Nguyên tác: The Last Templar
Số lần đọc/download: 2056 / 39
Cập nhật: 2017-05-22 09:44:48 +0700
Chương 8
C
uối cùng không chống chọi nổi, Tess ngủ thiếp đi trong khoảng chưa đầy năm tiếng đồng hồ. Giờ đây, Tess lại thức dậy và háo hức muốn bắt tay vào cái việc đã làm nàng cảm thấy bực bội kể từ mấy phút ngắn ngủi ở Viện Bảo tàng Metropolitan, trước lúc Clive Edmondson nói chuyện với nàng và trước cả lúc tất cả vỡ oà ra như địa ngục. Và nàng sẽ bắt đầu công việc ngay khi mẹ nàng và Kim ra khỏi nhà.
Mẹ của Tess, bà Eileen, đã dọn đến ở chung với mẹ con nàng trong ngôi nhà hai tầng trên con phố yên tĩnh có hai hàng cây hai bên ở Mamaroneck chẳng bao lâu sau khi chồng bà, nhà khảo cổ học Oliver Chaykin, mất ba năm trước đó. Mặ chính Tess đề nghị mẹ về sống với mình, nhưng nàng vẫn không thấy an tâm lắm về sự thu xếp đó. Ngôi nhà có ba phòng ngủ và đủ rộng cho cả ba người, giúp mọi sinh hoạt dễ dàng hơn. Cuối cùng mọi việc cũng ổn thoả cho dù, như đôi lúc Tess nhận ra với vẻ biết lỗi, phần thuận lợi thường nghiêng về phía nàng. Chẳng hạn như bà Eileen phải trông Kim khi Tess muốn ra ngoài vào buổi tối, bà đưa Kim đi chơi mua bánh rán để giúp con bé quên đi sự cố trong đêm trước, và có lẽ bà còn giúp cho Tess vô vàn việc khác nữa.
“Hai bà cháu đi đây.” Bà Eileen gọi to. “Con chắc không cần gì nữa chứ?”
Tess bước ra cửa tiễn hai bà cháu. “Chỉ cần mẹ nhớ dành cho con một cặp thôi ạ.”
Ngay lúc đó điện thoại reo. Tess có vẻ chẳng vội trả lời điện thoại. Bà Eileen nhìn nàng. “Con không nghe điện thoại sao?”
“Cứ để máy tự động trả lời mẹ ạ,” Tess nhún vai.
“Trước sau gì con cũng phải nói chuyện với anh ta thôi.”
Tess nhăn mặt, “Vâng, thật ra nếu dính dáng đến Dough thì để sau sẽ tốt hơn.”
Tess có thể đoán được lý do của những cuộc gọi mà anh chồng cũ để lại trong hộp thư thoại. Dough Merritt là phát thanh viên chương trình tin tức tại một chi nhánh mạng lưới truyền hình ở Los Angeles, và anh ta hoàn toàn dồn hết tâm trí cho công việc. Cái đầu óc thiển cận của anh ta chắc hẳn đã liên kết vụ tấn công ở Viện Bảo tàng Metropolitan với việc Tess thường dành nhiều thì giờ tại đó và chắc hẳn là nàng có những mối giao thiệp ở đó. Những mối giao thiệp mà anh ta có thể sử dụng để đi sâu vào vụ việc đã trở thành tin tức quan trọng nhất trong năm.
Ngay bây giờ, Tess hoàn toàn không muốn cho anh ta biết là không chỉ nàng mà cả Kim cũng có mặt tại viện Bảo tàng trong giờ phút đó. Cái sự kiện mà anh ta sẽ sử dụng không chút ngần ngại để chống lại nàng ngay khi có cơ hội đầu tiên.
Kim của nàng.
Tess lại nghĩ về những gì con gái nàng đã trải qua đêm trước, cho dù từ chỗ trú ẩn tương đối an toàn trong phòng vệ sinh viện bảo tàng, và phải nói đến chuyện đó như thế nào. Việc trì hoãn trả lời có thể là một cách cho nàng có thời gian để chuẩn bị đối phó. Đó không phải là điều nàng mong đợi. Nàng giận mình đã tự dẫn xác tới đó, mặc dù tự trách bản thân như thế là điều rất vô lý.
Tess nhìn Kim, thầm cảm ơn là nó vẫn đứng trước mặt nàng, còn nguyên vẹn. Kim nhăn mặt phản ứng sự quan tâm của nàng.
“Mẹ. Mẹ bỏ nó đi được rồi đấy.”
ỏ cái gì?”
“Cái vẻ lâm ly bi đát của mẹ ấy,” Kim phản đối. “Con vẫn ổn mà, phải không nào? Có gì ầm ĩ đâu. Ý con muốn nói là mẹ mới là người sợ hãi.”
Tess gật đầu. “Thôi được. Con đi đi.”
Nàng nhìn theo xe hai bà cháu đi khỏi, rồi vào bếp, chiếc điện thoại trả lời tự động đang nhấp nháy, cho biết có bốn tin nhắn. Tess cau mặt nhìn chiếc máy. Thật điên cái đầu. Dough đã tái hôn sáu tháng trước. Cô vợ mới của anh ta khoảng ngoài hai mươi, uỷ viên hội đồng quản trị tại đài truyền hình, xinh đẹp lên nhờ giải phẫu thẩm mỹ. Tess biết, sự thay đổi tình trạng hôn nhân này sẽ giúp anh ta được tòa xem xét lại quyền được đến thăm con. Không phải anh ta thương nhớ hoặc lo lắng gì cho con bé Kim, chẳng qua chỉ là vấn đề cái tôi cá nhân và ác ý của anh ta. Con người đó chỉ là một cái gai đầy thù hận, và Tess biết nàng phải tiếp tục chống chọi lại những cơn bột phát tình phụ tử đột xuất của anh ta cho đến khi món đồ chơi hấp dẫn trẻ măng của anh ta có bầu. Lúc đó, với một chút may mắn, anh ta sẽ mất đi tính nhỏ nhen và để yên cho mẹ con nàng.
Tess rót cho mình một cốc cà phê đen và bắt tay vào việc.
Mở chiếc máy tính xách tay, nàng cầm điện thoại và cuối cùng tìm được Clive Edmondson trong Bệnh viện Giáo hội Trưởng Lão New York trên đường số 68 Đông, Tess gọi tới bệnh viện và được cho biết Clive không còn trong trình trạng nghiêm trọng nhưng sẽ phải nằm lại bệnh viện vài hôm nữa.
Clive tội nghiệp. Tess ghi giờ thăm viếng của bệnh viện.
Mở bảng danh mục liệt kê những vật trưng bày có số phận không may mắn, Tess xem từng trang cho đến khi tìm thấy phần mô tả cái thiết bị đã bị tên kỵ sĩ thứ tư lấy đi.
Nó được gọi là máy mã hoá trục quay đa hộp số.
Phần mô tả cho biết đó là một thiết bị tạo mật mã đã có từ thế kỷ mười sáu. Cổ xưa và thú vị, có lẽ là vậy, nhưng không phải là thứ có giá trị để được người ta xếp là một “báu vật” của Vatican theo lệ thường.
Giờ máy tính đã khởi động xong, Tess mở một cơ sở dữ liệu nghiên cứu và nạp từ khoá “cryptography - mật mã” và “cryptology - mật mã học”. Các đường dẫn đưa đến những trang web phần lớn có tính kỹ thuật và nói về mật mã học hiện đại như liên quan đến các mã máy tính và sự truyền tải điện tử được mã hoá. Lướt qua hết các mục từ tìm thấy, cuối cùng Tess bắt gặp một trang web nói về lịch sử mật mã.
Lướt qua hết trang web này, Tess gặp một trang trình bày một số công cã hoá thời xưa. Công cụ được nói đến đầu tiên là thiết bị tạo mật mã Wheatstone có từ thế kỷ mười chín. Thiết bị gồm hai vòng đồng tâm, vòng ngoài có hai mươi sáu chữ cái và một khoảng trống, vòng trong chỉ có các chữ cái. Hai cái kim như kim đồng hồ được dùng để thay thế các chữ cái từ vòng ngoài bằng các chữ cái được mã hoá của vòng trong. Người nhận được đoạn thông tin mã hoá cũng phải có một thiết bị tương tự, và phải biết cách bố trí của hai chiếc kim. Vài năm sau khi loại máy Wheatstone được dùng rộng rãi, người Pháp sáng chế một bảng mã hình trụ gồm hai mươi đĩa có ghi chữ cái trên vành ngoài các đĩa, tất cả sắp xếp trên một cái trục ở giữa, làm việc giải mã đoạn thông tin đã mã hoá càng khó khăn phức tạp hơn.
Cuộn màn hình xuống phía dưới, ánh mắt Tess chạm phải hình một thiết bị từa tựa như cái máy nàng nhìn thấy trong viện bảo tàng.
Nàng đọc phần ghi chú bên dưới, và chợt thấy lạnh người.
Thiết bị được mô tả như một “Bộ chuyển đổi”, một máy mã hoá trục quay đời đầu và được quân đội Mỹ sử dụng vào những năm 1940.
Trong khoảnh khắc, Tess cảm thấy như tim mình ngừng đập. Nàng nhìn trừng trừng vào những chữ trong dòng ghi chú.
Những năm 1940 là “đời đầu”?
Ngạc nhiên, Tess đọc hết bài viết. Các máy mã hoá trục quay hoàn toàn là một phát minh của thế kỷ hai mươi. Ngả người ra sau ghế, Tess bóp trán, cuộn màn hình ngược lên phần minh hoạ đầu tiên và đọc lại phần mô tả thiết bị. Dù thế nào chăng nữa, rõ ràng hai cái máy không giống y chang, nhưng rõ khỉ là chúng khá gần với nhau. Và cái sau này tiến bộ rất xa so với cái máy mật mã bánh xe đơn kia.
Nếu chính phủ Mỹ nghĩ rằng thiết bị của họ là phát minh đời đầu, như vậy thì chẳng có gì ngạc nhiên khi Vatican háo hức khoe ra một trong những thiết bị của chính họ, một thiết bị rõ ràng có trước cái của quân đội Mỹ khoảng bốn trăm năm.
Còn nữa, chính chuyện này mới làm Tess điên đầu.
Đáng lẽ phải vơ vét những thứ châu báu ngọc ngà lộng lẫy khác, tên kỵ sĩ thứ tư chỉ chăm chăm vào cái thiết bị kỳ dị này. Tại sao vậy? Chắc chắn là những người chuyên sưu tập những đồ vật cổ quái nhất, nhưng việc này xem ra vô cùng kỳ lạ. Tess băn khoăn không biết tên đó có lầm lẫn gì không. Không. Tess gạt bỏ ý nghĩ đó - dường như hắn hoàn toàn có chủ ý trong sự lựa chọn của mình.
Ngoài cái máy ấy ra, hắn không lấy một thứ nào khác. Đó là tất cả những gì hắn muốn.
Tess nhớ đến Amelia Gainesụ nữ trông giống người mẫu của hãng kinh doanh dầu gội đầu hơn là một đặc vụ FBI. Tess chắc chắn rằng những người điều tra cần sự kiện hơn là phỏng đoán, nhưng dù vậy, sau một lúc suy nghĩ, Tess đi vào phòng ngủ lấy cái túi nàng mang theo đêm qua, lục tìm tấm danh thiếp của Gaines.
Đặt tấm danh thiếp trên bàn, Tess hình dung lại giây phút tên kỵ sĩ thứ tư cầm chiếc máy mã hoá lên. Cái cách hắn cầm lên, giữ trong tay và thì thầm gì đó với cái máy.
Hắn có vẻ gần như là… kính cẩn.
Hắn nói gì nhỉ? Khi ở viện bảo tàng, Tess gần như quẩn trí nên không nhận ra điều đó, nhưng đột nhiên, nàng chỉ nghĩ đến chi tiết đó. Nàng tập trung nhớ lại giây phút đó, gạt bỏ mọi chuyện khác ra khỏi đầu, hồi tưởng lại quang cảnh lúc tên kỵ sĩ nhấc cái máy mã hoá lên. Và nói… nói gì? Nhớ lại xem, chết tiệt.
Như đã kể với Amelia Gaines, Tess chắc chắn tiếng đầu tiên là Veritas… rồi gì nữa? Veritas? Veritas gì đó…
Veritas vos? Có phần đúng đấy, nghe có vẻ quen quen. Tess cố sục sạo ký ức mong tìm ra những từ kia, nhưng vô ích. Những lời nói của tên kỵ sĩ bị tiếng súng nổ phía sau y át mất.
Tess quyết định cứ tiếp tục với những gì đã có. Nàng quay lại chiếc máy tính và chọn một bộ máy tìm kiếm mạnh nhất trên thanh công cụ. Tess gõ vào hai chữ “Veritas vos” và được hơn 22.000 kết quả. Không cần phải nhiều đến thế. Ngay kết quả đầu tiên đã đủ.
Nó đây rồi. Nó bật lên ngay trong nàng.
Veritas vos liberabit.
Sự thật sẽ giải phóng cho ngươi.
Nàng nhìn sững vào dòng chữ. Sự thật sẽ giải phóng cho ngươi.
Tuyệt.
Công việc thám tử siêu hạng mà nàng sắm vai đã khám phá ra… một trong những câu nói sáo mòn và bị lạm dụng nhiều nhất trong thời đại chúng ta.