elves và Sauron trong lịch sử. Trong cuộc chiến, vương quốc Eregion bị tiêu diệt, còn vương quốc Lindon của đại đế Gil-Galad đứng trước bờ vực nguy hiểm. Đúng lúc đấy thì vua Tar-Minastir của Numenor mang quân vượt biển tới Trung Địa để chi viện cho Lindon. Liên Minh này đã đánh thắng phe Mordor trong trận chiến cuối cùng gần Gwathlo vào năm 1700 của Thời đại thứ 2. Thất bại nhưng không bị tiêu diệt, Sauron rút lui về Mordor và bắt đầu khôi phục lại sức mạnh của mình trong nhiều thế kỷ.
* Đến Numenor
Vào cuối thời đại thứ 2, Sauron lại một lần nữa trỗi dậy. Ông ta tuyên bố mình là Chúa tể của Trái Đất và thách thức với người Numenor. Ngay lập tức, người Numenor đáp trả, đích thân đức vua Ar-Pharazon đã vượt biển tới Trung Địa cùng với một đạo quân lớn mạnh chưa từng thấy. Nhà vua tiến quân đến thẳng Mordor và yêu cầu Sauron phải bước ra để diện kiến trước Ngài. Chúa tể bóng tối bước ra ngoài, ông ta nhìn vào đạo quân của vua Ar-Pharazon và chợt nhận ra rằng kể cả những tay sai mạnh nhất của mình cũng không thể đánh thắng được người Numenor.
Trước tình thế đó, Sauron liền hóa thân thành 1 con người đẹp đẽ và bước ra diện kiến trước vua Ar-Pharazon. Ông ta yêu cầu được đầu hàng trước Numenor. Đức vua đồng ý với lời đầu hàng nhưng bắt Sauron phải đi theo về Numenor để làm con tin. Ngoài mặt, Sauron tỏ ra không vui vẻ với điều kiện này nhưng trong lòng ông ta thì lại mừng thầm bởi đây sẽ là cơ hội để chống phá Numenor từ bên trong. Quả nhiên chỉ sau một thời gian ở Numenor, Sauron đã gây dựng được sự tín nhiệm của Đức vua và những người trong hoàng tộc.
Nắm được tâm lý ghét cái chết của người Numenor, Sauron đã liên tục gièm pha và kích động những người ở đây quay lưng chống đối lại các Valar và người Elves. Tầm ảnh hưởng của Sauron lên đến đỉnh cao khi ông ta được phép xây dựng một đền thờ, nơi mà ở đó họ dùng người để làm vật hiến tế cho Chúa tể bóng tối Melkor. Chưa hết, Sauron còn thuyết phục được vua Ar-Pharazon tiến hành nổi loạn và đem quân tấn công vào Thiên quốc Valinor.
Sự nổi loạn của người Numenor đã khiến cho Thượng Đế Eru phẫn nộ. Ngài nhấn chìm toàn bộ Numenor xuống đáy biển, Sauron lúc đó đang ở trên vương quốc này nên cũng không thể trốn thoát được. Phần cơ thể của ông ta bị tiêu diệt nhưng phần hồn thì vẫn tồn tại. Linh hồn Sauron bay trở về Mordor cùng với Chiếc Nhẫn Chủ, tại đây, ông ta từ từ tái tạo lại một cơ thể mới. Cũng từ thởi điểm này, Sauron mất đi khả năng hóa thân thành những hình dạng đẹp đẽ. Ông ta áp đặt một sự thống trị tàn bạo và mang tính vũ lực đối với các lực lượng dưới quyền.
* Bị mất chiếc Nhẫn
Khi thế lực của Sauron mở rộng tầm ảnh hưởng ở Trung Địa, những người Numenor sống sót do Elendil lãnh đạo đã liên kết với Đại đế Gil-Galad để tạo ra Liên Minh Cuối cùng giữa Người và Elves để chống lại Sauron. Họ đánh bại quân đội của Mordor tại Trận chiến Dagorlad và tiến hành bao vây Barad-dur trong vòng 7 năm. Đến những thời khắc cuối cùng, chính Sauron đã thân chinh xuất trận, trước sức mạnh ghê gớm của Chúa tể bóng tối, Elendil và Gil-Galad cùng lần lượt gục ngã. Trong một khoảng khắc chủ quan, Sauron đã bị Isildur, con trai của vua Elendil dùng lưỡi kiếm gãy Narsil chém rời Chiếc Nhẫn ra khỏi ngón tay. Mất chiếc nhẫn, phần cơ thể của Sauron bị nổ tung. Không có sự hiện diện của thủ lĩnh, quân đội Mordor bị đánh cho tan tác và chiến dịch chinh phục Trung Địa của Chúa tể bóng tối đã 1 lần nữa thất bại.
Vũ khí nguy hiểm nhất của Sauron đã không còn nằm trong tay của ông ta, tuy nhiên, đa phần sức mạnh và 1 phần linh hồn của Chúa tể bóng tối là nằm ở trong chiếc Nhẫn. Nó cũng nguy hiểm như chủ nhân của nó vậy. Isildur là người đầu tiên có được chiếc Nhẫn, ông đã có thể tiêu diệt được hoàn toàn Sauron nếu như lúc tại núi Doom, ông ta ném nó xuống ngọn lửa. Nhưng thay vì làm vậy, ông ta lại bị cám lực của chiếc Nhẫn mê hoặc và quyết định giữ nó cho chính mình. Về sau Isildur bị giết chết và chiếc Nhẫn bị thất lạc trong lòng Sông Anduin hàng nhiều thế kỷ cho đến khi lọt vào tay của Gollum.
Linh hồn của Sauron vẫn luôn tồn tại, nhưng việc mất đi Nhẫn Chủ là một tổn thất lớn bởi đa phần sức mạnh của ông ta đều nằm trong nó. Không có chiếc Nhẫn, Sauron yếu đi rất nhiều và phải cần rất nhiều thời gian để tái tạo lại được một cơ thể mới. Trong thời gian hồi phục này, ông ta tiếp tục ẩn thân để hồi phục và tạo cảm giác chủ quan cho các kẻ thù.
* Pháp sư gọi hồn ở Dol Guldur
Năm 1050 của Thời đại thứ 3, ở pháo đài cổ Dol Guldur phía Nam Rừng Âm U, có 1 số người Elves đã nhìn thấy ở đó một Pháp sư gọi hồn, một phù thủy bóng tối nguy hiểm nhưng họ cũng không thể ngờ được rằng đó chính là Chúa tể bóng tối Sauron. Đa phần các lãnh đạo ở Trung Địa không nhận thức được mối hiểm họa này nên tỏ ra khá bàng quan.
Trong khoảng thời gian này, các Valar đã gửi xuống Trung Địa nhóm Istari, một nhóm bao gồm 5 Maiar trong hình dạng là 5 phù thủy với nhiệm vụ là giúp cho những dân tộc tự do ở đây chống lại Sauron.
Trong lúc Sauron đang tiếp tục tập hợp sức mạnh của ông ta thì các Ma Nhẫn cũng tái xuất ở Trung Địa vào năm 1300. Bọn chúng thay mặt chủ nhân thực hiện các chiến dịch tiêu diệt các vương quốc của Con người. Vua phù thủy xứ Angmar đã thành công trong việc tiêu diệt vương quốc Arnor của Người DuneDane.
Nghi ngờ về sự hiện diện của thế lực tà ác, Gandalf Áo Xám đã vào Dol Guldur để điều tra mọi việc, nhưng Sauron khôn ngoan đã chạy về hướng Đông để che giấu hành tung. Năm 2460, ông ta lại tiếp tục quay trở về pháo đài này. Cùng năm này, chiếc Nhẫn Chủ được phát hiện và rơi vào tay của Gollum.
* Trở lại Mordor
Đến năm 2850, Gandalf một lần nữa đột nhập vào Dol Guldur và phát hiện ra Pháp sư gọi hồn đích thực là Chúa tể bóng tối quay trở lại. Ngay lập tức, Gandalf tập hợp Hội Đồng Trắng và cùng với họ tiến vào Dol Guldur để chạm trán với Sauron. Với sức mạnh của Hội Đồng, họ dễ dàng trục xuất được Sauron ra khỏi pháo đài.
Tuy bị trục xuất nhưng Sauron không bị ảnh hưởng nhiều, tất cả đã nằm trong sự chuẩn bị của ông ta. Chúa tể bóng tối bay trở về Mordor, sào huyệt cũ của mình và công khai việc tái xuất của mình. Lúc này lực lượng của ông ta đã được tập hợp đủ mạnh để tung ra một cuộc chiến cuối cùng chống lại các dân tộc tự do ở Trung Địa.
Thời điểm này, Sauron lấy hình dạng là một Con Mắt Lửa khổng lồ nằm ở trên đỉnh tháp Barad-dur. Biểu tượng của Mordor cũng được lấy theo hình của Con Mắt Lửa. Đó là biểu tượng đã gây ra không ít nỗi sợ hãi cho các dân tộc tự do ở Trung Địa.
* Thời kỳ Nhẫn Chiến
Tuy có lực lượng mạnh nhưng Sauron vẫn luôn khát khao tìm lại được chiếc Nhẫn Chủ bởi nếu có nó, ông ta sẽ hồi phục lại được toàn bộ sức mạnh của mình. Lúc này, ông ta phát hiện ra Gollum và cho bắt bớ, tra tấn hắn để lấy thông tin về chiếc Nhẫn. Chiếc Nhẫn lúc này không nằm trong tay của Gollum, nó hiện đang thuộc về Bilbo Baggin ở xứ Shire. Sau khi lấy được lời khai từ Gollum, Sauron cấp tốc sai Bộ chín Nazgul đến xứ Shire để truy tìm chiếc Nhẫn.
Trong khi đó, Sauron kết giao đồng minh với phù thủy Trắng Saruman rồi ra lệnh cho ông ta dùng lực lượng tại Isengard để tiêu diệt vương quốc Rohan. Tuy nhiên, Saruman đã gặp thất bại.
Trước đó, Sauron vẫn nghĩ rằng chính Saruman đã có được chiếc Nhẫn nhưng sau khi Pippin và Aragorn chạm vào quả cầu Palantir của Orthanc, Sauron lại nghĩ rằng chính người thừa kế của Isildur đang giữ chiếc Nhẫn và dùng nó để chống lại ông ta. Sauron ngay lập tức xúc tiến chiến dịch tấn công vào Minas Tirith, điều này là sớm hơn so với dự định ban đầu của ông ta. Tuy nhiên, với sự kết hợp của tất cả lực lượng Con Người, phe Mordor đã bị bại trận trong chiến dịch này.
Mặc dù thế, lực lượng của Sauron vẫn còn quá lớn, đủ để chinh phục được Trung Địa. Tuy nhiên, Sauron lại không hành động ngay lập tức. Ông ta nghĩ rằng Aragorn đang có chiếc Nhẫn và đang cố gắng để sở hữu sức mạnh từ nó, bởi vậy mà ông ta ngồi chờ đợi, chờ cho đến khi chiếc Nhẫn làm biến chất Aragorn cùng các lãnh đạo khác của Con Người.
* Sự sụp đổ
Với mục đích trợ giúp cho Frodo cũng như để hạn chế sự chết chóc mà Sauron có thể gây ra ở những vùng ngoại vi, Gandalf và Aragorn đã dẫn toàn bộ lực lượng còn lại của Con Người tới Cánh Cổng Đen và khiến cho Sauron tin rằng đây là một sự thách thức trực tiếp đối với ông ta. Đến lúc này, Sauron vẫn không biết tới kế hoạch của Frodo. Ông ta không nghĩ rằng những con người ở Trung Địa lại có thể thực hiện một kế hoạch liều lĩnh đến vậy.
Tất cả các lực lượng đều được dồn về phía Cánh Cổng Đen, điều này tạo sơ hở để Frodo có thể tiến qua các vùng đất đen tối và tới gần được Núi Doom. Khi Frodo đeo chiếc Nhẫn Chủ vào tay mình, Sauron ngay lập tức cảm nhận được sự hiện diện của nó. Một tiếng thét chát chúa cất lên và các Ma Nhẫn liền sau đó cũng bay trở về Núi Doom theo lệnh của chủ nhân chúng nhằm đoạt lại chiếc Nhẫn. Nhưng bọn chúng đã đến muộn, lúc đó, cả Gollum và chiếc Nhẫn đều đã rơi vào lòng lửa, chiếc Nhẫn sau đó bị tiêu hủy ngay.
Cùng với sự tiêu hủy của Nhẫn Chủ, mặt đất rung chuyển, Barad-dur sụp đổ, Núi Doom bùng nổ và cả vùng đất Mordor bị nhấn chìm trong biển nham thạch. Con Mắt Lửa bị nổ tung và một lần nữa, linh hồn của Sauron lại vất vưởng không chốn nương tựa. Nhưng lần này khác với những lần trước, Sauron bị một tổn thất lớn chưa từng thấy, pháo đài Barad-dur sụp đổ, toàn bộ sào huyệt Mordor bị tiêu hủy và chiếc Nhẫn Chủ hoàn toàn biến mất.
Sau tổn thất này, Sauron vẫn tồn tại ở dạng linh hồn, đó là một cái bóng khổng lồ, mờ ảo như khói bụi, trên đầu đeo vương miện, trông đáng sợ nhưng vô năng. Giờ đây Sauron chỉ còn là một cái bóng vô định được thổi bay đi bởi những cơn gió. Nhẫn chủ đã bị tiêu hủy, Sauron chẳng thể cứu vãn được gì thêm. Vậy là triều đại của Chúa tể bóng tối đời thứ 2 đã chính thức kết thúc.
* Về sức mạnh
Sauron khởi đầu đã là một trong số những Maiar mạnh nhất, sau khi về với Valar Aule, ông ta càng được tiếp thu thêm những kiến thức quan trọng về thế giới. Bằng sự thông thái đó, Sauron đã tạo ra những Chiếc Nhẫn nhằm thu phục và điều khiển những kẻ đeo chúng. Chính khả năng thu phục các chủng tộc khác đã khiến cho Sauron có một giá trị gì đấy rất khác biệt so với Melkor, kẻ mà vẫn thiên về xu hướng sử dụng sức mạnh bạo lực.
Nhưng Sauron và Melkor thì cũng có nhiều điểm tương đồng với nhau. Họ đều giỏi trong việc tập hợp và lai tạo ra những lực lượng sinh vật độc ác ở dưới trướng của mình. Ngoài ra, họ còn rất biết cách để tận dụng sức mạnh của lửa, lửa luôn là biểu tượng và là một trong những vũ khí mạnh nhất của các đời Chúa tể bóng tối.
Về riêng Sauron, ở Thời đại thứ Nhất, ông ta được nhắc tới nhiều qua khả năng biến hình, phép thuật cao siêu cùng với đầu óc khôn ngoan và kỹ năng chỉ huy tốt. Vào Thời đại thứ 3, cũng giống như các Ma Nhẫn, bao quanh Sauron là một luồng khí ma quái có khả năng gây khiếp sợ cho các kẻ thù đứng ở gần ông ta. Cùng với chiếc Nhẫn Chủ trên tay, Sauron đạt đến ngưỡng cao nhất của sức mạnh. Trong trận chiến cuối cùng với Liên Minh giữa Người và Elves, Ông ta đã chứng tỏ được sức mạnh kinh khủng của mình bằng cách đánh văng hàng loạt đạo quân cũng như cùng lúc tiêu diệt được cả 2 vị vua của 2 giống loài là Gil-Galad và Elendil. Việc bị Isildur chém đứt ngón tay cũng chỉ là do xuất phát từ thái độ chủ quan sơ suất.
Trong cuốn Danh mục Quái thú dưới phần Chó sói có viết rằng “ Huan đã tấn công kẻ mạnh nhất trong số các Maiar bằng một phát cắn vào cuống họng ” câu này nhắc lại trận chiến giữa Sauron với Luthien và sói Trắng Huan. Nếu dựa vào câu này thì Sauron được cho là kẻ mạnh nhất trong số các Maiar. Tuy nhiên trong phần nói về riêng Maiar thì lại viết rằng “ kẻ mạnh nhất trong số các Maiar là Eonwe ”. Ai là Maiar mạnh nhất vẫn chưa rõ ràng. Nhưng chắc chắn 1 điều là so với các Maiar đến Trung Địa thì Sauron là kẻ mạnh nhất.
Witch-King
Vua phù thủy xứ Angmar là một nhân vật phản diện trông rất tuyệt trong phần 3 của loạt phim Chúa Nhẫn.Cũng như những Nazgul ( Ma Nhẫn ) khác thì Witch-King được giới thiệu qua trong phần 1 đó là 1 trong 9 vị chúa tể của loài người. Mỗi người trong số 9 vị vua đều có 1 chiếc nhẫn sức mạnh giúp họ đạt được những tham vọng của mình nhưng dần dần chúng quay trở lại thao túng họ và biến họ thành những bóng ma Nazgul, hành động hoàn toàn theo ý chí của chúa tể bóng tối Sauron. Witch-King trở thành người đứng đầu trong số 9 Nazgul và là phó chỉ huy quân đội Mordor chỉ sau Sauron.
* Yếu tố cá nhân
Tên riêng của Witch – King không được đề cập rõ ràng nhưng rất nhiều người cho rằng ông ta từng là một hoàng tử của Numenor với cái tên là Murazor.Qua bộ 3 tác phẩm tiểu thuy
ết của Tokien cũng như bộ 3 tác phẩm điện ảnh của Peter Jackson thì Witch-King thường được các fan gọi là vua phù thủy xứ Angmar,lấy theo tên của vương quốc cũ của ông ta ở phương Bắc.
Về sức mạnh thì Witch-King được bao phủ bởi một luồng ma khí có khả năng làm tan vụn bất kỳ vật chất nào trên thế giới.Ngoài ra ông ta còn sở hữu lưỡi kiếm Morgul, 1 thứ vũ khí mạnh có khả năng gây chết chóc khủng khiếp.Trong tiểu thuyết thì Witch-King đã chạm trán với Gandalf và 2 người tỏ ra cân tài còn trong phim của Peter Jackson thì Witch-King lại tỏ ra hoàn toàn lấn át trước Gandalf thể hiện qua việc đánh gẫy cây gậy phép của phù thủy trắng.
* Thời đại thứ 2 và thứ 3 của thế giới
Chúa tể Nazgul xuất hiện trong trận đánh chống lại Liên minh cuối cùng giữa Elves và Con Người vào khoảng thời gian 3434 cho đến 3441 của Thời đại thứ 2. Sau khi Sauron bị Isidul đánh bại, 9 Nazgul đồng thời biến mất khỏi Trung Địa.
1000 năm sau,Sauron trở lại với hình dáng của 1 Necromancer ( chính là nhân vật thầy đồng” trong cuốn sách anh chàng Hobbit ) và xuất hiện tại pháo đài Dol Guldur ở phía Bắc Rừng Âm U vào thời điểm 1050 Thời đại thứ 3. Cùng với sự xuất hiện của Sauron thì 9 Nazgul cũng đồng thời trở lại.
Gần 300 năm sau,Chúa tể của Nazgul tái xuất hiện tại gần vương quốc phương Bắc Arnor.Ở đó, ông ta sáng lập ra vương quốc Angmar.Sau nhiều lần chạm trán với những người Dunedain của phương Bắc thì Chúa tể của Nazgul đã có một biệt danh mới là Vua phù thủy – chúa tể của Angmar, hay gọi tắt là Vua phù thủy xứ Angmar.
Ở đây, Witch-King bắt đầu tiến hành chiến dịch thâu tóm 3 vương quốc tại Arnor là Arthedain,Rhudaur và Cardolan.Sau hàng trăm năm, chiến dịch đã hoàn tất bằng việc chiếm được thủ phủ Fornost của vương quốc cuối cùng là Arthedain. Nhưng Witch-King không tận hưởng niềm vinh quang này được lâu khi mà chỉ 1 năm sau đó,hoàng tử Earnur''''' của xứ Gondor đã chỉ huy một đạo quân liên minh bao gồm các chiến binh Gondor cùng với các tiên xứ '''Lindon,Rivendell và những người DuneDane còn sống sót để tiến công vào các khu vực thuộc kiểm soát của Vua phù thủy.
Trong Trận chiến Fornost, Witch-King đã xuất hiện và khiêu chiến với Earnur.Con ngựa của Earnur không thể tiến gần đến Witch-King bởi sự sợ hãi mà chúa tể Nazgul tạo ra cho các kẻ thù của mình. Witch-King tung lời chế giễu Earnur và bỏ chạy khỏi trận chiến mà quân đội của ông ta đang bị lấn át. Bị chế giễu,Earnur liền tự mình đuổi theo Witch-King nhưng Glorfindel của Rivendell đã đến ngăn lại và đưa ra một lời cảnh báo mà sau này đã trở thành 1 lời sấm truyền trong tương lai:
“ Đừng đuổi theo hắn! Hắn ta sẽ không trở lại những vùng đất này. Cái chết của hắn vẫn còn rất lâu mới tới và không một người đàn ông trần thế nào có thể giết được hắn.”
Tuy thất bại nhưng Witch-King đã chinh phục thành công và làm cho vương quốc phương Bắc không thể nào phục hồi lại được như trước.Sau sự ra đi của Witch-King,vương quốc Angmar thiếu đi sự dẫn dắt và sớm sụp đổ.
* Trở lại Mordor
Sau khi đã tiêu diệt thành công vương quốc phương Bắc, Witch-King trở lại Mordor và cùng với những Nazgul còn lại tiếp tục thực hiện những công việc theo ý chỉ của Sauron.Tại đây,chúng tập hợp một lực lượng quân Orc đông đảo và bắt đầu lên kế hoạch tấn công xứ Gondor. Năm 2002 của thời đại thứ 3, bọn chúng chiếm được Minas Ithil và đổi tên pháo đài này thành Minas Morgul.
Năm 2043 thời đại thứ 3,đức vua Earnil II của Gondor qua đời và con trai của ông là tướng quân Earnur ( kẻ thù cũ của Witch-King ) đã kế vị. Trong lễ đăng quang của Earnul, Witch-King đã khiêu chiến đức vua mới của Gondor tham gia vào một cuộc đấu tay đôi với ông ta nhưng Earnul đã từ chối.Tuy nhiên,7 năm sau,Witch-King lại 1 lần nữa đưa ra lời khiêu chiến và lần này thì Earnul đã chấp nhận. Đức vua tiến vào sau cánh cổng của Minas Mogul và không bao giờ trở lại, triều đại thống trị của các vua Gondor đã bị ngưng đoạn và bắt đầu cho giai đoạn thống trị xứ Gondor của dòng dõi các quan chấp chính.
Một thời kỳ yên ắng được duy trì cho tới gần 400 năm sau, khi mà Sauron trở lại với những sức mạnh và nguồn lực mới có được từ Dol Guldur. Năm 2475 của thời đại thứ 3, Witch-King đã chỉ huy 1 lực lượng khổng lồ bao gồm Orcs và những người Haradrim để tiến công vào Osgiliath, chốt chặn quan trọng nhất của xứ Gondor.Với việc phá hủy thành phố và cây cầu nối liền với xứ sở Dundain,quân đội Mordor đã thổi bay hoàn toàn tinh thần và nhuệ khí của những người Gondor.
* Truy tìm Chiếc Nhẫn
Năm 2941, Sauron với hình dạng của 1 Necromancer đã bị Gandalf phát hiện ra chân tướng và bị Hội đồng thông thái trục xuất ra khỏi Dol Guldur. Sauron sau đó quay trở lại Modor để chuẩn bị cho việc tìm kiếm Chiếc Nhẫn Chủ. Hắn sai các Nazgul, trong đó có Witch-King đi truy tìm Chiếc Nhẫn trong hình dạng của những kỵ sỹ đen ( ngựa đen,áo đen và kiếm đen ).
Trong hành trình truy tìm Chiếc Nhẫn,những Nazgul đã đi qua xứ Shire, bắt gặp và truy đuổi nhóm người của Frodo Baggin cho tới đỉnh Weather.Tại đây, Witch-King đã đâm cho Frodo một nhát kiếm độc bằng lưỡi kiếm Morgul của ông ta. Bất chấp việc bị cản trở bởi Aragorn,các Nazgul vẫn tiếp tục truy đuổi Frodo cho tới sát địa giới của Rivendell.Tại đây,chúng bị lãnh chúa Elrond sử dụng sức mạnh của dòng lũ để thổi bay hình hài thể chất và đẩy chúng quay lại tận Mordor.
* Công chiến Gondor
Sau khi trở lại Mordor,Witch-King được chọn làm tổng chỉ huy cho chiến dịch san bằng xứ sở Gondor. Đạo quân Modor của ông ta dễ dàng vượt qua chốt chặn Osgiliath được giữ bởi Faramir và tiến sát vào dưới tòa thành trắng Minas Tirith. Ở dưới chân thành Minas Tirith, trận chiến lớn nhất trong Thời đại thứ 3 của thế giới – Trận chiến trên cánh đồng Pelennor đã nổ ra.
* Bị giết
Trong cuộc chiến Pelennor, Witch-King đã đối mặt với Gandalf và gần như đã đánh bại phù thủy trắng nhưng ngay vào lúc ra đòn cuối cùng thì tiếng tù và của quân đội Rohan vang lên từ phía chiến trường khiến Witch-King ngay lập tức từ bỏ đối thủ để trở lại mặt trận. Khi trở lại,Witch-King ngay lập tức tấn công Đức vua Theoden của xứ Rohan. Witch-King điều khiển cho con Wyvern của mình cắn 1 nhát chí mạng vào Đức vua Theoden. Vào thời điểm kết liễu thì Witch-King đã bị cản lại bởi Eowyn ( cháu gái Đức vua Theoden ). Eowyn chém chết con Wyvern của Witch-King và khiến cho ông ta nổi giận. Cuộc chiến không cân sức giữa Eowyn và Witch-King kết thúc nhanh chóng với phần thắng thuộc về chúa tể Nazgul.
Ngay lúc đó,1 tình huống bất ngờ đã xảy ra khi anh chàng Hobbit Merry đã tranh thủ lúc Witch – King đang chủ quan để tung ra 1 cú đâm vào sau lưng của ông ta.Thanh kiếm của Merry là một trong những báu vật cổ xưa của thượng tiên phương Tây, nó có khả năng phong tỏa mọi phép thuật cũng như sức mạnh của kẻ bị đâm.Trong trạng thái tê liệt, Witch-King đành bất lực trước cú đâm kết liễu của Eowyn.Trong trận đánh,Witch-King đã từng nói: “ Ngu ngốc,không một gã người trần nào có thể giết được ta”. Đó cũng là lời sấm trước kia của Glorfindel nhưng rõ ràng Eowyn là 1 phụ nữ và Merry lại là 1 Halfling.
Tai ương của Durin
Tai ương của Durin là cụm từ dùng để ám chỉ một Balrog sống tại Moria trong suốt thời đại thứ 3. Mặc dù có danh tính thật và nguồn gốc không rõ ràng nhưng hắn vẫn là nhân vật Balrog nổi tiếng nhất trong thế giới Legendarium.
Cũng như các Balrog khác, Tai ương của Durin là một trong số những linh hồn Maiar đã tồn tại ở khoảng không Ea từ trước thời điểm sáng tạo ra thế giới, cũng giống như các Maiar khác như Gandalf và Saruman, hắn cũng đi xuống Arda cùng với các Valar. Các Balrog về sau trở thành những linh hồn bị sa ngã bởi sự cám dỗ của Chúa tể bóng tối Melkor và biến thành những tay sai đắc lực nhất của ông ta. Các Balrog là những chỉ huy có sức mạnh khủng khiếp của phe bóng tối mà kẻ đứng đầu trong số chúng là Gothmorg và chỉ riêng hắn được miêu tả là dùng rìu lửa trong khi những tên còn lại thì sử dụng kiếm và roi lửa. Tai ương của Durin cũng sử dụng 2 thứ vũ khí là kiếm và roi, nghĩa là hắn thuộc hàng dưới so với Gothmorg.
Những Balrog mà trong đó có Tai ương của Durin đã tham gia vào Cuộc chiến của những báu vật và Cuộc chiến thịnh nộ, 2 cuộc chiến lớn nhất diễn ra trong thời đại đầu tiên. Sau Cuộc chiến thịnh nộ, phe bóng tối đã bị đánh tơi tả bởi lực lượng liên minh Valinor và các Balrog được cho là đã bị tiêu diệt hết nhưng không hiểu sao mà Tai ương của Durin lại có thể thoát được. Nhiều khả năng là hắn đã bỏ trốn, ẩn thân và ngủ quên ở sâu dưới lòng của dãy núi Sương mù.
* Sự thức tỉnh
Trong vòng hơn 5000 năm, Tai ương của Durin đã ngủ quên trong nơi ở của mình nằm sâu trong lòng đất phía dưới dãy núi Sương mù, nơi mà ở phía trên, vương quốc Khazad-dum của người Dwarves dòng dõi Durin ngày càng mở mang thịnh vượng. Trải qua suốt thời đại thứ 2 và đến đầu thời đại thứ 3, người Dwarves tại Khazad-dum vẫn miệt mài đào núi khoan đất để khai thác Mithril mà không nhận thức được mối nguy hiểm chết chóc ở sâu dưới lòng đất.
Rồi 1 ngày, những thợ mỏ người Dwarves cuối cùng cũng đã đào đến nơi ở của tên Balrog và làm hắn thức tỉnh. Trong cơn đại khai sát giới, hắn giết rất nhiều người mà trong đó có cả vua Durin VI, những người còn lại dưới sự chỉ huy của vua Nain đã cố gắng chiến đấu nhưng sức mạnh của kẻ thù là quá ghê gớm. Rốt cục, những người Dwarves đã phải bỏ chạy khỏi vương quốc Khazad-dum và Tai ương của Durin trở thành chúa tể mới của nơi đây. Khazad-dum dưới thời của Balrog đã được chuyển tên gọi thành Moria.
* Kiểm soát Moria
Trong hơn 500 năm sau đó, Moria trở thành 1 nơi tối tăm và chết chóc dưới quyền kiểm soát của Balrog. Vào năm 2480 của thời đại thứ 3, Sauron bắt đầu áp đặt kế hoạch chiến tranh của ông ta ra khắp Trung Địa bằng cách gửi rất nhiều Orcs và Troll đến khu vực Dãy núi Sương mù để kiểm soát tất cả những tuyến đường và khu vực mà trong đó có Moria. Lũ thuộc hạ của Sauron về danh nghĩa là đồng minh của tên Balrog nhưng quan hệ giữa bọn chúng không dễ chịu gì. Tai ương của Durin gần như mặc kệ những công việc của lũ người bẩn thỉu nhỏ bé còn lũ Orcs thì lại sợ hãi và chẳng muốn dây dưa gì với tên quỷ lửa đáng sợ.
Tolkien không nói đến việc Sauron có thương thuyết gì với Tai ương của Durin hay không nhưng chắc chắn là ông ta biết tới sự hiện diện của tên quỷ lửa ở Moria. Dù gì thì việc Tai ương của Durin trở thành đồng minh của Sauron cũng là việc bình thường bởi họ cùng từng là những bề tôi của Melkor trong khi Sauron có địa vị cao hơn.
Tai ương của Durin không tham gia vào trận chiến Azanubizar giữa người Dwarves và Orcs tại cổng đông của Moria nhưng vai trò của hắn lại rất quan trọng. Năm 2799, người Dwarves sau bao mất mát cũng đã giành chiến thắng trước phe Orcs tại Moria trong trận chiến cuối cùng Azanubizar, lúc bấy giờ, Dain II Chân thép vừa giết được vua Orc là Azog nhưng ông vẫn không dẫn người của mình đi vào Moria do cảm nhận được một sức mạnh ghê tởm nằm ở phía sau những cánh cổng. Ý thức được sức mạnh ghê gớm đó, người Dwarves từ bỏ mục đích chiếm lại Moria và rời đi tản mác ở các nơi khác. Nhiều khả năng khi Balin đưa quân tới để chiếm lại Moria, ông vẫn chưa mường tượng được sự nguy hiểm của tên Balrog.
* Chạm trán với Đoàn hộ Nhẫn
Vào tháng 1 năm 3019 của thời đại thứ 3, Đoàn hộ Nhẫn đã du hành qua hầm mỏ Moria để trên đường tới Mordor. Tại đó, họ đã chạm trán phải Tai ương của Durin ngay tại hầm mộ của Balin và bị hắn truy đuổi đến tận cây cầu của Khazad-dum. Tại cây cầu, Legolas là người đầu tiên nhìn ra nguồn gốc của hắn là một Balrog của Morgoth còn Gimli thì hoảng sợ khi nhận ra hắn chính là Tai ương của Durin như trong truyền thuyết. Trước đó thì Blarog đã phá được phép thuật của Gandalf và khiến cho ông phải lo ngại mà dẫn đoàn đồng hành rút lui về phía cây cầu. Lúc này Gandalf vẫn chưa nhận ra được hoàn toàn thân thế của đối thủ, ông chỉ nói là mình đã chạm trán với một đối thủ ngang tài. Quả thật, đây là một cuộc đấu giữa 2 Maiar đầy quyền năng. Gandalf cũng từng nói với các bạn đồng hành là mọi thứ vũ khí đều là vô nghĩa với đối thủ này.
Khi Tai ương của Durin đuổi đến chỗ cây cầu thì Gandalf đã ở lại để thách thức và đối đầu với hắn, ông còn gọi hắn là Ngọn lửa của Udun. 2 đối thủ đã so tài ngay trên cây cầu của Khazad-dum. Tên quỷ lửa tạo ra một thanh kiếm lửa và chém vào Gandalf nhưng bị thanh Glamdring chém vỡ. Tai ương của Durin nổi cơn thịnh nộ, hắn gồng mình tạo ra những ngọn lửa mạnh hơn trên cơ thể bóng tối rồi tiếp tục biến ra một ngọn roi lửa. Trước khi hắn có thể tung ra được đòn đánh thì Gandalf đã thực hiện một phép thuật làm gãy vỡ cây cầu dưới chân đối thủ khiến hắn bị rơi ngã xuống phía dưới. Tuy bị rơi nhưng Balrog vẫn dùng chiếc roi của mình để quấn lấy chân của Gandalf rồi kéo ông cùng ngã xuống vực sâu với hắn. Các thành viên của Đoàn hộ Nhẫn đều nghĩ rằng Gandalf đã chết, họ rời khỏi Moria ngay sau đó.
* Cái chết
Khi 2 đối thủ cùng rơi xuống vực sâu, ngọn lửa của Balrog đã thiêu đốt Gandalf nhưng ông vẫn chịu đựng được và sau một hồi rơi dài, cả 2 đã rơi xuống một hồ nước lạnh giá. Gandalf cảm thấy trái tim như bị đóng băng còn Tai ương của Durin cũng mất đi nhiều sức mạnh bởi hồ nước lạnh đã dập tắt toàn bộ ngọn lửa trên người hắn. Trong trạng thái yếu đuối này, tên Balrog đã bỏ chạy và Gandalf tiếp tục truy đuổi hắn đến tận những Bậc thang Vô tận. Cuộc truy đuổi có điểm cuối là tại đỉnh Zirakzigil, khi mà tại đó, ngọn lửa trên người của Balrog đã phần nào được phục hồi và hắn quyết định chiến đấu sinh tử cùng với Gandalf. Hôm cuộc đại chiến giữa 2 Maiar diễn ra là vào ngày 23 tháng 1 và đây được gọi là Trận chiến trên đỉnh Celebdil.
Sau một hồi ác chiến, cuối cùng thì Tai ương của Durin đã bị Gandalf giết chết, thân xác của hắn rơi xuống chân núi và tan biến thành bóng tối. Sau đó, bóng tối bao phủ Gandalf, ông cũng chết ngay sau đó rồi qua một khoảng thời gian mơ hồ, linh hồn của ông đã được Thượng đế và các Valar gửi giả lại Trung Địa trong bộ dạng của một phù thủy Trắng.
Tai ương của Durin cũng là một Maiar nên linh hồn của hắn là bất tử, tuy nhiên số phận của linh hồn này không được nói tới sau trận chiến. Tuy hắn đã bị giết nhưng không chắc rằng liệu hắn có phải là tên Balrog cuối cùng còn sót lại ở Trung Địa hay không bởi có thể vẫn còn một tên Balrog nào khác đang ngủ sâu trong lòng đất tại những nơi khác.
* Khắc họa hình ảnh
Tai ương của Durin là kẻ nổi tiếng nhất trong số các Balrog nên hình ảnh về hắn là rất nhiều. Trong nhiều hình vẽ của các họa sỹ trên thế giới thì hắn cũng giống như các Balrog dưới quyền của Gothmog đều có hình dạng to lớn với đôi sừng bò, cơ thể bốc lửa cùng 2 vũ khí thường thấy là chiếc roi lửa và thanh kiếm lửa. Trong bản phim hoạt hình của Ralph Bakshi, Tai ương của Durin được khắc họa trông rất buồn cười và lố bịch với bộ dạng vừa giống dơi,vừa giống bướm, vừa giống khỉ lại vừa giống sư tử.
Hình ảnh khắc họa ấn tượng nhất là ở trong bộ phim Chúa Nhẫn của đạo diễn Peter Jackson. Trong cảnh xuất hiện của mình, Tai ương của Durin hiện ra đúng với lời miêu tả của Tolkien là “ Bóng tối ” và “ Lửa ”. Tên quỷ lửa xuất hiện với một cơ thể khổng lồ, cao gấp 3 lần người thường, và toàn cơ thể được tạo nên từ bóng tối với những ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt. Khi hắn gầm lên, người xem có thể cảm nhận được một luồng hơi nóng kinh khủng tỏa ra từ miệng của hắn. Bản thân hắn chính là bóng tối và lửa.
Trong phim thì nói đến việc, Saruman cũng biết được sự hiện diện của tên Balrog ở Moria và ông ta đã cản trở Đoàn hộ Nhẫn để buộc họ phải đi qua một lối nguy hiểm không kém với mối hiểm họa từ quỷ lửa. Gandalf cũng biết được điều này và chính ông trong phim mới là người đầu tiên nhận ra thân thế của tên Balrog. Lúc Đoàn hộ Nhẫn bị bao vây bởi lũ Goblin thì bỗng một tiếng gầm vang lên và tất cả lũ Goblins đều sợ hãi chạy tán loạn trước kẻ sắp xuất hiện. Nhóm đồng hành cùng hướng mắt về phía tiếng gầm và họ chỉ nhìn thấy ánh sáng của lửa. Gandalf ngay lập tức nói cho họ biết đó là một Balrog, một ác quỷ từ cổ xưa. Chạy một đoạn dài gần đến cây cầu của Khazad-dum thì Tai ương của Durin đuổi kịp họ. Lúc này các khán giả mới được chiêm ngưỡng toàn bộ hình dáng của tên quỷ lửa. Hắn có 1 đôi cánh được tạo nên từ bóng tối, đây có thể là một nét hư cấu thêm trong khắc họa của Peter Jackson.
Ugluk
Ugluk là chỉ huy của đạo quân Uruk-hai do thám được phái đi từ Isengard với nhiệm vụ truy bắt người mang Nhẫn. Hắn và những tên dưới quyền chính là những kẻ đã bắt được Merry và Pippin tại Amon Hen rồi đưa họ về hướng Isengard. Chúng cũng là những tên có trách nhiệm trong việc gây ra cái chết của Boromir. Ugluk không được đề cập chi tiết lúc tại Amon Hen mà chỉ được bắt đầu nói tới trong chương “ Lũ Uruk-hai ” của cuốn Hai tòa tháp. Theo như Tolkien miêu tả thì hắn là tên to lớn và khỏe mạnh nhất trong đám Uruk-hai và là chỉ huy ra chỉ thị cho chúng trên hành trình áp giải tù binh về Isengard.
Ugluk rất trung thành và luôn nghe theo lệnh của Saruman thể hiện qua việc hắn không coi những tên Orcs tay sai tới từ Mordor ra gì. Hắn không nghe theo yêu cầu từ Mordor, tức Sauron, mà chỉ duy nhất nghe theo lệnh của Saruman. Hắn được phái đi để truy tìm người mang Nhẫn nhưng không nhìn thấy Frodo, bởi thế mà hắn bắt bất cứ người Hobbit nào mà hắn gặp rồi mang họ về Isengard cho Saruman theo mệnh lệnh đưa ra là “ còn sống và nguyên vẹn ”.
Khi đám Orc từ Mordor có ý định cướp đoạt tù binh thì Ugluk đã ngay lập tức chém bay đầu của 1 tên và giết chết một số tên khác. Những tên Orcs từ Mordor vừa ghét lại vừa sợ hắn bởi chúng yếu sức hơn. Ugluk dẫn đạo quân của mình đến gần vùng biên giới của Rohan và bị những kỵ binh dưới quyền của Eomer bao vây giết chết hết. Riêng Ugluk được nói rõ hơn là hắn đã bị đạo kỵ binh Rohan truy đuổi và dồn vào bước đường cùng tại gần bìa rừng của Fangorn, tại đây, Đệ tam thống chế Eomer đã xuống ngựa để đấu kiếm với hắn, kết quả là cái chết cho tên chỉ huy của lũ Uruk-hai.
* Trong phim của Peter Jackson
Ugluk cũng chỉ xuất hiện nổi bật trong phần 2 của loạt phim Chúa Nhẫn do đạo diễn Peter Jackson dàn dựng. Trong phim, hắn không phải là chỉ huy cao nhất của lũ Uruk-hai mà chỉ là kẻ đứng thứ 2 sau Lurtz, sang đến phần 2, sau cái chết của Lurtz ở cuối phần 1 thì Ugluk mới trở thành chỉ huy trong hành trình áp giải Merry và Pippin về Isengard. Nói chung thì Ugluk ở trong phim cũng khá giống với các miêu tả ở trong tiểu thuyết, hắn to cao, hung dữ, cứng rắn và khỏe mạnh.
Tranh chấp giữa hắn với lũ Orc từ Mordor lại là về chuyện đói khát dọc đường chứ không liên quan nhiều đến mục đích đoạt chiếc Nhẫn như trong tiểu thuyết. Ở phim, lũ Orcs từ Mordor có ý muốn ăn thịt những Hobbit nhưng đã bị Ugluk cản lại vì hắn đã được giao mệnh lệnh rõ ràng từ Saruman. Bất ngờ, có 1 tên Orcs không kiềm chế được đã định lao tới để cắn 1 miếng vào Pippin nhưng ngay lập tức hắn đã bị Ugluk chém bay đầu. Sau đó, lũ Uruk-hai đã lao vào ăn thịt tên Orc vừa bị giết sau câu nói “ có vẻ như chúng ta lại vừa có món thịt trong thực đơn ” của Ugluk.
Vào đúng lúc đó thì các kỵ binh Rohan bất ngờ tấn công vào lũ Uruk-hai và giết chết hết toàn bộ chúng. Cuộc đấu tay đôi giữa Eomer và Ugluk không được nói đến ở trong phim. Lúc nhóm Aragorn tới được đống xác của lũ Uruk-hai, họ thấy đầu của 1 tên trong số chúng đang được cắm trên đất bằng một ngọn giáo nhưng nét mặt của cái đầu trông không giống với Ugluk lúc còn sống, đó có thể là thủ cấp của 1 tên Uruk-hai khác.
Gothmog
Gothmog là chúa tể Balrog trong suốt thời đại thứ nhất của thế giới và là Balrog mạnh nhất từng xuất hiện ở Trung Địa. Ông ta là chỉ huy tối cao của pháo đài Angband, một trong số những tướng lãnh tin cậy nhất dưới trướng của Chúa tể bóng tối Melkor, Gothmog là người dẫn dắt các đạo quân của phe bóng tối giành được chiến thắng trong rất nhiều các trận chiến. Xét về địa vị trong phe bóng tối, chỉ có một mình Sauron là có chức vụ ngang ngửa với ông ta.
Gothmog, giống như tất cả các Balrog khác, đều mang trên tay một chiếc roi lửa mỗi khi chiến đấu, nhưng ông ta là kẻ duy nhất sử dụng một chiếc rìu chiến màu đen thay cho những thanh kiếm lửa. Gothmog rất nổi tiếng, quyền năng và sự đáng sợ của ông ta không một người nào sống ở Beleriand mà lại không biết tới.
* Những ngày ban sơ
Không nghi ngờ gì về việc Gothmog đã từng tham gia thực hiện điệu nhạc thần Ainulindale sáng tạo ra thế giới. Về gốc gác, trước khi hóa thân thành hình dạng quỷ lửa thì Gothmog từng là một linh hồn Ainur hệ lửa. Lúc thực hiện điệu nhạc đầu tiên, Melkor đã làm nhiễu loạn điệu nhạc và khiến cho những Ainur đứng gần ông ta nhất bị thay đổi tâm tính. Nhiều khả năng cả Melkor và Gothmog đều là những linh hồn hệ lửa, không những thế, họ còn là những kẻ mạnh nhất trong hệ này. Lúc diễn ra Cuộc chiến đầu tiên, Gothmog vẫn chưa giáng trần mà phải đợi đến khi Melkor lập ra pháo đài Utumno và tiến hành kêu gọi ở quãng thời gian diễn ra Mùa xuân Arda thì ông ta mới cùng với các Valaraukar khác đi xuống Arda.
Gothmog đã đặt lời thề trở thành đồng minh cho Melkor và trong suốt quãng thời gian của thời đại thứ nhất, ông ta được biết tới như là chỉ huy tối cao của pháo đài Angband và thường được mọi người gọi bằng biệt hiệu là Chúa tể Balrog.
* Các trận chiến lớn
Trong Trận chiến dưới các vì sao diễn ra vào năm 1498 của Kỷ nguyên Cây thần, đạo quân Noldor do Feanor đứng đầu đã áp đảo được đạo quân của Angband, đích thân Feanor một mình truy kích tới tận gần pháo đài đen nhưng ông đã bị rơi vào bẫy phục kích của một nhóm Balrog mà trong đó có cả Gothmog. Feanor đã chiến đấu dữ dội để thoát khỏi vòng vây nhưng ông đã bị chính chúa tể Balrog chém trọng thương trước khi được các con của mình xông đến cứu. Dù đã đẩy lui được quân địch nhưng Feanor vẫn ra đi bởi vết thương quá nặng. Từ đó, Gothmog trở thành một cái tên bị nguyền rủa của gia tộc Feanor.
Sau lần giết chết Feanor, Gothmog còn tái xuất hiện như là chỉ huy của quân đội Angband trong rất nhiều các trận chiến lớn như Trận chiến Ngọn lửa bất ngờ và cả Trận chiến Vô vàn nước mắt. Trong Trận chiến Vô vàn nước mắt, Gothmog đã đối đầu với Fingon, đức vua tối cao dòng Noldor, con trai của vua Fingolfin, trong một trận so tài. Gothmog đầu tiên đã dụ được Fingon ra khỏi nhóm quân chính nhưng ông ta chưa thể hạ được đối thủ cho tới khi một Balrog khác bất ngờ xuất hiện ở phía sau của Fingon rồi đánh một đòn vào đức vua. Gothmog liền chớp lấy cơ hội này để giết chết Fingon bằng một nhát rìu. Sau đó, chính Gothmog là người đã bắt sống được người anh hùng Hurin, chiến binh mạnh nhất trong số Loài Người và bắt giải ông về Angband.
* Cái chết
Năm 510 của thời đại thứ nhất, Gothmog lại dẫn đầu lực lượng Angband tiến hành bao vây và tấn công thành phố bí mật Gondolin của vua Turgon. Sau một thời gian chiến đấu kịch liệt, đạo quân bóng tối đã chiếm được những cánh cổng ở phía Bắc và tiến vào được trong thành phố. Gothmog cùng lực lượng rồng tiến vào thành phố để tiêu diệt tận gốc mọi thứ và đã đối đầu với những chỉ huy cuối cùng của Gondolin là Tuor, Glorfindel và Ecthelion. Ecthelion là người đứng đầu của gia tộc Giếng thần, ông là một trong những tay kiếm mạnh nhất trong lịch sử người Elf, tuy nhiên, lúc đối mặt với Gothmog thì ông đã bị thương từ trước đó. Vì cứu bạn bè của mình, Ecthelion đã dùng ít sức tàn để đấu nhau với chúa tể Balrog, thanh kiếm của ông bị đánh văng nhưng ông đã húc chiếc mũ nhọn của mình vào người của Gothmog rồi đẩy kẻ thù về phía miệng giếng. Rốt cục cả 2 đối thủ đã cùng rơi xuống giếng và chết.
Nhiều người cho rằng, thật khó để cho Gothmog có thể bị chết theo một cách đơn thuần là rơi xuống giếng như vậy bởi ông ta là một Maiar rất mạnh. Một số giả thiết giải thích về cái chết của Gothmog là do bởi nước trong chiếc giếng của đức vua đã làm tan biến ngọn lửa trên người của ông ta. Nên nhớ, Gothmog là một linh hồn hệ lửa nên ông ta rất sợ nước, có thể trong khi ngọn lửa biến mất, sức mạnh của ông ta đã bị hao hụt đáng kể rồi bị chết do cú rơi và do cú đâm từ chiếc mũ nhọn của Ecthelion vào giữa ngực.
* Bên lề
Cái tên Gothmog trong tiếng Quenya được hợp nên từ 2 từ là goth, có nghĩa là đáng sợ và từ mbaw, có nghĩa là thứ, vật thể. Hợp lại có nghĩa chung là kẻ đáng sợ. Còn trong tiếng Sindar, tên của ông ta lại mang ý nghĩa là “ xung đột và thù hận.”
Trong những bản nháp đầu tiên của Tolkien, lúc đó nhà văn vẫn giữ ý tưởng là để cho các Ainur có con cái, thì Gothmog còn được gọi với một biệt danh là “ con trai của Melkor và kẻ khổng lồ Fuithluin ”.
Lurtz
“ Saruman: Ngươi có biết Orcs được tạo ra từ đâu không? chúng từng là Elves, bị tra tấn và biến đổi để trở nên ghê tởm. Và giờ thì… thật hoàn hảo, hỡi chiến binh Uruk-hai của ta, Ngươi phục vụ cho ai? Lurtz: Saruman ”
Lurtz là chỉ huy dẫn đầu đạo quân Uruk-hai do thám của Saruman, hắn là một nhân vật không có trong tiểu thuyết của Tolkien mà chỉ được đưa vào thêm trong bộ phim Fellowship of the Ring bởi đạo diễn Peter Jackson. Trong phim, Lurtz được đóng bởi diễn viên người New Zealand Lawrence Makoare và Lurtz chính là kẻ đã bắn chết Boromir.
* Được tạo ra bởi Saruman
Nếu như Lurtz được xếp loại thì hắn sẽ rơi vào nhóm Uruk-hai của Saruman chứ không phải là nhóm Uruk đen ở Mordor. Lurtz có thể là thí nghiệm thành công đầu tiên của Saruman trong quá trình lai tạo ra loài Uruk-hai bởi lúc hắn được mang ra khỏi hố thì Saruman đang đứng ở đó để tự mình quan sát. Lurtz chính là kẻ đầu tiên được mang ra khỏi hố bùn và đã ngay lập tức bóp chết một tên Orc lâu la đứng ở gần hắn. Hành động dữ tợn của hắn khiến cho những tên Orc khác ở xung quanh phải cảm thấy sợ hãi trong khi Saruman lại cảm thấy vô cùng hài lòng.
Vì là sản phẩm thành công đầu tiên nên Lurtz trở nên ưu việt hơn, thông minh hơn và mạnh hơn so với những tên Uruk-hai khác được làm vội vàng trong các lứa sau này. Sở dĩ các lứa sau không có chất lượng bằng là do Saruman đã vội vàng nhân rộng chúng để ông ta có thể nhanh chóng tiến hành chiến tranh với Rohan. Lurtz là tên Uruk-hai mạnh nhất và được Saruman phái làm chỉ huy một đạo quân do thám tinh nhuệ có nhiệm vụ truy bắt người mang nhẫn.
* Tại Amon Hen
Đạo quân của Lurtz theo dấu Đoàn hộ nhẫn cho đến tận bờ của Path Galen rồi bất ngờ tấn công vào đúng thời điểm mà họ đang phân tỏa mỗi người một hướng để tìm kiếm Frodo. Sam đi tìm Frodo, Aragorn cũng đi một mình, Legolas và Gimli ở cùng nhau, Merry và Pippin cũng ở cùng nhau. Lurtz xuất hiện vào đúng vị trí của Merry và Pippin bởi có lẽ hắn đã có mệnh lệnh bắt sống những người Hobbit từ Saruman. Trong khi những tên Uruk-hai đang lao vào bắt 2 người Hobbit thì Boromir đã xuất hiện để cứu họ.
Trong tiểu thuyết của Tolkien thì Boromir đã bị giết bởi rất nhiều những cung thủ của Orcs nhưng trong phim của Peter Jackson thì anh ta lại bị bắn chết bởi chính Lurtz, kẻ đã đứng từ xa và bắn 3 phát tên vào người anh ta. Khi Boromir kiệt sức và những tên lính của Lurtz đã bắt được Merry và Pippin thì hắn mới từ từ tiến lại gần Boromir để định tung ra phát bắn kết liễu cuối cùng. Hắn bị xô ngã bởi Aragorn và đã ngay lập tức bật dậy rút kiếm để chiến đấu. Hắn khá mạnh khi đã gây ra cho Aragorn rất nhiều những khó khăn nhưng cuối cùng thì vẫn bị chết dưới tay của anh ta.
Tuy giết được Lurtz nhưng Aragorn cũng không thể cứu sống được Boromir.
* Về cá nhân
Mặc dù là một Uruk-hai ghê tởm nhưng trông Lurtz vẫn có bộ dạng thanh nhã và đẹp hơn so với toàn bộ các nhân vật Uruk-hai khác ở trong phim. Mái tóc của hắn dài và được buộc lại một cách gọn gàng. Trong phim, Lurtz thực sự mang phong thái của một tên chỉ huy, hắn luôn có một vẻ điềm đạm, luôn bình tĩnh quan sát tình hình từ xa rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng. Hắn cũng rất lạnh lùng và quyết đoán, khi Aragorn xô ngã hắn, hắn đã rất nhanh chóng bật dậy tuốt gươm và khiên ra để chiến đấu với anh ta.
Saruman từng nói là các Uruk-hai không cảm nhận được sự đau đớn thế nhưng khi bị Aragorn đâm dao găm vào đùi, Lurtz đã rống lên, nghĩa là hắn vẫn cảm thấy đau. Tuy nhiên, sự say máu và tàn bạo của Lurtz đã khiến hắn nhanh chóng quên đi vết thương để tiếp tục lao vào kẻ thù. Hắn khỏe hơn Aragorn khi có thể dễ dàng vật ngã hay đấm vào anh ta những cú trời giáng, thế nhưng về tài dùng kiếm thì hắn không thể so sánh với Aragorn. Sau 1 hiệp đấu kiếm, Lurtz đã bị Aragorn chém đứt 1 tay trước khi đâm kiếm vào bụng hắn. Trước sự kinh hoàng của Aragorn, Lurtz tiếp tục kéo sâu lưỡi kiếm vào bụng mình để có thể đưa người mình vào gần đối thủ hơn. Trước khi Lurtz có thể tung ra 1 cú đánh nguy hiểm thì Aragorn đã nhanh chóng rút lưỡi kiếm ra khỏi bụng và chém bay đầu của hắn.
* Ngoài lề
Chỉ huy thực sự của đạo Uruk-hai do thám trong tiểu thuyết phải là Ugluk. Hắn cũng xuất hiện trong phim của Peter Jackson nhưng chỉ nắm quyền chỉ huy sau khi Lurtz đã bị chết.
Diễn viên Lawrence Makoare thực sự là có ngoại hình khá giống với các Uruk-hai nên ông chỉ mất có vài phút hóa trang để hóa thân thành Lurtz. Trong phim, Lurtz không mang mũ trụ như đám lính Uruk mà để đầu trần với biểu tượng bàn tay của Saruman in ở trên mặt.
Do việc hóa trang mà tầm nhìn của Lawrence đã bị hạn chế rất nhiều, điều này gây khó khăn cho việc diễn tả cảnh chiến đấu cuối cùng với Aragorn do Viggo Mortensen thủ vai. Và cũng bởi tầm nhìn khó khăn mà trong cảnh Lurtz ném con dao về phía Aragorn, đáng lẽ lúc quay thì chỉ ném chếch về phía cái cây bên cạnh nhưng Lawrence lại ném nhầm thẳng vào người của Viggo nhưng cũng may là Viggo đã kịp thời gạt ra được bằng thanh kiếm.
Do là kẻ đã giết được Boromir nên trong game Battle for Middle Earth II, Lurtz được trang bị một khả năng đó là bắn ra một mũi tên sát thủ có sức mạnh làm tê liệt 1 anh hùng của đối phương. Đây là ý tưởng được ảnh hưởng nhiều từ bộ phim.