Nguyên tác: Die Therapie
Số lần đọc/download: 1521 / 15
Cập nhật: 2017-05-20 09:13:55 +0700
Chương 7 - Parkum, Bốn Ngày Trước Sự Thật
B
: Ông có còn hy vọng không?
Câu hỏi thứ hai của cuộc phỏng vấn đối với Viktor là câu hỏi khó nhất. Sau một đêm ngủ chập chờn và một bữa ăn sáng được chuẩn bị một cách lãnh đạm, ông ngồi trước cái máy tính xách tay từ lúc mười giờ sáng. Nhưng hôm nay ông có một lời biện hộ tốt cho việc tại sao màn hình của ông vẫn còn trống rỗng sau nửa giờ. Không còn nghi ngờ gì nữa, bệnh cúm đã bắt đầu trong người ông. Cảm giác choáng váng của ngày hôm qua đã gần như biến mất, thay vào đó, từ lúc thức giấc ông bị đau họng và sổ mũi. Mặc dù vậy, ông vẫn muốn bù lại cho thời gian đã mất của ngày hôm qua.
Hy vọng?
Thật ra ông rất muốn trả lời bằng một câu hỏi ngược lại:
Hy vọng vào điều gì? Rằng Josy vẫn còn sống hay tìm thấy được thi thể của con tôi?
Một làn gió mạnh làm cho các khung cửa sổ run lên. Viktor mơ hồ nhớ lại lời cảnh báo bão của dự báo thời tiết. Người ta cho là rìa bão “Anton” đã được báo động từ ngày hôm qua sẽ đến đảo vào chiều nay. Ngay từ bây giờ, cơn mưa trông giống như một bức tường màu xám đã bắt đầu dựng đứng đầy vẻ đe dọa trên mặt biển, và những cơn gió mạnh đã quất những giọt mưa đầu tiên vào bờ biển. Chỉ qua một đêm, nhiệt độ đã giảm xuống thấy rõ, và ngọn lửa trong lò sưởi không còn chỉ cháy vì lý do ánh sáng nữa, mà là vì hơi ấm của nó thật sự cần thiết để giúp cho hệ thống sưởi đốt dầu. Ngư dân và người lái phà rõ ràng là cũng không coi thường những dự báo của lực lượng hảo vệ bờ biển. Viktor nhìn qua cửa sổ, và từ bàn viết của mình, ông không nhận ra được một chiếc thuyền nào trên những làn sóng ngày một cao hơn.
Ông lại quay về phía màn hình.
Hy vọng.
Viktor nắm chặt đôi bàn tay trên bàn phím thành nắm đấm rồi lại duỗi những ngón tay ra mà không hề chạm đến những mẫu tự. Khi ông đọc câu hỏi này lần đầu tiên, nó đã phá vỡ một con đập vô hình trong đầu ông, và ý nghĩ đầu tiên chậm chạp thành hình là ý nghĩ về những ngày cuối cùng của cha ông. Gustav Larenz mắc bệnh ung thư hệ bạch huyết vào lúc hảy mươi bốn tuổi và chỉ nhờ vào tiêm morphine liên tục mới chịu đựng được những cơn đau kéo dài. Thế nhưng vào thời kỳ cuối của cơn bệnh, ngay đến những viên thuốc mạnh cũng không còn có thể át đi được hết cái đau đớn. “Cứ như ở dưới một cái chuông đầy sương mù...”, người cha mô tả lại cho người con những cơn đau đầu như búa bổ mà tiềm năng gây hấn của nó chỉ hai giờ một lần mới được làm giảm xuống đến mức vừa có thể chịu đựng nổi khi uống vào viên thuốc.
Như ở dưới một cái chuồng đầy sương mù. Tôi đã chôn hy vọng của tôi chính ở dưới đó. Cứ như thể những triệu chứng của cha tôi cũng đã ập đến với tôi. Như một căn bệnh truyền nhiễm. Chỉ có điều là bệnh ung thư không tấn công vào hệ bạch huyết mà là vào đầu óc của tôi. Và những di căn đó đã tăng nhanh lên nhờ vào tinh thần của tôi.
Viktor hít thở thật sâu và rồi cuối cùng cũng bắt đầu viết.
Vâng, ông đã có hy vọng. Rằng một ngày nào đó bà giúp việc báo cho biết đang có khách chờ ở tiền sảnh và từ chối không vào trong phòng khách. Ông hy vọng rằng người đàn ông ấy, cầm chiếc mũ công tác bằng cả hai tay, sẽ câm lặng nhìn vào mắt ông. Và rằng cuối cùng thì ông cũng chắc chắn. Rất lâu trước khi những lời nói cuối cùng của những lời nói phát ra từ đôi môi của người nhân viên nhà nước: “Tôi rất lấy làm tiếc”. Đó là hy vọng của ông.
Nhưng Isabell tối nào cũng cầu nguyện cho điều ngược lại. Ông chắc chắn điều đó. Ông không biết vợ ông lấy ở đâu ra từng ấy nghị lực. Nhưng vợ ông giấu thật sâu ở trong lòng của cô ấy một viễn cảnh. Rằng một ngày nào đó cô trở về từ một lần cưỡi ngựa như thường lệ và sẽ nhìn thấy chiếc xe đạp của Josy ngã trên con đường dẫn vào nhà. Và trước khi cô ấy có thể dựng nó lên để đẩy vào nhà kho thì Josy sẽ vừa cười vừa chạy đến từ hồ. Thở hổn hển, tay trong tay với cha. Khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc. “Trưa nay ăn gì hở mẹ?”, Josy sẽ gọi to từ Xá, và tất cả lại như lúc trước. Isàbell sẽ không ngạc nhiên. Cô ấy cũng sẽ không hỏi Josy đã ở đâu trong những năm vừa qua. Cô sẽ vuốt mái tóc vàng mang sắc đỏ đã dài ra của con và đơn giản chấp nhận là như thế. Rằng đứa con lại trở về. Rằng gia đình cuối cùng lại sum họp. Như cô đã chấp nhận sự chia cắt. Nhiều năm liền. Đó là hy vọng thầm kín của cô.
Thế đấy, câu hỏi của cô đã được trả lời chưa?
Viktor nhận thức hoàn toàn vô cảm rằng ông lại nói chuyện một mình. Lần này thì Ida von Strachwitz là người nghe trong trí tưởng tượng của ông. Cô ấy là người biên tập chịu trách nhiệm về việc này ở tờ Bunte, người mà ngày mốt ông sẽ gửi đến những câu trả lời đầu tiên bằng thư điện tử.
Chiếc máy tính xách tay của Viktor phát ra tiếng động làm cho ông nhớ đến một cái máy pha cà phê cũ đang nhỏ những giọt nước cuối cùng vào tấm giấy lọc lúc nấu cà phê. ông quyết định lại xóa những dòng cuối cùng đi. Rồi ông chưng hửng nhận ra rằng chẳng có gì để xóa cả. Tất cả những gì mà ông đã viết trong nửa giờ vừa qua chỉ là một câu duy nhất. Và ngay chính câu này cũng dường như không có liên quan gì nhiều đến câu hỏi:
“Nằm giữa đoán và biết
là sống và chết”
Viktor không còn kịp thêm vào cho cái câu duy nhất này vì điện thoại bất chợt reo lên. Lần đầu tiên kể từ khi ông đến Parkum. Ông giật mình vì tiếng động ầm ỉ bất ngờ, xé nát sự yên tịnh của căn nhà nhỏ với một tiếng vang the thé. Ông để cho nó reo bốn lần trước khi nhấc cái ống nghe nặng nề của chiếc điện thoại quay số. Cũng như gân toàn bộ đồ đạc khác trong nhà, cái vật đồ sộ màu đen này là một món đồ mà ông thừa hưởng từ cha của ông. Nó nằm trên cái bàn điện thoại nhỏ cạnh giá sách.
“Tôi có làm phiền ông không?”
Viktor rên thầm. Ông gần như đã đoán được là điều này sẽ xảy ra. Bất thình lình ông lại có cái cảm giác choáng váng của ngày hôm qua cộng với những dấu hiệu quen thuộc của cơn cảm lạnh.
“Cô Spiegel, chúng ta đã giao hẹn với nhau rồi kia mà?”
“Vâng”, câu trả lời thật nhỏ nhẹ.
“Cô đã muốn khởi hành vào sáng ngày hôm nay rồi? Khi nào thì có chuyến phà?”
“Vì thế nên tôi mới gọi cho ông. Tôi không thể”.
“Cô nghe đây này!” Viktor bực mình nhìn lên trần nhà và khám phá ra một vài mạng nhện trong góc phòng.
“Chúng ta đã bàn thảo tất cả mọi thứ rất kỹ lưỡng. Hiện giờ cô đang có một chu kỳ yên tịnh và có thể lái xe về Berlin trong tình trạng này mà hoàn toàn không có vấn đề gì. Khi về đến, cô đi gặp giáo sư van Druisen ngay lập tức, người mà tôi...”
“Tôi không thể”, Anna ngắt lời ông nhưng không to tiếng. Và trước khi cô ấy nói hết câu, Viktor đã biết cô ấy muốn nói điều gì.
“Phà ấy mà. Nó không hoạt động nữa vì thời tiết xấu. Tôi không rời đảo được”.