Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Phần Thứ Nhất - 10
H
ọ tiến đến gần máy bay. Người phi trưởng bước những bước dài, cõng trên vai một cô bé mặc áo màu sặc sỡ. Một bà lão loắt choắt lon ton chạy bên cạnh, theo khướt mới kịp ông. Một tay bà lão cầm cái giỏ đan đựng đầy hành lý, còn tay kia cố túm lấy chân em bé. Bám chặt vào cổ người phi trưởng, em bé cứ kêu rú lên, cười giòn tan và giãy giụa hai chân.
Đến gần sát máy bay, người phi trưởng thận trọng đặt cô bé xuống bãi cỏ đầy những bông hoa cúc tím. Bà lão sửa lại váy cho em bé đăng ngồi giận dỗi ra mặt. Không phút nào đứng yên chỗ, nó luôn luôn ngó ngoáy, đưa đảo mắt rất nhanh tò mò nhìn Pêchya.
Dễ nó phải lên tám, nhưng trông khổ người thì có vẻ bé hơn. Pêchya tò mò nhìn em bé vui lính và nhanh nhẹn. Chú chưa bao giờ gặp một em bé dễ thương như thế. Nó không đẹp, theo nghĩa một cậu con trai Mạc- tư-khoa thường hiểu. Nó có cái duyên đáng miền Nam của một cô gái Ukren. Tất cả ở em làm cho người ta ngạc nhiên vì những màu sắc lạ mắt, rực rỡ đồng thời lại êm dịu: chân đi đôi giày cao cổ màu đỏ, mình mặc váy cộc xinh xinh, áo sơ-mi thêu tay rộng, tóc tết đuôi sam với những dải băng xanh đỏ. Một chuỗi hạt pha-lê đung đưa trên cái cổ mảnh khảnh sạm nắng. Trên mái đầu bé xinh xinh tóc đen bóng, chênh chếch một vòng hoa cúc tím mà em đã kịp tết trong khi chờ đợi máy bay. Nhưng duyên đáng nhất ở em là nước da rám nắng đến nỗi đôi má hồng tươi khó khăn lắm mới lọt qua được lần da sạm. Cặp mắt hạnh nhân màu nâu với lòng trắng bóng nhẫy long lanh dưới hàng mi đen trông như những cảnh chè khô. Ở chỗ khác, trên miền Bắc em có vẻ lòe loẹt quá đây, nhưng ở đây, trên sân bay miền Nam này, giữa những đóa hoa cúc tím, những hoa anh túc dại, em lại rất đúng chỗ như bông cẩm quỳ hay đóa hướng dương mọc trước một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng.
— Thế nào? — người phi trưởng nói với Pêchya, — chú có ưa cô bé Ukren này không? Chú có thể làm quen được đấy. Galòska, bắt tay chú bé này đi.
Cô bé giơ cho chú một bàn tay đen sạm mà lòng bàn tay lại trắng hồng và nhìn thẳng vào mắt chú, rồi từ chân lên đầu. Pêchya thẹn quá đưa tay ra bắt và mỉm cười ra vẻ kẻ cả.
— Galina, — cô bé nói.
— Pêchya, — chú bé trả lời.
— Làm quen thế là xong, — người phi trưởng nói.
Hành khách lại một lần nữa cười ồ.
Mọi người trèo lên máy hay. Pêchya để ý thấy bà lão bé nhỏ vẫn đứng dưới đất: em bé đi một mình.
Vừa bước vào buồng lái, phi trưởng vừa nói với Pêchya:
— Đừng có trêu chọc em nhá! tôi giao nó cho chú trông đấy!
— Vâng! — Pêchya làu bàu đáp.
Chú liếc nhìn em bé mặc dầu hơi loạng choạng vẫn cứ đứng ở trên sàn trong khi máy bay đang tăng tốc độ. Pêchya ngồi vào ghế, đặt giấy tờ lên đùi, định viết.
Chú bảo cô bé:
— Em đừng sợ. Trông anh đây, anh có sợ đâu. Cứ bám vào ghế ấy, hay tốt hơn là ngồi vào.
— Em không thích ngồi, — cô bé nói.
— Thì đứng, nhưng đừng đứng trước mặt anh, và đừng có quấy rầy anh, anh đang muốn viết thư.
— Không đâu!
Pêchya thật không ngờ nó lại trả lời thế. Chú đứng dậy sửng sốt.
— Cái gì, thế nào là không đâu? — Chú nghiêm khắc hỏi.
— Không đâu! — cô bé nhắc lại. — Em không thích đứng. Em thích chạy. Ta cùng chạy nào!
— Đi tàu bay thì phải ngồi ngay ngắn, — Pêchya nghiêm nghị phê bình, — và nhất là không được chạy.
Đứng đây mả nhìn ra cửa sổ. Giúp anh ghi những nhận xét về khí tượng — chú nắm lấy vai cô bé và dí đầu nó vào cửa kính. — Nhìn đi, quan sát đi. Khi nào máy bay cất cánh, thì báo hiệu cho anh ngay. Lúc ấy là lúc quan trọng lắm đấy. Anh sẽ ghi ngay vào cuốn nhật ký bay của anh.
— Không đúng! — cô bé vừa lắc lắc cái đầu tết băng vừa ương ngạnh nói.
— Thế nào, không đúng là thế nào?
— Không đúng. Máy bay đã bay từ nãy rồi.
Pêchya mím một nụ cười kẻ cả.
— Chưa bay đầu, đang chạy đấy thôi.
Phía dưới chiếc cánh lớn, cây có dưới sân bay như ướt sướt mướt, chạy ngược về phía sau. Trông gần quá, tưởng như có thể giơ tay sờ được. Bất thình lình, từ phía dưới, một cái cây khổng lồ đột ngột hiện ra. Nó khua cá cái khối tối sầm của nó vào thẳng giữa mặt Pêchya và mặt trời như lấp lánh trên muôn vàn cánh lá của nó. Chú bé lùi xa ra khỏi cửa sồ và kêu thốt lên:
— Ối!
Chú co dúm người lại, nhắm mắt chờ đợi cái va chạm khủng khiếp, tan tành ra từng mảnh. Nhưng chẳng thấy gì cả, chỉ nghe thấy tiếng cười khiêu khích và giòn tan của cô bé đang reo lên:
— Thế mà không biết xấu hổ, anh sợ à? Lêu lêu! Tái mặt lại kìa!
Pêchya rụt rè mở mắt nhìn ra cửa sổ. Phía dưới cánh, một mái ngói lướt tới vùn vụt. Sát quá, tưởng như máy bay sắp quệt vào loạt ngói đen đen và hất đổ cột ống khói có con mèo đang thản nhiên sưởi nắng bên cạnh. Chú bé lại lùi lại vả nhắm mắt.
Lần này cô bé nhìn Pêchya tái mặt bằng con mắt tò mò.
— Thấy chưa, thế mà anh cứ cãi mãi, cứ bảo là tàu hay đang chạy chứ không phải bay. Em nhất định không phải nó đang chạy mà nó đang bay đấy. Em nói mới đúng. — Rồi tiếp bằng giọng kẻ cả — Chưa gì đã hoảng lên như thế là không nên. Đội viên ai lại thế!
— Anh thấy hình như..., — Pêchya xấu hổ lắp bắp.
— Hình như, hình như, — cô bé chua ngoa nhại lại, tay giơ lên sửa vòng hoa trên đầu, tất nhiên là bắt chước cử chỉ của một người nào đó, của bà nỏ, chắc thế.
Cô bé mắng thêm Pêchya một hai câu nữa, rồi xoa:
— Không sao, dần dần rồi quen thôi. Chắc anh đi máy bay lần đầu? Phải không?
— Làn đầu tiên, — Pêchya thừa nhận.
— À, thảo nào.
— Sao lại « thảo nào »?
— Thảo nào. Anh thấy bay là là thì sợ đấy thôi! Phải không? — cô bé nhún vai.
Pêehva bứt rứt ngọ ngoạy trên ghế.
— Sao, bay là là à? — chú quay ngang quay ngửa nhìn tứ phía, hỏi.
Cô bé mỉm cười ra dáng kẻ cả:
— Cái anh chàng này buồn cười thật! Chúng mình bay như thế từ bao lâu rồi. Đừng sợ! Chả có gì đâu.
Nó kéo chú bé ra cửa sổ. Dưới cảnh máy bay, những con đường diễu qua với những cột dây thép, những luống có, những giếng nước. Cái bóng lớn máy bay với đôi cánh nhọn trải ra trên những vườn cây, gẫy gập lại trên những dẫy hàng rào, nhảy lên những cây cao, rồi lại tụt xuống, hùng dũng lao trên những cánh đồng lúa mì rộng của nông trường, rậm rạp và lởm chởm như một tấm lông thú. Động tác mạnh mẽ của máy bay làm ngợp đến đứt hơi. Trêu ngươi sức hút của trái đất, nó chẳng thèm bay cao trên các tầng mây, cứ là là mặt đất, gầm thét nạt nộ những con cừu làm chúng kinh hãi chạy trốn tán loạn, khua lên những đám mây bụi trắng.
Pêchya không sợ nữa, tâm hồn chú rạo rực một cảm xúc đặc biệt, khác hẳn với cái thích thú khi bay trên độ cao hai nghìn mét, chậm dè dè và hầu như không nhận thấy, giữa những tầng mây lớn mây nhỏ lững lờ trôi như đang ngủ trên núi đồi của thế giới. Ở trên ấy, mặc dầu tai nghe ù ù và mặc dầu có bản đồng ca hùng tráng của các động cơ, vẫn chỉ là một sự chiêm ngưỡng bình thản. Còn đây là cơn mê loạn của động tác nhanh ngợp kinh hồn, của cuộc chiến đấu đầy nguy hiểm với không gian và thời gian. Ở đây, máy bay không còn là một cánh chim nữa. Nó cắm đầu lao thục mạng, như một chiếc ô-tô bay, gần như sạt mặt đất, nhảy chồm chồm qua bao nhiêu cây cối và những đống rơm rạ. Pêchya có cảm giác như chính tay mình, nằm vào lưng ghế đằng trước, đã ra sức đẩy chiếc máy bay tới trước, tới trước mãi, về hướng nam, đi tìm một hạnh phúc mới lạ.