When they asked me what I loved most about life, I smiled and said you.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4328 / 235
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
iọng Nói Chúa Giêsu
Mátthêu 11,1-6
1 Ra chỉ thị cho mười hai môn đệ xong, Đức Giêsu rời chỗ đó, đi dạy dỗ và rao giảng trong các thành thị trong miền.
2 Ông Gioan lúc ấy đang ngồi tù, nghe biết những việc Đức Kitô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng:3 “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác? ” 4 Đức Giêsu trả lời: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe:5 Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sông lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, 6 và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi”.
Sứ vụ của Gioan Tẩy Giả kết thúc trong nỗi đớn đau khốc liệt. Gioan chẳng có thói quen gia giảm chân lý cho vừa ý người khác, cũng không thể nào thấy điều ác mà không quở trách. Gioan đã nói rất mạnh dạn thẳng thắn đến lụy cả bản thân.
Trong chuyên du lịch từ Galilê đến Rôma thăm em trai, vua Hêrôđê Antipa đã quyến rũ vđ của em mình. Khi trở về xứ, ông bỏ vợ chính thức để cưới em dâu mà ông đã dụ dỗ. Gioan công khai và nghiêm khắc quở trách Hêrôđê. Dám chỉ trích một vị vua phương Đông thì không bao giờ được yên thân. Hêrôđê đã trả thù: Gioan bị quăng vào ngục Machaerus, trong vùng núi gần Biển Chết.
Đối với người bình thường số phận đó là rất khủng khiếp; riêng đối với Gioan thì càng kinh khủng bội phần. Ông là đứa con của hoang địa, cả đời sống ngoài trời bao la, với gió thoảng mây ngàn, thế mà bây giờ phải chôn chân trong bôn bức tường chật hẹp dưới mặt ãất. Với Gioan, một người có lẽ chưa hề sống
tù túng dưới một mái nhà nào, điều này quả là một nỗi thông khổ không lường được.
Trong lâu đài Carlisle có một phòng giam nhỏ. Ngày xưa có lần người ta tông giam một sĩ quan biên phòng vào đó trong mây năm liền. Phòng giam đó có một cửa sổ nhỏ ở trên cao, người đứng dưới đất không thể nhìn ra ngoài được. Sau này người ta thấy trên vách đá bên mép cửa sổ có hai dấu lõm vào. Đó là dấu tay của người sĩ quan biên phòng ngày ngày đu mình lên đó để được nhìn ra dải thung lũng xanh rờn, nơi ông ta không bao giờ còn hy vọng trở lại nữa.
Chắc Gioan cũng mang một tâm trạng như thế cho nên không có gì đáng ngạc nhiên hoặc đáng chỉ trích khi ta thấy những thắc mắc bắt đầu thành hình trong trí ông. Ông đã tin Chúa Giêsu là đấng phải đến, là Đấng Mêsia mà dân Do Thái nóng lòng mong đợi (Mc 11,9; Lc 13,35, 19,38; Dt 10,37, Tv 118,26). Một người sắp chết thì không thể nào để cho lòng mình vương vấn chút ngờ vực nào. Ông cần phải biết thật chắc nên ông sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu “Thầy có phải là Đấng phải đến chăng? Hay chúng tôi còn phải đợi Đấng khác?” Câu hỏi đó có thể có nhiều lý do:
1. Một số người cho rằng câu đó không phải là câu hỏi cho Gioan mà là cho các môn đệ của ông. Có thể khi Gioan đàm đạo với môn đệ mình trong tù, họ hỏi ông Chúa Giêsu có thật là đấng phải đến không, Gioan bảo họ: “Nếu các ngươi nghi ngờ, chưa rõ Giêsu là ai thì hãy đi xem Ngài đang làm gì, và có thể làm được những gì, lúc đó các ngươi sẽ hết nghi ngờ ngay”. Nếu có ai cãi lý với chúng ta về Chúa Giêsu và thắc mắc về quyền năng tối thượng của Ngài, câu trả lời hay nhất không phải là dùng lý luận chông lại lý luận, nhưng là: “Anh đã giao phó đời sống anh cho Ngài thì sẽ thây quyền năng hành động của Ngài”. Cách tranh biện tốt nhất cho Chúa không phải là dùng lý lẽ tri thức nhưng là đưa ra kinh nghiệm về quyền năng biến cải của Ngài.
2. Có thể câu hỏi của Gioan là do thiếu kiên nhẫn. Sứ điệp của Gioan là sứ điệp về nhận xét (Mt 3,7-12). Cái búa đã để kề gốc cây, việc sàng sảy đã khởi sự, lửa phán xét thanh tẩy của Chúa đã bắt đầu cháy. Có thể lúc đó Gioan nghĩ rằiỊg: “Khi nào Chúa Giêsu mới bắt đầu hành động? Khi nào Ngài mới bắt đầu tiêu diệt
i 1,1-0
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​339
kẻ thù, thiêu hủy cái ác? Khi nào ngày hủy diệt thánh của Chúa mới khởi sự?” Có thể Gioan đã mất kiên nhẫn vì Chúa Giêsu đã không hành động như ông mong đợi. Một điều chắc chắn là người nào chờ đợi Chúa Giêsu giáng cơn giận bạo tàn, sẽ luôn luôn bất mãn về Ngài, nhưng ai tìm kiếm tình yêu nơi Ngài sẽ không bao giờ thất vọng.
3. Một số người cho rằng câu hỏi của Gioan phát xuất từ niềm vui và hy vọng đang vươn lên. Ông đã thấy Chúa lúc Ngài chịu phép rửa, bây giờ ở trong tù ông càng nghĩ nhiều hơn về Ngài. Càng suy nghĩ, ông càng tin chắc Ngài là Đấng phải đến. Và bây giờ ông đặt tất cả hy vọng của mình vào câu hỏi trắc nghiệm này. Có thể đây không phải là câu hỏi của một người thất vọng và thiếu kiên nhẫn mà là câu hỏi của một người mà ánh mắt đang sáng ngời hy vọng, một người hỏi chỉ cốt để xác minh hy vọng của mình.
Chúa Giêsu trả lời câu hỏi đó với giọng đầy tin tưởng: “Hãy về đừng thuật lại cho Gioan những điều ta nói, nhưng hãy thuật lại những điều ta làm. Đừng thuật lại cho Gioan những gì ta cao rao, nhưng hãy thuật lại cho Gioan những điều xảy ra”. Chúa Giêsu bảo người ta hãy dùng những trắc nghiệm gay go nhất để thử Ngài, trắc nghiệm về hành động và kết quả. Chúa Giêsu là người duy nhất có thể thách thức người ta phê phán những việc Ngài làm không cần giới hạn, không cần điều kiện. Lời thách thức của Ngài vẫn không đổi thay. Ngài không kêu gào “Hãy nghe những điều Ta phán đây,” nhưng Ngài nói: “Hãy nhìn xem những điều Ta có thể làm cho các ngươi cùng những điều Ta đã làm cho nhiều người khác”.
Những điều Chúa Giêsu làm ở xứ Galilê thì Ngài vẫn còn làm ngày nay. Trong Ngài, những ai đui mù không thấy được sự thật về chính mình, về người khác và về Thiên Chúa, đều được sáng mắt. Trong Ngài những ai có đôi chân yếu ớt, không đủ sức đứng vững trong đường ngay nẻo chính đều được mạnh mẽ. Trong Ngài, những ai bị tì ố vì tội lỗi đều được thanh tẩy. Trong Ngài, ai không nghe được tiếng nói của lương tâm và của Chúa đều bắt đầu nghe được. Trong Ngài, những kẻ chết và bất lực trong tội lỗi đều bắt đầu sống lại cuộc đời mới và thánh thiện. Trong Ngài, những người nghèo được hưởng tình yêu sung mãn của Thiên Chúa.
340 WILIIAM BARCLAY
11,l-l 1
Nhưng CUỐI cùng là lời cảnh cáo: “Phúc thay người nào không vấp ngã vì Tôi” Chúa phán điều này với Gioan vì Gioan chỉ nắm có phân nửa chân lý. Giọan rao giảng Tin Mừng về sự thánh thiện, với sự hủy diệt từ trời, Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng về sự thánh thiện, với tình yêu từ trời. Vì vậy Chúa Giêsu nói với Gioan rằng: “Có thể Ta không làm điều ngươi trông đợi Ta, nhưng những quyền lực tà ác đang bị đánh bại, bị đánh bại không phải bởi sức mạnh vô địch mà bởi tình yêu vô hạn”. Đôi khi người ta bị vấp phạm vì Chúa Giêsu bởi Ngài cắt ngang quan điểm của họ về tôn giáo, Ngài không làm theo đúng suy diễn của họ về tôn giáo.
Giọng Tán Tụng
Mátthêu 11,7-11
7 Họ đi rồi, Đức Giêsu bắt đầu nói với đám đông về ông Gioan rằng: “Anh em ra xem gì trong hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng?8 Thế thì anh em ra xem gì? Một người mặc gấm vóc lụa là chăng? Kìa những kẻ mặc gấm vóc lụa là thì ở trong cung điện nhà vua.9 Thế thì anh em ra xem gì? Một vị ngôn sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết, đây còn hơn cả ngôn sứ nữa.10 Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến.
11 “Tôi nói thật với anh em: trong sô'phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông.
ít người được Chúa Giêsu ca ngợi nhiều như Gioan tẩy giả. Mở đầu câu chuyện, Ngài hỏi dân chúng là họ đi xem gì trong hoang địa khi họ đổ xô đi xem Gioan.
1. Có phải họ đi xem cây sậy trong gió rung không? Điều này có thể mang một trong hai ý nghĩa:
a. Dọc bờ sông Giođan có những cây sậy dài và cây sậy bị gió rung là một thành ngữ để chỉ những cảnh thông thường nhất. Khi dân chúng đổ xô đi xem Gioan, phải chăng họ đi xem một cái gì
il,/-li
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​341
bình thường, bình thường như những cây sậy vẫn bị gió rung bên bờ sông Giođan?
b. Cây sậy bị gió rung có thể chỉ “một người mềm yếu” một người không thể đứng vững trước những ngọn gió thử thách hiểm nguy như cây sậy bên bờ sông không thể đứng thẳng khi gió thổi qua.
Dù dân có đổ vào hoang địa để xem gì đi nữa, chắc chắn họ cũng không đi tìm xem một người bình thường. Sự kiện dân chúng đổ xô đi xem, cho thấy Gioan là người hết sức khác thường, vì không ai lại băng ngàn lội suối vào tận hớang địa để xem một người bình thường như mọi người mình gặp hằng ngày. Dù có đi xem gì đi nữa, họ cũng không xem một người chao đảo hèn yếu. Hạng người khom lòng cúi gập mình chẳng bao giờ có thể trở thành người tử đạo. Gioan không phải là một người bình thường cũng không phải là người hèn yếu như cây sậy bị xiêu đổ dưới cơn gió.
2. Có phải họ đi xem một người mặc áo đẹp chăng? Một người như thế phải ở trong cung điện nhà vua và chắc chắn Gioan không phải một người trong cung điện, ông không biết tí gì về nghệ thuật lấy lòng vua. Trái lại ông theo đuổi nghề bạc bẽo hiểm nguy của một kẻ can gián vua. Gioan sứ giả của Chúa chứ không phải là triều thần của vua Hêrôđê.
3. Có phải họ đi xem một ngôn sứ không? Ngôn sứ là người rao truyền chân lý của Chúa, là người được Chúa tin tưởng: “Cũng vậy, Chúa chẳng có làm việc gì mà Ngài chưa tỏ sự tín nhiệm Ngài ra trước cho tôi tớ Ngài là các ngôn sứ” (Am 3,7). Có hai điều về ngôn sứ: đó là người mang sứ điệp của Chúa và là người can đảm nói ra sứ điệp đó. Ngôn sứ là người có sự khôn ngoan của Chúa trong trí, có chân lý của Chúa trong miệng và có sự can đảm của Chúa trong lòng, đó là điều chắc chắn Gioan có.
4. Nhưng Gioan có điểm vượt xa hơn một ngôn sứ. Người Do Thái đã và vẫn tin rằng trước khi Đấng Mêsia đến, Êlia trở lại để loan báo việc Ngài đến. Cho đến ngày nay, khi cử hành Lễ Vượt Qua, người Do Thái vẫn còn chừa một ghế trống cho Êlia “Nầy Ta sẽ sai ngôn sứ Êlia đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Chúa sẽ đến” (MI 4,5). Vì vậy Chúa Giêsu nói Gioan
342 WILIIAM BARCLAY
11,/-11
chính là vị sứ giả từ trời, là nhà tiên phong của Chúa, có nhiệm vụ và đặc quyền loan báo sự xuất hiện của Đấng Mêsia. Gioan là một sứ giả của Chúa và không một người nào có công tác lớn hơn công tác đó.
5. Chúa Giêsu dành cho Gioan những lời ca ngợi chí tình như thế này. Ngài nói về con người đó bằng giọng tán tụng. Trong suô't lịch sử không hề có ai được tôn trọng hơn Gioan, nhưng tiếp đó là một câu bất ngờ “Tuy nhiên kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông”.
Đây là một chân lý chung chọ mọi đời. Sự xuất hiện của Chúa Giêsu đem đến cho thế gian này một cái gì mới mẻ. Các ngôn sứ là những người vĩ đại và sứ điệp của họ rất quí báu, nhưng sự xuất hiện của Chúa Giêsu làm nổi bật lên một cái gì vĩ đại hơn, một sứ điệp tuyệt diệu hơn. Ông C.G Monterfiore, một người Do Thái không tin Chúa, viết: “Kitô giáo đánh dấu cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử tôn giáo và văn minh nhân loại. Những điều thế giới nhận được từ Chúa Giêsu và Phaolô thật lớn lao. Sự vật và tư tưởng con người không thể nào giữ y nguyên như trước khi hai vĩ nhân này xuất hiện”. Ngay cả một người không tin Chúa cũng phải vô tư thừa nhận rằng mọi việc bây giờ không thể nào giống như trước khi Chúa Giêsu đến.
Nhưng Gioan đã thiếu điều gì? Cái gì người Kitô hữu có nhưng Gioan không bao giờ có thể có? Câu trả lời rất đơn giản và cũng rất căn bản: Gioan chưa hề thấy Thập giá. Vì thế Gioan không thể nào biết được sự mặc khải trọn vẹn về tình yêu của Thiên Chúa. Ông có thể biết về sự thánh thiện của Chúa, có thể nói về sự công chính của Ngài, nhưng ông không bao giờ có thể biết về tình yêu đầy tràn của Thiên Chúa. Nghe sứ điệp của Gioan và đốì chiếu với sứ điệp của Chúa Giêsu, không ai có thể gọi sứ điệp của Gioan là Phúc Âm, là Tin Mừng. Ta thấy cái ý trong sứ điệp của Gioan là đe dọa, hủy diệt; còn Chúa Giêsu thì Thập Giá của Ngài bày tỏ cho người ta thấy chiều dài, chiều cao và chiều sâu của tình yêu Thiên Chúa. Điều ngạc nhiên là một Kitô hữu bình thường cũng có thể biết về Chúa nhiều hơn Đấng ngôn sứ thời Cựu Ước. Chúng ta có thể biết nhiều về tấm lòng của Chúa hơn ngôn sứ Isaia, Giêrêmia hoặc các ngôn sứ khác. Người nào thấy được Thập Giá là thấy được cả tấm lồng của Chúa, theo một cách
11,12-15
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​343
mà không ai sống trước Thập Giá lại có thể thấy được. Chỉ trong Thập Giá của Chúa Giêsu, chúng ta mới thây được mặc khải trọn vẹn về tình yêu của Thiên Chúa. Như thế, quả thật kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời thì lớn hơn bất cứ người nào trước đó.
Gioan đã phải chịu một thân phận hẩm hiu như một số người là ông chỉ dẫn cho người ta đi đến một chân trời xán lạn mà chính mình lại chưa được đến. Một sô" người được dùng làm bảng chỉ đường của Chúa, họ chỉ cho người ta đến một lý tưởng mới, một tầm cao mới để người khác bước vào, còn họ thì chưa vào được. Những người đại cải cách có tên tuổi gắn liền với các cuộc cải cách trong lịch sử thường không phải là những người đầu tiên lao thân khổ trí vì những cuộc cải cách đó. Trước khi ông ta xuất hiện trên sân khấu lịch sử, đã có nhiều người đi trước. Những người này không nhìn thấy vinh quang của cuộc cải cách nhưng đã đổ công sức, đôi khi đã chết vì nó. Có một người kể lại quang cảnh mà ông ta thường thấy qua cửa sổ nhà ông ta mỗi tối. Đêm nào ông cũng chờ mong người thắp đèn đi dọc theo con đường để đốt những ngọn đèn, nhưng người đốt đèn lại là người mù. Ông ta mang ánh sáng đến cho mọi người mà chính ông ta lại không bao giờ thấy được.
Đừng ai thất vọng (dù trong Hội Thánh hay trong bất cứ nẻo đường nào của cuộc đời), nếu những điều mơ ước và theo đuổi không thực hiện được trước buổi xế chiều của đời mình. Thiên Chúa cần Gioan, cần những người làm dấu chỉ đường để cho người khác biết đường, mặc dù chính họ không đạt đến đích. Chỉ cho người khác một mục tiêu, dù chính mình chưa đạt đến mục tiêu đó, là một phận sự lớn lao trong đời sông.
Bạo Lực Và Nước Trời
Mátthêu 11,12-15
12 Từ thời ông Gioan Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được. 13 Cho đến ông Gioan, tất cả các ngôn sứ cũng như Lề Luật đều đã nói tiên tri. 14 Và nêu anh em chịu tin lời tôi, thì ông Gioan chính là Êlia, người phải đến. 15 Ai có tai thì nghe.
344 WILIIAM BARCLAY
11,12-15
Câu 12 rất khó hiểu: “Từ thời ông Gioan Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được”. Luca cũng nói câu này trong một hình thức khác (Lc 16,16). “Cho đến thời ông Gioan thì có Lề Luật và các Ngôn Sứ. Còn từ thời đó thì Tin Mừng Nước Thiên Chúa được loan báo và ai nấy đều dùng sức mạnh mà vào”. Rõ ràng là có lần Chúa Giêsu đã nói về đề tài liên quan đến bạo lực và Nước Trời bằng một câu tối nghĩa, khó hiểu, đến nỗi lúc đó không ai hiểu trọn vẹn được. Chắc chắn Mátthêu và Luca đã hiểu điều đó theo hai cách khác nhau. Luca nói: ai nấy đều dùng sức mạnh mà vào Nước Thiên Chúa, ông muốn nói nhưDenney: “Nước Thiên Chúa không phải để cho kẻ có thiện cảm, nhưng cho người tha thiết muốn vào”. Không ai trôi giạt vào Thiên Đàng, Thiên Đàng chỉ mở cửa cho những người sẵn sàng dốc toàn lực để vào như người ta tấn công vào một thành phố.
Mátthêu nói rằng từ thời Gioan Tẩy Giả đến nay Nước Thiên Chúa bị hãm ép dùng bạo lực chiếm lấy. Cách diễn tả trên dường như là để nhìn lại một thời kỳ đáng lưu ý, mang vẻ bình luận của Mátthêu hơn là một lời của Chúa Giêsu. Hình như Mátthêu muốn nói: “Từ ngày Gioan Tẩy Giả, người đã bị quăng vào ngục, cho đến thời kỳ của chúng ta ngấy nay, Nước Thiên Chúa bị những bàn tay bạo lực hãm ép và bắt bớ”.
Nếu ghép hai lời tường thuật của Mátthêu và Luca với nhau, có lẽ chúng ta sẽ thấy được đầy đủ ý nghĩa của câu nói khó hiểu này. Có thể Chúa Giêsu đã nói thế này: “Nước của Ta sẽ luôn luôn bị hãm ép, kẻ bạo tàn sẽ tìm cách xâu xé, cướp giựt và hủy phá nó, vì thế chỉ có kẻ nào hết lòng sốt sắng, chỉ có kẻ nào mà lòng nhiệt thành có đủ sức mạnh đánh bạt được bạo lực bắt bớ thì cuối cùng mới được vào đó”. Có thể những lời này của Chúa Giêsu vừa là một lời báo trước bạo lực sẽ xảy ra, đồng thời là một thách thức làm nẩy sinh lòng nhiệt thành mạnh mẽ hơn cả bạo lực.
Câu 13 nói một điều hơi lạ là Lề Luật lại nói lên tiêng nói của ngôn sứ. Trong khi chính Lề Luật đã quả quyêt lời ngôn sứ sẽ không hề chết “Từ giữa anh em ngươi, Chúa là Thiên Chúa ngươi sẽ lập nên một ngôn sứ như ta,” “ Từ giữa anh em của chúng, ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng. Ta sẽ đặt
11,16-19
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1 345
những lời của ta trong miệng người ấy” (Đnl 18,15.18). Bởi vì người Do Thái chính thống thấy Chúa Giêsu phá bỏ Luật Lệ nên mới ghét Ngài, nhưng nếu chỉ lấy mắt quan sát thì họ sẽ thấy rằng cả Lề Luật và lời ngôn sứ đều chỉ về Ngài.
Một lần nữa, Chúa Giêsu lại nói với dân chúng rằng: “Nếu họ sẵn lòng chấp nhận sự thật” thì Gioan chính là sứ giả và là nhà tiên phong mà họ chờ đợi lâu nay. Mệnh đề “Nếu họ sẩn lòng chấp nhận sự thật” chứa tất cả thảm trạng của con người. Một câu ngạn ngữ nói rằng “anh có thể dắt con ngựa đi uông nước nhưng anh không thể bắt nó uống”. Chúa có thể sai sứ giả của Ngài đến, nhưng con người có thể khước từ Người; Chúa có thể ban chân lý và con người có thể từ chối không chịu nhìn nhận chân lý đó. Mặc khải của Chúa là vô hiệu nếu không có sự hưởng ứng của con người. Chính vì vậy mà Chúa Giêsu kết thúc bằng lời kêu gọi: Ai có tai thì hãy nghe.
Giọng Quở Trách Buồn Phiền
Mátthêu 11,16-19
16 “Tôi phải ví thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, 17 và nói:
“Tụi tôi thổi sáo cho các anh,
mà các anh không nhảy múa;
tụi tôi hát bài đưa đám,
mà các anh không đấm ngực khóc than”.
18 Thật vậy, ông Gioan đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo: “Ông ta bị quỷ ám 19 Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: “Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi”. Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng minh bằng hành động”.
Chúa Giêsu đau buồn vì bản chất chai đá của con người. Đốì với Ngài, con người giông như những em bé đang đùa giỡn nơi sân làng. Đám này nói với đám kia: “Tụi bay đến đây chơi trò đám cưới với tụi tao đi,” đám kia bảo: “Bữa nay tụi tao có vui đâu mà chơi trò đám cưới”. Đám này lại nói: Thế thì lại đây chơi trò đám
346 WILIIAM BARCLAY
11,16-19
ma vậy”. Nhưng đám kia lại trả lời: “Hôm nay tụi tao có buồn đâu mà chơi trò đám ma. Đó là thái độ mâu thuẫn. Dù đề nghị thế nào, chúng cũng không muốn làm. Dù đưa ra cái gì chúng cũng tìm thấy sơ hở trong đó.
Gioan đã đến, sông cô độc trong hoang địa, ăn chay, xem thường việc ăn uống, xa tránh xã hội loài người thì họ bảo là ông điên: “Một người sông tách rời xã hội và những thú vui như thế là một người điên”. Chúa Giêsu đến, hòa mình chia sẻ buồn vui với mọi người thì họ phê bình Ngài là: “kẻ ham vui, người thích ăn nhậu, bạn của phường vô lại mà những người đứng đắn, không ai muôn tiếp xúc”. Họ cho sự hãm mình của Gioan là điên khùng và sự dấn thân của Chúa Giêsu là phóng túng. Thế nào thì họ cũng tìm được lý do để chỉ trích.
Tất nhiên khi người ta không muốn nghe sự thật thì sẽ dễ dàng tìm ra cớ để khỏi nghe. Họ cũng chẳng cần quan tâm làm sao cho lời chỉ trích khỏi tiền hậu bất nhất. Họ có thể phê phán một ai đó, một tổ chức nào đó bằng những luận điệu và những lý do hoàn toàn trái ngược nhau. Khi người ta đã cố tình không chịu hưởng ứng, thì dù mời gọi thế nào đi nữa họ cũng sẽ khư khư giữ vững định kiến và không bao giờ hưởng ứng. Người lớn cũng có thể giống như đứa trẻ hư hỏng không chịu tham gia bất cứ trò chơi nào.
Câu cuối cùng của Chúa Giêsu trong đoạn này là: “Đức Khôn Ngoan đã được nhìn nhận là đúng qua hành động”. Phán quyết tối hậu không căn cứ vào những lời chỉ trích, ồn ào, xuyên tạc mà căn cứ vào sự việc xảy ra. Người Do Thái có thể chỉ trích Gioan vì lối sống cô độc của ông, nhưng Gioan đã cảm hóa được nhiều tâm hồn đến với Chúa là điều chưa từng có trong hàng bao thế kỷ. Người Do Thái có thể phê bình Chúa Giêsu vì Ngài quá hòa mình vào cuộc sông xung quanh với những người tầm thường, nhưng trong Ngài, người ta đã tìm thấy một sức sống mới, một sự thánh thiện mới để sống cho xứng đáng và một con người mới để đến gần Thiên Chúa.
Mọi sự sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng ta không còn phê phán Hội Thánh hay phê bình người khác theo thành kiến riêng và sự cố chấp của mình, nếu chúng ta biết cảm ơn Chúa vì một người nào
1 i,2U-24
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​347
hay một Hội Thánh nào đó đã đem người khác đến gần Chúa hơn dù phương pháp của họ khác với chúng ta.
Giọng Lên Án Xót Xa
Mátthêu 11,20-24
20 Bấy giờ Người bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không sám hối:
21 “Khốn cho ngươi, hỡi Khoradin! Khốn cho ngươi, hỡi Bếtxaiđa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xiđôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối. 22 Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xiđôn còn được xử khoan hồng hơn các ngươi. 23 Còn ngươi nữa, hỡi Caphácnaum, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi ngươi mà được làm tại Xơđôm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. 24 Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơđôm còn được xử khoan hồng hơn các ngươi”.
Khi kết thúc sách Phúc Âm, Gioan viết một câu cho thấy ông không thể tường thuật hoàn toàn đầy đủ đời sống Chúa Giêsu: “Lại còn nhiều việc nữa mà Chúa Giêsu đã làm, nếu cứ từng việc mà chép hết, thì thế giới không thể chứa hết sách người ta chép” (Ga 21,25). Đoạn sách này của Mátthêu là một trong những chứng cứ cho lời nói trên của Gioan. Khoradin có lẽ là thành nằm về phía Bắc Caphácnaum độ một giờ đi bộ, thành Bếtxaiđa là một làng đánh cá nằm bên tây ngạn sông Giođan ngay khu vực dòng sông chảy vào mạn bắc bờ hồ. Rõ ràng có những việc lớn lao đã xảy ra trong những thành phố này, tuy nhiên ta không nghe tường thuật những việc đó. Trong các sách Phúc Âm, không có chỗ nào chép lại những công việc cũng nhừ những phép lạ Chúa Giêsu đã làm tại những nơi này và chắc đó phải là những việc trong số những việc lớn nhất của Ngài. Đoạn Kinh Thánh trên cho chúng ta thây mình biết thật ít ỏi về Chúa Giêsu. Chúng ta phải luôn nhớ rằng các sách Phúc Âm chỉ ghi lại một ít những điều chọn lọc trong các hoật động của Chúa Giêsu. Những điều chúng ta không biết về Ngài vượt quá xa những điều chúng ta biết.
348 WILIIAM BARCLAY
li,ZU-Z4
Chúng ta phải cẩn thận nhận ra giọng nói của Chúa Giêsu khi Ngài nói điều này: “Khôn cho ngươi, hỡi Khoradin, khôn cho ngươi hỡi Bếtxaiđa”. Chữ “khôn” dịch từ Hy Lạp “Ottai” diễn tả sự buồn rầu, thương hại xen lẫn với tức giận. Đây không phải là giọng của một người nổi nóng vì bị chạm tự ái, cũng không phải là giọng tức tối vì bị sỉ nhục. Nhưng đó là giọng buồn rầu, giọng của người đã mang tặng nhân loại điều quý báu nhất trên đời, nhưng không được lưu tâm. Giọng của người nhìn thây một thảm kịch đang xảy ra: người ta cứ đổ xô đến chỗ hủy diệt và mình không thể nào ngăn chận. Chúng ta cần nhớ luôn rằng khi Chúa Giêsu lên án tội lỗi, thì đó là một cơn giận thánh. Cơn thịnh nộ của Chúa Giêsu không phát xuất từ lòng kiêu căng mà từ tấm lòng tan nát.
Tội lỗi của Khoradin, Bếtxaiđa, Caphácnaum là gì mà Chúa bảo là xấu xa hơn tội lỗi thành Tia và Xiđôn? Của Xôđôm và Gômôra? Đó chắc phải là một tội rất lớn vì Tia và Xiđôn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần về sự gian ác của chúng (Is 23; Gr 25,22 và 47,4; Ed 26,3-7; 28,12-22) Xôđôm và Gômôra về sự vi phạm của chúng.
1. Đó là tội của những người quên trách nhiệm về đặc ân mà mình được hưởng. Những thành phô" ở Galilê đã hưởng một đặc ân, một cơ hội mà thành Tia, Xôđôm và Gômôra không hề được: những thành phô" ở miền Galilê đã tận mắt chứng kiến và nghe Chúa Giêsu. Chúng ta không hề và không thể lên án một người làm sai vì ngu dốt và vì không có cơ hội để biết nhiều hơn, nhưng ai có đủ cơ hội để biết điều phải mà lại làm bậy thì người đó đáng bị lên án. Chúng ta không kết tội một đứa trẻ về những lầm lỗi mà ta có thể kết tội nơi một người trưởng thành. Chúng ta không lên án một người mọi rợ về hành động mà chúng ta có thể lên án ở một người văn minh. Chúng ta không mong mỏi một người lớn lên trong những điều kiện của một khu ổ chuột tồi tàn có thể sống như một người được nuôi dưỡng trong một gia đình học thức, sung túc. Người ta phê phán một người theo điều người đó có cơ hội tiếp thu. Phải nhớ rằng càng có đặc ân bao nhiêu thì sẽ bị xét xử nặng nề bấy nhiêu nếu chúng ta không gánh vác những trách nhiệm và chấp nhận những nghĩa vụ mà những đặc ân ấy ràng buộc.
2. Đó là tội thờ ơ. Những thành phố này không công kích Chúa Giêsu. Họ không đuổi Ngài khỏi nhà họ, họ không tìm cách đóng
11,Z3-//
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​349
đinh Ngài. Họ chỉ không quan tâm đến Ngài. Sự lãnh đạm có thể giết hại như sự bắt bớ. Một tác giả viết xong một quyển sách rồi gửi cho người ta bình phẩm, một vài nhà bình luận có thể khen quyển sách, một số khác có thể công kích nó, không sao cả, miễn nó được người ta chú ý. Nhưng quyển sách sẽ chết cứng nếu người ta không thèm lưu ý đến khen hay chê.
Có một họa sĩ đã vẽ một bức tranh Chúa Giêsu đang đứng trên một cây cầu nổi tiếng ở Anh Quốc, tay giơ ra mời gọi đám đông, nhưng đám đông đã lướt qua nhanh không hề nhìn lui, duy chỉ có một cô gái là một nữ điều dưỡng đáp lại lời Ngài. Đây cũng là thực trạng trong nhiều quốc gia ngày nay. Người ta không nồng nhiệt với Kitô giáo và cũng không muốn tiêu diệt nó, họ chỉ thờ ơ với đạo Chúa. Chúa Giêsu bị người ta liệt vào hạng không đáng để ý. Thờ ơ, lãnh đạm là một tội và là một tội trọng. Vì thái độ thờ ơ đưa đến sự chết. Sự thờ ơ không thiêu hủy tôn giáo, nhưng nó làm chết cóng tôn giáo. Nó không chém đầu, nhưng nó bóp nghẹt sự sống của tôn giáo.
3. Vì thế chúng ta đối diện với sự thật đáng sợ là: không làm gì là tội cả. Có những tội do hành động gây ra, nhưng cũng có tội do sự thụ động. Tội của thành Khoradin, thành Bếtxaiđa và Caphácnaum là tội không làm gì cả. Nhiều người bào chữa rằng “Tôi có làm gì đâu! ” Lời bào chữa ấy chính là lời họ tự kết án mình.
Giọng Uy Quyền
Mátthêu 11,25-27
25 Vào lúc ấy, Đức Giêsu cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. 26 Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.
27 “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rp người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.
Chúa Giêsu nói điều này qua kinh nghiệm. Ngài thấy các kinh SƯ, những người khôn ngoan, đã chối từ Ngài, còn những người
~​TY​Ö/\KA-Iw/\​1
11,Z3-Z/
đơn sơ chấp nhận Ngài. Những người trí thức không cần đến Chúa Giêsu nhưng những kẻ khiêm nhường đón nhận Ngài. Chúng ta phải thận trọng xem Chúa muôn nói gì ở đây. Ngài không lên án năng lực trí thức nhưng điều Ngài đang lên án là sự kiêu căng trí thức. Như Plummer phát biểu “Nơi cư trú của Phúc Âm là tấm lòng chứ không phải đầu óc”. Không phải sự khôn ngoan xua đuổi Phúc Âm, nhưng chính lòng kiêu ngạo; không phải sự ngu dốt đón nhận Phúc Âm mà chính lòng khiêm nhường. Chúa Giêsu không gắn liền đức tin với sự ngu dốt, Ngài gắn liền sự hạ mình với đức tin. Một người có thể khôn ngoan như Salomon, nhưng nếu ông ta không có một tấm lòng đơn sơ, trông cậy, vô tư như tấm lòng của một đứa trẻ thì ông ta tự loại mình ra.
Chính các kinh sư đã nhìn thấy những nguy cơ của sự kiêu căng trí thức, họ nhận thức được những người đơn sơ gần gũi với Thiên Chúa hơn các nhà thông thái khôn ngoan nhất. Các kinh sư có giai thoại sau đây: “Một ngày kia kinh sư Berokah ở Chuza đang đi trong chợ Lapet thì ngôn sứ Êlia hiện ra cùng ông, kinh sư bèn hỏi: “Trong đám người ở chợ này có ai được định để hưởng sự sống đời sau không? Thoạt tiên Êlia trả lời không có ai hết, sau đó ông chỉ một người và bảo rằng chính người này được hưởng sự sống trong Nước Thiên Đàng. Kinh sư nghe vậy bèn đến hỏi người đàn ồng nọ xem ông đã làm những gì. Người đàn ông trả lời: Tôi là một cai ngục, tôi cách ly đàn ông với đàn bà. Ban đêm tôi đặt gường tôi giữa đàn ông với đàn bà, như thế họ không làm điều gì bậy bạ được. Ngôn sứ Êlia chỉ hai người đàn ông khác và bảo họ cũng sẽ được hưởng Nước Thiên Đàng. Kinh sư Berokal hỏi họ đã làm gì? Hai người trả lời: “Chúng tôi làm hề, hễ khi nào chúng tôi thấy ai buồn thì chúng tôi làm cho họ vui. Khi nào chúng tôi thấy hai người cãi nhau thì chúng tôi cố gắng hòa giải”. Những người làm những việc đơn giản, người cai ngục giữ gìn tù nhân theo lối ngay thẳng, những người mang lại nụ cười và sự hòa thuận cho kẻ khác thì được vào Thiên Đàng.
Họ cũng có hai giai thoại nữa: Một lần kia vùng Sura bị một trận dịch hoành hành, nhưng nó không lan đến khu vực gần nhà một kinh sư nổi tiếng. Dân chúng thấy thế bèn nghĩ chắc chắn là nhờ đức độ của kinh sư. Nhưng trong giấc mơ, họ được cho biết sở dĩ được như vậy là nhờ công đức của một người trong xóm đã sẵn
1 1,¿,0-JVJ
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 1​351
lòng cho bất cứ ai muốn mượn cuốc xẻng để đào huyệt. Một lần nọ, một trận hỏa hoạn bộc phát ở Drokeret nhưng lại không lan tới khu vực của kinh sư Huna. Người ta nghĩ đó là nhờ đức độ của thầy Huna. Nhưng trong giấc mơ, họ được cho biết đó là nhờ đức độ của một người đàn bà thường giúp đỡ nấu nướng giùm những người trong xóm. Một người đàn ông hay cho những người túng thiếu mượn đồ dùng của mình, một người đàn bà hay giúp đỡ bạn hàng xóm, họ là những người vô học, nhưng những hành động đơn sơ phát xuất từ lòng thương người của họ đã được Chúa chấp nhận. Chúa không phân biệt người ta theo trình độ học thức. Đoạn sách này kết thúc với lời tuyên bô" lớn lao của Chúa Giêsu cũng là trung tâm điểm của niềm tin Kitô giáo. Chúa Giêsu cho biết chỉ có mình Ngài mới có thể bày tỏ Thiên Chúa Cha cho loài người. Mọi người khác có thể là con Chúa nhưng Ngài là Chúa Con. Gioan mô tả điều này theo một cách nói khác khi ông bảo rằng Chúa Giêsu dạy: “Ai thấy Ta là thây Cha” (Ga 14,9). Điều Chúa Giêsu nói ở đây là “Nếu các ngươi muốn thấy tâm trí của Thiên Chúa, tấm lòng và bản chất của Thiên Chúa, nếu các ngươi muốn thấy thái độ hoàn toàn của Thiên Chúa đối với con người thì hãy nhìn xem Ta”. Theo giáo lý của Kitô giáo, tin là chỉ trong Chúa Giêsu chúng ta mới thấy được Chúa Cha như thế nào và Chúa Giêsu có thể ban sự khôn ngoan đó cho bất cứ ai có lòng khiêm nhường và tin cậy đủ để nhận lãnh điều đó.
Giọng Trac An
Mátthêu 11,28-30
28 “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. 29 Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. 30 Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng
Chúa Giêsu phán vối những kẻ đang cố gắng tìm kiếm Thiên Chúa một cách vô vọng, đang cố gắng làm lành một cách vô vọng, đang thây mọi nỗ lực của mình rốt cuộc chẳng được gì cả, chán nản, kiệt sức rồi..
vv 1L.11/A1V1 CARLLrt I
X X​*J\J
Chúa phán: “Những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi”. Ngài đang mời gọi những người mệt mỏi vì tìm kiếm chân lý. Người Hy Lạp nói rằng: “rất khó tìm thấy Thiên Chúa và khi anh đã tìm được Ngài thì anh lại không thể nào nói cho người khác biết về Ngài”. Sôpha hỏi Gióp: “Ông dò xét mà hiểu biết sự sâu nhiệm của Thiên Chúa và thấu rõ Đấng toàn năng sao?” Chúa Giêsu tuyên bô" rằng khó nhọc vất vả để tìm kiếm Thiên Chúa kết thúc trong Ngài. W.B. Yeats, một nhà thơ lớn của Ái Nhĩ Lan viết: “Có thể nào người ta đạt đến Thiên Chúa bằng việc làm? Ngài ban chính Ngài cho người có lòng trong sạch, Ngài không đòi hỏi gì ngoài sự chú tâm của chúng ta”. Chúng ta biết Thiên Chúa không phải nhờ sự tìm tòi của trí tuệ mà do quan tâm chú ý đến Chúa Giêsu. Chúng ta có thể chấm dứt việc tìm kiếm Thiên Chúa khi được chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, vì trong Ngài chúng ta thấy được Thiên Chúa Cha.
Ngài phán: “những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi”. Vì tôn giáo Do Thái chính thống là một gánh nặng. Chúa Giêsu nói về các kinh sư và Pharisêu: “Bọn ấy buộc những gánh nặng khó chịu để trên vai người ta còn mình thì không muôn động ngón tay vào” (Mt 23,4). Đối với người Do Thái, tôn giáo bao gồm những luật lệ, những quy tắc bất tận họ phải tuân thủ. Họ sống giữa một rừng nguyên tắc và luật lệ. Chúng chỉ đạo mọi hành động của họ, lúc nào họ cũng nghe những tiếng thôi thúc: “ngươi chớ... ngươi chớ...”
Ngay các kinh sư cũng thấy điều này. Câu chuyện sau đây cho thấy những đòi hỏi của Luật luôn luôn ràng buộc, dồn ép, nặng nề và không thể thực hiện được. Korah kể: “Người láng giềng tôi là một bà góa, bà có hai con gái và một thửa ruộng. Khi bà bắt đầu cày thì Môsê (Ý nói Luật Môsê) bảo bà: “ngươi không được cày bò và lừa chung với nhau”. Khi bà bắt đầu gieo thì ông phán: “ngươi không được gieo trong ruộng hai thứ giống”. Khi bà bắt đầu thu hoạch, ông bảo: “ngươi không được mót lúa sót hay lấy lại những gì ngươi bỏ quên (Đnl 24,19), cũng đừng gặt đến cuối ruộng” (Lv 19,9). Bà bắt đầu đập lúa thì ông bảo: “Hãy giao cho ta của lễ dâng phần mười thứ nhất và phần mười thứ nhì”; bà thuận và dâng hết cho ông. Sau đó người đàn bà đáng thương kia làm gì? Bà bán ruộng, mua hai con chiên để hớt lông may áo
1 1,Z,Q-JU
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​353
và để nó đẻ con kiếm lợi. Khi chiên sinh sản thì Aharon bèn đến (đòi hỏi của thầy tư tế) nói: “Hãy dâng cho ta con chiên đầu lòng của ngươi”, bà chấp thuận đòi hỏi đó và trao cho ông. Đến kỳ cắt lông chiên bà hớt lông và Aharon lại đến: “Hãy giao cho ta lông chiên hớt đầu tiên của ngươi” (Đnl 18,4). Người đàn bà thầm nghĩ rằng: “Ta không thể chịu nổi ông này, ta sẽ làm thịt chiên mà ăn”. Aharon lại đến và bảo: “Hãy giao cho ta cái bả vai, cái hàm và cái bụng” (Đnl 18,3)- Người đàn bà nói: “Ngay đến lúc tôi làm thịt nó, ông cũng không để tôi yên, thôi tôi sẽ dâng nó luôn, Aharon bèn nói: “trong trường hợp đó, nó sẽ hoàn toàn thuộc về ta” (Ds 18,14). Ông liền mang nó đi bỏ lại bà góa đang khóc với hai đứa con gái”.
Câu chuyện kể trên là một ví dụ về những đòi hỏi triền miên mà Luật đặt trên con người trong mỗi sinh hoạt và hành động của đời sống. Những đòi hỏi của Luật quả thật là một gánh nặng.
Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy mang lấy ách của Ngài. Người Do Thái dùng thành ngữ “cái ách” để chỉ sự tuân phục, phó thác. Họ nói đến cái ách của Luật, của điều răn, cái ách của Nước Trời, cái ách của Chúa. Nhưng rất có thể Chúa Giêsu dùng những chữ đó trong lời kêu gọi của Ngài với một nghĩa gần gũi với chúng ta hơn.
Ngài nói ách Ngài êm ái, chữ êm ái trong tiếng Hy Lạp là chrestos có nghĩa là vừa vặn, sít sao. ở xứ Palestine, người ta làm ách bằng gỗ cho bò cái. Con bò được mang đến để người ta đo kích thước, sau đó người ta bào cái ách cho thật nhấn và đem bò đến thử. Người ta điều chỉnh cái ách thật cẩn thận sao cho thật vừa để khỏi làm trầy cổ con thú kiên nhẫn.
Có một truyền thống cho rằng Chúạ Ọiêsu là người thợ làm ách giỏi nhất miền Galilê. Ớ khắp xứ, người ta tìm đến tiệm mộc của Ngài để mua những cái ách tốt và khéo nhất. Thời ấy cũng như bây giờ các cửa hiệu đều có bảng hiệu treo ở cửa và có người bảo rằng bảng hiệu treo trên cửa tiệm mộc của người thợ mộc ỏ’ Nadarét chắc đã ghi là “ách của tôi rất vừa”. Có thể ở đây Chúa Giêsu đang dùng lại cái hình ảnh tiệm mộc ở Nadarét, nơi Ngài đã làm việc trong những năm tháng thầm lặng của Ngài.
354 WILIIAM BARCLAY
1 l,zo-ou
Chúa Giêsu phán “ách ta rất vừa”, Ngài muốn nói rằng “sự sống ta ban cho các ngươi để sống không phải là một gánh nặng làm trầy trụa các ngươi; đời sống các ngươi, công tác của các ngươi đều được làm sẵn kích thước vừa với các ngươi”. Bất cứ điều gì Chúa gửi đến cho chúng ta đều đã đừợc làm sấn để thật thích hợp với nhu cầu và khả năng của chúng ta; Chúa có công tác cho mỗi người chúng ta, tất cả đã được đo sẵn vừa vặn với chúng ta.
Chúa Giêsu phán: “Gánh của Tôi thì nhẹ nhàng”. Có một rapbi nói: “Ách ta trở thành bài ca của ta”. Điều đó không có nghĩa là gánh nặng dễ mang, nhưng gánh nặng được đặt trên chúng ta trong tình yêu, được mang trong tình yêu và tình yêu khiến gánh nặng trở thành nhẹ nhàng. Khi chúng ta nhớ đến tình yêu của Chúa, khi chúng ta biết rằng gánh nặng của chúng ta là yêu Chúa và yêu người thì gánh nặng đó trở thành một bài ca. Có một câu chuyện xưa kể một người đàn ông gặp một cậu bé đang cõng một em nhỏ bị què, ông ta hỏi “Em phải cõng một gánh nặng quá nhỉ?” Cậu bé trả lời: “Nó đâu phải là gánh nặng, nó là đứa em nhỏ của tôi mà”. Gánh nặng được ban cho trong tình yêu và được mang trong tình yêu thì luôn luôn nhẹ nhàng.
Khủng Hoảng
Mátthêu đoạn 12 ghi lại một chuỗi những biến cố trọng đại trong cuộc đời Chúa Giêsu. Trong đời sông mỗi người có những giây phút quyết định, những lần, những biến cố mà cả đời gắn liền với chúng. Chương này trình bày cho chúng ta một quãng đời như thế của Chúa Giêsu. Trong chương này chúng ta thấy những người lãnh đạo chính thống giáo Do Thái thời bấy giờ đi đến một quyết định tối hậu về Chúa Giêsu, đó là quyết định khước từ Chúa Giêsu. Không phải khước từ theo nghĩa họ sẽ không làm gì Ngài, mà là họ quyết định phải hoàn toàn loại trừ Ngài. Tại chương này chúng ta thấy những bước quyết định đầu tiên trên đường đưa Ngài đến thập giá. Các nhân vật đều hiện rõ nét trước mặt chúng ta. Đó là các kinh sư và các Pharisêu, đại diện cho tôn giáo chính thống. Chúng ta có thể thấy thái độ thù hằn của họ đối với Chúa Giêsu gia tăng qua bốn giai đoạn như sau:
X AIN IVIUINU MAI IHtU - l ẠF 1
1. Câu 1-8 kể chuyện các môn đệ của Chúa bứt bông lúa trong ngày Sabát. Chúng ta thây sự nghi kỵ gia tăng. Các Pharisêu, các kinh sư ngờ vực khi thây bất cứ vị rapbi nào cho phép môn đệ mình xem thường luật ngày Sabát. Đây là điều không thể để cho phát triển và lan tràn bừa bãi được.
2. Câu 9-14 kể Chúa Giêsu chữa lành người bại tay trong hội đường vào ngày Sabát. Chúa bị họ theo dõi rất gắt với thái độ thù nghịch. Các Pharisêu và kinh sư có mặt tại hội đường hôm đó không phải là tình cờ. Luca nói rằng họ ở đó để rình xem Chúa Giêsu (Lc 6,7). Từ lúc đó trở đi Chúa Giêsu luôn luôn làm việc dưới cặp mắt đầy ác cảm của những nhà trinh thám để tìm bằng chứng tô" cáo Ngài.
3. Câu 22-32 kể chuyện những người lãnh đạo chính thông tố cáo Chúa Giêsu đã dùng quyền năng của quỷ để chữa bệnh và Ngài đã phán với họ tội lỗi không thể tha thứ. Qua câu chuyện, chúng ta lại thấy sự mù quáng cô" ý của họ do thành kiến tạo ra. Từ lúc đó trở đi, không có điều gì Chúa Giêsu làm mà họ còn cho là đúng nữa. Họ đã khép chặt cặp mắt của họ đôi với Chúa đến nỗi không còn có thể thây được vẻ đẹp và chân lý của Ngài. Sự mù quáng vì thành kiến đã đẩy họ vào một con đường mà không bao giờ họ có thể quay lại.
4. Trong câu 14 chúng ta thấy một quyết định gian ác. Những người chính thống bây giờ không còn rình xem để chỉ trích Ngài nữa mà họ chuẩn bị hành động. Họ họp lại để tìm cách kết liễu cuộc đời của người Galilê gây rối này. Nghi kỵ, mù quáng là con đường dẫn đến hành động thù nghịch công khai.
Trước tình huống đó, Chúa Giêsu đã đáp ứng minh bạch. Ngài dùng năm cách thế đối phó với sự chống đốì gia tăng từng ngày của họ.
1) Ngài đương đầu một cách can đảm. Trong câu chuyện chữa lành người bại tay (câu 9-14) chúng ta thấy Ngài chủ động đương đầu với các kinh sư và Pharisêu một cách công khai, vấn đề này không thực hiện nơi kín đáo nhưng ở giữa hội đường đông người, không phải lúc họ vắng mặt nhưng ngay lúc họ có mặt ở đó với chủ tâm lập mưu tô" cáo Ngài. Thay vì trốn tránh sự thách thức, Chúa Giêsu đương đầu.
3SÒ WILIIAM BARCLAY
1 1
2) Ngài cảnh cáo. Trong những câu 22-32 chúng ta thấy Chúa Giêsu đưa ra lời cảnh cáo kinh khủng là nếu họ nhất quyết nhắm mắt làm ngơ với chân lý mặc khải của Chúa, họ sẽ tự nhốt mình ngoài vòng ân sủng của Chúa.
Tại đây, Chúa Giêsu ở vào thế công hơn là thế thủ. Ngài cho họ thấy rõ ràng thái độ của họ đang đưa họ về đâu.
3) Ngài đưa ra một loạt những lời tuyên bố. Ngài lớn hơn Đền Thờ (câu 6), mà Đền Thờ là nơi chí thánh nhất thế gian. Ngài lớn hơn Giôna, trong khi chưa có nhà truyền đạo nào từng mang lại sự ăn năn lạ lùng như Giôna (câu 41). Ngài lớn hơn Salômôn là tuyệt đỉnh và là hiện thân của sự khôn ngoan (câu 42). Ngài tuyên bố rằng không có điều gì trong lịch sử tâm linh mà Ngài không lớn hơn, đây không phải là lời biện minh mà là những lời tuyên bô" long trọng nhất của Ngài.
4) Ngài phán rằng sự dạy dỗ của Ngài là thiết yếu. Ngài đưa ra một ví dụ lạ lùng về ngôi nhà trống (43-45) ngụ ý rằng lề luật tương đốĩ có thể làm trống tâm lòng của con người tội lỗi, nhưng chỉ có Phúc Âm mới có thể đổ đầy cho người ấy điều thiện. Lề luật vì thế chỉ để lại nơi tấm lòng con người một chỗ trông chỉ để ma quỷ đến chiếm cứ; Phúc Âm thì đổ đầy cho người ta những điều lành một cách tích cực đến nỗi ma quỷ không thể nào vào được. Lời tuyên bố của Chúa Giêsu cho thấy Phúc Âm có thể làm được cho con người những điều mà lề luật không bao giờ có thể làm được.
5) Cuối cùng Ngài đưa ra một lời mời gọi. Nội dung chính ở câu 46-50 là một lời mời gọi, mời gọi người ta bước vào mốì liên hệ thân tộc với Ngài qua sự vâng phục ý Thiên Chúa. Những câu này không có ý là Chúa Giêsu phủ nhận những người bà con huyết thống của Ngài, nhưng Ngài muốn mời gọi người khác bước vào liên hệ thân tộc với Ngài qua sự vâng phục ý Chúa, vì ý đó đã đến với con người qua tiếng gọi và mệnh lệnh của Ngài. Những câu này là một lời kêu gọi phá bỏ những thành kiên, ý muôn riêng tư của chúng ta để chấp nhận Chúa Giêsu là chủ, là Chúa của mình. Nếu từ chối, chúng ta lại càng đi xa Chúa. Nêu chấp nhận, chúng ta được bước vào trong gia đình và trong lòng của Chúa.
MỤC LỤC
Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu - William Barclay Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu