With compassion you can die for other people, like the mother who can die for her child. You have the courage to say it because you are not afraid of losing anything, because you know that understanding and love is the foundation of happiness. But if you have fear of losing your status, your position, you will not have the courage to do it.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Dược Trần
Upload bìa: Ngô Quang Hoàng
Số chương: 29 - chưa đầy đủ
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7574 / 93
Cập nhật: 2016-08-01 22:05:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13
i-rô-nốp, Lu-ga-nốp cùng hai nhân viên trinh sát được cử đi với họ, ra đến đường phố thì cơn mưa bỗng lại xối xuống mạnh hơn.
-- Thật là tai hại. Quỷ quái thật, -- Mi-rô-nốp thầm rủa và chui tọt vào xe. -- Lạnh đến sổ nước mũi rồi.
Lu-ga-nốp cười vang:
-- Ồ, đồng chí thiếu tá ạ, có lẽ bây giờ thì đồng chí cũng quên mất cái tính hay khôi hài của mình rồi!
-- Được, được. Cậu cứ cười đi, cứ cười đi, -- An-đrây lầm bầm. -- Lát nữa cậu lạnh run lên rồi xem còn cười được nữa hay thôi.
Mi-rô-nốp cười và lái xe rất nhanh. Theo sự hướng dẫn của Lu-ga-nốp, anh cho xe vòng vèo theo các phố dưới mưa tầm tã. Ra ngoại ô, anh cho xe dừng lại cách chỗ rẽ vào khu nhà hoang ba dãy phố. Đường xá vắng tanh, tờ mờ tối. Những ngôi nhà im lìm sau các hàng rào cao. Chiếc xe dừng ở đây cũng có thể gây nên sự tò mò. Nếu có kẻ nào đó cố tình đến để vào ngôi nhà hoang thì hắn sẽ đề phòng trước việc xuất hiện chiếc xe đột ngột này. Mi-rô-nốp bảo ba người lặng lẽ đẩy chiếc xe vào một ngõ cụt.
Kế hoạch hành động đã được vạch ra từ trước nên bây giờ mọi người thực hiện rất ăn khớp và trật tự. Lu-ga-nốp biết rất rõ nơi này nên họ đã chú ý và thảo luận cả những chi tiết nhỏ nhất. Ra khỏi xe,Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp đi lên trước đến đường rẽ vào ngõ hẹp dẫn thẳng ra bãi hoang, còn hai nhân viên được cử theo họ thì đi sau cách nhau từ hai mươi đến ba mươi mét. Họ bước nhanh nhưng thận trọng quan sát kỹ chung quanh. Mưa vẫn xối xả...
Khi Mi-rô-nốp và lu-ga-nốp vừa rẽ vào ngõ hẹp, thì người trinh sát giúp việc rảo bước dấn lên, đi vượt qua họ, qua bãi hoang rồi lẩn vào khu rừng, đứng nấp sau một lùm cây rậm.
Mi-rô-nốp và lu-ga-nốp đi từ từ dọc theo ngõ hẹp và rẽ vào căn nhà đổ, bỏ hoang. Họ đứng sát bên nhau quan sát khắp ngôi nhà. Ngôi nhà một tầng có tầng hầm còn chắc chắn nhưng rõ ràng là hoang trống khá lâu. Mấy cánh cửa sổ đổ gục xuống nền đất. Kính cửa không có. Mái nhà hầu như còn nguyên mặc dầu có đôi chỗ ngói bị vỡ lỗ chỗ. Chỗ hai người đứng quan sát không thấy có ống nước nào cả. Theo lời Xa-vê-li-ép thì ống nước chạy dọc theo bức tường phía trông ra khu rừng thưa.
Đứng thêm một lúc, họ thận trọng luồn qua khung cửa lớn đi vòng sang phía bên kia. Nhà ẩm ướt, mùi mốc xông lên, nền nhà đầy rêu. Lu-ga-nốp bấm đèn pin và lấy tay che bớt ánh sáng chỉ hở một vệt nhỏ chiếu xuống đủ để soi đường đi. Nền nhà chỉ toàn rác bẩn, chả có gì đáng chú ý cả.
Tắt đèn, Mi-rô-nốp đi ra sân. Lu-ga-nốp đi sau anh. Họ mò mẫm im lặng, thận trọng không ai nói với ai điều gì cả. Đi đến góc tường, ở đấy, thao như Xa-vê-li-ép nói có một ống nước mất vòi nhô ra. Đến chỗ đó Mi-rô-nốp mới biết rằng vòi không có nước nữa. Vòi nước hình như bị ai cưa mất một đoạn. Đây là điều làm cho Mi-rô-nốp suy nghĩ và chú ý hơn.
Lu-ga-nốp ngồi ngay cạnh vòi nước còn An-đrây thì cởi áo mưa trùm lên đầu và ngồi xuống như kiểu người chụp ảnh ngày trước vẫn thường làm. Lu-ga-nốp bấm đèn nhưng Mi-rô-nốp vẫn còn sợ ánh sáng lọt ra ngoài nên lại lấy thêm chiếc khăn tay lụa bọc kính đèn lại chỉ để một vệt sáng mờ.
Một vài giây trôi qua và từ trong áo mưa bật ra một tiếng kêu cố nén niềm vui của Lu-ga-nốp: "Đây rồi". Ánh đèn cũng tắt luôn.
-- Cái gì thế? -- Mi-rô-nốp hỏi khẽ. -- Cậu không đùa tếu đấy chứ, Va-xi-li Nhi-cô-lai-ê-vích?
-- Thế cậu lúc nào cũng cứ cho là mình đùa cả ư? -- Lu-ga-nốp vừa đáp vừa hỏi lại, có vẻ bực. Anh đưa tay bỏ một vật gì đó vào túi áo. -- Bỏ áo mưa ra kẻo chết ngạt mình bây giờ. Ta vào nhà xem cái gì đây.
Vừa đi vừa cởi áo mưa, An-đrây bước vội gần như chạy vào nhà. Vừa vào gian nhà giữa, Mi-rô-nốp đã giục luôn:
-- Nào, bấm đèn lên xem cậu tìm được cái gì nào.
Lu-ga-nốp thong thả cho tay vào túi rồi lại rút tay ra ngay, cố giấu vật gì đó mà không cho Mi-rô-nốp xem ngay. Như cố trêu bạn, Lu-ga-nốp lại ngồi xổm xuống và kéo An-đrây ngồi theo. An-đrây ngồi xuống cạnh, anh liền chiếu đèn vào bàn tay nắm chặt nhưng chưa mở của Lu-ga-nốp. Từ từ, rất từ từ Lu-ga-nốp xòe tay ra và Mi-rô-nốp trông thấy một bao diêm cũ. Đúng chỉ là một bao diêm cũ.
Rất thận trọng, Mi-rô-nốp khẽ đưa hai ngón tay cầm lấy bao diêm như cầm một vật rất mỏng manh, dễ vỡ và chú ý ngắm nghía một hồi đủ các phía rồi mở ra. Thận trọng, Va-xi-li chiếu đèn. Một vật gì đó cứng, cồm cộm được gói kỹ trong một mảnh giấy nằm trong bao diêm. Mở mảnh giấy, họ thấy một chiếc chìa khóa con con bằng sắt như chìa khóa va-li hoặc túi xách du lịch. Nhìn kỹ, họ xác định đó là chìa khóa va-li kiểu cũ. Bấm đèn vào mảnh giấy, Mi-rô-nốp rất ngạc nhiên biết rằng đó là tờ cuống phiếu gửi hành lý của phòng gửi hành lý sân bay thành phố Crai-xcơ. Tên người nhận là A. C. Vôi-xê-khốp-xcai-a. Phiếu hành lý ghi ngày hôm qua.
-- Vôi-xê-khốp-xcai-a... -- Mi-rô-nốp lẩm bẩm. -- Vôi-xê-khốp-xcai-a? Là ai? Va-xi-li, cậu đã nghe nói đến người này lần nào chưa?
-- Đây là lần đầu tiên đấy, -- Lu-ga-nốp đáp.
-- Thôi, chả sao. Vôi-xê-khốp-xcai-a là Vôi-xê-khốp-xcai-a. Thế thôi. Sẽ xác minh ngay sáng mai.
Mi-rô-nốp lấy chiếc máy ảnh công tác nhỏ xíu để ở túi áo trong ra và chụp liền mấy kiểu các mặt bao diêm, chìa khóa và tờ cuống phiếu hành lý. Xong đâu đấy, anh bỏ máy ảnh vào túi áo, lấy tờ phiếu gửi gói chiếc chìa khóa lại và bỏ vào bao diêm như cũ. Đặt bao diêm vào chỗ cũ, Mi-rô-nốp cùng Lu-ga-nốp đi ra khỏi vườn, bước về phía rừng thưa và huýt sáo ra hiệu gọi hai người trinh sát từ nãy đến giờ vẫn bí mật đứng canh cho họ.
Khi hai người đã đến, Mi-rô-nốp nói sơ qua cho họ biết việc tìm thấy bao diêm và đoán rằng, ngay đêm nay mà chậm lắm là sáng mai thế nào cũng có người nào đó đến để lấy bao diêm. Phải bí mật chụp được ảnh người "bí mật" ấy. Hai trinh sát sẽ phân công nhau gác ở hai phía rừng và lối vào bãi hoang để quan sát thật kỹ người đến lấy "hàng" gửi. "Nhiệm vụ chính của các anh là, -- Mi-rô-nốp nói, -- phải quan sát kỹ, chụp được toàn thân kẻ đến đây lấy hộp diêm".
-- Tôi nhắc lại là lần này cậu không được để sổng nữa đâu đấy, -- Mi-rô-nốp quay lại nói với người trinh sát đứng cạnh mình.
Anh chàng kia cúi đầu thở dài, bực bội và xấu hổ. Đó chính là người trinh sát đã để sổng mất người phụ nữ mà anh ta đã phát hiện trên phố Pê-tơ-rốp-xki lúc đang xem tờ thông báo nhắn tin của Trê-nhi-a-ép.
-- Đồng chí thiếu tá, đồng chí đừng nghi ngờ tôi nữa. Lần này thì dù có chết tôi cũng sẽ không để con mồi thoát. -- Anh ta nói, giọng ấm ức rõ rệt. -- Trong đời tôi, tôi sẽ không để phạm phải sai lầm lần thứ hai đâu.
Bố trí xong công việc, Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp cùng lên xe. Trên đường về, họ thảo luận kế hoạch hành động tiếp. Họ thống nhất trong khi chờ điều tra về Vôi-xê-khốp-xcai-a thì ngay bây giờ phải ra sân bay kiểm tra hàng trong va-li mang tên người đàn bà này. ( Cả hai người đều nghĩ rằng chưa chắc va-li này đã đúng là do Vôi-xê-khốp-xcai-a gửi, vì tại sao lại phải dấu chìa khóa ở ống nước ở một nơi mà quỷ cũng chả thèm đến thế này?) Lu-ga-nốp đề nghị để anh tự ra sân bay vì đã quen thuộc một số nhân viên ở đây còn Mi-rô-nốp thì không nên xuất hiện làm gì. An-đrây đồng ý, anh chả có lý do gì khác để bác bỏ ý kiến đúng đắn thế. Sau khi đưa Mi-rô-nốp về cơ quan an ninh, Va-xi-li liền lái xe thẳng ra sân bay cách trung tâm thành phố hơn ba mươi cây số.
Trước khi chia tay, họ dặn nhau:
-- Va-xi-li ạ, cậu nhớ gọi điện ngay báo cho biết kết quả. Chớ có dềnh dàng đấy. Kế hoạch hành động của tôi còn phụ thuộc vào kết quả điều tra của cậu đấy.
-- Được, được tôi sẽ gọi. Nhưng tốt nhất là cứ đi ngủ đi, đừng thức chờ.
Bước vào cơ quan, Mi-rô-nốp đưa mắt nhìn chiếc đồng hồ quả lắc treo trên tường phòng đợi đối diện ngay với cửa ra vào. Đã hơn hai giờ sáng. Các phòng làm việc cũng như hành lang đều vắng ngắt.
Mi-rô-nốp mỉm cười nhớ lại những năm tháng công tác trong cơ quan an ninh ở Ủy ban cũng như ở Cục! Anh hiểu rất rõ, những người nhân viên phản gián không thể làm việc một cách bình thường như các ngành khác. Có lẽ cũng chả riêng gì nhân viên phản gián nhiều khi phải làm việc suốt đêm ngày, quên ăn, quên ngủ và nghỉ ngơi. Nhưng điều đó thường chỉ xảy ra trong những trường hợp cần thiết như đêm nay anh và Lu-ga-nốp đã làm chẳng hạn. Anh biết rằng, giờ này đây cùng thức như anh còn có hàng ngàn, hàng ngàn người ở các nơi, các ngành nghề khác nữa.
-- Không, -- anh bỗng nói một mình. -- Mình sẽ không gọi điện cho Ki-rin Pê-tơ-rô-vích nữa. Cần gì phải đánh thức đồng chí ấy dậy vào lúc đêm hôm khuya khoắt thế này? Nếu như sáng mai gọi thì cũng chả sao cơ mà. Thôi, để sáng sớm mai vậy".
Mi-rô-nốp không về phòng mình mà đi thẳng tới phòng trực ban Cục: mặc dầu đã mệt nhưng anh cũng muốn biết xem có tin tức gì mới ở Cục điều tra hình sự báo sang không, nhất là việc phục hiện bức chân dung.
-- Đồng chí thiếu tá, đồng chí về thật đúng lúc, -- trực ban kêu lên vẻ vui mừng. -- Suốt một giờ liền đại tá Pê-tơ-rốp không cho tôi thở nữa, ông gọi liên hồi. Mời đồng chí đến đằng ấy ngay. Nhanh lên!
Bao mệt nhọc trên người Mi-rô-nốp như được trút hết, anh gần như chạy đến thẳng Cục điều tra hình sự. Thấy Mi-rô-nốp xuất hiện trong bộ quần áo ướt sũng, tóc tai bơ phờ, đại tá Cục trưởng vui vẻ hỏi ngay:
-- Thế nào, tốt chứ?
-- Chả có gì đặc biệt cả, -- Mi-rô-nốp trả lời. -- Được một bữa ướt như chuột.
Rồi anh thong thả kể lại diễn biến cuộc điều tra và tang vật tìm thấy ở ngôi nhà hoang.
Đại tá chăm chú lắng nghe, không hỏi ngắt quãng. Khi Mi-rô-nốp báo cáo xong, ông trầm ngâm một lúc rồi nói độc có mấy tiếng:
-- Thú vị đấy!
Im một lát, ông lại lắp lại:
-- Hết sức thú vị.
Lại im lặng, sau đó đại tá thong thả cầm chiếc cặp da để trên bàn, mở lấy ra hai cặp bìa giấy. Hơi hé mở bìa giấy, ông hóm hỉnh nhìn một thoáng rồi lại mở bìa khác và nói với Mi-rô-nốp:
-- Tôi không bình luận gì về câu chuyện hết sức thú vị của anh, nhưng về phần mình, tôi cũng sẽ dành cho anh một điều thú vị. Đây anh hãy xem.
Nói xong ông liền cầm cả hai tờ bìa và lặng lẽ đưa cho An-đrây Mi-rô-nốp một trong hai tờ bìa đó. An-đrây cố nén vẻ hồi hộp, mở tờ bìa và nhìn thấy mấy bức ảnh trong đó. Thoáng xem những bức ảnh anh liếc nhìn đại tá vẻ vui mừng và ngạc nhiên vì đây là những bức ảnh của Ôn-ga Cô-nhi-lê-va mà An-đrây đã nhiều lần xem kỹ.
Thấy An-đrây đã nhận ra những bức ảnh, đại tá cục trưởng lại lặng lẽ đưa cho anh tờ bìa khác. Trong tờ bìa này cũng có mấy bức ảnh. Khi Mi-rô-nốp vừa nhìn qua thì anh bỗng giật mình kêu lên. Anh hấp tấp chọn nhanh các tấm ảnh và càng xem, nét mặt anh càng ngạc nhiên và kinh hoàng.
Khuôn mặt trong ảnh đăm đăm nhìn anh không phải là ai khác mà chính là Ôn-ga Cô-nhi-lê-va. Khuôn mặt này dại hẳn, cứng đờ, khác rất xa với khuôn mặt sinh động, trẻ trung của những bức ảnh chụp để trong cặp bìa thứ nhất. Nhưng bất cứ ai nhìn vào ảnh cũng khẳng định ngay rằng: tất cả những ảnh này đều là của một người.
Mi-rô-nốp thở dài, buồn bực đưa trả hai cặp bìa cho đại tá. Nét mặt đại tá cũng trở nên đăm chiêu, nghiêm nghị. Ông tỏ vẻ rất hài lòng về kết quả của cuộc thí nghiệm về phương pháp phục hiện chân dung những người chết.
-- Anh bạn ạ, chính đây là ảnh chụp lại bức vẽ chân dung người bị nạn. -- Ông nói, giọng hài lòng, thỏa mãn. -- Thật là cừ. Anh nên nhớ rằng những chuyên viên làm việc phục hiện khuôn mặt người này chưa hề được nhìn qua các ảnh chụp vợ Trê-nhi-a-ép đâu. Mãi tới khi họ tuyên bố là vẽ xong xuôi rồi, chúng tôi mới đưa những tấm ảnh chụp người thật ra. Họ chỉ căn cứ vào ảnh thật để sửa sang lại đôi chút về bộ tóc: điều đó có gì là đáng kể. Sau đó họ chụp lại một loạt các bức ảnh để so sánh với ảnh thật. Và, kết quả như anh đã thấy đấy. Không đến nỗi tồi chứ?
-- Thưa đại tá, -- Mi-rô-nốp nói, tay quay quay chiếc bút chì một cách băn khoăn, -- nếu như tôi không biết rằng có chiếc ảnh chân dung được chụp lại, thì tôi sẽ đinh ninh rằng đây là những bức ảnh chụp từ khuôn mặt người sống thật... Không ai có thể nghi ngờ được! Ai mà tin được đây là bức ảnh được vẽ lại từ một người đã chết. Cừ thật!
-- Chính thế đấy. -- Đại tá sôi nổi tiếp lời. -- Tài ba chính là chỗ ấy đấy. Anh thử tưởng tượng xem bây giờ chúng ta đưa những bức ảnh chụp lại này cho một người nào đó ngoài cuộc xem thì có ai dám nói khác chăng. Anh thử tưởng tượng xem. Nó sẽ ra sao, hả?
Đại tá liếc nhìn đồng hồ, tay xoa trán, im lặng nhìn Mi-rô-nốp một lát rồi nói:
-- Nhưng anh bạn ạ, đêm đã khuya mà chúng ta cứ ngồi với nhau ở đây trò chuyện mãi. Phải đi ngủ đã. Sáng sớm mai chúng ta sẽ quyết định xem cần phải làm gì. Bức ảnh đã rõ rồi. Cần phải bắt thủ phạm.
"Thủ phạm! -- Mi-rô-nốp thầm nghĩ. -- Nhưng ai là thủ phạm. Chúng ta đã xác định được ai chưa? Nhưng không sao, sáng mai hẵng hay".
Mi-rô-nốp đứng dậy và chia tay đại tá vừa đúng lúc chuông điện thoại reo lên. Đại tá cầm ống nghe.
-- Tôi nghe... Vâng, tôi đây. Thế à? Mi-rô-nốp à? Anh ấy đang ở chỗ tôi. Được, tôi sẽ đưa... -- Ông vẫy tay và đưa ống nói cho Mi-rô-nốp. -- Lu-ga-nốp từ sân bay gọi anh đây.
Mi-rô-nốp vội cầm lấy ống điện thoại. Lu-ga-nốp vừa xin lỗi và nói luôn rằng, anh gọi điện cho trực ban Cục an ninh thì được biết là Mi-rô-nốp đang ở chỗ đại tá Cục điều tra hình sự:
-- Ở đấy có gì mới không? -- Lu-ga-nốp hỏi.
-- Có, -- An-đrây đáp cụt lủn. -- Cô ta. Chính là cô ta. Sáng mai sẽ nói kỹ hơn. Chỗ cậu có tin gì không?
-- Đã kiểm tra chiếc va-li con, chỉ có một áo váy, hai đôi áo lót và mấy quyển sách. Ngoài ra chả có gì đặc biệt cả.
-- Cậu có gõ xem va-li có hai đáy hay là một không?
-- Yên chí, mình xem kỹ rồi. Chả có hai đáy, hai thành gì cả.
-- Cảm ơn. Giờ thì cậu cứ về ngủ đi. Mình cũng về ngủ đây. Mình sẽ về ngay. Cậu cứ yên tâm.
Bỏ ống nghe xuống, Mi-rô-nốp quay lại hỏi đại tá:
-- Báo cáo đồng chí, sáng mai chúng ta sẽ gặp nhau chứ?
-- Đồng ý, sáng mai, -- đại tá vừa bắt tay vừa niềm như trả lời Mi-rô-nốp và tiễn anh ra cửa. -- Buổi sáng đầu óc tinh tường hơn. Chúc anh ngủ ngon.
Sợi Chỉ Mỏng Manh Sợi Chỉ Mỏng Manh - Yakov Naumov, Aleksandr Yakovlev Sợi Chỉ Mỏng Manh