The mere brute pleasure of reading - the sort of pleasure a cow must have in grazing.

Lord Chesterfield

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4328 / 235
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
ứ Giả Của Vua
Mátthêu 10,1-4
1 Rồi Đức Giêsu gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
2 Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ: đứng đầu ¡à ông Simôn, cũng gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, anh của ông; sau đó là ông Giacôbê con ông Dêbêãê và ông Gioan, em của ông;
3 ông Philípphê và ông Batôlômêô; ông Tôma và ông Mátthêu người thu thuế; ông Giacôbê con ông Anphê và ông Taãêô;
4 ông Simôn thuộc nhóm Quá Khích, và ông Giuđa ítcariốt, là chính kẻ nộp Người.
Tuần tự và khéo léo, Mátthêu khai mở câu chuyện về Chúa Giêsu. Trong câu chuyện phép rửa, Mátthêu cho thấy Chúa Giêsu chấp nhận công tác của Ngài. Lúc Chúa Giêsu chịu cám dỗ, Mátthêu cho thấy phương pháp Ngài sử dụng để thi hành sứ mệnh. Trong Bài Giảng Trên Núi, ta nghe lời khôn ngoan của Chúa Giêsu. Trong Mátthêu 8, chúng ta thấy việc quyền năng của Chúa Giêsu. Trong đoạn 9, sự chống đối ngày càng tăng và hợp lại để chông Chúa Giêsu. Bây giờ chúng ta thấy Chúa lựa chọn người của Ngài. Một thủ lãnh sắp sửa dấn thân vào một việc quan trọng thì điều trước tiên cần làm là lựa chọn bộ tham mưu. Hiệu quả trước mắt và thành công tương lai của công trình đều tùy thuộc vào họ. Ớ đây Chúa Giêsu lựa chọn ban tham mưu của mình, chọn những cánh tay mặt, những người giúp đỡ Ngài lúc Ngài còn ở thế gian và sẽ tiếp tục công tác của Ngài khi Ngài lìa thế gian để trở về nơi vinh quang.
Có hai sự kiện về những người này khiến chúng ta chú ý ngay:
1. Họ là những người tầm thường. Họ không có của cải, không học thức cao, không có địa vị xã hội. Họ được chọn từ trong dân gian, những người chỉ làm việc thường, không được giáo dục đặc biệt, không có lợi thê xã hội. Người ta nói Chúa Giêsu không tìm kiếm những người phi thường, Ngài tìm những người tầm thường để làm việc một cách rât phi thường. Chúa Giêsu nhìn mỗi người,
300 WILIIAM BARCLAY
lU,l-4
không phải chỉ để thấy họ thế nào, mà cũng để xem Ngài có thể khiến họ trở nên như thế nào. Chúa Giêsu lựa chọn những người này không những vì họ thế nào nhưng còn vì họ có thể trở nên như thế nào dưới ảnh hưởng và quyền năng Ngài. Không ai được nghĩ mình không có gì để dâng cho Chúa. Chúa Giêsu có thể lấy điều một con người tầm thường dâng để sử dụng trong việc trọng đại.
2. Họ là một nhóm ô hợp dị thường nhất. Có Mátthêu người thu thuế. Tất cả mọi người đều coi ông là người phản qưốc (làm việc cho đế quốc đô hộ), như một người làm tay sai cho những chủ nhân chiếm xứ mình để cầu lợi, trái ngược với một người ái quốc thương dân. Cùng với Mátthêu có Simôn, Luca 6,lộ)gọi là Simôn Dêlốt (zélotes), tức Simôn, người Nhiệt Thành. Josephus (Antiquities 8,1.6) gọi người Dêlốt (cuồng tín nhiệt tâm này) là đảng thứ tư của người Do Thái. Ba đảng kia là Pharisêu, Xa đốc và Essêniô. Ông nói rằng Dêlốt có một lòng ái mộ tự do không gì sánh nổi vì họ nói Thiên Chúa là Đấng cai trị và Chúa của họ. Họ chuẩn bị để đương đầu với mọi cái chết cho xứ sở và không hề chùn bước khi thây những người thân yêu chết trong cuộc đấu tranh giành tự do. Họ từ chối, không chịu tôn tặng bất cứ người nào trên thế giới danh hiệu là vua. Họ có một quyết tâm chịu bất cứ sự đau đớn nào, họ chuẩn bị để thi hành những vụ sát nhân bí mật hoặc lén lút ám sát để tìm cách loại bỏ quyền hành ngoại bang khỏi xứ họ. Họ là những người ái quốc ưu tú giữa người Do Thái, người quốc gia nhiệt tâm nhất trong những người quốc gia. Nếu Simôn, người cuồng tín gặp Mátthêu tại một nơi nào khác ngoài tập thể của Chúa Giêsu, thì chắc đã đâm cho một nhát dao găm rồi. Tại đây có một chân lý trọng đại là những người thù ghét lẫn nhau lại có thể thương yêu nhau khi cả hai đều yêu mến Chúa Giêsu. Nhiều khi tôn giáo là cớ chia rẽ người đời, nhưng trong sự hiện diện của Chúa Giêsu thì Ngài đem họ lại với nhau, họ là những con người trước đây chia rẽ vì không có Ngài.
Chúng ta có thể hỏi tại sao Chúa Giêsu lựa chọn mười hai tông đồ đặc biệt này! Lý do có lẽ là vì có 12 chi tộc như thời Cựu Ước có 12 chi tộc Israel thì trong thời Tân Ước có 12 tông đồ của Israel mới. Tân Ước không nói nhiều về những người này. Như Plummer đã viết: “Trong Tân Ước, công việc chứ không phải công nhân được tôn vinh”. Nhưng dù chúng ta không biết nhiều
lU,l-4
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​301
về họ, Tân ước thừa nhận sự vĩ đại của họ trong Hội Thánh vì mặc khải cho ta biết 12 hòn đá làm nền cho Thành Thánh được ghi tên của họ (Kh 21,14). Những người này chỉ là những người thường không có thân thế, những người từ những môi trường đức tin khác biệt đã làm đá nền, trên đó Hội Thánh được xây dựng. Chính trên nền làm bằng những người tầm thường mà Hội Thánh của Chúa Giêsu được thiết lập.
Đào Tạo Sứ Giả
Mátthêu 10,1-4
1 Rồi Đức Giêsu gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
2 Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ: đứng đầu là ông Simôn, cũng gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, anh của ông; sau đó là ông Giacôbê con ông Dêbêđê và ông Gioan, em của ông; 3 ông Phiỉípphê và ông Batôlômêô; ông Tôma và ông Mátthêu người thu thuế; ông Giacôbê con ông An-phê và ông Tađêô;4 ông Simôn thuộc nhóm Quá Khích, và ông Giuđa ítcariốt, là chính kẻ nộp Người.
Để chung 3 bản tường thuật về việc Chúa kêu gọi 12 tông đồ (Mt 10,1-4; Mc 3,13-19; Lc 6,13-16), ta sẽ thấy một vài điểm nổi bật.
1. Ngài lựa chọn họ. Luca 6,13 nói Chúa Giêsu gọi các môn đệ lại và Ngài lựa chọn 12 người. Dường như mắt Chúa Giêsu đảo quanh đám đông đi theo Ngài và một nhóm nhỏ bằng lòng ở lại với Ngài khi đám quần chúng đã giải tán, dường như lúc nào Ngài cũng đang tìm kiếm những người Ngài có thể giao công tác. Có người nói “Thiên Chúa luôn luôn tìm kiếm những bàn tay để sử dụng”. Ngài luôn luôn phán: “Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? (Is 6,8). Có nhiều công tác trong Nước Thiên Chúa, công tác cho người đi ra, công tác cho người phải sử dụng tâm trí, công tác mọi người đều thây và công tác không ai thấy được. Cặp mắt của Chúa Giêsu luôn luôn tìm trong đám đông xem có người nào sẽ làm công việc của Ngài.
302 WILIIAM BARCLAY
10,1-4
2. Chúa Giêsu gọi họ. Chúa Giêsu không ép buộc ai làm công việc của Ngài. Ngài trao công việc cho họ, nhưng không ép buộc. Ngài mời gọi, chứ không áp đặt. Ngài muốn có những người tình nguyện. Mỗi người được hoàn toàn tự do trung thành hay không. Lời mời gọi đều đến mọi người, ai muốn chấp nhận hoặc từ chối tùy ý.
3. Ngài chỉ định họ. Ngài lập Nhóm Mười Hai (Mc 3,14). Chữ “lập” là từ Hy Lạp poiein có nghĩa là làm nên, nhưng thường dùng theo nghĩa chuyên môn để chỉ định một người vào một chức vụ. Chúa Giêsu giông như một ông vua chỉ định người làm Bộ trưởng, Ngài giông như vị tướng lãnh giao công tác cho cấp chỉ huy. Phục vụ Chúa Giêsu không phải là một tình cờ may rủi mà là được chỉ định chính xác vào chức vụ. Người ta rất hãnh diện nếu được vua của thế gian chỉ định vào một công tác, huống chi chỉ định bởi Vua của các vua thì còn đáng hãnh diện biết bao!
4. Những người này được chỉ định trong số các môn đệ. Môn đệ là người học hỏi. Người Chúa Giêsu cần và ưa thích là những người sẩn sàng học hỏi. Một tâm trí khép kín không chịu học hỏi không thể nào phục vụ Chúa. Tôi tớ của Chúa Giêsu phải sẩn sàng học thêm mỗi ngày trong đời sống, mỗi ngày phải bước gần Chúa Giêsu và gần Thiên Chúa hơn.
5. Lý do vì sao những người này được chọn cũng rất ý nghĩa. Họ được chọn để ở với Chúa Giêsu (Mc 3,14). Nếu họ phải đi làm công việc của Ngài trong thế gian thì họ phải sống với Ngài trước khi đi vào thế gian. Họ phải đi từ Chúa Giêsu đến với con người. Một dịp kia, Alexander Whyte giảng một bài rất cảm động và đầy uy quyền. Sau giờ thờ phượng, một người bạn đến nói với ông: “Anh giảng hôm nay như vừa đến thẳng từ nơi Chúa”. Whyte đáp: “Có lẽ vậy”. Không có công việc nào của Chúa Giêsu được hoàn thành trừ phi bởi những người đến từ nơi Chúa Giêsu. Nhiều khi trong những sinh hoạt phức tạp của Hội Thánh, chúng ta bận rộn với các ban bệ và việc điều hành cốt để làm bánh xe quay tròn, nhưng chúng ta lại quên rằng tất cả mọi việc này không quan hệ nếu không được thực hiện từ những người đã ở với Chúa Giêsu trước khi đến với con người.
6. Họ được gọi là các tông đồ (Mc 3,14; Lc 6,13). Tông đồ là người được sai đi. Đó là chữ chỉ một phái viên, một đại sứ. Kitô
A​u
IHN MU1NU 1V1A1 iHtu - 1ẠF 1​.310
hữu là sứ giả của Chúa Giêsu đến với loài người. Họ đến với Chúa Giêsu để có thể từ đó đi đến với loài người mang theo vẻ đẹp của Chúa Giêsu.
7. Họ được gọi là người rao giảng Chúa Giêsu. Trong Mátthêu 10,7 họ được lệnh phải giảng đạo. Chữ kerussein đến từ danh từ kenix, nghĩa là một người loan báo. Kitô hữu là người rao giảng Chúa Giêsu, đó là lý do tại sao ta phải ở với Chúa Giêsu. Họ không truyền đạt ý kiến, quan điểm của mình nhưng đem một sứ điệp thiêng liêng từ Chúa Giêsu. Người ấy không thể mang sứ điệp đó nếu trước hết không nhận từ nơi Chúa Giêsu.
Sứ Mệnh Của Sứ Giả
Mátthêu 10,5-8
5 Đức Gỉêsu sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị rằng:
«Anh em đừng đi về phía các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của dân Samari. 6 Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà ítraen. 7 Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần. 8 Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.
Chúng ta thấy Vua bắt đầu giao sứ mệnh cho các sứ giả. Chữ Hy Lạp paragellein dùng chỉ lệnh truyền hoặc mệnh lệnh của Chúa Giêsu là một chữ rất hay và hàm súc. Chữ này có bốn cách sử dụng đặc biệt:
1. Dùng chỉ một quân lệnh. Chúa Giêsu giống như vị tướng sai các chỉ huy trưởng ra trận mạc và dặn dò vắn tắt trước khi họ lên đường.
2. Dùng gọi người bạn đến cứu giúp. Chúa Giêsu giống như người có lý tưởng cao đẹp kêu gọi các bạn hữu đến làm cho lý tưởng đó thành sự thật. '
3. Dùng chỉ huân lệnh của một giáo sư hay một triết gia cho các sinh viên và môn đệ. Chúa Giêsu giống như vị giáo sư sai các sinh viên của mình vào thế gian, trang bị họ bằng lời giáo huấn và sứ điệp của Ngài.
304 WILIIAM BARCLAY
X \J,​l_>
4. Dùng chỉ mệnh lệnh của hoàng đế. Chúa Giêsu giống như vị vua sai sứ giả vào thế gian làm người phát ngôn của Ngài và thi hành mệnh lệnh Ngài.
Đoạn này khởi sự bằng một huấn thị rất khó, Chúa cấm các môn đệ đến với dân ngoại hoặc Samari. Nhiều người thắc mắc không tin Chúa Giêsu nói lời này, tính độc quyền không thích hợp với Ngài, người ta cho rằng đây là lời đã được gán cho Ngài do những kẻ về sau muôn giữ Phúc Âm riêng cho người Do Thái là những người đã chông đối Phaolô kịch liệt khi ông muốn đem Phúc Âm đến cho dân ngoại.
Có vài điểm nên nhớ là vì câu nói này hoàn toàn không thích hợp với Chúa Giêsu nên không ai dám sáng chế ra. Vậy Ngài đã phán câu đó cho nên phải có lời giải thích. Chắc chắn đây không phải là một mệnh lệnh vĩnh viễn. Ngay trong các sách Phúc Âm chúng ta thấy Chúa Giêsu trò chuyện thanh nhã, thân mật với người đàn bà Samari (Ga 4,4-42). Ngài kể một câu chuyện bất hủ mà vai chính lại là một người Samari (Lc 10,30). Ngài chữa lành cho con gái người đàn bà ở Syrô Phênixi (Mt 15,28), và chính Mátthêu đã cho chúng ta biết mệnh lệnh tối hậu của Chúa Giêsu là truyền mọi người đi khắp thế gian để đem Phúc Âm đến cho mọi dân, mọi nước (Mt 28,19.20). Vậy thì lời giải thích câu này là gì?
Mười hai tông đồ bị câm không được đến cùng dân ngoại có nghĩa là họ không thể lên phía Bắc vào xứ Syri, cũng không thể đi qua phía Đông để vào xứ Đêcapôli là một vùng dân ngoại rộng lớn. Họ không thể đi xuông miền Nam vào xứ Samari vì bị cấm. Hậu quả của lệnh cấm này giới hạn hành trình của mười hai môn đệ trong xứ Galilê. Có ba lý do:
1. Người Do Thái có một địa vị đặc biệt trong kế hoạch của Thiên Chúa.
Theo sự công bình của Thiên Chúa, họ phải là người được nghe Phúc Âm trước nhất. Sự thật họ đã chốĩ bỏ. Nhưng cả lịch sử được hoạch định là để họ có cơ hội đầu tiên tiếp nhận Phúc Âm.
2. Rõ ràng là mười hai tông đồ chưa được trang bị để rao giảng Phúc Âm cho người ngoại. Họ chưa có nền tảng, thiếu kiến thức, cũng không có kỹ thuật. Trước khi Phúc Âm có thể truyền đến
11IN MUÍNU MAÌTHHU - TẠP 1 JU3
dân ngoại một cách hữu hiệu, cần phải có một người có đời sống, và căn bản như Phaolô. Nếu sứ giả không được trang bị chu đáo thì sứ điệp ít hy vọng thành công. Một người giảng đạo hoặc một giáo sư khôn ngoan sẽ biết rõ những giới hạn cũng như sở trường và sở đoản của mình.
3. Nhưng lý do quan trọng của mệnh lệnh này rất đơn giản. Bất cứ vị chỉ huy khôn ngoan nào cũng cần phải giới hạn mục tiêu. Người đó phải hướng cuộc tấn công vào một điểm đã chọn. Nếu trải rộng lực lượng, sức mạnh bị phân tán thì chỉ chuốc lấy thất bại. Lực lượng càng nhỏ thì càng phải hạn chế mục tiêu. Tấn công một phòng tuyến rộng thì chỉ chuốc lấy tai họa. Chúa Giêsu biết điều đó, mục đích của Ngài là tập trung cuộc tấn công vào Galilê, như chúng ta thấy đó là phần đất cởi mở nhất của toàn xứ Palestine để tiếp nhận Tin Mừng mới và sứ điệp mới (Mt 4,12-17). Mệnh lệnh này của Chúa Giêsu là một mệnh lệnh tạm thời, Ngài là vị chỉ huy khôn ngoan từ chối không chịu trải rộng và phân tán lực lượng. Ngài khôn khéo tập trung tấn công vào một mục tiêu hạn chế để đạt được chiến thắng toàn diện.
Lời Nói, Việc Làm của Sứ Giả
Mátthêu 10,5-8
Sứ giả nhà vua có những điều phải nói và những việc phải làm:
1. Họ phải loan báo Nước Thiên Chúa sắp đến. Chúng ta đã biết (Mt 6,10.11) Nước Thiên Chúa là một xã hội trên trần gian, nơi ý Chúa được thực hiện dưới đất cũng như trên trời. Trong tất cả mọi người sống trên thế gian này chỉ có Chúa Giêsu là người duy nhất thực sự vâng phục, thực hiện và hoàn tất ý của Thiên Chúa. Bởi vậy, trong Ngài Nước Thiên Chúa đã đến. Dường như các sứ giả của vua phải nói: “Coi này, các bạn đã mơ ước Nước Thiên Chúa, các bạn đã trông mong Nước Thiên Chúa, đây Nước Thiên Chúa ở trong cuộc sống của Chúa Giêsu. Hãy nhìn xem Ngài và thây ở trong Nước Thiên Chúa có nghĩa là gì”. Trong Chúa Giêsu, Nước Thiên Chúa đã đến với loài người.
JUO​W1L11 AM BARCLAY
X
2. Nhưng công tác của mười hai tông đồ không phải chỉ giới hạn ở lời nói mà còn ở trong cả việc làm nữa. Họ phải chữa lành kẻ đau, khiến kẻ chết sống lại, chữa kẻ phong được sạch, đuổi quỷ. Tất cả những mệnh lệnh này được ban bố trong một ý nghĩa lưỡng diện: nghĩa thuộc thể, vì Chúa Giêsu đến để ban sức khỏe và chữa lành cơ thể con người, và trong nghĩa thuộc linh, mệnh lệnh Chúa mô tả sự biến cải bởi Chúa Giêsu trong tâm hồn con người.
a. Họ phải chữa lành kẻ đau. Chữ dùng cho kẻ “đau” rất gợi ý. Đó là một phần của động từ Hy Lạp asthenein, nghĩa chính của nó là “yếu”. Khi Chúa Giêsu đến với một người, Ngài thêm sức mạnh cho ý chí. Ngài làm trụ chông đỡ sự yếu đuôi, Ngài làm cho cánh tay yếu đuối được mạnh thêm để chiến đấu. Ngài củng cố những quyết định yếu kém. Chúa Giêsu thay thế sự yếu đuôi của con người bằng quyền năng Thiên Chúa.
b. Họ phải khiến kẻ chết sống lại. Một người có thể chết trong tội lỗi. Sức đề kháng của họ có thể bị tan vỡ. Cái nhìn về điều thiện có thể bị lu mờ đến độ không còn thây gì nữa. Họ có thể trở thành bất lực, vô vọng trong nanh vuốt của tội lỗi, đui mù về nhân đức và điếc lác đối với Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu bước vào đời sống, Ngài phục hồi tính thiện, Ngài làm sống dậy thiện căn đã bị tội lỗi bóp chết trong chúng ta.
c. Họ phải làm sạch người phong cùi. Như chúng ta đã biết, người phong bị kể là ô uế. Sách Lêvi dạy về người phong. Người đó bị ô uế, phải ở một mình ngoài trại (Lv 13,46). 2V 7,3-4 cho ta thấy người phong trong những ngày đói kém kinh khủng mới dám vào thành phô". 2V 15,5 cho ta biết Adaria, vị vua bị Thiên Chúa giáng họa, khiến bị bệnh phong cho đến ngày chết, phải rút vào ở trong nhà riêng, phân cách khỏi người ta. Ngay ở Ba Tư người ta cũng tin vào sự ô uế này. Herodotus (1,138) cho biết “người phong trong xứ Ba Tư không được phép vào thành hoặc tiếp xúc với người khác, họ cho rằng người ấy đã phạm tội với mặt trời”. Cũng vậy, mười hai tông đồ phải đem sự tinh sạch lại cho người ô uế. Một người bị ô uế vì tội lỗi làm tâm trí mình nhơ nhớp, tấm lòng và thân thể bị ô uế vì những hậu quả của tội. Lời nói, việc làm và ảnh hưởng của người đó có thể trở nên dơ bẩn đến nỗi gây ảnh hưởng ô uế trên những người tiếp xúc với họ. Chúa Giêsu có thể làm sạch linh hồn đã tự làm ô uế bởi tội lỗi, Ngài ban cho loài
iU,8-IU
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​307
người thuốc tẩy trùng từ trời để chông lại tội. Chúa Giêsu làm sạch tội lỗi loài người bằng sự tinh khiết từ nơi Chúa.
d. Họ phải đuổi quỷ. Người bị quỷ ám là người ở trong nanh vuốt của một quyền lực tà ác, người không còn làm chủ chính mình và hành động của mình nữa vì quyền lực tà ác trong họ đã bắt họ làm nô lệ. Người ấy bị điều dữ làm chủ, bị thói quen xấu xa thống trị, sự dữ có thể rất hấp dẫn đối với họ. Chúa Giêsu đến để hủy bỏ tội lỗi và cũng phá vỡ quyền lực của tội lỗi. Chúa Giêsu đem quyền năng giải phóng người đã bị tội lỗi bắt làm nô lệ, Ngài giải phóng những người nô lệ khỏi tội lỗi.
Hành Trang của Sứ Giả
Mátthêu 10,8-10
8 Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy. 9 Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng. 10 Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn.
Đây là đoạn sách trong đó mỗi lời, mỗi câu đều rung lên tiếng chuông trong đầu óc bất cứ người Do Thái nào nghe đến. Chúa Giêsu đã truyền lệnh như các rapi truyền cho môn sinh của họ.
Chúa Giêsu phán: “Anh em đã được cho không thì cũng phải cho không như vậy”. Một rapi buộc phải dạy dỗ miễn phí, họ bị cấm tuyệt đối không được nhận thù lao về việc dạy luật mà Môsê đã nhận không từ Chúa. Chỉ có một trường hợp rapbi có thể nhận tiền là khi dạy trẻ em vì dạy trẻ là công việc của cha mẹ. Không ai buộc phải để thì giờ và công khó làm điều thuộc bổn phận cha mẹ, nhưng sự dạy dỗ cao hơn thì không được nhận tiền hoặc thù lao gì. Trong sách Mishnah, Luật qui định: nếu có một người nhận tiền để phân xử thì sự phân xử của người đó không có giá trị, nếu một người nhận tiền để làm nhân chứng, thì lời chứng của người đó vô giá trị. Rapbi Zadok nói: “Đừng biến Luật thành vương miện cho mình, cũng đừng dùng Luật làm cái xẻng để đào”. Rapbi Hillel
308 WILIIAM BARCLAY
10,8-1U
nói: “Người nào sử dụng mão miện của Luật cách trần tục thì đó là người phí của. Từ đó có thể suy ra người nào dùng Luật để kiếm lợi là chuốc lấy sự hủy diệt cho chính mình”. Vì như đã có qui định “Thiên Chúa đã ban không cho Môsê, ngươi cũng phải làm như vậy”.
Có câu chuyện về rapbi Tarpho. Vào cuốĩ mùa vả, ông đi dạo trong vườn và ăn trái vả người ta bỏ lại, nhưng người canh vườn xông lại đánh ông. Ông cho họ biết mình là ai, và vì ông là rapbi danh tiếng, họ để cho ông đi. Cả đời ông cứ hôi tiếc vì đã dùng t'ư,oạch rapbi để tự cứu mình. Ông nói: “Khôn nạn cho tôi, vì tôi đã dùng mão miện của Luật để kiếm lợi riêng”. Khi Chúa Giêsu bảo các môn đệ đã được lãnh không thì hãy cho không, Ngài đang nói với họ điều các giáo sư của dân Ngài đã nói từ lâu. Nếu một người có một bí quyết quí giá thì bổn phận người đó không phải khư khư giữ lấy cho đến khi được trả tiền, nhưng phải sấn lòng phổ biến cho người khác biết. Chia sẻ cho người khác những sự giàu có mà Thiên Chúa đã ban cho mình là một đặc ân.
Chúa Giêsu phán bảo mười hai môn đệ được sai đi, không được đem vàng bạc theo túi tiền. Trong Hy văn, túi tiền nghĩa là thắt lưng. Thắt lưng của người Do Thái hơi rộng bản, hai đầu to gấp đôi để cất tiền. Do đó, thắt lưng trở thành “ruột tượng” của người Do Thái. Chúa Giêsu dặn các môn đệ đừng đem túi bạc theo. Túi có thể là cái túi xách thường dùng đựng thức ăn. Chữ Hy Lạp pera cũng có nghĩa là cái bị ăn xin của người hành khất. Các triết gia lang thang cũng hay có những túi như vậy để quyên tiền sau khi diễn thuyết.
Với tất cả những huấn thị này, Chúa Giêsu không làm các môn đệ khó chịu. Ngài chỉ lặp lại những lời rất quen thuộc đôi với người Do Thái. Sách Talmud cho biết “Không ai được lên núi có đền thờ với gậy, giày, thắt lưng có tiền hoặc chân lấm” có nghĩa là vào đền thờ, người ta phải biết rõ đã để lại phía sau tất cả mọi sự liên hệ làm ăn buôn bán và các việc của thê gian. Điều Chúa Giêsu đang phán với môn đệ của Ngài có nghĩa là “ngươi phải coi toàn thể thế gian như là đền thờ của Thiên Chúa. Nếu ngươi là người của Thiên Chúa thì không bao giờ được để người ta có cảm tưởng ngươi là người buôn bán, đi đến
IU, 11-1J
iliN MUiNU MAI'1'HbU - TẠP 1
với họ để làm ăn”. Chúa Giêsu dạy người của Chúa phải chứng tỏ bằng thái độ đôi với vật chất, và mốì quan tâm lớn nhất là Thiên Chúa chứ không phải vật chất.
Cuối cùng, Chúa Giêsu phán: thợ thì đáng được nuôi ăn. Đây cũng là điều người Do Thái hiểu ngay. Một rapbi không được nhận thù lao nhưng thực tế thì người ta đã coi việc cấp dưỡng rapbi là đặc ân và nghĩa vụ, nếu vị đó thật là người của Chúa. Rapbi Eliezer ben Jacob nói: “Người nào tiếp đãi một rapbi trong nhà coi như khách của mình và để hưởng mọi tiện nghi mình có, Kinh Thánh coi như người đó đã dâng tế lễ liên tục vậy”. Rapbi Jocharían cho rằng bổn phận của mỗi cộng đồng Do Thái là phải cấp dưỡng một rapbi. Đáng lẽ phải làm hơn thế nữa vì rapbi đã bỏ mọi việc riêng để chuyên lo công việc của Chúa.
Lời dạy ở đây là người của Chúa không nên quá lo lắng về vật chất, còn dân Chúa không được quên nghĩa vụ cấp dưỡng hợp lý cho người của Chúa. Đoạn Kinh Thánh này đặt ràng buộc cho cả người dạy đạo lẫn dân chúng.
Tác Phong của Sứ Giả Thiên Chúa Mátthêu 10,11-15
“ «Khi anh em vào bất cứ thành nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi. 12 Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy.13 Nếu nhà ấy xứng đáng, thì -bình an của anh em sẽ đến với họ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em. 14 Nếu người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi nhà hay thành ấy, anh em hãy giũ bụi chân lại. 15 Thầy bảo thật anh em, trong Ngày phán xét, đất Xơđôm và Gômôra còn được xử khoan hồng hơn thành đó.
Đây là một đoạn sách có nhiều lời khuyên thiết thực cho sứ giả của vua.
Khi vào một thành hoặc một làng, họ phải tìm xem nhà nào xứng đáng. Vân đề là nếu họ ở trong một nhà có tiếng xâu về đạo đức, tác phong hay về giao tế thì chắc chắn sẽ gây trở ngại
31 u​WILIIAM BARCLA Y
1U,1 A~l~>
cho họ. Họ không nên hòa mình vào người gây trở ngại cho công tác của mình. Điều đó không có nghĩa là không tìm cách dẫn đưa những con người như thế đến cùng Chúa Giêsu, nhưng chỉ có nghĩa là sứ giả của Chúa phải cẩn thận trong việc kết bạn tâm giao.
Khi vào nhà nào phải ở đó cho đến khi đi. Đây là vấn đề lịch sự. Họ có thể bị cám dỗ ở một nhà trước rồi sau khi đã có nhiều người ủng hộ và theo đạo, thì lại đến ở một nhà khác tiếp đãi nồng hậu với đầy đủ tiện nghi hơn. Sứ giả của Chúa Giêsu không bao giờ để cho người ta có ấn tượng mình dụ dỗ dân chúng để được lợi vật chất và mình đổi chỗ ở là vì thỏa mãn cá nhân.
Sự chào hỏi trong đoạn này cũng đặc biệt phương Đông. Tại phương Đông, một lời nói ra được coi là một thực thể độc lập và sinh động. Lời ra khỏi miệng cũng độc lập như viên đạn bắn ra từ họng súng. Ý này thường xuất hiện trong Cựu Ước, nhất là có tương quan đến lời Chúa phán. Isaia nghe Chúa phán: “Ta chỉ mình mà thề, lời công bình ra từ miệng Ta thì chẳng trở về luống công, mà chắc sẽ làm trọn điều Ta muốn, thuận lợi công việc Ta đã sai khiến nó” (Is 55,11). Dacaria thấy cuốn sách bay và nói: “Đó là lời nguyền rủa tràn ra trên mặt đất” (Dcr 5,3)- Ngày nay tại phương Đông, nếu một người cầu phước lành cho một người qua đường, nhưng sau biết được người ấy đạo khác, thì người đó sẽ đến lấy phước lành lại. Ở đây có ý nói những sứ giả của Vua có thể cầu Chúa chúc phúc trên một nhà, nhưng nếu họ không xứng đáng thì sẽ thâu lại phúc đó. Nơi nào sứ điệp bị từ chối, sứ giả của vua phải phủi bụi dính chân và đi nơi khác. Đốì với người Do Thái bụi đất ở các thành ngoại hoặc trên đường đi đều bị ô uế. Bởi vậy, khi người Do Thái vượt qua biên giới Palestine rồi trở về sau một cuộc hành trình trên đất ngoại, thì người đó phủi sạch bụi đường sá dân ngoại. Chúa Giêsu phán: “Nếu thành nào và làng nào không tiếp rước anh em thì phải coi như chỗ dân ngoại”. Chúng ta càng biết chắc Chúa đang nói gì. Trong đoạn này có cả chân lý tạm thời lẫn chân lý vĩnh viễn.
1. Chân lý tạm thời là Chúa Giêsu không nói người nào đó bị loại bỏ ra ngoài sứ điệp Phúc Âm và ở ngoài tầm ân sủng. Đây là lời chỉ dẫn, cũng như lời chỉ dẫn mở đầu, bảo đừng đến với người ngoại và dân Samari. Chính do hoàn cảnh nên mới có huấn thị
1U,11-ID
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​311
này và đó chỉ là yếu tô" thời gian. Thì giờ rất ngắn ngủi, nhưng phải cho thật nhiều người nghe Phúc Âm về Nước Trời. Lúc đó không có thì giờ để tranh luận, để thuyết phục. Trong lúc này đây, môn đệ phải đi khắp nơi càng mau càng tốt và bởi vậy, nhằm lúc ấy họ phải tiếp tục di chuyển dù người ta không tức khắc nhận sứ điệp của họ.
2. Chân lý vĩnh viễn là: một trong những sự kiện cơ bản của cuộc sông là thường thường cơ hội đến với một người, nhưng rồi không trở lại. Người dân Palestine có dịp nghe và chấp nhận Phúc Âm nhưng nếu họ không nắm lấy cơ hội thì dịp tiện đó có thể chẳng hao giờ trở lại. Như Châm ngôn nói: “Có ba điều không trở lại: mũi tên đã bắn, lời nói, cơ hội đã mất”. Điều này xảy ra trong phạm vi cuộc sống. Trong cuốn tự thuật Chiaroscuro, Augustus John, nhà nghệ sĩ danh tiếng nói về một biến cố và thêm một lời bình luận vắn tắt. Chàng đang ở Barcelona, Tây Ban Nha: “Đã tới giờ tôi khởi hành đi Marseille, tôi đã gởi hành lý đi trước và đang đi bộ tới ga xe lửa. Bỗng tôi gặp ba cô gái đang mua hoa tại tàu: Dù đã tới Marseille và đã gặp bạn mình, nhưng hình ảnh đó vẫn ám ảnh tôi, và tôi buộc phải trở lại, nhưng không còn gặp ba nàng ấy nữa. Chẳng bao giờ gặp lại”. Nhà nghệ sĩ bao giờ cũng tìm được những nét đẹp đưa vào bức họa của mình, nhưng nếu không vẽ ngay khi gặp thì chẳng bao giờ tìm gặp lại được. Cái bi đát trong cuộc sông thường nằm ở chỗ cơ hội bị mất.
Cuối cùng, Chúa phán rằng Xơđôm và Gôrôma trong'ngày phán xét còn nhẹ hơn thành, làng nào từ chối sứ điệp của Chúa Giêsu và của Nước Trời. Xơđôm và Gôrôma trong Tân Ước là biểu tượng cho gian ác (Mt 11,23.24; Lc 10,12.13; 17,29; Rm 9,29; 2Pr 2,6; Gd 7). Điều đang chú ý là ngay trước lúc bị hủy diệt, thành Xơđôm và Gôrôma đã vi phạm qui luật hiếu khách (St 19,1-11), vì thế họ đã từ chối sứ giả của Chúa. Nhưng dầu vậy, Xơđôm và Gôrôma đã không có dịp chốĩ bỏ sứ điệp của Chúa và Nước Ngài. Đó là lý do tại sao Xơđôm và Gôrôma còn bị phạt nhẹ hơn các thành và các làng tại xứ Galilê, vì bao giờ cũng vậy, đặc ân càng lớn thì trách nhiệm càng lđn theo.
312​WILIIAM BARCLAY
IU,IO-ZZ
Lời Vua Thách Thức Sứ Giả Ngài
Mátthêu 10,16-22
16 Này, Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu.
17 «Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. 18 Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. 19 Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: 20 thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.
21 «Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. 22 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.
Trước khi đi vào chi tiết đoạn này, chúng ta cần xem tổng quát hai điểm:
Khi học Bài Giảng Trên Núi, chúng ta thấy một trong các đặc tính của Mátthêu là ông thích sắp xếp thứ tự. Mátthêu có thói quen tập trung tài liệu theo chủ đề, dù đó là những điều Chúa nói trong những dịp khác nhau. Mátthêu là thầy giáo và là người hệ thông hóa tất cả tài liệu của mình. Đoạn này là một ví dụ cho thấy ông đã SƯU tập tài liệu của mình ở nhiều giai đoạn khác nhau. Tại đây Chúa Giêsu phán về sự bắt bớ trong các trường hợp khác nhau đã được ông thu gom lại.
Chắc chắn dù là lần đầu sai phái môn đệ đi, Chúa cũng đã dặn họ về điều họ sẽ gặp. Ngay từ đầu, Mt đã ghi lại việc Chúa truyền cho môn đệ đừng đến với người ngoại và người Samari. Nhưng ở đây ông chỉ cho chúng ta biết về sự bắt bớ và thử thách trước các quan quyền và vua chúa, tức là ở xa hẳn ngoài xứ Palestine. Có thể giải thích là Mt đã thu thập những lời Chúa Giêsu nói đến sự bắt bớ và để chung lại với nhau, cả điều Chúa Giêsu phán khi Ngài sai môn đệ đi rao giảng lần thứ nhất và điều Chúa Giêsu
iU,iOZZ
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​313
phán sau khi phục sinh, lúc Ngài sai môn đệ đi khắp thế gian. Đây là những lời không phải chỉ của Chúa Giêsu ở Galilê mà cũng là Chúa Kitô lúc đã sông lại, Đấng phục sinh.
Chúng ta cũng cần lưu ý, trong những lời này Chúa Giêsu đang sử dụng cả ý tưởng lẫn hình ảnh tiềm tàng trong tư tưởng Do Thái. Chúng ta đã thấy nhiều lần, trong viễn cảnh tương lai, người Do Thái thường chia thời gian làm hai thời đại: thời đại hiện tại hoàn toàn xấu và thời gian sắp đến là thời đại hoàng kim của Thiên Chúa. Giữa hai thời đại là ngày của Chúa, là thời kỳ kinh khủng, đầy sự tàn phá, rối ren và phán xét. Bấy giờ trong suy nghĩ của người Do Thái, một đặc trưng thường tái diễn trong ngày của Chúa là sẽ có chia rẽ giữa bạn hữu, giữa người thân và những dây thân ái nhất đời sẽ bị phá hủy trong thù hận đắng cay “bạn bè sẽ giết hại lẫn nhau” (II Esdra 5,9), “vào lúc đó bạn bè sẽ tranh chiến với nhau như thù địch” (II Esdra 6,24), và họ sẽ chiến đấu với nhau, trẻ với già, già với trẻ, nghèo với giàu, kẻ hèn hạ với người cao sang, hành khất với quan quyền” (Jubilees 23,19), “và họ sẽ ghen ghét nhau, người này chọc giận người kia để đánh lộn, người đê tiện sẽ cai trị bậc tôn quí, những kẻ ở mức thấp hèn được tôn cao hơn người tài danh” (Br 70,3), “Họ khởi sự tranh đấu với nhau bằng cánh tay hữu mạnh mẽ, người nam sẽ không còn biết anh em mình, con trai không biết cha hoặc mẹ, cho đến chừng thây rơi chồng chất” (Henoc 56,7), “trong những ngày đó người thiếu thôn đi ra đem theo con cái mình, rồi vứt bỏ chúng, đến nỗi những trẻ con sẽ do họ mà chết mất. Họ sẽ bỏ trẻ con đang bú, không trở lại với chúng, và chẳng có lòng thương xót kẻ thân yêu nữa” (Henoc 99,5), “và trong ngày đó tại cùng một chỗ cả cha lẫn con đều bị đánh đập, hết anh đến em sẽ ngã chết cho đến chừng máu chảy nhuộm đỏ sông, vì người ta sẽ không dừng tay giết con cháu mình, tội nhân không dừng tra tay trên anh em tôn quí của mình, họ sẽ giết hại lẫn nhau cho đến chiều tà” (Henoc 100,1.2). Tất cả những điều trưng dẫn này đều rút ra từ các sách được người Do Thái viết, biết và quý trọng. Họ nuôi hy vọng dựa trên những sách đó trong thời gian giữa Cựu Ước và Tân Ước. Chúa Giêsu biết những sách này, các môn đệ cũng biết những sách này, và khi Chúa Giêsu phán về sự kinh khủng tương lai, về những phân rẽ xé đứt những mối liên hệ thân yêu nhất trong thế gian, thì quả là Chúa đang phán: “Ngày của Chúa đã đến”. Người của Chúa biết
314 WILIIAM BARCLAY
1U,10-ZZ
điều đó, và sẽ ra đi, hiểu rằng mình đang sông những ngày trọng đại nhất trong lịch sử.
Lòng Chân Thành của Vua Đối Vổi Sứ Giả
Mátthêu 10,16-22
Không ai đọc đoạn này mà không cảm nhận sâu xa lòng thành thật của Chúa Giêsu. Ngài không ngần ngại cho họ biết điều họ sẽ gặp nếu đi theo Ngài. Dường như Chúa đã phán: “Đây là công tác của Ta cho các ngươi vào lúc gay go nhất và lúc tệ hại nhất, ngươi có vui lòng chấp nhận không?” “Plummer bình luận: “Thế gian không dùng cách này để lôi kéo người ta đi theo”. Thế gian luôn luôn dâng những bông hồng, suốt đường đầy hoa hồng, đầy an ủi, thoải mái, tiến bộ, thành tựu tất cả những tham vọng của con người. Chúa Giêsu lại ban khó khăn và chết chóc. Tuy nhiên bằng chứng của lịch sử đã cho thấy Chúa Giêsu đúng.
Sau cuộc bao vây thành Rôma vào năm 1849, Garibaldi đã ra tuyên ngôn sau đây cho những kẻ theo mình: “Hỡi binh sĩ, tất cả mọi cố gắng của chúng ta chống lại những lực lượng hùng hậu đều thất bại. Tôi không có gì hiến cho anh em ngoài sự đói khát, khó nhọc và sự chết; nhưng tôi kêu gọi những ai có lòng ái quốc hãy theo tôi”. Và hàng trăm người dã đến theo ông.
Sau trận Dunkirk, Churchill hiến dâng cho xứ sở mình “máu, mồ hôi, nước mắt”.
Prescott kể lại cách Pizarro, con người phiêu bạt, đã hiến cho đoàn nhỏ của mình sự lựa chọn lớn: lựa chọn giữa những an toàn biết trước của Panama, và sự huy hoàng chưa biết của Peru lúc đó. Ồng dùng mũi gươm rạch một đường trên cát từ Đông qua Tây và nói: “Thưa các bạn và các đồng chí, bên kia là khó nhọc và đói khát, trần truồng, bão tô", đào ngũ và chết; còn bên này là thảnh thơi và vui sướng. Kia là dải đất Peru mầu mỡ giàu sang, còn đây là Panama nghèo nàn. Mời bạn hãy lựa chọn điều gì tốt nhất để trở thành người Castilles can đảm. về phần tôi, tôi sẽ xuống miền Nam”. Và ông đã bước qua đường rạch, xuống miền Nam. Mười ba người đã chọn cuộc phiêu lưu đó và danh họ
TIN MUNG MATTHËU - TẶP 1​315
đã trở thành bất tử. Khi Shackleton đề nghị tiến xuống Nam cực, ông kêu gọi người ta tình nguyện cho cuộc viễn hành trong cơn bão tuyết qua vùng băng giá. Ông tưởng khó có thể kiếm được ai, nhưng ông lại bị ngập đầu trong đô"ng phúc đáp của đủ mọi hạng người, từ trẻ đến già, từ cao sang đến nghèo hèn, tất cả đều ao ước tham dự cuộc phiêu lưu vĩ đại đó.
Có lẽ Hội Thánh cần phải học biết là chúng ta sẽ không bao giờ có thể lôi cuốn được người ta vào con đường dễ dãi; chỉ có tiếng gọi hào hùng mới đụng được đến lòng người.
Chúa Giêsu đem đến cho mọi người theo Ngài ba loại thử thách:
1. Thế quyền sẽ bắt bớ họ. Họ sẽ bị đưa đến trước các hội đồng, các vua, các quan tổng trấn. Từ trước, Aristote đã tự hỏi một người hiền lành có thể thật là một công dân tốt không? Vì ông nói rằng nghĩa vụ của công dân là ủng hộ và tuân lệnh quốc gia, và đó là điều người lành đôi lúc thấy bất năng. Khi bị đem xử trước tòa án, môn đệ Chúa không cần phải lo lắng về điều phải nói, vì Chúa sẽ ban lời Chúa hứa với Môsê: “Ta sẽ ở cùng miệng ngươi và dạy ngươi những điều phải nói” (Xh 4,12). Những Kitô hữu đầu tiên không sợ bị hạ nhục, cũng không sợ sự tàn nhẫn và đau đớn. Nhưng họ sợ rằng họ không khéo ăn, khéo nói nên sự biện bạch của họ có thể làm hại thay vì ca tụng đức tin.
2. Giáo hội sẽ bắt bớ. Họ sẽ bị đánh đòn trong hội đường. Giáo hội không thích sự quấy rầy nên có cách xử trí với những kẻ quấy phá sự yên ổn của họ. Kitô hữu là những người đã và đang lật ngược thế gian (Cv 17,6). Một người có sứ điệp từ Chúa thường bị chủ nghĩa chính thống cứng nhắc ghen ghét và hiềm khích.
3. Gia đình sẽ bắt bớ. Những người gần gũi thân yêu nhất sẽ nghĩ họ là điên nên từ chôì và chống lại họ. Đôi khi người tín hữu phải đương đầu với sự lựa chọn khó khăn nhất, lựa chọn giữa vâng lời Chúa Giêsu và vâng lời người thân yêu cùng bạn hữu.
Chúa Giêsu cảnh cáo môn đệ rằng trong những ngày tương lai họ có thể bị quốc gia, giáo hội và gia đình hiệp nhau chống họ.
316​WILIIAM BARCLAY
1(J,IQ-Z.Z,
Lý Do Sứ Giả Bị Bách Hại
Mátthêu 10,16-22
Nhìn sự việc theo quan điểm hiện nay, chúng ta sẽ thấy khó hiểu vì sao chính quyền muốn bách hại Kitô hữu là những người chỉ muốn sông trong sạch, sống yêu thương và giữ lòng tin Chúa.
Nhưng thời bấy giờ, chính quyền Rôma đã tìm thấy nhiều lý do để bách hại Kitô hữu (Xem phần giải luận Mt 5,10-12 về phúc lành của kẻ chịu khổ vì Chúa)
1. Có lời vu không Kitô hữu: Họ bị tô" cáo là ăn thịt người vì những lời trong Thánh Lễ nói về ăn Mình Chúa Giêsu và uống Máu Ngài. Họ bị tố cáo là vô luân vì cái tên của bữa ăn hằng tuần là agape, tiệc yêu thương. Họ bị tố cáo là kẻ đốt nhà rao giảng về chung cuộc của thế gian. Họ bị tô" cáo là bất trung và là công dân cứng đầu vì họ không chịu tuyên thệ trung thành trước tượng thờ hoàng đế.
2. Không chắc người ngoại đạo có tin những lời vu cáo này không, nhưng còn có những vu cáo nghiêm trọng hơn, đó là Kitô hữu đã thay đổi những liên hệ gia đình. Thật vậy, Kitô giáo thường làm cho gia đình chia rẽ và người ngoại thường kết tội Kitô giáo chia rẽ cha mẹ với con cái, chồng với vợ.
3. Khó khăn thật sự là vấn đề địa vị người nô lệ trong Hội Thánh. Có chừng 60 triệu nô lệ trong đế quốc Rôma. Hiểm họa kinh khủng của đế quốc là nô lệ nổi loạn. Nếu muốn cơ cấu của đế quốc yên ổn, những nô lệ này phải ở đúng vị trí của mình, không ai được phép khuyên khích họ nổi loạn vì hậu quả sẽ khủng khiếp không thể tưởng tượng được.
Tuy Hội Thánh của Chúa không tìm cách phóng thích nô lệ hoặc lên án chế độ nô lệ nhưng thực tế trong Hội Thánh, nô lệ được đôi xử công bằng. Clément ở Alexandria biện hộ “nô lệ cũng giống như chúng ta” và Luật Vàng của Chúa cũng phải áp dụng cho họ. Lactantius viết: “Nô lệ không phải là nô lệ cho chúng ta. Chúng ta coi họ như anh em theo Thánh Linh, là các bạn đồng công trong tôn giáo”. Có một sự việc đáng chú ý là dù có hàng
IU,10-£l
TIN MƯNG MÁTTHẼU - TẬP 1​317
ngàn nô lệ trong Hội Thánh mà không hề có tấm bia nào trên mộ của người tín hữu thành Rôma ghi chữ “nô lệ”.
Hơn thế nữa, đã có những nô lệ giữ chức vụ quan trọng trong Hội Thánh. Đầu thế kỷ thứ 2, có hai Giám mục tại Rôma, Callistus và Pius, đã từng là nô lệ. Các kỳ mục và các trợ tá là nô lệ cũng không phải là việc bất thường. Năm 220 sau công nguyên, Callistus, vốn là nô lệ, đã tuyên bô": Hội Thánh Chúa sẽ phê chuẩn đám cưới của một cô gái con nhà gia thế với một người nam nô lệ được phóng thích, một đám mà theo Luật Rôma là bất hợp pháp, không được gọi là hôn phối.
Qua cách đối xử với các nô lệ, Hội Thánh Chúa Giêsu đã bị các chính quyền Rôma coi là một lực lượng làm tan vỡ chính căn bản của nền văn minh và đe dọa chính sự tồn tại của đế quốc bằng cách cho nô lệ một địa vị mà theo Luật Rôma, họ không bao giờ có được.
4. Chắc chắn Kitô giáo đã làm ảnh hưởng đến đặc quyền của các tôn giáo khác. Khi Kitô giáo đến Êphêxô, nghề thợ bạc bị một cú đánh chí mạng, vì còn rất ít người thích mua hình tượng bằng vàng bạc (Cv 19,24-27). Pliny là quan tổng đốc xứ Bithini đương thời hoàng đế Trajan, trong một tờ sớ tâu hoàng đế (Pliny, Thư Tín 10,96) đã trình bày những biện pháp ông dùng để kiểm soát sự tăng trưởng mau lẹ của Kitô giáo, ông “làm cho các đền thờ đã từng bị hoang vắng nay khởi sự có khách hành hương, những ngày hội tế thần sau một thời gian dài gián đoạn được phục hồi, đồng thời nhu cầu thú vật làm sinh tế gia tăng, vì đã có một thời gian quá ít người mua”. Rõ ràng sự truyền bá Kitô giáo đã bãi bỏ một sô" nghề nghiệp và hoạt động. Tất nhiên, những kẻ phải bỏ nghề, mất tiền bạc rất căm phẫn Kitô giáo.
Kitô giáo rao giảng một quan điểm về con người mà không quốc gia nào theo chế độ tập quyền độc tài có thể chấp nhận. Kitô giáo đã và vẫn còn chủ tâm thủ tiêu một sô" nghề, một sô" đường lối kiêm tiền; bởi đó Kitô hữu vẫn phải chịu bách hại vì đức tin.
318 WILIIAM B ARCLAY
ÍU,ZỔ
Tính Thận Trọng của Sứ Giả
Mátthêu 10,23
23 “Khi người ta bách hại anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật anh em: anh em chưa đi hết các thành của ítraen, thì Con Người đã đến.
Đoạn này chỉ khuyên người tín hữu phải khôn ngoan và thận trọng. Trong thời gian có bách hại, hiểm nguy luôn đe dọa chứng nhân và lúc nào cũng có những người đi tìm sự tử đạo. Lòng họ nhiệt thành đến độ cuồng tín lao mình vào con đường tử đạo. Chúa Giêsu vô cùng khôn ngoan, Ngài dạy môn đệ là không nên phung phí đời sống một cách vô lý, họ không nên ném bỏ đời mình một cách vô nghĩa, không cần thiết. Như có người đã nói, đời sống của chứng nhân và giáo sĩ rất quí, vì thế không bao giờ nên sử dụng cẩu thả. “Can đảm không phải là tử đạo”. Đôi khi người tín hữu phải chết vì đức tin mình, nhưng họ không nên ném bỏ sự sống một cách vô lý, chẳng giúp ích gì cho đức tin. về sau có câu rằng: phải chiến đấu cách hợp pháp cho đức tin.
Khi Chúa Giêsu phán như vậy, Ngài đã phán theo cách người Do Thái thừa nhận và hiểu. Không có dân tộc nào từng bị bách hại nhiều cho bằng dân Do Thái, cũng không có dân tộc nào thấy rõ hơn đâu là bổn phận của người tử đạo. Lời giáo huấn của các rapbi danh tiếng rất rõ ràng. Khi có vấn đề bêu xấu hoặc xúc phạm danh Chúa công khai, bổn phận mỗi người là phải hy sinh cuộc sông mình. Nhưng nếu vấn đề xúc phạm công khai không đặt ra, thì người ta có thể phạm luật để cứu mạng sông mình. Dù vậy không thể phạm tội thờ ngẫu tượng, tà dâm hoặc sát nhân vì bất cứ lý do gì.
Các rapbi đưa ra một trường hợp như sau: giả sử một người Do Thái bị lính Rôma bắt, người lính giễu cợt nhưng không có ý hạ nhục người Do Thái: “Ăn miếng thịt heo này đi”, người Do Thái có thể ăn, vì luật Chúa là để ban sự sống chứ không phải sự chết. Nhưng nếu người Rôma nói: “Hãy ăn miếng thịt heo này để chứng tỏ anh từ bỏ Do Thái giáo và là dấu hiệu anh sấn sàng thờ thần Jupiter và thờ hoàng đế” thì người Do Thái thà
1U,^J
HIN MUNU MATTHEU - TẠP 1 31 y
chết chứ không ăn. Trong các cuộc bách hại, người Do Thái thà chết chứ không chịu từ bỏ đức tin. Dân Do Thái bị cấm không được liều mạng trong hành động tử đạo vô lý và không cần thiết, nhưng khi để làm nhân chứng thật sự thì người ta phải sấn sàng chịu chết. Nếu sự đau đớn vì đức tin đến với chúng ta trong khi làm bổn phận, ta phải chấp nhận. Nhưng không nên mời nó đến cách không cần thiết, vì làm thế là hại chứ không có lợi gì cho đức tin. Tự làm mình trở nên người tử đạo là việc thường thấy nơi con người.
Người ta bảo rằng dám chạy tron khỏi nguy hiểm đôi khi còn anh hùng hơn là dừng lại để đôi đầu. Phải có sự khôn ngoan mới biết khi nào phải tránh. André Maurois trong cuốn Tại Sao Pháp Bại Trận có nói về cuộc đàm đạo của ông với ông Churchill lúc bấy giờ. Vào lúc khởi đầu thế chiến thứ hai, nước Anh dường như án binh bất động. Churchill nói với Maurois: “Anh có bao giờ quan sát thói quen của tôm hùm không?” Trước câu hỏi bất ngờ này, Maurois trả lời: “Không”. Churchill tiếp: “Vậy thì nếu có dịp, anh hãy chịu khó quan sát chúng. Vào một số giai đoạn lúc sông, con tôm hùm mất cái vỏ che chở ở bên ngoài. Trong thời gian thay vỏ, ngay cả đến những loài tôm cua can đảm nhất cũng phải lui vào trong kẽ đá và kiên nhẫn chờ cái mai cứng có đủ thì giờ mọc ra. Chừng nào cái giáp mới trở nên cứng cáp, nó sẽ chạy xô ra ngoài kẽ đá và trở lại chiến đấu, làm chúa biển cả. Nước Anh trải qua những lầm lẫn do các bộ trưởng bất cẩn đã mất cái mái che chở, chúng tôi phải chờ đợi trong kẽ đá cho đến chừng cái mai mới trở nên mạnh mẽ”. Có lúc bất động lại khôn ngoan hơn hành động, và có khi lẩn trôn còn khôn ngoan hơn tấn công. Nếu một người yếu đức tin, tốt hơn hết là tránh tranh luận về những việc đáng ngờ, đừng dấn thân vào đó. Nếu biết mình có thể bị sa chước cám dỗ nào, thì tôt hơn là đừng lai vãng và lại gần chuyện trò với nó. Nếu biết có những người hay chọc giận mình, tốt hơn là nên tránh môi trường ấy và đừng tìm kiếm nó. Can đảm không phải là cẩu thả; liều mình cách không cần thiêt không phải là một đức hạnh. Ân sủng Chúa không dành đê bảo vệ những kẻ điên dại, nhưng bảo vệ những người thận trọng.
JZU WILllAM BAKCLA Y
1
Vua Đến
Mátthêu 10,23
Đoạn này có một lời rất lạ, chúng ta không thể bỏ qua. Mátthêu ghi lại khi Chúa Giêsu sai môn đệ của Ngài đi, Ngài phán với họ: “Anh em chưa đi hết các thành của Israel thì Con Người đã đến”. Theo đó thì dường như trước khi các môn đệ đi xong một vòng truyền giáo thì ngày vinh hiển của Chúa và sự phục hồi quyền năng của Ngài đã đến. Điều khó khăn tại đây là nó không xảy ra, nhưng nếu lúc đó Chúa Giêsu trông mong như vậy thì thật Ngài đã sai lầm. Nếu có ý phán như vậy có nghĩa là Ngài đã dự ngôn một việc không thật sự xảy ra. Có một giải đáp hoàn toàn tốt đẹp, đầy đủ và thỏa đáng cho điểm khúc mắc này.
Dân Chúa trong Hội Thánh sơ khai tin mãnh liệt vào sự tái lâm của Chúa Giêsu và ngày đó chẳng còn bao lâu nữa, chắc chắn xảy đến trong đời họ thôi. Đây là niềm tin tưởng tự nhiên vì họ đang sông ngay giữa những ngày bị bách hại dã man, họ đang trông chờ ngày giải phóng vinh quang. Hậu quả là họ nắm lấy mọi lời nào khả dĩ có thể giải thích là lời dự ngôn về ngày tái lâm khải hoàn của Chúa. Đôi khi họ đã thêm vào những điều Chúa Giêsu phán, xác định hơn điều trong nguyên văn. Diễn trình này được ghi lại trong những trang Tân ước, có 3 câu ghi lại cùng một lời của Chúa Giêsu như sau:
(Mt 16,28)
(Mc 9,1)
(Lc 9,27)
Rõ ràng đây là 3 lời diễn đạt của cùng một câu nói. Máccô là sách phúc âm sớm nhất nên lời Máccô có phần xác đáng hơn. Ông nói rằng có vài người đang nghe lời Chúa Giêsu sẽ không chết cho đến chừng thấy Nước Thiên Chúa xuất hiện đầy uy lực. Điều đó là một sự thật vinh hiển, vì nội trong 30 năm, sứ mệnh của thập giá và của Chúa Giêsu đã lan tràn xuyên qua cả thế giới và đã tới thành Rôma, thủ đô thế giới. Quả thật Nước Chúa đến đầy uy lực. Luca cũng truyền đạt cùng một cách như Máccô.
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 1​321
Bây giờ đến Mátthêu. Lời tường thuật của ông hơi khác. Ông nói rằng có mấy người sẽ không chết cho đến khi thấy Con Người đến. Quả thật điều đó chưa đến. Sự giải thích là Mátthêu chép sách này vào khoảng năm 80 và 90 SCN, trong những ngày xảy ra những cuộc bách hại dữ dội. Người ta đang bám víu vào mọi hứa hẹn giải phóng khỏi cơn đau đớn; và ông đã lấy một lời dự ngôn về sự lan rộng Nước Trời để biến nó thành một lời dự ngôn Chúa Kitô trở lại trong thời đại đó. Ai sẽ trách ông trong hoàn cảnh đó?
Đó là điều Mátthêu đã làm ở đây. Hãy lấy lời trong đoạn này và viết theo cách của Máccô và Luca: cho đến khi Nước Thiên Chúa đến thì các ngươi chưa đi xong vòng quanh các thành của Israel”. Đó là sự thật vì trong hành trình của họ, lòng người đã mở ra cho Chúa và tiếp nhận Ngài làm chủ và Chúa của mình.
Trong đoạn sách này, chúng ta không nên nghĩ rằng Chúa Giêsu nhầm lẫn mà phải nghĩ rằng Mátthêu đã đọc lời hứa về Chúa tái lâm vào trong lời hứa về việc Nước Trời đến. Ông làm điều đó vì trong những ngày khủng khiếp, người ta đang bám víu lấy hy vọng về Chúa Kitô sẽ đến, Đấng ấy thật đã đến với họ trong Thánh Linh rồi, và không ai phải chịu khổ một mình vì Chúa Kitô bao giờ.
Sứ Giả Và Những Đau Khổ của Vua
Mátthêu 10,24-25
24 “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ.25 Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi. Chủ nhà mà người ta còn gọi là Bêendêbun, huống chi là người nhà.
Chúa Giêsu cảnh báo các môn đệ: điều này xảy đến cho Ngài cũng là điều họ phải chờ đón xảy đến cho mình. Người Do Thái biết rõ câu: “nô lệ được như chủ là đủ rồi”. Trong những ngày sau đó họ đã sử dụng câu ấy một cách đặc biệt. Năm 70 SCN, thành Giêrusalem bị tàn phá hết đến nỗi có thể kéo cầy ngang qua đống hoang tàn. Đền thờ Thiên Chúa và Thánh Thần bị đổ nát, Dân Do Thái tản lạc khắp thế giới và nhiều người
322 WILIIAM BARCLAY
than khóc, kêu van và phàn nàn về sô" phận kinh khiếp giáng trên mình. Bấy giờ các rapbi nói với họ: “Khi đền thờ của Thiên Chúa bị phá hủy thì có cá nhân Do Thái nào lại phàn nàn về sự bất hạnh của riêng mình”.
Câu nói này của Chúa Giêsu có hai điều:
1. Có lời nhắn nhủ. Nếu Chúa Kitô đã vác thập giá thì người tín hữu cũng phải vác thập giá mình. Chữ dùng cho “người nhà” trong tiếng Hy Lạp là okiakoi, nghĩa chuyên môn là nhân viên thuộc gia đình viên chức chính phủ, nghĩa là ở trong ban tham mứu của viên chức đó, cũng như Chúa Giêsu phán: “Nếu Ta, thủ lãnh và chỉ huy phải chịu đau đớn thì các ngươi là nhân viên bộ tham mứu của Ta cũng không thoát được”. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta, không những chia sẻ vinh quang của Ngài, mà còn chia sẻ cuộc chiến đấu và sự đau đớn của Ngài, không ai xứng đáng dự phần vào những kết quả của chiến thắng nếu từ chối tham gia cuộc chiến đấu.
2. Có lời tuyên bố về đặc ân. Chịu khổ vì Chúa Giêsu chính là chia sẻ công việc của Ngài, phải hy sinh cho đức tin là chia sẻ sự hy sinh của Chúa. Khi khó khăn, chúng ta không chỉ có thể nói: “Hỡi anh em, chúng ta đang bước trên con đường các thánh đã trải qua”, mà còn có thể nói: “Hỡi anh em, chúng ta đang đi theo dấu chân của Chúa Giêsu”. Được thuộc về một đoàn thể cao quí là một điều sung sướng. Eric Linklater, trong cuốn tự truyện, đã thuật lại kinh nghiệm một cuộc rút quân thảm hại trong đệ nhất thế chiến. Ông ở đoàn Vệ binh Đen và sau cuộc chiến, đoàn chỉ còn lại một sĩ quan, ba mươi binh sĩ và người lính kèn... “Ngày hôm sau đi đều bước trong nắng sớm của nước Pháp trên con đường thênh thang, chúng tôi gặp đám tàn quân của tiểu đoàn Bộ binh Phòng vệ. Người lính kèn đã thổi lớn tiếng bao trùm bầu không khí giông như các ban quân nhạc lớn của Sư đoàn Cao nguyên, chào mừng tốp lính cao lớn Coldstreamers có trống, kèn và cũng đang tấu khúc anh hùng ca. Chúng tôi đi qua mặt nhau, ngực ưỡn cao, đầu nghiêng bên phải, áo vung vẩy theo sự đáp lời của đoàn bộ binh và lông chim đỏ trên mũ chúng tôi giống như biểu hiện của một niềm tin bị tả tơi nhưng vẫn vùng dậy. Chúng tôi râu ria không cạo và lâm đầy bùn. Đoàn bộ binh chỉ còn lại năm mươi người trong một tiểu đoàn, áo họ bóng láng, râu cạo nhẵn; còn chúng
iU,ZO-Jl
TIN MỮNG MÁTTHÊU - TẬP 1​323
tôi là một đoàn người tơi tả từ những mỏ than của Fife và những đường phía sau của Dundee cũng rảo bước theo điệu nhạc ồn ào, và thình lình tôi vui đến trào nước mắt vì được ở trong một đại đội như thế”. Đó là một niềm vui lớn trong đời vì được thuộc về một đại đội danh giá và thân ái.
Khi phải chịu khổ vì Kitô giáo thì chúng ta càng kết hợp gắn bó hơn với Chúa Giêsu, và nếu chúng ta biết kết hợp trong sự đau đớn của Ngài thì chúng ta sẽ biết quyền năng của sự sông lại của Ngài.
Sứ Giả Được Giải thoát Khỏi Sợ Hãi
Mátthêu 10,26-31
26 “Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. 27 Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.
28 “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục. 29 Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. 30 Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. 31 Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.
Trong đoạn Kinh Thánh ngắn này, ba lần Chúa Giêsu truyền bảo các môn đệ Ngài đừng sợ. Sứ giả phải có lòng can đảm không hề sợ hãi, phải khác người thường.
1. Mệnh lệnh thứ nhất trong câu 26-27 nói lên sự không sợ trong hai phương diện:
a. Họ không phải sợ vì chẳng có gì che giấu mà sẽ không lộ ra và chẳng có gì kín mà sẽ không biết. Ý nghĩa trong câu này là chân lý sẽ chiến thắng. Châm ngôn La tinh có câu: “Chân lý vĩ đại và chân lý sẽ thắng”. Khi James VI hăm dọa treo cổ hoặc lưu
324 WILIIAM BARCLAY
llUb-Jl
đày Andrew Melville, Melville đáp: “Vua không thể treo cổ hoặc lưu đày chân lý”. Khi Kitô hữu chịu khổ và hy sinh, thậm chí tử đạo vì đức tin, ta phải nhớ rằng một ngày kia mọi sự việc được phơi bày, lúc đó quyền lực của kẻ bách hại và sự anh dũng của Kitô hữu.sẽ được minh giải và mỗi người sẽ nhận lãnh đúng phần thưởng của mình.
b. Họ không sợ hãi, nhưng can đảm rao giảng sứ điệp mình đã nhận. Những gì Chúa Giêsu truyền bảo, họ phải nói lại cho loài người. Câu này đủ nói lên chức năng thật của người truyền giáo.
Trước hết chính ta phải nghe, ta phải ở riêng với Chúa Giêsu để trong những giờ phút tăm tối, Ngài có thể phán dạy, và trong nơi cô quạnh, Ngài có thể thì thầm bên tai ta. Không ai có thể nói về Chúa Giêsu trừ người đã được Ngài nói với. Không ai có thể công bố chân lý trừ phi đã được nghe vì không ai có thể nói điều mà mình không biết. Khi những ngày trọng đại của cuộc cải chính sắp thành hình, Colet mời Erasmus đến Oxford để giảng loạt bài về Môsê hay Isaia, nhưng Erasmus biết mình chưa sẩn sàng. Ông viết thư phúc đáp: “Tôi là người học để sông với chính mình nên tự biết tôi thiếu chuẩn bị, không dám nhận mình có đủ tri thức cần cho công tác lớn như vậy, tôi cũng không nghĩ mình có đủ sức mạnh để chông chọi nổi với sự ghen ghét của nhiều người khi họ cương quyết giữ lập trường. Cuộc chiến đấu không cần người mới tập tễnh mà cần một tướng lãnh lão luyện. Chắc anh cũng không cho tôi là người khiếm nhã trong việc từ chối một địa vị mà nếu tôi nhận thì trở thành người vô cùng khiếm nhã. Anh Colet ơi, như Plautus đã nói, anh đòi nước nơi đá bọt là điều không khôn ngoan. Tôi quả là liều lĩnh nếu dạy điều mình chưa từng học. Làm sao tôi có thể sưởi ấm những tấm lòng lạnh lẽo khi chính tôi còn đang rét run cầm cập?” Người nào giảng và dạy trước hết phải ở trong nơi kín nhiệm để nghe và học.
Thứ hai, người truyền giáo nói điều mình đã nghe Chúa Kitô và phải nói dù phải chuốc lấy oán ghét của người đời, thậm chí có thể mất mạng. Người đời không ưa chân lý, như Diogenes nói: “Chân lý như ánh sáng chiếu vào mắt đau”. Một lần Latimer đang giảng, có cả vua Henry dự, ông biết mình sắp nói một điều vua không ưa. Ở trên tòa giảng, ông nói lớn như nói với chính mình: “Latimer, Latimer, Latimer, coi chừng điều ngươi
10,20-31
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1 3 25
nói, CÓ vua Henry đây”. Kế đó ông nghỉ, rồi nói tiếp: “Latimer, Latimer, Latimer, coi chừng điều ngươi nói, có Vua của các vua đang ở đây”.
Người đem một sứ điệp nói cho loài người nhưng phải nói trong sự hiện diện của Chúa. Khi chôn John Knox, người ta nói về ông “Đây là nơi yên nghỉ của một người kính sợ Chúa đến nỗi không bao giờ sợ hãi trước mặt loài người”. Chứng nhân là người không biết sợ, vì họ biết sự phán xét đời đời sẽ điều chỉnh mọi phán xét tạm thời. Người truyền giáo là người lắng nghe cách cung kính, và nói với lòng can đảm, vì biết rằng, dù nghe hay nói thì đều ở trong sự hiện diện của Chúa.
Sứ Giả Không SỢ Hãi Lòng Can Đảm của Người Ngay Thẳng
Mátthêu 10,26-31
2. Mệnh lệnh thứ hai ở trong câu 28. Một cách đơn giản, điều mà Chúa Giêsu nói là không có hình phạt nào của con người có thể so sánh được với số phận tối hậu của một người phạm tội bất trung và bất tuân Chúa. Con người có thể giết chết thể xác nhưng Chúa có thể lên án chết linh hồn. ở đây có ba điều cần lưu ý:
a. Có người tin vào sự bất tử có điều kiện. Đó là niềm tin chủ trương rằng phần thưởng của nhân đức là linh hồn người lành sẽ thăng lên, lên mãi cho đến chừng người ây hội nhập với sự bất diệt, với phúc lành của Thiên Chúa và hình phạt cho kẻ dữ vì nó không sửa chữa đường lôi mình dù Chúa đã kêu gọi, linh hồn người ấy cứ đi xuống luôn cho đến cuối cùng là tiêu tan, châm dứt hiện hữu. Chúng ta không thể dựng nên một giáo lý chỉ dựa trên một đoạn Kinh Thánh nhưng điều Chúa Giêsu phán ở đây lại giống như vậy.
Người Do Thái biết rõ sự kinh khủng về hình phạt của Chúa:
“Quả Ngài có quyền trên sự sống và sự chết, Ngài đưa xuống tận âm phủ rồi Ngài kéo lên. Còn người ta bởi lòng ác có thể giết chết, nhưng khi linh hồn xuất rồi, nó không tài nào dẫn về được cũng không giải thoát được linh hồn ra khỏi âm phủ” (Kn 16,13-14).
326 WILIIAM BARCLAY
1U,20-31
Trong cuộc khởi nghĩa Macabêồ, bảy anh em trong gia đình tử đạo đã khuyên khích nhau bằng cách nói rằng: “Đừng sợ kẻ tưởng có thể giết chúng ta, vì cực nhọc và đau đớn khủng khiếp của phần hồn trong khổ hình đời đời đang chờ những kẻ phạm giới luật của Chúa”.
Chúng ta nên nhớ rằng sự trừng phạt của loài người chẳng nghĩa lý gì đối với sự trừng phạt của Thiên Chúa và phần thưởng Ngài ban.
b. Điều thứ hai đoạn này dạy chúng ta là còn một chỗ trong đời sông mà chúng ta có thể gọi là sự kính sợ thánh. Người Do Thái biết rõ sự kính sợ này. Người ta kể một ngày kia rapbi Jocharían đau. Môn đệ đến thăm. Nhìn thấy họ, ông khóc. Các môn đệ thưa: “Ôi ngọn neon của Israel, trụ cột tay hữu, cái búa đại năng, tại sao người khóc?” Người đáp: “Nếu ta bị dẫn đến trước một vua trần gian là người nay còn mai mất, nếu có giận ta thì cơn giận của người ấy không phải là vĩnh viễn, nếu người ấy có bắt giam ta thì sự giam cầm cũng không phải là muôn đời, nếu có lên án tử hình thì sự chết không phải đời đời, người đó ta có thể làm nguôi cơn giận bằng lời nói hoặc bằng của hối lộ, vậy mà ta cũng còn khóc. Phương chi bây giờ được đưa đến trước Vua muôn vua, Đấng Thánh đáng chúc tụng, Đấng vẫn sống và còn mãi đến đời đời. Nếu Ngài nổi thịnh nộ cùng ta, cơn giận của Ngài là vĩnh viễn; nếu Ngài hạ ngục, sự tù đầy là vĩnh viễn; nếu Ngài lên án chết, sự chết đó là đời đời. Ngài là Đấng ta không thể làm nguôi cơn giận bằng lời nói hoặc bằng hối lộ. Hơn nữa, trước mặt ta có hai con đường, một dẫn đến thiên đàng, còn đường kia dẫn đến địa ngục, và ta không biết sẽ được dẫn đi đường nào, ta lại không khóc sao?”
Không phải tư tưởng gia Do Thái quên đi tình yêu. Tinh yêu- là điều trọng đại nhất. Người ta nói: “Phần thưởng cho người nào hành động vì tình yêu là gấp đôi hoặc gấp tư. Hãy hành động với lòng yêu thương, vì nơi nào có sợ hãi thì nơi đó không có tình yêu, và nơi có tình yêu thì nơi đó không có sợ hãi, ngoại trừ trong sự tương giao của Chúa”. Người Do Thái bao giờ cũng chắc chắn, trong liên hệ với Chúa, có cả yêu lẫn kính: “Kính sợ Chúa và yêu mến Ngài, luật dạy cả hai, hãy hành động với tình yêu và lòng kính sợ. Hành động bởi tình yêu, không ai yêu mà lại ghét. Hành
1U,Z0-J1
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP I 327
động bởi kính sợ, vì không ai kính sợ mà dám chống nghịch”. Người Do Thái cũng không bao giờ quên sự thánh thiện của Chúa, chúng ta cũng phải vậy.
Đối với người tín hữu, vấn đề càng ràng buộc hơn, vì chúng ta không phải sợ Chúa phạt, nhưng sợ làm buồn lòng Ngài. Người Do Thái cũng như Chúa Giêsu không bao giờ phải đối diện với môi nguy tình cảm hóa tình yêu của Chúa. Thiên Chúa là tình yêu, nhưng Ngài cũng thánh thiện vì Ngài là Chúa. Trong lòng và trong tư tưởng chúng ta phải có chỗ cho tình yêu để đáp ứng tình yêu của Thiên Chúa, cho sự tôn sùng, kính sợ để đáp ứng sự thánh thiện của Ngài.
c. Hơn nữa, đoạn này cho chúng ta biết có những điều tệ hại hơn cả sự chết, mà một trong đó là sự bất trung. Nếu một người phạm tội bất trung, nếu họ dùng danh dự đánh đổi lấy sự an thân thì không còn đáng sống nữa. Người ây không thể đối diện với loài người và với chính mình, càng không thể đối diện với Chúa. Có lúc những tiện nghi, an toàn, dễ dãi và chính đời sông khiến chúng ta phải trả giá đắt.
Sự Giải thoát Khỏi Sợ Hãi Vì Chúa Chăm Sóc
Mátthêu 10,26-31
3. Mệnh lệnh thứ ba ở trong câu 31, dựa vào sự chắc chắn được Chúa chăm lo từng li từng tí. Nếu Người chăm sóc chim sẻ thì chắc chắn Ngài chăm sóc con người.
Mátthêu nói rằng hai con chim sẻ bán đi để lấy 1 xu, ấy thế chẳng có con nào rơi xuống đất mà Chúa lại không biết. Luca cho ta biết lời Chúa Giêsu phán đó dưới một hình thức hơi khác: “Năm con chim sẻ há chẳng bán 2 đồng xu sao? Thế mà trước mặt Chúa không một con nào bị bỏ quên” (Lc 12,6). Điểm đáng lưu ý ở đây là: hai chim sẻ bán được 1 đồng xu (đồng xu là assarion, tức là 1/16 đơniê), nhưng người mua sẩn sàng trả 2 xu để được không phải bốn mà đến năm con chim sẻ. Con chim được thêm ở trong tình trạng mặc cả, không có giá trị gì. cả đến con chim sẻ bị mặc cả Chúa cũng chăm sóc đến, mà theo sự tính toán của con người,
328 WILIIAM BARCLAY
lU,Z0-.5i
nó chẳng đáng giá gì. Nhưng cả đến con chim sẻ cho thêm đó cũng đáng giá trước mặt Chúa.
“Chẳng một con chim nào rơi xuống đất mà Chúa không biết”. Theo văn mạch chữ “rơi” khiến ta tự nhiên nghĩ đến sự chết nhưng rất có thể tiếng Hy Lạp dịch từ một từ Ararn có nghĩa là “đậu trên đất”. Không phải Chúa chỉ lưu ý đến con chim sẻ rơi xuống và chết, mà hơn nữa Ngài còn lưu ý mỗi lần nó đậu xuống và nhảy trên đất. Lý luận của Chúa Giêsu là nếu Thiên Chúa còn chăm lo đến một con chim sẻ như thế huông chi là chúng ta!
Người Do Thái cũng biết và hiểu rõ lời Chúa đang phán. Không một dân tộc nào có quan điểm như thế về sự chăm sóc tỉ mỉ của Chúa đối với thụ tạo của Ngài. Rapbi Chanina nói “Ớ thế hệ này không ai làm tổn thương đến ngón tay mình, trừ phi Chúa đã định”. Các rapbi có câu “Chúa nuôi cả thế gian từ cái sừng trâu cho đến cái trứng của con rận”. Hillel có lời giải thích kỳ diệu về thánh vịnh 136. Thánh vịnh ấy khởi đầu bằng câu chuyện về Chúa là Thiên Chúa sáng tạo, Chúa làm nên bầu trời, trái đất, mặt trời mặt trăng và các ngôi sao (câu 1-9), kế đến, mô tả Chúa của lịch sử và Chúa giải cứu Israel từ Ai Cập và chiến đấu cho dân này (câu 11-24), sau hết tiếp tục nói đến Chúa là Đấng ban đồ ăn cho mọi loài xác thịt (câu 25). Chúa dựng nên thế gian, Chúa kiểm soát lịch sử cũng chính là Chúa ban đồ ăn cho loài người. Bánh chúng ta ăn mỗi ngày cũng do một hành động của Chúa giông như hành động tạo thành vũ trụ và giải phóng khỏi thân phận nô lệ Ai Cập. Tình thương của Chúa không chỉ thấy trong sự toàn năng của cuộc tạo thành và trong những biến cố lớn của lịch sử, nhưng còn thấy trong việc chăm sóc thể xác con người hằng ngày. Sự can đảm của sứ giả vua dựa trên xác tín rằng dù việc gì xảy ra, sứ giả không bao giờ trôi dạt ra khỏi tình thương và sự chăm sóc của Chúa. Sứ giả biết thì giờ của mình vĩnh viễn ở trong tay Chúa, Ngài sẽ chẳng quên, chẳng bỏ con người, con người sẽ được sự chăm sóc của Ngài bao bọc. Nếu vậy, chúng ta còn sợ ai?
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 1 uy
Sự Trung Tín Và Ban Thưởng
Mátthêu 10,32-33
32 “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bô' nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. 33 Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
Đoạn Kinh Thánh này đề cập đến hai phương diện của người Kitô hữu trung thành. Nếu một người trung thành với Chúa Giêsu đời này, Ngài sẽ trung thành với người ấy ở đời sau của người ây. Nếu một người hãnh diện nhận Chúa Giêsu là chủ, Ngài sẽ vui nhận người ấy là tôi tớ của Ngài.
Một sự kiện lịch sử rõ ràng là nếu trong Hội Thánh sơ khai không có những người khi đối diện với sự chết, khổ hình, đau đớn, đã không chịu chối bỏ Chúa Giêsu thì chắc không có Hội Thánh ngày nay. Hội Thánh ngày nay được xây dựng và thiết lập trên sự trung thành tuyệt đối của những người giữ vững lòng trung tín của họ.
Pliny, quan tổng đốc xứ Bithini viết cho hoàng đế Trajan về cách ông đối xử với người tín hữu trong tỉnh mình. Những điệp viên đã báo cáo cho ông về một số Kitô hữu. Pliny kể lại là đã cho những Kitô hữu này cơ hội để cầu khẩn các thần của Rôma, dâng hương và rượu lên ảnh tượng hoàng đế và cuối cùng là bắt buộc họ nguyền rủa danh Giêsu. Và ông thêm rằng: “Không thể bắt buộc những người thật sự là Kitô hữu làm những việc này”. Ngay cả đến các quan tổng đốc cũng thừa nhận sự bất lực của mình trong việc lay chuyển lòng trung thành của họ.
Dù vậy người ta vẫn có thể chối Chúa Giêsu:
1. Chúng ta có thể chối Chúa bằng lời nói. Người ta thuật chuyện về J. p. Mahaffy, một học giả nổi danh thế giới, xuất thân từ đại học Trinity, Dublin. Khi được hỏi ông có phải là Kitô hữu không thì ông đáp “Có, nhưng không tích cực như vậy”. Ông muốn nói rằng mình không để Kitô giáo xen vào xã hội mà ông đang giao du và những thú vui mà ông ưa thích. Đôi khi chúng ta nói với người khác rằng mình là thành viên Hội Thánh nhưng chẳng
330 WILIIAM BARCLAY
10,34-39
quan tâm gì đến sinh hoạt trong Hội Thánh. Chúng ta không có ý sông khác người thế gian. Chúng ta tham dự đầy đủ mọi vui chơi của thế gian, và ta lại trông mong người đời phải tôn trọng những nguyên tắc mơ hồ của chúng ta.
Người tín hữu không trốn tránh thế gian nhưng là biến đổi mình cho khác với thế gian.
2. Chúng ta có thể chối Chúa bằng sự im lặng. Một nhà văn Pháp thuật chuyện đem người vợ trẻ vào một gia đình cổ. Gia đình này không chấp nhận cuộc hôn nhân đó, dầu vậy họ rất lịch thiệp, không biểu lộ sự phản đối bằng lời nói hoặc chỉ trích. Nhưng về sau, người vỢ trẻ thổ lộ rằng bà khốn khổ suốt đời vì “sự đe dọa của những cái không nói ra”.
Trong đời sống cũng có những đe dọa của những điều không được nói ra. Trong đời sông, nhiều lần chúng ta có cơ hội nói vài lời cho Chúa để phản đối điều ác, giữ lập trường và tỏ ra chúng ta ở bên nào. Trong những trường hợp đó, nhiều khi chúng ta thấy giữ im lặng dễ hơn là nói. Nhưng sự im lặng đó là sự chối bỏ Chúa. Thậy vậy, rất có thể nhiều người đã chối Chúa Giêsu do sự im lặng hèn nhát của mình hơn là bởi những lời có chủ tâm.
3. Chúng ta có thể chối Chúa bằng hành động. Chúng ta có một lối sông biểu lộ một sự khước từ liên tục đức tin mà chúng ta đã xưng nhận. Có người đã tuyên thệ trung thành với Phúc Âm, mà vẫn có thể làm trái Phúc Âm. Người ta đã quyết định đi theo Thầy là Đấng bảo phải vác thập giá, lại sống cuộc đời chỉ chú ý đến tiện nghi và thoải mái: Người ta đã bước vào phục vụ Đấng tha thứ cho mình và được dạy bảo tha thứ cho anh em mình, lại vẫn sông giận dữ, cay đắng thù oán anh em mình. Người ta từng chăm nhìn ìên Chúa Giêsu đã chịu chết vì tình thương nhân loại, lại vẫn có thể sống cuộc đời hoàn toàn không có chút ý niệm gì về phục vụ, tình yêu và quảng đại Chúa dạy.
Cuộc Chiến Của Sứ Giả
Mátthêu 10,34-39
34 “Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo. 35
IU,34-3y
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẶP I 331
Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. 36 Kẻ thù của mình chính là người nhà.
37 “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. 38 Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. 39 Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.
Không có chỗ nào sự chân thành của Chúa Giêsu bộc lộ thật sinh động bằng ở đây. Tại đây Ngài đưa ra đòi hỏi rất cao, rất mạnh và không thể dung hòa được. Ngài phán với các môn đệ đúng điều họ sẽ gặp, nếu họ chấp nhận chức năng làm sứ giả của Vua. Trong đoạn này, Chúa Giêsu đưa ra bôn điểm:
1. Ngài đưa ra một cuộc chiến và kẻ thù trong cuộc chiến là người trong nhà. Chúa Giêsu dùng những lời rất quen thuộc đốì với người Do Thái. Họ tin rằng một trong các đặc điểm về Ngày của Chúa, ngày Chúa can thiệp vào lịch sử, là sự phân rẽ trong gia đình. Các rapbi nói: “Trong thời Con Vua Đavít, con gái Do Thái sẽ chống lại mẹ, người ta sẽ có kẻ thù là người nhà mình”. Chúa Giêsu như muôn nói: “Sự cuối cùng con người trông đợi đã đến, sự can thiệp của Chúa vào lịch sử là sự phân rẽ gia đình”. Khi một chính nghĩa lớn xuất hiện, hậu quả tất nhiên là sự chia rẽ giữa con người, những người đáp ứng và những kẻ chối từ chính nghĩa đó. Đối diện với Chúa Giêsu là phải đối diện với một chọn lựa, hoặc tiếp nhận, hoặc chối bỏ Ngài. Thế gian bị chia đôi bởi những người thừa nhận Chúa Giêsu và những người không chấp nhận Ngài.
Điều chua chát nhất trong cuộc chiến này là kẻ thù lại chính là người thân. Có thể một người vì quá yêu vợ và gia đình đến nỗi không dám dấn bước phiêu lưu, dấn thân phục vụ và hy sinh, không dám theo Chúa vì không muôn xa lìa gia đình, hoặc e ngại nguy hiểm.
T.R Glover trích dẫn một bức thư của Oliver Cromwell gửi cho Wharton ghi ngày 1.1.1649. Cromwell đã yên trí rằng Wharton vì quá yêu vợ và gia đình nên có thể từ chối không nghe tiếng gọi ra đi chiến đấu mà ở lại nhà với VỢ: “Tôi muốn anh không làm cho
332 WILIIAM BARCLAY
iu,^4-jy
nàng trở thành mốì cám dỗ lớn hơn sức cám dỗ thực sự nàng có. Hãy chú ý đến mọi liên hệ... Lòng thương cảm không được phép trở thành những cám dỗ, nhưng thường chúng ta đã biến nó thành cám dỗ”.
Một người có thể đã từ chối phiêu lưu với Chúa trong một sứ mạng nào đó, vì họ đã để tình cảm riêng làm tê liệt. Con người ít khi phải đối diện với sự lựa chọn này, có người suốt đời không hề gặp; nhưng sự thật vẫn là: Những người thân yêu có thể trở thành kẻ thù nếu những lo nghĩ về họ ngăn cản chúng ta làm theo điều Chúa muốn.
2. Ngài cho một dịp lựa chọn, và trong lựa chọn này, người ta phải lựa chọn giữa những người thân thiết nhất trong thế gian và lòng trung thành với Chúa. Bunyan biết rất rõ sự lựa chọn đó. Điều làm ông bốì rối hơn cả là hậu quả việc ông bị tù đối với vợ con, họ ra sao khi không ai cấp dưỡng? “ở chỗ này, tức phải chia ly với vỢ dại con thơ, thường khiến tôi cảm thấy như bị lóc thịt khỏi xương; không chỉ vì tôi đa cảm nhưng còn vì tôi buộc phải nghĩ đến những nặng nhọc, khốn khổ và thiếu thôn mà gia đình tôi phải chịu khi tôi bị tù, nhất là đứa con nhỏ đui mù khốn khổ của tôi, nó thân thiết với tôi hơn bất cứ sự gì khác. Ôi, chỉ nghĩ đến những nhọc nhằn mà đứa con đui mù phải chịu cũng đủ khiến lòng tôi tan nát...Tuy nhiên tôi phải ỉiều phó thác hết cho Chúa dù có phải tức khắc lìa bỏ gia đình. Ôi! Tôi thấy trong hoàn cảnh này, chính tôi là người phải kéo gia đình sập xuống trên đầu vợ con; dù vậy tôi vẫn nghĩ, mình phải làm điều đó, mình phải làm điều đó”.
Tuy nhiên con người ít khi phải đối diện lựa chọn kinh khủng này. Do lòng thương xót của Chúa, có thể nó không bao giờ đến; nhưng sự thật vẫn là: Tất cả phải nhường chỗ cho sự trung thành với Chúa Giêsu.
Giá Phải Trả Để Làm Sứ Giả
Mátthêu 10, 34-39
3. Chúa Giêsu ban cho thập giá. Người dân Galilê hiểu rõ thập giá. Khi tướng Rôma Varus dẹp tan cuộc phản loạn của Giuđa ở
iu,j4-jy
TIN MỪNG MÁTTHÊƯ - TẬP 1​333
Galilê, ông đóng đinh hai ngàn người Do Thái vào thập giá trồng dọc hai bên đường xứ Galilê. Thời đó phạm nhân phải vác thập giá của mình đến chỗ hành hình. Những người đang nghe Chúa đã từng thấy kẻ tử tội loạng choạng dưới gánh nặng thập giá và chết trong đau đớn cực độ.
Những vĩ nhân của đức tin biết rõ điều họ đang làm. Sau vụ án ở lâu đài Scarborough, George Fox viết: “Đám sĩ quan thường dọa tôi sẽ bị treo cổ, họ nói nhiều về việc treo cổ tôi. Nhưng tôi nói với họ: nếu đó là điều họ muốn và được phép làm, thì tôi sẵn sàng”. Khi Bunyan bị điệu đến quan tòa, ông nói: “Thưa ông, luật (luật của Chúa Giêsu) đã đưa ra hai cách tuân thủ; một là làm cách tích cực điều lương tâm tôi tin rằng mình buộc phải làm, hai là nơi nào mà tôi không thể tích cực vâng phục lương tâm tôi được, thì tôi sẵn lòng nằm xuống để chịu mọi đau khổ người ta đem tới cho tôi”.
Người tín hữu có thể phải hy sinh những tham vọng riêng, sự thoải mái và tiện nghi mình được hưởng, hy sinh công trình mình đã thành đạt, cũng có thể phải dẹp bỏ ước mơ, phải biết rằng những cái huy hoàng mình thoáng thấy không phải là để cho mình. Họ sẽ phải hy sinh ý muốn mình vì không Kitô hữu nào có thể làm điều mình muốn mà phải làm điều Chúa muốn. Trong Kitô giáo bao giờ cũng có thập giá vì Kitô giáo là tôn giáo của thập giá.
4. Ngài ban cho một cuộc phiêu lưu. Chúa bảo họ rằng: “Ai giữ sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì Ta mất sự sông mình thì sẽ tìm lại được”.
Nhiều lần điều đó đã được minh chứng cụ thể. Một điều luôn luôn đúng là nhiều người có thể cứu mạng sống mình cách dễ dàng; nhưng khi đã cứu được rồi thì lại mất, vì chẳng còn ai nghe nói đến người đó nữa, và chỗ đứng của người đó trong lịch sử cũng mất luôn.
Epictetus nói về Socrates: “Bởi chịu chết mà ông được sống, vì ông không chạy trốn”. Socrates có thể cứu sự sống mình cách dễ dàng, nhưng nếu làm như thế con người Socrates rồi cũng sẽ chết và sẽ chẳng còn ai nghe đến tên ông nữa.
Khi Bunyan bị lên án vì từ chối không chịu đến làm việc thờ phượng nơi công cộng mà lại hướng dẫn việc thờ phượng riêng bị
NVIL11AM BARCLAY
Cấm, ông nghĩ rất kỹ không biết bổn phận của ông có phải là chạy trôn đến chỗ an toàn hay là phải trung thành với điều mình tin là đúng. Cả thế gian biết là ông đã giữ vững lập trường trung thành với điều ông tin. T.r. Glover kết thúc bài khảo luận về Bunyan như sau: “Giả như ông được khuyên và ông đồng ý không còn tránh đến nhà thờ dự lễ, không còn ủng hộ những buổi qui tụ bất hợp pháp và những buổi họp bí mật, làm hoang mang những công dân tốt của đế quốc, trái với luật lệ của hoàng đế tối cao là đức vua thì nước Anh đã mất mát biết bao nhiêu!
Trong đời sông không có chỗ nào cho “chính sách thủ thân”. Người nào dành ưu tiên để đi tìm thoải mái, yên ổn cùng thỏa mãn những tham vọng riêng, có thể được tất cả những điều này, nhưng họ sẽ không bao giờ hạnh phúc vì họ đã được sai đến thế gian để phục vụ Chúa và anh em mình. Người ta có thể ôm giữ sự sống mình nếu muôn, nhưng sẽ mất tất cả những gì làm cho cuộc đời đáng sống và có giá trị cho người khác. Con đường phục vụ người khác, con đường làm trọn mục đích Chúa muôn cho chúng ta, con đường dẫn đến chân hạnh phúc là dấn thân, sử dụng cuộc đời mình cách không ích kỷ, vì chỉ như thế mới tìm được sự sống ở đời này và cả trong cõi vĩnh cửu.
Phần Thưởng Cho Người Tiếp Đón Sứ Giả Vua
Mátthêu 10,40-42
40 “Ai. đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.
41 “Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.
42 “Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu
Khi Chúa Giêsu phán lời này thì Ngài cũng dùng lối nói thông thường của người Do Thái. Bao giờ họ cũng cảm thấy đón tiếp
TIN MƯNG MẢTTHÊU - TẬP 1​335
sứ giả của ai là tiếp nhận chính người đó. Tỏ lòng tôn kính sứ giả là tôn kính nhà vua đã sai người đó đến. Hoan nghênh người đại diện bạn mình cũng là hoan nghênh chính bạn mình. Người Do Thái bao giờ cũng hiểu tôn trọng người đại diện là tôn trọng chính người đã ủy thác. Điều này đặc biệt áp dụng cho những nhà thông thái, những người dạy chân lý Chúa. Các rapbi nói: “Kẻ nào tiếp đãi người khôn ngoan không khác gì đem trái đầu mùa dâng cho Chúa”. “Kẻ nào chào hỏi người học thức chẳng khác gì chào mừng Chúa”. Nếu ta tiếp một người thuộc về Chúa tức là đã tiếp nhận Đấng đã sai người ấy.
Đoạn sách này trình bày bốn mắt xích trong sợi dây cứu chuộc.
1. Thiên Chúa yêu thương, từ đó toàn thể tiến trình cứu chuộc khởi sự.
2. Chúa Giêsu đã đem sứ điệp yêu thương đến với mọi người.
3. Loài người làm sứ giả, các ngôn sứ rao giảng, người tốt làm gương, các môn đệ học hỏi và truyền lại cho người khác Phúc Âm mà chính họ đã nhận.
4. Người tín hữu tiếp nhận sứ giả và sứ điệp của Chúa, nhờ đó tìm được sự sống cho linh hồn mình.
Trong đoạn sách này có một điều thật đẹp, thích hợp cho những linh hồn đơn sơ, khiêm cung.
1) Chúng ta không thể đều là ngôn sứ rao giảng lời Chúa, nhưng người nào tiếp đãi sứ giả của Chúa sẽ nhận phần thưởng không kém chính vị sứ giả đó. Có nhiều người đã từng làm nhân vật quan trọng đối với dân chúng, có nhiều người với tiếng nói có thể khơi lửa trong lòng hàng vạn con người, có những người đã từng mang một gánh nặng vô cùng lớn lao về trách nhiệm phục vụ dân chúng; tất cả những người đó đã vui lòng làm chứng họ không bao giờ có thể duy trì được nỗ lực và yêu cầu của công tác nếu không có tình thương và sự chăm sóc, thiện cảm và tâm tình phục vụ của những người ẩn danh ở nhà. Khi đó sự cao trọng thật trước mặt Chúa người ta sẽ rất thường thấy nơi một người tác động thế gian mạnh mẽ hơn cả, lại hoàn toàn tùy thuộc vào một người khác, một người ẩn danh không ai biết đến. Các ngôn sứ cũng phải có bữa ăn, phải có áo quần, ngôn sứ cũng phải có một gia
đình. Mong tất cả những ai thường làm công tác dù dễ bị quên ơn như dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, giặt quần áo, đi chợ, coi em, đừng bao giờ suy nghĩ đó là những công việc chán ngắt và buồn tẻ, mà là công tác cao trọng của Chúa, và chắc sẽ được lãnh phần thưởng của ngôn sứ hơn là những người cả ngày chỉ lo hội họp và bỏ bê gia đình.
2) Tất cả chúng ta không thể đều là những gương sáng về việc lành, cũng không thể tất cả đều được cả thế giới biết là công chính. Nhưng ai có thể giúp một người trở nên tốt sẽ nhận được phần thưởng của người tốt. H.L. Gee kể một câu chuyện khá hay. Một cậu bé trong một làng kia, sau nhiều gian nan, đã đạt đến chức thánh. Người đã giúp cậu trong những ngày còn đi học là một người thợ sửa giày trong làng. Ông này, như nhiều đồng nghiệp khác, là người đọc nhiều, thấy xa và đã giúp cậu bé rất nhiều. Rồi đến ngày cậu được phép giảng dạy, ông thợ giày nói: “Mơ ước của tôi là được làm người giảng Phúc Âm, nhưng hoàn cảnh đời tôi không cho phép. Còn anh, anh đã đạt được điều mà tôi không thể đạt được. Tôi muôn anh hứa sẽ để tôi đóng và sửa giày miễn phí cho anh. Tôi cũng muốn anh mang giày tôi đóng mỗi khi lên tòa giảng, như vậv tôi sẽ cảm thây rằng anh đang đứng trên giày của tôi để giảng một Phúc Âm mà tôi luôn mong muốn rao giảng”. Bằng cách đó, người thợ giày đang phục vụ Chúa như người truyền giáo và phần thưởng của người này sau này cũng sẽ như vậy.
3) Không phải tất cả chúng ta đều dạy trẻ được, nhưng mỗi người đều có thể phục vụ trẻ. Có lẽ chúng ta không biết phương pháp dạy nhưng buộc phải làm những nghĩa vụ đơn sơ mà nếu không, đứa trẻ không sống được. Có lẽ trong đoạn này không có ý nói nhiều đến trẻ con về phương, diện tuổi tác, nhưng nói về phương diện đức tin. Rất có thể các rapbi thường gọi các môn đệ là bầy nhỏ. Có thể về phương diện kĩ thuật và văn hóa chúng ta không biết dạy, nhưng vẫn có thể dạy bởi đời sống và gương sáng mà một người đơn sơ nhất cũng có thể làm được.
Vẻ đẹp cao quí nhất của đoạn này là đã nhân mạnh đến sự vật đơn giản. Hội thánh và Chúa Giêsu bao giờ cũng cần những nhà hùng biện, những gương sáng cuộc đời thánh thiện, các thầy dạy, những người mà tên tuổi thường được nhắc đến, nhưng Hội
X, X -\J
1 ỉ IN MUINU MATTHEU - TẠP 1​55​I
Thánh và Chúa Giêsu cũng luôn luôn cần đến những người có một gia đình hiếu khách, những bàn tay săn sóc việc nhà, có tấm lòng quan tâm chăm sóc do tình thương và như bà Browning đã nói: “Tất cả mọi sự vâng phục đều bằng nhau ở trước mặt Chúa”.
Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu - William Barclay Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu