Số lần đọc/download: 3675 / 64
Cập nhật: 2015-11-08 22:18:50 +0700
Chương 6
N
ội dung cái truyện Giao Long nó như thế này:!!!Ngày xưa, tại xã Khúc Phụ, Thổ Bình, châu Chiêm Hoá thuộc tỉnh Tuyên Quang miền Bắc Việt Nam, có một bà lão goá, không có con. Bà ở thôn Mô Cuống, mỗi ngày thường đến thác Cuống bắt tôm bắt cá về ăn.!!!Một ngày kia, bà lão trông thấy một quả trứng màu trắng, to gần bằng trứng gà. Bà cảm thấy sợ, bèn lượm trứng vứt ra xa. Nhưng rồi hai ba lần khác, bà cứ lại gặp quả trứng này ở mấy nơi khác. Bà bèn đem về nhà, cho gà ấp.!!!Chừng khoảng một tháng sau, quả trứng bí mật này nở ra một con vật thân dài, tựa như con lươn. Bà bèn bỏ nó vào một Chĩnh nước. Con vật lớn rất nhanh. Bà lão đưa nó qua một cái vại. Nó lại lớn chật vại. Bà đem thả nó xuống suối Mô Cuống, mới hay đó là con Giao Long.!!!Con vật này sắc trắng, thuộc loài thuỷ tộc, nhưng thỉnh thoảng nó lại hoá thành người, nói được tiếng người. Giao Long gọi bà lão là mẹ nuôi, và bắt tôm bắt cá nuôi bà. Nhờ vậy, mỗi lần đến kỳ cúng giỗ, bà lão đến bên dòng nước gọi tên:!!!- Cuống, Cuống.!!!Khi thấy con Giao Long trồi đầu lên mặt nước, bà bảo:!!!- Ngày mai nhà có giỗ, con nhớ bắt cho mẹ một ít cá.
Giao Long lập tức vâng lời, bắt nhiều cá để lên bờ cho mẹ nuôi đến lấy về. Bao nhiêu người ăn, số lượng cá cũng đủ.!!!Về sau, có một con Giao Long khác, sắc đen, ở dòng thác lớn Sa Hương thuộc xã Miên Hương, cách đó mấy dặm. Nó lội ngược dòng đến thác Cuống, đánh nhau với Giao Long sắc trắng, vì muốn chiếm lấy nơi này. Cuộc giao chiến kéo dài 3 ngày, chưa rõ con nào thắng. Bỗng thấy Giao Long trắng chạy về nhà cầu cứu mẹ nuôi, nói với bà hãy đến dòng thác giúp nó một tay. Nó dặn mẹ:!!!- Khi nào thấy thân hình đen trôi lên mặt nước, thì mẹ lấy dao mà chém.!!!Bà lão nghe lời, hôm sau, giờ ngọ, ra bờ thác, cầm theo một con dao dài và sắc bén. Bà hốt hoảng thấy 2 con Giao Long đang đánh nhau, quậy đục cả mặt nước. Bà cầm dao chờ sẵn, khi thấy thân hình đen nổi lên mặt nước liền chém xuống thật mạnh. Nhưng chẳng may, lại trúng nhầm con Giao Long trắng của bà.!!!Con vật trôi lên, rên xiết:!!!- Mẹ ơi, mẹ đã chém lầm vào bụng con rồi. Số mệnh con phải chịu như vậy, xin mẹ đừng thương tiếc con.!!!Nói xong, Giao Long trắng biến mất. Ba ngày sau, xác nó nổi lên ngay chỗ ấy. Dân trong vùng trông thấy, vớt Giao Long đem về chôn ở cánh đồng trước nhà bà lão.!!!Ngày nay, mộ Giao Long vẫn còn. Người ta gọi là Mộ Thần Cuống, được sùng bái như vị thần linh. Mỗi năm, vào dịp tháng 2, dân ở 4 xã vùng này kéo tới cúng tế Giao Long.
Đọc xong cái truyện, em quay ra hôn thằng Chín tháng. Nhưng em không ôm nó được lâu hơn nữa. Người em bỗng dưng khó chịu quá. Em kịp thơm vào đôi má còn ngầy ngậy mùi sữa của Chín tháng xong, chả nó cho mọi người, lê về đến chỗ ngồi của mình là say. Cái thứ say sóng này khó chịu vô cùng. Ngồi không được, đứng không được, nằm cũng không được. Tư thế nào cũng làm em như đang trong trạng thái bị treo ngược. Cuối cùng em cũng chọn được một tư thế khả dĩ dễ chịu hơn cả. Đó là nằm ngửa. Làm sao cái lưng em càng áp sát xuống sàn tàu càng dễ chịu. Hễ thay đổi một chút thôi cái tư thế này là mọi thứ trong người lại dồn lên cổ. Em cứ nằm như thế, không biết bao lâu. Ánh sáng đến rồi qua đi ngoài khung cửa bên mạn tàu kia. Đêm hay ngày không còn hiện hữu trong em nữa. Em rcd vào giấc chiêm bao dài bất tận.
Và em nhìn thấy con giao long trườn từ dưới biển lên, chui qua khung cửa nhỏ bên mạn tàu, tới gác cái đầu gớm ghiếc của nó lên người em. Không phải một mà là hai, ba, bốn, chín, mười... con giao long hình đầu người từ dưới biển trườn lên mạn tàu. Có rất nhiều tiếng la hét. Nhưng người em như bị bóng đè, toàn thân căng ra, không sao cựa quậy được. Một cái gì thật là khủng khiếp thọc vào người em. Em đau đớn đến ngất lịm đi. Rồi em lại tỉnh dậy và thấy mình như liên tục bị nhồi trên đầu sóng. Trên em, dưới em là hai, ba con giao long đầu người đang gào rú những tiếng quái đản, ngập ngụa nhục dục. Ôi chao, em thấy người mình như bị xé ra với mênh mang nước. Nước làm em bớt đau đớn nhưng nước lại như muốn hoà tan em ra với những cú thúc nhồi của sóng. Em nghe thấy rất nhiều âm thanh khác nữa. Tiếng sắt thép va chạm vào thành tàu, tiếng súng nổ, tiếng thằng Chín tháng khóc, tiếng đàn bà con gái giằng xé, tiếng tát vả vào mặt người... Em có thể nhận ra từng thứ tiếng một, dù khi ấy tất cả ập đến với em cùng lúc, khiến em gần như không thể phân biệt. Thứ tiếng sắt thép va chạm vào thành tàu chính là từ con dao của bố em. ông từ dưới hầm tàu lao lên, tay cầm thanh mã tấu, lăn xả vào một con giao long đang nằm trên người em. Nhưng ngay khi đó tiếng súng vang lên. Bố em lảo đảo rồi ngã xuống, thanh ma tấu đổ ập theo ông, tạo một đường chém sáng trắng bên mạn tàu. Một con giao long đầu người tiến đến bên bố em, lôi ông ra phía thành tàu rồi quẳng ông xuống biển. Chỉ khi cái xác ông lơ lửng trên đôi tay đầy lông lá của con giao long mặt người, trước khi rơi xuống nước, em mới nhìn ra máu đỏ ối nơi ngực ông. Rồi tiếng khóc của thằng Chín tháng. Cứ ré lên từng chặp, ông Trượt chạy đến bên nó định bế lên thì một tiếng “bục” phát ra, ông Trượt đổ sấp suống sàn tầu. Một con giao long khác tay cầm thanh gỗ dài vừa phang thẳng cánh xuống đầu ông từ phía sau. Nó dùng chân hất ông Trượt sang một bên rồi tiến đến chỗ cái làn quần áo, nhấc thằng Chín tháng lên. Thằng Chín tháng vẫn khóc ngần ngặt, mặt nó tím tái, mắt nó nhắm nghiền, những thanh âm sơ sinh thỉnh thoảng chết lặng đi rồi lại ré lên lẫn với rất nhiều thứ âm thanh hoảng loạn khác. Có bóng bác tài công chạy vụt ra từ một góc tàu. Tay bác có cầm một vật gì đó như khẩu súng săn. Đúng rồi. Đây là khẩu súng của bố em, ông vẫn dùng để đi bắn chim trong thành phố. Bây giờ bác tài công cầm khẩu súng đó và em không biết bác sẽ dùng nó để làm gì? Bác có vẻ rất lúng túng với khẩu súng ấy. Chắc bác không tìm ra đạn. Mà mấy viên đạn chì vốn dùng để giết vài con chim sẻ hệu có ích gì vào lúc này cơ chứ?
Con giao long đang nắm thằng Chín tháng đã nhìn thấy bác. Nó vội vứt thằng Chín tháng xuống làn quần áo, lao đuổi theo bác tài công. Một vài con giao long khác cũng chạy theo, như thể bác tài công là sự phản kháng cuối cùng, đầy dũng khí, trên con tàu này, cần phải dập tắt ngay lập tức. Có tiếng gậy gỗ vụt xuống. Có tiếng hừ hự, bùm bụp như là sắt đập vào người. Có tiếng hét man rợ của con giao long nào đấy từ phía xúm xít vật lộn đó. Có cả tiếng van xin của mẹ. Đúng rồi, mẹ đang quỳ xuống van xin mấy con giao long dừng tay lại, tha cho bác tài công. Nhưng một con giao long đã túm tóc mẹ lôi tuột về phía đuôi tàu. mấy con giao long còn lại nhấc chiếc neo ở bên hông tàu lên, buộc bác tài công lúc này như một cái giẻ rách vào mỏ neo rồi hò nhau thả neo xuống biển trong sự hân hoan vui sướng. Đúng lúc ấy con giao long từ phía đuôi tàu quay lại, nó hua hua lên trước mặt mấy con giao long kia một lưỡi dao ngập máu, như muốn thông báo rằng đã xử lý xong mụ đàn bà lắm lời dám van xin tha chết cho tài công. Và tiếng tát vả chính là từ em. Em đã gào thét trong cơn ác mộng đó mà không biết. Để rồi em bị những con giao long mặt người kia vả cho ù tai nên không phân biệt được những âm thanh phát ra từ mình nữa.
Khi em hỗn loạn về khả năng thính giác là lúc mà xúc giác của em hoạt động. Cơ thể em vẫn liên tục bị xé rách. Những âm thanh không phải tiếng người vẫn hổn hển, gấp gáp, rú gào xung quanh em. Tay chân em cứng ngắc. Thân thể em căng ra như mặt trống. Bao nhiêu những bàn tay, bàn chân lông lá, cáu bấn, nhớp nháp của những con giao long mặt người kia lướt trên cái mặt trống ấy, thô bạo tìm khoái cảm. Em thoáng nghĩ đến cái chết. Dù em biết là mình đang ở trong cơn ác mộng. Thà không bao giờ tỉnh lại nữa, thà em chết đi, thà cái mặt trống kia căng ra một lần rồi rách nát, tả tơi, vỡ vụn... thì cũng còn hơn là cứ để em phải đối mặt với giấc chiêm bao khủng khiếp này. Cái đau này lần đầu tiên em nếm trải. Không phải đòn roi của cha mẹ, không phải đòn thù của người đời, không phải đòn phản trắc của bạn bè, không phải đòn hoạn nạn của số kiếp, không phải đòn bội tín của tình yêu... Mà sao đau đớn lắm. Một cực hình mà số kiếp bắt em phải chịu đựng. Cái đau không hình thù, không tên gọi, không sắc màu, cứ dập dềnh chảy tràn trong người em, càn qua quét lại trên cơ thể em, gặm nhấm trí não em. Em kêu mà không thấu, em im lặng mà không nổi, em phiêu diêu trong cõi địa ngục mà không thoát ra được. Em muốn điên anh ơi. Biết đâu điên sẽ mất đi cảm giác đau. Em muốn ngất nữa anh à. Có thể ngất là lúc không còn biết đau đớn là chi. Nhưng em không điên, không ngất, không chết. Tức là em phải sống và phải chịu nỗi đau đớn này. Em chịu đựng nó cho đến khi em vô cảm. Em đã tiêu hóa hết cái đau rồi. Và em sẽ trở thành chủ nhân của nỗi đau ấy.
Nhưng khi mà em không còn cảm giác đau đớn nữa thì em lại bị tra tấn bằng thị giác. Em nhìn thấy rất nhiều thứ mà em không muốn nhìn. Trước tiên là máu. Sao đâu cũng thấy máu nhiều thế? Máu dập dềnh trên nước, máu không tan ra được mà tụ lại thành một đám trôi xung quanh em. Có một lần đám máu như rong rêu ấy dạt vào người em. Em nhận ra khuôn mặt của bố. Đôi mắt bố vẫn mở. Máu bao trùm xung quanh bố. Chiếc áo bố mặc là một tấm áo máu, phất phơ, nổi nênh, đùa giỡn quanh thân thể bố. Em cố hét lên mà không được. Đám máu ấy rời xa em, chìm vào trong lòng một con sóng rồi trồi lên, dập dềnh, xa tít. Em muốn lao lại chỗ đám máu ấy để ôm lấy bố. Nhưng em không bơi đi được. Bố cùng tấm áo máu cứ rời xa em, trôi vào màu đêm chập chùng, xa hút.
Rồi em lại nhìn thấy máu vãi xung quanh chỗ em nằm. Em cố lăn vào sát thành tàu để tránh máu, nhưng càng lăn thì càng thấy máu rải khắp nơi. Em lăn cả lên máu. Tóc tai, quần áo, tay chân em đều có máu. Và em nhìn thấy dưới sâu thăm thẳm kia có một vòi máu đang đội nước phun lên. Đó là máu của bác tài công. Móc sắc của mỏ neo đã ngập sâu vào cơ thể bác, từ đó dòng máu phụt ra, tìm đường ngoi lên mặt nước, như một dải lụa hồng. Bác tài vẫn đang cố vặn vẹo người. Mỗi khi như thế máu lại càng rỉ ra. Thân thể bác bị trói như bó giẻ, bị thả chìm cùng mỏ neo sâu tới hai chục mét dưới thân tầu. Bác có một sức khỏe phi thường. Bằng chứng là cơ thể bác vẫn liên tục vặn vẹo. Đã lâu lắm rồi mà bác không chịu nằm im. Bác cứ tự vắt máu trong người mình ra, tạo thành một đám bụi máu bao bọc quanh chiếc mỏ neo. Em thầm bảo bác đừng giãy giụa nữa. Đau đớn lắm. Nhưng bác không chịu. Bác vẫn đang chứng tỏ sức khỏe phi phàm của mình. Em không dám nhìn về phía ấy nữa. Đám bụi máu ấy vẫn đang tỏa ra, thành một đám mây đỏ, bao quanh bác tài công. Em quay mặt về phía đuôi tàu. Mẹ đang rũ rượi nằm ở đó. Tay mẹ ôm lấy bụng. Hình như có một vết rạch rất dài từ ngực xuống đến bụng mẹ. Mẹ nói điều gì đó mà em không nghe thấy. Cái ánh mắt mẹ nhìn em rất giống như hôm chuẩn bị xuống tàu. Đêm cuối cùng đó bất chợt mẹ hỏi em: “Con có nhớ anh con không?”. Thú thực là em không lưu giữ nhiều hình ảnh về người anh trai hơn em tới mười tuổi, lại đã không ở cùng em bốn, năm năm nay. Anh ấy hầu như chả bao giờ nói chuyện với em cả. Anh ấy cũng chả học hành gì. Không mấy khi thấy anh ấy ở nhà. Có lẽ anh ấy chỉ về nhà để ngủ. Anh ấy hay dùng từ “ra bến”. Ra bến làm gì? Sau này em mới biết ra bến là để móc túi, ăm trộm hay đánh nhau.
Có một lần anh ấy về nhà khá sớm. Mẹ lôi sềnh sệch anh ấy vào nhà tắm. Lát sau anh ấy quay ra, ôm một đống chăn chiếu lên mái nhà. Em hỏi mẹ, anh ấy đi đâu? Mẹ bảo, anh lên trần nhà ngủ cho mát. Mẹ đưa em một cái bao xác rắn, bảo em mang ra bờ sông vứt, nhớ là thấy nó chìm hẳn xuống thì mới được về. Em mang cái bao đi. Mọi khi nếu có vứt rác thì chỉ mang ra đường tàu thôi, lần nay mẹ bắt em mang ra tận sông là sao? Em tò mò quá. Đến chân cột điện ở cổng chợ, em dừng lại mở bao ra xem bên trong có những thứ gì? Đó là bộ quần áo của anh trai em. Nhưng nó tanh nồng mùi máu. Tay em còn chạm vào một vật rắn ở dưới bao nữa. Em không dám cầm vật đó lên, mà chỉ lần lần, sờ sờ xem nó là cái gì. Mẹ em đã quấn nó trong một chiếc quần đùi của anh trai em. Đó là một con dao bầu. Đây là con dao bầu của bố em. ông vẫn để nó ở dưới chiếu, nơi đầu giường mình nằm. Có lần mẹ bảo bố có nhiều kẻ thù từ thời trai trẻ. Bây giờ không còn nữa nhưng lúc nào cũng phải phòng thân. Vậy là anh trai em đã lấy dao bầu của bố mang ra bến. Mang dao bầu ra bến để làm gì? Chắc chắn không phải mổ lợn rồi. Một nỗi sợ hãi vụt đến, làm toàn thân em run rẩy. Em gói chiếc bao lại, buộc chặt, vừa làm vừa thấy hai bàn tay mình run bắn. Anh trai em đã chém người rồi. Con dao bầu này mà bổ vào ai, chắc chắn người ấy chỉ có chết hoặc tàn tích suốt đời. Còn máu nữa chứ. Máu nhiều như thế, chắc anh em phải đâm người nào đó ở cự ly rất gần máu mới xối vào người như vậy. Em không dám nghĩ thêm nữa. Em đạp xe thật nhanh ra bờ sông, quầng cái bao xuống dòng nước đen thui dưới đó rồi vội vã lên xe đạp về nhà.
Đêm đó bố đi đánh bạc không về. Em nằm với bà mà không ngủ được. Thỉnh thoảng lại thấy mẹ em leo lên mái nhà rồi tụt xuống. Lát sau lại thấy mẹ thì thầm nhỏ to với anh trai ở dưới bếp. Em chui ra khỏi giường, tìm xuống bếp. Thấy em, mẹ không nói gì, chỉ ôm em khóc. Anh trai em cứ ngồi quay mặt vào góc bếp hút thuốc. Có một lần anh trai quay lại nhìn em. Cái nhìn không quá ba mươi giây, như muốn nói nhiều điều mà lại chả nói gì. Rồi anh ấy lại quay mặt vào góc bếp. Một lúc sau, anh ấy đứng dậy, bảo với mẹ là lên mái nhà ngủ. Mặt mẹ căng ra. Mẹ đi lên cửa trước nghe ngóng rồi xuống bếp ngồi với em. Mẹ bảo, anh trai con vừa giết người, giết ai không giết lại giết một cán bộ quản lý bến xe. Em ngây thơ hỏi lại: “Thế có bị sao không mẹ?”. Mẹ gạt nước mắt, bảo: “Mai cho anh ấy trốn vào Sài gòn. ở đây thì chết. Tù mọt gông”. Rồi mẹ hời lên: “Sao tôi khổ thế này. Trời ơi là trời! Hu, hu...”. Em hốt hoảng nhìn lên và thấy bà đang đứng ở cửa bếp. Hóa ra bà cũng không ngủ được, theo em xuống bếp tự bao giờ. Bà bước đến bên mẹ, vuốt vai mẹ, bảo: “Đất này dữ, trai hay gái đều thành nghịch tặc cả. Kiếp này coi như nó thế, có tránh cũng chả được. Thôi đừng khóc nữa, lên nhà đi ngủ đi”.
Mẹ và em theo bà lên nhà trên. Không biết mẹ có ngủ được không, còn em thì thiếp đi nhanh chóng. Sáng hôm sau em mải đến trường như thường lệ. Buổi trưa, em xách cặp về đến nhà thì thấy bà đang ngồi giữa một đống ngổn ngang ngay gian ngoài cùng. Thấy em, bà khóc. Hai tay bà đang cầm hai chiếc giẻ. Em hoảng hồn khi thấy bà giơ giẻ lên. cả hai tấm giẻ đều dính máu tươi. Em chưa kịp hỏi gì thì bà đã nói trong tiếng sụt sịt: “Anh trai con bị bắt rồi. Họ phục quanh đây suốt đêm qua. Nó vừa ra đến cổng thì bị họ chặn lại. Nó bỏ chạy. Họ bắn gẫy chân. Rồi họ dong về đây khám nhà. Đồ đạc bị lật tung hết cả lên. Bà đang sáp xếp lại. Nhưng nhiều máu quá. Bà phải lau...”. Em vội hỏi: “Bố, mẹ cháu đâu?”. Bà đáp: “Lánh tạm về quê ít ngày, ở đây người ta cho người sang đòi mạng. Bố mày nóng thế, có khi lại giết người ta trước. Thôi, hai bà cháu mình ở với nhau vài ngày, khi nào yên bảo bố mẹ mày về sau...”.
Thế là chẳng bao giờ em còn nhìn thấy anh trai nữa. mấy lần xét xử sau này bố mẹ đều không cho em đi. Em cũng mau quên. Sự vắng mặt của anh trai lâu ngày làm em cũng chả nhớ về người anh máu mủ ruột già với mình. Đến khi nghe mẹ hỏi, em lại giật mình nhớ đến hình ảnh anh trai ngồi hút thuốc trong góc bếp, trước ngày bị bắt. Và bây giờ, em lại thấy hai tấm giẻ của bà giơ lên, đầm đìa máu. Đó là máu chảy ra từ chân phải của anh trai em. Họ đã bắn nát bắp chân của anh. Và anh phải nghiến răng chịu đau với sự băng bó tạm thời để chờ họ làm thủ tục khám nhà. Máu đã rỉ ra nền nhà và bà em lau đến mấy ngày vẫn không sạch. Bây giờ em nhìn thấy hai tấm giẻ đầy máu ấy trên đầu mẹ. Mẹ đang gối lên mấy tẩm giẻ máu, hai tay ôm chặt lấy ngực và bụng. Mẹ không đứng dậy được. Người mẹ nằm vắt bên thành tàu. Một chân mẹ buông hờ ngoài mạn tàu, nửa người còn lại của mẹ vẫn kẹt lại trên sàn tàu. Con giao long đã cố đấy mẹ xuống biển nhưng trời tối nên nó không biết là mẹ bám được vào lan can tàu, và dắt ở đó, không rơi xuống được. Bây giờ mẹ đang nằm đó, đưa ánh mắt tràn đầy thương cảm nhìn em. Đêm trước hôm xuống tàu, mẹ cũng nhìn em như thế, rồi nhắc lại lời nói của bà: “Đất này dữ, trai hay gái đều thành nghịch tặc cả...”. Vì thế phải đi thôi con ạ. Đi mới mong thoát khỏi đất dữ này. Đi chuyến này không biết thế nào. Anh trai con đang ở trong trại. Con thì còn bé quá. Nhưng bây giờ thì mẹ hối hận vì đã đưa con vào cuộc hành trình khủng khiếp này. vết rạch từ giữa ngực xuống tới bụng không làm mẹ đau bằng nhìn thấy con chết đi sống lại thế kia. Nếu con còn sống thì con tha lỗi cho mẹ. Mẹ đã cho con một kiếp sống đọa đầy. Mẹ đã hại con. Mẹ đã giết dần giết mòn con mà chỉ đến khi chết mẹ mới nhận ra điều ấy... Em quay mặt đi, không muốn nghe những lời mẹ nói. Nhưng đúng lúc em quay mặt đi thì hai tay mẹ không giữ nổi vết rạch trên người nữa. Ngực và bụng của mẹ vỡ ra, máu bắn tung khắp đuôi tàu.
Ánh mắt em chỉ còn nhìn thấy quầng đỏ ối cuối cùng này nữa thì em hoàn toàn chìm vào vô thức.
Em đã chết trong cơn ác mộng của đời mình.