Có người biết cách biến những trở ngại trong cuộc đời mình thành những bệ phóng, nhưng cũng không ít người lại biến chúng thành những viên đá chắn lối đi.

R. L Sharpe

 
 
 
 
 
Tác giả: Irina Zisman
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 18 - chưa đầy đủ
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1794 / 19
Cập nhật: 2016-06-03 16:19:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5: Lưu Quang Vũ
gười ta nói rằng anh là người rất vui tính và yêu đời nhưng khi tôi làm quen với anh, thì thần chết tựa như đã đưa cánh đen vẫy trên đầu anh 1...
Khi đó vào dịp chuẩn bị chương trình truyền hình ở Hà Nội về các chiến sĩ bảo vệ Mátxcơva, tôi đã được giới thiệu về nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ vừa hoàn thành vở kịch về chính đề tài này. Vở kịch mang đầu đề Chết cho điều chưa có. Trong giới phê bình vở kịch không được hoan nghênh, nhưng nhà hát Tuổi Trẻ và đạo diễn Phạm thị Thành vẫn quyết định dựng nó.
Vào những ngày đó tôi gặp anh thường xuyên, và chúng tôi nói với nhau tương đối nhiều chuyện. Mặc dù vở Chết cho điều chưa có nói chung không phải là hay, nhưng tôi vẫn bị lôi cuốn bằng ý đồ của tác giả khi mô tả những số phận của những chiến sĩ Việt Nam từng sống ở Liên Xô vào những năm đen tối thời Xtalin. Thực ra, sau mấy vòng kiểm duyệt, anh không thể nói rõ hơn dự đoán của mình, nhưng dù sao điêu chính vẫn còn: họ đã bị nghi ngờ từ phía cơ quan mật vụ NKVD 2cũng như tất cả các công dân Liên Xô hay nước ngoài hồi ấy đều bị nghi ngờ. Mà họ lại sống với những tên họ giả, để giấu gốc Việt Nam của mình? Bất chấp mọi tìm kiếm của chúng tôi ở Đài Mátxcơva, số phận của số lớn trong nhóm thanh niên Việt Nam đến Liên Xô học trước chiến tranh vẫn chưa rõ. Một số tên tuổi đã xác định được, nhưng số phận của họ cũng mơ hồ. Giả thiết chính thức là họ đều hi sinh ngoài mặt trận. Trong vở kịch của anh Vũ cũng có một cảnh tương tự nhưng vẫn nửa vời, bởi vì trận chiến đấu bắt đầu cùng lúc với lệnh bắt họ do viên cán bộ chính ủy của đơn vị ban hành.
Song tôi muốn nhấn mạnh điều khác: khi đó tất nhiên anh chưa thể biết những thực tế mà sau này chúng tôi biết qua các tác phẩm của Grossman, hoặc qua bộ phim Kiểm tra trên đường chẳng hạn. Thế mà sao nhiều đoạn mô tả không khí trong quân đội Liên Xô hồi ấy đo anh Vũ tái tạo lại y hệt như trong các tác phẩm Nga nổi tiếng về sau?
Theo tôi, thường thường các vở kịch của Lưu Quang Vũ có một đặc điểm: sau một sự sắp xếp ban đầu của tác giả, cuối cùng các nhân vật tựa như thoát ra khỏi sự điều khiển của tác giả và bắt đầu - thường là từ màn thứ hai trở đi - sống theo luật của cuộc sống, chứ không phải luật của nghệ thuật sân khấu.
Tôi hỏi anh có ý định sau này phát triển giả thiết đó của mình về số phận của các nhân vật trong vở Chết cho điều chưa có? Anh trả lời rằng đã nói được tất cả những gì muốn nói bằng vở kịch này: những người đã ra đi không phải là không còn. Họ vẫn còn đây giữa chúng ta, họ nhìn những việc làm hôm nay của chúng ta và họ phán xét. Cho nên chúng ta chịu trách nhiệm về những gì đang làm không chỉ với những người sẽ đến sau, mà còn (và có thể còn nặng nề hơn) trước những người đã có trước chúng ta.
Sau mấy lần diễn, anh như đã mất thích thú với vở kịch đó, và tập trung vào một tác phẩm khác, quý hơn nhiều - là Hồn Trương Ba da Hàng Thịt mà ban đầu cấp chính quyền cũng không chấp nhận.
Tôi nhớ, trong một buổi nói chuyện về văn học, anh có nói một ý hay là anh quan tâm nhiều nhất đến giai đoạn phát triển tình hình sau khi việc chính đã xảy ra. Trong văn học cũng vậy, và anh dẫn ra thí dụ của Lép Tôlxtôi rất thú vị. Qua thí dụ ba tác phẩm lớn, mà người đọc quen nhìn bề ngoài. Anh nói ràng: cuốn Phục sinh chẳng hạn, chính là mô tả sự phục sinh của một tâm hồn trẻ giữa những người cao thượng đang chịu cảnh tù đầy của chế độ, trong khi đó bất chấp tên gọi của tác phẩm, người đọc vẫn cho đó là lịch sử một cô bé bất hạnh và vạch trần thực tiễn tòa án Nga hồi đó. Hay là Chiến tranh và Hòa bình - theo anh, khi nói về nhân vật Natasa, thì tác giả nêu lên rõ ràng ý nghĩa cuộc sống của cô - gia đình, yêu chồng thương con, làm tròn vai trò đàn bà của mình. Trong khi đó, theo cách nhìn truyền thống đối với Natasa là tập trung vào quan hệ với Vôlcônxki và tính lãng mạn của tuổi thanh xuân.
Hoặc với Anna Karênina - tác phẩm kể về cái gì? Không phải là về sự thách thức của Anna đối với luân lý truyền thống của xã hội đâu, mà là về cảnh khốn cùng của một người đàn bà đã mất tình yêu, của một người mà bà đã cống hiến tất cả.
Khi xem vở Hồn Trương Ba... vừa qua do nhà hát Việt Nam đem diễn ở Mátxcơva, tôi một lần nữa nhớ lại quan điểm đó của Lưu Quang Vũ. Và trong vở này, anh cũng hai lần bước vào con đường như thế. Đầu tiên bản thân câu chuyện cũng bắt đầu ở điểm nào mà kết thúc câu chuyện truyền thống.
Cả tác giả cả người xem rất khoái khi các nhân vật Thiên cung nói chuyện bằng ngôn ngữ trần tục, khi hồn Trương Ba phải chịu thua "da" Hàng Thịt, và khi một viên quan mới nhận tiền đút lót, lập tức tuyên bố rằng "bên trong khác, bên ngoài khác - đó chính là luật sống của xã hội". Song đến cuối vở kịch, tác giả vẫn trung thành với thói quen của mình: tưởng là thời điểm Trương Ba tình nguyện chọn cái chết, và hồn của Hàng Thịt trở về thân thể cũ của mình trong tiếng chửi mắng om xòm - tưởng ràng đó là cao điểm kết thúc câu chuyện rồi, nhưng trong tiếng vỗ tay của người xem vào lúc màn đang hạ, chúng ta còn kịp nghe tiếng thì thầm: "Không! Không!" của vợ anh Hàng Thịt. Và có lẽ đó cũng là mở đầu cho một câu chuyện mới.
Trong cuộc sống anh cũng vậy - luôn luôn hướng về cái mới đang chờ. Dù đó chỉ là cái chết. Bởi vì tôi xin nhắc lại: bất chấp tính tình vui vẻ của anh, tôi vẫn cảm giác cái chết đã rình anh hồi đó rồi. Mỗi lần tôi nhớ lại anh, tựa như anh lại xuất hiện trước mặt tôi, rất sinh động, một người biết cười, biết làm việc và biết yêu.
Cái chết của anh hết sức vô nghĩa. Và đối với mọi người, cả anh cả Xuân Quỳnh, mãi mãi là tượng trưng của một tượng trưng của môt tình yêu đã vượt qua mọi trở ngại, mọi thành kiến 3.
Giờ đây, khi đến Việt Nam tôi thường gặp các đầu đề tác phẩm của anh trên những tấm biển lớn, viết chữ to của các nhà hát Hà Nội và Sài Gòn là tôi đều nhớ lại lời của một nhân vật trong vớ Chết cho điều chưa có: "Ai bảo những người đã chết không có mặt? Không, họ vẫn còn đây, trong công việc và suy nghĩ hàng ngày của chúng ta..."
Và mọi sự kết thúc cũng là mở đầu cho cái gì mới đang đến.
--------------------------------
1 Lưu Quang Vũ, con trai của nhà thơ Lư Quang Thuận, vốn là một người làm thơ, viết truyện ngắn, nhưng nổi tiếng là nhờ sáng tác kịch. Có hai chi tiết đáng lưu ý về Lưu Quang Vũ: lúc còn là một chàng bộ đội thất nghiệp, Lưu Quang Vũ được Tạ Đình Đề thu nhận vào làm xí nghiệp của mình. Sau khi chết đi, Lưu Quang Vũ trở thành một sự kiện của báo chí Việt Nam nhắc đến nhiều nhất. Đến nay cái chết của vợ chồng Lưu Quang Vũ trong một tai nạn giao thông vẫn còn là một bí ẩn.
2 NKVĐ - Ủy ban Nhân dân Nội vụ, chữ viết tắt của cơ quan an ninh Liên Xô thời Xtalin, tiền thân của KGB - Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Liên Xô
3 Xuân Quỳnh vố diễn viên chèo, sau nổi tiếng trong lãnh vực tơ. Là vợ chắp nối sau nầy của Lưu Quang Vũ. Một tình đó đã nẩy sinh ra Lưu Qùynh Thơ, một cháu gái có năng khiếu rất sớm về vẽ tranh và làm thơ. Đã chết trong tai nạn cùng với bố mẹ
Bút Ký Irina Bút Ký Irina - Irina Zisman Bút Ký Irina