We read to know we are not alone.

C.S. Lewis

 
 
 
 
 
Tác giả: Thùy Hương
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Oanh2
Upload bìa: Oanh2
Số chương: 15
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1391 / 8
Cập nhật: 2015-10-22 21:17:29 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
ừ giã cù lao Reng, Thủy không có đến một cắc trong túi. Nó phải nghĩ ngay đến vấn đề kiếm ra một số tiền nhỏ làm lộ phí để đi Lái Thiêu. Qua cầu tới Thị xã Cao Lãnh, nó thơ thẩn bước theo mấy phố đông đúc để tìm cơ hội may mắn.
Đi tới một khu nhà đang xây cất, nó thấy rất đông thợ đang làm việc trong đó có một số phu hồ cùng lứa tuổi của nó đang gồng vôi, gánh cát khuân gạch. Nó bèn mon men đến chổ ông cai thầu đang đứng chỉ huy công việc, để xin một chân phu hồ. Ông cai ngắm nó từ đầu dến chân, thấy nó óc dáng thông minh lanh lẹ thì tỏ vẻ ưng ý. Nhưng đến khi biết nó chỉ xin làm vài ngày thì ông lắc đầu:
- Bác rất tiếc, nếu cháu có thể làm ít nhất trong hai tháng thì bác cho việc ngay, chớ làm vài ngày không bõ, bác phải kiếm người khác. Nó tần ngần cáo từ để đi nơi khác. Qua hết khu đông đúc, nó tiến vào một con đường vắng vẻ hơn, đang vừa đi vừa suy nghĩ, nó chợt thấy một bà đang đứng tựa cửa, hai tay bồng hai đứa nhỏ. Vẻ mặt như trông đợi ai. Nó bèn dừng lại, lưỡng lự một lát rồi đánh bạo lại gần hỏi:
- Thưa bác có việc gì cháu có thể giúp bác được không ạ?
Bà kia vui vẻ đáp:
- Bác đang đợi chị Tư gánh nước, vì nhà hết nước từ hai ngày nay mà chị không tới. Bác một nách hai con nhỏ mọn, không bỏ cho ai được để đi gánh đỡ.
- Bác để cháu gánh giúp. Nhà có thùng không ạ?
- Có thùng đó, nhưng cháu gánh được à?
- Vâng, được.
Bà Lý chủ nhà mừng lắm, dẫn Thủy vào trong lấy thùng, máy nước cách nhà độ năm chục thước. Đã quen với công việc nặng nhọc, nên việc gánh nước đối với Thủy không có gì khó khăn. Trong ngày hôm đó nó đã gánh được đầy bể nước, bà Lý trả cho nó ba trăm đồng. Chồng bà Lý là một hạ sĩ tại ngũ đóng ở nơi xa, nên gia đình cũng eo hẹp. Bà rất muốn giữ Thủy ở lại để giúp đỡ công việc trong nhà, nhưng khổ nỗi bà không đủ đồng tiền để trả công.
Tối hôm đó Thủy nghỉ tạm ở nhà bà Lý. Sau một ngày làm việc vất vả nó đặt mình xuống giường thấy dễ chịu, thoải mái. Lần đầu tiên trong đời nó kiếm được tiền bằng sức cần lao nên nó cảm thấy một niềm vui giản dị và trong sạch. Vài phút sau, nó đã ngủ một giấc thật say với những giấc mơ đẹp. Sáng hôm sau, nó trở dậy thấy trong người khoan khoái và nó khám phá ra rằng sự làm việc chắc có thể giúp nó tránh được những nổi u sầu và những đêm dài trằn trọc.
Những nhà lối xóm cũng bị thiếu nước vì vắng chị Tư, nên bà Lý đã giới thiệu Thủy đến gánh nước dùm. Sau ba ngày làm việc, Thủy đã kiếm được trên một ngàn bạc, đủ số tiền lộ phí để đi Lái Thiêu. Nó bèn từ giã bà Lý để lên đường, hẹn ngày tái ngộ.
Cuộc hành trình bằng xe đò cũng được suông sẻ. Sau khi đổi xe một lần tại Mỹ Tho và một lần tại Sàigòn, Thủy tới Lái Thiêu vào lúc ba giờ chiều. Nó bèn vội vã đi hỏi thăm, và chẳng mấy lúc xe xe đã đưa nó tới xưởng mỹ nghệ của ông Hội Đồng Hải.
Trông thấy Thủy bác Từ rất ngạc nhiên nhưng không giấu được nỗi vui mừng. Bác thấy yên lòng sau khi hỏi tin tức gia đình. Nghe Thủy kể lại nếp sống khó thở ở cù lao Reng trong khi bác vắng nhà, bác Từ đành phải chấp thuận cho Thủy ở Lái Thiêu, chớ không có cách gì hơn nữa.
Ngày ngày bác đi làm, Thủy ở nhà lo cơm nước, đời sống của hai cha con rất được yên vui. Nhất là về mặt tinh thần, Thủy cảm thấy tâm hồn được nhẹ nhõm, tuy nhiên, trong cảnh một chốn đôi nơi, bác Từ thấy nhớ vợ, nhớ con và thường ước mong sớm đến ngày có thể đón gia đình lên đây xum họp. Bác còn phải để dành tiền để sang một căn nhà cho gia đình.
Một hôm, Thủy nhớ lại hồi trước biết bao lần nó đã xin bác Từ cho vào xem trang trại của ông Hội Đồng nhưng không được phép, nên nó hỏi:
- Ba ơi! Bữa nào ba cho con vào xem xưởng mỹ nghệ đi ba.
- Ừ được, bữa nào ba cho con đi.
Hai ngày sau, Thủy được ba nó dắt đi coi xưởng. Nó có cảm tưởng như lạc vào động thiên thai. Những bức sơn mài vĩ đại, những đồ khảm xà cừ, những đồ chạm trổ, ngà voi, những bức tượng, những đồ gốm.v.v… được bày biện trong mấy dãy nhà rộng rãi, không khác gì một khu triễn lãm, hàng ngày rất đông khách vào xem để đặt hàng.
Chiều về, cơm nước xong, có ông hàng xóm qua thăm bác Từ. Sau khi chuyện vãn một hồi, hai người nói đến chuyện xưởng mỹ nghệ. Bác Từ nguyên có căn bản học vấn cũng khá, lại có tâm hồn nghệ sĩ và rất say mê nghệ thuật. Từ ngày bác về làm quản lý xưởng này bác chú tâm nghiên cứu vấn đề nên bác hiểu rất rành rẽ, ông khách hỏi:
- Bác Quản ơi! Tôi nghe danh xưởng mỹ nghệ này từ lâu, mà chưa hiểu hoặt động ra sao. Những đồ mỹ thuật trong xưởng chế tạo là công trình của ai vậy?
- Dạ, thưa bác, đó là công trình của nhiều người lắm. Đây là một sự hợp tác rộng lớn giữa những nhà họa sĩ, điêu khắc, thợ chuyên môn. Xưởng này phát đạt chính là nhờ ở sự hợp tác đó.
- Lý do vì sao, thưa bác?
- Thưa, vấn đề rất dễ hiểu. Trừ một thiểu số đã có tên tuổi, còn phần đông các mỹ thuật gia chỉ giàu về nghệ thuật, nhưng lại ngèo về tiền tài. Nếu họ hành nghề độc lập, như lẽ tự nhiên ai ai cũng ước muốn, thì rất khó đạt được kết quả. Vì một khi phải lo đến việc sinh sống hằng ngày cho bản thân và gia đình thì tài ba rất dễ bị mai một, và có thể đi đến chỗ giải nghệ.
Xưởng của ông Hội Đồng Hải nhờ được trường vốn nên các mỹ thuật gia có thể yên chí phụng sự cho nghệ thuật mà khỏi lo đến vấn đề vật chất hàng ngày. Cho nên xưởng này không khác gì một hợp tác xã sản xuất.
- Thưa bác, đã có những nhà mỹ thuật, sao trong xưởng còn cần thợ chuyên môn?
- Ấy, thưa bác, cần lắm chứ. Tôi nói thí dụ: một bức sơn mài. Trước hết nhà họa sĩ phải sáng tác ra một bức vẽ, bố cục phải vững vàng, nét vẽ phải điêu luyện, tinh vi. Đến khi thực hiện phải giao cho thợ sơn mài, vì công việc làm tốn nhiều thì giờ lắm. Trong khi đó nhà họa sĩ vẫn phải theo dõi và giúp đỡ những khi cần đến, đồng thời lại có thể sáng tác những vấn đề khác. Nếu họa sĩ phải làm cả công việc mài sơn thì còn thời giờ đâu mà sáng tác nữa?
- Thế những đồ mỹ thuật chế tạo ra bán đi đâu, thưa bác?
- Dạ, phần lớn xuất cảng ra ngoại quốc. Đây là một nguồn lợi đáng kể cho quốc gia. Không những thế trong những cuộc triễn lãm quốc tế đồ mỹ thuật Việt Nam rất nổi tiếng, mang phần vinh dự về cho nước nhà.
- Các nước thiếu gì máy móc tinh vi, người ta không chế ra đồ đẹp hay sao?
- Thưa bác, đồ mỹ thuật phải cần đến khối óc sáng tác và bàn tay khéo léo của người, máy móc không làm nổi. Chính vì thế mà đồ của ta mới được yêu chuộng trên trường quốc tế.
- Các đồ mỹ thuật mắc tiền như vậy, sao vẫn có người tiêu thụ, thưa bác?
- Dạ, thưa nó rất quan hệ cho đời sống của con người. Chúng ta nên mừng rằng mặc dầu văn minh vật chất đã lan tràn mạnh, nhưng khi trái tim người ta vẫn rung động trước một bức tranh đẹp, một cuốn sách hay, thì loài người cũng chưa đến nỗi nào. Đó là những giá trị tinh thần có thể làm cho những dân tộc trở nên hiền hòa, đạo đức, bác ái. Loài người phải bảo vệ những giá trị nó.
- Dạ, bữa nay được bác giải thích tường tận, tôi mới hiểu. Xin cảm tạ bác rất nhiều.
Chuyện vãn một hồi nữa, khách cáo từ ra về.
Sông Nước Tiền Giang Sông Nước Tiền Giang - Thùy Hương Sông Nước Tiền Giang