Đôi khi cố gắng hết sức cũng chưa đủ, mà còn phải làm những gì cần làm.

Sir Winston Churchill

 
 
 
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Thể loại: Kiếm Hiệp
Dịch giả: Nguyễn Đức Lân
Biên tập: Oanh2
Upload bìa: Oanh2
Số chương: 101
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3304 / 22
Cập nhật: 2015-10-23 04:58:42 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 14: Vợ Chồng Cùng Tu Đạo Cốt Nhục Sinh Dị Tâm
hờ Tam thư khuyên nhủ, Tiên Tứ đã có phần đổi ý, không còn chống đối việc cưới vợ nữa. Vợ chồng Tôn Kiệt rất cảm kích, kính trọng Tam thư. Tôn Kiệt xưa nay lấy việc nối dõi làm lo, không đành lòng để con xuất gia, nay thấy chàng biết tuân lời nghiêm huấn, chịu ở lại nhà, mừng vui không biết đâu mà tả.
Ngờ đâu lão bạng sinh châu 1, La Viên phu nhân bỗng lại mang thai. Trước khi lâm bồn, bà nằm mơ thấy một con gì, trông giống rồng mà không phải rồng, giống giao mà không phải giao, chui vào bụng, nhân đó mà sinh được một cậu con trai. ông bà mừng rỡ, chẳng cần phải nói. Mừng hơn nữa, có lẽ là người lập chí xuất gia Tiên Tứ, thấy có người thay mình nối dõi tổ tông, nếu mình có tu tiên tìm đạo, cũng không đến nỗi lỗi bề hiếu đạo. Vì thế chàng rất yêu quí cậu em trai mới sinh. Lúc tối, Tam thư tới chơi, Tiên Tứ báo tin mừng vừa có em trai, tỏ ý hân hoan. Tam thư cười tủm, nói:
- Đây tất nhiên là tin mừng, nhưng anh cũng chớ vội hân hoan. Đã chắc cậu em trai này biết hòa thuận, hiếu hữu với anh chưa?
- Tam thư nói giỡn hay sao? Em trai tôi nhất định là người hoàn hảo.
Tam thư chỉ cười, không đáp.
Một năm sau, Tiên Tứ làm lễ đón Bá tiểu thư về nhà. Đêm động phòng hoa chúc, đôi vợ chồng trẻ ngồi ngay ngắn, nói chuyện với nhau suốt đêm. Sau đó, hai bên tương kính tương ái, mà tình thân mật không nồng nàn như giữa chồng với vợ, chỉ thương yêu như giữa anh trai, em gái. Nói chung, hai người không hề có một cử động nào gọi là quá thân mật. Vợ chồng Tôn Kiệt không tránh khỏi lưu ý. Sau cái đêm, Tam thư hiển lộ kỳ tích, La Viên biết cô không phải người thường, mới nhờ cô để ý khuyên nhủ Tiên Tứ, sao cho cặp vợ chồng trẻ đẹp tình cá nước, mà ông bà già cũng có niềm vui ẩm cháu. Tam thư cười, nói:
- Trước đây, ông bà chi mong sao đại công tử đừng đòi xuất gia, nay đã có nhị công tử, sao còn muốn ép đại công tử phái sớm sinh quí tử?
ông bà già đều cười, nói:
- Thằng con thứ còn quá nhỏ tuổi, biết bao giờ mới thành gia thất? Trước mắt có cặp vợ chồng trẻ, sao không trông mong sớm có ngày đơm bông kết trái?
- Đó là chuyện riêng của hai người ở chốn phòng the, người ngoài sao dám nói ra nói vào? Nhưng đã nhận trọng trách giao phó, tôi cũng đành mang tiếng dài lưỡi, xía vô vài câu xem sao. Nếu đại công tử chịu nghe lời thì tốt quá, bằng không hai vị lão nhân gia cũng đừng trách cứ tôi nhé.
Tam thư nói rồi, cười mà bỏ đi. Tới chỗ đại sảnh, vừa may gặp Tìên Tứ đi tới. Thấy Tam thư, anh ngăn lại, mời về phòng mình ngồi chơi. Không thấy Bá tiểu thư ở đó, Tam thư mới hỏi:
- Vị tân nhưng nhưng 2 của anh đâu rồi?
- Chắc là đi đâu đó. Tam thư không bắt gặp hay sao?
Tam thư cười, nói:
- Tôi tới đây cũng vì có người nhờ cậy, bảo tôi tới thăm vợ chồng anh.
Nhân đấy, nói rõ việc La Viên phu nhân ủy thác, và cười, nói tiếp:
- Làm người thế gian, hãy sinh hoạt sao cho trọn vẹn, hà tất phải đòi rời xa quê hương, chịu bao vất vả, khổ sở, để cầu vị thần tiên chưa chắc đã tìm được. Huống chi cô vợ mới cưới của anh đang độ thanh xuân, lẽ nào anh nhẫn tâm bắt cô phải theo anh, sống một cuộc sống đơn độc, thê lương?
Tiên Tứ cười rộ lên:
- Tam thư lại tới thăm dò tôi rồi! Vì chuyện cưới vợ, lần trước Tam thư đã phải mất công khuyên nhủ, lần này vì chuyện riêng giữa vợ chồng tôi, Tam thư lại phải vất vả. Nhưng mỗi người một chí hướng, dễ gì ai đã ép buộc được ai? Bá tiểu thư thật tình không phải người phàm tục, không hề tham luyến tình dục. Hiện tại chúng tôi là vợ chồng, trong tương lai sẽ là đạo hữu.
Tam thư nghe vậy ngạc nhiên, nói:
- Thật tình tôi không thể nghĩ nổi tới điều này.
Tiên Tứ gật đầu, nói:
- Bá tiểu thư thật tình là người có căn cơ rất lớn. Trong đêm tân hôn, nghe đệ tử tỏ lộ tâm tình, nàng lập tức thấu triệt ngay. Gần đây, mỗi tối nàng đều theo tôi tập luyện, dụng công không mệt mỏi. Xin Tam thư thay tôi làm thuyết khách trước mặt cha mẹ tôi.
Tuy nhiên, Tiên Tứ cũng nghe lời Tam thư, ra ngoài làm quan như cũ, về nhà yêu thương vợ, nựng nịu em trai nhỏ bé, hưởng mọi thú vui của một gia đình hạnh phúc. Ai ngờ cậu em trai, tên Giao Nhi, tính tình khác hẳn với Tiên Tứ.
Thời gian thấm thoắt, Giao Nhi đã được mười hai tuổi. Cậu ta thông minh cũng lạ, mà tính nết giảo hoạt cũng kỳ. Cậu đã biết ở trước mặt cha mẹ bàn ra tán vào, nói anh trai và chị dâu chẳng có chút khí tượng của người sang trọng. Nhưng cậu ta lại khéo che giấu: mỗi lời nói, mỗi hành động đều lộ vẻ thành khẩn khác thường. Vì thế, nhiều người cho cậu ta là người trung hậu, khen cậu thông minh, biết phân biệt rõ phải trái. Rõ ràng anh trai và chị dâu đối xử với cậu rất mực nhân ái, nhưng cậu lại tìm đủ cách để chống đối.
Bấy giờ, Hồ Tam thư không còn năng lui tới nhà họ Tôn nữa; nhưng mỗi năm chừng dăm ba lần, Tam thư cũng tới chơi, để truyền thụ khẩu quyết cho vợ chồng Tiên Tứ, khảo nghiệm xem hai người tiến triển ra sao. Tiên Tứ là người quân tử trung thành, hiếu hửu, Bá tiểu thư là cô gái khoan nhân, hiền thục, rõ ràng bị em trai lấn át, nói xấu trước mặt cha mẹ, hai người vẫn một mực nhường nhịn, không nói nặng một lời. Thét rồi, cậu em ngày càng lấn lướt mà cha mẹ cũng ra chiều con yêu con ghét, hai người vẫn không đám có một lời oán thán. Họ chỉ lấy làm lạ, tại sao Văn Mỹ sư tôn đã từng nói là sẽ tùy thời, tùy hoàn cảnh phái người tới giúp đỡ chỉ điểm việc tu trì đạo hạnh, tới bây giờ vẫn không thấy tin tức gì? Tiên Tứ đã mấy lần hỏi Tam thư, cô đều nói:
- Ngươi tiên quyết không nói dối đâu, anh cứ kiên nhẫn, bình thản mà đợi.
Một hôm, nhân ngày sinh nhật La Viên, Tiên Tứ đã biết xuất thân của mẹ, đặc biệt mua nhiều con ốc, đem phóng sinh. Không ngờ Giao Nhi thấy được, cũng mua một mớ ốc, sai người luộc chín, đem tới chỗ La Viên, nói:
- Đại ca nhân ngày sinh nhật của mẫu thân, cố ý làm món ốc luộc mời mẹ xơi, để mừng thọ.
Câu nói vừa thốt ra, phạm ngay tâm bệnh của La Viên, bà tức giận, nghẹn ngào, không nói ra lời. Giao Nhi sợ mẹ thấy mặt Tiên Tứ khó tránh khỏi buông lời mắng mỏ nặng nề, sự thật sẽ lộ ra hết, vội nói:
- Mẹ bớt giận, hài nhi nghe nói đại tẩu còn đang bày một kế độc khiến mẹ xấu hổ, không thể nhìn mặt người khác. Hiện giờ con đang điều tra xem chị ấy xếp đặt như thế nào. Chừng nào lần ra đầu mối, tra xét rõ ràng, có đủ chứng cứ, mới có thể hỏi tội ngỗ nghịch của chị ấy, khiến chị ấy phải cúi đầu nhận tội.
Vợ chồng La Viên đã lâu mắc vào kế ly gián của Giao Nhi, lúc này lại thâm hận vợ chồng Tiên Tứ, thấy Giao Nhi nói vậy, câu nào cũng cho là đúng, nghe cậu ta trình bày phương cách điều tra, tự nhiên chấp nhận liền. Thương thay cho vợ chồng Tiên Tứ, có nằm mơ cũng không nghĩ ra chuyện cha mẹ đem lòng nghi kỵ. Vả lại Giao Nhi dụng tâm rất hiểm, một mặt ra sức bênh vực cho anh chị, mặt khác thỉnh thoảng xúc xiểm vài câu, khiến cha mẹ không phát hiện ra âm mưu của cậu ta, mà vợ chồng Tiên Tứ cũng không có cơ hội nào để biện minh.
Giao Nhi tuy còn ít tuổi đã ra ngoài kết giao với nhiều thuật sĩ từ nơi khác tới, học được một số phép thuật tà ma. Bấy giờ, gặp lúc ông Bá Cao mắc bệnh, vợ chồng Tiên Tứ phải dắt nhau về thăm, ở lại ba ngày. Bệnh ông Bá Cao lâm nguy, hai vợ chồng phải ở lại thêm vài ngày nữa. Giao Nhi lợi đụng cơ hội này, chế ra một số đồ vật để yểm bùa, viết lên đó ngày sinh tháng đẻ của cha mẹ, và đâm kim bạc vào các yểm vật, lén mở cửa phòng chị dâu, nhét những vật đó xuống dưới chiếu nằm, gầm giường, hoặc ở các chỗ ô uế. Các tà pháp làm xong, Tôn Kiệt, La Viên thấy đau nhói ở tim, bụng trương phình, miệng ói ra máu tươi. Giao Nhi mới lên tiếng:
- Đây hẳn có người dùng tà thuật ám hại cha mẹ.
Tôn Kiệt lúc đầu không tin, mời một đạo nhân về xem, ông ta cũng nói là trúng phải phép tà. Tôn Kiệt tức giận, nói:
- Vợ chồng ta cả đời làm việc thiện, chưa hề biết đối xử khắc bạc với ai, kẻ nào dám hạ độc như thế?
Giao Nhi giả bộ nghi ngờ:
- Đúng vậy. Nhà ta toàn những người trung hậu, lương thiện, làm gì có kẻ thù chống đối? Chỉ có anh trai, chị dâu, vì cha mẹ đôi khi tỏ ra không hài lòng, nên anh chị thường có lời oán thán, nhưng cũng không đến nỗi hạ độc thủ thế đâu! Nhưng dùng tới cách yểm bùa, nhất định phải biết được ngày sinh tháng đẻ. Điều này người ngoài làm sao biết được? Ngay cả những người làm công trong gia đình vị tất đã biết rõ!
Câu nói đó đã đánh động La Viên. Đàn bà là hay tin những điều dị đoan như thế. Nhân vợ chồng Tiên Tứ không có nhà, bà mới dẫn theo Giao Nhi, đi lục soát phòng của hai người. Quả nhiên tìm ra được những chứng cứ tà thuật rõ ràng. La Viên giận vô cùng, đem chứng cứ tới cho Tôn Kiệt coi, hai ông bà càng tin chắc việc này là do vợ chồng Tiên Tứ làm ra. Lập tức đem quăng vào lửa, đất rụi. Bệnh nhẹ của ông bà cũng khỏi hẳn. Tôn Kiệt nổi cơn thịnh nộ, sai Giao Nhi tới nhà họ Bá, gọi Tiên Tứ về. Tội ngỗ nghịch bất hiếu này phải trị thật nặng mới được. Giao Nhi vội ngăn cản:
- Phụ thân muốn kết tội anh ấy, lẽ ra không nên hủy diệt chứng cứ. Nay chứng cứ không còn, làm sao có thể buộc tội?
Huống chi hiện giờ anh ấy đang làm quan đại phu, quan lại họ phải bênh nhau, nhất định cha sẽ thất bại thôi. Nếu làm ra vẻ không biết, cứ để hai người đó ở lại trong nhà, họ biết kế hiểm đã lộ lòng chẳng được yên, ắt phải bày một kế độc khác, chúng ta có đề phòng cũng không nổi. Chi bằng sai người đem tới cho đại ca một món ăn, nói là của người khác đem biếu, mẹ mới nhớ đến đại ca, nên sai đưa tới cho anh xơi. Ta bỏ thuốc độc vào bên trong, đánh thuốc cho anh ấy chết. Còn tẩu tẩu chỉ là đàn bà, làm gì có nhiều bản lãnh? Đợi chị ấy trở về nhà, lại tìm cách khác mà thanh toán, há chẳng phải diệu kế sao?
Vợ chồng Tôn Kiệt đang cơn giận dữ, không tính thiệt suy hơn, liền sai Giao Nhi đích thân đem mấy món điểm tâm đựng trong tráp mang đến cho Tiên Tứ. Tiên Tứ định chia ra, mời nhạc phụ, nhạc mẫu, cùng các dì, các cậu cùng thường thức, Giao Nhi vội nói:
- Món ăn này mẹ chỉ ban riêng cho đại ca, không chia cho người khác, vì món ăn cũng không nhiều. Ca ca hãy ăn một mình, đừng phụ lòng từ mẫu thương yêu.
Tiên Tứ nghĩ cũng phải, ăn vài ba miếng, chỗ còn lại Giao Nhi lại xách về nhà.
Đến chiều, Tiên Tứ bỗng cảm thấy tim đau như xé, thổ ra huyết, giây lát là lăn ra đất. Bá Cao bệnh đang nguy cấp, vì chuyện này cũng kinh động, kêu lên một tiếng mà qua đời.
Bá tiểu thư thấy Tiên Tứ thần sắc biến đổi, tính mạng chỉ còn trong khoảnh khắc, không thể ở lại dự tang lễ của phụ thân, mà phải lo cho người chồng sắp chết, đưa chàng trở về nhà. Hai nhà chỉ cách xa nhau chừng mười dặm: nếu đi nhanh, chỉ ba khắc đồng hồ là về tới nhà.
Đang đi nữa đường, Tiên Tứ bỗng kêu lên một tiếng. Một đạo linh hồn của chàng đang chạy mau tới Quĩ Môn quan 3. Bá tiểu thư đau đớn muốn chết, lại đau buồn vì chồng chết bất tử, hét lên một tiếng, thổ ra một bụm máu tươi.
Chú thích
1 Trai già sinh ngọc châu, ám chỉ người già lại sinh con.
2 Nhưng nhưng: cũng gần nhu chử "nương nương" hoặc "đại nương", là danh hiệu tôn xưng một người đàn bà có địa vị.
3 Quỉ Môn quan: Cửa ải ngăn cách giữa cõi Dương và cỏi âm. Tới Quỉ Môn quan có nghĩa là sắp vào cõi chết. Nhưng ở đây, tác giả dùng chữ theo nghĩa đen, kể chuyện linh hồn Tiên Tứ về âm ti.
Bát Tiên Đắc Đạo Bát Tiên Đắc Đạo - Khuyết Danh Bát Tiên Đắc Đạo