Nếu bạn không đủ sức để chịu thua, bạn cũng sẽ không đủ sức để chiến thắng.

Walter Reuther

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4328 / 235
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
ang Sông Mà Chết
Mátthêu 8,1-4
1 Khi Đức Giêsu ở trên núi xuống, đám đông lũ lượt đi theo Người. 2 Bỗng có một người phong hủi tiến lại, bái lạy Người và nói: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. 3 Người giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi”. Lập tức, anh được sạch bệnh phong hủi. 4 Rồi Đức Giêsu bảo anh: “Coi chừng, đừng nói với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế và dâng của lễ, như ông Môsê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết”.
Trong thế giới xưa, phong cùi là bệnh ghê tỏm nhất. E.W.G Masterman viết: “Không có thứ bệnh nào lại hủy hoại con người lâu dài và ghê gớm như vậy”. Nó có thể bắt đầu bằng những mụn nhỏ và cứ tiếp tục lở loét. Những chỗ ung lở thì có mùi tanh hôi. Trên mặt thì lông mày rụng hết, mắt lồi ra, thanh quản bị lở, giọng
246 WILIIAM BARCLAY
»,1-4
nói trở nên khàn đặc, hơi thở khò khè. Tay chân cũng luôn luôn bị lở loét. Trung bình bệnh này phát triển trong chín năm, cuối cùng là điên loạn, hôn mê và chết. Bệnh phong cùi cũng có thể bắt đầu bằng tình trạng mất cảm giác ở một vài phần thân thể, dây thần kinh bị nhiễm trùng, các bắp thịt bị tiêu mòn, gân cốt co lại làm cho hai bàn tay trông giống như móng thú vật. Tiếp theo là tay chân lở loét, ngón tay, ngón chân mất dần cho đến khi cả bàn tay và bàn chân mất luôn. Bệnh này có thể kéo dài từ hai mươi đến ba mươi năm. Đó là cái chết dần chết mòn kinh khủng làm cho con người chết từng phần một.
Tinh trạng thể xác của người phong thật gớm ghê, nhưng còn có điều tệ hại hơn. Josephus cho biết những người phong cùi bị coi “như những người đã chết”. Bệnh được chẩn đoán, tức khắc người phong hoàn toàn bị khai trừ khỏi xã hội con người. “Bao lâu người có vết (bệnh) thì nó bị ô uế, phải ở một mình riêng ra bên ngoài trại” (Lv 13,46), “Người bị phong phải xé quần áo, đầu trần, che râu và la lên: Ô uế, ô uế” (Lv 13,45). Đối với người phong thời Trung cổ, vị tư tế sẽ mặc áo lễ, cầm thánh giá đưa họ vào nhà thờ và cử hành tang lễ. Người đó bị xem là đã chết, mọi mục tiêu nhân loại nơi người ấy đều tiêu tán.
ở xứ Palestine thời Chúa Giêsu, người phong bị cấm ở trong thành Giêrusalem và bất cứ thành phô" nào có tường bao bọc. Mỗi hội đường đều để riêng cho họ một phòng biệt lập cao ba thước, rộng hai thước gọi là Mechitsah. Luật cũng liệt kê 61 trường hợp tiếp xúc với người phong bị coi là ô uế, và sự lây ô uế này được kể vào hàng thứ nhì, sau sự ô uế do đụng vào xác chết. Nếu người phong chỉ thò đầu vào nhà nào, nhà đó bị coi là ô uế đến tận cây kèo trên mái. Ngav ở chỗ lộ thiên cũng không ai được phép chào hỏi một người phong, cũng không được đến gần hơn hai thước. Nếu người phong đứng ở đầu gió, ai ở cuối gió thì phải cách xa 45 thước. Ngay một quả trứng, các rabi cũng không ăn nếu bán ở đường phô" có người phong đi qua. Có rabi lại khoe là đã liệng đá để đuổi người phong ra xa, có rabi đã chạy trôn hoặc nấp kín khi thấy người phong ở đàng xa. Chưa có bệnh tật nào lại phân rẽ một người với đồng bào mình cho bằng bệnh phong cùi. Nhưng đó lại là người Chúa Giêsu đá đụng chạm đến. Đối với người Do Thái có lẽ không có câu nào lạ lùng hơn câu ghi trong Tân Ước: Chúa Giêsu giơ tay đụng vào anh ta” (8,3)-
8,1-4
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​247
Tình Thương vượt Trên Lề Luật
Mátthêu 8,1-4
Trong câu chuyện này chúng ta chú ý hai điều: người phong lại gần và Chúa Giêsu đáp ứng. Trong hành động của người phong có ba yếu tố:
1. Người phong đến với lòng tin tưởng. Người này biết chắc nếu Chúa Giêsu muốn, Ngài có thể chữa lành. Đây chính là đức tin, vì không một người phong nào dám đến gần một rabi hay một Kinh sư vì biết sẽ bị liệng đá đuổi đi. Nhưng người này đã đến với Chúa Giêsu. Người phong hoàn toàn tin tưởng Chúa Giêsu sấn sàng đón tiếp một kẻ bị mọi người xua đuổi, bởi đó đừng có ai nghĩ rằng mình quá dơ bẩn, không đến gần Chúa được. Người phong này hoàn toàn tin cậy nơi quyền năng của Chúa Giêsu dù phong cùi là bệnh nan y vào thời đó. Người này tin Chúa có thể làm điều mà không ai khác có thể làm. Đến với Chúa thì không ai được nghĩ linh hồn và thân xác mình không thể được chữa lành.
2. Người phong đến với lòng khiêm hạ. Người này không đòi được chữa lành, chỉ thưa: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. Có vẻ dường như người này đã nói: “Tôi biết mình chẳng ra gì, mọi người đều xa tránh và không muôn có bất cứ quan hệ nào với tôi cả, tôi không có quyền kêu cầu Ngài, nhưng có lẽ do lòng hạ cô", Ngài sẽ bày tỏ quyền năng cho một kẻ khốn nạn như tôi”. Chính lòng khiêm nhường nhận biết không điều gì khác hơn là nhu cầu của mình đã khiến người này tìm đến Chúa Giêsu.
3. Người phong đến với lòng sùng kính. Động từ Hy Lạp ở đây là proskunein, từ chỉ dùng cho việc thờ phượng các thần. Nó diễn tả xúc cảm và hành động của con người trước thần linh. Người phong này không thể thổ lộ với ai suy nghĩ của mình về Chúa Giêsu, nhưng anh ta biết đứng trước Chúa là anh đang gặp Chúa. Không cần phải trình bày điều này bằng ngôn ngữ thần học hay triết học mà chỉ cần đứng trước Chúa Giêsu đủ khiến chúng ta thây mình đối diện với tình yêu và quyền phép của Thiên Chúa cao cả.
248 WILIIAM BARCLAY
8,1-4
Vì thế khi người phong tiến đến, Chúa Giêsu đã có phản ứng. Trước tiên và sâu xa hơn hết là Ngài tỏ lòng thương xót. Luật qui định không ai được đụng đến người phong, cũng không được để họ đến gần hai thước vì sẽ bị lây ô uế, thế mà Chúa Giêsu lại đưa tay ra chạm đến họ. Kiến thức y học đương thời cho là khi làm vậy Chúa Giêsu đã liều lĩnh coi thường sự lây bệnh.
Đối với Chúa Giêsu, trong cuộc sống chỉ có một bó buộc duy nhất, đó là cứu giúp người khác và chỉ có một luật duy nhất là luật yêu thương. Bổn phận thương xót và yêu thương phải đặt trước mọi qui định, luật lệ, nó khiến Ngài coi thường mọi hiểm nguy thân xác. Đối với một lương y chân chính người mắc một chứng bệnh ghê sợ không làm ông ta ghê tởm mà chỉ biết đây là một bệnh nhân đang cần đến khả năng chuyên môn của mình. Bác sĩ không coi đứa trẻ bị bệnh truyền nhiễm là đáng sợ mà chỉ thấy đây là đứa trẻ cần được cứu chữa. Chúa Giêsu cũng vậy, Thiên Chúa cũng vậy và chúng ta cũng phải như vậy. Kitô hữu chân chính sẩn sàng phá vỡ mọi qui ước, sẩn sàng liều mình giúp đỡ những người cùng túng.
Tính Thận Trọng Thật Mátthêu 8,1-4
Còn hai điều trong biến cố này chứng tỏ rằng trong khi Chúa Giêsu thách thức lề luật và liều mình để cứu giúp, Ngài không cẩu thả vô ý thức, và cũng không quên phải rất thận trọng.
1. Ngài dặn người phong giữ kín, không được đồn ra điều Chúa làm. Đây là lệnh truyền Chúa Giêsu thường nói (Mt 9,30; 12,16; 17,9; Mc 1,34; 5,43; 7,36; 8,26). Tại sao Chúa Giêsu phải truyền lệnh này?
Palestine là một xứ bị đô hộ, nhưng dân Do Thái là một dân tộc kiêu ngạo, không bao giờ quên mình là tuyển dân của Chúa. Họ mơ ước có một ngày Đấng Giải Phóng sẽ đến, nhưng giâc mơ của họ là một giấc mơ về một cuộc chinh phục quân sự và quyền lực chính trị. Vì lý do đó, Palestine là một xứ rất dễ bùng nổ chiến tranh, một xứ có nhiều cuộc nổi loạn. Hết lãnh tụ này đến lãnh tụ
8,1-4
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​249
khác nổi lên được một thời gian ngang dọc, nhưng rồi lại bị sức mạnh Rôma dẹp tan. Bây giờ nếu người phong này đi đồn khắp nơi điều Chúa Giêsu đã làm cho mình, chắc người ta sẽ đổ xô đến tôn con người đầy quyền năng như Chúa Giêsu làm lãnh tụ chính trị và quân sự. Nếu Chúa Giêsu không ngăn chặn kịp thời thì một cuộc nổi dậy đẫm máu sẽ xảy ra.
Chúa cần phải uốn nắn tâm trí con người, cần thay đổi ý tưởng họ. Ngài phải cho họ thấy quyền năng Ngài là tình yêu chứ không phải vũ lực. Hầu như Ngài đã hoạt động thật kín đáo cho đến khi họ hiểu đúng về Ngài là người yêu thương chứ không phải là kẻ hủy diệt sự sông con người. Chúa Giêsu truyền những người được Ngài cứu giúp phải thật yên lặng, sợ có những người lợi dụng Ngài để thực hiện điều mơ ước của họ, thay vì chờ đợi ý muốn của Thiên Chúa. Họ cần phải im lặng cho đến khi đã học được những điều đúng phải nói về Ngài.
2. Chúa Giêsu sai người phong đến với tư tế để dâng của lễ đúng phép và để xin giấy xác nhận là mình đã được sạch. Người Do Thái rất ghê sợ sự lây truyền của bệnh phong nên đã qui định nhiều nghi thức cho sự việc họ nghĩ không bao giờ xảy ra, tức là được khỏi bệnh. Nghi thức được mô tả trong Lêvi 14. Người phong được tư tế khám, sau đó phải bắt hai con chim, giết một con ở trên chỗ có nước chảy, rồi phải lấy cây hương nam, màu đỏ sậm, nhành kinh giới cùng con chim còn sống đem nhúng trong máu con chim bị giết rồi thả con chim sông ra. Người được sạch phong ấy phải tắm, giặt quần áo và cạo râu, cạo lông mày, phải dâng của lễ bằng hai con chiên đực không tì vết, một con cái chưa giáp năm, ba phần mười êpha bột lọc có chế dầu làm của lễ chay. Người phong khỏi bệnh được bôi máu của tế lễ với dầu trên trái tai bên hữu, trên ngón cái của bàn tay và bàn chân. Cuôì cùng người ấy được khám lại lần chót và nếu thật sự đã lành, người ấy được phép đi với giấy chứng minh mình đã lành bệnh.
Chúa Giêsu truyền họ phải đi qua phương thức đó, không được bỏ qua các qui định đương thời. Phép lạ không xảy ra khi chúng ta bỏ qua những cách chữa trị theo y khoa có sẩn, người ta phải nỗ lực hết sức trước khi có sự can thiệp của quyền năng Chúa. Phép lạ không đên do sự chờ đợi biếng nhác, phó mặc cho Chúa làm
250 WILIIAM BARCLAY
8,5-13
hết. Phép lạ xảy ra khi có sự cộng tác đầy đức tin của con người với ân sủng không giới hạn của Chúa.
Viên Đại Đội Trưởng Đối Với Đầy Tớ
Mátthêu 8,5-13
5 Khi Đức Giêsu vào thành Caphácnaum, có một viên đại đội trưởng đến gặp Người và nài xin:6 “Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm”. 7Người nói: “Chính tôi sẽ đến chữa nó”. Viên đại đội trưởng đáp: 8 “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh. 9 Vì tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: “Đi!”, là nó đi, bảo người kia: “Đến!”, là nó đến, và bảo người nô lệ của tôi: “Làm cái này!’’, là nó làm”. 10 Nghe vậy, Đức Giêsu ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người rằng: “Tôi bảo thật các ông: tôi không thấy một người ítraen nào có lòng tin như thế. " Tôi nói cho các ông hay: Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Ảpraham, Ixaác và Giacóp trong Nước Trời. 12 Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng”. 13 Rồi Đức Giêsu nói với viên đại đội trưởng rằng: “Ông cứ về đi! Ông tin thế nào thì được như vậy!” Và ngay giờ đó, người đầy tớ được khỏi bệnh.
Dù xuất hiện có một lúc trên sân khấu Tân Ước, viên đại đội trưởng này là một trong những nhân vật nổi bật trong các sách Phúc Âm. Các đại đội trưởng là xương sông của quân đội Rôma. Quân đoàn gồm 6.000 người, được phân chia thành 60 đại đội, mỗi đại đội 100 người do đại đội trưởng chỉ huy. Các đại đội trưởng là những binh sĩ chính qui, phục vụ lâu năm trong quân đội Rôma, họ chịu trách nhiệm về kỷ luật của quân đội và họ là chất “xi-măng” để liên kết quân đội với nhau. Thời bình cũng như thời chiến, đạo đức và tinh thần quân đội Rôma tùy thuộc nơi họ. Polybius mô tả người đại đội trưởng: “Họ không phải là những người liều lĩnh đi tìm nguy hiểm, nhưng là những sĩ quan biết chỉ huy, cương quyết trong hành động và đáng tin cậy; họ không được háo thắng, nhưng nếu cần, sẵn sàng giữ từng tấc đất và chết ngay tại đồn bót. Người đại đội trưởng là những chiến sĩ tinh nhuệ trong quân đội Rôma.
öp-iJ
TIN MỮNG MÁTTHÊU - TẬP 1​251
Cần lưu ý là những đại đội trưởng được nêu tên trong Tân Ước đều là những người đáng tôn trọng. Có đại đội trưởng thừa nhận Chúa Giêsu trên thập giá là Con Thiên Chúa, có đại đội trưởng Cornêliô là người ngoại đầu tiên trở lại Kitô giáo, có đại đội trưởng đã bất ngờ được biết Phaolô là công dân Rôma nên đã cứu ông khỏi đám đông cuồng nộ, có đại đội trưởng hay tin người Do Thái lập mưu giết Phaolô trên đường đi từ Giêrusalem đến Xêdarê và đã tìm cách phá hỏng âm mưu của họ, có đại đội trưởng được lệnh Phêlít phải lo cho Phaolô, có đại đội trưởng đã ở với Phaolô trong cuộc hành trình sau cùng sang Rôma, đã đốì xử tử tế với Phaolô và chấp nhận để ông chỉ huy trong cơn bão đánh đắm con tàu (Cv 10,22.26; 23,17; 23,23; 24,23; 27,43).
Nhưng về đại đội trưởng tại Caphácnaum có một điều rất đặc biệt: đó là thái độ của ông đối với người đầy tớ. Người đầy tớ này có lẽ là một tên nô lệ. Ông ta buồn vì nó đau và quyết định làm mọi sự trong quyền hạn của mình để cứu nó. Đây là thái độ trái ngược với thái độ thông thường giữa chủ và nô lệ. Trong đế quốc Rôma, nô lệ không đáng kể gì. Nô lệ có đau ốm hoặc chết hay sống cũng chẳng quan trọng. Nói về tình bằng hữu trong đời sống, Aristote có viết: “Không có tình thân hữu hoặc công lý đối với sự vật bất động, ngay cả đối với con ngựa, con bò cũng không có, cũng như đối với nô lệ. Vì chủ nhân và nô lệ không có gì chung, nô lệ là một dụng cụ sống, y như dụng cụ là một nô lệ bất động”. Nô lệ không hơn gì một đồ vật, nô lệ không có quyền pháp định nào cả, chủ nhân được tự do tùy ý đối xử với nô lệ. Gaius, một chuyên gia luật Rôma xác định: “Chúng ta phải biết rằng quan niệm phổ biến được mọi người chấp nhận là chủ nhân có quyền sát sinh nô lệ”. Varro, văn sỹ Rôma, chuyên viết về nông nghiệp có một đoạn sách, trong đó ông chia dụng cụ nông nghiệp làm ba hạng: hạng phát âm rõ, hạng phát âm không rõ và hạng câm. Hạng phát âm rõ là nô lệ, hạng phát âm không rõ là súc vật, hạng câm là xe cộ. Sự khác biệt duy nhất giữa nô lệ và súc vật hay xe cộ là nô lệ có thể nói được! ”
Cato, một văn sỹ Rôma khác, nói về nông nghiệp có một đoạn sách càng làm nổi bật thái độ lạ lùng của đại đội trưởng này. Ông khuyên một chủ trại: “Hãy xem xét đoàn vật và rao bán, hãy bán dầu nêu được giá, bán chỗ rượu và ngũ cốc dư. Cũng hãy bán đôi bò già, súc vật tì vết, các con chiên tì vết, len, dạ, xe cũ,
252 WILIIAM BARCLAY
0,0-1 J
đồ dùng cũ, nô lệ đau và những thứ khác dư thừa”. Cato còn một lời khuyên trắng trợn là vứt người nô lệ đau ra khỏi nhà. Peter Chrysologus tóm tắt vấn đề như sau: “Tất cả những gì người chủ đối xử với tôi mọi, dù quá đáng trong cơn giận dữ, có chủ ý hay không chủ ý, dù vô tình hay thận trọng, hiểu biết hay không hiểu biết, đều là sự xét đoán, là công lý và là luật”.
Rõ ràng vị đại đội trưởng này là người lạ lùng, ông thương mến nô lệ. Có thể sự hòa nhã bất thường, bất ngờ và tình thương đã làm Chúa Giêsu cảm động khi thây vị này đến với Ngài. Tình thương bao giờ cũng che đậy vô số tội lỗi, người nào biết quan tâm chăm sóc người khác thì luôn luôn gần Chúa Giêsu.
Đức Tin Là Giấy Thông Hành
Mátthêu 8,5-13
Chẳng những viên đại đội trưởng có thái độ khác lạ đối với đầy tớ mà còn là người có đức tin thật phi thường. Ông muôn Chúa Giêsu dùng quyền năng đến cứu giúp và chữa lành tên đầy tớ, nhưng có một vấn đề: ông là người ngoại, còn Chúa Giêsu là người Do Thái. Theo luật Do Thái, một người Do Thái không thể vào nhà một người ngoại, vì chỗ ở của người ngoại bị xem là ô uế. Sách Mishnah qui định: “Những chỗ ở của dân ngoại đều ô uế”. Vì vấn đề đó mà Chúa Giêsu đặt câu hỏi: “Chính Tôi sẽ đến chữa nó?” Thật ra luật về ô uế chẳng có nghĩa gì đối với Chúa Giêsu, cũng chẳng phải vì đó mà Chúa từ chối không vào nhà người ngoại, nhưng chỉ vì Chúa Giêsu muôn thử đức tin viên đại đội trưởng. Và chính đó là lúc đức tin ông ta lên đến cao điểm. Là quân nhân, ông biết rõ thế nào là ra lệnh phải thi hành ngay, không thắc mắc. Vì vậy, ông thưa với Chúa Giêsu: “Tôi không xứng đáng được Ngài đến nhà, xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ của tôi được khỏi bệnh”. Đó là tiếng nói của đức tin và Chúa Giêsu kể đức tin là giấy thông hành duy nhất để vào hưởng phúc lành của Thiên Chúa.
Tại đây Chúa Giêsu dùng bức tranh danh tiếng và linh động của người Do Thái. Họ tin rằng khi Đấng Mêsia đến, sẽ có đại tiệc dành cho tất cả người Do Thái.
o,j-iJ
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​253
Người Do Thái hết lòng trông đợi đại tiệc của Chúa và không bao giờ họ nghĩ người ngoại được phép vào dự. Vào lúc đó, các dân ngoại sẽ bị tiêu diệt. “Dân tộc và nước nào không phục vụ Chúa sẽ hư mất, quả tĩiật những nước đó sẽ hoàn toàn bị hoang vu” (Is 60,12). Chúa Giêsu nói rằng sẽ có nhiều người đến từ phương Đông, phương Tây được ngồi vào bàn tiệc. Thế mà nhiều con cái không được dự. Con cái của kẻ kế thừa cơ nghiệp, nhưng người Do Thái lại mất quyền thừa kế. Bao giờ họ cũng suy nghĩ: “Cơ nghiệp của tội nhân là chốn tôi tăm” (Tv 15,11). Đối với người Do Thái, điều lạ lùng ngạc nhiên là tất cả người ngoại mà họ tưởng sẽ phải ở ngoài, thì lại là khách dự tiệc của Đấng Mêsia, còn người Do Thái yên trí mình được tiếp đón thì lại bị ném ra ngoài, vào chôn tôi tăm. Các bàn tiệc sẽ bị xoay, mọi điều trông đợi sẽ đảo ngược.
Người Do Thái cần biết rằng giấy thông hành để vào trong Nước Chúa không phải là đặc quyền công dân của nước nào mà là đức tin. Người Do Thái tin rằng mình là tuyển dân và vì mình là người Do Thái nên được Thiên Chúa quí trọng. Họ thuộc về tuyển dân của Thiên Chúa và điều đó đủ để đương nhiên được cứu rỗi. Nhưng Chúa Giêsu dạy rằng quí tộc duy nhất trong Nước Chúa là quí tộc đức tin. Chúa Giêsu không phải là của riêng một nòi giông nào, Ngài là sở hữu của mọi người thuộc mọi dòng giông có đức tin.
Quyền Năng vượt Trên Không Gian
Mátthêu 8,5-13
Chúa Giêsu chỉ phán một lời mà đầy tớ của vị đại đội trưởng được lành. Phép lạ này có thể làm hầu hết mọi người kinh ngạc. Nếu Chúa Giêsu trực tiếp với người bệnh thì không có gì khó nghĩ, nhưng vì Ngài chữa bệnh từ khoảng cách rất xa, dùng lời nói chữa cho một người Ngài chưa hề thấy, chưa hề đụng đến, thì đó là một điều hoàn toàn không thể tin được. Nhưng điều lạ lùng là khoa học cũng đã công nhận có những sức mạnh mầu nhiệm không thể chối cãi được.
254 WILIIAM BARCLAY
ữ,j-u
Nhiều lần người ta bắt gặp một quyền lực chuyển động không bởi những tiếp xúc thông thường, đường lối thường và ống dẫn thường. Một trong các ví dụ cổ điển về việc này đến từ đời sống của Emmanuel Swedenborg. Năm 1759 Swedenborg đang ở Gotenborg, ông mô tả cho nhà cầm quyền của thành phô" ông biết một đám cháy xảy ra tại Stockholm, cách chỗ ông 500 km. Ông cho họ biết lúc đám cháy bắt đầu, nơi cháy, tên người chủ nhà và khi ngọn lửa đã bị dập tắt. Cuộc phối kiểm sau đó chứng tỏ ông đã nói đúng từng chi tiết. Ông biết được như vậy không bởi một lốĩ biết bình thường nào của con người cả.
W.B. Yeats, thi sĩ nổi tiếng, người Ái Nhĩ Lan, có kinh nghiệm sau đây. Ông cho một số đồ vật mang biểu tượng, rồi ông thí nghiệm, (không theo cách thí nghiệm khoa học, nhưng theo lối sống thường ngày). Ông chuyển những biểu tượng này đến người khác bằng cách mà ông gọi là: “thuần sức mạnh tư tưởng”. Ông có một người chú ở Sligo, người chú này không mê tín cũng chẳng sùng đạo. Mỗi hè ông thường đến thăm người chú. Ông viết: “Có những đụn cát cao và những ghềnh đá thấp, tôi lội dọc mé nước trong khi chú tôi bước đi trên các cồn cát, ghềnh đá. Tôi không nói gì, chỉ tưởng tượng những biểu tượng ấy trong trí. Chú tôi để ý đến những gì đi qua con mắt tâm trí ông. Trong một thời gian ngắn, ông hoàn toàn thấy được tất cả những hình ảnh tôi tưởng tượng”. Yeats cũng nói về biến cô" xảy ra tại một bữa tiệc ở Luân Đôn mà tất cả thực khách đều là bạn thân: Tôi viết trên một mảnh giấy: “Trong 5 phút York Powell sẽ nói về một ngôi nhà cháy”; tôi nhét mảnh giấy ấy dưới đĩa người ngồi cạnh tôi, rồi tôi tưởng tượng biểu tượng lửa của tôi, và yên lặng chờ đợi. Powell chuyển câu chuyện từ đề tài này sang đề tài khác và trong vòng 5 phút Powell mô tả đám cháy mà ông thấy lúc còn trẻ.
Người ta trưng dẫn nhiều sự việc tương tự. Trong thế hệ chúng ta, bác sĩ J.B. Rhine đã khởi sự những thí nghiệm khoa học, ông gọi là trí giác lực siêu giác quan, một hiện tượng đã được thảo luận nhiều, thường gọi tắt là E.s.p. (Extra Sensory Perception). Bác sĩ Rhine đã thực hiện tại trường đại học Duke ở Mỹ quốc, hàng ngàn thí nghiệm chứng minh rằng ngoài giác quan thông thường, người ta có thể biết bằng các phương tiện khác. Dùng 25 con bài được đánh dấu, cho một người xướng danh những con bài mà không
TIN MƯNG MẢTTHÊU - TẬP 1​255
được nhìn thấy nó. Một sinh viên dự các cuộc thí nghiệm này tên Hubert Pearce. Trong số 5.000 lần thử đầu tiên - mỗi lần thử là phải chạy qua 25 lá bài, trung bình Pearce nói trúng được 10 trong số 25, trong lúc luật may rủi chỉ hy vọng trúng được 4. Trong một trường hợp, dưới sự tập trung ý chí đặc biệt, Pearce đã nói trúng cả 25 lá bài. Theo xác xuất của toán học thì tỷ lệ may rủi đúng cả 25 lá bài là một trong số 298.023.223.876.953.125 lần.
Nhà thí nghiệm Brugman làm một thí nghiệm khác: ông chọn hai người, để một người ở phòng trên lầu, một người ở phòng ngay bên dưới. Giữa hai phòng có một khung kiếng hai lớp, không ai có thể nghe được tiếng nói của người kia. Người ở phòng dưới bị bịt mắt ngồi trưổc một cái bàn có 48 ô vuông, giữa anh ta và cái bàn còn có một tấm màn dày. Anh ta cầm một cây que thọc xuyên qua tấm màn chỉ lên bàn có ô vuông. Người ở phòng trên lầu dùng ý chí điều khiển người dưới lầu dùng que chỉ vào những ô anh trên lầu muốn. Theo luật xác xuất may rủi thì người dưới chỉ có thể chỉ đúng 4 trong 180 lần. Nhưng thực tế anh đúng được đến 60 lần trên 180. Vậy, khó có thể phủ nhận kết luận rằng trí óc của người trên lầu tác động đến trí óc của người ở dưới.
Chắc chắn tâm trí có thể ảnh hưởng trên một tâm trí khác ở xa bằng một phương thức mà chúng ta mới bắt đầu thấy được dù khó lòng hiểu thấu được. Nếu tâm trí con người có thể truyền đi xa như vậy thì huống chi là tâm trí của Chúa Giêsu? Điều lạ lùng về phép lạ này là sự hiểu biết hiện đại, thay vì gây khó khăn, lại làm cho dễ tin hơn.
Phép Lạ Trong Một Tư Gia
Mátthêu 8,14-15
14 Đức Giêsu đến nhà ông Phêrô, thấy bà mẹ vợ ông đang nằm liệt và lên cơn sốt. 15 Người đụng vào tay bà, cơn sốt dứt ngay và bà chỗi dậy phục vụ Người.
Khi so sánh cách tường thuật các biến động của Máccô và Mátthêu, chúng ta thây biên cố này xảy đến tại thành Caphácnaum, vào ngày Sabát, sau khi Chúa Giêsu từ hội đường ra về. Khi Chúa
256 W1LIIAM BARCLAY
o, X ~r X
Giêsu ở Caphácnaum, trụ sở của Ngài đặt tại nhà Phêrô, vì Chúa không hề có nhà riêng, ớ đây, bà nhạc gia của Phêrô đang bị sốt. Có ba loại sốt thường thấy tại Palestine. Có loại sốt gọi là Malta, đặc điểm là suy nhược, mất máu, kéo dài nhiều tháng và thường kết thúc bằng tình trạng kiệt sức rồi chết. Có một loại sốt cách nhật giống như sốt rét định kỳ. Nhưng nặng nhất là loại sô"t rét vàng da. ở những cửa sông Giođan đổ vào biển hồ Galilê có nhiều nơi sình lầy làm môi trường lý tưởng cho giống muỗi sốt rét sinh sôi nảy nở. cả Caphácnaum và Tibêriát cũng là khu vực sốt rét hoành hành. Thường chứng sốt rét rừng có kèm theo chứng hoàng đản và nóng lạnh, làm bệnh nhân rất khốn khổ, chắc đây là bệnh sốt rét bà nhạc gia Phêrô đang mắc phải. Phép lạ này cho chúng ta biết nhiều về Chúa Giêsu hơn là về người đàn bà Ngài chữa lành.
1. Chúa Giêsu từ hội đường trở về, Ngài đã chữa lành người bị quỷ ám (Mc 1,21-28). Và theo Mátthêu, Ngài đã chữa lành đầy tớ của viên đại đội trưởng trên đường về nên chắc chắn Ngài mỏi mệt. Cũng vì muôn nghỉ ngơi nên Chúa đã vào nhà Phêrô; tuy vậy vừa vào đến nhà, đã lại có yêu cầu xin Ngài cứu giúp. Ớ đây không có chuyện quảng cáo, không có đám đông vây quanh kinh ngạc. Đây chỉ là một mái nhà nhỏ đơn sơ và một bà cụ nằm trong nhà đang cơn sốt rét. Trong trường hợp này Chúa cũng bày tỏ quyền năng của Ngài. Chúa Giêsu không bao giờ vì quá mệt mỏi mà không cứu giúp. Đối với Ngài, nhu cầu của nhân loại không bao giờ là sự quấy rầy phiền nhiễu. Chúa Giêsu không phải là người tốt nhất khi ở giữa công chúng mà lại tệ nhất tại nhà riêng. Không có một trường hợp nào quá thấp kém mà Ngài không cứu giúp. Không cần phải có một đám đông cử tọa thán phục Ngài mới làm việc thiện. Trong quần chúng đông đảo cũng như trong một mái tranh nghèo, tình thương và quyền năng Ngài vẫn sẵn sàng ban cho kẻ cần đến Ngài.
2. Phép lạ này cũng cho chúng ta biết về người đàn bà được chữa lành. Vừa khi được Ngài chữa lành, bà bắt tay phục vụ, lo cho nhu cầu của Ngài và của những người khác. Rõ ràng bà hiểu là mình “được cứu để phục vụ”. Được chữa lành, bà dùng chính sức khỏe mới này để phục vụ Chúa và tha nhân. Ta đã sử dụng ơn Chúa như thế nào? Có một lần, Oscar Wide viết điều ông gọi là
o,iu-i /
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​257
“chuyện ngắn hay nhất thế giới”, và đã được W.B.Yeats trích dẫn trong tự truyện của mình và gọi là “vẻ đẹp kinh khiếp”. Yeats đã trưng dẫn nguyên văn chuyện đó trước khi nó bị bộ máy văn hpc tô điểm thêm và làm hỏng đi:
“Đức Kitô đi từ một miền thôn dã tầm thường đến một thành phố sặc sỡ muôn màu và khi đi qua đường phố đầu tiên, Ngài nghe có tiếng nói phía trên đầu, nhìn lên thấy một thanh lúên say rượu đang nằm trên thành cửa sổ. Chúa hỏi: “Tại sao n^ươi phí linh hồn mình trong say sứa?” Anh ta đáp: “Thưa Chúa, tôi là một người phong đã được Ngài chữa lành, bây giờ tôi còn biết làm điều gì khác?”. Đi xa chút nữa, Ngài thấy một thanh niên lẽo đẽo đi theo một gái làng chơi, Ngài hỏi: “Tại sao ngươi phế bỏ cuộc đời mình trong trác táng?”. Người thanh niên đáp: “Tôi là người mù đã được Chúa chữa lành, bây giờ tôi còn biết làm điều gì khác?”. Cuối cùng, ở giữa thành phô", Ngài thấy một người già nằm co dúm dưới đất khóc lóc, và khi được hỏi vì sao, cng già đáp: “Lạy Chúa, tôi đã chết và Ngài đã kêu tôi sông lại, bây giờ tôi còn biết làm gì hơn là khóc?””
Đó là ví dụ kinh khiếp nói lên cách con người đã tàn nhẫn, vô tâm khi sử dụng những ân huệ Chúa ban. Nhưng bà nhạc gia Phêrô đã sử dụng sức khỏe được phục hồi để phục vụ Chứa Giẽsu và phục vụ người khác. Đó là cách chúng ta nên sử dụrg mọi ân huệ Chúa ban.
Phép Lạ Giữa Đám Đông
Mátthêu 8,16-17
16 Chiều đến, người ta đem nhiều kẻ bị quỷ ám tới gặp Đức Giêsu. Người nói một lời là trừ được các thần dữ và Người chữa lành mọi kẻ ốm đau,17 để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia: Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lây các bệnh hoạn của ta.
Như chúng ta đã thây, Máccô thuật lại biến cô" này và nói rõ nó đã xảy ra trong ngày Sabát (Mc 1,21-34). Điều đó cắt nghĩa tại sao chuyện này xảy ra muộn vào lúc chiều tối. Luật Sabát
258 WILIIAM BARCLAY
o, IU- 1 /
cấm làm việc và chữa bệnh trong ngày Sabát. Được phép làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn, nhưng không được phép làm cho bệnh thuyên giảm. Thông thường, ngày Sabát chỉ được phép chữa trị kẻ bệnh có cơ nguy đến tính mạng. Hơn nữa, cũng không được phép vác hay mang nặng trong ngày Sabát, chỉ được mang một vật nặng tương đương hai trái vả khô. Bởi vậy không được phép khiêng một người đau từ nơi này qua nơi khác bằng cáng hoặc bồng trên tay, hoặc vác trên vai, vì làm như vậy là mang một vật nặng. Ngày Sabát chính thức chấm dứt khi thấy hai ngôi sao xuất hiện trên bầu trời. Đó là lý do tại sao đám dân thành Caphácnaum chờ chiều tối mới đến cùng Chúa Giêsu để được chữa lành.
Nhưng chúng ta cần nghĩ đến điều Chúa Giêsu làm trong ngày Sabát đó. Ngài ở trong hội đường và chữa lành người bị quỷ ám. Ngài đã chữa lành cho đầy tớ của viên đại đội trưởng từ xa. Ngài chữa lành bà nhạc gia Phêrô. Chắc chắn Ngài đã giảng dạy suốt ngày và chắc chắn Ngài đã đôi diện với những kẻ cay cú chông đối Ngài. Bây giờ là buổi tối, Thiên Chúa ban cho loài người ban ngày để làm việc, ban đêm để nghỉ ngơi. Buổi tối là thì giờ yên nghỉ, mọi công việc được gác qua một bên. Nhưng với Chúa Giêsu thì Ngài không như vậy. Vào lúc đáng lẽ Ngài được nghỉ ngơi thì Ngài bị dân chúng bao quanh nài nỉ xin cứu giúp và với lòng bao dung sẩn sàng, Ngài thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu của họ. Chừng nào còn một linh hồn đang cần Ngài thì Ngài chưa yên nghỉ.
Quang cảnh đó gợi lại trong tâm trí Mátthêu lời ngôn sứ Isaia 53,4 nói rằng tôi tớ của Đức Chúa gánh vác mọi đau yếu và mang lấy tội lỗi chúng ta. Người theo Chúa Giêsu cũng sẽ không thể yên nghỉ trong khi còn có người đang cần được cứu giúp. Nhưng có một điều lạ là người ấy thấy phấn khởi trong khi mệt mỏi và chính trong lúc yếu đuối người ấy lại được thêm sức để phục vụ tha nhân. Đôi khi người ấy thấy như càng cần sức mạnh bao nhiêu thì lại càng có thêm bấy nhiêu để có thể tiếp tục phục vụ, ngay cả những lúc người ấy cảm thấy mình không còn đủ sức để bước thêm một bước nào nữa.
o,iỗ-zz
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​259
Lời Kêu Gọi Phải Trả Giá
Mátthêu 8,18-22
18 Thấy xung quanh có đám đông, Đức Giêsu ra lệnh sang bờ bên kia. 19Một kinh sư tiến đến thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xỉn đi theo ”. 20 Đức Giêsu trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu".
21 Một môn đệ khác thưa với Người: “Thưa Ngài, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã”. 22Đức Giêsu bảo: “Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ”.
Thoạt nhìn thì đoạn này xem ra đặt không đúng chỗ. Đây là một chương nói về các phép lạ và mới xem thì những câu này dường như không thích hợp cho một đoạn sách ghi lại một loạt các biến cố đầy phép lạ. Tại sao Mátthêu lại chép vào đây?
Có người cho rằng cho xen vào đoạn này vì ông đang nghĩ về Chúa Giêsu là Tôi Tớ Đau Khổ. Ông viện dẫn Isaia 53,4 “Chính Ngài đã nhận lấy những đau yếu của chúng ta và mang lấy tội lỗi của chúng ta” (Mt 8,17) và tất nhiên, người ta bảo bức tranh ấy đã khiến ông nghĩ đến hình ảnh một người không có chỗ gối đầu. Như Plummer đã nói: “Đời sống của Chúa Giêsu khởi sự từ một chuồng bò đi mượn và chấm dứt trong một mộ phần cũng đi mượn”. Vì thế, người ta cho rằng Mátthêu cho xen vào đoạn này để chứng tỏ Chúa Giêsu là Tôi Tớ Đau Khổ của Thiên Chúa.
Có thể Mt cho xen vào đoạn này trong phần ghi những phép lạ vì ông thấy trong đó có phép lạ. Có một kinh sư muốn đến theo Chúa Giêsu. Người này xưng tặng Chúa Giêsu bằng danh hiệu cao quí nhất “Thưa Thầy”. Tiếng Hy Lạp: didaskalos là dịch từ tiếng Do Thái: rabi. Đối với ông, Chúa Giêsu là vị giáo sư lớn nhất mà ông chưa từng nghe, chưa từng thấy. Một kinh sư xưng tặng Ngài danh hiệu đó và bằng lòng đi theo Chúa Giêsu, quả đúng là phép lạ. Chúa Giêsu tượng trưng cho sự tiêu diệt và cáo chung chủ nghĩa luật lệ hẹp hòi mà tôn giáo của kinh sư đã xây dựng trên đó. Và quả thật đó là phép lạ, khi một kinh sư lại đạt đến chỗ thấy trong Chúa Giêsu có điều gì khả ái làm ông ưa thích. Đó là phép lạ xảy ra do tác động của nhân cách trên người khác, có thể phát
260 WILIIAM BARCLAY
Ồ,1ồ-zz
sinh ra những hiệu quả rất lạ lùng. Thường thường, một người dấn thân vào sự nghiệp văn học chỉ vì đã tiếp xúc với một giáo sư danh tiếng. Nhiều người được thôi thúc đi con đường phục vụ vì trong đời đã gặp được một cá nhân vĩ đại nào đó. Đây là chuyện về sự tác động của nhân cách Chúa Giêsu trên đời sống một kinh sư Do Thái. Ngày nay sự thật đó vẫn còn. Điều cần hơn hết không phải là nói nhiều cho người ta về Chúa Giêsu nhưng để họ đối diện với Ngài và để nhân cách Ngài thực hiện phần còn lại.
Hơn nữa, khi kinh sư vừa trải qua phản ứng này thì Chúa Giêsu lại phán: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”. Có thể Ngài có ý bảo: “Trước khi theo Ta, hãy suy xét điều ngươi làm, và trước khi theo Ta, hãy tính toán lợi hại”. Chúa Giêsu không muốn người ta theo Ngài vì cảm xúc nhất thời, như ngọn lửa rơm bùng lên rồi tàn tắt. Ngài không muốn người ta bị những lượn sóng cảm xúc xô đẩy, tuôn tràn mau chóng và cũng khô cạn mau chóng. Ngài muốn những người theo Ngài biết rõ mình đang làm gì. Ngài dạy về vác thập giá (Mt 10,38), đặt Ngài lên trên mọi mối quan hệ thân yêu nhất trong đời (Lc 14,26). Ngài dạy phân phát tài sản cho kẻ nghèo (Mt 19,21). Bao giờ Ngài cũng nói với người ta: “Phải, Ta biết ngươi đang đến với Ta, nhưng ngươi đã yêu Ta đủ chưa?”.
Trong mỗi phạm vi đời sống, con người đối diện với những sự thật. Nếu một thanh niên bày tỏ mong muốn học rộng, chúng ta buộc phải nói: “Tốt, nhưng anh có sẵn sàng gạt bỏ mọi vui chơi để sống những ngày lao nhọc không?” Khi một nhà thám hiểm muốn tổ chức một cuộc thám hiểm, sẽ có vô sô" người đến tham gia, nhưng ông ta phải loại bỏ những người lãng mạn và những người chỉ biết hiện tại, ông hỏi họ rằng: “Được, nhưng các anh có chịu đựng nổi tuyết giá, đầm lầy, nóng nực hoặc nhọc nhằn và lao khổ không?” Khi một thanh niên muốn trở thành lực sĩ, huân luyện viên phải nói: “Tốt, nhưng anh có sấn sàng từ bỏ mình, tự khép mình vào kỷ luật là điều duy nhất có thể đem lại vinh dự anh mơ ước không?” Nói như vậy không phải làm suy giảm nhiệt tình nhưng có ý bảo rằng nhiệt tình mà không đối diện với sự thật thì không bao lâu sẽ chỉ là đống tro tàn, không còn là lửa hồng nữa. Không ai có thể nói do hiểu lầm mà theo Chúa Giêsu. Chúa tuyệt đốì chân thành. Chúng ta sẽ làm hại cho Chúa nếu còn làm
ỗ, 18-/2
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​261
cho nhiều người hiểu rằng con đường Kitô giáo là dễ dàng. Chẳng có niềm vui nào sôi nổi cho bằng con đường Kitô giáo, không có gì vinh quang cho bằng nơi kết thúc con đường đó. Nhưng Chúa Giêsu không bao giờ nói đó là con đường dễ dàng. Con đường vinh quang bao giờ cũng có thập giá.
Thảm Kịch của Cơ Hội BỊ Bỏ Lỡ
Mátthêu 8,18-22
Có một người khác muốn theo Chúa Giêsu nhưng xin phép về chôn cha mình trước. Chúa Giêsu liền phán: “Hãy theo Ta, để kẻ chết chôn kẻ chết”. Thoạt nghe dường như đây là câu nói gay gắt. Đối với người Do Thái, bổn phận thánh là khi cha mẹ chết phải chôn cất chu đáo. Khi Giacóp chết, Giuse đã xin phép Pharaon đi chôn cha mình: “Cha tôi đã bảo tôi thề, người nói: ‘Này, cha sắp chết, con sẽ chôn cha nơi mộ cha đã chuẩn bị sẩn tại xứ Canaan.’ Vậy, bây giờ tôi phải lên đó chôn cha tôi, rồi sẽ trở xuống” (St 50,5). Vì câu nói của Chúa có vẻ nghiêm khắc và thiếu thiện cảm nên có nhiều lời giải thích khác nhau.
• Có người gợi ý rằng trong nguyên văn Chúa phán bằng tiếng Aram, khi dịch sang tiếng Hy Lạp có thể lầm lẫn. Họ hiểu là Chúa bảo người kia cứ để những người chuyên trách việc mai táng chôn cất cha mình. Cũng có một câu lạ trong Êdêkien 39,15: “Vậy nếu họ đi tuần trong đất, thấy xương người ta, thì làm dấu hiệu một bên, cho đến chừng những kẻ chôn đã chôn những xương ấy trong thung lũng Hamôn Gót (Hamon-gog). Dường như có ý nói đến một hạng công nhân chuyên lo việc mai táng. Lời giải thích đó không được ổn thỏa lắm.
• Có người cho rằng đây quả là một lời nói gay gắt và mỉa mai vì người ấy đang sông trong xã hội nhưng đang chết trong tội lỗi và phải ra khỏi đó càng sớm càng hay, dù điều đó có nghĩa là phải để chính mình nằm đó không chôn, dù đó là bổn phận rất thánh đi nữa, cũng không nên trì hoãn sự lên đường theo Chúa.
• Nhưng cách giải thích đúng hơn cả là ở trong cách người Do Thái sử dụng câu này. “Tôi phải chôn cha tôi” đó là cách nói
262 WILIIAM BARCLAY
8,1»-2Z
ngày nay vẫn còn thông dụng ở phương Đông. Wendt viện dẫn một biến cố do M. Waldmeier, một giáo sĩ ở Syri thuật lại. Vị giáo sĩ này là bạn của một thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ giàu có và thông minh. Ông khuyên anh nên du lịch châu Âu sau khi tốt nghiệp để kiến thức được đầy đủ. Người Thổ trả lời: “Nhưng tôi phải chôn cha tôi trước đã”. Vị giáo sư tỏ bày cảm thông và chia buồn về việc cha chàng đã qua đời. Nhưng thanh niên Thổ cho biết cha chàng vẫn còn sống và chàng có ý nói mình phải làm tròn bổn phận đối với cha mẹ trước khi có thể lên đường du lịch, và quả thật, anh không thể nào ra đi cho đến khi cha mình qua đời, và rất có thể còn phải mất nhiều năm nữa. Đó chắc cũng là ý muốn của thanh niên trong đoạn Kinh Thánh này: “Một ngày kia khi cha tôi chết, tôi sẽ theo Ngài”. Anh ta đã hoãn việc theo Chúa Giêsu lại nhiều năm sau, nhưng Chúa Giêsu là Đấng khôn ngoan, Ngài biết rõ lòng người, Chúa biết rằng nếu chàng không theo Ngài lúc đó thì sẽ chẳng còn dịp nào nữa. Có nhiều lúc chúng ta được thôi thúc vào những công tác tốt hơn, nhưng lần nào cũng vậy, chúng ta cứ bỏ lỡ cơ hội mà không hành động. Cái bi đát của đời sống thường ở chỗ bỏ lỡ thời cơ. Chúng ta cảm thấy cần phải làm điều thiện hoặc từ bỏ một vài sự yếu đuôi hay thói quen, chúng ta cần phải nói với ai điều gì, một lời an ủi, cảnh cáo hoặc khuyên khích, nhưng thì giờ trôi qua, điều cần đó vẫn chưa làm, điều ác vẫn chưa thắng, lời an ủi, khuyên khích vẫn chưa nói. Trong chúng ta, người tốt nhất vẫn còn một chút uể oải lười biếng nào đó, vẫn còn thói quen trì hoãn bỏ trôi công việc, còn sợ hãi và không dứt khoát, và cơ hội tốt thường không được chuyển thành hành động. Chúa Giêsu phán cùng người này: “Trong giây phút này ngươi đang cảm biết mình phải ra khỏi xã hội chết mà ngươi đang sống; ngươi nói chờ cho năm tháng qua đến khi cha ngươi chết thì ngươi mới ra đi; hãy đi ngay bây giờ hoặc sẽ chẳng bao giờ ngươi ra khỏi đó”. Trong tập tự truyện, H.G.Wells kể lại một giây phút quyết định trong đời mình, ông đang học nghề dệt vải nhưng tương lai dường như không sáng sủa. Một ngày kia, ông nghe một tiếng phán với mình, ông gọi là “tiếng nói tiên tri nội tâm: “Hãy bỏ nghề này đi, bằng giá nào cũng hãy ra khỏi đó”. Không trì hoãn, ông bước ra; và chính nhờ đó mà ông trở thành H.G.Wells nổi tiêng. Nguyện Chúa ban cho ta sức mạnh quyết định để giúp chúng ta khỏi thảm cảnh của thời cơ đã mất.
MIN MUNCJ MATTHEU - TẠP 1​Zö3
Bình An Khi Có Chúa
Mátthêu 8,23-27
23 Đức Giêsu xuống thuyền, các môn đệ đi theo Người. 24 Bỗng nhiên biển động mạnh khiến sóng ập vào thuyền, nhưng Người vẫn ngủ. 25 Các ông lại gần đánh thức Người và nói: “Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất!” 26 Đức Giêsu nói: “Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin! ” Rồi Người chỗi dậy, ngăm đe gió và biển: biển liền lặng như tờ.
27 Người ta ngạc nhiên và nói: “Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? ”
về một phương diện thì đây là cảnh thường xảy ra trên biển Galilê. Biển Galilê nhỏ, dài khoảng 21 km từ bắc chí nam, từ đông sang tây chỗ rộng nhất là 12 km. Thung lũng Giođan là một vết nứt sâu trên mặt đất, và biển Galilê là một phần của vết nứt đó. Nó thấp hơn mặt biển 21 Om, nên khí hậu ấm áp và dễ chịu, nhưng cũng có nhiều nguy hiểm. Bên phía Tây có núi non, thung lũng, khe suối, nên khi ngọn gió lạnh từ phía Tây thổi đến thì những chỗ trũng, khe suôi này có tác dụng như những cái phễu lớn. Gió bị nén trong đó và thổi ào xuống hồ bất thình lình với sức mạnh dữ dội, đến nỗi mặt hồ đang êm đềm trong giây lát biến ngay thành cơn bão gầm thét. Những cơn bão trên biển Galilê vừa bất ngờ, vừa mãnh liệt độc đáo.
Trong quyển Xứ Thánh và Kinh Thánh (The Land and The Book), W.M.Thomson kể lại kinh nghiệm của ông trên bờ biển Galilê: “Nhân dịp đó, chúng tôi đã đóng trại trên bờ và ở lại ban ngày, chịu đựng cơn gió kinh khủng này. Dây lều nào cũng phải đóng hai cọc và lắm khi đu cả người lên dây giữ cho lều khỏi bị gió thổi bật tung lên. Cả mặt hồ bị gió quật dữ dội, sóng liên tiếp cuộn lên ào ào ngay trước cửa lều chúng tôi, đập vào những sợi dây với sức mạnh muốn làm bật gốc những cọc trại. Hơn nữa, gió không những mạnh mà còn nổi lên thình lình trong khi trời hoàn toàn trong sáng... Đã có lần tôi đang bơi gần dòng nước nóng, bất ngờ một cơn gió thổi ào xuống trên các mỏm đá dữ dội đến độ tôi phải hêt sức khó nhọc mới bơi được vào bờ”.
Bác sĩ W.M.Christie từng ở nhiều năm tại xứ Galilê đã kể lại kinh nghiệm của ông là trong những cơn bão này, gió dường như thổi từ khắp các hướng cùng một lúc, vì từ những khe núi nhỏ hẹp trong vùng đồi núi, gió ào xéo góc đổ xuống mặt hồ. Ông nói: “Có lần đoàn du khách đang đứng trên bờ hồ Tibêriát để ý đến mặt nước phẳng lặng như gương và sự nhỏ hẹp của hồ. Họ tỏ ý nghi ngờ không thể có những cơn bão như đã mô tả trong các sách Phúc Âm. Hầu như tức khắc gió ập đến, chỉ trong 20 phút mặt hồ trắng xóa những lượn sóng bạc đầu. Những lượn sóng lớn bủa các tháp canh ở góc tường vây quanh thành, và đoàn du khách buộc phải tìm chỗ núp tránh những lớp bụi nước làm tối mắt họ, dù họ ở cách xa bờ hồ 200m”. Chưa đầy nửa tiếng mà bầu trời nắng đẹp đã biến nên cảnh cuồng phong gầm thét.
Đó cũng là điều xảy đến cho Chúa Giêsu và các môn đệ. Từ Hy Lạp ở đây thật linh động. Bão là seisomos, một chữ dùng cho cơn động đất. Sóng cao đến nỗi thuyền bị khuất mất giữa các cuộn sóng phủ bên trên. Chúa Giêsu đang ngủ. (Nếu đọc truyện tích trong Máccô 4,1 và 35 chúng ta thấy trước khi ra khơi Chúa đã dùng thuyền làm tòa giảng dạy dỗ dân chúng và chắc chắn Ngài đã mệt). Trong giờ phút kinh hoàng, môn đệ đã đánh thức Ngài, và bão hoàn toàn yên lặng.
An Bình Giữa Cơn Giông Tôf
Mátthêu 8,23-27
Trong chuyện này, ngoài việc dẹp yên bão tố trên biển khơi còn một điều khác có ý nghĩa thú vị hơn. Chúa Giêsu thật sự đã ngăm đe sóng gió yên lặng trên biển Galilê. Đó là một việc lạ lùng. Nhưng đối với chúng ta hầu như ít có ý nghĩa, vì nó chỉ là một phép lạ lẻ loi và chẳng có liên quan gì với chúng ta ở thế kỷ 20. Nếu ý nghĩa câu chuyện chỉ có thế, chúng ta sẽ tự hỏi “Tại sao ngày nay Chúa lại không làm nữa? Tại sao Ngài đã cho những kẻ yêu mến Ngài bị chết chìm trong biển sâu mà không can thiệp?” Nếu chúng ta hiểu câu chuyện chỉ vỏn vẹn là sự dẹp yên bão tô" của thời tiết chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vấn đề làm chúng ta nặng lòng.
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 1​265
Nhưng ý nghĩa của câu chuyện này lớn hơn thế nhiều. Nơi nào có Chúa Giêsu thì những cơn bão tố của cuộc đời đều bị dẹp yên và ngay cả những cơn phong ba kinh khiếp hơn hết sẽ trở nên bình lặng. Trong sự hiện diện của Ngài có sự bình an, mặc dù có bão tố thế nào đi nữa.
Khi ngọn gió lạnh lẽo, ảm đạm của sầu thảm thổi tới thì cũng có sự yên ủi ấm áp an vui của Chúa Giêsu. Khi cơn gió nóng của đam mê thổi tới thì cũng có sự bình yên và an toàn trong sự hiện diện của Chúa Giêsu. Trong khi bão tố của sự nghi ngờ tìm cách nhổ bật gốc nền tảng của đức tin thì vẫn có sự an toàn vững chắc trong sự hiện diện của Chúa Giêsu. Trong mỗi cơn bão tô" rung chuyển cả lòng người thì vẫn có bình an trong Chúa Giêsu Kitô.
Margaret Avery kể lại một câu chuyện lạ lùng. Tại một làng nhỏ nọ, trong một lớp học giáo sư đã kể cho học trò nghe câu chuyện Chúa ngăm đe gió bão yên lặng. ít lâu sau có một cơn bão tuyết kinh khủng thổi tới, nhà trường cho nghỉ học và giáo viên hầu như phải kéo các học viên đi dưới cơn gió bão. Họ đang ở trong cảnh nguy biến. Giữa lúc đó cô giáo nghe như có tiếng của một cậu bé tự nói với mình: “Có Chúa Giêsu ở đây chúng con có thể được yên ổn”. Cậu bé đã hiểu đúng và người dạy em đã đúng là một giáo viên giỏi. Bài học của câu chuyện này là khi bão tố Tmộc đời rung chuyển linh hồn chúng ta thì Chúa Giêsu ở đó, và trong sự hiện diện của Ngài cơn giận dữ của phong ba sẽ đổi thành bình an mà chẳng bão tố nào cướp đọat được.
Thế Giới Quỷ Ấm
Mátthêu 8,28-34
28 Khi Đức Giêsu sang bờ bên kia, và đến miền Ga-đa-ra, thì có hai người bị quỷ ám từ trong đám mồ mả ra đón Người; chúng rất dữ tợn, đến nỗi không ai dám qua lại lối ấy.29 Chúng la lên rằng: “Hỡi Con Thiên Chúa, chuyện chúng tôi can gì đến ông? Chưa tới lúc mà ông đã đến đây làm khổ chúng tôi sao? ” 30 Khi ấy, ở đàng xa, có một bẩy heo rất đông đang ăn. 31 Bọn quỷ nài xin Người rằng: “Nếu ông đuôi chúng tôi, thì xin sai chúng tôi nhập vào bầy heo kia”. 32 Người bảo: “Đi đi!” Chúng liền ra khỏi hai người đó
266 WILIIAM BARCLAY
(5/O-JH
và nhập vào bầy heo. Thế là tất cả bầy heo từ trên sườn núi lao xuống biển và chết đuối hết. 33 Các người chăn heo chạy trốn vào thành, kể lại mọi sự, và những gì đã xảy ra cho những người bị quỷ ám. 34 Bấy giờ, cả thành ra đón Đức Giêsu, và khi gặp Người, họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ.
Trước khi đi vào chi tiết đoạn Kinh Thánh này, chúng ta cần làm sáng tỏ vài điểm khó khăn thường gặp ở cắc sách Phúc Âm. Hiển nhiên là tác giả Phúc Âm không chắc chắn về nơi xảy ra biến cô" này, vì có sự khác biệt giữa ba sách Phúc Âm. Mátthêu nói việc này xảy ra ở Gađara (Mt 8,18), Máccô và Luca lại bảo ở miền Ghêrasa (Mc 5,1; Lc 8,26). Điểm khó khăn là chưa ai thực sự xác định địa điểm này. Chúng ta chỉ biết về một Ghêrasa ở 50 km sâu trong nội địa phía đông nam hồ Galaát, nhưng có thể Chúa đã không đi xa đến 50 km vào nội địa. Gađara có phần đúng vì đó là một thành phô" cách bờ hồ 10 km, nghĩa trang và chỗ thả bầy súc vật ăn cỏ cần phải ở ngoài thành. Theo phỏng đoán của giáo phụ Origen, học giả nổi tiếng của thế kỷ thứ ba tại thành Alexandria, thì ông biết có một làng tên là Gergesa ở phía đông của hồ và do đó ông đoán có thể là nơi sự việc này đã xảy ra. Sở dĩ có sự khác biệt chỉ vì những người sao chép đã không biết rõ địa lý xứ Palestine để xác định nơi xảy ra biến cố.
Phép lạ này đặt chúng ta trước ý niệm quỷ ám thường thấy' qua các sách Phúc Âm. Thế giới xưa tin tưởng mãnh liệt là có quỷ dữ và tà linh. Không khí dày đặc quỷ ma đến nỗi không thể đâm mũi kim mà không đụng phải một tà linh nào đó. Có người nói là có bảy triệu rưỡi tà linh, có mười ngàn tà linh bên tay trái. Tất cả đều sấn sàng chờ đợi làm hại. Ma quỷ sống tại các nơi ô uế như mồ mả, những nơi khô cằn không có nước. Chúng sống trong các sa mạc nơi người ta nghe tiếng chúng hú gọi. Thật rất nguy hiểm cho du khách đi một mình, cho đàn bà có thai, cho vỢ chồng mới cưới, cho trẻ con đi chơi lúc nhá nhem tối và cho khách bộ hành ban đêm. Đặc biệt nguy hiểm là giữa trưa và từ khi mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc. Các quỷ nam tên là Shedim và quỷ nữ là Lilin do tên Lilith mà ra. Các nữ quỷ có tóc dài và rất nguy hiểm cho trẻ con, bởi vậy các trẻ con phải có thiên sứ hộ vệ (x. Mt 18,10).
8,28-34
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​267
về căn nguyên của quỷ cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có người cho rằng chúng có từ thời khai thiên lập địa, có người nói đó là linh hồn của kẻ ác, người độc hại đã chết và khi chết vẫn tiếp tục việc ác của họ. Chúng có liên hệ đến câu chuyện được chép trong Sáng thế 6,1-8 thuật lại các thiên sứ phạm tội đã đến thế gian cám dỗ con gái loài người. Các quỷ dữ được kể là dòng dõi sanh ra từ sự kết hiệp gian ác đó.
Người ta đổ cho quỷ này đã gây nên bệnh hoạn. Chúng phải chịu trách nhiệm không những về các chứng kinh phong, bệnh tâm thần và cả các bệnh thuộc cơ thể nữa. Người Ai Cập chủ trương thân thể người ta có 36 phần khác nhau, mỗi phần có thể bị một con quỷ chiếm đóng. Một trong những đường lối thuận lợi nhập vào cơ thể con người là chúng rình mò khi người ta đang ăn để có thể nhập vào theo thức ăn. Chúng ta cho là quái dị, nhưng người ta rất tin.
Sự Thất Bại Của Quỷ Dữ
Mátthêu 8,28-34
Khi đến bên kia bờ hồ, Chúa Giêsu gặp hai người bị quỷ ám ở nơi nghĩa địa, vì đây là nơi ở tự nhiên của quỷ dữ. Những người này rất dữ tợn và là mốì nguy hiểm cho khách qua đường. Những bộ hành cẩn thận đều phải tránh xa họ hoặc luôn luôn giữ khoảng cách an toàn.
Thomson trong cuốn “Xứ Thánh và Kinh Thánh” đã cho chúng ta biết vào thế kỷ 19 ông trông thấy những người bị quỷ ám giống hệt như những người ở mồ mả miền Gađara: “Có vài trường hợp rất giống thời nay, có những người điên hung dữ và nguy hiểm, lang thang trên núi và ngủ trong các hang đá và mồ mả. Trong cơn giận điên loạn dữ dội, không ai kiềm chế nổi, họ mạnh mẽ lạ thường... Một trong các đặc điểm lạ thường của chứng điên này là nạn nhân từ chối không chịu mặc quần áo. Tôi đã thây họ lõa thể giữa những đường phô" đông đúc ở Beirut và Siđôn. Có những trường hợp họ chạy điên loạn khắp xứ khiến cả vùng hoảng sợ”.
268 WILIIAM BARCLAY
S,z»-J4
Điểm đặc biệt là Chúa Giêsu đã can đảm khác thường khi Ngài dừng lại trò chuyện với hai người này. Nếu chúng ta muôn biết chi tiết hơn thì đọc Mc 5,1-19, vì ở đây Mátthêu chỉ tóm lược. Đây là câu chuyện phép lạ đã gây nên nhiều bàn cãi và các cuộc bàn cãi xoay quanh việc tiêu diệt bầy heo. Có nhiều người lấy làm lạ cho rằng Chúa Giêsu đã nhẫn tâm hủy diệt một bầy heo như vậy.
Chúng ta hãy hình dung sự việc xảy ra. Người bị quỷ ám rú lên (Mc 5,7; Lc 8,28). Theo niềm tin chính thống và thông thường của mọi người thì khi Đấng Mêsia đến và giờ phán xét đến, lúc đó ma quỷ sẽ bị tiêu diệt. Đó là điều mà những người này có ý nói khi họ hỏi Chúa Giêsu vì sao Ngài đã đến để hành hạ họ trước kỳ hạn?
Dù Chúa Giêsu có cô" ý hủy diệt bầy heo thì cũng không ai phản đối Ngài được. Có một điều mà T.R.Glover gọi là “quá khó tính” khi ông nói về những người tưởng mình sùng đạo mà thật ra là họ khó tính. Chắc chắn không bao giờ chúng ta so sánh giá trị một bầy heo với giá trị một linh hồn bất diệt của con người được. Chắc ít ai trong chúng ta từ chối ăn thịt heo. Lòng thương đối với heo không đủ để ngăn cản chúng ta ăn thịt heo. Có thể nào chúng ta lại phàn nàn rằng mất một bầy heo để phục hồi được tâm trí hai người đáng thương kia là một giá quá đắt? Nói vậy không cổ nghĩa là khuyến khích hoặc dung xá sự tàn ác đốì với thú vật, nhưng chỉ có nghĩa là chúng ta phải bảo tồn ý thức về sự quân bình trong cuộc sống.
Chỗ bi đát của câu chuyện này nằm ở phần kết luận. Những kẻ chăn heo chạy về thành, thuật lại việc đã xảy ra và kết quả là dân thành đó xin Chúa Giêsu ra khỏi xứ họ tức khắc, ớ đây, tính vị kỷ của con người được biểu lộ rõ hơn hết. Đối với họ hai người được phục hồi lý trí chẳng có gì quan trọng, điều quan trọng đối với họ là bầy heo đã chết. Thường thường người ta nói rằng: “Tôi chẳng cần bận tâm gì đến chuyện xảy ra cho người khác chừng nào quyền lợi, tiện nghi và sự thoải mái của tôi vẫn được bảo toàn”. Chúng ta ngạc nhiên về sự chai đá của đám dân thành Gađara nhưng chúng ta cũng phải cẩn thận để chính mình sẽ không bao giờ bực tức trước sự cứu giúp kẻ khác chỉ vì sự giúp đỡ này làm giảm bớt những quyền lợi cá nhân của chúng ta.
o.zoo^
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​265
Sự Chông Đốĩ Gia Tăng
Chúng ta đã thấy trong sách Phúc Âm Mátthêu không hề xảy ra chuyện gì tình cờ. Sách được bố cục cẩn thận và sắp đặt kỹ lưỡng.
Đoạn 9 là một ví dụ cho thấy sự sắp xếp kỹ lưỡng, trong đó, ta thấy những dấu hiệu đầu tiên của cơn bão đang kết tụ. Sự chống đối bắt đầu gia tăng, những dấu hiệu đầu tiên của những chứng cớ buộc tội chĩa thẳng vào Chúa Giêsu và cuối cùng đã đem đến cái chết của Ngài. Trong đoạn này có bôn lời buộc tội chông lại Chúa.
1. Ngài bị tô" cáo là phạm thượng lộng ngôn. Trong Mátthêu 9,1-8, chúng ta thấy Chúa chữa lành người bại bằng lời tuyên bố" tha tội. Các kinh sư tố- cáo Ngài lộng ngôn vì đã tự nhận có quyền tha tội trong khi chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội mà thôi. Chúa Giêsu bị cáo là phạm thượng vì Ngài nói bằng lời của Thiên Chúa. Blasphemia có nghĩa là chửi rủa hay vu khống, và kẻ thù của Chúa Giêsu tô" cáo Ngài đã phỉ báng Thiên Chúa vì Ngài đã chiếm đoạt lấy cho mình chính quyền năng của Thiên Chúa.
2. Ngài bị tố cáo là vô luân. Trong Mátthêu 9,10-13 chúng ta thấy Chúa Giêsu ngồi ăn tiệc chung với những người thu thuế, tội nhân. Biệt phái hỏi lý do vì sao Ngài ngồi ăn với những người thu thuế. Lời nói ám chỉ Ngài cũng “cá mè một lứa” với những người Ngài giao du. Chúa Giêsu quả thật đã bị tố cáo là vô luân vì Ngài đã giao du với những kẻ xâu nết. Khi đã ghét bỏ người nào thì rất dễ xuyên tạc, giải thích sai, trình bày sai mọi việc người đó làm và gán cho những điều xấu mà người ấy chẳng có.
Ông Harold Nicolson đã thuật câu chuyện sau: Khi mới bước chân vào chính trường. Nicolson đến xin ông Stanley Baldwin, một chính trị gia lão thành, một vài lờĩ khuyên. Ông Baldwin nói đại khái như sau: “Anh đang tập sự làm một chính trị gia để điều khiển việc nước. Tôi có kinh nghiệm lâu dài về cuộc đời đó. Tôi sẽ chỉ cho anh ba qui luật anh cần theo: trước nhất, nếu anh là người ủng hộ một cơ quan bóp nghẹt báo chí, thì hãy thôi ngay,
270 NVILIIAM BARCLAY
y,i-o
đừng ủng hộ nữa, thứ hai, đừng bao giờ cười cợt lỗi lầm của đối thủ, thứ ba, hãy gồng mình khi người ta gán cho anh những động cơ sai”. Một trong những lợi khí mà kẻ thù hay sử dụng đối với người được dân chúng kính nể là gán cho người ấy những động cơ sai và đó chính là điều kẻ thù đã làm cho Chúa Giêsu.
3. Ngài bị tố cáo là kẻ thiếu lòng tin kính. Trong Mátthêu
9,14- 17 môn đệ của Gioan hỏi Chúa Giêsu vì sao các môn đệ Chúa không ăn chay. Ngài không nghe theo những đề nghị chính thống của tôn giáo, do đó những người chính thông nghi ngờ Ngài. Đối với họ, ai vi phạm những qui ước tôn giáo sẽ chịu lấy hậu quả và người nào hủy bỏ những qui ước ấy sẽ đặc biệt gánh lấy khổ đau. Chúa Giêsu đã vi phạm những qui ước tôn giáo, và Ngài đã bị họ chỉ trích.
4. Ngài bị tô" cáo là đồng minh với quỷ dữ. Trong Mátthêu 9,31-34, Chúa Giêsu chữa người câm và kẻ thù qui kết việc chữa lành đó là do Ngài liên minh với quỷ. Khi nào một quyền năng mới được tỏ ra, ví dụ như việc chữa lành thì sẽ có người nói: “Chúng ta phải thận trọng, đây có thể là công việc của ma quỷ chứ không phải việc của Thiên Chúa”. Điều lạ là khi gặp việc gì mà người ta không ưa, không hiểu, trái với những thành kiến của họ, thì họ thường qui về cho ma quỷ chứ không cho Thiên Chúa.
Đây là khởi đầu chiến dịch chống Chúa Giêsu. Những người vu khống đang hoạt động, miệng lưỡi xầm xì độc địa, gán cho Chúa Giêsu những động cơ xấu. Chiến dịch loại bỏ Chúa Giêsu, Đấng làm cho họ khó chịu, đã bắt đầu.
Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu - William Barclay Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu