Sự khác biệt giữa cơ hội và khó khăn là gì? Là thái độ của chúng ta! Trong mỗi cơ hội có khó khăn, và trong mỗi khó khăn đều có cơ hội.

J. Sidlow Baxter

 
 
 
 
 
Tác giả: Takeyama Michio
Thể loại: Truyện Ngắn
Dịch giả: Đỗ Khánh Hoan
Biên tập: kmejoko
Upload bìa: Thanh Minh Le
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1745 / 23
Cập nhật: 2016-12-10 10:33:18 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần III : Lá Thư Của Người Tu Sĩ . Chương 1
izushima đã lìa bỏ anh em chúng tôi như thế đấy. Anh chỉ xuất hiện trong một lúc rồi lại biến dạng tức thì. Chẳng bao giờ chúng tôi còn nhìn thấy anh nữa. Anh vẫn ở Miến Điện, mặc quần áo thầy tu, vẫn lang thang quanh quẩn tại cái xứ có mùa hè bất tận ấy.
Trong đám anh em Mizushima là một tên lính đào ngũ. Anh sẽ không trở về - đó là một đòn đau tàn ác đối với chúng tôi. Anh đã không buồn để ý đến những gì đại úy nói sau khi đình chiến, anh đã phản bội bạn bè, bỏ rơi đại đội, lìa bỏ ngay cả xứ sở của anh. Ngày nay Nhật Bản là một quốc gia nghèo khổ, tàn tạ do chính những người Nhật Bản thi nhau lạm dụng; tuy nhiên làm sao một người lại có thể quay lưng không quay về với tổ quốc của mình? Thế người đó không cảm thấy yêu thương đối với tổ quốc và không muốn cùng đồng bào chung lưng đấu cật làm việc để tái thiết xứ sở ư? Chúng tôi cảm thấy buồn lòng khi nghĩ Mizushima muốn sống một cuộc đời an nhàn làm tu sĩ ở một xứ khác, thay vì trở về đương đầu trực diện với những khó khăn đang chờ đợi chúng tôi ở bên nhà.
Chính người lính già đã khóc thảm thiết nhất. Ông cứ nghĩ rằng Mizushima đã chết một cái chết đẹp đẽ, hi sinh chính thân mình để cứu mạng anh em đồng bào của mình, và bây giờ chẳng ngờ Mizushima lại là tên lính đào ngũ.
Người lính già là một người thành thực,có ý thức trách nhiệm nghiêm chỉnh, một loại người không bao giờ nghĩ đến chuyện phản bội ai hết. Kể từ dạo đại úy trở nên thất vọng, ông đã kiêm nhiệm công việc giữ cho tinh thần anh em chúng tôi lên cao. Tuy nhiên, về phương diện ca hát,ông quả là một ca sĩ bét nhất của đại đội.
Trước khi vào lính, ông là một lao công hạng thấp trong công sở. Sau buổi chúng tôi cập bến, tôi gặp ông một lần. Ông và gia đình đông đúc của ông sống trong một căn nhà đổ nát. Hết ngày này qua ngày khác, mặc bộ quần áo cũ rích bạc phếch, ông làm việc trên các xe điện đông đúc ngược xuôi thành phố. Trông người ông xanh xao và thiếu ăn, nhưng không bao giờ ông hé miệng than vãn.
Tôi không thể không cảm thấy kinh hãi bởi những gì tôi đọc trong báo hàng ngày và tạp chí ngày nay. Nhiều người hình như cảm thấy tự đắc khi thóa mạ, nói xấu người khác: "Đó hoàn toàn là lỗi của thằng cha ấy." Họ tuyên bố một cách kiêu căng như thể chúng ta đã chiến thắng cuộc chiến tranh này. "Đó là lý do tại sao xứ sở lại ở trong tình trạng bết bát, lộn xộn như thế." Nhưng những người này chính là những người mà thái độ của họ trong suốt cuộc chiến chẳng đáng kính phục chút nào, và họ đang xoay xỏa để sống một cách ung dung, thừa thãi ngay cả trong lúc này. Tuy nhiên những người như ông lính già thì lại chẳng nói gì mà chỉ tiếp tục lao động. Đối với tôi, điều ấy dường như lại còn đáng giá hơn là việc kêu gào quyền lợi vị kỷ của chính mình, cho dù tình hình bết bát, lộn xộn xảy ra như thế nào, một số người vẫn tiếp tục thầm lặng và thản nhiên làm việc. Họ không phải là những người yêu nước thực sự hay sao? Sự tồn vong của một quốc gia không tùy thuộc vào họ hay sao?
Ngay cả vào cái buổi sáng hôm chúng tôi ra đi chúng tôi cũng không cảm thấy xúc động sâu xa khi vĩnh viễn từ giã Miến Điện. Chúng tôi chỉ nghĩ đến những gì nằm ở trước mặt. Chúng tôi đang trở về Nhật Bản. Chúng tôi không biết nhà cửa của chúng tôi lúc ấy ra sao, nhưng chúng tôi đang trở về nhà ở của chúng tôi đây. Chúng tôi cũng không hiểu chính mình sẽ ra sao, nhưng chúng tôi sắp sửa làm lại cuộc đời một lần nữa.
Tất cả chúng tôi đều đang xúm quanh vừa ngồi trên ba lô vừa nói chuyện đến những gì sẽ làm trong tương lai.
"Khi trở về tớ sẽ ngủ một mạch ngoài hàng hiên căn nhà quét vôi trắng xóa ẩn mình trong đám cây dâu. Tớ sẽ nghe tiếng suối mát rượi nhỏ giọt róc rách và tiếng trái hồ đào thỉnh thoảng rơi lộp bộp xuống mái nhà ngay trên đầu. Trong gian nhà ươm tằm, những con tằm sẽ vừa đang ngủ vừa gặm lá dâu và rồi mỗi con sẽ tự, kết thành kén. Tớ sẽ trở về với cuộc sống bận rộn, sung sướng ấy để chăm nom, săn sóc chúng..."
Ừ, tớ sẽ vào làm việc trong một nhà máy. Tớ sẽ nghe tiếng rít của kim khí toát ra từ các bộ máy và sẽ nhìn thấy những chiếc ốc-chuồn, những chiếc bù-loong nhỏ bé, bóng lộn bắn ra rơi xuống đất. Đó là chuyên môn của tớ mà."
"Tớ sẽ cầm đèn báo hiệu cho xe lửa tại nhà ga. Đến đêm tớ thường phải làm công việc này chỉ có một mình."
"Tớ sẽ vừa thổi còi vừa đạp xe đạp đi đưa các thứ chung quanh khu phố Ginza. Và trên đường về sở làm tớ sẽ tạt vào rạp xi nê làm một chầu hoặc một bữa lót dạ."
Vừa lúc ấy bà lão đi tới. Hôm nay trông bà dường như có vẻ im lặng và ủ dột, chứ không ba hoa như thường lệ. Bà ngồi phệt xuống đất, bày đồ hàng quanh người rồi đưa nhãn và măng cụt cho tất cả anh em chúng tôi. Mùi thơm nồng nàn của những trái cây này, tràn ngập ánh nắng mặt trời miền nhiệt đới, xông lên mắt lên mũi chúng tôi. Biết rằng đây là lần cuối cùng có thể tiếp nhận lòng tốt của bà, chúng tôi nghĩ bụng những quả này ăn sẽ ngon hơn bao giờ hết.
Bà lão lôi một con chim từ trong vạt áo ra. Đó là con vẹt.
"Cảm ơn chú mày đã đưa tin giúp chúng ta," một người lính nói với con chim. "Nhưng kết quả không tốt đẹp mấy có phải không?"
Con vẹt lắc cái đầu xanh mịn mượt, -óng ánh như thể có đeo ngọc quí, rồi đưa mắt nhìn một cách tò mò một lúc. Đoạn nó rít lên bằng tiếng Nhật Bản, giọng cao vút: "À, tôi không thể trở về quê hương được đâu!"
"Nó đã học được cái gì mới! Chúng tôi thốt kêu.
Đúng lúc ấy người lính già đi lên. Khi nhìn thấy con vẹt, ông chau mày: "Cái con chim ấy không còn ích lợi gì với chúng ta nữa. Thanh toán nó đi cho rảnh!" Ông nắm ngay chân con vẹt; con chim nhoai cổ ra, rít lên và đập cánh phành phạch.
Bà lão vội nắm ngay lấy con chim. Ôm sát nó vào ngực, bà nói: "Này, đây là con chim anh, con chim vị tu sĩ đi đâu cũng mang theo trên vai. Có thấy lông nó mới óng mượt và xinh đẹp hơn không! Vị tu sĩ hiện đang giữ con chim các ông gửi cho người và bảo tôi đem con này đến đổi cho các ông."
"Thực hả?"
Con vẹt lại kêu: "A, tôi không thể trở về quê hương được đâu!"
Còn một điều nữa vị tu sĩ ấy đã nói," bà lão vừa tiếp lời vừa sờ soạng lục lọi quanh tấm áo một lần nữa. Bà lấy ra một chiếc phong bì dày cộm. "Người bảo tôi đưa thư này cho đại úy. Vì là một tu sĩ bảo, và vì là điều cuối cùng do lòng tốt tôi làm giúp các ông, nên tôi chẳng nề hà."
Tất cả chúng tôi đều xúm quanh tíu tít nhìn, lá thư, chiếc phong bì trông có vẻ là Miến Điện - dài hình chữ nhật bằng giấy hạng tốt - loại phong bì cổ mình thường thấy tu sĩ dùng. Lúc người lính già cầm lá thư hai bàn tay to lớn của ông run run. Ông trố mắt nhìn dáng vẻ rầu rĩ như thể đang bị lúng túng, phân vân.
Chúng tôi gọi đại úy, ông đang bận túi bụi thu xếp công việc cho anh em. Vào độ này thì ông đã hoàn toàn trở lại bình thường và có vẻ lanh lợi, tươi vui hơn bao giờ hết. Khi được trao chiếc phong bì dày cộm, ông vội vàng định xé ra xem - nhưng liền đó lại thôi và nói: "Không, chẳng mấy nữa chúng ta sẽ rời nơi này. Rồi ra anh em sẽ tha hồ mà đọc khi có nhiều thì giờ hơn"
"Nhưng, thưa đại úy," người lính già chặn lời, "thế đại úy không mở thư ra đọc ngay lúc này ư? Có lẽ biết đâu may ra Mizushima..." "Không." Đại úy khẽ lắc đầu. "Mizushima sẽ không trở về Nhật Bản. Đọc lá thư này bây giờ không ích lợi gì." Người lính già ngồi xuống đất và buông tiếng thở dài. Đại úy bỏ lá thư vào túi áo ngực, rồi cài khuy nắp áo lại. "Chẳng có gì mà phải bận tâm thắc mắc," ông nói một cách an ủi. "Tôi chắc lá thư này sẽ làm ông bằng lòng." Cuối cùng khi đến giờ rời nơi này, tức thì những người lính Nhật Bản lũ lượt rời trại giam tuôn ra như nước chảy. Ai cũng vẫy tay chào bà lão đang đứng gần cổng ra vào. Bà lão nghển cổ lên nhìn theo dõi chúng tôi khi chúng tôi dồn bước xa dần.
Vài tiếng đồng hồ sau, chúng tôi bước lên một chiếc tàu chiến đậu tại một bến sông nhỏ. Cầu tàu đầy những khung cầu bằng thép và những vật dụng cồng kềnh. Chúng tôi đi qua chiếc thang tàu rồi trèo xuống một chiếc cầu thang thật dốc đi vào buồng tàu chật hẹp đầy nhóc những người.
Chúng tôi xuống đấy được một lúc thì con tàu mới thực sự sẵn sàng ra khơi. Những vách tường nóng bỏng của phòng tàu rung mạnh khi hơi nước rít lên và đầu máy bắt đầu chạy rồi lại ngưng. Trên đầu nơi boong tàu, người ta la hét, cần trục nhả ra, dây xích cuộn lại, tháo ra, những thùng gỗ cong kềnh được trút hết xưống nước - anh có thể nghe thấy tất cả sự hỗn loạn ồn ào của công việc chứa chất hàng hóa xuống tàu. Lúc tất cả đều ngồi trong căn phòng chật ních, nhỏ như cái hộp, tay ôm chặt lấy đầu gối, tai lắng nghe những gì đang xảy ra xung quanh, chúng tôi cảm thấy một niềm an ủi bất chợt. Mắt chúng tôi óng ánh những giọt lệ.
Qua cửa sổ hình tròn của con tàu, chúng tôi nhìn thấy một dòng sông đục ngầu nước lững lờ chảy, hai bên bờ cỏ dại và cây cối mọc thành hàng dài, một mùi tựa như chất nhớt khen khét từ mặt nước dâng lên. Những chiếc thuyền, lá buồm trông giống như những cánh buồm dang rộng đang ngược xuôi dòng sông. Thỉnh thoảng một chiếc phà nhỏ nghễu nghện bành bạch chạy qua giữa đám thuyền này, tuôn ra những đợt khói cuộn tròn trong không khí.
Chúng tôi nhìn thấy một thành phố hải cảng, và những căn nhà nho nhỏ bằng gỗ. Dân chúng mặc sà-rông đang quanh quẩn. Những con chó đang chạy trên đường đi, hai bên là những cây dừa đứng xếp thành hàng dài. Dân chài lưới đang đẩy thuyền ra khơi. Tất cả đều có vẻ thanh bình đến độ thật khó mà tưởng tượng đã có một cuộc chiến tranh ở trên xứ này; một dãy núi màu xám hình chữ chi đang chạy dài ở phía xa xa.
Đêm ấy, trước khi chúng tôi nhận ra thì chiếc tàu chiến chở anh em đã đi ra ngoài biển rồi.
Cây Đàn Hạc Miến Điện Cây Đàn Hạc Miến Điện - Takeyama Michio Cây Đàn Hạc Miến Điện