Books are lighthouses erected in the great sea of time.

E.P. Whipple

 
 
 
 
 
Tác giả: Oliver Henry
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 45 - chưa đầy đủ
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 8636 / 143
Cập nhật: 2017-02-10 13:30:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Câu Chuyện Tỉnh Lẻ
úc tôi xuống tàu ở thị trấn Nashville thuộc bang Tennessee thì trời đang mưa, một màn mưa màu xám kéo dài lê thê. Vì mệt nên tôi đi thẳng về khach sạn. Trong hành lang khách sạn, một người đàn ông to lớn nặng nề cứ đi đi lại lại. Có một cái gì đó trong cách đi của con người này làm tôi nghĩ đến con chó đói đang đánh hơi tìm khúc xương. Hắn có bộ mặt phì nộn, đỏ gay với cặp mắt thiếu ngủ. Hắn tự giới thiệu là Wendwood Caswell, thiếu tá Wendwood Caswell, xuất thân từ một gia đình danh giá ở miền Nam. Caswell kéo tôi vào phòng khách lớn của khách sạn, la lối gọi người bồi bàn. Hắn gọi rượu cho cả hắn và tôi. Vừa uống hắn vừa không ngớt lời giới thiệu về hắn, về gia đình hắn và về gia đình vợ. Hắn nói vợ hắn giàu lắm. Hắn thọc tay vào túi áo khoác lấy một nắm những đồng tiền ra khoe với tôi. Đến lúc ấy thì tôi đã chán hắn đến tận cổ. Tôi chào hắn rồi về phòng.
Từ cửa sổ khách sạn nhìn ra ngoài tôi thấy đường phố chìm trong im lặng, mặc dù lúc ấy mới là 10 giờ. " Thật là một nơi yên tĩnh ". Tôi tự nói với mình khi đã chuẩn bị lên giường nằm. " Đúng là một thị trấn buồn tẻ tầm thường của miền Nam ".
Tôi cũng là người miền Nam nhưng bây giờ tôi ở miền Bắc, làm phóng viên cho một tạp chí lớn. Ông chủ bút phái tôi đi Nashiville vì tạp chí có nhận được mấy tập truyện và thơ của một tác giả ở Nashiville tên là Asilea Adea. Người biên tập rất thích những tác phẩm của bà nên người ta yêu cầu tôi ký với bà một hợp đồng, theo đó bà sẽ chỉ viết riêng cho tạp chí của chúng tôi thôi.
Sáng hôm sau đúng 9 giờ sáng, tôi ra khỏi khách sạn để đi tìm bà Adea. Lúc đó trời vẫn còn mưa. Tôi vừa bước chân ra ngoài thì đã gặp ngay bác đánh xe Seezer. Bác là một người đàn ông da đen Đã có tuổi, thân hình to lớn, mái tóc màu xám kiểu cách. Bác Seezer khoác một chiếc áo kỳ quái, tôi chưa từng thấy bao giờ. Chiếc áo này rất dài, lúc còn mới hẳn phải là màu xám và trước đây chắc phải là áo của một viên sĩ quan. Bây giờ thì mưa, nắng và thời gian đã làm cho nó mang đủ các thứ màu vẫn thấy trên cầu vồng. Chiếc áo chỉ còn có mỗi một khuy. Cái khuy màu vàng và to vừa bằng đồng 50 xu. Bác Seezer đứng cạnh cỗ xe ngựa, bác mở cửa xe và nói rất nhã nhặn:
- Mời Ngài lên xe, tôi sẽ đưa Ngài đến bất cứ đâu trong thị trấn này.
- Tôi muốn đến nhà số 8-61 phố Hoa Nhài.
Tôi nói và định bước lên xe.
Người đánh xe giữ tôi lại:
- Sao Ngài lại đến chỗ ấy?
- Đến chỗ ấy thì việc gì tới anh?
Tôi bực mình nói.
Bác Seezer đấu dịu, mỉm cười:
- Thưa không. Nhưng chỗ ấy là một nơi hẻo lánh của thị trấn này. Tôi chỉ đưa Ngài đến đó rồi xin đi ngay thôi.
Số 8-61 phố Hoa Nhài đã từng là một ngôi nhà đẹp. Còn bây giờ thì nó trở thành cổ lỗ và đang chết dần chết mòn. Tôi xuống xe.
- Xin Ngài cho 2 đô la.
Bác Seezer nói.
Tôi trả bác hai tờ giấy bạc 1 đô la. Lúc đưa tiền cho bác, tôi để ý thấy một tờ bị rách ở giữa và được dán lại bằng miếng giấy màu xanh. Tờ bạc còn bị mất một góc ở phía trên, bên phải.
Asilea tự mở cửa cho tôi. Bà trạc 50 tuổi. Mái tóc trắng chải ngược ra phía sau làm nổi rõ khuôn mặt nhẹ nhàng nhưng mệt mỏi. Bà mặc một bộ đồ màu vàng nhạt. Bộ đồ đã cũ nhưng rất sạch. Asilea dẫn tôi vào phòng khách. Ở giữa phòng kê một chiếc bàn đã mọt, ba cái ghế tựa và một chiếc tủ sôpha cũ màu đỏ. Bà mời tôi ngồi vào bàn và chúng tôi bắt đầu câu chuyện. Tôi nói với bà về đề nghị của tạp chí, còn bà tự giới thiệu mình. Bà xuất thân từ một gia đình danh giá ở miền Nam, cha bà làm nghề hội thẩm. Asilea Adea kể với tôi rằng bà chưa bao giờ cắp sách đến trường. Các cụ thân sinh đã thuê thầy tư về dạy cho bà học tại nhà.
Kết thúc câu chuyện, tôi hẹn hôm sau sẽ mang hợp đồng đến ký rồi đứng dậy cáo từ. Đúng lúc ấy có tiếng gõ nhẹ vào cánh cửa phía sau. Asilea Adea khẽ xin lỗi rồi đi vào mở cửa. Chỉ một lát sau bà đã quay ra. Trông bà trẻ lại tới 10 tuổi, đôi mắt long lanh, hai gò má ửng hồng.
- Anh phải uống với tôi một chén trà rồi hãy đi.
Bà nói rồi cầm chiếc chuông nhỏ để trên bàn khẽ lắc. Một bé gái da đen chừng 12 tuổi chạy ra. Asilea Adea mở chiếc ví nhỏ và cũ lấy ra một tờ giấy bạc 1 đô la. Tờ giấy bạc được dán lại bằng một miếng giấy xanh và bị mất góc trên bên phải. Đó chính là tờ giấy bạc tôi đã trả cho bác Seezer.
- Intes, sang cửa hàng ông Baker mua cho bác 25 xu chè và 10 xu đường, nhanh lên nhé.
Đứa bé gái chạy ra khỏi phòng theo lối cửa sau. Chúng tôi nghe thấy tiếng cánh cửa khép lại. Tiếp theo đó là tiếng kêu của đứa bé. Tiếng nói của nó chìm trong sự giận dữ của một người đàn ông. Asilea đứng dậy. Bà đi ra ngoài, mặt không hề đổi sắc. Tôi nghe thấy tiếng đàn ông cục cằn lẫn với tiếng nói nhỏ nhẹ của bà. Rồi tiếng cánh cửa đạp mạnh và bà quay trở lại:
- Xin anh thứ lỗi, cuối cùng thì ngay cả đến chén trà tôi cũng không mời anh được. Bà nói. Hình như ông Baker cũng hết chè bán rồi. Chắc nó sẽ mua được chè cho cuộc gặp ngày mai.
Chúng tôi chào nhau rồi tôi quay vê khách sạn.
Trước bữa ăn cơm chiều, thiếu tá Wendwood Caswell tìm tôi. Tôi không làm sao tránh được hắn. Hắn cứ nài tôi uống rượu bằng được. Hắn móc ở trong túi ra hai tờ giấy bạc 1 đô la. Lại một lần nữa tôi nhìn thấy tờ giấy bạc 1 đô la rách được dán một miếng giấy màu xanh và bị mất một góc. Đó cũng chính là tờ giấy bạc tôi đã trả cho bác Seezer. Thằng cha này lạ thật! Tôi cứ phân vân mãi không hiểu bằng cách nào mà Caswell lại có được tờ giấy bạc này.
Sáng hôm sau, bác Seezer đợi sẵn tôi ở bên ngoài khách sạn. Bác đưa tôi đến nhà bà Adea và đồng ý chờ cho đến khi chúng tôi làm việc xong. Bà Adea trông không được khỏe. Tôi giải thích cho bà nghe về bản hợp đồng rồi bà ký ngay. Lúc định đứng dậy, nét mặt bà bỗng biến sắc, bà xỉu đi rồi ngã vật xuống sàn nhà. Tôi vội đỡ bà dậy rồi dìu bà lên nằm trên chiếc ghế sôpha cũ màu đỏ. Tôi chạy ra cổng gọi bác Seezer vào giúp. Bác chạy vội xuống phố và 5 phút sau quay lại cùng với bác sỹ. Ông bác sỹ khám cho bà Adea rồi quay sang nói với bác đánh xe người da đen.
- Bác Seezer, ông nói, bác chạy sang bảo nhà tôi đưa cho một ít sữa và mấy quả trứng nhanh lên.
Rồi ông quay sang tôi:
- Bà ấy thiếu ăn, ông nói, bà ấy còn nhiều bạn bè và họ đều muốn giúp đỡ bà ấy. Nhưng bà Caswell rất giữ ý và chỉ chịu nhờ vả có mỗi mình ông già da đen đó thôi. Ông ấy từng là nô lệ của gia đình bà.
- Bà Caswell? Tôi nói giọng đầy ngạc nhiên. Tôi tưởng bà ấy là Asilea Adea chứ?
- Trước khi lấy Wendwood Caswell, ông bác sỹ nói. Cách đây 20 năm bà ấy đã từng là Asilea Adea. Chồng bà ây là một con sâu rượu hoàn toàn vô dụng. Lão ta cướp của vợ đến đồng xu mà bác Seezer san sẻ cho bà.
Lúc ông bác sỹ đi rồi, tôi lại nghe thấy tiếng của bác Seezer ở phòng bên cạnh:
- Hắn lại cướp tất cả số tiền hôm qua con đưa cho bà rồi à?
- ừ, tôi nghe thấy tiếng của A silea trả lời rất khẽ, lão lấy cả hai tờ.
Tôi liền đi vào đưa cho Asilea Adea 50 đô la. Tôi nói đó là tiền của tạp chí gửi. Rồi bác Seezer đưa tôi trở lại khách sạn.
Khoảng vài giờ đồng hồ sau, trước bữa cơm chiều, tôi ra ngoài đi tản bộ một lúc. Đến trước một cửa hàng, tôi thấy có đám đông đang bàn tán chuyện gì đó rất ồn ào. Tôi bèn rẽ vào cửa hàng. Thiếu tá Caswell đang nằm sóng sượt trên sàn. Hắn đã chết. Người ta tìm thấy hắn nằm bất tỉnh ở ngoài phố. Hắn bị giết trong một cuộc ẩu đả. Đúng là tay hắn vẫn còn nắm rất chặt. Khi tôi bước lại gần cái xác thì bàn tay phải của Caswell bỗng duỗi ra. Có cái gì đó rơi xuống và lăn đến cạnh chân tôi. Tôi giẫm một bàn chân lên. Sau đó, tôi cúi xuống nhặt cái vật ấy bỏ vào túi áo.
Người ta nói một tên ăn cắp đã giết Caswell. Họ bảo Caswell khoe với mọi người là hắn có 50 đô la. Nhưng khi tìm thấy cái xác thì trên người hắn chẳng còn xu nào.
Sáng hôm sau, tôi rời Nashville. Lúc tàu chạy ngang qua sông, tôi lấy trong túi áo ra cái vật hôm qua rơi khỏi bàn tay đã chết của Caswell. Tôi ném nó xuống dòng sông đang chảy lững lờ phía dưới. Đó là một chiếc khuy áo. Chiếc khuy màu vàng. Chiếc khuy cuối cùng trên áo khoác của bác Seezer.
Truyện Ngắn O. Henry Truyện Ngắn O. Henry - Oliver Henry Truyện Ngắn O. Henry