It is what you read when you don't have to that determines what you will be when you can't help it.

Oscar Wilde

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 13
Ở Ôđetxa, miền Nam độc quyền thống trị. Buổi sớm oi bức chói lòa trên cảnh lặng ngắt của đồng cỏ. Người ta cảm thấy nó nồng nặc mùi ngải non, mùi chĩa ba, mùi cúc tím và hương cây cỏ. Không khí phía chân trời nóng như lửa. Những bụi cây tua tủa và những ngôi nhà trắng của sân bay, rải rác trên những khu đất đã trở lại tình trạng hoang dại, động đậy, tỏa ra xa những lần sóng như những ảnh phản chiếu trên một dòng nước chảy.
Pèchỵa được bố giúp đeo ba-lô lên vai và hai người đi ra cửa sân bay. Đám người ra đón bà con đi ngược lại phía họ.
— Bố yêu! — Bỗng Galia chạy lao tới, kêu nheo nhéo.
Với đôi chân bé nhỏ, sạm nắng, trên người lấp lánh hạt trai và dải băng, bé chạy thật nhanh về phía một người đàn ông đang ngồi xổm giơ hai tay ra trước mặt em... Em nhào vào giữa, hai cánh tay dang thẳng ôm ngay lấy em tung hê lên trời.
— Bố yêu! Bố yêu của con! — em vừa kêu vừa cười như nắc nẻ, vui không để đâu hết.
Còn người kia thì tung hè em lên rất cao, đỡ lấy, vần em như vần củ khoai. Cái mũ lưỡi trai chiến sĩ biên phòng rơi xuống bãi cỏ trẳng hụi. Vòng hoa bay tung lên. Mái tóc đen của em bé nhảy múa trên vầng trán sạm nắng và đẫm mồ hôi.
— Thôi, bố! Bố ơi, đừng làm nữa!
Em bé không kêu nữa, nó rên rỉ, gù gù như một con bồ câu, vui sướng đến mệt lả. Cuối cùng, ông đặt nó ngồi cưỡi lên trên cái cổ sạm đen của mình, nhặt mũ lưỡi trai lên phủi phủi.
— Anh Pêchya ơi, lại đây, trông này! Bố yêu của em đấy, — em líu tiu nói rất cảm động.
— Này, bố yêu ơi, anh ấy là Pêchya đấy. Anh ấy là một đội viên ở Mạc-tư-khoa. Chúng con cùng đi với nhau. Ở trên máy bay, con đã lấy hết bưu thiếp của anh ấy. Chúng con đã dàn hòa với nhau rồi. Bác Vaxya đã đứng ra dàn hòa cho chúng con. Mẹ anh ấy vẫn ở lại Mạc-tư-khoa. Anh ấy đi công tác với bố về Ôđetxa. Họ dang đi công tác đấy.
Em bé riu rít mãi không thôi. Em vui sướng một cách thơ ngây thấy rằng mọi sự ở trên đời đã được xếp đặt khéo như thế. Em có một người bố và Pêchya cũng có; hai đứa cùng đáp máy bay đi du lịch; hai đứa đã giận nhau tí ti và rồi, nhờ trời, đã dàn hòa được và mọi việc đều yên lành. Nhìn chung, cuộc đời đẹp quá.
— Tốt lắm, — người bố yêu, xem chừng cũng cùng một tính tình với con gái, nói. — Chú này là chàng hiệp sĩ mắt xanh mới của con chứ gì. Có bạn mà đánh quen thì thích đấy.
Và bố Galina chìa ra cho Pêchya bàn tay to, rắn, đen sạm với những móng tay trắng rất to bản.
— Cháu không phải là hiệp sĩ — Pêchya vừa lầm bầm vừa chào rất ngượng nghịu.
— Cháu là phó chủ tịch đấy, — bố Pêchya nói — đùa dai với ông phó chủ tịch là không xong với ông ấy đâu.
— Bố cứ...! — Pêcliya nói hằng một giọng đau khổ và trách móc.
— Càng tốt — người chiến sĩ biên phòng thốt lên. — Chúng tôi thích các ông phó chủ tịch lắm. Phải không, Galina?
Pêchya sắp tự ái đến nơi, nhưng ông bố Galina có một vẻ mặt ân cần cởi mở quá, với đôi mắt xanh lam, cái miệng rộng gió thổi se khô lại, và những giọt mồ hôi long lanh trên mũi; trông ông rắn rỏi quá, thoải mái quá trong đôi bốt dày bụi, trong chiếc áo va-rơi vải hạc màu, cô bé gập xuống, viền thêm một cái cổ khác khâu rất cẩn thận. Ông đậm đà mùi đồng cỏ quá làm cho Pêchya bỏ qua không nỡ giận, và cảm thấy tự hào được một vị chỉ huy biên phòng thực sự nói đùa mình. Nhân cơ hội gặp người am hiểu, chú định tranh luận về chuyện biên phòng, chuyện bọn khiêu khích, chuyên chó săn; nhưng vừa lúc đó, một chiếc xe tải xuất hiện.
