Fear keeps us focused on the past or worried about the future. If we can acknowledge our fear, we can realize that right now we are okay. Right now, today, we are still alive, and our bodies are working marvelously. Our eyes can still see the beautiful sky. Our ears can still hear the voices of our loved ones.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Irina Zisman
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 18 - chưa đầy đủ
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1794 / 19
Cập nhật: 2016-06-03 16:19:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17: Choé
hi anh mở cửa mời tôi vô, điều đầu tiên làm cho tôi ngạc nhiên là trong ánh đèn lờ mờ, nét mặt anh không giống người Việt, mà là giống người châu Âu. Trong quá trình ngồi làm quen và nói chuyện, uống nước quả gì đó - ngon ngon chua chua - tôi vẫn thầm kiểm tra ấn tượng này. Bộ tóc hai màu, mũi cao, mắt đen lánh - rõ ràng của người Á châu - nhưng cảm tưởng chung vẫn là... Âu? - à, có khi không phải Á-Âu gì cả, mà là một bộ mặt chung chung và bất cứ xứ nào cũng có thể có: bộ mặt của người Trái Đất. Đó là lần đầu tiên tôi nghĩ về sự giống nhau của con người. Tất nhiên sự giống nhau về tâm hồn, về thế giới tinh thần, thì tôi cảm thấy đã lâu - nhưng sự đồng loại về thể xác, cảm giác đó đến với tôi qua họa sĩ Choé.
(Về sau tôi đã có một điều khẳng định gián tiếp, khi xem những bức họa chân dung một nhóm phóng viên Sài Gòn do họa sĩ này vẽ: trong số những khuôn mặt người Việt, tôi chợt thấy một người châu Âu. Nhìn kỹ và đọc tên tôi mới hiểu đó là chân dung bạn tôi, và chính là người đã giới thiệu tôi với họa sĩ hôm ấy. Phải chăng sự gần gũi nhiều năm giữa tôi với chàng, đã đưa lại cho chàng những nét mặt châu Âu mà con mắt tinh vi của họa sĩ đã cảm thấy?)
Dù sao chăng nữa, chúng ta đã biết từ lâu rằng nếu họa sĩ vẽ chân dung người thuộc dân tộc khác, thì nét mặt trên bức vẽ thường vô tình mang những đặc điểm dân tộc của chính người vẽ: người Nga chúng tôi từng mỉm cười trước mắt hơi xếch của Lê Nin, gò má hơi rộng của Lev Tôlxtôi và mũi hơi cao của Iurl Gagarin trên những bức chân dung do các họa sĩ Việt Nam thực hiện. Và ngược lại, về phía các bạn, tôi đoán là cũng như vậy.
Cái đó ở họa sĩ Choé không có. Còn trong trường hợp vẽ tôi - càng không. Anh vẽ tôi như vẽ thuần túy một bà tây. Chân dung chỉ gồm đầu và chân. Vẽ chân là để nhấn mạnh sự không kín đáo, không biết hổ thẹn của phụ nữ Tây, chứ không phải để vẽ chân tôi đâu: hôm ấy tôi mặc jupe dài, ngồi để "giò" dưới bàn rất khiêm tốn... Vẽ mặt tôi, anh như cố ý không nhận thấy sự hồn nhiên, và nếu không nói xinh đẹp, thì ít nhất cũng là duyên dáng, sự thông minh trong nét mặt, sự tâm huyết của trái tim và cả ngọn lửa đang cháy bùng trong con người tôi bởi tình yêu hạnh phúc - tất cả những điều mà mọi người bình thường nói chi là họa sĩ đều dễ dàng cảm thấy ở tôi vào thời kỳ đó. Không, anh vẽ tôi như một con thú đang rình mồi, và như một nữ thần chuyên gieo rắc hiểm nguy và tàn ác. Lúc anh vẽ, tôi vẫn ngồi uống nước, và anh vừa liếc nhìn tôi vừa để mắt xuống tờ giấy, cuộc nói chuyện vẫn chân thật vui vẻ, và rất đỗi thanh bình. Cho nên, khi anh đem bức vẽ cho tôi xem, thì tôi thực sự bị hẫng bởi luồng căm thù và chế nhạo mà ngòi bút của anh để lại trên giấy.
Tôi im lặng một phút rồi nói: "Tôi sẽ sử dụng bức vẽ này trong cuốn hồi ký mà tôi muốn viết để tự giới thiệu tác giả với bạn đọc".
Nghe vậy anh lấy làm ngạc nhiên, cũng sau mấy phút im lặng, anh bảo: "Nếu như thế phải là một người can đảm".
Vâng! Anh Choé ạ. Tôi là một người can đảm. Đồng thời, tôi biết đánh giá và quí trọng vô cùng những con người tài năng. Khi anh vẽ cho tôi một bức châm biếm chính trị (mà sau đó báo chí Liên Xô đã công nhận là một trong số mười bức tranh châm biếm hay nhất trong năm 1990) thì tôi đã khâm phục anh một cách chân thành. Tôi khâm phục cái tài của anh - chỉ bằng nét họa gọn gàng mà thể hiện được đầy đủ thực chất vô liêm sỉ của những "Pêrêxtroika", những "đổi mới", những "glaxnost", và "cởi trói" được tiến hành ở hai nước chúng ta với một ý đồ gian lận của chế độ cầm quyền, lấy những thứ mập mờ đó thay thế cho một điều duy nhất chân chính và duy nhất xứng đáng với con người - đó là Tự Do.
Thưa anh Choé, khi đưa bức vẽ đó cho báo chí Liên Xô, tôi biết là anh sẽ gặp những điều không hay ở trong nước, nhưng trong trí nhớ của tôi - anh vẫn là người tầm cỡ Trái Đất. Và tôi muốn Trái Đất - trong đó có đất nước của tôi, tuy khốn nạn, nhưng dù sao vẫn chiếm một phần sáu diện tích - phải biết đến và khâm phục anh như tôi. Và tôi biết, anh cũng là một người can đảm. Can đảm trong cái gì quan trọng nhất của anh là sự nghiệp hội họa. Nên tôi đã dám công bố những bức châm biếm của anh. Còn tôi là phụ nữ, nên điều quan trọng nhất của tôi là làm sao để mọi người cảm nhận tôi như một con người duyên dáng và giàu nữ tính. Nhưng anh đã thấy tôi khác, và tôi can đảm tự giới thiệu mình với bạn đọc qua con mắt của anh.
Như vậy có thể nói rằng "cuộc chơi" của chúng ta đã kết thúc với tỷ số hòa 1: 1 được chăng?
Bút Ký Irina Bút Ký Irina - Irina Zisman Bút Ký Irina