Số lần đọc/download: 12551 / 445
Cập nhật: 2015-08-31 15:47:19 +0700
Chương 7 Luật Sư, Kỹ Nghệ Gia Và Họa Sĩ
M
ột ngày mùa đông - tuyết rơi trong bầu ánh sáng màu xam xám - K. ngồi ở bàn giấy; tuy mới buổi sáng, anh đã mệt rã rời. Để khỏi bị các viên chức nhỏ quấy rầy, anh đã vin cớ bận việc, giao hẹn người hầu không được để ai vào. Nhưng anh không làm việc mà cứ trăn trở trong ghế và xê dịch các đồ vật trên bàn; cuối cùng, anh như cái máy, duỗi cánh tay trên bàn giấy và ngồi yên như thế không động đậy, đầu gục xuống.
Ý nghĩ về vụ án của anh không buông tha anh ra nữa, anh cứ đắn đo hoài chẳng biết có nên viết một bản tường trình để tự bào chừa và gửi đến tòa hay không: trong đó anh sẽ trình bày vắt tắt cuộc sống của anTí với tất cả những sự kiện ít nhiều quan trọng đã xảy đến, bằng cách giải thích các lý do vì sao anh đã hành động và hiện giờ anh nhận định về những lý do ấy ra sao; để kết luận, anh sẽ nêu lên những lý lẽ của nhận định cuối cùng ấy. Một bản tường trình như thế theo anh hơn đứt cách bào chữa của các luật sư, họ thực ra chẳng phải là những kẻ không thể chê trách vào đâu được, K. quả thực không biết luật sư tiến hành ra sao, chắc chắn chẳng có gì ghê gớm lắm, từ hơn một tháng nay, người bào chừa cho anh đã thôi không gọi anh đến nữa, mà trong các lần hỏi han trước đó, anh cũng chẳng bao giờ có cảm tường con người ấy có thể giúp được nhiều cho anh. Luật sư Huld hầu như chưa hỏi gì anh cả, thế mà có biết bao nhiêu câu hỏi cần nêu lên! Những câu hỏi ấy, đó là điều cốt yếu. Bản thân K. cũng cảm thấy bao điều có lẽ cần thiết phải hỏi. Nhưng luật sư lại chẳng hỏi mà cứ thao thao bất tuyệt những lời lẽ dông dài hoặc ngồi yên chẳng nói năng gì trước mặt anh, ngả ngả người trên bàn chắc là vì tai hơi nghễnh ngãng, rứt rứt mấy sợi râu và nhìn những hình vẽ trên thảm có lẽ đúng vào chỗ K. đã lăn lộn với Leni. Chốc chốc ông lại báo cho anh biết vài điều rỗng tếch như người ta nói với con nít. Những lời lẽ vừa vô ích vừa chán ngắt mà K. dự định chẳng trả một xu nào vào lúc tính tiền. Khi luật sư cho là đã sỉ nhục anh đủ rồi, ông thường động viên tinh thần anh một chút. Ông bảo là ông đã thành công hoàn toàn hoặc một phần trong nhiều vụ án thuộc loại này, những vụ ấy có lẽ sáng sủa hơn, song xem ra cũng chẳng kém tuyệt vọng. Ông có bản danh sách trong ngăn kéo đây - và ông đập xuống bất kỳ chỗ nào trên bàn - nhưng rất tiếc là do bí mật nghề nghiệp nên ông không thể đưa các hồ sơ ra được. Kinh nghiệm phong phú mà ông thu thập được trong quá trình tất cả các vụ xét xử ấy chắc sẽ có lợi cho K. tất nhiên ông đã bắt đầu tiến hành ngay lập tức và ông đã thảo lá đơn đầu tiên. Lá đơn ấy rất quan trọng vì toàn bộ vụ án thường tùy thuộc vào ấn tượng đầu tiên do sự bào chữa đem lại. Rất tiếc là những lá đơn đầu tiên ấy thường không được tòa đọc đến, và tất nhiên ông phải báo cho K. biết điều đó ngay từ bây giờ. Người ta đơn thuần xếp xó chúng lại và tuyên bố rằng tạm thời việc hỏi cung bị cáo còn quan trọng hơn mọi loại giấy tờ. Nếu người đệ đơn năn nỉ quá thì người ta sẽ nói thêm là đơn ấy sẽ được đọc đồng thời với các tài liệu khác trước phiên tòa cuối cùng, khi đã đầy đủ hồ sơ. Điều đó, chao ôi! Chẳng phải bao giờ cũng đúng, luật sư còn nói thêm, lá đơn đầu tiên thường là nằm bẹp trong một ngăn kéo nào đấy, cuối cùng thất lạc, và ngay cả trong trường hợp như luật sư được biết, mặc dầu nói đúng ra là qua những lời đồn đại ít nhiều được công nhận. Tình trạng đó thật đáng tiếc, nhưng chảng phải là không có lý do. K. không được quên rằng những cuộc xét xử chẳng tiến hành công khai, chúng có thể trở thành công khai nếu tòa thấy là cần thiết, nhưng luật thì không quy định là phải công khai. Vì vậy các hồ sơ tư pháp, nhất là bản cáo trạng, mãi mãi là bí mật đối với bị cáo và luật sư của y, cho nên nói chung không thể biết được phải gửi lá đơn đầu tiên cho ai và thực ra đơn ấy cũng chỉ có thể cung cấp được những yếu tố hữu ích trong trường hợp tình cờ may mắn mà thôi. Những lá đơn thật sự có ích, luật sư Huld nói thêm, chỉ có thể được thảo ra muộn hơn, trong quá trình các cuộc hỏi cung, nếu qua những câu hỏi mà người ta đặt ra cho bị can, có thể thấy rõ hoặc đoán ra các điểm chính để buộc tội và chúng được căn cứ vào những lý do nào. Tất nhiên, trong những điều kiện như vậy, việc bào chữa ở vào một tình thế bất lợi vô cùng và khó nhọc vô cùng, nhưng đấy là về phía tòa cố tình muốn thế. Vì lẽ việc bào chữa không được luật cho phép một cách dứt khoát, luật sư Huld còn nói thêm; luật chỉ chịu đựng nó thôi, và thậm chí người ta chẳng hiểu cái đoạn trong bộ luật có vẻ chịu đựng việc bào chữa có chịu đựng thực sự hay không. Vì vậy, nói đúng ra chẳng làm gì có luật sư được tòa án có liên quan công nhận, tất cả những ai đứng ra trước tòa làm người bào chữa thực tế chỉ là các luật sư hành nghề không đủ tư cách. Đương nhiên đó là một điều nhục nhã cho cả nghiệp đoàn; K. có lẽ chỉ cần nhìn vào căn phòng chuyên dành cho các luật sư khi anh đi tới khu văn phòng tư pháp, chắc hẳn anh sẽ kinh hãi lùi lại khi nhìn thấy bọn người tụ tập trong đó; chỉ riêng quang cảnh cái xó tồi tàn người ta dành cho họ trong tòa nhà cũng chứng tỏ tòa kinh miệt họ như thế nào. Căn phòng chỉ được chiếu sáng bằng một chiếc cửa tò vò bé tí trên mái, cao đến nỗi muốn nhìn ra ngoài, hít khói của cái ống khói bên cạnh và mặt mũi đen nhẻm mồ hóng, thì trước hết phải nhờ một ông bạn đồng nghiệp công kênh mình lên: đã thế, từ hơn một năm nay, sàn nhà của căn phòng ấy lại bục ra một lỗ người chui qua chắc là không lọt, nhưng cũng đủ rộng để thụt chân xuống hoàn toàn - đấy là chỉ để đưa ra một ý niệm về sự mục nát của nó ra sao. Vả lại, phòng các luật sư ấy lại ở trên gác hai cửa tầng nóc; nếu một trong các vị đó thụt xuổng lỗ, thì chân ngài treo lủng lẳng ở gác một, ngay chính giữa cái hành lang nơi các bị can đang ngồi chờ. Các luật sư không hề quá lời khi tuyên bố rằng tình trạng ấy là hết sức nhục nhã. Chẳng có yêu sách nào được đưa ra. Mà họ cũng tuyệt đối bị cấm không được tự bỏ tiền ra sửa chữa bất cứ gì, vả chăng tổ chức tư pháp có những lý do để bắt họ phải chịu đựng cách đối xử ấy. Nó tìm cách hết sức loại bỏ việc bào chữa; nó muốn bị cáo đích thân chịu trách nhiệm tất. Thực ra, quan điểm này chẳng phải là dở; nhưng còn gì sai lầm hơn là từ đó rút ra kết luận rằng các luật sư chẳng ích gì cho bị cáo trước cái tòa án ấy. Hoàn toàn trái lại, không ở đâu họ lại có thể hữu ích cho bị cáo hơn, vì nói chung các vụ xét xử không những bí mật với công chúng, mà còn bí mật cả với bị cáo; tất nhiên là trong chừng mực có thể giữ được bí mật, nhưng tuyệt đại bộ phận là giữ được. Bởi lẽ bị cáo không được quyền nhòm ngó vào các hồ sơ và thật khó mà biết được qua các buổi hỏi cung những gì có thể có trong các hồ sơ ấy, nhất là đối với bị cáo nào mất tinh thần và sự chú ý bị phân tán vì đủ mọi thứ lo lắng. Đấy là chỗ việc bào chữa can thiệp. Thông thường luật sư không có quyền dự các buổi tiếp xúc với ngài dự thẩm, vì vậy họ phải hỏi bị cáo càng sớm càng tốt sau cuộc thẩm vấn và cố phát hiện xem có thể có gì hĩru ích cho việc bào chữa để đưa vào các bản tường trình thường là rất lộn xộn. Nhưng đây vẫn chưa phải là điều quan trọng hơn cả, vì theo cách này người ta không thể biết được gì nhiều, tuy rằng nói cho đúng, một người có thẩm quyền xoay xở vẫn cứ tốt hơn những kẻ khác. Con chủ bài lớn đó là những mối quan hệ cá nhân của luật sư, giá trị chủ yếu của việc bào chữa chính là ở đây. Qua kinh nghiệm riêng, K. chắc đã nhận thấy rằng tổ chức tư pháp chưa được hoàn hảo ở những cấp bậc dưới là nơi có nhiều viên chức hám lợi hoặc không trung thành; bức tường vây quanh có những chỗ sụt lở về phía ấy. Chính các chỗ sụt lở ấy là nơi đại đa số các luật sư đổ xô đến, chính đấy là nơi họ thuê tiền, họ tìm kiểm, họ dò la; cũng đã xảy ra những vụ đánh cắp tài liệu, ít nhất là trong quá khứ. Không thể chối cãi được rằng một số luật sư bào chữa bằng cách đó đã đạt được những kết quả nhất thời vô cùng thuận lợi cho bị cáo: tất cả bọn luật sư quèn nhãi ranh cũng lợi dụng ngay cách ấy để thu hút những khách hàng mới, nhưng các kết quả như thế không có hoặc hầu như không có một chút ảnh hưởng nào đến diễn biến các cuộc xét xử. Duy chỉ những mối quan hệ cá nhân lương thiện với các viên chức quan trọng - tất nhiên ở những cấp bậc dưới - là có thể có một giá trị thật sự; duy chỉ có những quan hệ ấy là ảnh hưởng đến diễn biến của vụ án, mới đầu khó nhận thấy, nhưng càng về sau càng rõ rệt. Dĩ nhiên ít có luật sư thành công bằng con đường này; chính vì thế mà sự lựa chọn của K. tỏ ra là may mắn một cách đặc biệt. Tiến sĩ Huld bảo rằng chỉ có một hoặc hai người bào chữa là có thể huênh hoang về những mối quan hệ như những mối quan hệ của ông. Họ chắc chắn là chẳng để tâm làm quen với các vị trong phòng luật sư; họ chẳng có gì liên quan với bọn người ấy cả. Những mối quan hệ của họ do đó chỉ càng chặt chẽ hơn với các viên chức tư pháp. Tiến sĩ Huld thậm chí chẳng cần lúc nào cũng chầu chực biết đâu gặp được các vị dự thẩm, ở ngoài tiền sành để may ra thu lượm được một kết quả thường là hão huyền và phụ thuộc vào sở thích ngông cuồng của các vị ấy. Không, K. đã có thể nhận thấy rằng các viên chức, và đôi khi cả những viên chức cao cấp, thân hành đến báo tin cho ông, một cách công khai, hay ít ra là một cách dễ giải thích, và thảo luận với ông về diễn biến sắp tới của các cuộc xét xử; trong một số trường hợp, các vị ấy còn được thuyết phục nữa, và đôi khi nghe theo ý kiến gợi ý. Đã đành là không nên quá trông cậy vào đấy; dù họ có nói như đinh đóng cột là sẽ thay chiều đổi hướng và chiếu cố đến sự bào chữa, họ có thể lập tức về ngay văn phòng để đưa ra cho những phiên xét xử ngày hôm sau các chỉ thị hoàn toàn khác hẳn và có thể còn khắc nghiệt đối với bị cáo hơn là quan điểm đầu tiên mà họ khẳng định là đã hoàn toàn hủy bỏ đi rồi. Đó là một điều không thể nào phòng chống được, bởi vì những lời cam đoan họ đưa ra không có nhân chứng thì mãi mãi vẫn là không có nhân chứng và chẳng có thể ràng buộc gì được họ cho dù phía luật sư bào chữa không nhất thiết phải duy trì thiện cảm của họ. Cũng cần phải nói rằng khi các vị ấy quan hệ với những luật sư bào chữa, trong trường hợp đó là những người có tài cán, thì đấy không phải chỉ vì tình bạn hay từ tâm, mà bởi lẽ về một số mặt nào đó họ phụ thuộc vào các luật sư.
Chính đấy là chỗ thiếu sót của một tổ chức tư pháp quy định ngay từ đầu việc giữ bí mật các tài liệu. Các viên chức thiếu tiếp xúc với xã hội; họ được trang bị đầy đủ đối với các vụ án thông thường, các vụ án ấy có thể nói là tự nó theo dòng mà đi, người ta chỉ phải can thiệp từng lúc và sơ sơ; nhưng trong những trường hợp hoặc hết sức đơn giản hoặc đặc biệt gay go, họ thường lúng túng; suốt đem ngày vùi đầu vào những bộ luật, cuối cùng họ mất đi cái ý thức đúng đắn về các mối quan hệ giữa người với người, và họ thiếu cái ý thức ấy trong những trường hợp chúng tôi đã nói rõ. Họ liền đến xin ý kiến các luật sự, có một gã đầy tớ mang các tài liệu nói chung là rất mật đi theo. Qua cái cửa sổ mà ta đã biết, ta có thể thường xuyên thấy nhiều vị, cả những vị ta không thể nào ngờ tới, đương nhìn ra phố với vẻ tuyệt vọng vô cùng, trong lúc các luật sư tra cứu hồ sơ để có thể góp ý kiến. Trong các dịp này ta cũng thấy rõ các vị ấy quan tâm nghiêm túc đến nghề nghiệp của họ ra sao và họ tuyệt vọng biết chừng nào trước những trở ngại mà do méo mó nghề nghiệp nên họ không vượt qua được.
Luật sư nói thêm rằng tình cảnh của họ chẳng bao giờ là dễ dàng lắm, không nên tưởng lầm mà tội cho họ. Tôn ti của ngành tư pháp bao gồm vô vàn cấp bậc trong đó ngay cả những người am hiểu cũng vất vả mới mò mẫm ra. Vả lại, các phiên xét xử trước tòa thường là được giữ kín đối với các viên chức nhỏ cũng như đối với công chúng, nên họ không bao giờ có thể theo dõi đến nơi đến chốn được; họ chẳng biết các vụ việc thuộc phạm vi xét xử của họ từ đâu tới và sau đó đi tới đâu. Vì vậy, họ không biết đến những bài học mà người ta có thể rút ra từ việc nghiên cứu các giai đoạn khác nhau của một vụ án, nghiên cứu bản án và những lý do của nó. Họ chỉ được quyền đảm nhiệm bộ phận tố tụng mà luật pháp dành cho họ, còn như sau đó ra sao, nghĩ là công việc của bản thân họ kết quả ra sao, thì thường họ biết còn ít hơn luật sư bào chữa là người nói chung tiếp xúc với bị cáo cho đến khi xét xử xong xuôi, về phương diện ấy, các viên chức tư pháp phải tìm hiểu ở các luật sư nhiều lắm. Trước một tình cảnh như vậy, liệu K. có thể còn ngạc nhiên nữa không về tính hay cáu gắt mà các viên chức thường trút lên đầu bị cáo một cách hết sức tệ hại, chẳng ai thoát khỏi? Mọi viên chức đều ở vào trạng thái cáu gắt, nay cả khi họ có vẻ tươi tỉnh. Tất nhiên, các luật sư quèn phải chịu thiệt thòi nhiều. Người ta kể về vấn đề này một giai thoại xem ra có thể là thật: một viên chức già là người hiền hậu và tử tế đã nghiên cứu một ngày một đêm ròng rã - vì các viên chức ấy cực kỳ siêng năng - một trong những vụ án gai góc nhất, lại còn bị những đơn từ của các luật sư làm cho rắc rối thêm. Buổi sáng, sau hai mươi bốp tiếng đồng hồ làm việc kiệt sức, cụ đến nấp sau cánh cửa và gay ngã nhào xuống thang tất cả các luật sư nào định vào. Các luật sư liền tụ tập ở một chỗ mặt bằng thang phía dưới để bàn bạc xem nên xử sự ra sao; một mặt, rõ ràng họ không có quyền được vào, do đó không thể tiến hành hợp pháp bất cứ việc gì để chống lại lão viên chức - vả chăng họ cũng cần phải nể nang, như ta đã giải thích - nhưng mặt khác, ngày nào họ không có mặt ở tòa là ngày ấy mất đứt đối với họ nên họ nhất thiết phải vào được trong phòng. Cuối cùng, họ nhất trí với nhau là phải làm cho lão già mệt nhoài. Họ liền thay phiên nhau trèo lên; khi tới đầu cầu thang họ chống đỡ một hồi lâu rồi để bị đẩy xuống; các bạn đồng sự đón người bị nạn dưới chân thang. Cứ thế kéo dài gần một tiếng đồng hồ thì lão già đã kiệt sức sau một đêm làm việc bây giờ mệt quá không chịu được nữa và bỏ đi. Bọn đứng dưới thoạt đầu không tin. Họ phái một người lên xem có đúng là chẳng có ai trong phòng không. Chỉ khi người đó trở lại họ mới kéo vào và chẳng dám ho he, vì còn xa các luật sư mới mong muốn đưa vào hệ thống tư pháp bất kỳ một sự cải tiến nào đây, trong khi mọi bị cáo, ngay cả người đầu óc chất phác nhất - thật là đặc biệt - kể từ buổi tiếp xúc đầu tiên với tòa, bao giờ cũng bắt đầu bằng việc nghiền ngẫm những dự án cải cách, phung phí vào đấy thời gian và sức lực lẽ ra có thể sử dụng hữu ích hơn nhiều. Tiến sĩ Huld nói rằng phương pháp duy nhất hợp lý là thích nghi với hoàn cảnh như nó tồn tại. Dù cho có thể cải tiến được một số điểm vặt vãnh đi nữa - tuy đó chỉ là hão huyền - thì may man nhất cũng chỉ có thể đạt được kết quả cho những trường hợp sẽ xảy ra về sau, nhưng lại bị tác hại ghê gớm là làm cho các viên chức vốn có tính hiềm thù chú ý đến mình, cần phải bằng mọi giá tránh sao cho đừng bị để ý, phải im hơi lặng tiếng cho dù cảm thấy tức tối không chịu được, phải cố mà hiểu rằng cái bộ máy tư pháp khổng lồ kia như thể lúc nào cũng ở trên mây trên gió, và nếu ta tìm cách dùng quyền lực của mình sửa đổi một chút gì đấy, ta sẽ bị hẫng dưới chân, có nguy cơ bị ngã, trong khi cái bộ máy khổng lồ mà tất cả gắn với nhau thành hệ thống có thể dễ dàng tìm được phụ tùng thay thế, và vẫn y nguyên như cũ, trừ phi nó trở nên mãnh liệt hơn, chăm chú hơn, nghiệt ngã hơn, tàn ác hơn, và điều này rất có thể xảy ra. Tốt nhất là cứ để cho luật sư xoay xở chứ đừng quấy rầy ông. Những lời trách móc dĩ nhiên là chẳng được tích sự gì nhiều, nhất là khi người ta không thể nào làm cho ai nấy hiểu được hết tầm quan trọng của các lý do trách móc, song dẫu sao cũng phải nói cho K. biết rằng cách cư xử của anh với ông trưởng phòng làm hại rất nhiều cho việc của bản thân anh. Tên của con người có thế lực ấy từ nay hầu như phải loại bỏ khỏi danh sách các nhân vật có thể vận động ít nhiều cho K.; ông ta cố ý làm như không nghe thấy lời bóng gió dù là hết sức xa xôi nào đến vụ án, thế là rõ quá. Các viên chức ấy về nhiều mặt xử sự như trẻ con. Một chuyện chẳng đâu vào đâu - rất tiếc thái độ của K. không phải như vậy - đôi khi có thể làm cho họ phật lòng đến mức họ chẳng thèm nói năng dù là với bạn bè thân nhất, họ quay đi khi gặp bạn và cái gì cũng chống lại bạn. Nhưng cũng có khi một câu nói đùa đánh liều thốt ra vì không có cách nào khác làm cho họ bỗng dưng bật cười và trở lại hỉ hả một các đột ngột lạ lùng hết sức. Giao thiệp với họ vừa rất phức tạp, vừa rất dễ dàng, không có một nguyên tắc nào chi phối cả.
Đôi khi người ta lấy làm lạ trong những tình trạng như thế làm một cuộc đời lại đủ để đi đến công nhận là người ta có thể có lúc thành công. Rõ ràng là có những giờ phút u buồn mà ai cũng đã từng trải qua, khi ta nghĩ rằng nùnh đã không đạt được một mục đích nào cả, khi ta tưởng chừng mình chỉ thành công trong những vụ án vốn sinh ra là để thành công và không có ta thì chúng vẫn đạt tới kết quả như thế, còn tất cả các vụ án khác thì ta lại thất bại, mặc dầu tốn bao công vất vả, chạy vạy với những kết quả bề ngoài nho nhỏ đã từng khiến cho ta mừng rơn. Và trong những lúc ấy, hình như ta chẳng còn biết tin cậy vào cái gì nữa, và nếu như phải trả lời một số câu hỏi nhất định nào đấy, thậm chí ta cũng không dám chối là tuy với ý định tốt nhất trần đời, ta đã đẩy đi sai đườns trệch lối những vụ án nếu cứ để mặc nó thì chắc đã thành công. Rõ ràng là ngay trong cái ý thức đó cũng có một thứ tin chắc, nhưng đó là điều tin chắc duy nhất còn lại với ta. Những cơn hoài nghi ấy - vì cố nhiên đấy chỉ là những cơn - đặc biệt đe dọa các luật sư khi người ta rút ra khỏi tay họ một vụ án họ đã dẫn đi khá xa và hoàn toàn thỏa mãn. Chắc chắn đấy là điều tệ hại nhất có thể xảy đến với một người bào chữa. Nỗi bất hạnh này không bao giờ xảy ra do lỗi của bị cáo; một bị cáo đã chọn luật sư nào thì dù cơ sự ra sao cũng phải bám lấy luật sư ấy. Vả chăng làm sao y có thể xoay xở được một mình sau khi đã có người giúp đỡ? Vậy chuyện đó chẳng bao giờ xảy ra, nhưng đôi khi có tình hình là tiến trình vụ án đi vào một hướng mà luật sư không có quyền theo đuổi nữa. Người ta liền cùng một lúc rút khỏi tay ông vụ án, bị cáo và tất tất; những mối quan hệ hữu ích nhất lúc này cũng chẳng còn dùng được việc gì, vì ngay bản thân các viên chức cũng không được biết. Vụ án vừa đi vào một giai đoạn người ta không có quyền được giúp đỡ nữa, nó nằm trong tay pháp đình không ai tới được và ở giai đoạn ấy luật sư không còn được gặp bị can. Một hôm nào đó, khi về đến nhà ta thấy ở trên bàn tất cả các đơn từ ta đã thảo ra với bao nhiệt tình và hy vọng; chúng được gửi trả lại cho ta vì không có quyền hiện diện trong giai đoạn mới của vụ án nữa. Đó chỉ còn là mớ giấy lộn. Song như thế không có nghĩa là vụ án thất bại. Ít ra cũng chẳng có một lý đo vững chãi nào để công nhận giả thiết này: duy chỉ có điều là ta chẳng được biết gì và có lẽ chẳng bao giờ được biết gì về vụ án nữa. Cũng may những trường hợp như thế chỉ là ngoại lệ, và cho dù vụ án của K. rồi sẽ phải đi vào con đường ấy thì lúc này cũng còn xa và vẫn còn vô khối việc để luật sư làm. K. có thể yên chí là chưa đến nỗi nào. Đơn chưa gửi đi, như ta đã nói, nhưng việc đó không cấp thiết, đối với lúc này điều quan trọng hơn nhiều là phải thiết lập những mối tiếp xúc đầu tiên với các viên chức có ích, và việc ấy đã được tiến hành rồi, với các thành công khác nhau, cần phải thẳng thắn thừa nhận như vậy. Tốt nhất là tạm thời không nên cho K. biết những chi tiết chỉ có thể ảnh hưởng bất lợi đến K. bằng cách làm cho anh hy vọng quá hoặc sợ hãi quá: chỉ cần anh biết rằng một số viên chức đã tỏ ra hết sức ân cần và một số khác lạnh nhạt hơn nhưng không khước từ giúp đỡ. Nhìn chung kết quả là rất khả quan, nhưng không nên vội rút ra kết luận, vì mọi cuộc thương lượng sơ bộ đều bắt đầu như thế cả và chỉ sau những phiên xét xử mới có thể biết là chúng có giúp ích gì không. Dù thế nào đi nữa chưa có gì là tuyệt vọng, và nếu ta lại vẫn tranh thủ được ông trưởng phòng - nhiều cuộc vận động đã được tiến hành theo hướng này - thì như các nhà phẫu thuật nói, vết thương thế là rõ, ta có thể tin tưởng chờ đợi diễn biến tiếp theo.
Luật sư khi đã nói đến loại chuyện ấy thì thao thao bất tuyệt: mỗi lần gặp gỡ, lão lại bắt đầu tuôn ra. Luôn luôn có những tiến bộ, nhưng không bao giờ người ta có quyền được nói tiến bộ ở những điểm nào. Người ta không ngùng soạn thảo lá đơn đầu tiên, nhưng chẳng bao giờ xong, điều đó tỏ ra là hay ngay từ lần gặp gỡ tiếp theo, vì gửi tài liệu ấy đi lúc này có lẽ chẳng hợp thời chút nào, đó là điều người ta không lường trước được. Nếu K. nghe mãi đã kiệt sức, thinh thoảng nhắc nhở là công việc chẳng tiến triển gì mấy, tuy có tính đến mọi nỗi khó khăn, người ta trả lời anh rằng nó vẫn nhẩn nha tiến lên đấy chứ, nhưng dĩ nhiên là nó có thể tiến xa hơn rất nhiều nếu người ta tìm đến với luật sư kịp thời. Đáng tiếc người ta đã không làm thế, và sự lơ là ấy sẽ còn kéo theo sau những điều phiền muộn còn tệ hại hơn là mất thời giờ nữa.
Trong những buổi luật sư Huld gặp gỡ hỏi han ấy, Leni luôn khéo thu xếp để mang trà vào cho lão lúc K. đang có mặt, và đó là những giây phút ngắt quãng duy nhất thật là dễ chịu. Cô đứng sau lưng anh, làm ra vẻ nhìn luật sư đương cúi sát xuống hau háu rót trà ra tách uống và cô len lét luống bàn tay cho K. nắm. Yên lặng hoàn toàn; luật sư uống trà K. bóp bàn tay Leni và Leni thỉnh thoảng đánh liều nhẹ nhàng vuốt mái tóc K.
- Mày vẫn còn đấy à? - Luật sư hỏi khi uống xong.
- Cháu muốn mang tách đi. - Leni nói.
Họ còn siết tay nhau thêm một cái cuối cùng: luật sư chùi mép rồi lại bắt đầu khích lệ K. với một đà hăng hái mới mẻ.
Nhưng ông ta muốn gì? Động viên anh chăng? Hay làm cho anh hoàn toàn tuyệt vọng? K. không phân biệt được, nhưng chẳng bao lâu anh biết chắc chắn là anh đã chọn nhầm người bào chữa cho mình.
Rất có thể là luật sư nói đúng, tuy rõ ràng lão tìm cách gán cho mình vai trò hàng đầu và lão chưa từng phải cáng đáng một vụ án nào quan trọng như lão cảm thấy đối với vụ án của K. Nhưng các mối quan hệ mà lão luôn luôn khoe khoang kia xem ra có vẻ đáng ngờ lắm; có đúng là lão sử dụng chúng vì lợi ích của K. không? Lão chẳng bao giữ quên nói rằng đó chỉ là những viên chức cấp dưới, vì thế họ là các nhân viên hết sức phụ thuộc mà diễn biến của vụ án trong một số trường hợp có thể tạo điều kiện thuận lợi cho họ được thăng cấp. Biết đâu chung quy chính họ lợi dụng luật sư để đạt được diễn biến mong muốn cái diễn biến tất yếu có hại cho bị cáo? Có lẽ không phải vụ án nào họ cũng xử sự như thế, vì xem ra có vẻ không hợp lý, chắc chắn cũng có những vụ mà họ giúp cho luật sư một tay để thưởng công cho ông, bởi lẽ thế nào thì họ cũng phải chăm lo giữ gìn danh tiếng của ông chứ; nhưng nếu sự việc xảy ra như vậy thật thì liệu họ sẽ can thiệp theo chiều hướng nào đối với vụ án của K. một vụ án rất gai góc như luật sư Huld nói, cho nên nó là một sự kiện giật gân chắc chắn đã chiếm lĩnh ngay từ đầu toàn bộ sự chú ý của tòa? Chao ôi! Chẳng có gì mà phải nghi ngờ nhiều. Ai cũng rõ là lá đơn đầu tiên còn chưa được gửi đi, thế mà vụ án kéo dài đã nhiều tháng rồi. Mọi việc chỉ mới bắt đầu, theo như luật sư nói; phương pháp rõ ràng là tuyệt vời nếu người ta muốn ru ngủ bị cáo và duy trì y trong tình trạng không hoạt động để cho y bị sửng sốt về lời phán quyết hay ít nhất là về kết quả cuộc điều tra người ta đột ngột báo cho biết là bất lợi với y và vụ việc được chuyển lên một tòa án cấp cao...
Nhất thiết K. phải tự mình can thiệp. Niềm tin chắc đó trở nên gất gao đặc biệt khi anh thấy người mệt rã rời như buổi sáng mùa đông hôm ấy lúc ai nấy thấy anh mất hết ý chí. Anh đã quên bẵng thái độ coi thường của anh ban đầu; nểu chỉ có một mình anh trên thế gian, chắc anh đã có thể bỏ mặc vụ án của anh, coi như người ta đã khởi tố anh, tuy hình như không phải thế. Nhưng bây giờ, ông chú anh đã đưa anh đến nhà luật sư, và còn phải tính đến gia đinh; tình cảnh của anh thôi không còn hoàn toàn độc lập với diễn biến của vụ án, anh lại đã dại dột đích thân kể cho bạn bè về cái vụ án ấy với một nỗi hỉ hả không thể nào lý giải được; một số khác chẳng hiểu do đâu mà biết; những mối quan hệ của anh với cô Bürstner dường như cũng còn treo đấy đồng thời vụ rắc rối của anh... tóm lại, anh chảng có quyền chấp nhận hay khước từ vụ án; anh đương chìm ngập trong đó và cần phải bảo vệ lấy thân; nếu anh chán nản, anh hãy liệu hồn!
Lúc này anh chưa có gì phải lo lắng lắm. Anh đã xoay sở vào làm việc được ở nhà ngân hàng sau một thời gian tương đối ngắn, và bằng nỗ lực bản thân, đã tới được địa vị hiện nay; anh đã có thể ngồi vũng ở cái ghế này, được mọi người kính nể, giờ đây anh chỉ cần dành cho vụ án một phần những năng lực đã giúp anh lên cao như vậy là chắc mọi việc sẽ kết thúc tốt đẹp; muốn đạt được mục đích, chủ yếu anh cần phải trước tiên loại bỏ mọi ý nghĩ là mình có tội. Chẳng có tội lỗi nào cả, vụ án chẳng qua chỉ là một vụ việc lớn như anh đã từng giải quyết vì lợi ích của nhà ngân hàng, một vụ việc mà theo lẽ tất nhiên có nhiều nguy hiểm anh cần phải chống đỡ. Vậy anh không được băn khoăn về ý nghĩ một lỗi lầm, mà chỉ được nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà thôi. Về phương diện ấy, cần phải tước bỏ của luật sư cái quyền đại diện cho anh, càng sớm càng hay; đấy có thể là một điều xưa nay chưa từng có, một hành động vô cùng xúc phạm, như lão ta đã từng nói với anh, nhưng K. không thể chấp nhận được là trong vụ án anh vấp phải những trở ngại từ phía chính ngay luật sư bào chữa cho anh. Khi đã loại được luật sư ra rồi, cần phải gửi đơn đi ngay lập tức và nhắc nhở xem xét. Cố nhiên muốn được thế thì không thể cứ ngồi lì như những người khác ở hành lang với chiếc mũ đút dưới gầm ghế, mà cần phải quấy rầy các nhân viên ngày này qua ngày khác, cho đàn bà con gái hoặc bất kỳ một người thứ ba nào đó đến ám họ, buộc họ phải ngồi vào bàn nghiên cứu lá đơn thay cho đúng nhìn ra ngoài hành lang qua tấm mắt cáo bằng gỗ. Không một phút lơi lỏng trong những nỗ lực ấy, cần phải tổ chức, theo dõi mọi sự hết sức chu đáo; cần phải làm cho cái tổ chức tư pháp vấp phải một bị cáo biết bảo vệ mình một phen.
Mặc dầu K. tin vào bản thân anh để thi hành chương trình đó, nhưng anh mệt nhoài vì khó quá không sao thảo nổi lá đơn đầu tiên. Trước đó một tuần lễ, anh chỉ mới thấy như ngượng ngùng khi hình dung một hôm nào đó có lẽ anh sẽ phải tự tay thảo tài liệu ấy, nhưng anh chưa bao giờ nghĩ đấy là một công việc khó khăn. Anh nhớ lại một buổi sáng kia công việc bận bù đầu, anh đã dẹp tất cả sang một bên, và vớ luôn tập giấy ghi để thử phác dàn ý một lá đơn thuộc loại ấy hộ cho ông luật sư chậm như rùa của anh thì vừa lúc cửa phòng bật mở và ông phó giám đốc cười ha hả bước vào.
Cái cười đã khiến K. lúc đó rất khó chịu, mặc dầu tất nhiên nó không nhằm vào lá đơn, vì ông phó giám đốc có biết gì đâu, mà nhăm vào một trò đùa về tài chính mà ông vừa được biết xong. Cần phải vẽ ra mới hiểu được và ông phó giám đốc đã cúi xuống bàn của K. giật lấy chiếc bút chì từ tay anh vẽ ngay lên tập giấy ghi dành cho lá đơn.
Hôm nay K. chẳng còn thẹn thùng gì nữa; lá đơn ấy cần phải viết. Nếu anh không thu xếp được thời giờ ở văn phòng, mà chắc là như thế, anh sẽ viết ở nhà vào ban đêm. Nấu các ban đêm không đủ, anh sẽ xin nghỉ phép; điều cốt yếu là không được tiến hành nửa vời, bởi đó là phương pháp dở nhất, không những trong các vụ việc mà ở đâu bao giờ cũng thế. Thảo lá đơn ấy dĩ nhiên là một công việc bất tận. Nếu không phải là người có tính hay lo lắng, ta dễ có thể nghĩ rằng chẳng bao giờ viết xong được. Chẳng phải vì lười biếng hay vì tính toán (những lý do này chỉ có thể đúng trong trường hợp luật sư Huld), mà bởi lẽ không biết bị ghép vào tội gì và diễn biến bấy lâu ra sao, nên anh phải nhớ lại cuộc đời anh, đến từng chi tiết vặt vãnh nhất, phơi bày nó ra trong mọi uẩn khúc, khảo sát nó dưới mọi phương diện. Thêm một nỗi, công việc buồn tẻ biết bao! Có lẽ nói thích hợp với đầu óc uy nhược của một người đã về hun và giúp cho ông ta qua ngày đoạn tháng. Nhưng bây giờ là lúc K. đương cần tập trung trí lực vào công việc, thấy thời gian đi nhanh vùn vụt - vì anh đang độ tung hoành và đã là một mối đe dọa cho ông phó giám đốc - bây giờ là lúc anh muốn tận hưởng như một chàng thanh niên những buổi tối ngắn ngủ và những ban đêm chóng tàn của anh, thế mà bây giờ anh lại phải ngồi thảo cái lá đơn kia! Anh rên rỉ đến kiệt sức. Như một cái máy, để chấm dứt những nỗi khắc khoải, anh ấn vào cái nút điện nối với chuông ở ngoài tiền sảnh. Vừa lúc ấy, anh nhìn thấy chiếc đồng hồ treo tường. Đồng hồ chỉ mười một giờ; vậy là anh đã nghĩ miên man hai tiếng đồng hồ, bao nhiêu là thời gian, thời gian quý báu, và tất nhiên anh càng mệt hơn trước. Nhưng xét cho cùng, thời gian ấy không phải là hoàn toàn lãng phí; nhờ nó mà anh đã đi đến được những quyết định có thể nói là rất hữu ích. Các đầy tớ mang vào cùng với thư từ những danh thiếp của hai vị đợi K. đã lâu lắm. Đây chính là hai khách hàng sụ của nhà ngân hàng lẽ ra không bao giờ nên để ngồi mốc ra như vậy. Tại sao họ lại đến vào lúc tệ hại như thế này? Và tại sao - nghe như có tiếng họ hỏi thế ở phía sau cánh cửa - tại sao ông K. là người siêng năng mà lại phung phí những giờ phút tốt đẹp nhất của ông vào việc chăm lo các công việc riêng? Chưa hết mệt về những nỗi băn khoăn vừa qua lại đã mệt về các điều băn khoăn sắp đến, anh đứng lên để tiếp vị khách thứ nhất.
Đó là một ông người bé nhỏ, hoạt bát khỏe mạnh, một kỹ nghệ gia anh vốn quen biết. Ông ta lấy làm tiếc đã quấy rầy K. đang lúc bận việc quan trọng, còn K. cũng xin lỗi đã để ông phải chờ đợi quá lâu. Nhưng anh xin lỗi một cách hết sức lơ đãng và bằng một giọng hờ hững vô cùng đến nỗi nhà kỹ nghệ chắc thế nào cũng ngạc nhiên nếu ông không đương mải để hết tâm trí vào công việc của ông. Ông rút ở túi trong túi ngoài ra các giấy tờ chi chít những cột số tính toán, dàn ra trước mắt K. giải thích nhiều số liệu, sửa một con tính sai nho nhỏ ông vừa phát hiện tuy chỉ duyệt lướt qua, nhắc với K rằng năm ngoái anh đã đi đến nhất trí với ông về một công việc kinh doanh thuộc cùng một loại và nhân tiện cho anh biết rằng lần này một ngân hàng khác muốn đảm đương công việc ấy với bất cứ giá nào, và cuối cùng im lặng để chờ nghe ý kiến của K.; lúc đầu K. theo dõi được những lời lẽ trình bày của nhà kỹ nghệ; anh thấy rõ tầm quan trọng của công việc và hết sức chăm chú, nhưng than ôi! Chỉ là trong một khoảnh khắc, ngắn ngủi; chẳng mấy chốc anh thôi không còn lắng nghe nữa, mà chỉ gật gù mồi lần kỹ nghệ gia thốt lên, rồi anh cũng chẳng buồn gật gù nữa mà cứ nhìn trân trân vào cái đầu hói đương cúi xuống đống giấy tờ: anh băn khoăn chẳng biết đến bao giờ cái ông kia mới nhận ra là đương nói giữa chốn không người. Vì vậy khi ông ta thôi không nói nữa, K. thật sự tin rằng ông im tiếng chỉ là để anh thấy rõ là không thể nào lắng nghe được mà thôi. Nhưng qua cái nhìn chăm chú của nhà kỹ nghệ, hau háu sẵn sàng đón mọi câu trả lời, anh lấy làm tiếc mà nhận thấy rằng cần phải tiếp tục cuộc trò chuyện. Anh liền cúi đầu như thể vừa nhận một mệnh lệnh rồi thong thả lướt bút chì trên các giấy tờ, thỉnh thoảng dừng lại để chấm vào một con số nào đấy. Nhà kỹ nghệ linh cảm thấy những điều bác bẻ; có lẽ những con số của ông không chính xác, hay là chúng không thuyết phục, dù sao ông cũng lấy tay phủ lên các tờ giấy, và vừa ngồi lại sát gần K. vừa trình bày khái quát lại đầu đuôi công việc.
“Khó lắm”, K. bĩu môi nói.
Chẳng bấu víu vào đâu được nữa vì lúc này các giấy tờ đã bị che lấp đi rồi, anh liền bải hoải rã rời khuỵu người xuống tay ghế bành. Thậm chí anh chỉ ngước mắt lên một cách lờ đờ khi cửa phòng ban giám đốc xuất hiện lờ mờ như sau lớp màn the. Anh chẳng nghĩ ngợi gì hết mà chỉ để ý đến cái kết quả tức thì của sự can thiệp kia làm cho anh nhẹ hẳn người, vì kỹ nghệ gia đứng phắt dậy vội vã ra đón ông phó giám đốc. Nhưng K. sợ ông lại biến đi nên chỉ mong nhà kỹ nghệ nhanh nhảu gấp năm gấp mười lên nữa. Song nỗi sợ hãi không có cơ sở, hai vị gặp nhau, bắt tay nhau và cùng bước tới bàn giấy của anh; nhà kỹ nghệ than phiền là vị đại diện ít quan tâm hứng thú đến việc kinh doanh của ông quá và trỏ K. lại đương vùi đầu vào đống giấy tờ dưới con mắt của ông phó giám đốc. Khi hai người cúi xuống trên bàn của anh và nhà kỹ nghệ tìm cách giảng giải cho ông phó giám đốc rõ những đề nghị của mình hay ho ra sao, K. tưởng chừng như hai người đó, mà anh hình dung ra cao lớn mênh mông, đương thương lượng ở trên đầu anh về vụ việc của chính anh; anh hé mắt từ từ ngước nhìn lên, cố xem phía trên đương diễn ra chuyện gì, tiện tay vớ lấy một giấy tờ bất kỳ trên bàn, xòe tay nâng lên đưa cho hai người, đồng thời thong thả đứng dậy. Cử chỉ ấy chẳng tương ứng với một tất yếu nào cả; K. chỉ đơn thuần tuân theo cái cảm tính cho rằng có lẽ cần phải hành động như thế sau khi thảo xong lá đơn dài nó sẽ giải thoát hoàn toàn cho anh. Ông phó giám đốc đương mải nói chuyện nên chỉ lơ đãng đưa mắt nhìn qua tờ giấy, điều mà ông đại diện cho là quan trọng lại không quan trọng đối với ông; ông chỉ đón lấy tài liệu từ tay K., và nói “cám ơn, tôi đã biết”, rồi lại lặng lẽ đặt tờ giấy xuống bàn; K. tức mình, lườm ông, nhưng ông phó giám đốc thậm chí không thấy, hoặc nếu có thấy chỉ càng được khích lệ hơn, ông cười ha hả nhiều lần, làm cho nhà kỹ nghệ bối rối bằng một câu trả lời tinh tế, rồi lập tức lại đưa ra một lý lẽ mới bác bỏ chính bản thân mình để làm cho ông ta hết bối rối, cuối cùng mời nhà kỹ nghệ sang văn phòng của ông để ký kết công việc.
“Đó là một việc vô cùng quan trọng, - Ông chỉ nói với nhà kỹ nghệ - tôi hoàn toàn hiểu rõ. Ông đại diện chắc sẽ sung sướng được chúng ta đỡ cho việc này, vì nó đòi hỏi phải có đầu óc thảnh thơi mới suy nghĩ được, thế mà hôm nay trông ông ấy có vẻ đã làm việc quá sức; vả chăng cũng còn vài người đương đợi đã lâu ở ngoài tiền sảnh”.
K. còn vừa đủ nhanh trí để quay đi không nhìn ông phó giám đốc và chỉ mỉm cười với nhà kỹ nghệ một nụ cười dễ thương mặc dầu ngượng nghịu; anh không can thiệp cách nào khác mà cứ ngả người về phía trước với cả hai bàn tay tì lên bàn như một thầy ký ngồi trước bàn làm việc, nhìn hai người vừa tiếp tục nói vừa thu các giấy tờ trước mắt anh, rồi biến sang văn phòng ban giám đốc. Ra đến cửa, kỹ nghệ gia còn quay lại một lần nữa và nói rằng ông đi nhưng chưa chào vội đâu vì ông định sẽ quay trở lại để thông báo với ông đại diện kết quả thương lượng; vả lại, ông nói thêm là cũng còn một việc nho nhỏ muốn thông báo nữa.
Thế rồi lại chỉ có một mình K.; anh không hề nghĩ đến chuyện mời các khách hàng khác vào, thậm chí cũng chỉ lờ mờ nghĩ tới một điều may mắn: những người ở ngoài tiền sảnh tưởng rằng anh vẫn còn đương thảo luận với kỹ nghệ gia, và chẳng ai được phép vào, kể cả đầy tớ. Anh đến bên cửa sổ, ngồi lên bậc, tay víu vào quả đấm và nhìn ra quảng trường bên ngoài. Tuyết vẫn tiếp tục rơi, trời còn u ám.
Anh ngồi như thế rất lâu, chẳng biết thật rõ rệt mình băn khoăn nỗi gì; chỉ thỉnh thoảng khi tưởng chừng nghe có tiếng động anh mới thoáng về sợ sệt quay nhìn về phía cửa thông ra ngoài tiền sảnh. Song chẳng có ai vào cả. anh bình tĩnh lại đi đến chậu rửa mặt, vã nước lạnh, rồi quay trở lại ngồi ở cửa sổ, đẩu óc thảnh thơi hơn. Cái quyết định tự mình bào chữa xem ra khó thi hành hơn anh tưởng lúc đầu. Từ khi trút việc bào chữa cho luật sư, vụ án rút cục đụng chạm đến anh rất ít; anh chỉ quan sát từ xa, chẳng bao giờ bị tác động trực tiếp; anh có thể tùy theo sở thích nhẩn nha theo dõi tiến trình vụ án hoặc chẳng quan tâm gì đến nó. Nhưng bây giờ, nếu đích thân cáng đáng công việc bào chữa, anh sẽ phải một mình giơ lưng ra đón tất cả những búa rìu của tòa, ít ra là tạm thời; kết quả về sau có thể sẽ là được tha bổng; trong khi chờ đợi sẽ phải đương đầu với những nguy hiểm gay go hơn rất nhiều từ trước đến nay. Nếu anh còn chưa tin thì những quan hệ của anh với nhà kỹ nghệ và ông phó giám đốc trong ngày hôm ấy đã làm cho anh sáng mắt. Anh đã có thái độ như thế nào trong tình trạng bối rối mà chì riêng việc quyết định tự mình bào chữa đã gây ra cho anh! Và rồi sau sẽ ra sao! Tương lai nào sẽ đến? Liệu anh có tìm ra lối đi đúng băng qua mọi trở ngại để dẫn tới kết quả hay không? Một việc bào chữa tỉ mỉ - mà không thể không được - có nhất thiết đòi hỏi anh phải từ bỏ mọi công việc không? Liệu anh có đạt được mà chẳng sứt đầu mẻ trán không? Và anh sẽ làm gì ở nhà ngân hàng? Đâu phải chỉ là vấn đề lá đơn, để viết đơn có lẽ anh chỉ cần nghỉ phép là đủ, tuy rằng xin nghỉ phép lúc này là rất phiêu lưu; vấn đề là cả một vụ án mà không thể dự đoán nó sẽ kéo dài bao lâu. Thật là một trở ngại bất thình lình trong sự nghiệp của K.!
Và anh phải làm việc cho nhà ngân hàng! Anh nhìn bàn giấy của anh. Bây giờ anh phải để các khách hàng vào và thảo luận với họ ư? Trong khi vụ án của anh vẫn tiếp tục, trong khi ở tầng nốc trên kia, các nhân viên tư pháp vẫn đang cúi xuống hồ sơ vụ án ấy, anh phải giải quyết công việc của sở ư? Đó chẳng phải là một thứ khổ hình được tòa án chuẩn y để bổ sung cho vụ án hay sao? Liệu ở nhà ngân hàng người ta có chỉ căn cứ vào đấy để đánh giá việc làm của anh không? Không đời nào. Vụ án của anh ở đây chẳng phải hoàn toàn không ai biết đến... nhưng ai biết... và biết đến đâu? Ông phó giám đốc chắc là chẳng biết tí gì rồi, nếu không tránh sao được ông ấy đã lợi dụng! Ông ta chắc đã chẳng biết đến thương đến sót là gì. Còn ngài giám đốc? Nhất định ngài ủng hộ K.; nếu ngài nghe phong phanh về vụ án thì có lẽ đã tìm cách giảm nhẹ công việc cho K. trong chừng mực có thể, nhưng chắc chắn chẳng ăn thua gì, vì cái đối trọng là K. từ trước đến nay bây giờ bắt đầu yếu đi, ngài càng ngày càng chịu ảnh hưởng của phó giám đốc, ông này tranh thủ kiếm chác từ tình trạng sức khỏe tồi tệ của thủ trường. Vậy K. có thể hy vọng được gì? Cứ suy đi tính lại như vậy có lẽ chỉ làm cho sức chống đỡ của anh mòn mỏi dần, nhưng tìm cách để khỏi bị huyễn hoặc và để cố nhịn cho tỏ tường chẳng phải là cần thiết hay sao?
Anh cố mở cửa sổ ra, chẳng để làm gì cả, mà đơn thuần chỉ vì muốn trì hoãn không bắt tay vào công việc vội. Cửa rít khó mở, anh phải dùng cả hai bàn tay. Suơng mù quyện với khói ùa vào trong phòng, xông lên một mùi khen khét. Vài bông tuyết gió tạt vào theo.
“Mùa thu ớn quá!”, nhà kỹ nghệ nói phía sau K., ông từ phòng phó giám đốc trở về lúc nào không biết.
K. gật đầu lo lắng nhìn cái cặp nhà kỹ nghệ sửa soạn rút giấy tờ trong đó ra để thông báo cho anh biết kết quả thương lượng với phó giám đốc. Nhưng kỹ nghệ gia vẫn theo dõi cái nhìn của K., chỉ vỗ vỗ vào cặp chứ không mở và nói:
“Ông muốn biết kết quả? Tôi có hợp đồng trong tay đây rồi hoặc gần gần như thế. Phó giám đốc của ông là một con người dễ chịu lắm... nhưng phải dè chừng đấy!”.
Rồi ông cười và bắt tay K., cứ ngỡ làm cho K. cũng cười theo. Nhưng bây giờ K. đâm nghi ngờ về việc người ta không muốn đưa giấy tờ cho anh xem; anh chẳng thấy có chút gì là nhộn cả trong ý kiến nhận xét của nhà kỹ nghệ.
“Thưa ông đại diện, - Người đó liền nói với anh - chắc ông khổ sở vì thời tiết. Ông có vẻ buồn phiền lắm”.
- Vâng, - K. vừa nói vừa đưa tay lên bóp thái dương - nhức đầu quá, những chuyện buồn phiền trong gia đình.
- Đúng thế, - Nhà kỹ nghệ nói - ông là một con người sốt ruột chẳng bao giờ nghe được đến đầu, đến đũa “ai cũng phải mang thánh giá của mình trên lưng”.
K. như cái máy tiến một bước về phía cửa như để tiễn ông, nhưng ông lại nói:
“Tôi còn vài lời muốn nói với ông, thưa ông đại diện. Nói với ông chuyện này trong ngày hôm nay tôi rất sợ làm phiền ông, nhưng thời gian vừa qua tôi đã đến đây hai lần, mà lần nào cũng quên bẵng đi mất. Nếu tôi hoãn lại nữa, chẳng biết nó sẽ còn lý do tồn tại nữa không? Và có lễ sẽ rất tai hại, vì xét cho cùng điều tôi cho ông biết đây có thể có một giá trị nào đấy”.
K. chưa kịp trả lời, nhà kỹ nghệ đã đứng sát bên anh, dùng lưng ngón tay khẽ gõ gõ vào ngực anh và hỏi nhỏ:
“Ông vướng vào một vụ án, có phải không?”
K.lùi lại thốt lên:
“Ông phó giám đốc bảo ông chứ gì!”.
- Đời nào. - Nhà kỹ nghệ đáp - Ông ấy biết thế nào được?
- Hay chính ông cho biết? - K. tự chủ được hơn và hỏi.
- Tôi nghe ngóng được chỗ này chỗ khác những tin tức vặt vãnh của tòa, chính về vấn đề ấy mà tôi muốn nói vài lời với ông.
- Thế ra tất cả mọi người đều có liên hệ với tổ chức tư pháp ư! - K. vừa nói vừa buông thõng đầu xuống.
Anh dẫn nhà kỹ nghệ đến bàn giấy. Cả hai lại ngồi xuống như trước và nhà kỹ nghệ nói:
“Điều tôi có thể cho ông biết có lẽ không quan trọng lắm, nhưng trong loại vụ việc này, chẳng nên bỏ qua cái gì cả. Vả chăng tôi vẫn mong muốn được giúp đỡ ông, dù chỉ là tí chút. Chẳng phải là chúng ta luôn luôn tâm đầu ý hợp với nhau trong công việc đó sao? Này nhé...”.
Lúc ấy K. muốn xin lỗi về thái độ trước đó của mình, nhưng nhà kỹ nghệ, không muốn ai ngắt lời, cấp cặp lên tay để tỏ ra ông đương vội và nói tiếp:
“Tôi nghe nói đến vụ án của ông qua một người tên là Titorelli. Đó là một họa sĩ, Titorelli chỉ là biệt hiệu của anh ta, tôi không biết anh tên thật là gì. Từ nhiều năm nay, thỉnh thoảng anh ta đến gặp tôi ở phòng làm việc và đem đến cho tôi những bức tranh nho nhỏ lần nào cũng được tôi trả cho một món tiền bố thí - anh ta cũng gần gần như một kẻ ăn xin - Song tranh thì phải nói là đẹp, những đồng hoang, những phong cảnh, đại khái như thế. Những cuộc mua bán ấy đã thành quen đối với cả hai chúng tôi và luôn luôn diễn ra hỉ hả nhất trần đời; nhưng cuối cùng, anh ta cứ đến luôn xoành xoạch và tôi đã ngỏ lời trách; chúng tôi bắt đầu nói chuyện, tôi tò mò muốn biết anh làm thế nào mà sống được chỉ với nghề tranh, và lúc đó tôi ngạc nhiên vô cùng được biết anh sống chủ yếu bằng tranh vẽ chân dung. Anh bảo tôi là anh làm việc cho tòa. Tôi hỏi tòa nào. Đấy là lúc anh đem chuyện ra nói tôi nghe. Ông là người hơn bất cứ ai có thể hình dung khi nghe ta kể, tôi sửng sốt đến thế nào. Từ ngày ấy, mỗi lần anh đến thăm, tôi đều được biết ít nhiều tin tức của tòa và cứ thế nay một chút, mai một chút, cuối cùng tôi trở nên thông tỏ ngọn ngành. Nói đúng ra, anh chàng Titorelli ấy ba hoa lắm và tôi thường phải bảo anh ta im đi, không những chỉ vì anh ta nói dối - điều đó thì không thể chối chãi được - mà chủ yếu còn là vì một nhà kinh doanh còng lưng dưới gánh nặng những mối lo lắng của bản thân mình như tôi thì còn thì giờ đâu mà quan tâm đến chuyện người khác. Nhưng thôi. Tôi nghĩ bụng rằng anh chàng Titorelli ấy xem chừng có thể giúp được cho ông, anh ta quen biết rất nhiều quan tòa, và tuy bản thân anh có lẽ chẳng có thế lực to lớn, nhưng anh có thể bày cho ông cách tốt nhất để tiếp cận một số quan tòa. Và cho dù những góp ý của anh không phải là quyết định, thì ông, ông vẫn có thể rút được ở đấy ra nhiều điều bổ ích. Bởi vì ông gần như là một luật sư. Tôi vẫn thường nói: Ông K. hầu như là một luật sư. A! Tôi không sợ cho vụ án của ông! Nhưng bây giờ ông có muốn đến nhà Titorelli không? Qua sự giới thiệu của tôi, anh ta chắc chắn sẽ làm tất cả những gì có thể làm được. Tôi thật bụng nghĩ rằng ông cần đến đấy. Không nhất thiết hôm nay, mà nhân tiện lúc nào cũng được. Vả chăng, không phải vì tôi khuyên như thế mà ông bó buộc phải đến. Nếu ông nghĩ có thể chẳng cần đến anh ta, thì cố nhiên tốt nhất là đừng để anh dính vào. Biết đâu bản thân ông đã có một kế hoạch dứt khoát mà Titorelli có nguy cơ làm rối tung lên. Trong trường hợp ấy thì tôi xin ông đừng đi gặp anh ta làm gì. Vả lại chắc chắn là phải nhẫn nhục lắm đấy mới đến xin ý kiến một anh chàng như vậy. Tóm lại, tùy ông xét xem cần phải làm gì. Đây là mấy lời giới thiệu kèm theo cả địa chỉ của gã”.
K. thất vọng cầm lấy phong thư và cho vào túi. Ngay trong trường hợp thuận lợi nhất thì cái lợi có thể rút ra được từ thư giới thiệu này cũng tương đối ít hơn cái phiền là kỹ nghệ gia biết chuyện vụ án và họa sĩ có cơ làm cho tin đó lan ra. Anh hầu như chẳng quyết định kịp lắp bắp vài lời cám ơn vị khách hàng đã ra đến cửa.
- Tôi sẽ đi, - Cuối cùng anh nói để chia tay - hoặc tôi sẽ viết thư mời ông ấy đến gặp tôi ở văn phòng, vì lúc này tôi đương rất bận.
- Tôi vẫn biết là ông sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất. Thực tình mà nói tôi cứ nghĩ là ông muốn tránh được càng hay không mời những người như Titorelli đến nhà ngân hàng và nói chuyện với anh ta ở đây về vụ án của ông. Để lại thư từ trong tay những nhân vật loại ấy chẳng phải lúc nào cũng hay ho. Nhưng chắc chắn ông đã suy nghĩ mọi bề và biết là có thể làm gì.
K. gật đầu và tiễn nhà kỹ nghệ ra đến mãi ngoài tiền sảnh. Song, anh bắt đầu thấy lo sợ, mặc dầu bề ngoài tỏ ra bình tĩnh. Thực ra, anh nói sẽ viết thư cho Titorelli chỉ là để chứng tỏ với ông khách hàng sụ rằng anh đánh giá cao lời khuyên bảo của ông và không muốn lần lữa suy nghĩ đến những khả năng đi gặp họa sĩ, nhưng nếu nghĩ rằng sự giúp đỡ của họa sĩ là có ích thì anh đã viết ngay tức khắc rồi. Phải đợi có ý kiến của kỹ nghệ gia anh mới nhận thấy một lá thư có cơ làm cho anh phải trải qua những nguy hiểm ra sao. Vậy là anh có thể tin cậy quá ít vào óc suy xét của bản thân anh đến thế kia ư? Nấu anh có thể bằng giấy trắng mực đen mời một cá nhân mờ ám đến nhà ngân hàng và nếu anh có thể nghĩ tới việc trò chuyện với hắn về vụ án của anh chỉ cách cửa phòng phó giám đốc có hai bước, thì chẳng lẽ anh lại không có thể, thậm chí rất có thể đi kề bên những hiểm họa khác mà chẳng ngờ tới và đương lao vào các tảng đá ngầm mắt không nhìn thấy sao? Chẳng phải lúc nào anh cũng có người bên cạnh để báo cho biết. Và đúng lúc này - là lúc anh lại đâm ra ngờ vực sự thận trọng của chính bản thân anh là điều xưa nay chưa từng xảy ra! Chẳng lẽ những khó khăn anh gặp phải trong nghề nghiệp chuyên môn cũng cản trở anh trong vụ án hay sao? Anh thật chàng hiểu sao anh lại có thể nảy ra ý định viết thư cho Titorelli và mời anh ta đến ngân hàng.
Anh vẫn còn đương lắc đầu khi người đầy tớ lại gần nhắc cho anh biết lưu ý đến ba ông khách ngồi trên một chiếc ghế dài ngoài tiền sảnh. Họ chờ đợi lâu lắm để được K. tiếp. Khi thấy người đầy tớ đương thưa với anh, họ đứng cả dậy và ai cũng tìm cơ hội để được len vào trước. Vì nhà ngân hàng có nể nang gì đâu để họ mất thời giờ ở cái phòng đợi này, nên họ cũng chẳng giữ gìn ý tứ nữa.
“Thưa ông đại diện!”, một người trong số họ đã gọi.
Nhưng K. đã cho mang áo lông tới, vừa mặc áo với sự giúp đỡ của đầy tớ, vừa nói với cả ba:
“Xin các ông thứ lỗi cho, tôi rất lấy làm tiếc, tôi không có thời giờ tiếp các ông lúc này, tôi vô cùng xin lỗi, nhưng tôi có những công việc hết sức cấp thiết phải giải quyết ở ngoài và tôi buộc phải đi ngay. Chính các ông đã thấy tôi vừa bận như thế nào. Các ông vui lòng ngay mai hoặc một hôm khác trở lại đây nhé? Trừ phi các ông thích trao đổi công việc bằng điện thoại hơn. Nếu muốn, có lẽ các ông cũng có thể ngay lập tức nói vài câu cho tôi biết qua vấn đề và tôi sẽ viết thư trả lời tỉ mỉ. Cố nhiên tốt hơn hết vẫn là các ông trở lại đây”.
Những lời đề nghị của K. làm cho mấy ông đó biết rằng họ đã chờ đợi uổng công, nên vô cùng ngạc nhiên nhìn nhau chẳng nói chẳng rằng.
“Vậy ta đồng ý chứ?”, K. vừa hỏi vừa quay về phía người đầy tớ mang mũ đến cho anh.
Qua cửa văn phòng để ngỏ, người ta thấy tuyết rơi mỗi lúc một dầy. Anh liền dựng cổ áo lên và cài khuy ở dưới cằm.
Vừa lúc đó, ông phó giám đốc từ phòng bên bước ra: ông mỉm cười nhìn K. mặc áo lông trao đổi ý kiến với mấy ông khách đợi ở ngoài tiền sảnh và hỏi:
- Ông đi bây giờ đấy ư, hả ông đại diện?
- Vâng, - K. rướn người lên nói - tôi có công việc phải giải quyết ngoài tỉnh.
Nhưng ông phó giám đốc đã quay về phía mấy vị khác.
- Còn mấy vị kia thì sao? - Ông hỏi - Tôi tưởng họ chờ đợi đã lâu.
- Chúng tôi đã thu xếp với nhau. - K. nói.
Nhưng không có cách gì cản ba vị lại được nữa; họ vây lấy K. và nói rằng nếu chẳng phải là công việc cần kíp đòi hỏi phải được bàn bạc triệt để, riêng biệt, ngay lập tức thì họ đã chẳng chờ đợi hàng mấy tiếng đồng hồ. Viên phó giám đốc lắng nghe họ một lúc, rồi chăm chú nhìn K. vẫn đương đứng đấy, mũ cầm tay thỉnh thoảng lại phủi bụi ở chỗ này chỗ khác, cuối cùng ông nói:
- Có một giải pháp rất đơn giản, các ông ạ. Nếu các ông đồng ý tiếp thay cho ông đại diện, tôi sẵn sàng vui lòng. Hiển nhiên là phải giải quyết công việc ngay lập tức. Chúng tôi cũng là những người kinh doanh như các ông, nên chúng tôi biết giá trị của thời gian. Các ông vui lòng vào đây chứ?
Và ông mở cái cửa dẫn vào tiền sảnh văn phòng của ông.
K. buộc phải hy sinh cái gì ra là y như ông phó giám đốc lại vơ vào! Nhưng chẳng phải K. chỉ hy sinh những gì thật là bất đắc dĩ thôi ư? Trong khi anh ba chân bốn cẳng đến nhà một họa sĩ không quen biết để thỏa mãn những đòi hỏi của một niêm hy vọng bấp bênh và rất nhỏ nhoi như anh vẫn thầm nghĩ trong lòng thì uy tín của anh ở đây bị thiệt hại không gì cứu vãn được. Có lẽ anh nên cởi áo lông ra và đuổi theo kéo lại ít nhất hai khách hàng đương còn phải đợi ở phòng bên. Chắc K. đã làm thế rồi nếu lúc đó anh không nhìn thấy ông phó giám đốc đương tìm tòi cái gì trong cặp hồ sơ trên bàn giấy của anh chẳng khác nào đó là cặp hô sơ của ông vậy. Khi K. bực mình bước lại gần cửa, ông phó giám đốc kêu lên với anh:
“Ơ kìa! Ông vẫn chưa đi!”.
Và ông quay về phía K. một bộ mặt với những nếp nhăn hình như không phải là biểu hiện của tuổi già mà của sức mạnh; rồi ông lại bắt đầu lục lọi ngay lập tức.
“Tôi tìm tờ sao bản hợp đồng mà theo lời người đại diện cho hãng thì nó phải nằm ở đây. - Ông giải thích - Ông có thể giúp tôi một tay được không?”.
K. tiến đến một bước, nhưng ông phó giám đốc bảo:
“Cám ơn, tôi tìm thấy đây rồi”.
Rồi ông trở về văn phòng của ông mang theo một bó văn bản lớn không những có bản sao của hợp đồng mà còn gồm nhiều giấy tờ khác nữa.
“Bây giờ mình không đủ sức, - K. nghĩ bụng - nhưng một khi mình dứt điểm với những nỗi phiền muộn và nhàn rỗi, hắn sẽ là kẻ đầu tiên được biết tay, và biết tay cay đắng”.
Ý nghĩ ấy nguôi nguôi đi, anh liền bảo gã đầy tớ từ nãy vẫn giữ cánh cửa mở ra cho anh nếu có dịp thì thưa với ngài giám đốc là anh có việc phải ra phố, và anh rời nhà ngân hàng, hầu như sung sướng vì có thể dành một lúc cho công việc của chính mình.
Anh gọi một cái xe và tức khắc đến ngay nhà họa sĩ ở một vùng ngoại ô ngược chiều với vùng ngoại ô của các văn phòng tòa án. Đó là một xó xinh còn tồi tàn hơn cái xó của tòa, với các ngôi nhà tối tăm hơn và các đường phố đầy một thứ bùn làm đen cả tuyết đương tan. Trong ngôi nhà họa sĩ ở, cái cổng lớn chỉ có một cánh cửa duy nhất mở ra; một cái lỗ khoét trong tường, khi lại gần K. nhìn thấy bất thình lình tóe ra một thứ nước khủng khiếp màu vàng và bốc khói làm cho chuột cũng phải bỏ chạy. Ở dưới chân cầu thang, một thằng bé nằm sấp trên mặt đất đương khóc, nhưng hầu như chẳng ai nghe thấy giữa những tiếng ầm ầm của một xưởng đồ sắt tây ở phía bên kia lối đi. Cửa xưởng để ngỏ; người ta thấy ba công nhân xúm thành hình bán nguyệt đương nhện búa trên một vật gì không rõ. Một tấm sắt tây lớn treo trên tường rọi một ánh sáng nhợt nhạt giữa hai trong số ba người thợ ấy; ánh sáng làm cho khuôn mặt và tạp dề của họ sáng lên. K. chỉ đưa mắt nhìn quang cảnh đó một cách lơ đãng; anh muốn xong việc càng nhanh càng tốt, nói một vài lời thăm dò họa sĩ, rồi lập tức trở về nhà ngân hàng. Nếu anh đạt được một chút kết quả, thì cái thành tựu nhỏ bé ấy sẽ có ảnh hưởng tốt đến công việc của anh trong ngày. Lên đến lầu ba, bở hơi tai, anh phải bước chầm chậm lại; thang gác cũng như các tầng đều cao hun hút, và họa sĩ ở trên tâng nóc. Không khí ngột ngạt khó thở; cầu thang hẹp giữa những bức tường lớn, chẳng có sân thông gió, chỉ thỉnh thoảng ở phần tít trên cao có trổ những ô cửa tò vò bé tí xíu. Lúc K. dừng lại, vài cô bé từ một cửa phòng ùa ra và vừa cười vừa leo lên thang, K. thong thả theo sau, túm lấy một đứa vì trượt chân nên chậm lại sau và hỏi nó trong khi các cô bé khác vẫn tiếp tục xúm xít nhau trèo lên:
“Trong nhà có ai là họa sĩ Titorelli không?”.
Cô bé là một đứa trẻ gù lưng, độ mười ba tuổi là cùng, khẽ hích cho anh một cái và liếc mắt nhìn trộm. Cả tuổi trẻ lẫn sự tàn tật của nó đều đã không thể giữ cho nó khỏi bị hư hỏng hoàn toàn. Thậm chí nó không mỉm cười. Nó nhìn K. gườm gườm và khiêu khích, K. làm như anh không thấy và hỏi:
“Cháu có biết họa sĩ Titorelli không?”.
Cô bé gật đầu và hỏi lại:
“Bác cần gì chú ấy?”
K. nghĩ là nên nhanh chóng tìm hiểu luôn về Titorelli:
“Bác muốn nhờ vẽ chân dung”.
- Chân dung bác à? - Nó vừa hỏi vừa há hốc miệng và vỗ vỗ lên cánh tay K. như thể anh vừa nói ra một điều kỳ dị hoặc vụng về ghê gớm; rồi nó dùng cả hai tay vén chiếc áo dài vốn đã ngắn cũn cỡn và ra sức đuôi theo cho kịp các cô bé kia mà tiếng cười nói bô bô đã mất hút ở các tầng thang trên. Nhưng đến khúc ngoặt tiếp đó, K. lại thấy bọn chúng đầy đủ cả. Cô bé gù chắc ở đấy, đứng dàn ra hai bên thang, lưng áp vào tường để lấy lối cho anh đi được dễ dàng, tay mân mê sửa lại nếp áo choàng. Khuôn mặt và thái độ của chúng biểu hiện một sự pha trộn vừa thơ ngây vừa đồi bại. Chúng lại xúm xít sau lưng K., vừa cười vừa đi theo anh, cô bé gù đi trước cầm đầu. Nhờ có nó, K. mới tìm được ngay lôi di đúng. Nếu không, anh đã lên thẳng tuột; nhưng nó chỉ cho anh là phải đi chênh chếch mới đến được nhà Titorelli. Cầu thang dẫn lên phòng ấy càng hẹp hơn, rất dài, thẳng tuột, nhìn thấy được suốt; anh dừng lại sát ngay trước cửa. Cửa tương đối sáng sủa do nhận được ánh sáng từ trên cao qua một ô tò vò nhỏ chênh chếch, và đóng bằng những tấm ván bằng gỗ mộc, trên viết nguệch ngoạc bằng bút lông tên của Titorelli màu đỏ. K. cùng với đoàn hộ tống lên chưa được nửa cầu thang thì cửa hé mở và một người đàn ông mặc độc một cái áo ngủ he hé nhìn ra, chắc là vì nghe thấy bao tiếng bước chân khua ầm ĩ.
“Ối”, chàng kêu lên khi nhìn thấy cái đám ấy, và biến luôn đi.
Cô bé gù vỗ tay thích thú, và các đứa bạn chen chúc sau lưng K. để thúc anh tiến nhanh lên.
Chúng chưa lên đến nơi thì họa sĩ mở hẳn cửa ra và cung kính mời K. vào. Chàng ra hiệu cho bọn nhóc đi đi và không muốn để ai vào mặc dầu chúng năn nỉ và định cứ xông bừa vô. Chỉ có cô bé gù luồn qua cánh tay chàng chắn ngang trước cửa vào được trong phòng, nhưng họa sĩ lao theo, túm lấy váy, lăng một vòng quanh chàng rồi đặt nó ra bên ngoài cạnh các cô bé khác là những đứa dẫu sao cũng không giám vượt qua ngưỡng cửa trong giây phút ngắn ngủi chàng không có đấy.
K. chẳng biết nên nghĩ thế nào về cái cảnh đó; thực tế, mọi chuyện hình như diễn ra thân ái nhất trần đời. Các cô bé ở dưới chân cửa nghển cả cằm lên và thốt ra với họa sĩ những lời đùa cợt mà K. chẳng hiểu gì; Titorelli cũng vừa cười vừa lăng đi lăng lại cô bé gù lưng. Rồi chàng đóng cửa lại, cung kính cúi chào K. một lần nữa và tự giới thiệu:
“Titorelli, nghệ sĩ vẽ tranh”.
K. vừa đáp vừa trỗ cái cửa phía sau có các cô bé đuơng thì thầm:
“Chúng có vẻ được quý mến trong nhà này lắm nhỉ!”
- “Chà! Bọn nhãi ranh mất dạy!”, họa sĩ vừa nói vừa cố cài khuy cổ chiếc áo ngủ mà không được.
Chàng lại vẫn còn đi đất và mới chỉ kịp mặc một chiếc quần lót rộng thùng thình bằng vải thô màu cháo lòng thắt ngải rút dài lê thê hai đầu thõng xuống lập lờ quanh mắt cá chân.
“Bọn ghê tởm nhãi ranh ấy làm tôi bực cả mình”, họa sĩ nói tiếp và đành thôi không khép chiếc áo ngủ lại nữa vì chiếc khuy cuối cùng cũng vừa đứt nốt.
Chàng đi kiếm một cái ghế tựa và mời K. ngồi.
“Có lần tôi vẽ chân dung một con trong bọn chúng - con bé hôm nay không có ở đây đâu - thế là từ đó cả lũ cứ bám lấy tôi nhăng nhăng. Khi tôi có nhà, chúng chỉ vào nếu được tôi cho phép, nhưng khi tôi không có nhà, ít nhất bao giờ cũng có một con ở đây. Chúng đanh một chiếc chìa khóa cửa buồng tôi và cho nhau mượn. Không ai có thể hình dung nổi rầy rà như thế nào. Chẳng hạn, tôi về nhà cùng với một bà theo về để vẽ chân dung, tôi lấy chìa khóa ra mở cửa và thấy con bé gù lưng ngồi cạnh bàn đương lấy bút lông tô đỏ lên môi, trong khi lũ em trai em gái mà nó được giao nhiệm vụ trông coi chạy rông khắp phòng và xó xinh nào cũng đái bậy ỉa bậy. Hay như tối hôm qua, tôi về khuya - đấy là lý do vì sao, cùng với tình trạng sức khỏe của tôi, căn phòng mới bừa bộn thế này, ông anh thứ lỗi cho nhé - vậy là tôi về khuya và tôi lao lên giường thì bỗng cảm thấy như chân mình bị véo; tôi nhòm xuống gầm giường và lại lôi ra được một trong số những con bé ma mãnh kia. Tại sao chúng lại đến quấy nhiễu tôi tại nhà tôi, tôi chẳng biết nữa; ông anh đã có thể nhận thấy là tôi có tìm cách kéo chúng đến đâu. Tất nhiên chúng phá rối cả công việc của tôi. Nếu người ta không để cho tôi sử dụng cái xưởng vẽ này không mất tiền thì tôi đã dọn đi từ lâu rồi”.
Đúng lúc ấy, sau cánh cửa, một giọng nói rin rít khẽ thốt lên rụt rè:
- Chú Titorelli ơi, chúng cháu vào được không?
- Không được. - Họa sĩ đáp.
- Thế một mình cháu cũng không được à? - Tiếng con bé lại hỏi.
- Cũng không được.
Rồi chàng ra khóa trái cửa lại.
Trong khi đó, K. quan sát gian phòng; anh chưa bao giờ tự mình quan niệm nổi một cái buồng còn tồi tàn như thể mà người ta có thể gọi được là xưởng vẽ. Ngang dọc mỗi chiều không nổi lấy được trên hai bước chân. Tường, sàn và trần, tất cả đều bằng gỗ. Các tấm ván ghép với nhau không khít. Giường kê áp vào tường, ngay trước mặt K., trên giường bừa bộn những chăn, gối, đệm nhiều màu sặc sỡ. Giữa phòng là một bức tranh đương vẽ trên giá, bên ngoài phủ một chiếc áo sơ-mi, hai cánh tay áo lung lẳng sát đất. Cửa sổ ở phía sau lưng K., nhưng vì sương mù nên không nhìn được xa hơn mái nhà hàng xóm phủ đầy tuyết.
Tiếng khóa lạch xạch trong ổ nhắc K. nhớ đến ý định không ngồi lâu. Anh liền rút trong túi ra mảnh giấy của nhà kỹ nghệ, đưa cho họa sĩ và nói:
“Tôi biết được địa chỉ của anh qua một ông quen anh đây và tôi đến tìm anh theo lời khuyên của ông ấy”.
Họa sĩ đưa mắt liếc qua lá thư rồi ném xuống giường. Nếu nhà kỹ nghệ đã không khẳng định dứt khoát là quen biết Titorelli và bảo rằng chàng là một kẻ nghèo khổ phải sống bằng của bố thí thì người ta có thể tin tưởng thực sự rằng Titorelli không quen biết hay ít nhất cũng không nhớ ông ta là ai. Đã thế, chàng lại hỏi:
“Ông anh muốn mua tranh hay muốn được vẽ chân dung?”.
K. ngạc nhiên nhìn nhà họa sĩ. Vậy trong thư viết cái gì? Anh cứ tưởng kỹ nghệ gia nói rõ là anh đến chỉ vì chuyện vụ án. Đúng là anh đã quá vội vã ba chân bốn cẳng đến đây; anh đã chẳng suy nghĩ gì cả. Nhưng anh cần phải trả lời họa sĩ, vì thế đưa mắt nhìn lên giá vẽ, anh hỏi:
“Anh đương vẽ một bức tranh?”
“Phải, - Họa sĩ vừa nói vừa quẳng chiếc sơ-mi trên giá vẽ lên giường theo với lá thư. - Một bức chân dung đấy. Vẽ đẹp, nhưng chưa xong”.
Sự tình cờ thuận lợi cho K.; anh không có cơ hội nào may mắn hơn để nói về chuyện tòa án, vì bức chân dung là chân dung của một vị quan tòa. Vả chăng nó lại giống một cách lạ lung với bức tranh K. đã thấy trong phòng làm việc của luật sư Huld. Chắc chắn đây là một ông quan tòa khác (đó là một người cao lớn với bộ râu đen to rậm lan kín cả hai má), cũng chắc chắn bức tranh của ông luật sư là một bức tranh sơn dầu, còn bức tranh này chỉ được điểm xuyết bằng những màu pa-xten nhạt. Còn ngoài ra thì rất giống nhau: ở đây cũng thế, quan tòa như đương sắp bật dậy với vẻ dọa nạt, bàn tay đã nắm lấy tay ngai để nhổm người lên. K. suýt bật ra: “Mà đây là một quan tòa!” Nhưng anh cố nén thêm một lúc và lại gần bức tranh như để xem cho kỹ. Ở lưng ngai, vượt lên ngay chính giữa là một nhân vật biểu tượng lớn mà anh không thể lý giải được ý nghĩa là gì; anh hỏi họa sĩ. Titorelli trả lời anh rằng chi tiết ấy chưa vẽ xong, chàng đến lấy mẩu pax-ten trên một chiếc bàn con và tô nhè nhẹ lên hình vẽ, xong vẫn chẳng làm cho K. thấy được rõ ý hơn.
“Đấy là thần Công lý”, cuối cùng chàng nói.
- A! Quả vậy, tôi đã bắt đầu nhận ra rồi. - K. đáp - Đây là dải băng bịt mắt, và đây là cái cân nữa này. Nhưng trông như thần có cánh dưới gót chân hay như thần đương chạy thế ư?
- Phải. - Họa sĩ nói - Người ta đặt tôi phải vẽ như vậy; vì phải thể hiện đồng thời vừa là thần Công lý vừa là thần Chiến thắng.
- Một sự kết hợp thật là khó khăn. - K. mỉm cười nói - Thần Công lý chẳng được động đậy, nếu không cái cân giao động và cân không chính xác nữa.
- Tôi đã làm đúng như ý muốn khách hàng của tôi. - Họa sĩ nói.
- Cố nhiên! - K. bảo - Vì anh không muốn làm phật lòng ai. Anh đã vẽ biểu tượng đúng như nó được thể hiện trên cái ngai thật.
- Không, tôi chưa bao giờ nhìn thấy biểu tượng cũng như cái ngai, tôi vẽ theo trí nhớ, nhưng là như người ta đã quy định cho tôi phải vẽ thế.
- Sao cơ? - K. hỏi, cố ý vờ làm như không hiểu - Thế ra đúng là một ông quan tòa thì ngồi trên chiếc ghế bành kia à?
- Phải, ông ta không bao giờ ngồi trên một cái ngai như thế.
- Và ông ta cũng bảo vẽ với thái độ hết sức trịnh trọng thế kia ư? Ông ta ngồi cứ như là chủ tọa phiên tòa ấy!
- Phải, các vị đó hợm hĩnh lắm. Nhưng cấp trên cho phép họ được thể hiện như vậy. Người ta quy định chính xác cho họ ai nấy có quyền được vẽ ra sao. Rất tiếc bức tranh này không cho ta thấy được chi tiết áo quần và những hoa văn của chiếc ngai, vẽ bằng pax-ten nên không tỉ mỉ được.
- Quả vậy, tôi lấy làm lạ tại sao anh lại dùng pax-ten.
- Ấy là ông quan tòa muốn thế. Bức tranh này là để tặng cho một bà.
Hình như nhìn thấy bức tranh khiến chàng hăng hái muốn bắt tay vào việc. Chàng xắn tay áo sơ-mi lên, cầm lấy vài cây bút chì, và K. nhìn thấy chung quanh đầu quan tòa hình thành dưới ngọn pax-ten run run một vầng hòa quang đo đỏ tắt đần khi ra tới mép tranh. Cứ đánh bóng như vậy từng chút từng chút, cuối cùng quanh đầu trông như đôi vương miện hay một đồ trang sức cao quý. Ngược lại, nhìn chung, tất cả vẫn để màu sáng chung quanh hình biểu tượng; do đó hình nổi bật hẳn lên, nhưng không còn giống với thần Công lý cũng như với thần Chiến thắng lắm nữa, mà lại hoàn toàn có vẻ giống nữ thần Săn bắn. K. không ngờ thích thú với công việc của họa sĩ đến thế; song cuối cùng anh cũng tự trách mình đã ngồi lại đấy quá lâu mà vẫn chưa đề cập gì đến công việc của anh.
“Ông quan tòa ấy tên là gì thể?” - Anh hỏi đột ngột.
“Tôi không có quyền nói tên ông ta ra”, họa sĩ trả lời.
Mải miết cúi xuống vẽ tranh, rõ ràng chàng lơ là ông khách mà lúc đầu dẫu sao chàng cũng đã tiếp đón với bao trân trọng. K. cho đó là do tính khí thất thường và bực mình vì mất thời giờ.
“Chắc anh là chỗ tin cẩn của tòa?”, anh hỏi.
Titorelli liền dẹp ngay những cây bút chì sang một bên, đứng dậy, xoa tay và mỉm cười nhìn K.
“Bao giờ cũng phải bắt đầu bằng sự thật. - Chàng nói - Ông anh đến đây để tôi nói cho ông anh nghe về tòa án, như người ta viết cho tôi trong mấy dòng kia, thế mà ông anh lại bắt đầu bằng cách nói về tranh của tôi để lấy lòng tôi. Tôi không nhận ông anh đâu, ông anh làm sao có thể biết được rằng điều đó là không chấp nhận được ở nhà tôi”.
“Đừng, tôi van ông anh!”, chàng nói thêm để dút khoát gạt vấn đề ấy đi khi thấy K. định bác bỏ.
Chàng tiếp tục:
“Vả chăng, ông anh suy nghĩ hoàn toàn chính xác, tôi là chỗ tin cẩn của tòa”.
Chàng ngừng lại một chút như để cho người đương đổi thoại có thì giờ làm quen với điều đó. Lại nghe có tiếng lũ nhóc ở ngoài cửa. Chắc là chúng chen lấn nhau để nhòm qua ổ khóa; cũng có thể chúng nhìn vào trong phòng qua các khe cửa, K. không xin lỗi để khỏi làm trệch hướng đề tài thật sự của câu chuyện; nhưng anh cũng không muốn cho phép chàng ta được thổi phồng lên và trở nên cao vời vợi, vì vậy anh hỏi đơn giản:
- Đấy là một chức vụ được chính thức công nhận ư?
- Không. - Họa sĩ nói cộc lốc như thể nhận xét ấy ngăn chàng không nói tiếp được nữa. Nhưng K. không chịu để cho chàng im lặng anh phát biểu:
- Nhưng chức vụ không chính thức ấy thường lại có thế lực hơn các địa vị chính thức nhiều lắm.
- Trường hợp của tôi là thế đấy. - Họa sĩ vừa nói vừa lắc đầu và chau mày - Hôm qua nhân nói chuyện về việc của ông anh với kỹ nghệ gia ấy đấy, ông ta hỏi tôi có thể giúp gì được ông anh không, tôi trả lời: “Anh ấy chỉ việc qua nhà tôi”, và tôi rất mừng thấy anh đến mau chóng thế. Ông anh có để tâm để trí vào công việc này, điều đó cố nhiên chẳng làm tôi sửng sốt. Nhưng có lẽ trước hết ông anh cởi áo khoác ra đã chứ?
Mặc dầu K. không có ý định ngồi lâu, nhưng lời mời đó của họa sĩ làm anh vô cùng thích thú. Không khí trong phòng đã trở nên nặng nề đối với anh; anh đã mấy lần nhìn cái lò sưởi nhỏ bằng gan ở góc buồng một cách ngạc nhiên; lò sưởi không đốt lửa; chẳng hiểu tại sao không khí lại ngột ngạt. Trong khi anh đặt cái áo khoắc lông xuống - và cởi cả khuy áo vét - họa sĩ nói để biện bạch:
- Tôi cần nóng ấm, ở đây rất dễ chịu phải không? về mặt này, phòng của tôi ở vào một vị trí rất tốt.
K. không trả lời gì; thục ra không phải cái nóng làm cho anh khó chịu, mà đúng hơn, bầu không khí nặng nề khiến anh hầu như không thở được; chắc hẳn căn buồng từ lâu chưa được thông khí. Cảm giác khó chịu ấy càng tăng lên khi họa sĩ đề nghị anh ngồi lên giường, còn chàng thì ngồi trước giá vẽ, trên chiếc tựa duy nhất có trong phòng. Titorelli còn tỏ vẻ không hiểu tại sao lại ngồi ở mép giường; chàng bảo anh cứ tự nhiên. Ngồi cho thoải mái, và thấy anh ngần ngại, liền đích thân đến giúp anh vào giữa đống chăn gối. Rồi chàng lại quay về chỗ mình và lần đầu tiên hỏi K. một câu thiết thực khiến anh quên hết mọi chuyện khác:
“Ông anh không có tội tình gì ư?” - Chàng hỏi.
“Vâng”, K. nói.
Anh rất sung sướng được trả lời câu hỏi ấy, nhất là vì đây không phải câu trả lời chính thức cho tòa nên anh không lo trách nhiệm gl hết. Chưa có ai hỏi anh thẳng thắn như thế bao giờ. Để tận hưởng niềm vui ấy, anh nhắc lại lần nữa:
“Tôi hoàn toàn chẳng có tội tình gì”.
“Chà! Chà!”, họa sĩ thối lên, nghiêng đầu ra vẻ nghĩ ngợi.
Rồi chàng đột nhiên ngẩng đầu lên và nói:
“Nếu ông anh không có chuyện gì thì vấn đề đơn giản lắm”.
K. xịu mặt xuống. Anh chàng này tự nhận là chỗ tin cẩn của tòa mà ăn nói như trẻ con.
“Sự vô tội của tôi chẳng làm cho vấn đề đơn giản đi chút nào”, anh đáp.
Anh không nén nổi cơn cười, và chậm chạp lắc đầu:
“Tổ chức tư pháp chìm ngập trong vô vàn những cái tinh vi! Rồi cuối cùng nó sẽ khám phá ra một tội trạng ở chỗ xưa nay chưa từng bao giờ có cả”.
- Đã đành, đã đành. - Họa sĩ nói, như K. đã phá rối các ý nghĩ của chàng một cách vô ích. - Nhưng ông anh không có tội tình gì thật chứ?
- Vâng.
- Đấy là điều cơ bản.
Những ý kiến bác bẻ chẳng ảnh hưởng gì đến chàng, nhưng mặc dầu chàng nói bằng một giọng quả quyết, người ta cũng không thể hiểu được chàng có tin vào những điều mình nói không hay chỉ nói để mà nói.
K. muốn làm sáng tỏ trước hết điểm này, liền bảo:
“Nhất định anh biết rõ tổ chức tư pháp hơn tôi rất nhiều; tôi chỉ biết sơ sơ những gì người ta muốn cho tôi biết. Song tôi thấy tất cả mọi người đều nhất trí khẳng định rằng không một sự truy tố nào lại được tung ra một cách khinh xuất, và khi đã có truy tố rồi, tòa tin chắc như đinh đóng cột là bị cáo có tội; hình như khó khăn lắm mới lay chuyển được sự tin chắc ấy của tòa”.
- Khó khăn lắm ư? - Họa sĩ vung tay lên hỏi - Ông anh phải nói là tòa chẳng bao giờ để mất niềm tin chắc ấy! Nếu tôi vẽ tất cả các quan tòa xếp hàng ra đây và ông anh đứng bào chữa cho mình trước tranh này, chắc chắn ông anh sẽ thành công hơn là trước tòa án thật sự.
- Vâng, K. nói cho bản thân mình, anh quên rằng mục đích duy nhất của anh chỉ là thăm dò họa sĩ.
Bên ngoài cửa, một cô bé lại bẳt đầu hỏi:
- Chú Titorelli ơi! Bác ấy sắp về chưa?
- Im đi, - Họa sĩ quay ra cửa hét lên - thế chúng mày không thấy tao đương nói chuyện với ông khách đây à?
Nhưng con bé chưa thỏa mãn; nó lại hỏi:
“Chú sắp vẽ chân dung bác ấy à?”.
Không thấy họa sĩ trả lời, nó nói thêm:
“Đừng vẽ chú ạ! Bác ấy xấu xí lắm!”.
Tiếp đó ngoài cầu thang có tiếng reo tán thưởng láo nháo chẳng rõ lời. Họa sĩ nhảy phốc ra, hé mở cửa - ta thấy các cô bé giơ tay ra van nài - và bảo:
“Nếu chúng mày không giữ im lặng, tao sẽ quẳng tuốt xuống dưới chân thang. Ngồi cả xuống trên các bậc kia và không được động đậy nữa”.
Chắc bọn chúng chẳng nghe theo ngay vì chàng còn phải ra lệnh thêm:
“Nào, ngồi cả xuống và mau lên chứ!”
Chỉ đến lúc ấy mới có yên lặng.
“Tôi xin ông anh đại xá cho”, họa sĩ nói và quay trở lại chỗ K.
K. nãy giờ như chẳng buồn quay nhìn ra cửa; anh để mặc họa sĩ muốn bênh vực anh hay không tùy ý và muốn lựa chọn cách nào cũng được, anh vẫn ngồi thừ người khi Titorelli cúi xuống thì thầm vào tai anh để bên ngoài khỏi nghe được:
“Những con bé ấy cũng là của tổ chức tư pháp đấy”.
“Thế nào?”, K. hỏi và quay đầu nhìn họa sĩ một cách kinh ngạc.
Nhưng Titorelli lại ngồi xuống ghé, và nói bông đùa, như đã giải thích:
“Chẳng có cái gì là không thuộc về tổ chức tư pháp!”.
“Tin mới lạ”, K. nói gọn lỏn.
Tầm bao quát chung trong suy nghĩ của họa sĩ làm cho nhận xét của chàng về bọn con gái chẳng có gì đáng lo ngại. Song K. vẫn ngồi thừ một lúc nhìn cái cánh cửa mà phía bên ngoài bọn con bé đương lặng lẽ ngồi yên. Chỉ có một đứa trong bọn lấy sợi rơm luồn qua khe cửa rồi từ từ đưa lên hạ xuống.
“Ông anh xem chừng chưa hiểu tổ chức tư pháp lắm. - Họa sĩ nói (chàng giang rộng hai chân ra và dùng đầu ngón chân gõ gõ liên hồi xuống sàn). - Vả lại ông anh cũng chẳng cần hiểu rõ, bởi vì ông anh chẳng có tội tình gì; một mình ông anh rồi cũng sẽ xoay sở xong xuôi”.
- Thế anh định tiến hành ra sao? - K. hỏi - Anh chẳng vừa bảo tôi là tổ chức tư pháp không chấp nhận bất cứ loại bằng chứng nào đấy ư?
- Nó không chấp nhận bằng chứng trước tòa. - Họa sĩ vừa nói vừa giơ ngón tay trỏ lên như để làm cho K. chú ý đến một sự khác biệt tinh vi. - Nhưng các bằng chứng được luồn vào một cách không chính thức trong phòng thảo luận, trong các hành lang hay trong xưởng vẽ này thì lại khác.
Điều họa sĩ vừa giải thích, K. thấy có lý hơn; nó rất giống với ý kiến của nhiều người khác. Nó cũng làm cho anh rất yên tâm. Nếu đúng như luật sư Huld nói với anh, thông qua bạn bè tác động đến quan tòa không khó khăn gì, thì những mối quan hệ của họa sĩ với các quan tòa có thể là rất quan trọng, chẳng nên coi thường! Titorelli có thể giữ vị trí đáng kể trong số những kẻ phù tá mà K. tập hợp dần dần chung quanh anh.
Ở ngân hàng, mọi người chẳng ca ngợi tài năng tổ chức của ông đại diện đó sao? Đây là lúc thử tài. Họa sĩ quan sát tác động lời giải thích của chàng đến K.; rồi chàng nói với anh bằng một giọng hơi băn khoăn:
“Chắc ông anh ngạc nhiên thấy tôi ăn nói hệt như một nhà luật học! Đó là kết quả tôi tiếp xúc thường xuyên với các vị ở tổ chức tư pháp đấy. Tất nhiên tôi cũng có được nhiều cái lợi, nhưng nhiệt tình nghệ thuật của tôi lai bị ảnh hưởng ghê gớm”.
- Anh quen biết các cơ quan toà bằng cách nào? - K. hỏi, muốn tranh thủ sự tin cậy của Titorelli trước khi dứt khoát nhờ chàng giúp đỡ.
- Bằng cách đơn giản nhất đời. Tôi thừa các mối quen biết ấy. Cha tôi trước kia đã là họa sĩ của tòa. Đó là một địa vị vốn cha truyền con nối. Trong nghề này người ta không thích tuyển những kẻ mới đến. Tuỳ theo cấp bậc các viên chức, quả thật là phải chạm trán với những quy định hết sức khác nhau, nhiều vô kể và nhất là hết sức bí mật đến nỗi ngoài một số gia đình ra chẳng ai biết cả. Bảng ghi điều quy định cất trong ngăn kéo kia kìa, trước do cha tôi giữ, và bây giờ tôi cũng không để cho ai xem. Vả chăng, phải nắm thật chắc bản quy định mới được phép vẽ chân dung các quan tòa. Nếu có đánh mất đi, tôi cũng đã thuộc lòng rất nhiều điểm nên chẳng ai có thể tranh giành địa vị ấy với tôi. Quan tòa nào cũng muốn được vẽ giống như các vị đại pháp quan thời xưa, ông anh còn lạ gì, và chỉ có tôi mới vẽ được như thế.
- Sướng quá nhỉ. - K. nói, và nghĩ tới hoàn cảnh của mình ở nhà ngân hàng. - Như vậy thì địa vị của anh vững như bàn thạch.
- Vâng, vững như bàn thạch. - Họa sĩ vừa nói vừa rướn người lên một cách kiêu hãnh - Do đó thỉnh thoảng tôi cũng cho thể cho phép mình giúp đỡ một gã bị cáo khốn khổ.
- Thế anh tiến hành ra sao? - K. hỏi, làm như không phải họa sĩ muốn bảo anh là gã khốn khổ.
Nhưng Titorelli không để cho câu chuyện đi lan man, chàng nói:
“Trong trường hợp của anh, vì ông hoàn toàn chẳng có tội tình gì, nên tôi định sẽ tiến hành như thế này....”.
K. bắt đầu thấy ngán vì cứ phải nghe đi nghe lại mãi là chẳng có tội tình gì. Đôi lúc anh cảm tưởng họa sĩ chỉ nhận giúp đỡ với điều kiện anh được tha nhưng như thế còn cần gì giúp đỡ nữa. Nhưng anh cổ nén và không ngắt lời chàng ta. Anh không muốn khước từ sự giúp đỡ ấy, anh đã nhất quyết như vậy rồi; vả lại sự giúp đỡ này đâu có mong manh hơn sự giúp đỡ của luật sư. Anh còn thích hơn sự giúp đỡ này của luật sư nhiều nữa là khác vì nó vô tư hơn và thật thà hơn.
Họa sĩ dịch ghế lại gần giường và tiếp tục bằng giọng thì thầm:
“Tôi quên chưa hỏi ông anh thích được tha theo phương thức nào. Có ba khả năng: tha bổng, tha tạm và hoãn vô thời hạn. Tha bổng cố nhiên là tốt nhất, nhưng tôi không có một chút ảnh hưởng nào đối với giải pháp này. Theo tôi biết, chẳng ai có thể quyết định tha bổng. Chỉ có sự vô tội mới khiến cho bị cáo được tha bổng mà thôi. Bởi vì ông anh chẳng có tội tình gì nên thực tế là ông anh rất có thể trông cậy vào riêng sự vô tội ấy. Nhưng trong trường hợp này, ông anh không cần đến sự giúp đỡ của tôi, mà cũng chẳng cần đến sự giúp đỡ của ai”.
Mới đầu, K. rất sửng sốt về lời lẽ trình bày có phương pháp ấy, nhưng rồi trấn tĩnh lại, anh trả lời cũng thì thầm như họa sĩ:
“Hình như anh nói mâu thuẫn với anh”.
“Về điểm nào?”, họa sĩ sốt ruột nói.
Và chàng ngửa đầu ra, mỉm cười. Nụ cười ấy gọi cho K. thấy là cần phát hiện những mâu thuẫn ngay trong cách thức tiến hành của tổ chức tư pháp, chứ không phải trong các lời lẽ của họa sĩ. Song, anh không lùi bước và nói:
- Lúc nãy anh bảo tôi là tổ chức tư pháp không chấp nhận các bằng chứng, rồi anh giới hạn bằng cách bảo rằng đấy chỉ là nói về tổ chức tư pháp chính thức, và bấy giờ thậm chí anh lại bảo người vô tội có thể không cần đến sự giúp đỡ. Đó là mâu thuẫn thứ nhất. Hơn nữa, lúc ấy anh cho tôi biết có thể đích thân lung lạc các quan tòa, thế mà bây giờ anh lại bảo muốn được tha bổng, theo chữ dùng của anh, thì chẳng bao giờ đạt được bằng con đường quen biết cá nhân; đó là mâu thuẫn thứ hai của anh.
- Những mâu thuẫn ấy rất dễ lý giải. - Họa sĩ đáp - vấn đề là ở đây có hai điều khác biệt nhau, một đằng căn cứ theo luật pháp, và một đằng do cá nhân tôi lúc nhận thức được; ông anh chứ nên lẫn lộn. Trong luật, mặc dầu tôi chưa đọc, tất nhiên có ghi là người vô tội được tha, nhưng luật không cho biết là có thể lung lạc các quan tòa. Nhưng theo tôi biết thì hoàn toàn trái lại; tôi chưa bao giờ nghe nói có trường hợp nào tha bổng mà trái lại tôi đã thấy diễn ra rất nhiều ca lung lạc quan tòa. Hiển nhiên rất có thể tất cả các trường hợp tôi đều biết đều chẳng có ai là vô tội, nhưng như thế xem ra chẳng vô lý hay sao? Trong bao nhiêu trường hợp như thế lại chẳng có lấy một người nào vô tội ư? Từ hồi còn bé tí tôi đã nghe cha tôi kể về các vụ án ở ngoài; các quan tòa đến xưởng vẽ cũng mang theo những giai thoại của tòa án; mà đến nhà tôi, họ chẳng nói gì khác ngoài những chuyện ấy. Khi lớn lên có khả năng tự mình đến tòa án được là tôi tranh thủ đến tòa luôn; tôi đã dự tất cả các phiên tòa lớn; tôi đã ra sức theo dõi cơ man nào là các vụ án, và tôi phải thú thực chưa bao giờ thấy có trường hợp nào tha bổng cả.
- Ra thế, không có được tha bổng cả! - K. nói, như để trả lời cho những niềm hy vọng của anh - Điều này xác nhận thêm ý kiến của tôi trước đây đối với tổ chức tư pháp, về mặt ấy cũng chẳng có một cơ may nào. Chỉ một tên đao phủ có thể thay thế cho cả tòa án.
- Đừng nên khái quát, - Họa sĩ bực dọc nói - đấy là tôi chỉ nói với ông anh về kinh nghiệm cá nhân của tôi mà thôi.
- Như thế không đủ hay sao? Thế anh nghe nói đến những trường hợp tuyên bố tha xưa kia không?
- Người ta bảo là có. Nhưng khó biết lắm: các bản tuyên án của tòa không bao giờ công bố; bản thân các quan tòa cũng không có quyền xem, vì vậy người ta chỉ giữ lại được những truyền thuyết về tổ chức tư pháp chủ quá khứ. Các truyền thuyết ấy quả có nói đến những trường hợp tha bổng, thậm chí phần lớn đều tha bổng, chẳng có gì khiến ta đừng tin, nhưng cũng không có gì chứng tỏ là chính xác. Tuy nhiên ta không nên hoàn toàn bỏ qua những truyền thuyết ấy; chắc chắn nó chứa dựng một phần sự thật; vả chăng nó rất hay, chính bản thân tôi đã sử dụng rất nhiều làm đề tài vẽ tranh đấy.
- Chỉ là những truyền thuyết thk không làm thay đổi ý kiến của tôi được. Chẳng ai có thể viện dẫn truyền thuyết ở trước tòa, có phải thế không?
- Không, không thể được.
- Vậy nói đến làm gì vô ích.
Anh tạm thời chấp nhận tất cả các ý kiến của họa sĩ, ngay cả khi anh thấy có vẻ không đúng hoặc mâu thuẫn lẫn nhau; lúc này anh không có thì giờ thẩm tra hoặc bác bỏ những điều người tá nói với anh, cốt sao thuyết phục được hoạ sĩ giúp đỡ anh, bằng cách nào cũng được, dù chỉ nói đôi ba câu với kết quả mong manh, anh xem thế cũng là đạt. Vì vậy anh nói:
- Ta hãy gạt chuyện tha bổng sang một bên; vừa nãy anh có kể ra hai giải pháp khác.
- Đúng: tha tạm và hoãn không thời hạn. Chỉ có hai trường hợp ấy là có thể xét đến được. Nhưng trước khi đề cập tới điều đo, ông anh cởi áo vét ra đã chứ?
- Đúng thế. - K. nói và cảm thấy mồ hôi chảy ròng ròng khi nghe nhắc đến cái nóng. Hầu như không thể nào chịu nổi.
Họa sĩ gật đầu, tỏ vẻ rất thông cảm với nỗi khó chịu của K.
- Mở cửa sổ ra có được không. - K. hỏi.
- Không, - Họa sĩ nói - đó chỉ là một tấm kính lắp vào khuôn cửa, không mở ra được.
Lúc bấy giờ K. mới để ý là ngay từ đầu, anh cứ ao ước mãi họa sĩ đúng lên mở tung cửa sổ hoặc tự anh ra mở lấy. Anh sẵn sàng hít thở căng đầy hai lá phổi cái thứ sương mù tồi tệ nhất. Cảm giác bị cách ly hoàn toàn với không khí trong cái nơi này làm anh chóng mặt.
Anh dùng bàn tay vỗ nhẹ vào cái đệm ở bên cạnh.
- Khó chịu và độc hại thật đấy! - Anh nói thều thào.
- Ồ! Không, - Họa sĩ nói vẻ bênh vực cho cái cửa sổ của chàng - tuy chỉ là một tấm kính đơn giản, nhưng vì không bao giờ mở ra được nên giữ nhiệt còn tốt hơn cửa sổ hai lớp nhiều. Nếu tôi muốn cho thoáng khí, điều đó chẳng cần thiết lắm vì không khí luồn vào qua tất cả các khe hở, tôi chỉ việc mở một trong hai cửa ra vào, hoặc mở luôn cả hai.
K. nghe lời giải thích ấy cũng có phần khuây khỏa anh đưa mắt nhìn quanh để tìm xem cái cửa thứ hai đâu. Họa sĩ nhận thấy thế liền bảo:
- Nó ở sau lưng ông anh đấy, tôi buộc phải kê giường chấn ngang.
Mãi tới lúc đó K. mới nhìn thấy cái cửa nhỏ.
- Vâng, ở đây cái gì cũng đều quá nhỏ bé. - Họa sĩ nói, như để chặn trước một lời phê bình của K. - Tôi buộc phải tự mình xoay sở sao cho thuận lợi nhất. Giường kê trước cửa ra vào rõ ràng là không đúng chỗ. Vị quan tòa tôi đương vẽ chân dung đây, lần nào đến cũng vấp phải giường. Tôi đã đưa cho ông ta một chiếc chìa khóa cửa cái cửa ấy để ông ta có thể đợi tôi ở đây khi tôi không có nhà; nhưng ông ta thường đến lúc sáng tinh mơ khi tôi còn đang ngủ, tất nhiên lần nào ông ta cũng khua tôi thức dậy khi mở cái cửa ở đầu giường tôi. Nếu ông anh nghe được những lời tôi chửi rủa khi ông ta bước qua trên giường tôi vào buổi sáng, ông anh sẽ chẳng còn kính trọng gì các quan tòa nữa. Tôi rất có thể đòi lại ông ta chìa khóa, nhưng như thế tình trạng sẽ càng tệ hơn. Chỉ cần lấy tay huých cái cửa giả đây đều bật ra khỏi bản lề hết.
Từ lúc họa sĩ bắt đầu thuyết những lời ấy, K. băn khoăn chẳng biết có nên cởi áo vét ra không; cuối cùng anh nhận thấy nểu không cởi ra ngay, sẽ không thể nào chịu đựng lâu hơn được nữa anh liền cởi ra nhưng đặt trên đầu gối để khi nói chuyện xong, có thể mặc vào ngay tức khắc. Chàng vừa cởi ra, một con bé đã kêu lên:
“Bác ấy cỏi áo vét ra rồi!”
Và người ta nghe thấy tất cả bọn chúng chen chúc nhau áp sát các khe hở được tận mắt ngắm nhìn quang cảnh.
“Bọn nhóc tường tôi sắp vẽ chân dung ông anh, - Họa sĩ giải thích - và vì thế nên ông anh mới cởi áo ra”.
- À! Ra thế! - K. nói chẳng lấy gì làm hóm hỉnh lắm, vì tuy ăn mặc đơn giản hơn, anh cũng chẳng thấy dễ chịu hơn bao nhiêu.
Anh càu nhàu hỏi:
- Thế anh gọi hai giải pháp khác kia là gì?
Anh đã quên mất những thuật ngữ của họa sĩ.
“Tha tạm và hoãn vô thời hạn. - Titorelli đáp - Tùy ông anh chọn. Tôi có thể giúp ông anh theo hai cách ấy, nhưng tất nhiên chẳng phải là không vất vả; hai cách chỉ khác nhau ở chỗ muốn được tha tạm phải có sự nỗ lực vượt bậc trong chốc lát, còn muốn được hoãn vô thời hạn, thì đòi hỏi một sự nỗ lực không cao nhưng kéo dài. Trước hết, chúng ta hãy nói đến trường hợp tha tạm đã nhé. Nếu ông anh ưng cách ấy, tôi sẽ lấy giấy bút viết cho ông anh một chứng chỉ vô tội. Mau giấy chứng chỉ này, tôi đã được cha tôi truyền lại cho, hoàn toàn không ai bắt bẻ được. Viết xong chứng chỉ rồi, tôi sẽ đi một tua các vị quan tòa quen biết. Chẳng hạn tôi sẽ bắt đầu bằng việc trình giấy chiều nay cho vị quan tòa tôi đương vẽ chân dung lúc ông ta đến nhà tôi để ngồi mẫu. Tôi đưa chứng chỉ cho ông xem, tôi giải thích cho ông ta rõ là ông anh chẳng có tội tình gì và tự tôi đứng ra bảo lãnh cho sự vô tội ấy. Không phải chỉ là sụ cam đoan giản đơn có tính chất hình thức đâu, mà là bảo lãnh thực sự, tôi đứng ra chịu trách nhiệm”.
Họa sĩ nhìn K., biểu lộ vẻ trách móc vì anh chàng phải chuốc lấy gánh nặng của một sự bảo đảm như thế.
- Anh tử tế quá, - K. nói - nhưng quan tòa tin anh mà vẫn không tha bổng cho tôi ư?
- Điều đó tôi đã nói với ông anh rồi. Vả lại cũng không chắc là tất cả đều tin tôi. Nhiều quan tòa có thể đòi tôi trước hết phải đưa ông anh đến trình diện họ đã. Lúc đó ông anh phải đến. Nói đúng ra, trong trường hợp ấy, công việc xem như kết quả một nửa rồi, nhất là nếu tôi lại báo trước cho ông anh biết cách thức phải xử sự với họ ra sao. Đối với những quan tòa họ gạt tôi ngay từ đầu thì khó khăn hơn, và thế nào cũng sẽ gặp trường hợp như vậy. Tuy tôi đã quyết định cố tranh thủ hết mức, chúng ta vẫn cứ phải từ bỏ họ. Vả chăng chúng chẳng có gì nghiêm trọng lắm đâu, vì một vài viên quan tòa quyết định sao nổi trong một vấn đề như thế. Khi đã tập hợp được trên giấy chứng chỉ của tôi một số chữ ký đủ rồi, tôi sẽ đi gặp chính vị quan tòa thẩm xét vụ án của ông anh. Rất có thể ông ấy cũng đã ký trên giấy của tôi rồi, như thế mọi việc sẽ tiến hành càng mau chóng hơn. Nhưng nói chung, khi đã triển khai đến giai đoạn đó sẽ không gặp mấy trở ngại nữa; đây là thời kỳ bị cáo được yên trí nhất. Bởi vì lúc ấy bị cáo được yên trí hơn nhiều so với sau khi được tha, điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng đó là một sự thật ai cũng phải công nhận. Khi đã đạt được tới đấy rồi, mọi việc coi như gần xong xuôi. Quan tòa nắm tờ chứng chỉ trong tay, có sự cam đoan của một số vị quan tòa nào khác, nên có thể tha cho ông anh chẳng lo ngại gì, và chắc chắn ông ấy sẽ tha, sau khi giải quyết một số thủ tục, để chiều ý tôi và cũng để làm ơn cho vài bạn bè khác. Còn ông anh thì chào từ biệt tòa và ông anh được tự do.
- Thế là tôi được tự do ư? - K. ngập ngừng hỏi.
- Phải, - Họa sĩ nói - nhưng chỉ là bề ngoài, hay nói đúng hơn, chỉ là tạm thời. Thực vậy, các quan tòa cấp dưới, như các quan tòa chỗ bạn bè của tôi, không có tuyên bố tha hẳn, cái quyền ấy thuộc về tòa án tối cao mà cả ông anh, cả tôi, cả những người khác nữa, không ai với tới được. Những chuyện diễn ra trên đó, chúng ta chẳng biết tí gì, và xin nói thêm, chúng ta chẳng muốn biết. Những viên quan tòa mà chúng ta đương tìm cách lôi cuốn vào cuộc, không có cái quyền to lớn gột rửa tội trạng cho bị cáo mà chỉ có quyền giải thoát bị cáo khỏi tội trạng mà thôi. Nghĩa là nhờ kiểu tha ấy, ông anh có thể tạm thời thoát khỏi tội trạng, nhưng tội trạng vẫn cứ treo lơ lửng trên đầu ông anh với tất cả các hậu quả của nó có thể kéo theo nếu cấp trên can thiệp vào. Nhờ các mối quan hệ của tôi với tổ chức tư pháp, tôi có thể giải thích cho ông anh rõ sự khác nhau giữa hai kiểu tha ấy trong thực tiễn biểu hiện ra như thế nào. Đối với kiểu tha bổng, tất cả các hồ sơ của vụ án đều phải bị thủ tiêu hết, hủy bỏ toàn bộ, không lưu lại tí gì, chẳng những bản cáo trạng, mà cả những giấy tờ dính dáng đến vụ án, kể cả giấy quyết định tha, không sót lại gì hết. Đối với kiểu tha tạm thì khác. Quyết định tha tạm không đem lại bất cứ thay đổi gì cho vụ án, ngoài việc trong tập hồ sơ có thêm giấy chứng nhận vô tội, bàn quyết định tha và những lý do. Còn về tất cả các phương diện khác, trình tự tố tụng vẫn tiếp diễn. Người ta vẫn tiếp tục chuyển nó lên tòa án cấp trên rồi lại trả nó về tòa án cấp dưới, như thủ tục luân chuyển các hồ sơ từ văn phòng này đến văn phòng khác đòi hỏi, cứ thế hết đợt này đến đợt khác, khi lên khi xuống, với độ dao động khi lâu khi mau và những lúc dừng lại hoặc chóng hoặc chầy... Chẳng bao giờ biết được con đường nó sẽ đi ra sao. Cứ đứng ngoài mà nhìn, đôi khi người ta có thể tưởng rằng tất cả đã bị quên bẵng đi từ lâu, giấy tờ mất hết rồi và bị cáo coi như được tha hẳn; song những ai am hiểu thì biết rõ là không phải như thế. Chẳng có giấy tờ nào mất mát, tổ chức tư pháp không bao giờ quên. Một ngày kia, chẳng ai ngờ tới, có viên quan tòa nào đó xem bản cáo trạng, thấy rằng nó chưa mất hiệu lực và lập tức ra lệnh bắt. Từ khi tha đến khi bị bắt lại là cả một thời gian dài, có khả năng như thế lắm và tôi có thể dẫn ra nhiều trường hợp, nhưng cũng rất có thể bị cáo được tha, vừa ra khỏi tòa đã có người chờ sẵn ở hè phố để bắt lại lần nữa. Lúc ấy dĩ nhiên là vĩnh biệt tự do.
- Và vụ án lại bắt đầu nữa ư? - K. hoài nghi hỏi.
- Đã đành, - Họa sĩ đáp - vụ án lại tiếp diễn, nhưng vẫn còn khả năng tạm tha lần nữa; lúc ấy lại phải bắt đầu thu góp mọi sức lực; không bao giờ nên đầu hàng cả.
Có lẽ họa sĩ nói mấy lời cuối cùng ấy vì nhận thấy K. bắt đầu tỏ ra chán nản.
- Nhưng, - K. hỏi như để đón trước một số điều tiết lộ nào đấy họa sĩ có thể hé ra - lần tha thứ hai chạy chọt có khó khăn như tha lần thứ nhất không?
- Về điểm này không thể nói chắc được. - Họa sĩ đáp - Có lẽ ông anh nghĩ rằng các quan tòa thông cảm với bị cáo bị bất lần thứ hai ư? Không phải thế đâu. Lúc tha, các quan tòa đã dự kiến trước là có thể bị bắt lại. Vì vậy trường hợp này chẳng có tác động gì đến họ cả. Nhưng tính khí của họ có thể biến đổi, hàng loạt những lý do khác có thể đã làm thay đổi ý kiến của họ về vụ án, nên muốn được tha lần thứ hai cần phải thích ứng với những hoàn cảnh mới; vì thế nói chung lần sau cũng vất vả như lần đầu.
- Và lần này cũng vẫn không phải là được tha hẳn ư? - K. nói và tự cũng đã lắc đầu phủ nhận.
- Đã đành, - Họa sĩ nói - sau lần thứ hai đến lần bắt thứ ba, sau lần tha thứ ba đến thứ tư, và cứ thế. Đấy là do tính chất của tha tạm.
K. im lặng.
- Hình như ông anh không khoái lắm với kiểu tha tạm? - Họa sĩ nói - Có lẽ ông thích hoãn vô thời hạn hơn. Tôi phải giải thích cho anh thế nào là hoãn vô thời hạn chứ?
- Vâng. - K. nói.
Họa sĩ ngả lưng một cách thoải mái trên ghế, ngực áo phanh ra, một bàn tay luồn vào trong áo vuốt hai bên sườn.
“Hoãn vô thời hạn... - Chàng nói, ngừng lại một lát nhìn phía trước mặt như để tìm lời giải thích sao cho hoàn toàn thích đáng - hoãn vô thời hạn duy trì mãi mãi vụ án ở giai đoạn đầu tiên của nó. Muốn được thế thì bị cáo và người giúp đỡ, nhưng đặc biệt là người giúp đỡ, nhất thiết phải liên hệ thường xuyên với tổ chức tư pháp. Tôi xin nhắc lại với ông anh, trường hợp này không đòi hỏi phải tốn nhiều sức lực như khi muốn được tạm tha. Nhưng có lẽ cần chăm chú hơn. Phải luôn luôn để tâm trí vào vụ án, phải thường xuyên đều đặn đến thăm vị quan tòa trực tiếp xét xử, không bỏ lỡ tất cả các dịp lễ lạt, và tìm mọi cách duy trì thiện cảm của ông ta; nếu bản thân mình không quen biết thì phải gây áp lực với ông ta thông qua các vị tòa mình quen biết, song dẫu sao vẫn cần phải nói trực tiếp. Nếu quan tâm đầy đủ, ta có thể nhẩm bụng một cách khá chắc chắn là vụ án sẽ không vượt ra khỏi giai đoạn đầu tiên. Cố nhiên vụ án vẫn còn đấy, nhưng bị cáo có thể yên trí không bị kết án, cũng gần như anh ta được tự do vậy. Việc kéo dài vô hạn hạn định so với tạm tha cái lợi là đảm bảo bao cho bị cáo một tương lai đỡ bấp bênh hơn; anh ta khỏi phải lo sợ bị bắt đột ngột; anh ta khỏi sợ hãi bất chợt phải lo chạy chọt vất vả để được tạm tha trong những lúc hoàn cảnh không thuận lợi. Cố nhiên, kiểu hoãn vô thời hạn cũng gây cho bị cáo một số phiền phức khác quan trọng chẳng nên coi thường. Tôi không muốn nói đến tình trạng là bị cáo chẳng bao giờ được tự do, nói đúng ra, trong trường hợp tạm tha, anh ta cũng có được tự do đâu. Vấn đề là ở chỗ khác. Thực vậy, ít nhất phải có lý do lý trấu nào đấy mới có thể đình chỉ cuộc thẩm xét được chứ. Vì thế, đứng trên lý thuyết, cuộc thẩm xét vẫn cứ tiếp diễn. Thỉnh thoảng vẫn cứ phải tiến hành việc này việc nọ, tổ chức các cuộc hỏi cung, ra lệnh khám xét, v.v và v.v... Tóm lại vẫn cứ phải để cho vụ án không ngừng loay hoay trong cái vòng tròn nhỏ giới hạn phạm vi hoạt động của nó một cách giả tạo. cố nhiên bị cáo rất phiền phức về những chuyện đó, song cũng chẳng nên phóng đại thêm ra với ông anh làm gì. Thực ra, tất cả những cái đó chỉ là bề ngoài; chẳng hạn các cuộc hỏi cung rất chóng vánh; nếu không có thời gian hoặc không muốn đến thì đôi khi có thể xin miễn được; thậm chí đối với một vài quan tòa, ta có thể định trước thời gian biểu cho cả một giai đoạn; thực ra vấn đề chỉ là thinh thoảng đến trình diện quan tòa để làm nhiêm vụ bị cáo”.
Họa sĩ chưa nói xong, K. đã vắt áo vét lên tay và đứng dậy để ra về.
Bác ấy đứng lên rồi! Ngoài cửa có tiếng thốt lên.
- Ông anh muốn ra về rồi ư? - Họa sĩ hỏi và cũng đứng dậy - Chắc là vì không khí ở đấy nên ông muốn bỏ đi, tôi rất lấy làm buồn. Tôi còn nhiều điều lẽ ra phải nói với ông anh. Tôi đã phải thu tóm quá vắn tắt, nhưng hy vọng cũng đã làm cho ông anh hiểu được.
- Ồ! Vâng, - K. nói - anh phải tập trung chú ý mãi nên đâm nhức đầu.
Mặc dù sự khẳng định ấy, họa sĩ vẫn còn nói thêm một lần nữa, bằng cách tóm tắt, như để cho K. được an ủi:
- Hai phương pháp có điểm chung là đều ngăn không cho kết án bị cáo.
- Nhưng cũng ngăn không cho tha bổng. - K. nói rất khẽ, như xấu hổ đã hiểu ra điều ấy.
- Ông anh đã nắm được tinh thần đấy. - Họa sĩ nói vội vã.
K. đã cầm lấy chiếc áo khoác, nhưng vẫn chưa quyết định mặc được áo vét tông. Cứ như ý anh, có lẽ anh đã vơ lấy tất cả trong tay và mặc sơ mi trần bước ra ngoài phố; ngay cả bọn nhóc cũng không làm được cho anh đi đến quyết định mặc áo, mặc dù chúng hét bảo nhau - quá sớm - là anh đương mặc áo rồi. Họa sĩ, xét đoán thái độ của K. liền bảo:
- Các đề nghị của tôi, ông anh chưa quyết định theo bề nào. Tôi tán thành ông anh. Chính tôi đã định khuyên can ông anh đừng lựa chọn ngay tức khắc. Hơn thiệt hai đằng suýt ngang nhau. Cần phải cân nhắc thật tỉ mỉ. Nhưng mặt khác, cũng không nên để mất quá nhiều thời giờ.
- Tôi sẽ trở lại ngay. - K. nói, anh bỗng có một quyết định đột ngột, mặc áo vét, choàng áo khoác lên vai và lao ra cửa, mà ở phía bên ngoài tụi trẻ con bắt đầu la hét ầm ĩ.
K. tưởng chừng nhìn thấy chúng qua lóp cửa gỗ.
- Ông anh giữ lời hứa nhé, - Họa sĩ nói và chẳng đi theo - nếu không tôi sẽ đích thân đến tận nhà ngân hàng để căn vặn ông anh đấy.
- Mở cửa cho tôi nào. - K. vừa nói vừa kéo quả đấm cửa nhưng kéo không được, chắc là vì bọn con gái giữ bên ngoài.
- Ông anh muốn để cho bọn nhóc quấy rầy suốt dọc cầu thang hay sao? - Titorelli hỏi anh - Ông anh nên đi lối này thì hơn. Và chàng trỏ cái cửa phía sau giường.
Còn gì bằng, K. liền quay về chỗ cái giường. Nhưng đáng lẽ mở cửa, họa sĩ lại chui xuống gầm giường và từ dưới đó hỏi lên:
- Một giây nữa thôi! Ông anh xem một bức tranh mà tôi có thể bán cho ông anh nhé?
K. không muốn bất lịch sự, vì nghệ sĩ đã thực tình quan tâm đến anh, và còn hứa sẽ tiếp tục giúp đỡ anh, tuy rằng do sự lơ đễnh của K., nên hai bên chưa đề cập đến hình thức đền bù công lao nào cả; vì thế K. không lảng tránh lời mời mọc; tuy đã sốt ruột điên lên, anh vẫn đề nghị cho xem tranh. Họa sĩ lôi ở gầm giường ra một đống tranh chưa có khung, phủ đầy bụi đến nỗi chàng mới thổi lên bức tranh đầu tiên, khi ngập ngừng một lúc lâu trong đám mây bụi và thở không được.
“Đây là một cánh đồng hoang”, họa sĩ vừa nói vừa đưa bức tranh cho K.
Tranh vẽ hai cái cây khẳng khiu cách xa nhau trên một nền cỏ sẫm. Phía sau, mặt trời lặn trong ánh tà dương rực rỡ.
“Được! - K. nói - Tôi mua bức này”.
Anh nói rất cộc cằn, vì thế hài lòng khi thấy họa sĩ chẳng những không phật ý mà còn đưa cho anh bức tranh thứ hai:
- Đây là bức tranh hợp thành bộ với bức thứ nhất. - Chàng nói.
Có lẽ bức này được vẽ ra với ý định hợp thành bộ với bức thứ nhất thật, nhưng hai bức không khác nhau một chút nào cả; vẫn lại những cái cây, bãi cỏ và mặt trời lặn. Nhưng sự giống nhau ấy chẳng quan hệ gì đối với K.
- Những phong cảnh đẹp thật đấy, - Anh nói - tôi xin mua cả hai bức và sẽ treo ở phòng làm việc của tôi.
- Ông anh có vẻ ưa thích đề tài này! - Họa sĩ vừa nói vừa lấy tranh thứ ba - Thế thì hay quá, vì tôi còn một bức nữa cùng loại.
Bức tranh không phải là cùng loại mà y hệt như hai bức kia. Titorelli ra sức lợi dụng cơ hội này để bán tống đi các bức tranh cũ.
- Tôi mua cả bức này nữa. - K. nói - Cả ba bức giá bao nhiêu?
- Chúng ta sẽ nói đến chuyện đó vào một dịp khác. - Họa sĩ bảo - Lúc này ông anh đương vội, và dẫu sao chúng ta còn quan hệ với nhau kia mà. Tôi rất vui sướng thấy ông thích các tranh ấy, tôi sẽ đưa hầu ông anh tất cả các bức tranh tôi có ở đây. Toàn tranh vẽ những cánh đồng hoang. Nhiều người không ưa các tranh này, vì họ thấy phong cảnh hơi buồn, nhưng lại có những người như ông anh chẳng hạn ưa thích chính cái vẻ buồn buồn kia.
K. chẳng có bụng dạ nào quan tâm đến những kinh nghiệm nghề nghiệp của gã họa sĩ ăn xin đó.
“Gói tất cả đống tranh đó lại. - Anh nói cắt ngang lời chàng ta đương thao thao - Ngày mai gia nhân của tôi sẽ đến lấy”.
- Không cần phải làm thế. - Họa sĩ nói - Để tôi kiếm một người phu khuân vác mang theo ông ta ngay bây giờ.
Rồi chàng nhoài người trên giường mở cửa.
- Ông anh cứ giẫm lên trên nệm, đừng ngại, - Chàng bảo - ai vào đây cũng đều phải thế tất.
Chẳng cần phải có lời động viên ấy, K.cũng vẫn trèo qua giường không nề hà; thậm chí anh còn giẫm chân vào chính giữa đống chăn, nhưng bỗng nhìn ra ngoài cửa, anh giật mình lùi lại:
- Cái gì thế kia?- Anh hỏi họa sĩ.
- Ông anh ngạc nhiên về chuyện gì? - Họa sĩ cũng ngơ ngác hỏi - Đó là các văn phòng tư pháp. Ông anh không biết là ở đây cũng có ư? Hầu hết tầng nóc nhà nào cũng có các văn phòng ấy, tại sao ở đây lại không? Chính xưởng vẽ của tôi nằm trong khu vực của tòa, nhưng tòa để cho tôi xử dụng.
K. sợ hãi vì thấy ở nơi đây cũng có lưu trữ các hồ sơ tư pháp, nhưng còn khiếp đảm hơn vì thấy mình chẳng hiểu gì về tòa án cả. Theo anh, quy tắc lớn đối với bị cáo là phải luôn luôn sẵn sàng đối phó mọi chuyện, đừng bao giờ để bị bắt chợt, đừng bao giờ nhìn sang phải khi quan tòa ở bên trái, thế mà anh lại cứ luôn luôn vi phạm chính cái quy tắc lớn này.
Một hành lang dài trải ra trước mắt anh, một luồng không khí lùa vào, so với không khí trong xưởng vẽ thì còn mát mẻ hơn. Hai bên kê hai dãy ghế dài, như trong nơi chờ đợi ở khu văn phòng tòa xử án của K. Cách bố trí các văn phòng ấy hình như ở đâu cũng rập khuôn như nhau. Lúc ấy, người tới không đông. Có một người đương ngồi, hay đúng hơn là nửa nằm nửa ngồi trên mọt chiếc ghế dài, mặt vùi kín trong hai cánh tay và úp sùm sụp xuống ghế; hình như ông ta đương ngủ; một người khác đứng trong cho tranh tối tranh sáng ở tận đầu hành làng bên kia. K. lại quyết định trèo lên giường, họa sĩ ôm bó tranh đi theo sau. Chẳng mấy chốc họ gặp một viên mõ tòa - K. đã biết cách nhận ra các mõ tòa ở chiếc khuy vàng trên bộ áo thường - và họa sĩ sai luôn hắn ta mang tranh cho K.; K. không hẳn là đi mà chỉ bước chệnh choạng, cầm khăn tay ép lên miệng. Hai người đã đến gần lối ra thì bọn con bé tứ phía trước chạy xô đến; đã phải đi qua lối tầng nóc mà K. vẫn không thoát khỏi gặp chúng! Chắc bọn chúng nhìn thấy họa sĩ mở cái cửa khác của xưởng vẽ nên đã đi vòng ra phía này.
“Tôi không thể đi cùng ông anh được nữa, - Họa sĩ vừa cười vừa kêu lên khi thấy bọn nhóc xô tới - xin tạm biệt. Đừng nên mất thời suy quá lâu nhé”.
K. chẳng mảy may đưa mắt nhìn chàng. Ra đến phố, gặp chiếc xe ngựa đầu tiên, anh gọi ngay. Anh nóng lòng muốn được giải thoát khỏi gã mõ tòa mà chiếc khuy vàng làm cho anh ngứa mắt tuy rằng có lẽ ngoài anh ra chẳng ai để ý tới. Gã nhân viên phục dịch của tòa còn muốn leo lên ghế ngồi của bác đánh xe, nhưng K tống khứ hắn đi ngay. Khi xe dừng trước cửa ngân hàng, đồng hồ điểm mười hai giờ trưa đã lâu. K. những muốn vứt bỏ các bức tranh lại đây, nhưng anh sợ có khi anh phải chứng tỏ cho họa sĩ là mình vẫn giữ tranh. Vì thế anh liền cho đem lên văn phòng và tống vào ngăn kéo bàn thấp nhất để cho ông phó giám đốc khỏi nhìn thấy.