I like intellectual reading. It's to my mind what fiber is to my body.

Grey Livingston

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4328 / 226
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
ét Đoán
Mátthêu 7,1-5
1 “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, 2 vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em. 3 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới? 4 Sao anh lại nói với người anh em: ‘Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn’, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh? 5 Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.
Khi Chúa Giêsu dạy điều này, như thường thấy trong Bài Giảng Trên Núi, Ngài dùng những ý và lời hoàn toàn quen thuộc với tư tưởng của người Do thái. Các Rápbi cũng thường cảnh cáo việc xét đoán người khác. Họ nói: “Ai xét đoán anh em mình rộng lượng sẽ được Chúa rộng lượng lại”. Họ quy định có sáu việc lớn đem lợi ích cho con người ở trần gian và cả thế giới tương lai: học hành, thăm viếng người đau, hiếu khách, chuyên cần cầu nguyện, giáo dục con cái về luật và nghĩ tốt về người khác. Người Do thái biết rằng phê dạy rộng lượng là một bổn phận đạo đức.
Có người cho rằng nếu đây là điều răn rất dễ tuân thủ thì rải rác suốt lịch sử có ghi lại nhiều trường hợp phê dạy sai lầm vô cùng kỳ dị. Có nhiều vụ xét đoán sai lầm đến độ người ta đã nghĩ rằng đó chính là lời cảnh cáo con người đừng bao giờ xét đoán nữa.
Biết bao nhiêu nhân vật nổi tiếng một thời rồi sau lại bị coi là những kẻ vô danh tiểu tốt. Trong tập tự truyện Gilbert Frankau thuật lại rằng dưới triều Victoria, nhà mẹ ông là nơi thường tiếp những nhân vật danh giá. Có lần bà mời một nữ ca sĩ có giọng
kim, người Úc. Khi cô ca sĩ hát, mẹ Frankau bình phẩm “Giọng hát gì mà kinh khủng thế! Bịt miệng cô ta lại, đừng ai cho cô ta hát nữa!” Tên người ca sĩ này là Nellie Melba. Gilbert Frankau cũng dựng một vở kịch. Ông yêu cầu sở kịch nghệ gửi cho ông một nam diễn viên đóng vai chính. Chàng thanh niên này được khảo sát và phỏng vấn. Kết quả Frankau điện cho sở: “Người này không được, anh ta có biết diễn xuất gì đâu. Quý ông nên bảo ông ta nên kiếm nghề khác mà sông, coi chừng chết đói đó. Nhân tiện xin đọc lại tên anh ta để tôi xóa sổ”. Tên người nghệ sĩ đó là Ronald Colman, là một trong những diễn viên nổi tiếng thế giới.
Biết bao nhiêu lần người ta đã phạm tội xét đoán sai lầm về phương diện luân lý. Collie Knox kể lại chuyện ông và bạn ông đã gặp. Trong thời gian phục vụ ở Không Đoàn Hoàng gia, ông đã bị thương nặng trong một chuyên bay, bạn ông cũng đã từng được ban tặng Anh Dũng Bội Tinh tại điện Buckingham. Một hôm cả hai bỏ quân phục, mặc quần áo dân sự đi ăn ở một nhà hàng nổi tiếng. Khi đang ăn, một thiếu nữ đem đến cho họ một cái lông chim trắng - biểu hiện của sự hèn nhát! (vì cô này tưởng hai ông trôn lính).
ít có ai không phạm lỗi phê dạy sai lầm, cũng ít có người chưa từng bị người ta đánh giá sai. Tuy nhiên, điều lạ lùng là không có mệnh lệnh nào của Chúa Giêsu thường bị vi phạm và bị bỏ qua hơn mệnh lệnh này.
Không Ai Có Thể Xét Đoán Mátthêu 7,1-5
Có ba lý do chính tại sao không ai được xét đoán người khác.
1. Không bao giờ chúng ta biết toàn thể sự việc hay toàn diện con người. Rápbi danh tiếng Hiller từng nói: “Đừng xét đoán ai cho đến khi chính anh đã ở trong hoàn cảnh của người ấy”. Không ai biết sức mạnh của cơn cám dỗ người khác phải chịu. Một người có tính bình thản không thể hiểu được cám dỗ của người có máu nồng nhiệt, đam mê. Người được dưỡng dục trong một gia đình tín đồ sẽ không hiểu được cám dỗ của người xuất thân từ những khu
nhà ổ chuột nơi tội ác tràn đầy. Người may mắn có cha mẹ thuận hòa thì không thể hiểu được cơn cám dỗ của người mang trên lưng cả một di sản xấu xa. Do đó, nếu chúng ta thấy được những điều người khác phải vượt qua thì thay vì lên án họ, chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy họ được như thế đã là một thành công lớn rồi.
Chúng ta cũng không biết được toàn diện con người, ở một hoàn cảnh nào đó con người có thể khó thương và vô duyên, nhưng trong hoàn cảnh khác cũng con người ấy lại là đỉnh cao của sức mạnh và vẻ đẹp. Mark Rutherford trong cuốn tiểu thuyết kể lại một người đàn ông tục huyền. Người vợ thứ hai này đã có một đời chồng, một người con gái riêng ở vào tuổi thiếu nữ. Đứa con gái lúc nào mặt mày cũng cau có rất khó thương, toàn thể nhân cách không có một chút nào đáng mến cả. Nhưng bất ngờ, bà mẹ lâm bệnh. Đứa con gái thay đổi tức khắc, nó trở thành một cô điều dưỡng nhiệt tình phục vụ, tận tâm không biết mỏi mệt. vẻ cau có bực dọc bỗng thay bằng vẻ rạng rỡ, nơi cô gái xuất hiện một con người dịu dàng mà ai cũng thích.
Có một loại pha lê gọi là labrador. Thoạt nhìn nó u ám không bóng bẩy gì hết, nhưng nếu cứ cầm xoay quanh, bất chợt khi nó ở vào vị trí phản chiếu ánh sáng thì nó trở thành vô cùng đẹp đẽ. Con người cũng vậy, trông họ có vẻ khó thương nhưng có lẽ đó chỉ vì chúng ta không biết toàn thể con người họ. Trong mỗi người đều có những điểm tốt. Công việc chúng ta không phải là lên án và xét đoán vẻ khó thương ngoài mặt mà là tìm kiếm vẻ đẹp ẩn giấu. Đó là điều chúng ta muốn người khác làm cho mình, cũng là điều chúng ta phải làm cho họ.
2. Hoàn toàn vô tư trong phán đoán là điều rất khó. Chúng ta dễ bị những phản ứng vô lý của bản năng điều khiển. Những phán đoán của chúng ta thường phát xuất từ những phản ứng thiếu hợp lý. Người ta nghe nói rằng đôi khi trong một vụ xử án khó khăn, người Hylạp tổ chức phiên tòa trong bóng tối để chánh án và bồi thẩm đoàn không thấy mặt bị can, do đó phán quyết không bị ảnh hưởng bởi một yếu tố nào khác trừ các dữ kiện khách quan của vụ án. Trong một tập luận thuyết, Montaigne ghi lại một câu chuyện rất tàn nhẫn. Một thẩm phán Ba Tư vì được hối lộ đã tuyên án bất công. Khi vua Cambysses biết chuyện liền ra lệnh xử tử viên thẩm phán đó, lột da đem bọc chiếc ghế chánh án để nhắc những
vị chánh án nhớ đừng bao giờ để thành kiến, bất công ảnh hưởng đến phán quyết. Chỉ người hoàn toàn công bình mới được quyền xét xử, nhưng bản chất con người không thể tuyệt đối công chính được. Do đó, chỉ Thiên Chúa mới có quyền xét đoán.
3. Chính Chúa Giêsu đã nêu lý do chủ yếu tại sao chúng ta không được phép xét đoán. Không ai đủ tốt để phê phán, xét đoán người khác. Chúa Giêsu phác họa một bức tranh linh động về một người có cái xà trong mắt mình mà đòi lấy cái cọng rơm ra khỏi mắt người khác, vẻ khôi hài của bức tranh khiến chúng ta bật cười đã đưa bài học đến trúng mục tiêu. Chỉ có người không lầm lỗi mới có quyền xét đoán người khác. Không ai có quyền chỉ trích trừ phi đã thử làm như họ và làm được tốt hơn. Thứ bảy nào trong các sân banh cũng đầy những người chỉ trích nhiệt cuồng, nhưng thường đó là những người chẳng ra gì nếu đưa ra sân cỏ. Tổ chức nào, Hội Thánh nào cũng đầy những người chuẩn bị sẵn sàng để phê bình, nhưng chính họ lại chẳng bao giờ nghĩ đến việc đảm nhận một trách nhiệm nào. Thế giới đầy những người đòi quyền phê phán nhưng cũng đồng thời đòi được miễn trừ khỏi cuộc sống gương mẫu. Không ai được phép phê bình người khác nếu không dám phiêu lưu trên cùng một hướng. Không ai tốt đủ để có tư cách chỉ trích anh em mình.
Chính đời sống chúng ta đã có quá đủ vấn đề cần điều chỉnh lại, khỏi cần đi tìm khuyết điểm nơi người khác. Tốt hơn là chú tâm đến những lỗi lầm của mình, còn lầm lỗi người khác hãy để Chúa lo liệu.
Chân Lý Và Người Nghe
Mátthêu 7,6
6 “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em.
Đây là một câu nói rất khó hiểu của Chúa Giêsu vì dường như nó đi ngược hẳn lại với sứ điệp Kitô giáo. Nhưng thật ra đây là câu đã được dùng trong hai cách đặc biệt của Hội Thánh ban đầu.
/,o
TIN MƯNG MATTHẼU - TẬP 1​221
1. Người Do thái dùng câu này vì họ tin rằng ân huệ của Chúa chỉ dành cho họ. Những người Do thái chống đối Phaolô cũng dùng và đòi người ngoại phải chịu cắt bì, phải vâng giữ luật Môsê và phải trở thành người Do thái trước khi trở thành Kitô hữu. Đây là câu Kinh Thánh đã được dùng - lạm dụng thì đúng hơn - để thỏa mãn tính độc tôn của người Do thái.
2. Hội Thánh đầu tiên dùng câu này trong một nghĩa đặc biệt vì bị đặt dưới mốì đe dọa lưỡng diện đối với bên ngoài, Hội Thánh là một hòn đảo trong sạch giữa một đại dương vô luân của người ngoại giáo, luôn luôn bị thế giới bên ngoài làm vấy bẩn. Còn mối đe dọa từ bên trong là khi con người suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề, điều không thể tránh là có những suy tư lang thang trong các ngã đường tôn giáo. Có những người đã cố gắng dung hòa Kitô giáo với tư tưởng ngoại đạo để đi đến một niềm tin tổng hợp nào khả dĩ thỏa mãn cả đôi đường. Nếu muốn tồn tại, Hội Thánh phải tự vệ chông lại đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài, nếu không thì sẽ trở thành một trong biết bao tôn giáo đang cạnh tranh và phát triển trong đế quốc Rôma.
Đặc biệt là Hội Thánh sơ khai rất cẩn trọng trong việc quy định những người dự Tiệc thánh. Thánh lễ được bắt đầu bằng lời rao: “Vật thánh dành cho dân thánh”. Theodoret có trích dẫn một câu mà ông cho là lời bất thành văn của Chúa Giêsu: “Mầu nhiệm của Ta là cho chính Ta và cho dân Ta”. Hiến chương các tông đồ quy định rằng, mở đầu Tiệc Thánh, một chấp sự thông báo: “Xin tất cả những người đang học giáo lý, tất cả những người nghe đạo, tất cả những người chưa tin, tất cả những ai theo tà giáo phải ra khỏi đây”. Tại bàn Tiệc Thánh có một hàng rào ngăn tất cả, chỉ trừ những tín hữu chính thức. Sách Didache cũng gọi là “Những lời dạy của mười hai tông đồ”, viết khoảng năm 100SCN, là quyển sách lễ đầu tiên của Hội Thánh, có quy định: “Không ai được dự Tiệc Thánh ngoại trừ những người đã chịu phép rửa trong Danh Chúa vì đối với việc này Chúa đã phán: Đừng cho chó những đồ thánh”. Tertullian đã than phiền rằng người theo tà giáo đã cho phép mọi người, kể cả người ngoại dự Tiệc Thánh, làm như vậy là “họ đã ném đồ thánh cho chó và quăng ngọc trai (dù không phải ngọc thật) cho heo” (De Praescriptione). Trong tất cả những trường hợp này câu nói trên được dùng làm căn bản dành
222 VVILIIAM BARCLAY
/,ồ
độc quyền dự Tiệc Thánh cho Kitô hữu. Không phải là Hội Thánh không có tinh thần truyền giáo, nhưng thật ra Hội Thánh sơ khai cũng khẩn trương ý thức được sự cần thiết tuyệt đối trong việc bảo vệ một đức tin thuần khiết, e rằng Kitô giáo dần dần bị đồng hóa, cuối cùng bị đại dương ngoại giáo xung quanh phủ lấp.
Thấy ý nghĩa bề mặt tạm thời của câu nói này rất dễ; nhưng chúng ta phải cố nắm được ý nghĩa thâm sâu, trường cửu của nó.
Đến Với Những Người Không Xứng Đáng
Mátthêu 7,6
Rất có thể câu này của Chúa Giêsu khi lưu truyền lại đã vô tình bị thay đổi do thói quen sử dụng lối văn song hành của người Do thái (parallelism) mà chúng ta đã đề cập trong Mt 6,10 “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo”, phép song đối trong hai câu trên hoàn toàn đúng chỉ trừ một chữ. Liệng đối với quăng, chó đối với heo, nhưng thánh không đối ngược với ngọc trai, ở điểm này phép song đôi bị trục trặc. Trong tiếng Do thái, hai chữ khác nhau nhưng viết giông nhau là thường vì trong tiếng Do thái không có nguyên âm. Như “thánh” là kadosh (K D s H), tiếng Aram chỉ chữ bông tai là kadasha (K D s H). Các phụ âm đều như nhau nên trong tiếng Do thái hai chữ đó giống y nhau. Hơn nữa, trong sách Talmud, “bông tai ở mũi heo” là câu tục ngữ chỉ điều gì không phù hợp, không đúng chỗ. Rất có thể câu nguyên thủy là: “Đừng cho chó bông tai, và đứng ném hột trai mình trước mặt heo”. Trong trường hợp này, phép song đối hoàn chỉnh. Nếu điều này đúng, thì nó có nghĩa là có một sô" người không thích nghi không xứng đáng và không thể nhận sứ điệp mà Hội Thánh sấn lòng rao giảng. Đấy không phải là lời tuyên bô" về tính cách độc tôn mà chỉ là lời phát biểu về khó khăn thực tế của việc truyền đạt mà bất cứ nhà truyền giáo nào, ở thời nào cũng gặp. Sự thật cũng có một số người rất khó truyền đạt chân lý cho họ, họ cần phải chịu hoạn nạn nào đó trước đã. Có một câu nói giữa các Rápbi “Không thể mở kho tàng cho mọi người xem, cũng vậy, lời của Luật không thể nói cho mọi người được, người ta không nên đào sâu quá khứ khi có mặt những người xứng hợp”.
Thật ra đây là một chân lý phổ thông. Chúng ta không thể nói hết mọi chuyện với bất cứ ai. Trong một nhóm bạn bè, chúng ta có thể ngồi bàn luận về đức tin, đặt vấn đề, nêu thắc mắc, chúng ta có thể nói về những khó khăn, những khía cạnh phức tạp rối trí và tha hồ rảo bước trên mọi ngõ ngách của tư duy. Nhưng nếu trong nhóm bạn bè đó lại có một người có đầu óc thủ cựu hẹp hòi, không cởi mở, rất có thể anh ta sẽ dán cho chúng ta một nhãn hiệu mới: những thành phần tà giáo nguy hiểm. Hoặc trong đó có người đơn sơ mộc mạc, đức tin anh ta có thể bị rúng động. Có người xem phim y học thấy kiến thức được mở mang, giá trị, bổ ích, nhưng có kẻ lại thấy đó là một phim đồi trụy, khêu gợi tò mò.
Như vậy chúng ta thấy có một sô" người không thể tiếp nhận chân lý Kitô giáo. Có thể tâm trí họ bị đóng chặt, đầu óc bị bầm dập, trùm lấp bằng một lớp áo nhớp nhúa, hoặc vì họ đã sống một cuộc đời làm lu mờ khả năng nhận biết chân lý, hay vì họ có thói quen chế nhạo tất cả những điều thánh thiện, hay đôi khi cũng vì họ và chúng ta hoàn toàn không có một điểm chung làm cơ sở để từ đó cùng bàn luận. Người ta chỉ có thể hiểu những gì vừa tầm mức của họ. Chúng ta không thể dốc đổ mọi bí ẩn trong lòng cho mọi người. Luôn luôn có người thấy lời giảng về Chúa Cứu Thế là ngu dại; và chân lý khi diễn đạt bằng lời, đối với tâm trí người ấy, chẳng khác nào đụng phải một bức tường không thể vượt qua.
Phải làm gì đối với những người này? Sẽ bỏ họ như những con người vô dụng? Chấm dứt không đem sứ điệp Kitô giáo đến cho họ nữa? Điều mà lời nói Kitô giáo bất năng lại là điều lối sống Kitô giáo thường làm được. Một người có thể đui mù không hiểu những gì người Kitô hữu tỏ bày, nhưng người ấy không thể phủ nhận vẻ đẹp của cuộc sông Kitô giáo thể hiện. Cecil Northcott trong quển “Chuấn Hiển Hiện Đời Nay” thuật lại một cuộc thảo luận trong một trại hè dành cho thanh thiếu niên đại diện nhiều nước trên thế giới: “Một đêm mưa khi các trại sinh thảo luận về những phương cách khác nhau làm sao nói cho người khác biết về Chúa. Họ hỏi một nữ trại sinh Phi Châu: “Maria, ở xứ cô thì cô làm thế nào?” Maria trả lời: “Chúng tôi không có hội truyền giáo, cũng không phát tài liệu. Chúng tôi chỉ sai một hoặc hai gia đình tín đồ đến sông, làm việc trong làng. Khi dân làng thấy cuộc sống của họ như thê nào, họ đều muốn trở thành Kitô hữu”. Cuối cùng,
224 WILIIAM BARCLAY
chỉ CÓ mỗi một lý luận chinh phục được tất cả mọi người đó là đời sống Kitô giáo.
Có một số người dường như không thể nào nói với họ về Chúa Giêsu. Sự chai lì của họ, sự đui mù đạo đức, sự kiêu căng trí thức, sự nhạo báng vô liêm sỉ, lớp vỏ che mờ có thể làm họ không thâu hiểu được lời giãi bày về Chúa Giêsu. Nếu họ nghe mà không hiểu thì chúng ta vẫn có thể chỉ cho họ thấy Chúa Giêsu. Chỗ yếu của Hội Thánh không phải là thiếu lý luận mà là thiếu chứng nhân chân chính.
Hiến Chương cầu Nguyện
Mátthêu 7,7-11
7 Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gỗ cửa thì sẽ mở ra cho. 8 Vĩ hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho. 9 Có người nào trong anh em, khi con mình xỉn cái bánh, mà lại cho nó hòn đá? '° Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn?
" Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao?
Bất cứ ai cầu nguyện đều phải biết mình đang cầu khẩn vị thần nào. Người ta muốn biết trong một khung cảnh như thế nào thì cầu xin được nhậm lời. Có phải là khẩn cầu một vị thần hằn học, càu nhàu, phải ép uổng, làm áp lực thì mới chịu ban? Hoặc cầu xin một ông thần hay giễu cợt, và điều gì ông ban đều như gươm hai lưỡi? Hay cầu nguyện với một Thiên Chúa nhân từ sẵn lòng ban nhiều hơn những gì chúng ta cầu xin?
Chúa Giêsu đến từ một dân tộc yêu thích cầu nguyện. Các Rápbi Do thái rất ca tụng cầu nguyện: “Chúa gần gũi con người như tai gần miệng”, “người ta khó có thể nghe hai người nói cùng một lượt, nhưng nếu cả thế gian cùng cầu nguyện Chúa một lúc, Ngài vẫn nghe tiếng cầu nguyện của họ”. “Con người bực bội vì những yêu cầu của bạn bè, nhưng đôi với Chúa khi con người đem
trình dâng lên cho Ngài nhu cầu của mình, Ngài càng yêu thương họ hơn”. Chúa Giêsu đã được sống trong tinh thần yêu thích cầu nguyện, ở đoạn Kinh Thánh này, Ngài cho chúng ta một hiến chương về cầu nguyện.
Lập luận của Chúa rất đơn giản. Một Rápbi hỏi: “Có người cha nào ghét con trai mình không?” Chúa Giêsu bảo rằng không người cha nào từ chối điều con mình xin thì Thiên Chúa là Cha cao cả cũng không bao giờ từ chối con cái mình.
Những ví dụ trên Chúa Giêsu rất chọn lọc. Ngài kể ba ví dụ, Luca thêm thí dụ thứ ba vào hai thí dụ Mátthêu đưa ra. Nếu con xin bánh, có bao giờ cha cho đá? Hay xin cá lại cho rắn, xin trứng lại cho bò cạp? (Le 11,22). Điểm đáng chú ý là trong mỗi trường hợp hai vật nêu trên trông gần giống nhau. Những hòn đá vôi nhỏ, tròn ở bờ biển có hình dáng và màu sắc thật giống ổ bánh. Nếu con xin bánh, liệu cha có giễu cợt cho nó hòn đá, rất giông cái bánh mà không ăn được? Nếu con xin cá, liệu cha sẽ cho rắn? Có thể “rắn” ở đây là “lươn”. Theo luật về thực phẩm của người Do thái, lươn không được phép ăn vì là loài không tinh sạch. “Các loài vật nào ở dưới nước không có vây và chẳng có vảy thì phải lấy làm gớm ghiếc cho các ngươi” (Lv 11,12). Nếu con xin cá, cha cũng cho, nhưng lại cho một loại cá không ăn được, liệu có một người cha nào lại giễu cợt sự đói khát của con mình như thế không? Nếu con xin trứng, liệu cha sẽ cho bò cạp? Bò cạp là con vật nguy hiểm trông giông con tôm hùm, nó kẹp con mồi bằng càng và tiêu diệt bằng đuôi có nọc độc, vết chích rất đau và có thể làm chết được. Khi nghỉ ngơi, bò cạp thu càng khoanh đuôi lại, loại bò cạp màu nhạt lúc nằm thu mình lại trông rất giống quả trứng. Nếu con xin trứng liệu người cha nào lại cho con thứ bò cạp nguy hiểm này không?
Chúa không bao giờ từ chối hay giễu cợt lời cầu xin của chúng ta. Người Hylạp có nhiều truyện tích về cách các thần luôn luôn có một cái gai và là một con dao hai lưỡi. Aurora, nữ thần rạng đông yêu một thanh niên tên là Tithonus. Zeus, vua của các thần, ban cho nàng một đặc ân, có thể cầu xin bất cứ điều gì cho chàng thanh niên này. Aurora chọn xin cho Tithonus được bất tử, nhưng lại quên không xin cho chàng được trẻ mãi
không già. Vì thế Tithonus càng ngày càng già, già lọm khọm nhưng không bao giờ chết, món quà thần ban cho đã trở thành một lời nguyền rủa.
Bài học ở đây là Chúa luôn luôn đáp lời cầu nguyện, nhưng Ngài đáp theo đường lối của Ngài. Đường lối Chúa luồn luôn là con đường khôn ngoan và yêu thương trọn vẹn. Thường thường, nếu Ngài đáp lời theo như điều chúng ta mong muôn thì đó là điều tệ hại nhất, vì chúng ta ngu dại, thường xin những điều gây tổn hại cho mình. Điều Chúa Giêsu dạy chúng ta là Chúa không chỉ đáp lời mà còn đáp lời trong khôn ngoan và thương yêu.
Đây là hiến chương cầu nguyện, quy định cho ta một số bổn phận. Trong Hi văn có hai loại mệnh lệnh: mệnh lệnh dứt điểm, rất rõ ràng; “Xin đóng cửa lại” là một mệnh lệnh dứt điểm (aorist imperative). Mệnh lệnh hiện tại đòi hỏi phải luôn luôn hay tiếp tục tuân hành: “Ra vào phải luôn luôn đóng cửa”. Mệnh lệnh ở đây là mệnh lệnh hiện tại, vì thế mệnh lệnh của Chúa Giêsu dùng ở đây “Tiếp tục xin, tiếp tục tìm, tiếp tục gõ”. Ngài bảo ta kiên trì trong cầu nguyện và không bao giờ được chán nản. Đây chính là trắc nghiệm lòng chân thành, chúng ta có thật sự muốn điều đó không? Đó có phải là điều chúng ta dám nhắc mãi trước mặt Chúa không? Cách trắc nghiệm tốt nhất với bất cứ ước ao nào là: “Tôi có thể cầu nguyền về việc đó không?”
ở đây Chúa Giêsu đưa ra hai sự kiện song đôi là Chúa luôn luôn đáp lời cầu xin của chúng ta trong đường lối Ngài, trong sự khôn ngoan, yêu thương. Điều thứ hai là chúng ta phải đến với Chúa bằng một đời sống kiên trì cầu nguyện thể hiện tính chất chính đáng của điều cầu xin cũng như lòng chân thành của chúng ta khi cầu xin.
Khuôn Vàng Thước Ngọc Mátthêu 7,12
12 Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó.
/,IZ.
TIN MUNCJ MATTHEU - TẠP 1​227
Với mệnh lệnh trên đây, Bài Giảng Trên Núi đạt đến tuyệt điểm. Lời của Chúa được gọi là “đỉnh cao của bài giảng”. Đây là đỉnh cao của đạo đức xã hội và tất cả nội dung của đạo đức học.
Có thể trưng dẫn nhiều câu nói của các Rápbi tương ứng với hầu hết mọi điều Chúa dạy trong Bài Giảng Trên Núi. Nhưng đối với câu này, các Rápbi không có câu nào tương ứng cả. Đây là một giáo huấn mới mẻ chưa từng thấy, cũng là một quan điểm mới về cuộc sống và những bổn phận phải có.
Tìm những câu tiêu cực tương ứng thì không khó. Nhưng chúng ta đã biết, có hai giáo sư Do thái danh tiếng là Shammai nổi tiếng nghiêm khắc và cứng rắn, và Hillel nổi tiếng về lòng nhân ái, dịu dàng. Người ta kể câu chuyện như sau: “Một người ngoại đến với Shammai thưa rằng: ‘Tôi bằng lòng nhập đạo với điều kiện là ông dạy toàn thể lề luật cho tôi chỉ trong thời gian tôi đứng một chân’. Sẩn cây thước trong tay Shammai đuổi anh ta ra”. Đến với Hillel, anh ta được thâu nhận, Hillel dạy: “Điều gì anh ghét thì đừng làm cho người khác, đó là toàn thể lề luật; những gì còn lại chỉ là phần chú giải. Hãy đi học biết điều đó”. Đó là Luật Vàng ở hình thức tiêu cực. Trong sách Tôbia có một đoạn ông già Tôbia dạy con tất cả những điều thiết yếu của cuộc đời. Một trong những nguyên tắc của ông là: “Điều con ghét, đừng làm cho ai” (Tb 4,16). Có một tác phẩm Do thái là “Thư Gửi Cho Aristeas” được coi là tài liệu của các học giả Do thái qua Alexandria để dịch Kinh Thánh Do thái sang tiếng Hylạp, hoàn tất Bản Bảy Mươi. Hoàng đế Ai cập mở tiệc khoản đãi và trong bữa tiệc có hỏi họ vài câu khó. Vua hỏi: “Lời dạy về sự khôn ngoan là gì?” Một học giả trả lời: “Như hoàng đế không muôn tai họa giáng trêrì mình nhưng muốn hưởng mọi sự tốt lành, xin hãy áp dụng nguyên tắc đó cho bầy tôi và cả những người chống đối ngài. Xin hoàng đế cũng hãy cảnh báo êm nhẹ người quý phái và người nhân đức, vì Chúa lây lòng nhân hậu kéo mọi người đến với Ngài” (Thư gửi cho Aristeas, 207).
Rápbi Eliezer nói gần đúng điều Chúa Giêsu nói: “Hãy coi danh dự của bè bạn cũng quý trọng như của chính ngươi”. Thánh vịnh 15,3 nói lên khía cạnh tiêu cực chỉ người nào không làm điều ác cho người lân cận mới đến gần Chúa. Tìm quy luật này ở khía cạnh tiêu cực trong giáo lý Do thái không khó, nhưng về phương diện tích cực, không có điều nào tương đương với điều Chúa dạy.
Các tôn giáo khác cũng vậy. Tiêu cực là một trong những nguyên tắc căn bản của Khổng Tử. Trọng Cung hỏi: “Có lời nào làm mực thước thực tiễn cho cả cuộc đời không?” Khổng Tử đáp: “Điều ngươi không muốn người ta làm cho mình, đừng làm cho người ta” (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân).
Trong những bài ca đức tin, Phật Giáo cũng có những lời lẽ gần với giáo huấn Kitô giáo:
“Mọi người đều sợ roi, mọi người đều sợ chết
Hãy đặt mình trong chỗ người khác, đừng sát sinh, đừng gây chết chóc.
Mọi người đều sợ roi, mọi người đều tha thiết sổng
Hãy làm như điều người ta muốn mình làm, đừng sát sinh, đừng gây chết chóc”.
Người Hylạp và người Rôma cũng vậy. Isocrates kể lại vua Nicocles đã truyền cho quần thần: “Đừng làm cho người khác điều khiến cho người ta bực tức, như ngươi đã kinh nghiệm lúc rơi vào tay họ”. Epictetus lên án nô lệ dựa vào nguyên tắc: “Điều đau khổ nào ngươi tránh, thì đừng tìm cách gán cho người khác”. Một trong những châm ngôn cơ bản của người khắc kỷ là: “Điều ngươi không muốn người ta làm cho mình, thì đừng làm cho bất cứ ai”. Người ta kể rằng hoàng đế Alexandria Severus đã cho khắc câu này vào tường cung điện để suốt đời không quên nguyên tắc sông đó.
Như vậy, ở hình thức tiêu cực, quy tắc này là căn bản cho mọi giáo thuyết đạo đức, nhưng chỉ thây một mình Chúa Giêsu nhấn mạnh đến khía cạnh tích cực. Bao nhiêu người bảo: “Đừng làm cho người ta điều anh không muốn họ làm cho mình” nhưng chưa có ai nói: “Hãy làm cho người khác điều ngươi muốn người ta làm cho mình”.
Luật Vàng Của Chúa Giêsu
Mátthêu 7,12
Chúng ta hãy xem hình thức tích cực của Luật Vàng khác với hình thức tiêu cực ra sao và xem điều Chúa Giêsu dạy, đồi hỏi nhiều bơn điều các bậc thầy khác từng đòi hỏi thế nào.
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​229
ở hình thức tiêu cực, Luật Vàng đòi hỏi chúng ta phải tránh không được làm cho người khác điều mình không muốn họ làm cho mình. Đúng ra đó không phải là một quy tắc tôn giáo mà chỉ là một phát biểu về ý thức thông thường, không có nó, không thể có một tương quan xã hội nào cả.
Ông Thomas Brownie có lần nói: “Chúng ta biết ơn những người chúng ta gặp mà họ không giết hại chúng ta”. Theo một nghĩa nào đó thì câu nói trên đúng, nhưng nếu chúng ta không tin được rằng thái độ, cách cư xử của người khác đối với chúng ta phải tuân theo những tiêu chuẩn chung của cuộc sông văn minh thì đời sống chắc sẽ không chịu nổi. Mặt tiêu cực của Luật Vàng không phải thừa, vì thiếu nó thì cuộc sống không thể nào tích cực được.
Hơn nữa, hình thức tiêu cực của Luật Vàng chỉ là đừng làm một sô" điều nào đó, tránh một số hành động nào đó. Không làm điều gì không phải là việc khó lắm. Không làm hại người khác không phải là một nguyên tắc tôn giáo mà là nguyên tắc luật lệ. Đó là loại nguyên tắc mà một người không tin hoặc không quan tâm gì đến tôn giáo vẫn có thể giữ được. Một người có thể suô"t đời không làm hại ai nhưng vẫn hoàn toàn là một công dân vô dụng đối với đồng bào mình. Một người có thể giữ đúng hình thức tiêu cực của Luật Vàng bằng cách rất đơn giản là không hành động gì cả. Không làm gì hết có nghĩa là chẳng vi phạm gì; nếu sự thiện là không làm gì hết thì thật là trái ngược với sự thiện trong quan điểm Kitô giáo.
Khi Luật Vàng đặt ở hình thức tích cực, khi nó đòi chúng ta phải tích cực làm cho người khác điều chúng ta muốn họ làm cho mình, chúng ta sẽ thấy một nguyên tắc mới bước vào đời sông kèm theo một thái độ mới đốì với anh em mình. Bảo rằng: “Tôi không làm hại người khác, tôi không được làm cho họ điều tôi phản đối không muôn họ làm cho tôi”, đó là điều luật buộc chúng ta phải tuân thủ. Nhưng bảo rằng: “Tôi phải giúp đỡ kẻ khác, phải tử tế với họ như tôi vẫn muốn họ giúp đỡ, ăn ở tử tế với tôi” lại là một việc khác. Chỉ có tình yêu mới buộc chúng ta làm được như vậy mà thôi. Thái độ cho rằng: “Tôi không được làm hại người” rât khác thái độ “Tôi phải hết sức giúp đỡ tha nhân”. Lấy một thí dụ đơn giản: Luật buộc người lái xe không được lái ẩu gây tai
230 WILIIAM BARCLAY
'/,12
nạn lưu thông, nhưng không có luật nào buộc người ấy phải dừng xe cho một bộ hành mỏi mệt đi nhờ. Tránh làm hại người khác là điều đơn giản, tôn trọng xúc cảm cùng những nguyên tắc của người khác cũng không khó. Nhưng chọn lối sống nhân đức, giúp đỡ mọi người y như mình mong họ cư xử tốt với mình, và coi đó là nguyên tắc sông là điều rất khó.
Đó chính là thái độ mới khiến đời sông tươi đẹp, Jane Stoddard viện dẫn một chi tiết trong đời sống của W.H.Smith: “Khi ông Smith còn ở Sở chiến tranh, người thư ký riêng của ông là Fleetwood Wilson nhận thấy cứ mỗi cuối tuần ông Smith đi Greenlands và thường gói một thùng thư với những giấy tờ cần thiết để đem theo. Ông Wilson gợi ý rằng nếu ông Smith cứ làm như các vị bộ trưởng khác là bỏ tất cả vào bao, gửi bằng bưu điện thì sẽ bớt cực nhọc cho ông rất nhiều. Ông Smith hơi ngập ngừng một chút nhưng rồi ông nói: “Này anh Wilson yêu quý, người bưu tín viên của chúng ta đem thư từ Henlay đi, đã phải vác nặng lắm rồi. Mỗi sáng tôi thấy anh ta khệ nệ vác túi thư đã rất nặng lại phải vác thêm gánh nặng của chúng ta nữa, nên tôi quyết định gánh bớt cho anh ta, ta phải cư xử với nhau không phải như luật cho phép, nhưng như tình yêu đòi hỏi.
Tuân thủ hình thức tiêu cực của Luật Vàng là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Người ta có thể tự khép vào kỷ luật không khó lắm, không làm cho người khác điều mình không muốn họ làm cho mình, nhưng chỉ người nào khởi sự làm theo mặt tích cực của Luật Vàng mới là người có tình yêu của Chúa Giêsu trong lòng. Người ta sẽ cố tha thứ như chính mình muốn được tha thứ, cố giúp đỡ như chính mình muốn được giúp đỡ, khen ngợi như mình muôn được khen ngợi, thông cảm như mình muôn được cảm thông. Người ta sẽ không bao giờ từ chối làm việc gì và bao giờ cũng tìm việc để làm. Rõ ràng điều này sẽ làm cuộc sông càng khó khăn hơn, người ta sẽ không có nhiều thì giờ lo lắng việc riêng, vì luôn luôn phải dừng lại để giúp người khác. Nó sẽ trở thành một nguyên tắc chi phối đời sống người ở nhà, trong xưởng máy, trên xe buýt, tại văn phòng, trên dường phố, trên xe lửa, ngoài sân chơi và ở khắp mọi nơi. Chúng ta sẽ không bao giờ thực hiện được cho đến khi cái tôi (bản ngã) của ta khô héo và chết hẳn trong lòng mình. Vâng giữ điều răn này sẽ trở thành một người mới và đời
/,13-14
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​231
Sống ta sẽ có một trung tâm mới. Nếu thế giới gồm toàn những người tuân thủ Luật Vàng thì đó sẽ thật là một thế giới mới.
Cuộc Đời ở Ngã Ba Đường
Mátthêu 7,13-14
13 “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. 14 Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.
Cuộc sống luôn luôn mang tính chất bi thảm nào đó, vì như có người đã nói: “Toàn thể cuộc sống tập trung vào con người ở ngã ba đường”. Trong mọi hoạt động, con người phải đương đầu với lựa chọn và không bao giờ có thể tránh né chọn lựa, không thể đứng yên mà phải chọn đường này hoặc đường kia. Do đó, một trong những chức năng tối thiểu của các vĩ nhân lịch sử đã đưa con người đốì diện với một lựa chọn không thể tránh. Lúc sắp qua đời, Môsê nói với dân chúng: “Coi đây, hôm nay tôi đưa ra cho anh em chọn: hoặc là được sống, được hạnh phúc, hoặc là phải chết, bị tai họa. Vậy hãy chọn sự sống để anh em và dòng dõi anh em được sống” (Đnl 30,15-20). Khi Giôsuê giao lại quyền lãnh đạo dân tộc vào cuối đời mình, ông cũng đã đưa cho họ cùng một chọn lựa “Hôm nay hãy chọn ai mà mình muôn phục vụ” (Gs 24,15). Giêrêmia nghe tiếng Chúa dạy: “Ngươi hãy nói cùng dân này rằng: Chúa dạy như vầy: Này Ta đặt trước mặt ngươi con đường sống và con đường chết” (Gr 21,8).
Đó cũng là điều phải chọn lựa mà Chúa Giêsu đặt trước mỗi người. Con đường rộng rãi, dễ dàng được nhiều người chọn, nhưng cuối cùng nó đưa đến hủy diệt. Còn con đường hẹp, khó khăn, ít người theo nhưng cuối cùng đưa đến sự sống. Cèbes, một môn đệ của Socrates, viết trong quyển Tabula: “Ngươi không thấy khung cửa hẹp ít người và con đường nhỏ phía trước vắng khách bộ hành sao? Đó chính là con đường dẫn đến giáo huân chân chính”. Chúng ta hãy xem xét sự khác biệt giữa hai con đường.
1. Sự khác biệt giữa con đường khó và con đường dễ. Đường dễ không bao giờ đưa đên sự cao cả. Cao trọng luôn luôn là thành
232 WILIIAM BARCLAY
7,13-14
quả của công lao khó nhọc. Hesiod, thi hào Hylạp viết: “Gia tăng gian ác rất dễ vì đường đi trơn tru, vả lại gian ác ở gần, còn đối với đức hạnh thì cả đến các thần bất tử cũng phải đổ mồ hôi mới có được”. Epicharmus nói: “Thần thánh đòi chúng ta phải lao khổ cực nhọc mới có được điều thiện”. Ông cảnh cáo: “Hỡi kẻ dối trá, hèn hạ, đừng ao ước những điều dễ dãi, e mình phải nhận điều cay đắng, gian nan”.
Có một lần Edmund Burke đọc một bài diễn văn nổi tiếng ở hạ nghị viện. Từ đó về sau người em là Richard thường đăm chiêu suy nghĩ. Được hỏi nghĩ gì, ông trả lời: “Tôi vẫn thường băn khoăn không hiểu sao anh tôi lại độc chiếm tất cả tài năng của gia đình, nhưng rồi tôi lại nhớ rằng những khi chúng tôi chơi đùa thì anh ây luôn luôn làm việc”. Một công tác đã được thực hiện có vẻ dễ dàng, cái dễ dàng đó chính là kết quả của một lao nhọc không ngừng. Tài năng của một nhạc sĩ xuất sắc hay một nhà vô địch bóng bàn là kết quả của mồ hôi. Không có một con đường khác đi đến sự cao trọng ngoài con đường lao nhọc. Bất cứ lời hứa nào không đi qua con đường này chỉ là cạm bẫy và ảo vọng.
2. Sự khác biệt giữa đường dài và đường tắt. Rất hiếm có việc gì thực hiện trong chớp nhoáng mà lại hoàn thiện, hoàn chỉnh. Nhưng rất thường thấy những công trình vĩ đại là kết quả lao động lâu dài và chuyên tâm không ngừng. Horace trong quyển Nghệ Thuật của Thi Ca đã khuyên Piso sau khi sáng tác nên để chín năm sau hãy xuất bản. Ông kể rằng học trò thường đem bài đến cho Quintilius, một nhà phê bình nổi tiếng xem. Ồng này thường nói: “Gạch bỏ đi, bài chẳng ra gì cả. Đem về bỏ vào lửa, vào đe trui rèn lại đã”. Tác phẩm Aneid của Virgil chiếm trọn mười năm cuối của đời ông, nhưng khi hấp hối nếu bạn bè không can ngăn thì ông lại muốn hủy đi, vì nghĩ nó còn quá thiếu sót. Cuốn Cộng Hòa của Plato bắt đầu bằng một câu đơn giản: “Ngày hôm qua tôi đi xuống Piraeus cùng với Glaucon, con của Aristón để cầu nguyện với Nữ Thần”. Trên bản thảo do chính Plato viết, người ta thấy câu trên viết ít nhất là 13 lần. Bậc thầy văn chương này đã dày công sắp đi, xếp lại để có được những nhịp điệu chính xác. Tập Ca Thương Trong Sân Nhà Thờ Miền Quê của Thomas Gray là một trong những thi phẩm bất hủ, khởi sự viết từ mùa hè năm 1742 mãi đến 12.6.1750 mới được lưu hành trong vòng quen
/,1-3-14
TIN MỮNG MÁTTHÊU - TẬP 1​233
biết riêng tư, nghĩa là phải mất tám năm tuyệt tác này mới được mài dũa hoàn chỉnh. Không ai có thể hoàn tất một đại tác phẩm bằng con đường tắt. Chúng ta thường đứng trước những con đường ngắn, hứa hẹn những kết quả tức thời, con đường dài thì kết quả lại ở xa tít tắp. Nhưng những điều có giá trị trường cửu không bao giờ đến cách chớp nhoáng, đường dài cuối cùng vẫn là con đường tốt nhất.
3. Khác biệt giữa con đường kỷ luật và thiếu kỷ luật. Không có kỷ luật thì chẳng hoàn thành được gì hết. Nhiều lực sĩ, nhiều đời sống thất bại chỉ vì đã từ bỏ kỷ luật, buông mình theo phóng túng. Coleridge là gương thảm kịch của một cuộc sống vô kỷ luật. Không có một đầu óc nào vĩ đại như vậy mà lại cống hiến được ít như vậy. Rời đại học Cambridge để gia nhập quân đội, sau ông lại từ bỏ quân đội chỉ vì - dù uyên bác như vậy - ông lại không thể tắm cho ngựa, ông trở về với đại học Oxford nhưng rồi lại rời bỏ không một mảnh bằng. Ông chủ trương một tờ báo lấy tên là The Watchman chỉ ra được 10 số rồi chết. Người ta nói về ông: “Coleridge chìm đắm trong những viễn tượng về công trình phải thực hiện, luôn luôn đòi phải thực hiện. Ông có đủ mọi năng khiếu thi ca trừ một điều - tính bền bỉ và chuyên chú vào công việc”. Trong đầu óc ông có đủ các loại sách, ông bảo: “Đã hoàn tất, chỉ còn viết ra mà thôi” hoặc “đã chuẩn bị đưa cho nhà in hai tập bàn thảo”, những sách ông nói chỉ có ở trong đầu, vì ông không khép mình vào kỷ luật ngồi xuống để viết ra. Không ai có thể đạt đến sự cao trọng hay duy trì được địa vị cao quý mà không có kỷ luật.
4. Khác biệt giữa con đường thận trọng và con đường khinh xuất. Ớ đây chúng ta đi vào trung tâm của vấn đề. Không ai có thể đi con đường tắt, dễ dàng, buông thả nếu biét suy nghĩ. Mọi sự việc trong thế gian đều có hai phương diện: hiện thời nó như thế nào, trong tương lai nó sẽ ra sao. Con đường dễ đi có thể lúc này có vẻ rất mời mọQ và con đường khó đi có thể thấy rất nản lòng. Cách duy nhât để đánh giá đúng là nhìn xem không phải chồ khởi đầu, mà là nơi kêt thúc của con đường, không nhìn trong ánh sáng của thời gian mà của cõi đời đời.
234 WILIIAM BARCLAY
7,15-20
Các Ngôn Sứ Giả
Mátthêu 7,15-20
15 “Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhiừig bẽn trong, họ là sói dữ tham mồi. 16 Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ớ bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ? 17 Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. 18 Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt. 19 Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quãng vào lửa. 20 Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.
Hầu hết mỗi câu trong phần này đều có tiếng chuông rung đáp lại trong tâm trí người Do thái được nghe lời ấy lần đầu tiên.
Người Do thái biết rất rõ về ngôn sứ giả. Như Giêrêmia tranh chấp với ngôn sứ giả là kẻ nói rằng: “Bình an, bình an mà chẳng bình an chi hết” (Gr 6,14; 8,11), ngôn sứ giả và bọn lãnh đạo gian ác được coi là sói dữ. Trong những ngày sầu thảm, Êdêkien đã nói: “Các thủ lãnh trong xứ này giống như sói dữ cắn xé mồi, chỉ gây ra đổ máu, giết người để trục lợi” (Ed 22,27). Xôphônia phác họa một bức tranh về tình trạng mọi sự ở ítraen khi “Các thủ lãnh như sư tử gầm thét, các quan xét như lang sói ban đêm, không để dành chi lại cho sáng mai, các tiên tri đều càn dở dốì trá” (Xp 3,3-4). Phaolô cảnh cáo các kỳ mục ở Êphêxô về những nguy hiểm sắp tới. Khi từ biệt họ, ông nói: “Tôi biết rằng sau khi tôi đi, sẽ có muôn sói dữ tợn xen vào trong anh em, không tiếc bầy chiên đâu” (Cv 20,29). Chúa Giêsu dạy Ngài sai các môn đệ đi như chiên ở giữa bầy sói (Mt 10,16). Ngài cũng phán chủ chăn tốt lành sẽ lấy mạng bảo vệ đoàn bầy chiên khỏi sói dữ (Ga 10,12). Đây quả là một bức tranh mà mọi người đều nhận ra, đều hiểu biết.
Chúa nói các ngôn sứ giả giống như sói dữ đội lốt chiên. Người chăn chiên giữ bầy chiên trên núi thường mặc áo bằng lông chiên, nhưng vẫn có kẻ mặc áo bằng lông chiên nhưng không phải là người chăn chiên. Các ngôn sứ thường mặc một áo dài quy ước. Êlia có áo choàng (1 V 19,13.19), và áo dài làm bằng lông lạc đà (2 V 1,8). Áo da chiên đã trở thành áo ngôn
/,I5-2U
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​235
sứ như các triết gia Hylạp mặc áo triết nhân. Chính do cái áo mà người ta phân biệt ngôn sứ với thường dân. Nhưng cũng có khi có kẻ không được phép mà vẫn mặc áo ngôn sứ, vì Dacaria trong bức tranh về ngày lớn sắp đến, nói: “Sẽ xảy ra trong ngày đó, những ngôn sứ... sẽ không mặc áo choàng bằng lông dê để dối trá nữa” (Der 15,4). Có những kẻ mặc áo ngôn sứ mà không có đời sống ngôn sứ.
Ngôn sứ giả không chỉ có trong thời cổ mà thời Tân Ước cũng có nữa. Sách Mátthêu được viết vào năm 85SCN, thời đó định chế ngôn sứ vẫn còn trong Hội Thánh. Họ là những người không có nơi cư ngụ cố định, họ đã từ bỏ hết mọi sự để đi trong cả nước đem đến cho Hội Thánh những sứ điệp mà họ tin là đến trực tiếp từ Thiên Chúa. Các ngôn sứ khích động Hội Thánh sâu xa vì họ là những người từ bỏ mọi sự để phục vụ Chúa và Hội Thánh Ngài. Nhưng chức vụ ngôn sứ là chức vụ dễ lạm dùng. Có những người đã lạm dụng để gây uy tín, để cưỡng chế lòng rộng rãi của Hội Thánh địa phương, nhờ đó có thể có một cuộc sống tiện nghi, nhàn nhã. Quyển Didache là quyển sách lễ đầu tiên của Hội Thánh có khoảng năm 100SCN, đưa ra những quy tắc khá rõ ràng liên quan đến các ngôn sứ lưu động. Một ngôn sứ thật phải được quý trọng, được Hội Thánh đón tiếp, lời người nói không bị bỏ qua và phải hoàn toàn tôn trọng tự do của người. Người “sẽ ở lại một ngày, nếu cần, thêm một ngày nữa, nhưng nếu người ở 3 ngày thì đó là ngôn sứ giả” “người không được phép xin bất cứ thứ gì ngoài bánh, nếu người xin tiền thì đó là ngôn sứ giả”; nếu một ngôn sứ xưng mình được Thánh Thần thôi thúc, có thể bị thử bằng cách “xem tính tình để biết ngôn sứ thật hay giả”; ngôn sứ giảng dạy chân lý mà không làm theo điều mình dạy thì đó là ngôn sứ giả, ngôn sứ nào đòi dọn cơm, đãi tiệc cho mình là ngôn sứ giả; “kẻ nào mượn danh Thánh Thần mà nói rằng hãy cho ta tiền hoặc một thứ gì khác, thì đừng nghe hắn; nhưng nếu người ấy bảo ngươi giúp đỡ người cùng túng thì đừng ai xét đoán”. Nếu có một ngôn sứ lưu động đến với một cộng đoàn và muốn ở lại đó, nếu người ấy có nghề “hãy để người ấy làm ăn sinh sông”, nếu người ấy không có nghề “hãy coi chừng, đừng để người ấy sông bám vào người khác như một Kitô hữu lười biêng... Nếu không làm việc, người ấy chỉ là một tay buôn Danh Chúa. Hãy coi chừng họ” (Didache chương 11 và 12).
235 WILIIAM BARCLAY
/,n-zu
Lịch sử và những biến cố hiện đại làm cho Lời Chúa trở thành có ý nghĩa đối với những người nghe lần đầu và những người được Mátthêu truyền đạt.
Xem Quả Biết Cây
Mátthêu 7,15-20
Người Do thái, Hylạp và Rôma đều dùng ý niệm “nhờ trái biết cây”. Có câu châm ngôn “Cây nào trái nấy”, về sau Epictetus nói: “Cây nho sao có thể mọc như cây ôliu hoặc cây Ôliu làm sao như cây nho được?” (Epictetus, Diễn Văn 2,20). Seneca bảo là điều tốt không thể xuất phát từ diều xấu cũng như trái vả không thể ra từ cây Ôliu.
Hình ảnh thấy bằng mắt chưa đủ. Chúa Giêsu hỏi: “Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai?” Có loại gai có trái đen rất giống trái nho; “hay là trái vả nơi bụi ké?” Có một thứ ké có hoa, đứng đằng xa mà nhìn có thể bị lầm là cây vả. Đây là hình ảnh rất thật, thích hợp và hữu ích. Bề ngoài ngôn sứ thật với ngôn sứ giả có thể rất giống nhau. Ngôn sứ giả có thể mặc áo, dùng ngôn ngữ ngôn sứ. Nhưng anh em không thể sống bằng trái dâu đen và hoa dại ở bụi gai, sự sống của linh hồn không thể được nuôi bằng thức ăn của ngôn sứ giả. Trắc nghiệm chắc chắn đối với lời giảng dạy là nó có giúp người ta thêm sức mạnh để mang nổi những gánh nặng của cuộc sống và để bước trên con đường mình phải đi không?
Chúng ta hãy xem đặc điểm của ngôn sứ giả: Nếu đường đi khó khăn, cửa hẹp và khó kiếm, ngôn sứ thật sẽ giúp chúng ta tìm được. Ngôn sứ giả sẽ nhử chúng ta ra khỏi con đường hẹp.
Lầưi lỗi chính của những ngôn sứ giả là chăm lo lợi riêng. Người chăn chiên thật thỉ lo lắng cho bầy chiên hơn là lo cho chính mình. Lang và sói không quan tâm đến điều gì khác ngoài việc thỏa mãn lòng tham và thèm khát riêng. Ngôn sứ giả làm nghề dạy dỗ không phải để ban phát mà để thu nhặt cho mình. Người Do thái biết rất rõ hiểm họa này. Các Rápbi là giáo sư, nhưng nguyên tăc cơ bản của luật Do thái là Rápbi phải có nghề mưu sinh riêng, và không được nhận thù lao cho việc giảng dạy.
/, I J-Z.V
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 1​237
Rápbi Zodok nói: “Đừng lấy tri thức về luật làm mão miện để phô trương, cũng đừng dùng nó làm cái mai để đào đất”. Hillel nói: “Kẻ nào dùng vinh hiển của Luật cho những mục tiêu bên ngoài sẽ bị khô héo đi”. Người Do thái biết rất rõ về hạng giáo sư dùng sự dạy dỗ chỉ vì lợi riêng, một người như thế có thể bị tư lợi chế ngự bằng ba cách:
1. Người giảng dạy chỉ vì lợi. Người ta kể lại rằng Hội Thánh tại Ecclefechan có một vụ rắc rối, Hội Thánh và người đứng đầu cãi vả nhau về vấn đề tiền bạc. Sau khi cả hai bên đã tranh luận nhiều rồi, cha của Carlyle là một kỳ mục đứng dậy tuyên bố một câu khốc liệt: “Hãy trả công cho kẻ chăn nuôi và để ông ta đi”. Không ai sống nếu kông có gì để sông và ít ai có thể làm tốt khi áp lực vật chất đè nặng. Dầu vậy, đặc ân lớn lao của việc giảng dạy không phải là được trả bằng lương mà là được khích lệ sâu xa khi mở trí, mở lòng cho nhiều người, giúp họ tiếp nhận chân lý.
2. Người giảng dạy chỉ vì danh vọng. Một người có thể giảng dạy để giúp người khác, nhưng cũng có thể giảng dạy để chứng tỏ mình tài giỏi. Có lần Denny đã nói một câu thẳng thắn: “Không ai có thể vừa muốn tỏ mình khôn ngoan lại vừa ca tụng Chúa Cứu Thế tuyệt vời”. Đổì với các giáo sư lớn thì danh vọng là điều họ ít mong muốn, J.P.Struthers là một bậc thánh của Chúa, ông hiến trọn đời phục vụ trong một cộng đoàn nhỏ bé trong khi ông có thể làm một công tác lớn. Mọi người thương mến ông, càng biết càng quý trọng. Có hai người nói chuyện với nhau về ông, một người biết tất cả những việc Struthers làm nhưng không quen biết ông, anh ta nhớ lại chức vụ thánh của Struthers nên nói: “Ông ấy chắc chắn sẽ chiếm ghế hàng đầu ở thiên đàng”, nhưng người kia quen biết cá nhân? Struthers đáp lại: “Ông ấy sẽ khốn khổ ở chỗ hàng đầu, tại bất cứ chỗ nào”. Có loại người chỉ dùng sứ điệp để tiến thân. Ngôn sứ giả rất thích tự phô mình còn ngôn sứ thật chỉ muốn giấu mình.
3. Người giảng dạy chỉ để truyền đạt ý riêng của mình. Ngôn sứ giả ra đi để loan truyền quan điểm của mình về chân lý; ngôn sứ thật đi ra để rao truyền chân lý của Chúa. Tất nhiên mỗi người phải có khám phá riêng, người ta nói về John Brown ở Haddington rằng khi giảng ông thường ngừng lại dường như để “lắng nghe tiếng dạy với mình”. Ngôn sứ thật lắng nghe Chúa trước khi nói
238 WILIIAM BARCLAY
với loài người. Họ không bao giờ quên rằng mình chỉ là tiếng nói của Chúa và là một ông dẫn qua đó ân sủng của Chúa có thể đến với loài người. Bổn phận của họ là đem đến cho con người chân lý trong Chúa Giêsu chứ không phải quan niệm riêng của mình về chân lý.
Hậu Quả Của Giả Trá
Mátthêu 7,15-20
Đoạn Kinh Thánh này nói nhiều về những hậu quả xấu của các ngôn sứ giả.
1. Giảng dạy là giả trá khi nó sản sinh một thứ tôn giáo hoàn toàn chỉ có nghi thức bên ngoài. Đó chính là sai lầm của các kinh sư và Pharisêu. Đối với họ, tôn giáo là tuân giữ Lề Luật theo nghi thức bên ngoài: nếu một người giữ đúng nghi thức rửa tay, nếu trong ngày Sabát người ấy không mang vác vật gì nặng hơn hai trái vả, không đi quá quãng đường quy định, nếu cẩn thận dâng phần mười thật tỉ mỉ tất cả mọi lợi tức, cho đến chút rau ở vườn sau nhà bếp thì đó là một người tốt. Rất dễ lẫn lộn giữa tôn giáo và thực hành tôn giáo bao gồm việc đi nhà thờ, giữa ngày Chúa nhật, dâng tiền bạc, đọc Kinh Thánh... Một người có thể làm tất cả những điều này mà vẫn có thể xa vắng tinh thần Kitô giáo, vì Kitô giáo là thái độ của tấm lòng đối với Thiên Chúa và đối với con người.
2. Giảng dạy là giả trá nếu nó sản sinh ra một thứ tôn giáo chỉ toàn cấm đoán. Bất cứ tôn giáo nào chỉ dựa trên một chuỗi những mệnh lệnh “ngươi không được...” là tôn giáo giả. Có một người nói với người mới theo đạo rằng: “Từ nay anh không được đi xinê nữa, không được khiêu vũ, hút thuốc, trang điểm phân son, không được đọc tiểu thuyết, sách báo thế gian, không bao giờ được bước vào rạp hát nữa”. Nếu trở nên Kitô hữu chỉ là kiêng giữ một sô" điều nào đó thì Kitô giáo sẽ là một tôn giáo rất dễ theo. Thật ra bản chất Kitô giáo không phải những điều cấm làm mà là ở những điều phải làm. Nếu ta giữ một Kitô giáo tiêu cực như vậy thì không bao giờ đáp ứng được tình yêu tích cực của Chúa.
3. Giảng dạy là giả dối nếu nó tạo ra một tôn giáo dễ dãi. Trong thời Phaolô, có những thầy dạy giả mà giáo thuyết của họ còn vang vọng trong Rôma 6. Họ nói với Phaolô “Ông có tin rằng ân sủng của Chúa là điều lớn hơn hết trong toàn vũ trụ không?” “Có”. “Ông có tin rằng ân sủng Ngài rộng đủ để phủ lấp hết mọi tội lỗi không?” “Có”. “Nếu vậy, chúng ta cứ tiếp tục phạm tội cho thỏa lòng phỉ chí, Chúa sẽ tha thứ. Rốt cục, tội lỗi của chúng ta đã tạo cơ hội cho ân sủng lạ lùng của Ngài được thi thô"”. Một tôn giáo như thế chỉ là một tôn giáo trá hình vì nó làm nhục tình yêu của Chúa. Sự việc giảng dạy nào lấy sắt thép ra khỏi tôn giáo, lấy thập giá ra khỏi Kitô giáo, loại bỏ lời cảnh cáo ra khỏi lời dạy của Chúa Cứu Thế, lời giảng dạy nào đẩy dạy xét vào hậu trường và khiến con người coi thường tội lỗi, đó là dạy dỗ giả dối.
4. Giảng dạy giả dối khi nó tách tôn giáo khỏi đời sống. Việc giảng dạy nào đem người Kitô hữu ra khỏi cuộc đời, khỏi những hoạt động trong thế gian là giả dốì. Đó chính là sai lầm của các tu sĩ và ẩn sĩ? Họ tin rằng muôn sống cuộc đời đạo đức thì phải rút lui vào sa mạc hay trong các tu viện, cắt đứt với cuộc sống đầy cám dỗ thế gian, để có thể trở thành Kitô hữu bởi không sông trong thế gian. Chúa Giêsu khi cầu nguyện cho các môn đệ, đã nói: “Con chẳng xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi điều ác” (Ga 17,15). Không ai có thể trở thành lính thiện chiến bằng cách chạy trốn. Kitô hữu là chiến binh của Chúa Giêsu, không thể chạy trốn. Men không làm gì được nếu không chịu bỏ vào đông bột. Chứng nhân sẽ có giá trị gì nếu không chịu làm chứng? Lời giảng dạy nào khuyến khích một người chấp nhận điều mà John Mackay gọi là “quan điểm khoanh tay đứng nhìn đời” là giảng dạy sai lạc. Kitô hữu không phải là người đứng trên bao lơn nhìn xuống cuộc đời mà phải dấn thân vào mọi đấu tranh của đời sông.
5. Giảng dạy là sai lạc nếu sản sinh ra một tôn giáo ngạo mạn và biệt lập. Dạy dỗ nào khuyến khích một người rút lui vào một giáo phái hẹp hòi, coi phần thế giới còn lại là tội lỗi, đó là dạy dỗ sai lầm. Chức năng của tôn giáo không phải là dựng lên bức tường ngăn cách mà là phá đổ mọi ngăn cách. Điều Chúa Giêsu mong muôn là chỉ có một đoàn chiên và một người chăn mà thôi (Ga 10,16). Sự hẹp hòi không phải là phẩm chất của tôn giáo mà
24U WILIIAM BARCLAY
là của Sự VÔ tôn giáo. Tôn giáo có mục đích đem con người lại gần nhau chứ không phải đem chia cách. Tôn giáo là đem mọi người vào gia đình, chứ không cắt họ thành từng nhóm thù địch nhau. Sự dạy dỗ nào tuyên bố nhóm hay đoàn thể mình có độc quyền về ân sủng Chúa là sự dạy dỗ sai lạc, vì Chúa Giêsu không bao giờ đem đến sự chia rẽ, nhưng Ngài quy tụ lại.
Về sự Giả Bộ
Mátthêu 7,21-23
21 Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. 22 Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?” 23 Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn lầm điều gian ác!
Có một điểm rất lạ về đoạn Kinh Thánh này. Chúa Giêsu thừa nhận rằng nhiều ngôn sứ giả sẽ làm và nói những việc lạ lùng đáng ghi nhận. Chúng ta cần nhớ thế giới thời xưa như thế nào: đó là thời phép lạ được coi là rất thông thường vì nó xuất phát từ quan niệm cho rằng đau ốm là do ma quỷ. Một người đau vì một con quỷ đã tạo được ảnh hưởng ma quái nào trên người đó hoặc trên một phần thân thể người đó. Do đó người ta chữa lành bằng thuật đuổi quỷ. Hậu quả là thời đó có nhiều tật bệnh và nhiều cách chữa mà ngày nay chúng ta gọi là bệnh tâm lý. Nếu có ai tự thuyết phục mình hay lừa dối chính mình rằng mình bị quỷ ám hoặc đang ở dưới quyền lực của quỷ, người đó chắc chắn sẽ bị đau. Nhưng nếu có ai thưyết phục được người ấy tin rằng quyền lực ma quỷ trói buộc anh ta đã bị bẻ gãy, thì chắc chắn người ấy sẽ được lành.
Như vậy, thế giới thời xưa, một người có thể tin mình bị quỷ ám và bởi đó mang bệnh, nhưng cũng có thể tin rằng quỷ bị trục xuất và thấy mình được lành bệnh. Để giải thích phép lạ của Chúa Giêsu, Celus trưng dẫn các phép lạ của Aesculapius và Apollo. Để trả lời cho luận cứ này, Origen không phủ nhận những phép
MIS MUMU MATTHEU - TAP 1​241
lạ đó, Ông chỉ nói: “Quyền năng chữa lành đó tự nó không tốt, không xấu, kẻ vô thần cũng như người chân chất đều có thể đạt được cả” (Origen, Chống lại Celsus 3,22). Ngay trong Tân Ước, chúng ta thấy các thầy trừ quỷ Do thái cũng thêm tên Chúa Giêsu vào bảng ghi danh của họ và cũng nhờ danh đó mà đuổi quỷ (Cv 19,13). Cũng có nhiều lang băm tin Chúa bằng đầu môi chót lưỡi và đã dùng Danh Ngài làm nên những hiệu quả lạ lùng trên người bị quỷ ám. Điều Chúa Giêsu dạy là kẻ giả bộ sử dụng Danh Ngài sẽ bị phơi bày vào ngày Chúa đến. Động cơ thật sẽ bị lột trần và người ấy sẽ bị đuổi xa Chúa.
Đoạn Kinh Thánh này có hai chân lý quan trọng. Chỉ có cách duy nhất chứng minh lòng chân thành của một người là qua hành động của người đó. Những lời bóng bẩy không thay thế được việc lành. Chỉ có một bằng chứng duy nhất của tình yêu, đó là sự vâng lời. Bảo rằng chúng ta yêu người nào nhưng lại làm những việc tan dạ, nát lòng người đó thì thật vô nghĩa. Lúc bé, có lẽ đôi lúc chúng ta đã nói với mẹ: “Con thương mẹ” và có lẽ mẹ đã mỉm cười: “ừ, mẹ mong con bày tỏ được trong cách cư xử nữa”. Chúng ta thường tuyên xưng Chúa trên môi miệng nhưng lại chối bỏ Ngài trong đời sông. Đọc Kinh Tin Kính không có gì khó cả, song sống đời Kitô hữu mới khó. Đức tin không thực hành là mâu thuẫn và tình yêu không có vâng phục là điều không thể có được.
Đằng sau đoạn Kinh Thánh này còn nhắc đến ngày dạy xét và chắc chắn ngày đó sẽ đến. Một người có thể trá hình, làm bộ và rất thành công trong một thời gian dài, nhưng rồi cũng sẽ đến ngày mọi thứ giả bộ được phơi bày. Chúng ta có thể dùng lời nói lừa dối con người nhưng không thể lừa dối Chúa. Tác giả Thánh vịnh viết: “Từ đằng xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi” (Tv 139,2). Không ai có thể lừa dối Chúa là Đấng hiểu rõ lòng dạ con người.
Nền Móng Duy Nhất
Mátthêu 7,24-27
24 “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. 25 Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên
WlLUftlVl DrtI\LLrtI
nền đá. 26 Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. 27 Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành”.
Chúa Giêsu là một chuyên gia về hai phương diện. Ngài là một chuyên gia Kinh Thánh. Tác giả Châm ngôn gợi ý cho Ngài trong bức tranh, “khi cuồng phong nổi qua, kẻ hung ác không còn nữa, song nền của người công chính còn đến đời đời” (Cn 10,25). Đây là ý tưởng của bức tranh Chúa vẽ về hai ngôi nhà và về hai thợ xây. Ngài cũng là một chuyên gia về đời sông. Ngài là một người thợ giỏi, biết tường tận việc xây nhà cho nên khi Ngài nói về nền móng nhà, Ngài biết rõ điều Ngài nói. Đây không phải là thí dụ của một học giả trong phòng nghiên cứu mà là của một con người thực tế.
Đây không phải là một hình ảnh khó tìm, nhưng là câu chuyện thường xảy ra. ở xứ Palestin, muốn xây người ta phải suy tính trước vì có nhiều con lạch, đường nước cạn, mùa hè là một bãi cát trống, nhưng đến mùa đông thì trở thành một dòng thác lũ. Đi tìm chỗ xây nhà thì lòng lạch cạn có lẽ là một quang cảnh đẹp mắt và phẳng phiu; nhưng nếu một người thiển cận xây nhà trên bãi cát đó thì khi mùa đông đến, nước lũ sẽ tràn cuốn đi hết. Người ta thường bị cám dỗ cất nhà trên một thửa đất bằng phẳng, không bận tâm đào móng sâu xuống lớp đá bên dưới. Nhưng như vậy là giang tay chờ đón tai họa. Chỉ ngôi nhà có nền móng vững chắc mới chịu nổi phong ba và chỉ cuộc sống có nền tảng mới chịu đựng được thử thách. Chúa Giêsu đòi hỏi hai điều:
1. Ngài đòi con người phải nghe. Ngày nay một trong những khó khăn lớn chúng ta phải đương đầu là con người không biết điều Chúa Giêsu dạy hay điều Hội Thánh rao giảng. Thực tế có khi còn tệ hơn vì có người không những không biết mà còn hiểu lầm những điều Chúa dạy. Một người đứng đắn không lên án cá nhân hay một tổ chức nào mà chưa nghe họ nói. Nhưng đó lại là điều ngày nay rất nhiều người đang làm. Bước đầu tiên vào cuộc sống đức tin là hãy để Chúa Giêsu có cơ hội dạy cho chúng ta nghe.
2. Ngài đồi con người phải làm. Kiến thức chỉ có ý nghĩa khi nó được chuyển thành hành động. Một người rất có thể được điểm
/,Z4-Z/
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​243
rất cao môn giáo lý nhưng vẫn không phải là Kitô hữu. Kiến thức phải biến thành hành động, lý thuyết phải được thực hành, thần học phải được trở thành sự sống. Đi bác sĩ chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng ta không sẵn lòng tuân theo những điều ông dặn dò.
Nghe và làm có thể tóm gọn vào một lời nào được không? Có một chữ, đó là vâng lời. Chúa Giêsu đòi hỏi sự vâng lời. Học vâng lời là điều quan trọng nhất trong đời sống. Cách đây ít lâu, có một báo cáo về một trường hợp một thủy thủ thuộc hải quân hoàng gia Anh, bị nghiêm phạt vì vi phạm kỷ luật. Hình phạt nặng đến độ dư luận bên ngành dân chính cho rằng quá khắt khe. Nhưng một người từng phục vụ nhiều năm trong hải quân đã trả lời rằng theo quan điểm ông ta, đó không phải là hình phạt quá nặng, ông cho rằng kỷ luật là một biện pháp tối cần thiết, vì mục đích của kỷ luật là khiến con người tự động vâng lệnh không thắc mắc, và sự sống tùy thuộc vào sự vâng lệnh này. Ông kể lại một kinh nghiệm riêng, trong một hải vụ, tàu của ông phải câu một chiếc tàu râ't nặng đang khi biển động. Chiếc tàu hư được cặp vào tàu ông bằng một sợi cáp. Thình lình giữa cơn gió bão có lệnh của thuyền trưởng: “Xuống!” Tức khắc toàn thể thủy thủ phóng xuống hầm tàu. Ngay lúc đó, sợi dây cáp cột tàu bị đứt, quất xuống như một con rắn thép điên cuồng, trúng người nào thì người đó chắc chết ngay tại chỗ, nhưng thủy thủ đoàn đã vâng lệnh nên tất cả thoát hiểm. Nếu có ai dừng lại để tranh luận hay hỏi lý do, chắc người ấy đã chết. Vâng lời cứu mạng người.
Đó chính là sự vâng lời Chúa Giêsu đòi hỏi. Ngài tuyên bô" rằng lời Ngài là nền đá vững chắc duy nhất của đời sống. Ngài cũng hứa rằng cuộc sông vâng phục sẽ an toàn dù phong ba bão tố đến đâu.
Tình Yêu Trong Hành Động
Mátthêu 7,24-27
Trong tât cả các tác giả Phúc Âm, Mátthêu là tác giả có thứ tự nhât. Ong không bao giờ để tài liệu lộn xộn, nhưng sắp xếp theo một trình tự hẳn hoi và luôn luôn có lý do cho trình tự đó. Trong chương 5, 6, 7 Máthêu ghi lại Bài Giảng Trên Núi, nghĩa
244 WILIIAM BARCLAY
/,Z4-Z/
là những điều Chúa nói, chương 8 ông ghi lại những việc Chúa làm. Chương 5, 6, 7 cho thấy sự khôn ngoan trong lời nói, chương 8 cho thấy tình yêu được thể hiện trong hành động. Chương 8 ghi lại những phép lạ, chúng ta hãy nhìn tổng quát trước khi đi vào chi tiết. Trong chương này có bảy phép lạ xảy ra.
1. Việc chữa lành người phong cùi (c. 1-4). Chúa Giêsu đã chạm đến người mà người ta không được phép đụng đến. Người cùi bị xua đuổi khỏi xã hội loài người. Đụng đến hoặc chỉ đến gần mà thôi cũng là đã phạm luật. Ớ đây chúng ta thấy một con người bị mọi người xa tránh lại được ôm ấp bằng chính sự thương cảm của tình yêu Chúa.
2. Việc chữa lành đầy tớ của viên đội trưởng (c. 5-13). Viên đội trưởng là người ngoại, do đó người Do thái chính thống coi ông chỉ là nhiên liệu cho lửa địa ngục. Ông lại là tay sai của chính quyền ngoại đang chiếm đóng. Do đó, người Do thái theo chủ nghĩa quốc gia bảo rằng ông ta chỉ đáng giết chứ không đáng được cứu giúp. Tôi tớ chỉ là một nô lệ, mà nô lệ thì không hơn gì một dụng cụ sô^ng, thế mà ở đây chúng ta thấy tình yêu của Chúa ban ra để cứu giúp kẻ bị mọi người ghét bỏ và tên nô lệ bị mo.i người khinh miệt.
3. Việc chữa lành bà mẹ vợ của ông Phêrô (c. 14-15). Phép lạ này xảy ra trong một căn nhà tầm thường. Ớ đây không có gì rầm rộ cũng không có đám đông quần chúng trầm trồn thán phục, chỉ một mình Chúa Giêsu và những người trong gia đình. Chúng ta thấy tình yêu vô hạn của Chúa, Chúa của toàn vũ trụ được thi thố cho một gia đình chiêm ngưỡng.
4. Việc Ngài chữa lành cho mọi người đau được đem đến lúc chiều tối (c. 16-17). Chúng ta lại thấy tình yêu bao la của Chúa thể hiện trong hành động. Chúa Giêsu không coi ai là người quấy rầy Ngài cả, Ngài làm việc không có giờ nghỉ. Mọi người đều có thể đến với Ngài bất cứ lúc nào và đều nhận được cứu giúp sẩn lòng, đầy trìu mến của tình yêu Chúa.
5. Phản ứng của Kinh sư (c. 18-22). Bề ngoài đoạn Kinh Thánh này có vẻ lạc lõng trong một chương nói về phép lạ, nhưng đây là phép lạ về cá tính. Bất cứ một Kinh sư nào mà cảm động đi theo Chúa Giêsu đều phải coi là một phép lạ. Kinh sư này đã quên sự
0,1-4-
TIN MỮNG MÁTTHÊU - TẬP 1​245
Ông hiến mình cho Luật Do thái và dù Chúa Giêsu đã chống lại tất cả mọi điều ông đã tôn sùng, ông vẫn không xem Chúa Giêsu là kẻ thù, nhưng là bạn, không phải đối thủ mà là thầy.
Đây chắc phải là phản ứn theo lương tri. Vị Kinh sư đã thấy nơi Chúa Giêsu vẻ huy hoàng, cao cả chưa từng thấy nơi người nào. Phép lạ xảy ra và tấm lòng của vị Kinh sư chạy theo Chúa Giêsu.
6. Phép lạ dẹp yên cơn bão (8, 25-27). ở đây Chúa Giêsu đối diện với sóng to gió lớn đe dọa nhận chìm con người. Như Pusey viết khi vợ ông qua đời: “Suốt thời gian qua, dường như có một bàn tay ở dưới cằm, nâng tôi lên”. Tinh yêu Thiên Chúa đem bình an, yên tĩnh cho cơn rối loạn và xáo trộn.
7. Sự chữa lành người Gađara bị quỷ ám (c. 28-34). Chúng ta thấy quyền năng Chúa chế ngự quyền lực ma quỷ, sự thiện của Chúa chinh phục sự ác của trần gian. Tinh yêu của Chúa chông lại sự hiểm độc gian ác của ma quỷ. Cũng tại đây chúng ta thấy sự thiện và tình yêu đã cứu con người khỏi điều ác và hận thù một cách vẻ vang.
Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu - William Barclay Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu