Số lần đọc/download: 3304 / 22
Cập nhật: 2015-10-23 04:58:42 +0700
Hồi 7: Bàn Thân Phận, Danh Sư Cứu Cao Đồ Nhắc Chuyện Cù Về Chuột Già Hóa Biển Bức 1
B
ây nói về Nhị Lang dẫn nhiều thiên binh, thiên tướng truy đuổi hai rồng, qua thượng giới và trung giới, thẳng tới hạ giới. Ông hạ thấp đám mây, mở tuệ nhãn, nhìn xuống bên dưới, vừa thấy hai rồng đã nhảy xuống biển Đông, tính lặn xuống đáy. Nhị Lang vội niệm chân quyết, chỉ tay xuống, nước biển liền đóng thành băng, khác nào tường đồng vách sắt, hai rồng không thể lặn xuống. Ngước nhìn lên, thấy vị thần tướng đang thi triển pháp lực, hai rồng liền nổi giận, hiển lộ chân thân, tay cầm kiếm báu, nhảy lên không trung, tấn công Nhị Lang. Nhị Lang không hể hốt hoảng triển khai họa kích, đánh với hai rồng. Đánh được chừng hai chục hiệp, hai rồng dần dà đuối sức, đỡ không nổi. Trước hết là Phi Long hiện nguyên thân, bay về hướng Đông bỏ trốn, con rồng kia cũng chạy theo. Nhị Lang đời nào chịu buông tha, dẫn đám binh tướng, ùn ùn đuổi theo. Thấy khoảng cách không xa. Nhị Lang móc trong tay áo ra hai viên đạn thần, nhắm về phía hai rồng búng một cái. Chỉ nghe "Tách!" một tiếng, hai luồng kim quang rơi trên đầu hai rồng. Hai rồng thấy nổ đom đóm mắt, đầu nhức như búa bổ, suýt nữa rớt khỏi đám mây. Nhị Lang nghĩ thầm:
- Đạn thần của ta, bất kể đánh yêu hay đánh người, một khi đánh trúng, không kẻ nào thoát chết, sao hai con rồng này có thể chịu nổi như thế? Chắc hẳn tại chúng tu luyện lâu năm, đạt tới đạo hạnh cao đây mà. Nay ta phải dùng phi kiếm chém chúng, thử xem chúng còn tránh nổi nữa không?
Nghĩ rồi, há miệng ra to. Đột nhiên có một đạo bạch quang bay về phía đầu hai rồng, phát ra khí lạnh ghê người. Tia sáng vừa tới, hai rồng liền cảm thấy rét run cầm cập. Nói thì chậm, việc xảy ra rất nhanh, kiếm quang vừa tới gần thân rồng, bỗng nghe một tiếng nổ vang, đầy trời xuất hiện một tầng hồng quang, ngăn chặn kiếm quang của Nhị Lang, đẩy ra xa hai mươi dặm. Đồng thời, chợt nghe có tiếng người hô to:
- Nhị Lang hãy thư thả? Hai con súc sinh này tuy phạm tội với trời, trong tương lai tự có báo ứng. Hiện tại còn có chỗ cần dùng tới chúng, xin Nhị Lang đừng phí công sức.
Câu nói vừa dứt, trước mặt Nhị Lang hiện ra hai vị tiên nhân, đang đứng. Nhị Lang thu kiếm quang về, vòng tay chào, nói:
- Hai vị chân nhân Hỏa Long, Phiếu Diểu từ đâu tới? Nếu hai vị đừng can thiệp, hai con súc sinh đã táng thân ngày hôm nay rồi!
Hỏa Long chân nhân cười, nói:
- Người ta thường nói: "Bàn chuyện thị phi chỉ tổ mang tiếng là kẻ lắm điều". Nhị Lang vẫn chưa hiểu nổi giữa hai chúng tôi và hai súc sinh có duyên phận ra sao đâu. Phiếu Diều sư đệ vì con nghiệt súc kia đã mấy lần làm chuyện tốt đẹp ở Quán Khẩu, nơi trị nhậm của ngài đấy.
Nhị Lang chợt hiểu ra, nói:
- Chà! Súc sinh kia chính là con yêu long ở địa phương Quán Khẩu đấy chăng? Tôi có nghe là có một người tiên nào đó đã độ cho nó xuất thế, chẳng dè lại là Phiếu Diểu đạo huynh. Sao các ông cứ hay ưa xen vào những chuyện không đâu như thế? Hai ông có biết chuyện yêu long kia đã ở Quán Khẩu, chỗ tôi trị nhậm, làm việc dời non lấp biển đó chăng? Có biết hai đứa nó đại náo thiên cung, làm kinh động Ngọc đế, hai ông biết không? Nay Ngọc đế nổi giận, sai tiểu đệ tới bắt chúng về trị tội, hai vị nói sao đây?
Phiếu Diểu, Hỏa Long đầu cười, nói:
- Hai súc sinh tuy rằng to gan, nhưng trước nay chúng chưa từng lên thiên đình, làm sao biết đường tới điện Thông Minh? Chuyện này, hai chúng tôi biết rồi, nhưng cũng bởi Lý Trường Canh bộp chộp, tai họa mới thành nghiêm trọng. Tất nhiên Linh phủ là chốn tôn nghiêm, không thể để cho loài súc sinh phóng túng, nhưng việc này có số định trước, và kẻ làm càn cũng không tránh khỏi báo ứng về sau, tạm thời chúng ta chẵng nên nhiều lời làm chi. Mọi chuyện đã có sư phụ chúng tôi làm chủ, ngài sẽ giải thích rõ với Ngọc đế, quyết chẳng để tôn thần phải khó xử.
Nhị Lang lại nói:
- Còn việc này nữa: vùng biển nơi tôi trị nhậm bị núi đè, san thành bình địa thì sao? Nước có quan hệ mật thiết với việc sinh hoạt của dân chúng, nay mất đi một nửa, chẳng phải đã hại chết nhiều người hay sao?
Phiếu Diểu chân nhân cười:
- Việc đó dễ giải quyết. Không bao lâu nữa, hạ giới sẽ có thủy tai rất lớn, các vị thánh nhân trị thủy đã ra đời rồi. Trong tương lai, bần đạo ắt bảo đệ tử đặt ra một cách, đào cho biển sâu thêm, để bổ khuyết những chỗ đã lấp, như vậy lượng nước cũng không xê xích bao nhiêu. Vả lại, những chỗ đất được san phẳng sẽ trở thành ruộng cày, cũng có mặt tốt đấy chứ?
Nhị Lang cười:
- Nếu vậy, tôi thu binh trở về, lên thiên đình phục chỉ.
Thần Nhị Lang rút binh đi rồi, hai ông tiên hạ mây thấp xuống, tiến lại gặp nhau, kể chuyện vãn. Hai ông đều nói:
- Vì hai quái vật này anh em gánh trách nhiệm không nhỏ.
Hỏa Long chân nhân cười, nói:
- Dầu sao học trò tôi cũng còn tốt hơn. Nó không quá nóng nảy như thằng học trò của chú. Xét cho cùng, con gái vẫn đằm tính hơn con trai. Tôi hỏi chú này: chú đưa học trò tới Đông Hải, lẽ ra phải thủng thẳng đợi tôi tới, cho hai đứa nó phối hợp âm dương, đưa xuống dưới biển yên chỗ mới phải, có đâu lại thả rong thằng nhỏ ở bờ biển? Chỉ vì hai dứa không biết nhau. mới sinh vụ náo loạn vừa rồi! Sư đệ, việc này là lỗi ở chú đó.
- Sư huynh mới là người không có lương tâm, bỏ bê học trò chẳng nhìn nhõi tới. Tôi có ý tốt tới thăm anh, nhân tiện đem chuyện học trò anh ở sông Tiền Đường không giữ phép tắc, cãi lời thầy, thông báo một tiếng. Vậy mà anh còn trách tôi được sao?
Hỏa Long chân nhân cười:
- Nói hay lắm, hay lắm! Ngay cả học trò của mình cũng không quản nổi, để nó ở địa phương Quan Khẩu làm chuyện động trời, còn có thời giờ rảnh rỗi đi là chuyện giùm ngu huynh ư?
Phiếu Diểu chân nhân buông tiếng thở dài:
- Nhắc tới chuyện này, càng thêm thương xót. Đồ đệ của tôi là kết hợp giữa tính linh của người và long đan của rồng, tính tình mười phần thẳng thắn, lại mười phần hiếu thuận. Ngày trước anh em ta từng gặp nhau trên mây, ở Tây phương, tôi có nói sơ qua. Lúc đó, tôi đem nhốt nó ở dưới đáy biển, để nó tiềm thân mà tu hành. Ai ngờ nó vẫn không quên lòng hiếu thảo với mẹ, mỗi năm tới ngày sinh nhật mẹ, ắt nó biến thành hình người để tới chúc thọ. Sau này, mẹ nó qua đời, nó lại tới khóc lóc, điếu tế, rồi đem xác mẹ an táng ở chân núi, phía Tây Nam Quán Khẩu, gặp ngày thanh minh lại tới quét mộ, tế lễ. Tất cả chỉ vì lòng hiếu thảo của nó mà ra, nên tôi không nỡ trách móc. Ai ngờ, mới rồi nó lại gây ra tai họa lớn lao như thế. Sư huynh vừa nói học trò tôi gây rối ở Quán Khẩu, mà có biết rõ nội dung chuyện này ra sao hay không?
Hỏa Long chân nhân lắc đầu:
- Tôi chỉ nghe nói, chứ không hiểu rõ sự thật. Chú không ngại nói cho tôi biết chứ?
Phiếu Diểu chân nhân lại nói giọng ngậm ngùi:
- Nếu đã bàn về thiên số, việc học trò tôi làm ở Quán Khẩu, cùng với việc học trò anh làm ở sông Tiền Đường, họ chẳng phải tại số định trước hay sao? Đã là số định trước. thì tôn quí như Ngọc đế, cũng phải chịu tai họa do hai súc sinh kia gây ra, trong lúc nóng giận. Đành chịu vậy thôi, còn biết trách ai? Sư huynh, anh có nghe tổ sư từng nói hay không? Trong tương lai, sẽ có tám đại kim tiên, trong thời gian ba ngàn năm, lục tục ra đời và thành đạo, làm bề tôi thân tín giúp việc Ngọc đế. Trong số đó có kẻ đã xuất thế nhưng chưa thành người. Nói cho rõ ra thì đó là một con chuột già. Không hiểu vì lẽ gì, chuột này không giống như chuột bình thường. Từ lúc ra đời, nó không phá hoại đồ đạc của người ta, lại biết chiêm bái các vì tinh tú, cẩn thận tu luyện. Tuy là loài động vật nhỏ bé, nó đã luyện thành tấm thân bất hoại, đã trải qua được bốn, năm ngàn năm, đúng vào thời Tam Hoàng 2 trị vì thiên hạ: Có nơi, thủy tai xảy ra thường xuyên người và súc vật chết chìm vô số, con chuột kia mới từ trung nguyên phiêu bạt tới Tây thổ là nơi mà hiện nay gọi là Quán Khẩu. Nhân vì nó tu đạo đã lâu pháp thân vững bền, tuy giữa sóng lớn, phiêu lưu ba, bốn ngàn dặm, nó vẫn bảo tồn được tính mạng.
Quán Khẩu vốn là một lục địa có địa thế rất thấp, từ khi gặp phải thủy hoạn, nước đóng thành vũng tràn lan, dài tới một ngàn dặm, chẳng khác gì một đại dương. Vào lúc khởi đầu, khi nước dâng cao như thế, có một thôn trang, số nhân khẩu lớn nhỏ cộng lại được hơn hai ngàn người. Họ bồng trẻ, đỡ già, tìm tới chỗ đất cao ráo tránh nạn 3. Chỗ cao ráo đó, hai mặt là đất cao, ở giữa là một con sông rộng ba trượng. Sông đó bình thời tích chứa nước, trở thành sâu thăm thắm, người giỏi bơi lặn đến đâu cũng không thể vượt qua con sông này. Cũng may có cây cầu độc mộc nho nhỏ, giúp dân qua lại. Không ngờ người nhiều, cầu mục, người ta tranh nhau qua cầu, cầu không chịu nổi. "Rắc!" một tiếng, cầu nhỏ gãy làm đôi nhiều người trượt chân rớt xuống sông. Số người bị sóng lớn cuốn đi không biết đâu mà kể. Thế nước càng mạnh, nguy hiểm càng lớn. Trên bờ, người ta tụ tập rất đông, tiếng kêu gào chấn động trời đất.
Bấy giờ chuột già cũng đứng lẫn trong đám đông, hy vọng theo chân mọi người qua sông lánh nạn. Nó thấy cầu gãy, người kêu gào, tình cảnh thật thảm thương. Vì có thiện căn thâm hậu, nó quên cả nguy hiểm của bản thân, chỉ nghĩ làm sao cứu được thật nhiều người qua sông lánh nạn. Suy nghĩ một hồi, nó chợt nghĩ ra được một phương pháp. Chỉ thấy nó chạy như bay, lao lên đoạn cầu gãy, nhìn về khúc cầu gãy bên kia, ngó mung lung một lát, nhận thấy thân cầu không hoàn toàn đứt lìa, mà vẫn còn bám vào mố cầu bên kia, chầng qua là khúc cầu gãy đó chìm dưới nước, không giúp người đi qua được thôi. Không hiểu con chuột này thân lớn, sức mạnh thế nào chỉ biết nó nhìn ngắm cẩn thận một lát, hăng hải tung mình nhảy xuống nước, bơi một hồi, bò lên được khúc cầu gãy, men theo đó mà đi, chỉ trong một thời gian ngắn, đã leo lên được bờ bên kia. Chuột già lên bờ được rồi, quay đầu nhìn về đám đông người ở bờ đối diện, kêu lên một chập những tiếng "Chít! Chít!", dường như an ủi mọi người, bảo họ đừng nên thất vọng, ta sẽ tìm cách cứu cho. Người ta thấy con chuột già to lớn, đã men theo khúc cầu gãy, sang tới bờ bên kia, trong lòng đều lấy làm lạ. Nhưng ai nấy đều lo thân chưa xong, rảnh rỗi đâu mà nghĩ tới chuột già? Sau thấy nó cứ tiếp tục kêu, người ta mới kinh ngạc. Trong đám có một người lão thành, hướng về phía bờ đối diện, hô to lên:
- Anh chuột, anh chuột! Chúc mừng anh đã thoát hiểm! Chỉ thương cho chúng tôi, biết bao người đứng ở đây, không ai tìm được cách gì qua sông. Anh chuột đã sang được bờ bên đó, có nghĩ ra được phương pháp nào cứu chúng tôi hay không? Nếu chúng tôi có thể sang sông, giữ được tính mạng, mọi người sẽ lập một ngôi từ đường thờ anh, thành tâm khấn vái, đền đáp ơn lớn của anh!
Người nói câu này cũng buột miệng nói ra, chứ không có ý xa xôi là anh chuột già sẽ phải hy sinh khi cứu người, nào ngờ chuột già nghe vậy lại hướng về phía mọi người, gật đầu liên tiếp mấy cái tỏ ý hoàn toàn lĩnh hội. Người ta thấy vậy, cho là kỳ quái, bảo nhau:
- Xem ra chuột già này có đạo hạnh rất cao, là hạng người phải đợi lúc chết đi mới hiển danh. Thử xem nó sẽ làm gì đây?
Chuột già gật đầu mấy cái rồi, liền chạy như bay như biến, cũng không hiểu nó đi đâu, tìm ra được một cây gỗ rất dài, dùng răng cắn chặt lôi kéo, đẩy cây gỗ xuống nước, đặt dọc theo khúc cầu gãy. Mọi người mới hiểu nó đang tìm cách cứu người, lên tiếng hoan hô vang dậy, chấn động hang núi. Nhưng mới chỉ bắc được một cây gỗ chênh vênh, chưa giải quyết được việc gì. Lại thấy con chuột gật đầu vài cái, tung mình nhảy xuống nước, bơi về phía bờ đối diện. Lại hướng vế phía mọi người, kêu "Chít! Chít!" một chập nữa, quay đầu bỏ chạy rất nhanh, dùng cách cũ lôi về một cây gỗ, dài bằng cây gỗ trước, đẩy về phía sông. Bấy giờ mọi người mới hiểu ý nó, bảo nhau đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ chuột già, đặt hai cây gỗ nằm chắc trên trục cầu. Ở mỗi bờ có một chân cầu còn vững chắc, chuột già thi triển thần lực, dùng răng nhọn đục vào mỗi chân cầu một lỗ hổng lớn, sau đó nó đẩy đầu còn lại của mỗi cây gỗ nhét vào một lổ hổng thật khít khao. Như vậy, nó tạo một cây cầu mới, đi lại vững vàng.
Chuột già làm việc vất vả chừng một canh giờ, việc dựng cầu mới hoàn tất. Ngờ đâu, từ trên thượng lưu, nước đổ về bất ngờ, sóng vỗ cao ngất, lôi cuốn luôn chuột già trôi theo dòng nước lũ, chỉ trong giây lát đã cuốn nó đi xa vài trăm dặm. Chuột là động vật nhỏ, lại vừa phải làm việc quá vất vả, khí lực cạn kiệt. Nó không chống đỡ nổi nữa, bị nước cuốn trôi xuống một vực sâu trăm trượng.
Chuột già thần trí hôn mê, như thể chết rồi. Không biết thời gian qua đi được bao lâu, nó chợt thấy mình nằm trên một tảng đá rất lớn, bên cạnh một vị đạo đồng đang đứng, nhìn nó, mỉm cười nói:
- súc sinh sống lại rồi! Sao còn chưa bái tạ ân sư?
Nghe đạo đồng nói, chuột già thấy trong lòng sáng suốt, tin chắc đã có một vị tiên cứu mình. Nếu không, sao đang ở dưới vực sâu có thể lên núi cao? Nó hiểu rất rõ, vội lồm cồm đứng lên, trước hết dập đầu lạy tạ đạo đồng. Đạo đồng đưa tay vẫy nó, bảo:
- Theo ta vào gặp ân sư!
Chuột già bò theo tiểu đồng, đi một quãng đường dài chừng một làn tên bắn, vào tới một sơn động. Trong động có một vị tiên, đang ngồi tu đạo dưỡng chân. Chuột già theo đạo đồng vào đến nơi, tham bái vị lão thần tiên, cảm kích trong lòng, hai hàng nước mắt chảy lăn tăn. Lão thẩn tiên ngỏ lời an ủi:
- Ngươi tuy thuộc dị loại, nhưng được trời thương, nên mới có thiện căn thâm hậu, tu được công hạnh lớn lao. Vì thế, ta đã nhờ Hoàng cân lực sĩ cứu ngươi, đưa lên núi. Hiện tại, ngươi chết chìm dưới sông đã được một trăm hai mươi lăm ngày rồi.
Chuột già nghe vậy, bất giác thè lưỡi. Lão thần tiên lại nói:
- Ta thương ngươi tu luyện đã mấy ngàn năm mà chưa thành chính quả. Ngay cả bản thân ngươi cũng không thể biến hóa, là vì ngươi xuất thân quá thấp hèn, không có chuyện gặp gỡ chân tiên. Từ nay, ngươi bất tất phải đào hang hố, chui rúc chốn bùn nhơ để sinh sống nữa, cứ ở trong động phủ của ta mà tu hành, làm một đồng tử giữ động cho ta. Dần dần, ta sẽ dạy cho ngươi một số chân quyết truyền cho ngươi chút pháp thuật. Sau này ngươi có thể thay xương đổi thịt, thành một hình người. Chưa đầy, một, hai ngàn năm, ngươi có thể chuyển thành tiên thể.
Chuột già xin vâng, dập đầu lạy cả trăm lạy, lão thần tiên lại nói:
- Ngươi đã ở đây làm lụng, ta cũng phải biến đổi hình dáng ngươi đi một chút, để khỏi bị đám sư huynh, sư đệ khinh thường. Ngươi ở dưới nước đã lâu, chắc cũng đói bụng rồi. Đồng tử đâu lại đây! Con hãy dẫn anh này ra sau núi, chỗ mấy cây đào vừa ra trái, lựa hai trái chín hái xuống, đưa anh ấy ăn đỡ đói, sau đó dẫn về đây gặp ta.
Tiểu đồng vâng lời, dẫn chuột già ra sau núi. Quả nhiên chỗ đó có nhiều cây ăn quả, trong đó có một cây đào rất lớn, ra nhiều trái. Tiểu đồng nói:
- Mày nhẹ xác, tự leo lên cây, chọn lấy hai trái đào chín hồng, hái xuống mà ăn. Đừng quá tham ăn, kẻo lủng bao tử, đổ thừa tại tao!
Chuột già nghe lời, bám vào thân cây mà leo lên, chọn hai quả đào hồng, mọng nước, ăn ngon lành.
Ăn xong, định leo xuống, chợt cảm thấy hai bên nách ngứa ngáy liền dùng móng gãi một hồi. Nào ngờ càng gãy càng ngứa, đồng thời cảm thấy chỗ gãi sưng lên. Dường như từ trong thịt có vật gì đâm ra. Chuột già lính quýnh, định leo xuống thỉnh giáo tiểu đồng. Bỗng lại cảm thấy hình như chỗ ngứa vừa mọc ra hai cái cánh. Đập thử hai cánh, cãm thấy nằng nặng, dường như toàn thể trọng lượng thân thể đều tụ vào hai cánh đó. Chuột già vốn thông minh, hiểu ra rằng ông thầy có ý thay hình đổi dạng cho mình, lòng rất vui sướng. Đập thử hai cánh, cảm thấy không khí giúp sức, bay là là, đáp xuống đất. Đồng tử thấy lạ, nhảy dựng lên, nói:
- Con chuột này sao biến ra hình dạng kỳ khôi thế?
Nói rồi, dẫn chuột trở về động phủ. Lão thần tiên thấy chuột già biến thành con thú biết bay, bất giác cười ha hả, nhân thể ban cho nó một cái tên? gọi là "biển bức" (con dơi).
Trong số con cháu của chuột già có những con giữ luôn hình dạng biển bức ban đầu, ngày nay biến thành một loài, là loài dơi. Nhưng đó là chuyện về sau.
Nghe Phiếu Diểu chân nhân kể tới chỗ chuột già biến thành biển bức, Hỏa Long chân nhân nói: – Tình tiết chuyện này, quả thật ngu huynh không biết.
Phiếu Diểu chân nhân cười, kể tiếp:
- Từ đó, biển bức vĩnh viễn theo vị thần tiên, nghe kinh học đạo. Nó học tập chuyên cần, không bao lâu mà đã qua sáu, bảy trăm năm, nói được tiếng người, lại có thể biến hóa thành các loại phi trùng, tẩu thủ (con vật biết bay, con thú biết chạy), nhưng vẫn chưa biến được thành hình người. Sư huynh có biết vị thần tiên đó là ai không?
Hỏa Long chân nhân gặt đầu:
- Nghe nói Văn Mỹ chân nhân thu nhận một con chuột già làm đệ tử, chắc là ông ấy chứ ai?
- Đúng rồi, ông ấy là đại đệ tử của Nguyên Thủy thiên tôn, chuyên thâu nhận dị loại làm đồ đệ. Vì chuyện đó mà trước đây, ông ta đã mắc phải điều này tiếng nọ, sau rồi được tổ sư chúng ta khuyên bảo, ông ấy đã cẩn thận hơn.
- Ban nãy chúng ta có đề cập tới chuyện học trò của chú gây náo loạn ở Quán Khẩu, tại sao chú lại kể lan man sang chuyện chuột già hóa dơi? Đừng nói con chuột đó có liên hệ với học trò chú đấy nhá!
- Lê tự nhiên là có liên hệ. Nếu không, tôi nhắc tới làm chi?
- Chuyện này có vẻ ly kỳ đấy. Việc tao ngộ thế nào, thật tình tôi chưa nắm rõ.
- Chúng ta tuy biết chuyện quá khứ, vị lai, nhưng chẳng qua cũng chỉ biết được trong vòng một trăm năm. Ra ngoài thời gian đó không thể biết chắc được. Riêng có tổ sư và Nguyên Thủy thiên tôn là hiểu nổi lẽ huyền bí khó lường, biết những chuyện quá khứ vô cùng tận. Tổ sư từng nói rằng trong tương lai sẽ có tám vị tiên phò tá Ngọc đế, anh em chúng ta chỉ có nhiệm vụ là dẫn dắt, điểm độ để họ xuất thế, thành tiên. Còn việc bọn họ lên Thiên phủ, đứng vào hàng tiên quan trong triều đình, ra ngoài trách nhiệm của chúng ta. Trở lại chuyện trước, kẻ ra đời sớm nhất là một con chuột. Nó có tuổi thọ ngang với chúng ta, nhưng để đạt được chính đạo thành tiên, cũng phải trải qua dăm ba ngàn năm. Chiếu theo lời tổ sư nói như thế, chẳng phải ám chỉ biển bức đó ư? Chuyện này người ta nói đã lâu, trong tiên ban cũng nhiều người biết, riêng có sư huynh là không rõ chẳng là điều quái lạ lắm sao?
Chú thích
1 Biển bức (hoặc đơn giàn: Bức): là con dơi. Trong Hán tự, Bức và Phúc (điều tốt lành, phúc lộc) là đồng âm, vì thế, người hay treo ảnh con dơi để nhắc tới phúc lộc.
2 Tam Hoàng: ba vì vua thời thái cổ bên Trung Quốc, có tính thần thoại, tượng trưng cho ba giai đoạn phát triển của nhàn loại. Đó là: 1. Phục Hi (dạy dân biết dùng lửa), ~~~2. Thần Nông (dạy dân canh tác), 3. Hiên Viên (dạy dân biết ăn mặc).
3 ờ đầu sách nói tới Nam Thiềm (tức Quán Kháu) là một thủy quốc", ở đãy tả rõ thủy quốc đó ra sao.