Never judge a book by its movie.

J.W. Eagan

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4328 / 226
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
òa Giải Với Chúa
Mátthêu 9,1-8
1 Đức Giêsu xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình. 2 Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: “Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi!” 3 Có mấy kinh sư nghĩ bụng rằng: “Ông này nói phạm thượng”. 4 Nhưng Đức Giêsu biết ý nghĩ của họ, liền nói: “Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng
y, 1-0
1 UN MUINU MA i i HbU - TẠP 1 z / 1
nhưvậy?5Trong hai điều: một là bảo: “Con đã được tha tội rồi”, hai là bảo: “Đứng dậy mà đi”, điều nào dễ hơn? 6 Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: “Đứng dậy, vác giường đi về nhà! ” 7 Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. 8 Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tân vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế.
Do Mc 2,1 chúng ta biết biến cố này xảy ra tại Caphácnaum; có điều lý thú là lúc này Chúa Giêsu đã quen thuộc Caphácnaum đến độ có thể gọi đó là thành của Ngài. Vào giai đoạn này, nơi đây là trung tâm hoạt động của Ngài.
Một người bại được các bạn khiêng đến. Đây là bức tranh lạ lùng về một người được cứu do đức tin của bạn bè, vì nếu không nhờ các bạn thì người này chẳng bao giờ đến được với Chúa Giêsu để được chữa lành. Có thể người này đã cam phận hoàn toàn tuyệt vọng. Dù sao thì người này chắc đã được cứu do đức tin của các bạn.
Trong vở kịch “Con mèo và mặt trăng” của W.B.Yeats có một câu: “Anh có bao giờ biết một người thánh làm bạn với một người gian ác và hết lòng yêu mến người bạn này không?” Đặc điểm của người thật thánh này là kết thân với một người thật xấu, hoàn toàn vô tâm cho đến lúc đem được người ấy đến với Chúa. Nếu ai có một người bạn không biết Chúa, không quan tâm gì đến Ngài, hoặc có khi chông đối Chúa thì bổn phận Kitô hữu là không được buông kẻ ấy ra cho đến khi đã đem được người ấy đến với Chúa.
Chúng ta không thể ép buộc người nào tin nhận Chúa Giêsu. Coventry Patmore có lần đã nói rằng nếu chúng ta không đủ khả năng dạy người khác chân lý tôn giáo thì chúng ta chỉ cần chỉ cho họ thấy con đường để họ tự tìm. Chúng ta không thể khiến một người trở thành Kitô hữu nhưng có thể tạo mọi điều kiện để đưa người đó đến với Chúa Giêsu.
Cách Chúa Giêsu chữa lành người này cũng có vẻ khác lạ. Đầu tiên Ngài bảo rằng tội lỗi con đã được tha. Có hai phương diện: Trong xứ Palestine, niềm tin phổ thông là mọi tật bệnh đều là hậu quả của tội lỗi, và không có bệnh tật nào được chữa
272 WILIIAM BARCLAY
i-0
lành cho đến khi tội lỗi đã được tha. Rapbi Ami nói: “Không có sự chết nào không có tội lỗi và không có đau đớn nào lại không bởi tội”. Rapbi Alexander nói: “Kẻ đau không dậy khỏi giường bệnh cho đến khi tội lỗi đã được tha”. Rapbi Chija Abba nói: “Không một bệnh nào được chữa lành cho đến khi mọi tội của người ấy đều được tha”. Môi liên hệ bất khả phân giữa đau khổ và tội lỗi là một phần của niềm tin Do Thái chính thông trong thời Chúa Giêsu. Vì lý do đó, chắc chắn người này không bao giờ được chữa lành cho đến khi xác nhận tội lỗi mình đã được tha. Rất có thể người này là một tội nhân và tin rằng bệnh tật của mình là hậu quả của tội lỗi và không chắc chắn mình được tha nên cũng không được chữa lành.
Y học ngày nay cũng hoàn toàn đồng ý rằng tâm trí có thể ảnh hưởng đến tình trạng thể xác và nếu tâm trí không lành mạnh, thì không thể có thân thể khỏe mạnh.
Paul Tournier trong quyển sách Ghi Ca Bệnh của một bác sĩ đã trưng dẫn một ví dụ điển hình: “Có một cô gái bị bệnh thiếu máu, một đồng nghiệp tôi đã chữa trị mấy ngày mà không thành công. Cuối cùng người bạn đồng nghiệp tôi quyết định đưa cô ta đến bác sĩ quân y ở chỗ cô làm việc để xin phép gửi cô đến một nhà an dưỡng trên núi. Tuần lễ sau, bệnh nhân báo tin cho biết sĩ quan quân y bằng lòng cho phép đi nghỉ, nhưng cô nói thêm: “khi thử máu, tôi thấy kết quả không phù hợp với kết quả anh trưng dẫn”. Bạn tôi hơi bốì rối, lấy ngay một mẫu máu mới và vội vã đến phòng thí nghiệm, số hồng huyết cầu đã thay đổi. Bạn tôi nói tiếp: “nếu tôi không phải là người thận trọng trong phòng thí nghiệm, nếu tôi không cẩn thận kiểm soát kết quả thử nghiệm của từng bệnh nhân, tôi chắc đã nghĩ rằng mình phạm lầm lẫn”. Ông quay sang hỏi cô gái: “Từ lần thăm bệnh sau cùng đến nay đã có gì lạ thường xảy ra trong đời sống cô không?” Cô ta đáp: “Có một việc xảy ra là bất ngờ tôi đã có thể tha thứ cho một người tôi từng ghét kinh khủng, tức thì tôi cảm nhận rằng cuối cùng mình đã có thể tìm lại được ý nghĩa cuộc đời”. Thái độ trong tâm trí của cô gái đã thay đổi và tình trạng máu huyết cũng thay đổi theo. Tâm trí cô ta được chữa lành, thân thể cũng trên đường phục hồi”.
Người bại biết là tội nhân, vì là tội nhân nên anh biết chắc mình thù nghịch Thiên Chúa; vì cảm biết Chúa chông nghịch
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​273
mình nên anh đã bị bại xuội. Khi Chúa Giêsu cho anh ơn tha thứ, Ngài không còn là thù địch nữa mà là bạn hữu, và bởi đó anh được lành.
Nhưng chính cách chữa bệnh ấy làm cho các kinh sư phẫn uất. Chúa Giêsu đã dám tha tội, tha tội là đặc quyền của Thiên Chúa, như thế Chúa Giêsu đã xúc phạm Thiên Chúa. Chúa Giêsu không phản đối, nhưng Ngài đặt vấn đề ngay trên quan điểm của họ. Ngài hỏi: “Nói tội lỗi đã được tha, hoặc nói hãy đứng dậy mà đi, điều nào dễ hơn?” cần nhớ là các kinh sư tin rằng không người bại nào có thể đứng dậy trừ phi tội lỗi được tha. Nếu Chúa Giêsu có thể khiến người này đứng dậy và đi thì đó là bằng cớ không chối cãi được là tội lỗi của người đó đã được tha và lời tuyên bô" của Chúa Giêsu là thật. Vậy, Chúa Giêsu chứng tỏ rằng Ngài có thể đem sự tha thứ cho linh hồn người đó và sức khỏe cho thể xác người đó. Một chân lý luôn luôn đúng là chúng ta không bao giờ lành lặn về thể xác nếu không lành mạnh tâm trí; sức khỏe của thân thể luôn luôn đi đôi với sự bình an trong Chúa.
Kẻ Bị Mọi Người Ghét Bỏ
Mátthêu 9,9
9 Bỏ nơi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mátthêu đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người.
Không có ứng viên nào khó vào chức tông đồ cho bằng Mátthêu. Ông là một người thu thuế (publican), là công chức của ngành thuế vụ.
Chính quyền Rôma lúc bấy giờ đặt ra một hệ thông thu thuế hiệu quả và đỡ tốn kém nhất: họ cho đấu thầu thu thuế ở các khu vực. Một người mua được quyền thu thuế ở một địa phương nào, phải chịu trách nhiệm với chính quyền Rôma về một sô" tiền thỏa thuận. Nếu thu thuê được cao hơn thì có quyền giữ, xem như tiền hoa hồng. Rõ ràng hệ thông này sinh ra những lạm dụng nghiêm trọng. Vào thời ây chưa có báo chí, chưa có truyền thanh, chưa có phương tiện truyền thông rộng rãi, người ta không biết sự thật
274 WILIIAM BARCLAY
mình phải đóng thuế bao nhiêu mà cũng chẳng có ai có quyền khiếu nại người thu thuế. Kết quả là nhiều người thu thuế trở nên giàu có do sự cưỡng bức thu bất hợp pháp. Hệ thông này đưa đến những lạm dụng đến nỗi phải hủy bỏ tại xứ Palestine trước thời Chúa Giêsu. Tuy vậy thuế vẫn cứ phải đóng và tất nhiên vẫn còn nhiều lạm dụng.
Có ba loại thuế chính thức. Thuế thổ trạch phải trả 1/10 về ngũ cốc, 1/5 về trái cây và về nho cho chính phủ, hoặc bằng tiền, hoặc hiện vật. Cũng có thuế lợi tức bằng 1/100 lợi tức mỗi người. Thuế thân đánh vào mỗi người nam từ 14 đến 65 tuổi, phụ nữ từ 12 đến 65 tuổi. Đó là những loại thuế pháp định và người thu thuế không thể sử dụng làm lợi riêng.
Nhưng bên cạnh các thứ thuế này còn có đủ loại thuế khác. Có thứ thuế 2,5 % đến 12,5 % đánh vào mọi thứ hàng nhập khẩu và xuất khẩu. Có thuế phải trả khi sử dụng con đường chính, qua cầu, vào chợ hoặc vào thành phố, bến cảng. Có thứ thuế đánh vào súc vật chở đồ, thuế đánh trên bánh xe, trục xe. Có thuế đánh vào đồ vật mua hoặc bán, cũng có thuế đánh vào mậu dịch, đánh vào hàng tiêu dùng mà chính phủ độc quyền. Ví dụ tại Ai Cập việc buôn bán Nitrat, bia, giấy chỉ thảo hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của chính phủ. Dù biện pháp đấu thầu, thuế khóa đã đình chỉ, người ta vẫn cần người để thu các sắc thuế này. Người thu thue\ là người lấy từ những viên chức hàng tỉnh, đôi khi họ là người tình nguyện. Thường trong một địa phương một người chịu trách nhiệm một thứ thuế và không khó khăn gì cho một người như thế kiếm thêm được nguồn lợi phụ thu.
Những người thu thuế đều bị dân chúng ghét vì họ phục vụ cho những kẻ xâm chiếm xứ sở và thâu góp của cải làm giàu trên sự bất hạnh của đất nước. Dùng ngôn ngữ hiện đại thì họ là “đồ phản quốc”. Họ là những người gian trá, chẳng những họ bóc lột đồng bào mình mà còn dùng đủ cách lừa gạt chính phủ; họ có lợi tức rất lớn bằng cách nhận hối lộ từ những người giàu có muôn trốn thuế, ở đâu cũng ghét những người thu thuế; nhưng đối với người Do Thái sự khinh ghét gia tăng gấp bội. Người Do Thái là người quốc gia cuồng tín, nhưng điều thôi thúc dân Do Thái hơn cả là niềm tin tôn giáo chỉ có Thiên Chúa là Vua, và nộp thuế cho nhà cầm quyền là vi phạm quyền lợi của Thiên Chúa. Theo luật
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1 275
Do Thái, người thu thuế bị cấm không được vào hội đường, người ấy bị coi là vật vô tri, là thứ không tinh sạch và Lê-vi 20,5 áp dụng cho họ, họ bị cấm không được làm nhân chứng cho bất cứ trường hợp nào, “các kẻ trộm cướp, kẻ sát nhân, người thu thuế” đều bị xếp chung một loại.
Khi Chúa Giêsu gọi Mátthêu thì Ngài đã kêu gọi một người mà ai cũng ghét. Đây là một trong những việc lớn nhất trong Tân Ước về quyền năng của Chúa Giêsu. Ngài không chỉ biết một người đang như thế nào mà Ngài còn thấy được họ sẽ trở nên như thế nào. Chưa từng ai dám tin về khả năng thay đổi bản chất con người cho bằng Chúa Giêsu.
Lời Thách Thức Được Nhận
Mátthêu 9,9
Caphácnaum ở trong lãnh thổ của Hêrôđê Antipas và rất có thể Mátthêu không phục vụ dưới quyền người Rôma mà ở dưới quyền Hêrôđê. Đây là chỗ giao lưu của các con đường, đặc biệt là con đường lớn từ Ai Cập đến Damas, được gọi là đường Ra Biển đi ngang qua Caphácnaum. Tại đó nó dẫn vào lãnh thổ của Hêrôđê nhằm mục đích kinh doanh, và chắc Mátthêu là một trong các viên chức quan thuế kiểm soát hàng hóa nhập và xuất khỏi lãnh thổ Hêrôđê.
Không biết Mátthêu đã từng gặp Chúa Giêsu chưa, nhưng chắc chắn là đã nghe nói người Galilê này đến với một sứ điệp hoàn toàn mới lạ và phán dạy với một uy quyền chưa ai từng thấy, người đã kết thân với những kẻ bị người chính thống ghê tởm, xa tránh. Chắc chắn Mátthêu đã nghe đám đông bàn tán và thấy lòng mình rung động. Có lẽ Mátthêu đã tự nhủ: “Nếu bây giờ lên đường đi tìm kiếm một thế giới mới, lìa bỏ cuộc sông cũ và làm lại cuộc đời chắc cũng chưa muộn”. Ông thấy Chúa Giêsu đứng trước mặt mình, ông nghe Ngài thách thức, và Mátthêu chấp nhận lời thách thức đó, ông đứng dậy bỏ mọi sự đi theo Ngài.
Chúng ta phải để ý đên điều Mátthêu đã mất và điều ông đã tìm được. Ông đã mất công ăn việc làm thuận lợi, nhưng đã được
276 WILIIAM BARCLAY
9,10-13
CUỘC đời. ông đã mất lợi tức, nhưng tìm được danh dự. Ồng mất sự an ninh thoải mái, nhưng tìm được cuộc phiêu lưu mình chưa bao giờ mơ tưởng. Có thể khi chấp nhận lời thách thức của Chúa Giêsu, ta sẽ thấy mình nghèo hơn về mặt vật chất, và có lẽ chúng ta phải từ bỏ những tham vọng trần gian. Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ tìm được bình an, vui mừng cùng những hứng khởi của cuộc đời mà trước kia ta chưa từng biết. Trong Chúa Giêsu, chúng ta tìm được sự giàu có hơn hẳn mọi điều mình phải bỏ vì Ngài.
Chúng ta cũng phải lưu tâm đến điều Mátthêu đã từ bỏ và điều ông lấy theo. Ông rời bỏ bàn thu thuế nhưng đem theo cây viết. Đây là một ví dụ chói sáng về cách Chúa Giêsu sử dụng bất cứ khả năng nào con người đem dâng cho Chúa. Có lẽ nhiều người trong Nhóm Mười Hai không quen thuộc lắm với cây viết. Mátthêu đã viết sách Phúc Âm Chúa Giêsu, đáng liệt vào hạng sách quan trọng nhất thế giới.
Khi Mátthêu rời bỏ bàn thu thuế ngày hôm đó, ông đã từ bỏ rất nhiều của cải vật chất, nhưng ông lại trở nên người thừa kế một gia tài vô giá.
Nơi Nào Có Nhu cầu Lớn Nhất
\
Mátthêu 9,10-13
10 Khi Đức Giêsu đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. Thấy vậy, những người Pharisêu nói với các môn đệ Người rằng:
“Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?” 12 Nghe thấy thế, Đức Giêsu nói: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau Ốm mới cần. 13 Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: ‘Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.
Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi”.
Chúa Giêsu không những chỉ kêu gọi Mátthêu làm người thuộc về Ngài và đi theo Ngài mà thực sự Ngài đã ngồi đồng bàn với những người giông như Mátthêu, những người thu thuế và tội nhân. Câu hỏi rất cần nêu lên ở đây là: Những người thu thuế và
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 1​277
tội nhân tổ chức bữa ăn với Chúa Giêsu ở đâu? Chỉ có Luca xác định rõ là đãi trong nhà Mátthêu hoặc Lêvi (x. Mt 9,10-13; Mc
2,14- 17; Lc 5,27-32). Theo lời tường thuật của Mátthêu và Máccô có thể là bữa ăn này đãi ở nhà Chúa Giêsu hoặc trong nhà Ngài đang trú ngụ. Nếu đãi trong nhà Chúa Giêsu thì lời Ngài phán càng trở nên sắc bén. Chúa phán: “Vì Ta đến không phải để mời người công chính, bèn là kẻ có tội”. Chữ Hy Lạp dùng cho “mời” là Kalein là một từ chuyên môn Hy Lạp để mời khách vào nhà hoặc tới dùng bữa. Trong ví dụ về tiệc lớn (Mt 22,1-10; Lc 14; 15- 24) những khách được mời đã từ chối không chịu đến, và những kẻ nghèo, người què, người tàn tật, người đui mù gặp trên đường và bên hàng rào đều được mời vào ngồi cùng bàn với vua. Rất có thể Chúa Giêsu đã phán: “Khi đãi tiệc thì các ngươi mời những người chính thống lạnh lùng và người mộ đạo tự coi mình là công chính, nhưng khi Ta đãi tiệc thì Ta mời những kẻ ý thức về tội lỗi của họ và những người cần đến Thiên Chúa”. Dù bữa ăn được dọn tại nhà của Mátthêu hay nhà Chúa ở trọ thì đối với các Kinh sư và Pharisêu cũng là hành động trái tai gai mắt. Nói chung, trong xứ Palestine, dân chúng chia làm hai thành phần: Những người giữ luật cách nghiêm chỉnh, tỉ mỉ là những người theo phe chính thông. Bên cạnh họ là những người không giữ luật lệ chi tiết như vậy. Hạng thứ hai này được kể là dân bản xứ. Người ta cấm người Do Thái chính thống đi chung với họ, không được buôn bán và kinh doanh chung với họ, không cho họ gì và cũng không nhận gì của họ, không được khoản đãi họ như khách trong nhà. Đối với những người như thế, Chúa Giêsu đã làm điều mà người đương thời không bao giờ làm.
Luận cứ biện minh của Chúa Giêsu rất đơn giản: Chúa phán Ngài chỉ đến nơi nào cần Ngài, Ngài sẽ là bác sĩ tầm thường nếu chỉ thăm viếng những người khỏe mạnh. Chỗ của bác sĩ là nhà của những người đau, sự vinh hiển và công tác của Ngài là đến với những ai đang cần Ngài.
Diogène là một trong các giáo sư nổi tiếng của Hy Lạp thuở xưa, là người chuộng đức hạnh và có óc phê phán sắc bén. Ông không bao giờ chán so sánh sự suy đồi của Athène với sự bình dị của Sparta. Một hôm có người bảo: “Nếu ông đánh giá quá cao về Sparta và quá thấp về Athène, tại sao ông không bỏ Athène và
278 VVILIIAM BARCLAY
y,iu-u
đến ở Sparta đi”. Ông đáp: “Điều tôi muốn làm là tôi phải ở nơi nào người ta cần tôi”. Chính người có tội cần đến Chúa Giêsu nên Ngài đã ở giữa tội nhân.
Khi Chúa Giêsu phán: “Ta đến không phải để kêu gọi người công chính nhưng kêu gọi kẻ có tội” thì chúng ta cần hiểu điều Ngài muốn nói. Chúa không bảo có người quá tốt đến nỗi họ không cần đến Ngài, lại càng không phải có ý nói Ngài không quan tâm đến những người tốt. Hiểu như thế là quá gượng ép. Chúa Giêsu phán: “Ta không đến kêu gọi những người tự mãn, tin vào nhân đức riêng đến nỗi không cần đến ai. Ta đến để kêu gọi những người ý thức về tội lỗi của mình và thật cần đến một Đấng Cứu Thế!” Ngài muốn nói rằng: “Chỉ có những ai ý thức họ cần Ta, mới có thể tiếp nhận lời kêu gọi của Ta”.
Ngày nay quan điểm về tôn giáo của các kinh sư, Pharisêu vẫn chưa chết.
1. Họ rất quan tâm đến việc giữ gìn sự thánh thiện riêng hơn là giúp đỡ ngứời khác về vấn đề tội lỗi. Họ giống các bác sĩ từ chôì không chịu thăm viếng kẻ đau vì sợ bị nhiễm trùng lây bệnh. Họ ghê tởm lùi lại, tránh người tội, họ không muốn liên hệ gì với người như thế. Tôn giáo của họ chủ yếu là ích kỷ, chỉ lo cứu linh hồn họ hơn là cứu linh hồn kẻ khác, nhưng họ đã quên rằng đó là con đường chắc chắn nhất để mất chính linh hồn mình.
2. Họ quan tâm đến chỉ trích hơn là khuyến khích. Họ chỉ lo phơi bày những lỗi lầm của người khác chứ không giúp thắng những lỗi lầm đó. Thấy một chứng bệnh ghê tởm có thể khiến người khác buồn nôn, vị lương y chẳng những không sợ mà lại sấn lòng cứu giúp. Thái độ đầu tiên của chúng ta phải là không bao giờ ỉên án tội nhân, trái lại phải giúp họ.
3. Họ thực hành nhân đức mà kết quả lại là lên án thay vì tha thứ và thông cảm. Họ để mặc người ta ở trong chỗ bùn nhơ hơn là giúp người ta ra khỏi đó. Họ giống như các bác sĩ rất quan tâm đến sự chẩn đoán bệnh nhưng chẳng để tâm giúp chữa cho lành. Họ chỉ lo nhìn cách khinh chê chứ không có thiện cảm giúp đỡ.
4. Họ thực hành một tôn giáo bao gồm vẻ chính thống bên ngoài hơn là giúp đỡ cách thiết thực. Chúa Giêsu thích câu Kinh
y, ± I X
illN MU1NU IVlAlTHhU - TẠP 1 z/y
Thánh trong Hs 6,6 Thiên Chúa ưa thích lòng nhân chứ không ưa thích của lễ, và Ngài trích dẫn nhiều lần (x.Mt 12,7). Một người có thể siêng năng các việc đạo đức, nhưng nếu chẳng bao giờ chịu đưa tay ra cứu giúp tội nhân, người thiếu thốn, thì người ấy không phải là tín hữu đích thực.
Vui Mừng Hiện Tại Và Lo Buồn Tương Lai
Mátthêu 9,14-15
14 Bấy giờ, các môn đệ ông Gioan tiến lại hỏi Đức Giêsu rằng: “Tại sao chúng tôi và các người Pharisêu ăn chay, mà môn âệ ông lại không ăn chay?” 15 Đức Giêsu trả lời: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay.
Đối với người Do Thái, bô" thí, cầu nguyện và ăn chay là ba công việc lớn của đời sống tôn giáo. Chúng ta đã mô tả đầy đủ về ăn chay của người Do Thái khi học Mt 6,16-18. A.H.McNeile cho rằng việc này xảy ra khi mửa thu không rơi và có lệnh ăn chay tập thể.
Khi người ta hỏi tại sao Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài không ăn chay, Ngài đáp bằng một hình ảnh sinh động. Chữ “khách dự tiệc cưới” dịch sát tiếng Hy Lạp là “con cái của phòng hoa chúc”. Đám cưới Do Thái là một dịp yến tiệc đặc biệt tưng bừng. Đặc trưng độc đáo là đôi tân hôn không đi xa hưởng tuần trăng mật mà ở nhà trong thời gian đó. Trong suốt cả tuần sau lễ cưới, nhà mở cửa tiếp khách; chàng rể và cô dâu được gọi là vua và hoàng hậu; và bạn hữu thân cận nhất được gọi là “con cái của phòng hoa chúc” (bạn hữu chàng rể). Trong dịp đó, nhiều người bạn nghèo, thanh bần được dự yến tiệc vui mừng, với thức ăn đầy dẫy mà có thể cả đời họ chỉ có một lần. Chúa Giêsu ví sánh mình là chàng rể và các môn đệ Ngài là các bạn thân nhất của chàng rể. Như vậy làm sao đoàn người như thế lại có thể buồn thảm và nghiêm nghị được? Không có chuyện ăn chay mà chỉ có niềm vui trọn đời. Đoạn sách này có những ý nghĩa trọng đại.
280 WILIIAM BARCLAY
1. Đoạn Kinh Thánh này cho ta biết ở với Chúa Giêsu là một niềm vui, có Ngài là có sự phấn khởi sinh động trong cuộc sống. Không thể có một Kitô giáo buồn tẻ. Người bước đi với Chúa Giêsu là bước đi trong sự vui mừng tươi sáng.
2. Đoạn Kinh Thánh cũng cho ta biết không có niềm vui nào trường cửu. Đối với các môn đệ của Gioan giờ buồn thảm đã đến vì Gioan đã bị bỏ ngục, đôi với Chúa Giêsu giờ buồn thảm đó chắc chắn sẽ đến. Một trong những sự thực không thể tránh trong cuộc đời là niềm vui dù yêu quí nhất cũng có lúc chấm dứt.
Epictetus nói cách trắng trợn rằng “khi anh hôn con anh thì hãy tự nhủ rằng một ngày kia ta cũng phải chết”. Đó là lý do chúng ta phải biết Thiên Chúa và Chúa Giêsu. Chỉ mình Chúa Giêsu là Đấng hôm qua, hôm nay và đời đời không thay đổi, chỉ mình Thiên Chúa còn lại giữa mọi biến cải của cuộc đời. Những mốì tương quan thân thiết nhất của loài người một ngày kia sẽ chấm dứt, duy chỉ niềm vui của thiên đàng còn lại đời đời và nếu chúng ta đã có niềm vui đó trong lòng thì không ai cướp mất được.
3. Đây cũng là một thách thức. Có lẽ lúc đó môn đệ không nhận ra, nhưng đây là điều Chúa Giêsu nói với họ: “Các ngươi \ đã kinh nghiệm niềm vui trong những ngày theo Ta, nhưng các ' ngươi có dám đi qua những bối rối, khó nhọc và đau khổ của thập giá dành cho Kitô hữu không? Con đường Kitô hữu đem lại sự vui I mừng nhưng cũng là con đường đầy máu, mồ hôi và nước mắt. / Tuy vậy, niềm vui thì không thể nào mất được. Dù sao chúng ta cũng phải đương đầu với những gian nan. Vì thế, Chúa Giêsu hỏi: “Ngươi đã sẵn sàng cho cả hai chưa, cả niềm vui Kitô giáo lẫn thập gia?”
4. Câu nói này cũng thể hiện sự can đảm của Chúa Giêsu. Không bao giờ Ngài sống trong ảo tưởng. Ngài thấy thập giá đang chờ đợi Ngài ở cuối đường. Tại đây bức màn kéo lên, Ngài biết rằng đối với Ngài, con đường sự sông là con đường thập giá. Tuy nhiên Chúa Giêsu không hề trốn tránh con đường đã định. Đây chính là sự can đảm của người biết giá phải trả khi đi con đường của Thiên Chúa nhưng vẫn dân thân bước tới.
y, 1 \J- L /
i UN IViUINU MA I 1 HbU - TẠP 1 Zö I
Vấn Đề Ý Niệm Mới
Mátthêu 9,16-17
16 Chẳng ai lây vải mới mà vá áo cũ, vì miếng vá mới sẽ co lại, khiến áo rách lại càng rách thêm. 17 Người ta cũng không'đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, bầu sẽ bị nứt: rượu chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu mới: thế là giữ được cả hai”.
Chúa Giêsu hoàn toàn ý thức rằng Ngài đã đem đến cho con người những ý tưởng mới và một khái niệm mới về chân lý. Ngài cũng ý thức rằng làm cho con người hiểu được những ý niệm đó là một việc khó khăn. Vì thế, Chúa Giêsu đã dùng hai hình ảnh rất dễ hiểu đcíi với bất cứ người Do Thái nào.
1. Ngài phán: “Chẳng ai lấy vải mới vá áo cũ, vì miếng vá sẽ co lại, khiến chỗ rách lại càng rách thêm. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, bầu sẽ bị nứt: rượu chảy ra và bầu sẽ hư”.
Người Do Thái rất tha thiết với những sự việc ở nguyên trạng, Luật đối với họ là lời sau hết và chung quyết của Thiên Chúa. Thêm vào hoặc bớt đi một lời là một tội đáng chết. Mục tiêu của các kinh sư và Pharisêu là “dựng nên một hàng rào bao quanh Luật”. Đối với họ một ý tưởng mới không chỉ bị coi như một lỗi lầm mà là một tội lỗi. Tinh thần đó chưa hết hẳn, nhiều khi trong Hội Thánh, nếu có một ý tưởng mới hoặc một phương pháp mới, một đề nghị thay đổi nào liền có sự chống đối nổi lên “chúng ta chưa hề làm điều đó bao giờ”. Một lần kia tôi nghe hai nhà thần học nói chuyện với nhau, nhà thần học trẻ nói với một ông già chính thống, bảo thủ. Ông già nghe nhà thần học trẻ nói thì có vẻ khinh thị, cuối cùng kết tỊiúc bằng câu: “Cái cũ vẫn tốt hơn”. Trong suôi lịch sử Hội Thánh bao giờ cũng giữ theo nếp cũ. Chúa Giêsu phán là sẽ có một thời mà vá víu là một việc làm dại dột vì chị còn một cách duy nhất là phá bỏ hoàn toàn và bắt đầu lại. Có những hình thức hội thánh, có những hình thức thờ phượng, có những hình thức ngôn ngữ biểu lộ niềm tin mà chúng ta thường cô" gắng điều chỉnh, sửa chữa cho thích ứng. Chúng ta đang làm một việc vá víu lại.
ZÖZ W1LUAM tSAKCLAĨ
y, 1 \J- 1 /
Không ai muôn từ bỏ, dù với thái độ sẩn sàng, miễn cưỡng hay bất cần điều đã chịu nổi thử thách của thời gian, điều mà những thế hệ trước đã tin tưởng và nương cậy. Nhưng vấn đề còn lại là một vũ trụ tăng trưởng và mở rộng, sẽ có một thời những miếng vá trở thành vô ích, khi con người lẫn lộn hội thánh, hoặc đã chấp nhận phiêu lưu trong cái mới, hoặc rút lui vào những vũng nước tù hãm và thờ phượng không phải Thiên Chúa, mà thờ chính thời quá khứ của mình.
2. Chúa Giêsu phán: “Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ”. Thời xưa người ta đựng rượu trong bầu da thay vì trong chai. Khi đổ rượu mới vào bầu da, rượu vẫn còn lên men, hơi men bốc lên gây sức ép trên da, bầu da mới thì tính đàn hồi còn tốt nên chịu sức ép. Bầu da cũ thì cứng và mất tính đàn hồi, nếu đổ rượu vào nó không chịu nổi sức ép của hơi men có thể bị nứt và bể.
Nói theo ngôn ngữ hiện đại là tâm trí chúng ta phải mềm mại đủ để tiếp thu những ý mới. Lịch sử của tiến bộ là lịch sử của sự đắc thắng những thành kiến đối với một tâm trí bảo thủ. Mỗi ý mới đều phải chiến đấu để tồn tại chống với sự đối kháng theo bản năng của tâm trí con người. Xe hơi, xe lửa, máy bay lúc đầu bị nhìn bằng con mắt nghi ngờ. Simpson đã phải đấu tranh để giới thiệu chất chloroform, và Lister đã phải chiến đấu để giới thiệu về những chất sát trùng trong công tác của bác sĩ và của nhà giải phẫu. Copernicus bị bắt buộc phải rút lại lời tuyên bố trái đất quay chung quanh mặt trời. Ngay cả Jonas Hanway, người đem dù vào xứ Anh cũng chịu bao nhiêu công kích và lăng nhục khi ông che dù đi phố lần đầu tiên.
Tính không ưa thích cái mới xâm nhập vào mọi phạm vi của cuộc sống. Norman Marlow là nhà văn mà cũng là một chuyên viên xe lửa. Đứng trên thềm của đầu máy xe lửa, ông đã đi đây đó rất nhiều. Ông kể lại trong cuốn Footplate and Signal Cabin cuộc hành trình ít lâu sau có cuộc tập họp các loại xe lửa. Trong đó, ông kể chuyện các đầu máy được sử dụng ở một trong các chi nhánh xe lửa được đem thử nghiệm trên tuyến đường khác. Đầu máy này thuộc loại: “Jubilee 4-6-0”, người cầm lái là một người đã quen lái đầu máy loại “Castle”, ông không làm gì khác hơn là diễn thuyết hùng hồn về sự tệ hại của chiếc đầu máy mình đang lái so với đầu máy loại “Castle” và cằn nhằn suốt đường ông không thể
y,Io-J1
TIN MƯNG MATTHÊU - TẬP 1​283
lái với tốc độ quá 80 km/giờ. Ông từ chối sử dụng những kỹ thuật cần thiết cho máy mới dù đã được chỉ dẫn kỹ lưỡng, ông quen lái đầu máy loại “Castle” và đối với ông không có loại đầu máy nào khác. Trong khi tại Crewe, một tài xế mới thay thế, một người sẩn sàng chấp nhận kỹ thuật mới đã cho đầu máy “Jubilee” chạy 120 km/giờ. Chúng ta thấy ngay cả tài xế xe lửa cũng chống lại những ý niệm mới.
Trong Hội Thánh, sự tức tối đối với cái mới là một tình trạng kinh niên, và nỗ lực đặt những điều mới vào các khuôn cũ hầu như rất phổ biến. Chúng ta cố đưa những sinh hoạt của một cộng đoàn trẻ vào ngôi nhà thờ cổ kính xây lên không hề có ý định dành cho các hoạt động đó. Chúng ta đọc Lời Chúa cho những người ở thế kỷ 20 bằng tiếng Anh thời Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất và tìm cách trình bày nhu cầu của con người lên Thiên Chúa bằng những lỡi cầu nguyện có từ bốn trăm năm trước.
Chúng ta phải nhớ rằng khi một vật sống ngừng tăng trưởng thì sẽ bắt đầu chết. Có thể chúng ta sẽ phải xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi tâm trí khép kín mà ban cho chúng ta đầu óc rộng mở.
Chúng ta đang sông trong một thời đại có những biến cải nhanh chóng và to lớn phi thường. Tử tước Samuel sanh năm 1970, mở đầu cuốn tự truyện ông viết về thành phố Luân Đôn thời ông còn niên thiếu: “Chúng ta không có xe hơi, không có xe buýt, cũng không có taxi hoặc xe lửa, cũng chẳng có xe đạp trừ loại xe đạp bánh trước lớn và bánh sau nhỏ gọi là “pennyfarthings”, chúng ta cũng chưa có đèn điện, điện thoại, rạp xinê hoặc máy truyền thanh”. Đó là chuyện của thế kỷ trước, chúng ta đang sông trong một thế giới đổi thay, lời cảnh cáo của Chúa Giêsu khiến Hội Thánh không dám duy trì mãi cơ chế tổ chức thời quá khứ.
Đức Tin Không Toàn Vẹn Và Quyền Năng Vẹn Toàn
Mátthêu 9,18-31
18 Người còn đang nói với họ như thế, thì bỗng một vị thủ lãnh đến gần bái lạy Người và nói: “Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng
284 WILIIAM BARCLAY
xin Ngài đến đặt tay lên cháu, là nó sẽ sống". 19 Đức Giêsu đứng dậy đi theo ông ấy, và các môn đệ cũng đi với Người.
20 Bỗng một người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm tiến ăến phía sau Người và sờ vào tua áo của Người, 21 vì bà nghĩ bụng: “Tôi chỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là sẽ được cứu!” 22 Đức Giêsu quay lại thấy bà thì nói: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa.
23 Đức Giêsu đến nhà viên thủ lãnh; thấy phường kèn và đám đông xôn xao, Người nói: 24 “Lui ra! Con bé có chết đâu, nó ngủ đấy!” Nhưng họ chế nhạo Người. 25 Khi đám đông bị đuổi ra rồi, thì Người đi vào, cầm lấy tay con bé, nó liền trỗi dậy.26 Và tin ấy đồn ra khắp cả vùng.
27 Đang khi Đức Giêsu ra khỏi nơi đó, thì có hai người mù đi theo kêu lên rằng: “Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót chúng tôi! ” 28 Khi Đức Giêsu về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại gần. Người nói với họ: “Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?” Họ đáp: “Thưa Ngài, chúng tôi tin”. 29 Bấy giờ Người sờ vào mắt họ và nói: “Các anh tin thế nào thì được như vậy”. 30 Mắt họ liền mở ra. Người nghiêm giọng bảo họ: “Coi chừng, đừng cho ai biết! ” 31 Nhưng vừa ra khỏi đó, họ đã nói về Người trong khắp cả vùng.
Trước khi đi vào chi tiết đoạn sách này, chúng ta cần xét tổng quát. Đoạn sách này thuật lại ba phép lạ: chữa lành con gái Giaia (9,19.23-26), chữa lành người đàn bà bị bệnh băng huyêt(2tK22), và chữa lành 2 người mù (27-31). Cả ba câu chuyện đều có mệt điểm chung, chúng ta hãy xem từng chuyện một.
1. Chắc chắn người trưởng hội đường đến với Chúa Giêsu sau khi mọi nỗ lực đều đã thất bại. Như ta biết người trưởng hội đường là cột trụ của đạo Do Thái chính thống, ông là một trong những người ghét và khinh Chúa Giêsu, chắc sẽ vui khi thấy Ngài bị triệt hạ. Chắc chắn ông ta đã nhờ đủ loại thầy, dùng đủ loại thuốc và rồi trong tình trạng tuyệt vọng, cùng đường ông mới đến với Chúa Giêsu. Nghĩa là ông đã đến với Ngài do một động cơ bât xứng. Ông đã đến với Chúa Giêsu không do bởi tình yêu tuôn tràn trong lòng, nhưng đến sau khi đã thử mọi sự, mọi người khác và không cồn hy vọng nào nữa. Ông Faber đã có lần mượn Lời Chúa nói về con cái lầm lạc của Ngài: “Nếu sự nhân lành không dẫn người ta
9,18-31
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​285
đến thì sự lao khổ mệt nhọc cũng sẽ đưa họ đến với Ta”. Chính sự tuyệt vọng đã đưa ông đến với Chúa Giêsu.
2. Người đàn bà bị bệnh băng huyết lén đến sau Chúa Giêsu trong đám quần chúng và sờ gâu áo Ngài. Giả định chúng ta đọc đoạn sách này với tinh thần phê phán bén nhạy thì chúng ta sẽ nói gì về người đàn bà này? Bà ta là người mê tín. Sờ gấu áo Chúa Giêsu không khác gì tìm kiếm năng lực chữa bệnh trong các tích vật, khăn tay của các vị thánh. Người đàn bà này đến cùng Chúa Giêsu với một đức tin rất bất toàn và nếu nhìn bằng con mắt phê bình chúng ta sẽ thấy đó là mê tín chứ không phải đức tin.
3. Hai người mù đến với Chúa Giêsu kêu lên: “Lạy con vua Đavít, xin thương chúng tôi”. Con cháu vua Đavít không phải là danh hiệu Chúa Giêsu ưa thích, con vua Đavít là danh hiệu mà người gốc Do Thái ưa dùng. Nhiều người Do Thái trông chờ một đại lãnh tụ và một tướng lãnh từ dòng vua Đavít sẽ là vị tướng chiến thắng đưa họ đến thắng lợi chính trị và quân sự chông lại Rôma. Đó là chân lý đằng sau danh hiệu con vua Đavít này. Vậy hai người này đến với Chúa Giêsu trong một cái nhìn rất thiếu sót về Ngài. Họ thấy nơi Ngài không gì khác hơn là vị anh hùng chiến thắng thuộc dòng vua Đavít.
4. Đây là một điểm đáng ngạc nhiên: ông trưởng hội đường đến với Chúa Giêsu do động cơ sai lạc, người đàn bà đã đến cùng Chúa Giêsu với một đức tin bất toàn, hai người mù đến với Chúa Giêsu trong một quan điểm rất thiếu sót, tuy nhiên họ đều tìm được tình yêu và quyền năng của Chúa sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của họ. Ớ đây chúng ta thấy một quan điểm thật vĩ đại: đến với Chúa Giêsu cách nào không quan hệ, miễn là chúng ta đến. Dù chúng ta đến với Ngài thiếu sót bất toàn đến đâu, tình thương và cánh tay Ngài vẫn mở rộng tiếp đón chúng ta. Đây là một bài học lưỡng diện: chúng ta không chờ đến khi động cơ, đức tin và thần học của chúng ta hoàn toàn rồi mới đến xin Ngài cứu giúp. Chúng ta có thể đến với Ngài trong hiện trạng của mình. Chúng ta cũng không có quyền chỉ trích người khác vì động cơ, vì đức tin đáng ngờ của họ và vì thần học của họ mà chúng ta cho là sai lạc. Cách đến với Chúa Giêsu không quan trọng miễn là chúng ta có đến với Ngài, vì Ngài sẵn sàng tiếp đón chúng ta trong hiện trạng chúng ta và Ngài làm cho chúng ta trở nên xứng đáng.
286 WILIIAM BARCLAY
9,18.19.23-36
Được Chúa Đánh Thức
Mátthêu 9,18.19.23-26
Mátthêu thuật chuyện này vắn tắt hơn các tác giả Phúc Âm khác. Nếu muốn biết thêm chi tiết, chúng ta đọc trong sách Phúc Âm Máccô 5,21-43 và trong Luca 8,40-56 có ghi tên của người trưởng hội đường là Giaia (Mt 5,2; Lc 8,40). Trưởng hội đường là người quan trọng. Ông được lựa chọn trong các kỳ mục. Ông không phải là chức sắc dạy dỗ hoặc giảng dạy. Ông phụ trách trật tự bên ngoài việc thờ phượng cộng đoàn cùng những công việc chung, ông chỉ định người đọc Sách Thánh và giúp cầu nguyện và mời người giảng dạy. Bổn phận của ông là không để điều gì đáng tiếc, bất xứng xảy ra trong hội đường, và coi sóc tất cả khu vực hội đường. Các công việc hành chánh thiết thực của hội đường đều nằm trong tay ông.
Rõ ràng một người như thế chỉ đến với Chúa Giêsu lúc cùng đường. Ông phải là một trong những người chính thông nghiêm khắc, đã coi Chúa Giêsu là một tay tà đạo nguy hiểm và chỉ khi mọi nỗ lực khác đều thất bại, thì trong cơn tuyệt vọng, ông ta mới đến với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu có thể nói với người này: Khi mọi sự tốt đẹp thì anh muốn giết tôi, bây giờ mọi việc tráìììgang, anh lại xin tôi cứu giúp. Chúa Giêsu có thể từ chổi không rrìuốn giúp một người như thế, nhưng Ngài không hề nghiêm trách, đây có người đang cần đến Ngài thì ước ao duy nhất của Chúa là\ giúp đỡ, lòng kiêu hãnh bị thương tổn và tinh thần không tha thứ không hề có trong tâm trí Chúa Giêsu.
Vậy Chúa Giêsu đến nhà riêng viên trưởng hội đường. Tại đó Ngài thấy một cảnh rất hỗn độn vô trật tự. Người Do Thái cho việc than khóc kẻ chết rất thiết yếu, họ nói: “Người nào cẩu thả trong việc than khóc cái chết của một người khôn ngoan thì đáng bị thiêu sống”.
a. Xé áo: Có không dưới 39 điều khoản qui định luật xé áo. Xé áo phải ở trong thế đứng, áo phải xé tới tận chỗ quả tim để lộ làn da ra. Đối với cha hay mẹ chết, vết xé phải đúng ngay quả tim, đối với người khác thì xé mé bên phải, vết xé phải lớn đủ đê luồn được một nắm tay vào. Trong một tuần lễ, chỗ xé phải để
y, 18.19.23-36
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​287
mở, trong 30 ngày sau thì có thể may lỏng lẻo để người ta có thể nhìn thấy, sau đó mới được khâu lại. Như vậy rõ ràng là phụ nữ mà xé áo để ngực là không thích hợp. Vì thế người đàn bà phải xé áo trong phòng riêng và phải mặc ngược đằng trước ra đằng sau, sau đó trước dân chúng mới xé áo ngoài.
b. Than khóc người chết: Trong tang gia luôn luôn phải có tiếng rên siết, than khóc và thường do những người đàn bà khóc mướn. Tục lệ này hiện nay ở phương Đông vẫn còn. W.H.Thomson trong quyển Xứ Thánh và Kinh Thánh đã mô tả họ như sau: “Trong mỗi thành phô", mỗi cộng đồng đều có người đàn bà rất khéo trong chuyện này, họ luôn sẵn sàng khi được mời đến. Khi có người tới phúng điếu, họ liền trổi giọng than khóc đến nỗi khách viếng khó cầm được nước mắt. Họ biết lai lịch của mỗi người và tức thì ứng khẩu cất tiếng thở than ai oán, trong đó họ kể tên người bà con vừa mới qua đời của những người đến viếng làm động lòng mỗi người và như vậy mỗi người đều khóc cho chính người chết của mình; cuộc trình diễn đáng lẽ rất khó đó, ở đây lại xúc tiến một cách dễ dàng tự nhiên”. Tiếng than khóc không ngừng của những người khóc mướn làm ồn ào cả nhà Giaia hôm đó.
c. Thổi sáo: Nhạc do tiếng sáo rất thích hợp với sự chết. Sách Talmud qui định “Người chồng buộc phải chôn cất vợ tử tế, than khóc cùng để tang vợ theo như luật của mọi xứ. Cả đến những người nghèo nhất trong Israel cũng phải thuê hai người thổi sáo và một bà khóc mướn, còn người giàu có thì phải xử sự theo gia thế của mình”. Ngay tại thành Rôma, người thổi sáo cũng là đặc trưng của ngày tang chế. Có những kẻ thổi sáo tại đám tang của hoàng đế Claudius, và Seneca nói rằng họ thổi tiếng sáo vút lên cao đến nỗi dù cho chính Claudius chết rồi chắc cũng phải nghe thấu. Tiếng nỉ non ai oán của tiếng sáo kích động cảm tình đến nỗi luật Rôma phải hạn chế số người thổi sáo tại đám tang là 10 người thôi. Chúng ta có thể hình dung quang cảnh trong nhà ông trưởng hội đường. Áo bị xé toạc ra, đàn bà khóc mướn rú lên những tiếng não nuột kết hợp mọi nỗi sầu, tiếng sáo trổi lên những âm thanh ma quái. Trong nhà lúc đó là cả một quang cảnh hỗn độn vô trật tự của một đám tang phương Đông.
Trong bầu không khí hỗn loạn và kích động như vậy, Chúa Giêsu đến. Với giọng đầy uy quyền, Ngài đuổi tất cả ra ngoài.
288 WILIIAM BARCLAY
y,ZU-'Z'Z
Chúa Giêsu bình thản nói với họ là con gái nhỏ này không chết
nhưng đang ngủ, vì thế họ chế nhạo Ngài. Những kẻ khóc mướn
say mê việc buồn thảm đến độ bực tức, chứ đâu hy vọng gì.
Trong Hy văn, người chết thường được gọi là ngủ. Chữ
nghĩa địa trong tiếng Anh cemetery, xuất phát từ chữ Hy Lạp
koimeterion là nơi người ta ngủ. Tiếng Hy Lạp có hai chữ chỉ
về “ngủ”: Koimeterion thường được dùng cho cả giấc ngủ lẫn
sự chết, còn katheudein thường ít được dùng chỉ sự chết mà chỉ
có nghĩa là giấc ngủ tự nhiên. Từ dùng trong đoạn sách này là
katheudein. Có thể Chúa Giêsu dùng chữ ngủ theo nghĩa đó. Ớ
phương Đông việc chết ngất thường xảy ra, và người ta lo chôn rất
gấp ngay sau khi chết vì khí hậu nóng. Tristram viết: “Việc chôn
cất thường thực hiện trong ngày chết. Nếu chết sau mặt trời lặn
thì thường chôn ngay trong đêm đó Vì chôn gấp như thế nên có
trường hợp có người bị chôn lúc xác chưa chết hẳn.
Đây là một ví dụ không nhấn mạnh đến khía cạnh chữa bệnh
của Chúa cho bằng sự chẩn bệnh và Chúa Giêsu đã cứu em
gái nhỏ này khỏi sự chết kinh khiếp. Một điều chắc chắn là tại
Caphácnaum ngày hôm đó Chúa Giêsu đã cứu một bé gái khỏi
tay tử thần.
Quyền Năng Cho Một Người
Mátthêu 9,20-22
Theo quan điểm Do Thái, người đàn bà này đau chứng bệnh mà không một chứng bệnh nào ghê gớm và xâu hổ bằng, đó là bệnh băng huyết. Đây là bệnh thông thường tại xứ Palestine. Sách Talmud đưa ra ít nhất là 11 phép chữa bệnh ấy. Dùng thuốc bổ và thuốc làm co lại có thể hiệu nghiệm, còn những cách chữa trị khác chỉ là mê tín dị đoan như mang tro của trứng đà điểu trong túi vải vào mùa hạ và trong túi bông vào mùa đông, hoặc là đem theo mình một hột lúa mạch lượm trong đông phân của lừa cái trắng. Khi Máccô thuật lại chuyện này, ông nói rõ người đàn bà đã'thử chữa đủ cách, đã đi đến mọi thầy thuốc mà vẫn tiền mất tật mang và bệnh lại càng nặng hơn (Mc 5,26).
MM MUNU MATTHEU - TẠP 1​289
Cái kinh sợ của bệnh này là khiến người bệnh bị ô uế. Luật qui định rằng khi một người nữ ngoài kỳ kinh nguyệt lại có ra huyết vài ngày hoặc là bị ra huyết quá kỳ sẽ bị ô uế trong lúc ra huyết như trong lúc kinh nguyệt. Trong thời gian ra huyết, bất kỳ giường nào mà người đó nằm sẽ bị coi như giường của kỳ kinh nguyệt và mọi vật nào của người đó ngồi trên đều sẽ bị ô uế như trong kỳ kinh nguyệt. Ai đụng đến các vật đó sẽ bị ô uế, phải giặt quần áo, tắm rửa và bị ô uế đến chiều tối (Lv 15,25-27). Một phụ nữ có lưu huyết là ô uế, mọi vật và mọi người nàng đụng đến đều nhiễm ô uế đó, nàng tuyệt đối không được tham dự việc đạo đức chung và không được giao tiếp với một ai.
Bà này không nên ở giữa đám đông vây quanh Chúa Giêsu, vì nếu họ biết, bà sẽ làm cho mọi người đụng đến bà bị lây ô uế. Cho nên không có gì lạ khi bà này hết sức tìm mọi cách để được cứu ra khỏi cuộc đời bị cô lập và nhục nhã đó.
Bà ta đã lẻn đến phía sau Chúa Giêsu và sờ gấu áo Ngài, tiếng Hy Lạp là kraspedon. Trong Cựu Ước chữ này được dịch là đường tua viền, tiếng Do Thái là zizith. Đó là bốn tua màu xanh tím người Do Thái gắn ở những góc của áo ngoài. Họ mang tua đó theo lệnh truyền ở Dân số 15,37-41 và Đệ Nhị Luật 22,12. Mátthêu có nhắc lại trong 14,36 và 23,5. Những tua đó gồm 4 sợi chỉ luồn qua 4 góc áo và gộp lại thành tám, trong đó có một sợi chỉ dài nhất được quấn 7 vòng quanh những sợi khác rồi thắt một gút đôi, kế đó quấn 8 vòng nữa, rồi 11 vòng, cuối cùng 13 vòng. Chỉ và gút tượng trưng cho năm sách Luật (Ngũ Kinh).
Cái tua có hai ý nghĩa, dùng để xác minh họ là người Do Thái và là tuyển dân của Chúa bất luận họ ở đâu. Nó cũng có nghĩa nhắc nhở người Do Thái mỗi lần mặc hay cởi áo thì nhớ mình thuộc về Thiên Chúa, về sau, khi người Do Thái bị bắt bớ, các tua áo được mang ở lớp áo trong và ngày nay các tua đó được mang trên tấm khăn cầu nguyện mà những người Do Thái mộ đạo đều mang khi cầu nguyện. Đó là tua trên áo dài Chúa Giêsu mà người đàn bà này sờ đến.
Khi bà ta sờ đên tua áo thì thời gian như ngừng lại. Như thể chúng ta đang xem chiêu phim, thình lình mọi chuyển động dừng lại để cho ta xem một cảnh trí thôi. Điều đẹp đẽ lạ lùng và cảm
290 WILIIAM BARCLAY
kích là thình lình giữa đám đông, Chúa Giêsu dừng lại và lúc đó dường như đối với Ngài không còn ai trừ ra bà ấy và không gì khác trừ nhu cầu của bà. Bà không phải chỉ là phụ nữ đáng thương bị mất hút trong đám quần chúng, nhưng là người Chúa Giêsu đã ban cho chính Ngài. Đối với Chúa Giêsu không có ai bị lạc lõng trong quần chúng và Chúa Giêsu biết rõ như Thiên Chúa. W.B.Yeats đã viết trong giây phút cảm xúc được vẻ đẹp thiêng liêng: “Tinh yêu vô hạn của Thiên Chúa dành cho mỗi linh hồn, vì mỗi linh hồn đều độc đáo và chỉ có Chúa mới có thể thỏa mãn cái khao khát về Ngài”. Chúa đã hiến toàn thể chính Ngài cho riêng từng người một.
Thế gian không giống như thế, nhưng thế gian phân chia người quan trọng với người không quan trọng. Trong cuốn Một Đêm Đáng Ghi Nhớ, Walter Lord đã tường thuật tỉ mỉ truyện tích chiếc tàu Titanic bị đắm vào tháng 4 năm 1912. Khi chiếc tàu mới hạ thủy, người ta tưởng là không thể nào đắm được, nhưng nó đã đụng phải tảng băng giữa Đại Tây Dương làm cho rất nhiều người chết. Sau khi tai nạn được loan tin trên tờ nhật báo ở Nữu Ước, tờ báo dành nguyên một trang đầu nói về cái chết của John Jacob Astor, nhà triệu phú, và cuối bài báo gần như vô tình neu lên con số 1800 người khác bị thiệt mạng. Chỉ có một người thựcVự quan trọng, chì có một người thực sự có giá trị là nhà triệu pHú. Còn 1800 người kia chẳng quan trọng gì. Loài người có thể nhỊư vậy, nhưng Thiên Chúa không bao giờ như vậy. Trong ý nghĩa cao quí và tốt nhất, chúng ta thấy có sự dịu dàng và vĩ đại nơi Thiên Chúa. James Agate nói về G.K.Chesterton rằng: “Không giống một vài tư tưởng gia, ông hiểu biết đồng bào mình, sự khốn khổ của người cưỡi ngựa đua rất quen thuộc đối với ông cũng như những sự lo lắng của vị thẩm phán... Chesterton hơn tất cả mọi người tôi biết là ở sự thông cảm. Ông có thể để cả tâm trí chú ý đến một người đánh giày, ông có lòng nhân hậu, coi cả thế gian như người thân thích”. Đó là phản ảnh tình thương của Thiên Chúa: không người nào bị quên lãng trong đám đông.
Đây là điều phải ghi nhớ trong một thời đại cá nhân có chiều hướng bị lạc mất. Con người có chiều hướng trở nên những con sô trong hệ thông an sinh xã hội, có chiều hướng trở nên thuộc viên của một hội đoàn, trong đó hầu như mất quyền để là một cá nhân.
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​291
Yeats nói về Augustus John, họa sĩ chân dung danh tiếng: “Ông ta rất chú ý đến việc chống lại tất cả những gì làm cho mọi người giống nhau”. Đối với Chúa, người này chẳng bao giờ giống người kia, mỗi người đều là đứa con cá biệt của Ngài, mỗi người đều có cả tình thương và cả quyền năng của Ngài dành cho.
Đối với Chúa Giêsu, người nữ này không bị lạc mất trong đám đông. Trong lúc bà cần, bà trở thành đối tượng duy nhất được Ngài quan tâm. Đối với mỗi người chúng ta, Chúa Giêsu cũng y như vậy.
Thử Thách Và Phần Thưởng của Đức Tin
Mátthêu 9,27-31
27 Đang khi Đức Giêsu ra khỏi nơi đó, thì có hai người mù đi theo kêu lên rằng: “Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót chúng tôi! ” 28 Khi Đức Giêsu về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại gần. Người nói với họ: “Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?” Họ đáp: “Thưa Ngài, chúng tôi tin”. 29 Bấy giờ Người sờ vào mắt họ và nói: “Các anh tin thế nào thì được như vậy”. 30 Mắt họ liền mở ra. Người nghiêm giọng bảo họ: “Coi chừng, đừng cho ai biết! ” 31 Nhưng vừa ra khỏi đó, họ đã nói về Người trong khắp cả vùng.
Đui mù là bệnh thường gặp ở Palestine. Một phần do ánh nắng chói chang của mặt trời phương Đông và một phần do dân chúng không biết tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân và công cộng, nói rõ hơn là đã có từng đàn ruồi, đàn muỗi gieo mầm bệnh, đem đến hậu quả mù lòa.
Hai người mù này tuyên xưng Chúa Giêsu là con vua Đavít. Khi nghiên cứu việc kể danh hiệu đó trong bôn sách Phúc Âm, chúng ta thấy danh hiệu này hầu như bao giờ cũng được đám đông chỉ biết Chúa Giêsu cách lờ mờ mà thôi (Mt 15,22; 20,30- 31; Mc 10,47; 12,35-37). Chữ “con vua Đavít” mô tả Chúa Giêsu theo quan điểm phổ thông về Đẩng Cứu Thế (Mêsia). Trải qua nhiều thế hệ và nhiều thế kỷ, người Do Thái đã trông đợi Đấng cứu tinh theo lời hứa, đên từ dòng dõi Đavít, làm lãnh tụ để không những phục hồi quyền tự do cho họ mà còn làm cho họ
292 WILIIAM BARCLAY
được quyền thế vinh quang và vĩ đại nữa. Đó là cách những người mù này nghĩ về Chúa Giêsu, họ nghĩ Ngài là Đấng làm phép lạ để dẫn toàn dân đến tự do và chiến thắng. Họ đến với Chúa Giêsu trong một ý niệm rất phiến diện về Ngài, thế nhưng Chúa vẫn chữa lành cho họ. Đường lối Chúa Giêsu đối xử với những người này rất quang minh.
1. Rõ ràng Chúa không đáp ứng những tiếng kêu la của họ tức khắc. Ngài muôn biết chắc chắn là họ chân thành và tha thiết trong điều họ ao ước xin Ngài làm. Rất có thể họ cũng kêu xin như mọi người khác trong đám đông kêu la, và khi Chúa Giêsu qua khỏi rồi họ quên ngay. Trước hết Chúa muốn biết cách chắc chắn lời cầu xin của họ là chân thành và họ thật sự thấy cần.
Làm một người ăn xin có nhiều điều lợi: người đó được dịp bỏ trách nhiệm làm việc và trách nhiệm mưu sinh. Làm một phế nhân có những điều thuận lơi, cho nên nhiều người thật sự không muốn được chặt bỏ xiềng xích của họ. Yeats nói về Lionel Johnson, thi sĩ kiêm học giả. Johnson nghiện rượu, ông bảo đó là một sự thèm khát mà tất cả tế bào trong người ông phải kêu la. Nhưng\khi người ta đề nghị ông nên điều trị để thắng sự thèm khát này, ong thành thật đáp: “Tôi không muốn được chữa lành”. Có rất nhiều người trong thâm tâm không ghét sự yếu đuối của mình, có nhiều người nếu thành thật họ sẽ nói thẳng họ không muôn bỏ tội lỗi của mình. Trước hết Chúa Giêsu muốn chắc chắn hai người mù này thành thật và tha thiết xin Ngài ban ơn chữa lành.
2. Điều lý thú là Chúa Giêsu buộc họ phải gặp riêng Ngài. Vì Ngài không đáp lời ở ngoài đường phô" nên họ đã vào trong nhà gặp Ngài. Qui luật của đời sống thuộc linh là chẳng sớm thì muộn mỗi người phải đổì diện với Chúa Giêsu một mình. Quyết định tin Chúa Giêsu giữa làn sóng cảm xúc như thủy triều của một cuộc qui tụ đông đảo, hoặc trong một nhóm'nhỏ linh động thì rất dễ. Nhưng sau khi rời khỏi đám đông, người đó phải trở về một mình. Từ sinh hoạt cộng đoàn bước ra, người ta phải trở về với cái cô đơn cô" hữu của tâm hồn con người, điều quan trọng không phải làm giữa đám đông, mà là điều người ta làm khi ở một mình với Chúa Giêsu. Chúa buộc những người này phải đcíi diện một mình với Ngài.
9,32-34
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​293
Hai Cách Phản ứng
Mátthêu 9,32-34
32 Họ vừa đi ra thì người ta đem đến cho Đức Giêsu một người câm bị quỷ ám. 33 Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người câm nói được. Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: “Ớ ítraen, chưa hề thấy thế bao giờ!” 34Nhưng người Pharisêu lại bảo: “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ’’.
ít có đoạn sách nào trình bày rõ hơn đoạn sách này về sự kiện không thể có thái độ trung lập đối với Chúa Giêsu. Đây là hình ảnh về hai phản ứng đối với Chúa Giêsu, thái độ của đám đông dân chúng là kinh ngạc, còn các Pharisêu thì ghen ghét độc hại. Sự thật này bao giờ cũng đúng: điều mắt ta thấy tùy thuộc điều lòng ta cảm xúc. Tinh cảm trong lòng có thể tô chuốt cho mọi điều mình thấy.
Đám đông kinh ngạc nhìn Chúa Giêsu, họ là những người đơn sơ đến với một nhu cầu và họ thấy trong Chúa Giêsu nhu cầu của họ được thỏa mãn một cách lạ lùng. Chúa Giêsu bao giờ cũng mang một vẻ kỳ diệu đối với người cần đến Ngài, nhu cầu càng sâu xa thì Chúa Giêsu càng tỏ ra kỳ diệu.
Các Pharisêu nhìn Chúa Giêsu và bảo Ngài liên minh với quyền lực của điều ác. Họ không chông đối được quyền năng lạ lùng của Ngài, nhưng họ cho rằng sở dĩ Chúa Giêsu có quyền năng đó là do liên minh với chúa quỷ. Sở dĩ họ phán đoán như vậy là do tâm trí của họ.
1. Họ bị cột chặt vào cuộc sống cũ không thể thay đổi. Như chúng ta đã thấy, đối với họ, không được thêm hoặc bớt đi một chữ trong Lề Luật. Đối với họ, mọi việc trọng đại đều đã thuộc về quá khứ, thay đổi một truyền thông hay một qui ước là tội đáng chêt. Bất cứ điều gì mới đều sai. Khi Chúa Giêsu đến với những giải thích mới về tôn giáo thật thì họ ghét Ngài như họ đã ghét các ngôn sứ trước kia.
2. Họ quá hãnh diện trong sự tự mãn nên không thể tuân phục. Nếu Chúa Giêsu đúng thì họ sai. Chúa Giêsu không thể làm gì cho một người cho đên chừng nào người ấy tuân phục Ngài cả
294 WILIIAM BARCLAY
9,35
ý chí lẫn cuộc sống. Pharisêu tự mãn đến nỗi họ thây không cần
thay đổi, và họ ghét người nào muốn cảm hóa họ. Sự hoán cải là
vé vào cửa Nước Trời. Nó có nghĩa là thừa nhận con đường chúng
ta đi là sai, chỉ có sự sống trong Chúa Giêsu và chỉ do tuân phục
Ngài, tuân phục chân lý và quyền năng Ngài chúng ta mới được
thay đổi.
3. Họ quá thành kiến nên không thấy, mắt họ đui mù bởi
thành kiến và những ý riêng đến nỗi không thể thấy chân lý và
quyền năng của Thiên Chúa. Một người biết mình thiếu thốn bao
giờ cũng thấy sự kỳ diệu trong Chúa Giêsu. Người cố chấp không
chịu thay đổi, người kiêu ngạo trong sự công chính riêng đến nỗi
không tuân phục, người bị thành kiến làm đui mù đến nỗi không
thấy, thì bao giờ cũng phản đối, ghen ghét và tìm cách loại trừ
Chúa Giêsu.
Công Tác Ba Mặt
Mátthêu 9,35
35Đức Giêsu đì khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
Tại đây ta thấy hoạt động ba mặt trong đời sông Chúa Giêsu:
1. Chúa Giêsu là sứ giả. Sứ giả là người đem thông điệp của nhà vua. Chúa Giêsu đem thông điệp của Thiên Chúa. Bổn phận của sứ giả là tuyên bô" những điều chắc chắn. Rao giảng bao giờ cũng là tuyên bố những điều chắc chắn. Cả cộng đoàn cũng phải chắc chắn, vì không thể có Hội Thánh gồm toàn những người không tin chắc.
Chưa có thời kỳ nào mà những điều chắc chắn lại cần thiết cho bằng lúc này. Geoffrey Heawood là hiệu trưởng một trường công lớn ở Anh Quốc đã viết: ‘*cảnh bi đát và nan đề lớn nhât của thời đại này là chúng ta đang đứng trước ngã ba mà bảng chỉ đường đã rơi xuống đất”.
Beverley Nichols có viết một cuốn sách về những cuộc phỏng vấn các nhân vật nổi tiếng. Một trong các cuộc phỏng vấn này là
9,35
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​295
với Ông Hilaire Belloc, một trong những người Công giáo Rôma nổi tiếng. Sau cuộc phỏng vấn, ông Nichols viết: “Tôi lấy làm tiếc cho ông Belloc, tôi thấy ông đã treo ít nhất vài lá cờ của ông vào không đúng trụ của chúng, nhưng tôi còn tiếc cho chính mình tôi và chính thế hệ của tôi hơn khi biết chúng tôi chẳng có loại cờ nào để treo vào trụ nào cả”. Chúng ta sống trong một thời đại bất trắc, một thời đại mà người ta không biết chắc điều gì cả. Chúa Giêsu là sứ giả của Thiên Chúa đã đến để tuyên bố những điều chắc chắn để người ta nhờ đó mà sống và chúng ta cũng cần phải nói: “Tôi biết Đấng tôi đang tin”.
2. Chúa Giêsu là thầy dạy. Công bô"những điều chắc chắn của Kitô giáo chưa đủ, chúng ta cần phải vạch rõ ý nghĩa của những điều chắc chắn đó cho đời sống và để sông. Sự quan trọng cũng như khó khăn của vấn đề này nằm ở chỗ chúng ta dạy Kitô giáo không phải chỉ bằng lời nói suông mà là bằng cách sống đạo. Bổn phận của ta không phải là nói, thảo luận về giáo lý với người khác cho bằng chỉ cho họ thấy Kitô giáo là gì trong đời sống.
Một văn sĩ sống ở Ấn Độ viết như sau: “Tôi nhớ một tiểu đoàn lính Anh, giông như hầu hết các tiểu đoàn đã đến dự lễ ở nhà thờ, họ cũng hát những bài thánh ca, nghe giảng giải. Nhưng vào lúc có cơn động đất ở Quetta, công cuộc cứu hộ của họ đã đập mạnh vào lòng một tăng lữ Ân Độ đến nỗi người này xin theo Kitô giáo ngay, vì thấy chỉ Kitô giáo mới có thể khiến người ta cư xử như vậy”. Điều đã cho người tăng lữ biết về Kitô giáo chính là Kitô giáo thể hiện trong hành động.
Bổn phận chúng ta không phải là nói cho người ta biết về Chúa Giêsu nhưng là cho họ thấy Chúa. Một vị thánh đã được định nghĩa là người được Chúa Giêsu tái sinh trong mình, mỗi Kitô hữu phải là một thầy dạy phải dạy Kitô giáo cho người khác không chỉ bằng lời nói, nhưng bằng chính đời sống mình.
3. Chúa Giêsu là Đấng chữa bệnh. Phúc Âm Chúa Giêsu đem đên không dừng lại ở lời nói, nhưng còn được chuyển sang hành động. Nêu đọc suôi Phúc Âm ta sẽ thấy Chúa Giêsu đã để nhiều thì giờ chữa lành người đau, nuôi người đói, an ủi người buồn bực hơn là Ngài chỉ nói về Thiên Chúa. Ngài đã chuyển những lời chân lý thành những việc làm của tình thương. Thầy tư tế có thể
296 WILIIAM BARCLAY
9,36
bảo tôn giáo là dâng sinh tế, kinh sư nói tôn giáo là lề luật, nhưng Giêsu nói tôn giáo là thương yêu.
*
Lòng Trâc An
Mátthêu 9,36
36 Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt.
Khi Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng, Ngài chạnh lòng thương. Chữ “chạnh lòng thương” đây là splagchnistheis là chữ mạnh nhất của tiếng Hy Lạp chỉ lòng trắc ẩn thương xót. Nó đưàc hình thành bởi chữ splagchna, có nghĩa là bụng, ruột, nó mô ta lòng thương xót và sự trắc ẩn cảm động của một người sâu đến tận đáy lòng. Các sách Phúc Âm sử dụng chữ này cho Chúa Giêsu (Mt 9,36; 14,14; 15,32; 20,34; Mc 1,41; Lc 7,13). Khi nghiên cứu những đoạn này, chúng ta có thể thấy những điều khiến Chúa Giêsu xúc động.
1. Chúa cảm thương sự đau đớn của thế gian. Ngài động lòng trắc ẩn đốì với người bệnh (Mt 14,14), người mù (Mt 20,34), người ở trong móng vuốt của quỷ dữ (Mc 9,22). Trong cả sự khôn khổ của chúng ta, Ngài cũng chịu khôn khổ. Thấy một người đau khổ, Ngài không thể không ao ước làm giảm nỗi khổ đau cho họ.
2. Chúa cảm thương khi thấy sự sầu khổ của thế gian. Cảnh người đàn bà góa tại Naim theo sau quan tài đứa con trai ra phần mộ khiến Chúa xúc động (Lc 7,13). Ngài đầy lòng cảm thương, muốn lau khô giọt lệ khỏi mắt họ.
3. Chúa cảm thương sự đói khát của thế gian. Cảnh đám quần chúng mệt và đói kêu gọi đến quyền năng của Ngài (Mt 15,32). Không Kitô hữu nào có thể bằng lòng để mình có quá nhiều trong khi kẻ khác quá thiếu thôn.
4. Chúa cảm thương sự cô đơn của thế gian, cảnh người phong bị xua đuổi ra khỏi xã hội loài người, sống một cuộc đời chết dần chết mồn trong cảnh quạnh hiu đã kêu gọi lòng thương xót và quyền năng của Ngài (Mt 1,41).
y,37-38
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​297
5. Chúa cảm thương sự bối rối của thế gian. Điều gây thổn thức lòng Chúa Giêsu trong lúc này là dân chúng đang tha thiết trông mong Thiên Chúa, nhưng các kinh sư và Pharisêu, tư tế và Xađốc, những cột trụ của tôn giáo chính thống vào thời đó, chẳng có gì để giúp họ. Các thầy dạy chính thống không hướng dẫn, an ủi hoặc thêm sức gì cho họ được.
Những chữ mô tả trạng thái của đám thường dân rất linh động. Chữ chúng ta dịch là cùng khôn, bơ vơ là eskulmenoi. Nó mô tả một thi thể bị lột da và bị xẻo từng miếng, một người bị cướp bóc bởi những kẻ tham tàn, hoặc bị làm khổ bởi những người không có lòng thương xót hoặc bị đôi xử xấc xược vô cớ, một người mệt mỏi rã rời bởi cuộc hành trình dường như vô tận. Nản lòng dịch từ chữ errimenoi, có nghĩa là nằm phủ phục. Nó mô tả một người say mềm, nằm xoài hoặc người nằm liệt vì những vết thương chết người.
Các lãnh tụ Do Thái đáng lẽ phải cho người ta sức lực để sống, thì lại là những kẻ khiến họ bối rối lúng túng với những lý luận khôn khéo về luật, không cứu giúp, không an ủi gì được. Đáng lẽ phải giúp đỡ con người đứng thẳng lên, họ lại khiến khòm xuống dưới gánh nặng không dung tha của luật. Họ đã cống hiến một thứ tôn giáo chỉ làm cản trở thay vì giúp đỡ cho người dân. Chúng ta cần nhớ Kitô giáo tồn tại không phải làm nản lòng mà để khích lệ, không phải để chất thêm gánh nặng đè người xuống mà để nâng đỡ, chắp cánh cho con người bay lên.
Mùa Gặt Đang Chờ
Mátthêu 9,37-38
37 Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. 38 Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”.
Đây là một trong những điều đặc sắc nhất Chúa Giêsu từng nói. Chúa và các thủ lãnh tôn giáo chính thống thời đó nhìn đám quần chúng bằng những quan điểm hoàn toàn khác biệt. Pharisêu coi đám thường dân như trấu phải đem thiêu hủy và đốt cháy.
298 WILIIAM BARCLAY
9,37-38
Chúa Giêsu coi họ như mùa màng cần gặt hái và cần được cứu. Pharisêu kiêu ngạo trông đợi sự hủy diệt tội nhân, Chúa Giêsu, bởi tình thương, bằng lòng chết để tội nhân được cứu.
Đây cũng là một chân lý trọng đại và là một trong những lời thách thức tôi cao của Kitô giáo. Mùa màng sẽ không thể thu hoạch nếu không có thợ gặt. Một trong những chân lý căn bản hiển nhiên của đức tin và đời sông Kitô giáo là Chúa Giêsu cần con người. Khi còn ở thế gian, tiếng nói của Ngài chỉ đến được với một sô" ít người, Ngài không hề đi ra khỏi xứ Palestine, nhưng cả thế giới đang chờ đợi Ngài. Chúa Giêsu muốn con vẻ được dạy dỗ, nhưng trẻ con không bao giờ được giáo dục nấu không có thầy giáo. Chúa Giêsu muốn mọi người nghe Phúịc Âm, nhưng người ta sẽ chẳng được nghe cho đến khi nào có những người sấn sàng vượt qua biển rộng, núi cao để đem Phúc Âm đến cho họ.
Cầu nguyện chưa đủ, một người có thể nói: “Mỗi ngày tôi sẽ cầu nguyện xin Nước Chúa mau đến”. Ớ đây cũng như trong nhiều việc khác, cầu nguyện mà không có việc làm là chết. Martin có một người bạn tu sĩ đồng quan điểm với ông về đức tin. Họ đạt đến một thỏa thuận: Martin lao mình vào công cuộc truyền giáo, còn bạn ông cứ ở trong tu viện để nâng đỡ cánh tay Martin bằng cầu nguyện. Và họ đã khởi sự như vậy. Một đêm kia người bạn nằm chiêm bao, ông thấy một đồng lúa lớn bằng cả thế gian, chỉ có một người lẻ loi đang cố gắng gặt, một việc thật bất năng và đau lòng. Sau đó ông thoáng thấy mặt của người thợ gặt, chính là Martin. Tức khắc người bạn của Martin thấy chân lý lóe sáng. Ong nói: “Tôi phải bỏ phòng cầu nguyện và đi ra làm việc”. Thê là ông từ giã lối sống ẩn dật cầu nguyện mà đi vào cánh đồng thế gian làm việc gặt hái.
Mong muốn của Chúa Giêsu là mỗi người phải là giáo sĩ và thợ gặt. Có người không thể làm gì khác hơn là cầu nguyện, vì cuộc sống đã đặt họ trong bất lực và lời cầu nguyện của họ quả là sức mạnh cho người lao động. Nhưng đó không phải là con đường cho hầu hết mọi người trong chúng ta vì chúng ta có thân thể tráng kiện và tâm trí minh mẫn. Kể cả sự dâng cúng cũng chưa đủ, mỗi người trong chúng ta phải là thợ gặt vì sẽ có những người mà mỗi người chúng ta có thể và phải đem về cho Chúa..
Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu - William Barclay Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu