Số lần đọc/download: 3675 / 64
Cập nhật: 2015-11-08 22:18:50 +0700
Chương 4
C
huyến tàu ấy có một trăm ba mươi sáu người cả thảy. Đa số đi cả gia đình. Nhà em góp mặt ba người.
Bà nội cương quyết không đi. Bà bảo bà già rồi. Sung sướng thế nào chả biết chứ đi biết bao nhiêu cây số, vượt qua bao nhiêu sóng bể trùng dương như thế thì bà chịu. Bố mẹ thuyết phục mãi không được đành để bà ở lại. Bà có nghề làm hương gia truyền. Bà không chết đói được. Nếu cả nhà em đi thoát thì sau này sẽ gửi đô về, tha hồ cho bà tiêu. Rồi bố mẹ em và em sẽ thành kiều, sẽ thường xuyên về thăm bà. Khi đã khá giả, có điều kiện hơn nữa thì sẽ bảo lãnh cho bà đi luôn. Sẽ không phải trải qua “bao nhiêu sóng bể trùng dương” nữa. Máy bay bay vèo một cái là bà được đặt chân đến một đất nước khác. Với lại bà cũng cần phải ở nhà để anh trai em ra trại còn có chỗ mà tìm về. Anh em đang thụ án mười tám năm về tội giết người ở trại 5 Thanh Hóa. Đã được hơn năm năm rồi. Bố em bảo: “Âu cũng là đâu vào đấy”.
Để có thể đi được cả ba người như thế này, bố mẹ em đã phải bán tất cả những gì có thể bán được trong nhà. Tính đổ đầu một người là chín chỉ vàng, cả nhà em phải chuẩn bị hai cây bảy vàng. Tiền ấy được nộp hai phần ba từ trước đó nửa năm. Những người tổ chức chuyến đi dùng tiền ấy để thuê đóng tàu. Khi tàu đã đóng xong thì mọi người nộp nốt một phần ba còn lại. Số tiền này dùng để thuê tài công, mua xăng dầu, lương thực thực phẩm dự trữ. Con tầu được tính toán là sẽ chạy trên biển bảy ngày. Nếu quá bảy ngày thì tất cả sẽ lâm nguy, sẽ rơi vào một trong những hiểm họa sau: Thứ nhất là đói; Thứ hai là dạt vào hải phận của một nước mà mình không muốn vào, sẽ bị trao trả về; Thứ ba là nhầm đường, lệch hướng, lại quay trở về nơi xuất phát, án “vượt biên trái phép” sẽ lập tức choàng vào cổ mọi người; Thứ tư là gặp cướp biển; Thứ năm là gặp bão lớn, sóng gió sẽ nuốt chửng con tàu; Thứ sáu là tàu bị hỏng hóc, trục trặc, phải ăn dầm nằm dề trên biển... Người ta đã rút ra được quy luật rồi. Nhất định những hiểm họa ấy sẽ xảy ra nếu sau bảy ngày mà con tàu không cập đất Hồng Kông.
Nhưng thôi, đó là chuyện của người lớn, chuyện của những người tổ chức chuyến đi này. Em không cần biết những chuyện đó. Em chỉ là một con bé mới lớn, một suất đi kèm của gia đình. Việc của em là cầu nguyện cho ông bà ông vải phù hộ cho con tàu cập đích như mong muốn. Thế thôi. Không nên nghĩ đến những rủi ro trên biển làm gì.
Khi con tàu ra khơi rồi, bỗng nhiên em lại nhớ đến anh. Hôm qua em đã hai lần nói dối anh. Sáng nay không biết anh có sang lớp 9C để tìm em không? Trên đường anh đưa em từ trường về nhà, thỉnh thoảng mặt em lại đỏ nhừ, còn anh thì không giấu được những ánh nhìn gượng gạo. Anh cố gợi chuyện còn em thì cố lảng tránh. Anh dẫn em đi theo lối đường tàu. Lối ấy vắng vẻ và ít gặp người quen. Em cảm thấy đỡ ngại, và anh cũng thấy thoái mái hơn. Anh bảo bố mẹ anh đều là công nhân nhà máy xi măng. Nếu nhìn vào bữa ăn hàng ngày thì nhiều lúc còn thiếu chất hơn những gia đình buôn bán như nhà em. Vậy mà sao em lại nghỉ học. Cố gắng học cho hết cấp ba rồi hãy nghỉ. Những năm cấp ba là những năm vui nhất của đời học sinh mà. Hay em có bị thày cô giáo trù ghét gì không? Hay em thấy mình học yếu môn nào? Nếu là mẩy môn toán, lý, hóa thì để anh kèm cho? Cũng không khó đâu mà. Hóa ra anh cũng đâu có ít nói như lúc đầu em tưởng. Và anh cũng đâu có rụt rè, nhút nhát gì. Anh là một con gà trống choai rất biết gáy đấy chứ. Đoạn đường hôm ấy sao mà ngắn thế? Đoạn đường tàu lại càng ngắn hơn nữa. Mọi khi em rất ghét đi theo lối đường tàu. Nó bẩn thỉu, tối tăm, chật chội, lại vắng vẻ. Đi giữa hai thanh ray em cứ sờ sợ thế nào ấy. Vậy mà hôm đó anh xách cặp cho em. Hai đứa đi giữa hai thanh ray, vừa đi vừa nói chuyện, thỉnh thoảng lại bật lên những tràng cười. Chả đâu vào đâu. Nhưng em thấy vui lắm, trong lòng cứ Châng lâng, chộn rộn thế nào ấy. Rồi cũng đến lối rẽ vào nhà em. Em xin lại anh cái cặp sách. Anh không đưa ngay mà bảo:
- Nhưng Diệu phải hứa với anh một điều cơ?
Em cúi mặt, chân cứ di di mẩy hòn đá dăm bên đường ray:
- Hứa cái gì ạ?
- Mai Diệu phải đi học!
Em cười chua chát, rồi khẽ lắc đầu. Thôi anh ạ. Em không học được đâu. Tại sao lại không? Những lý do Diệu đưa ra vớ vẩn bỏ xừ. Diệu không tin vào sự giúp đỡ của anh à? Diệu cần gì anh sẽ giúp. Anh tin là không phải chuyện hoàn cảnh gia đình. Anh cũng tin là không phải Diệu đã chán học. Những chuyện khác thì anh giúp được mà. Diệu hứa đi! Mai Diệu vẫn đến lớp nhé!
Em im lặng, chân vẫn cứ di di mẩy hòn đá dăm bên đường ray.
- Nào, Diệu hứa với anh đi?
- Vâng, em hứa. Mai em sẽ đến lớp.
Em đã buột miệng để tuôn ra một lời nói dối nữa. Mà lại là một lời hứa. Không, em không hứa gì đâu. Chẳng qua là em muốn anh vui thôi. Em muốn anh trao lại cho em cái cặp sách và thanh thản ra về thôi. Anh đã bỏ cả tiết học cuối để đưa em về. Anh đã quan tâm đến cái con bé xấu xí ở xóm đường tàu chả có gì đặc biệt này. Anh đã cho em được hiện hũu bên cạnh sự sáng láng của anh. Thì em tiếc gì anh một lời hứa. Nhưng mãi mãi đó chỉ là một lời hứa suông. Anh đừng bắt em phải làm một việc mà em không thể làm được. Sáng mai em đã bồng bềnh trên biển để đi về một nơi xa lắm. Làm sao em thực hiện được lời hứa với anh? Anh hãy nhận lời hứa này và quên nó đi nhé. Em cúi mặt xuống, di đến vỡ viên đá dăm dưới chân mà không dám ngẩng đầu lên nhìn anh, ngay cả khi anh ấn vào tay em chiếc cặp sách.
- Sáng mai anh sẽ sang lớp em. Anh chờ Diệu đấy. Thôi anh về đây.
Anh đi rồi mà em vẫn không dám ngẩng đầu lên. Tay em cầm chiếc cặp sách anh trao rồi mà em vẫn chưa muốn rẽ vào con ngõ dẫn về nhà em. Thôi, anh đi đi. Chút xao lòng của tuổi mới lớn sẽ đến rồi qua như cơn gió thoảng. Em không muốn nhìn thấy anh nữa, dù là một dáng dấp xa mờ. Anh đi đi. Đi đi để em còn về. Bố mẹ em đang chờ. cả nhà em đang chuẩn bị rời bỏ quê hương nghèo đói và túng quẫn này. Em và anh quá khác nhau để có thể đi thêm một đoạn đường, dù đó là đoạn đường ray cóc ghẻ, tồi tàn. Em và anh quá khác nhau để có thể hưởng chung niềm vui của thời cáp sách đến trường, quá khác nhau để có thể ở cùng bên nhau, dù giây lát, để nghe tiếng thở bối rối từ nhau. Thôi anh đi đi. Đi đi...
Tu... u... u...
