Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Phần Thứ Nhất - 11
M
áy bay bay nhanh quá, thiên nhiên đổi thay nhịp nhàng quá đến nỗi Pêchya mất hẳn khái niệm về thời gian. Chú mải mê với màu sắc của đất trời miền Nam đang bao quanh chú. Đã từ lâu không còn trông thầy những cánh rừng thông nữa. Những cây bạch dương đã biến mất. Khắp bốn bề thảo nguyên trơ trụi và vẳng lặng lạ thường trải ra mãi đến tận chân trời. Những cối xay gió mà Pêchya chưa từng thấy, xuất hiện. Dọc các khe nổi lên những ngôi nhà nhỏ trắng của những thôn xóm lớn. Quanh các ao nhỏ, trông cứ tưởng như nước ấm lắm, có những lùm cây bụi bậm hắt lên những ánh mờ bàng bạc dưới nắng. Tất cả đều mới, đều lạ. Nhưng mới lạ nhất là cái ánh nắng chói chang. Không khi đỏ rực và thấm đầy không phải chỉ nhũng tia có thể thấy được, mà cả những tia cực tím bí hiểm bên ngoài, chúng lướt trên mặt da với một sức mạnh hầu như sờ thấy được và gần như đốt cháy da.
Trong máy bay mỗi lúc một thêm nóng. Nhưng đó là một hoi nóng nhẹ nhõm, tốt lành. Pêchya toát mồ hôi. Chú buồn ngủ. Bỗng, chú nhớ rằng mình còn phải ghi những nhận xét về hiện tượng thiên nhiên, phải chuẩn bị tài liệu khoa học cho báo Sự thật Thiếu niên, viết những tấm bưu thiếp gửi từ trên máy bay đi cho bạn bè thân thuộc. Lúc này, các tấm bưu thiếp ấy mới thật là giá trị. Không những nó sẽ có câu chú thích hấp dẫn lòng người « Viết từ trên máy bay », mà còn có thể ghi thêm bằng một nét viết tháu gần như đọc không rõ: « trong khi bay là là mặt đất». Để rồi xem Ôlia Netsaêva sẽ phản ứng như thế nào, và cái thằng Victo Xađôpnikôp chúa ba hoa tự đắc kia sẽ ngẩn tò te như thế nào. Không phải là chuyện đùa nữa đâu. Không, các bạn ạ, người ta không thể bỏ lỡ một cơ hội như vậy ở trên đời. Một dịp như thế này chỉ xảy ra một lần thôi. Pêchya cựa mình và lục tìm ở túi áo trong những thứ để viết. Chúng đã biến đâu mất cả. Chú bé giật mình ngồi thẳng dậy và cảm thấy có cái gì đang tụt xuống trán. Chiếc mũ lưỡi trai đã biến mất và thay vào chỗ nó là một vòng hoa cúc tím. Galia đang ngồi trên đống va-li ở đuôi máy bay, đầu đội chiếc mũ lưỡi trai của Pêchya, chân đung đưa, và đang cầm bút chì hí hoáy vẽ lên các tấm bưu thiếp của chú.
— Đích con bé này rồi! — chú đỏ mặt thốt lên.
Điều mà Pêchya sợ nhất trên đời là sự lố bịch! Ấy thế mà bây giờ, đúng vào lúc trang nghiêm đang bay là là mặt đất một cách hào hùng này, trước mặt đông đủ hành khách chú lại đóng vai một thằng ngốc mồ hôi mồ kê nhễ nhại, đầu tóc bờm sờm, mặt đỏ bừng và bối rối, thậm chí trên đầu lại đội một vòng hoa chứ không phải chiếc mũ lưỡi trai bị đánh cắp. Rõ thật là đẹp trai! Chú tức giận và nhục đến phát khóc lên được.
— Trả ngay các thứ cho tao, — Pêchya nói, đôi mắt đen nhánh long lên sòng sọc — Hiểu chưa? Ngay lập tức!
Nhưng câu nói của chú không gây một tác động gì cho em bé cả. Nó nhìn Pêchya đang giận dữ, xua xua tay, và bỗng dưng cười như nắc nẻ; tiếng cười của nó trong trẻo và thơ ngây đến nỗi người ta có cảm giác như trong máy bay có một cái chuông nhỏ xíu bằng pha-lê đang rung.
— Liệu hồn, đừng có mà làm bẩn bưu thiếp của tao, — Pêchya tuyên bố, nghiêm nghị dằn từng tiếng — Đừng có mà vẽ vào giấy của tao. Giấy tao để nghiên cứu khoa học đấy. Hiểu chưa?
Nhưng chú thấy rõ là con ranh không cần hiểu gì cả. Nó xun mũi lại và thè lưỡi ra với chú. Chú bé mất hết bình tĩnh. Chú quên phắt cả địa vị quan trọng của một nhà hoạt động chính trị, phó chú tịch câu lạc bộ những nhà khoa học tự nhiên trẻ tuổi thủ đô, và xông lên chiến đấu với những tiếng hò thét hùng hổ.
— Trả bưu thiếp tao đây! Trả mũ tao đây! Mày mà không trả thì...
Nhưng tóm được con bé chẳng phải dễ gì. Nó nhảy thoăn thoắt từ chiếc va-li nọ sang chiếc va-li kia như một con vượn. Nó lánh, ngã, cười sằng sặc. Những hạt trai nhảy lên, những dải băng bay phất phới. Vị phó chủ tịch vất vả lắm mà vẫn không làm gì được con bé ranh ma và mau lẹ như một quả cầu bằng bạc long lanh kia.
— Bố ơi! Bố ơi! — Pêchya sụt sịt khóc — Bố bảo nó trả ngay cho con những thứ của con đi!
Nhưng ông bố hình như không muốn bênh thằng con vụng về của mình. Tất cả cảm tình của ông hướng về phía em bé khôn khéo và nhanh nhẹn.
— Thiếu niên với lại phó chủ tịch gì mà lại chịu thua một em bé tí xiu thế kia! — ông vừa nói vừa thú vị ngắm nhìn bé Galina mặt đó như gấc; lợi dụng cơ hội ấy nó vớ lấy vòng hoa trên đầu chú thiếu niên, cuộn tròn lại trong tay và tung lên trời.
Pêchya đưa mắt thảm hại nhìn đám hành khách, nhưng chẳng tìm thấy ở họ một chút thông cảm nào cả. Họ cười trước cuộc đọ sức ngộ nghĩnh, trước cái trò tiêu khiển nhỏ này. Chú bé hiểu là họ chê chú vụng, đồng thời về hùa với con bé. « À ra thế! — chú nghĩ bụng — rồi sẽ biết tay ». Và nhảy thoắt lên đống va-li, chú túm được vai em bé.
— Trả đây! — chú rít lên.
Nhưng ngay lúc đó, con bé đã co người lại và luồn xuống phía dưới như rơi tuột khỏi tay chú. Trong chớp mắt nó đã rời khỏi đống va-li và lách như một con trạch xuống dưới đống vải bạt che động cơ. Pêchya lao bổ sấp xuống. Nhưng em bé đã kịp chui từ dưới đống bạt ra phía đầu đàng kia. Nó đứng phắt dậy trên đôi chân nhỏ, thanh, rắn chắc và chạy về phía buồng lái. Pêchya xoa cái đầu gối đau, đâm bổ theo, nhưng nó đã kịp chui vào trong buồng, thè lưỡi ra với Pêchya và đóng sập cánh cửa nhỏ bằng nhôm vào mũi chú. Pêchya đẩy mạnh cửa và vừa đập vừa kêu:
— À, à! Hèn lắm! À, à! mày sợ ư? Trả ngay bưu thiếp của tao đây.
Cánh cửa mở ra và ngay trước mũi Pêchya xuất hiện cái thân hình cao lớn của ông phi trưởng.
— Thôi, bầy chim non của tôi, thế là đủ rồi, — ông nói với vẻ không bằng lòng — Định phá máy bay thì bảo. Đùa thế đủ rồi, không tòi ném cả ra ngoài trời đấy. Thôi!
— Nhưng nó phải trả bưu thiếp và mũ của cháu đã, — Pèchya nói, nét mặt sa sầm, và cố lách vào bên ông phi trưởng để chui váo buồng lái.
— Bác Vaxya ơi, đừng cho anh ấy vào, — em bé từ đằng sau người phi còng ngó ra, kêu nheo nhéo và thè lưỡi ra với Pêchya.
— Bác bảo nó đừng trêu cháu nữa. Làm sao lúc nào nó cũng thè lưỡi ra với cháu?
— Thôi, lũ nhỏ này! Bác không nhịn được nữa đâu! — và làm ra vẻ giận dừ ghê gớm, một lay túm chặt lấy cổ Pêchya và tay kia túm cổ Galôska, ông kéo hai đứa trẻ đến gần nhau — Dàn hòa di!
— Nó phải trả các thứ của cháu đã.
— Nhưng anh ấy không được đuổi cháu cơ.
— Dàn hòa đi! — người chỉ huy gầm lên.
— Lỗi tại nó. Nó phải dàn hòa trước!
— Không, không. Tại anh ấy gây sự trước!
— Ganka, đừng nói dối, —người chỉ huy nghiêm nghị nói — Bác thừa biết tính cháu rồi. Chắc chắn là cháu đã gây sự trước cũng như mọi lần. Dàn hòa đi! Cháu nghe rõ không?
Bé Galina ngước đòi mắt màu nâu sáng nhìn ông từ dưới lên trên, hơi nhíu mắt và như có phép lạ, trở ngay thành một em bé ngoan ngoãn dịu dàng. Em nhũn nhặn nhìn xuống, sửa lại cái váy xinh xinh và, mắt không thèm nhìn Pêchya, từ sau lưng người phi trưởng
chìa ra cho chú cả bưu thiếp và mũ, Pêchya cầm lấy và ngạc nhiên thấy bưu thiếp và giấy của chú chẳng bị vẽ bẩn tí nào.
— Em chỉ giả vờ thôi. Em có vẽ đâu — Galina lễ phép nói, mắt vẫn không nhìn vào Pêchya.
— Cảm ơn, — Pêchya lầu bầu, hơi xấu hổ nhưng vẫn tức.
— Thế nào? — Phi trưởng hỏi.
Em bé, vẫn nấp sau lưng phi trưởng, chìa ra cho Pêchya một bàn tay với ngón tay út sạm nắng cong cong.
— Thế nào? — Phi trưởng nhìn Pêchya, nhắc lại.
Pêchya, vẫn xấu hồ, nhìn phi trưởng và ngón tay út cong cong, không hiểu người ta muốn gì mình.
— Thế nào, — phi trưởng nhắc lại và đẩy Pêchya về phía em bé, — chú không biết phải làm thế nào hay sao?
— Cháu không biết.
— Cái anh chàng này buồn cười thật! Thế chưa rõ hay sao?
— Rõ cái gì cơ ạ?
— Em nó muốn dàn hòa với chú.
— Có lẽ ở Mạc-tư-khoa người ta dàn hòa không giống như ở đây, — cô bé nhận xét.
— Thế ở Ukren bạn, người ta dàn hòa như thế nào? — Pêchya hỏi, trong bụng rất tò mò.
— Tùy từng nơi. Ở chỗ em, Khackôp chẳng hạn, thì dàn hòa như thế này. — Và có bé thích thú trình bày cách dàn hòa ở Khackôp. Em móc hai ngón tay út vào với nhau, lắc lắc mấy cái rồi lại bỏ ra. — Anh có muốn làm thế không?
Pêchya nhún vai ra đáng kẻ cả.
— Làm thì làm.
Chú giơ cho em ngón tay út gập cong lại như cái quai chén. Hai đứa trẻ móc những ngón tay bé tí vào với nhau và thẹn thùng như thường tình sau một cuộc dàn hòa, chúng lắc lắc tay rồi rụt lại.
— Hòa chứ? — cô bé vui mừng hỏi.
— Hòa, — Pêchya thản nhiên đáp lại, mặc dầu trong thâm tâm chú cảm thấy nhẹ nhõm vui vui, và có phần phấn khởi nữa là khác.
— Cuộc tranh chấp kết thúc, — phi trưởng tuyên bố, và vị thần hòa bình bệ vệ rút lui vào trong buồng lải.
Hai đứa trẻ liếc trộm nhau một lát. Chúng không biết sau khi đã chính thức ký kết hòa bình thì nên có thái độ như thế nào. Cô bé phá tan băng giá trước.
— Này, em bảo cái này, — em nói với Pêchya bằng một giọng bí mật làm như vừa khám phá ra được một cái gì vô cùng nghiêm trọng.
— Cái gì?
— Chúng mình đi chơi trong máy bay đi!
— Đễ làm gì? — Pêchya giữ vững cương vị một đội viên thiếu niên vững vàng và chín chắn, phó chủ tịch câu lạc bộ những nhà khoa học tự nhiên trẻ tuổi, hỏi.
— Để chơi! — cô bé lắc lắc những dải băng và hạt trai, nhởn nhơ trả lời.
— Ừ thì đi, — bị cái vẻ nhởn nhơ duyên đáng của em bé lôi cuốn, Pêchya hiên ngang đáp lại một cách đột ngột.
Giờ cuối cùng của cuộc du lịch bằng máy bay trôi qua mà hai đứa trẻ không hề hay biết. Thoạt đầu, chúng diễu đi diễu lại trên lối đi nhỏ hẹp giữa hai dãy ghế. Chúng không đi bên nhau, mà đứa trước đứa sau, thân mật, đẩy lưng nhau, lúc thì Pêchya đẩy lưng Galia, lúc thì Galia đẩy lưng Pêchya. Rồi Galia xin được phép bác Vaxya cho vào chơi một lát trong buồng lái, ngồi ở cái góc chật chội bí hiểm, nơi mà người báo vụ viên làm lì ngồi cúi bên mát vô tuyến điện khẽ dập dập cái cần và luôn luôn nói chuyện với sân bay Ôđetxa. Rồi chúng lại nối đuôi nhau đi dạo trong máy bay, trịnh trọng ngồi xuống đống vải bạt che máy. Cô bé nói huyên thuyên và Pêchya được biết khối điều lý thú về em.
Em sống ở Khackôp với bà nội, và bây giờ em đi Ôđetxa thăm bố là chiến sĩ biên phòng; bác Vaxya, ông phi trưởng, là một bạn cũ của bố, và mỗi lần em đi thăm bố, bác Vaxya lại đưa em đi bằng máy bay. Em còn kể rằng mình có đi học, lớp một, và hiện nay đã lên lớp hai; em tham gia câu lạc bộ múa dân gian, đã hai lần múa ở sân khấu câu lạc bộ đường sắt. Pêchya cũng biết thêm rằng mẹ của Galia chết từ lâu và bố bà ta tức ông ngoại Rôđiôn Ivanôvich Jukôp, trước là lính thủy của hạm đội Hắc-hải, một người đã tham gia cuộc khởi nghĩa của chiến hạm Pôtemkin nổi tiếng. Ông ngoại hiện đang ở thành phố Nikôlaiep.
Thế đấy! Ra đây không phải là một em bé tầm thường tỷ nào. Trí tưởng tượng của Pêchya đặc biệt bị kích động vì người ông ngoại kia ở chiến hạm Pôtemkin, chiếc chiến hạm lịch sử mà Pêchya đã từng được đọc chuyện ở trong sách, được thấy trong phim ảnh và được bố thỉnh thoảng kể cho nghe. Thật không ai ngờ, và cũng hơi đáng kinh sợ khi tưởng tượng rằng ở một thành phố xa lạ tên là Nikôlaiep, hiện nay đang có một người đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa cách mạng đầu tiên trên hạm đội Nga hoàng.
Đối với Pêchya thì ngay cả Tháng Mười vĩ đại cũng hình như xa xôi lắm, bên ngoài giới hạn của cuộc sống. Và cuộc cách mạng đầu tiên năm một nghìn chín trăm linh năm, đối với chú hoàn toàn là lịch sử cổ đại chỉ được biết qua sách vở và phim ảnh, với những chiến lũy đường phố của nó, với những đội kỵ binh Cô-dắc, những sinh viên, công nhân, những lá cờ đỏ, với trận cháy phố Prexnya, với những người cảnh binh và những đường dây điện thoại bị cắt đứt rơi lằng nhằng buông thõng nặng nề xuống tận đất. Và có biển Hắc-hải mù mịt làn khói ghê rợn của hạm đội, và bóng đen của chiếc chiến hạm ba ống khói, như một bóng ma, xuất hiện từ trong đêm tối bão táp bên bờ biển cao cao với một lá cờ nhỏ cắm trên tháp súng. Bão táp lồng lộn trong cổ áo các lính thủy, những dải băng thánh Jorjơ màu đen và da cam với chiếc mỏ neo bằng vàng, những con chim hải âu vừa kêu vừa sà xuống thánh từng hàng trăng trắng từ mặt sóng màu xanh đồng lại bay vọt lên; một thủy thủ trẻ tuổi, chắc, mập, Rôđiôn Jukôp, đang ưỡn ngực đứng trên ngọn cột buồm, tay cầm mũ vẫy vẫy. Và Pêchya thấy khó tưởng tượng được rằng anh ấy chính là ông Rôđiôn Jukôp đang sống ở trên đời, tại Liên-xô, trong thành phố Nikôlaiep, và chính anh là người mà em bé ranh mãnh kia gọi một cách rất bình thường là ông ngoại Rôđiôn Ivanôvich.