— Thôi, Galina, con từ biệt chàng hiệp sĩ của con đi. Bắt tay ông phó chủ tịch đi.
— Chào anh Pêchya. Khỏe nhé. Chúng tôi đi đây, — cô bé nói.
— Galina về đâu? — Pêchya hỏi, giọng luyến tiếc.
Chú cảm thấy cuộc gặp gỡ đẹp đẽ này sắp đứt quãng đến nơi rồi. Chú sẽ không bao giờ còn được thấy cô bé vui tính và ăn mặc sặc sỡ này nữa.
— Em đi Betxarabi, — Galina vui vẻ nói, rõ ràng là em không có một chút luyến tiếc gì phải xa rời Pêchya mãi mãi.
Điều đó đã chạm lòng tự ái của chứ bé.
— Thế mà anh cứ tưởng Galina về Ôđetxa ở?
— Không mà.
— Thế chúng mình sẽ không gặp nhau nữa ư?
— Không, sẽ không gặp nhau nữa!
— Thôi, con ơi, từ biệt thế đủ rồi. Ta lên xe thôi, bố chỉ được phép đến ba giờ. Chào ông phó chủ tịch!
Người chiến sĩ biên phòng đặt em bé ngồi bên người lái xe. Rồi ông tự giới thiệu với bố Pêchỵa:
— Trung úy Paplôp.
— Batsây, — ông này đáp lại.
— Tôi có biết đồng chí, — Paplôp nói, đôi mắt tươi cười — Hai năm trước, đồng chí đã đến nói chuyện ở một câu lạc bộ về lịch sử luật pháp xô-viết. Đồng chi có nhớ không? Tôi nhận ra ngay đồng chí. Đồng chi ở Ôđetxa có lâu không?
— Hai ba tuần. Tùy tình hình công việc. Tôi có việc phải trọng tài ở đây.
— Đồng chí có định đi thăm Betxarabi chủng tôi không?
— Muốn lắm. Đó là cái mộng từ lâu của tôi. Có thể nói Betxarabi là quê hương thời thơ ấu của tôi. Bugadơ, Sabô, Akecman, Buđaki...
Đôi mắt Piôt Vaxiliêvich long lanh khi ông nhắc đến những tiếng đó, nó đối với Pêchya cứ như những câu thần chú.
— Vậy thế nào?
— Có cần giấy phép không?
— Cần.
— Cứ coi như là tôi xin được giấy phép, thì đi như thể nào? Tàu Tuôcghêniep không còn chạy nữa.
-Tàu Tuôcghêniep ư? — Trung úv Paplôp tò mò nhìn Batsây, cho là ông nói đùa.
— Thời tôi ở đấy, có chiếc tàu thủy nối tiếng tên như thế. Tàu đóng giữa thế kỷ thứ 19, có hai ống khói.
— À, vâng! Tôi hiểu. Không, tàu Tuôcghêniep không chạy nữa. Nhưng đồng chí có thể tìm ô-tô mà đi, và...
— Được, được, tôi sẽ hỏi thăm.
— Vậy, xin mời đồng chí! Đồng chí nên đi thăm Betxarabi giải phóng. Có thể đồng chí sẽ có dịp bàn bạc với anh em sĩ quan chúng tôi về các vấn đề luật pháp. Anh em sẽ hoan nghênh lắm. Và, đôi với lũ trẻ thì mê lắm: biển, cát, đằm nước mặn... Này, ông phó chủ tịch, — người sĩ quan nói với Pêchỵa, — ông có muốn du lịch bằng tàu thủy trên Hắc-hải một chuyến không?
— Muốn thì có được không ạ? — chú ngập ngừng hỏi.
— Muốn là được tất. Tôi chắc ông phó chủ tịch sẽ không phản đối. Vậy, xin mời đồng chí. Đồng chí sẽ không phải tiếc đâu. Đồng ý chứ?
— Đồng ý! — Piôt Vaxiliêvich thốt lên vui vẻ — Đồng chí gửi cho tôi xin một giấy phép.
— Chủng tôi sẽ gửi. Địa chỉ như thế nào?
— Khách sạn đó.
— Đồng chỉ nói thực đấy chứ?
— Thực trăm phàn trăm.
— Vậy chúng tôi sẽ chờ.
Trung úy bắt tay Batsây thật chặt rồi nhảy tót lên chiếc xe tải; nó lôi xốc trung úy Paplôp và đưa con gái của ông đi trong một đám mày bụi, — cái thứ bụi đặc biệt của bờ biền Hắc-hải với tất cả những dải băng, hạt trai, những bím tóc xinh xinh, cái làn của bà nó, vòng hoa cúc tím của Khackôp đặt lệch xuống bên tai.
Còn lại một mình hai bố con Pêchya, và trong giây lát Piôt Vaxiliêvich cảm thấy trong lòng một nỗi lo âu khó tả, một tâm trạng nặng nè kỳ lạ, chẳng hiểu cái bóng râm kia đã bỗng dưng từ đâu tới, phủ lên mặt đất khô bóng ánh nắng tháng sáu.
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa