Số lần đọc/download: 1658 / 25
Cập nhật: 2016-02-26 01:31:43 +0700
Chương 9: Liên Lạc Điện Đài
M
ột trong những nhiệm vụ ưu tiên của DNĐ là đảm bảo liên lạc, vì thu thập và tập trung tin tức mà không chuyển tin đó về Trung tâm sẽ là vô ích. Giao thông đối với lưới tình báo giống như khí ôxi đối với người thợ lặn. Nếu ống dẫn ôxi bị tắc thì người thợ lặn sẽ chết ngạt.
Phải thừa nhận rằng khi thế chiến nổ ra, DNĐ chưa được chuẩn bị đầy đủ về giao thông do Trung tâm chưa quan tâm đầy dủ về mặt này, thiếu đài phát và cơ công.
Dàn Nhạc Đò xây dựng dần dần được điện đài và cơ công: ba đài phát ở Berlin, ba ở Bỉ và ba ở Hà Lan. Riêng ở Pháp chưa có điện đài nên DNĐ rất sốt ruột.
Điện đài cũng không thể chuyển được hết tài liệu cần chuyển về Trung tâm như bản đồ, biểu đồ tổ chức chẳng hạn. Với loại tài liệu nhu thế phải dung đến mực bí mật hoặc vi phim. Cho đến tháng 6 -1941, phần lớn báo cáo của DNĐ ở Pháp phải dùng con đường sứ quán Liên Xô đóng tại Vichy, qua tùy viên quân sự Susloparov. DNĐ phải tránh khi đi qua giói tuyến mà mang tài liệu trong người. Cho nên Leopold và Grossvogel phải dùng thủ đoạn thuê toa xe lửa có giường nằm, một nhân viên khác của lưới giữ riêng một buồng thông với toa có giường nhưng không có người. Sau khi kiểm soát viên đi qua, nhân viên của lưới rời khỏi buồng mình vào toa có giường mở vít cái chổi điện, nhét bút máy đựng vi phim và trở về buồng của mình.
Đến Moulins là trạm nằm trên giới tuyến tất nhiên giao liên và hành lý của DNĐ bị khám, rồi sen đầm Đức mở buồng thứ nhất, thấy không có người nằm thì tiếp tục đi. Sau đó giao liên quay lại lấy chiếc bút đựng vi phim tình báo.
Việc đi lại gặp thuận lọi do những tài liệu của tổ chức Todt trao cho người chỉ huy hoặc người làm công của Simex và Simexco mang hộ. Còn cách liên lạc không kém khác thường nữa: cô người mẫu rất xinh đẹp của cửa hiệu may mặc mà nhân tình của Hitler hoặc vợ những tên trùm phát xít thường lui tới phụ trách tuyến Berlin - Brussels. Cô tên là Ina Ender. Cô Simone Pheter, người làm công Phòng Thương mại Bỉ tại Paris, phụ trách tuyến giao thông Paris - Brussels, chỉ cần cô chuyển tài liệu đến một đồng chí làm ở sở Giao dịch chứng khoán Brussels. Cô này sẽ chịu trách nhiệm chuyển tiếp. DNĐ cũng dùng những anh lái xe lửa qua lại giới tuyến hoặc những thủy thủ của những tàu biển tuyến Bắc Âu.
Khi Thế chiến bùng nổ, DNĐ phải hiện đại hóa giao thông.
Khi Đức tuyên chiến với Liên Xô, tùy viên quân sự Susloparov không ỏ lại Vichy được nữa. Chỉ còn mỗi con đường là điện đài ở Brussels, nhung đài này không được phục vụ kịp vì báo cáo nhiều lại cần chuyển thật nhanh. DNĐ đành phải xin Cục trưởng cho liên lạc với người phụ trách điện đài của của Đảng cộng sản Pháp, để nhờ giúp đỡ. Cục trưởng đồng ý. Vì thế Leopold gặp Fernand Pauriol tức Duval.
Cuộc gặp lần đầu thuận lợi. Leopold nhận thấy đồng chí cộng sản Pháp này có bản lĩnh và tình cảm. Mặc dù đồng chí Pauriol giữ một trọng trách trong Đảng cộng sản nhưng vẫn nhận kiếm vật liệu lắp điện đài và đào tạo cơ công.
Là người sinh trưởng ở miền Nam nước Pháp nên tính khí vui vẻ, hào hứng, từ thời trẻ đã tham gia đoàn thanh niên cộng sản rồi lớn lên vào Đảng cộng sản. Thích phiêu bạt, Pauriol vào học trường địa lí thủy văn Marseilles, tốt nghiệp thông tín viên vô tuyến điện hàng hải. Đồng chí đã làm trên tầu biển ba năm, rồi phải đi nghĩa vụ quân sự, hết thời hạn đi lính, khi trở về đời thường không tìm được việc cũ. Pauriol đành làm nghề viết báo. Đồng chí giành hết sức lực viết cho tờ Bảo vệ (La Defense) là cơ quan của tổ chức Cứu tế Đỏ Quốc tế (Secours Rouge), thường diễn thuyết về đảng tại tỉnh Cửa Sông Rôn (Bouches-du-Rhône). Năm 1936, Đảng cộng sản cho ra tờ báo tuần Miền Nam Đỏ (Rouge-Midi); túi không xu nhưng Pauriol được cử làm tổng biên tập báo đó. Pauriol say sưa viết báo, chạy vạy, lúc kiếm thợ in, lúc tự thân đi bán báo. Nhờ thế tờ báo phát triển uy tín. Dư luận cho rằng chỉ có tờ báo Miền Nam Đỏ là tờ báo duy nhất ra được một tuần hai số báo.
Khi chiến tranh bùng nổ, Pauriol được tuyển vào đơn vị điều tra điện đài bí mật bằng khoa vô tuyến tìm phương. Thật là trớ trêu: đồng chí đã trở thành người phụ trách điện đài của Đảng cộng sản và của DNĐ sau khi đã làm cái nghề truy tìm điện đài bí mật. Khi giải ngũ đồng chí tham gia ngay vào kháng chiến và bắt đầu lập các điện đài và đào tạo cơ công.
Thật là phúc lớn cho DNĐ khi Đảng cộng sản cho hợp tác với đồng chí Pauriol... Đồng chí mau chóng lắp cho DNĐ một điện đài. Susloparov giới thiệu vợ chồng Sokol làm cơ công điện đài. Hai vợ chồng Sokol sinh ra ỏ một vùng được cắt về Liên Xô sau khi Balan bị chia đôi và đã xin cư trú tại lãnh thổ Xô viết. Tuy Hersch là thày thuốc và Mira là tiến sĩ xã hội học, khi làm đơn xin gia nhập hai vợ chồng này đã khai có nghề sửa chữa vô tuyến điện. Họ biết rằng Liên Xô đang cần kĩ thuật viên cho nên họ khai như thế sẽ dễ được chấp nhận hơn là khai nghề chính của họ. Hồ sơ của họ đến sứ quán Liên Xô tại Vichy, Susloparov chuyển cho DNĐ vì biết DNĐ đang thiếu cơ công.
Là những người cộng sản lão thành, vợ chồng Sokol nhận làm ngay cho DNĐ. Pauriol bổ túc tay nghề cho họ và mau chóng họ bắt tay vào việc được ngay. Đến cuối 1941, Pauriol có thêm 5 học viên: 5 đồng chí Tây Ban Nha và vợ chồng Giraud. Chỉ trong vài tháng Dàn Nhạc Đỏ tại Pháp bắt đầu biểu diễn được, với những báo cáo quan trọng, Pauriol bố trí một đường liên lạc đặc biệt qua trung tâm bí mật của Đảng cộng sản Pháp.
Cũng trong thời gian này, Trung tâm cho quan hệ với Harry Robinson, thành viên cũ của nhóm Spartacus của Rosa Luxemburg, cán bộ lão luyện về hoạt động bí mật ở Quốc tế Cộng sản và từ lâu cư trú tại Tây Âu, không có liên hệ với Cục tình báo Hồng Quân. Cục trưởng cho DNĐ tùy ý quyết định về mối liên hệ với Robinson.
Harry Robinson trình bày với Leopold Trepper:
- Từ khi cơ quan tình báo Xô viết bị thanh trừng, tôi đã biết nhiều đồng chí ưu tú bị thủ tiêu, tôi không tán thành... Còn bây giờ tôi quan hệ với đại diện của De Gaulle và tôi biết rằng Cục cấm loại quan hệ như thế...
- Harry này, chính tôi cũng không tán thành những gì đã xảy ra ở Moscow - Leopold trả lời - Chính tôi cũng chán ngấy việc thủ tiêu Berzin và ê kip của ông, nhưng lúc này không phải là lúc quá nghĩ đến quá khứ. Bây giờ chúng ta đang ở trong chiến tranh. Hãy gác những chuyện đã qua và hãy cùng nhau chiến đấu đã. Cả đời đồng chí đã là cộng sản, việc đồng chí không đồng tình với Trung tâm không thể làm cho đồng chí ngừng là cộng sản.
- Tôi có một đài phát và một cơ công, nhưng tôi không thể để cơ công gặp nguy hiểm. Chúng ta hãy hẹn gặp nhau thường kì, tôi chuyển tin tức cho anh sau khi đã mã và anh sẽ chuyển tin tức đã mã đó về Trung tâm.
Cục trưởng đồng ý đề xuất của Robinson. Tin tức của đồng chí này chuyển đều đều cho DNĐ và DNĐ trợ giúp vật chất cho Robinson vì đồng chí gặp khó khăn nhưng không nằm trong lưới của DNĐ.
Vào mùa thu 1942, Robinson xin gặp Leopold gấp. Đồng chí đó đề nghị: Anh đã biết tôi quan hệ với De Gaulle. Một đại diện của tướng quân này đang có mặt ơe Pháp và muốn gặp đại diện Đảng cộng sản Pháp.
- Nhằm mục đích gì? - Leopold hỏi.
- Vì De Gaulle muốn Đảng cộng sản Pháp cử một phái viên đến London gặp ông.
- Nhưng Đảng cộng sản Pháp giữ bí mật quá nên ba tuần đi tìm mà phái viên không gặp...
Leopold đã chuyển đề nghị của De Gaulle cho đồng chí Michel và Đảng cộng sản Pháp đồng ý.
Đây là lần đầu tiên phe De Gaulle ở London bắt liên lạc với lãnh đạo bí mật của Đảng cộng sản Pháp.