Tiếng còi tàu tru lên rất dài rồi tiếp theo đó là tiếng xinh xịch của bánh sắt nghiến vào đường ray. Em vừa choàng tỉnh trước những âm thanh nặng nề và rùng rợn ấy thì nhận ra đất đang chuyển động dưới chân mình. Hai đường ray rung lên bần bật. Tàu đang sắp sửa lướt qua chỗ em và anh đứng trong nỗi bối rối chia tay. Em chỉ kịp nhận ra có thế thôi thì như một cơn gió từ đâu ào đến, bốc em lên. Em nhận ra anh với mùi con trai mới lớn, với hai cánh tay chưa kịp đầy đặn cơ bắp, với hàng ria mép lún phún trên cặp môi đỏ nhạt đang mím lại. Và em nhận ra giọng nói như gió thoảng của anh: "Em sao thế? Muốn chết à? Tàu sáp đâm vào mình rồi mà còn đứng ngây ra đó làm gì?"...Sang đến ngày thứ hai thì em say sóng. Em đã từng say rượu, say xe, say nắng, say cả cà phê nữa. Nhưng lần đầu tiên em biết thế nào là say sóng. Thật khủng khiếp. Mọi thứ trong cơ thể, kể cả lục phủ ngũ tạng cứ muốn trào ra qua cửa miệng. Ngày đầu tiên các gia đình còn qua lại thăm hỏi nhau. Chị ở phố nào? Anh ở phường nào? À, ra bác ở gần ga ạ. Em buôn ở chợ ga. Thế à, chị cũng bán ở ngay cổng chợ. Thế mà chị em mình không biết nhau nhỉ? Cháu bán hàng ở bến xe phía Nam. ô, thế bác mày bán hàng nước ở cổng bến gần chục năm rồi đây. Tớ làm ở Nông trường ông Hợi. ôi, tôi biết cái Nông trường đó rồi. Lão Hợi giám đốc ở đấy thụt két bỏ trốn rồi chứ gì? Thì tớ cũng dính vụ ấy đây. Tớ làm ở phòng kế hoạch mà. Không phải bênh đâu, nhưng ông Hợi mang tiếng thế thôi chứ chả mang được về cho vợ cho con đồng các nào. Toàn bị nhân viên ở dưới nó chơi xỏ. Tớ đã khuyên bao nhiêu lần mà ông ấy không nghe. Còn em gái kia chác đang học hả? Trẻ quá! Mà thôi, học làm gì, học cũng chả mọc mũi sủi tăm lên được ở cái đất này đâu. Sang bên kia kiếm thằng Tây mà lấy. Được thằng Ca na đa hay thằng Hà Lan là tốt nhất. Chúng nó văn minh lắm. Bọn kiều Ca na đa và kiều Hà Lan về nước, trông khác hẳn bọn kiều úc hay kiều Nhật. Chớ có dại mà lẩy HôngKông. Thành kiều Trung Quốc thì chết...
Cứ thế chuyện trò nổ như pháo rang. Mẹ em cũng lân la làm quen hết người này đến người nọ trong số ba mươi sáu con người cùng mang một nỗi niềm bỏ xứ mà đi trên con tàu nhỏ nhoi này. Em bám theo mẹ đến ngồi bên một góc khuất của hầm tàu. Nơi đó gần cửa bếp. Có mùi xào nấu từ bên trong đó bay ra. Em ghé mắt vào nhìn thấy có nhiều món lắm. Có cả một con gà. cả một đĩa xào đầy tú hụ. cả một đĩa cá rán vàng ươm. cả một tảng thịt luộc chưa kịp thái nữa. Em cứ chắc mẩm là tí nữa mình sẽ được ăn những món đó. Chà, thế thì khác gì một chuyến đi chơi xa. Không phải học hành, không phải làm gì, lại tha hồ ngắm biển cả bao la, đến bữa lại được ăn những món ngon như thế kia thì thích quá đi mất. Nhưng rồi em thấy một người phụ nữ bê cái mâm bày những món ăn ngon lành đó từ trong bếp ra, đi thẳng lên buồng lái. Mẹ bảo thức ăn đó mang cho mấy người tài công. Tìm thuê được tài công khó lắm. Cũng giống như chúng ta có một cái xe ô tô mà không có ai biết lái vậy. Phải tìm một người biết lái, biết đường để đưa cả đoàn đi. Kiếm một người biết lái xe ô tô khó một thì kiếm một người biết lái tàu khó một trăm. Kiếm được người biết lái tàu khó một trăm rồi nhưng gạ gẫm được họ ra đi với mình còn khó gấp một nghìn. Những người biết lái tàu thường có công việc ổn định. Gia đình họ cũng có đời sống sung túc, khá giả. Họ quyết định ra đi với mình là họ bỏ công việc, bỏ gia đình, bỏ sự yên ổn và không còn quay trở về được nữa. Nếu bị bắt họ sẽ bị quy án nặng hơn những người như mẹ con mình. Họ không phải đóng góp chín chỉ vàng như những người khác, ngược lại họ còn được trả công thêm một cây vàng nữa. Nếu họ đưa thêm gia đình đi thì người nhà của họ sẽ được ưu tiên, chỉ phải đóng năm chỉ một người thôi. Vì họ là người cầm lái đưa con tàu cập bến bờ Hồng Kông, đưa đoàn người đến với thế giới tự do nên được chăm chút, được hưởng một chế độ ăn riêng. Có người chuyên nấu nướng cho họ. Còn lại thì sẽ ăn chung. Bánh mì, xôi, cơm nắm, mì tôm... các món đó sẽ là thực đơn chính và lần lượt được chia đều cho tất cả mọi người trên tàu từ ngày hôm nay cho đến những ngày tới. Bữa ăn càng đơn giản, gọn nhẹ càng tốt. Mẹ bảo: “Đây là chuyến đi trốn chứ không phải một chuyến đi chơi. Cái ăn cái uống chỉ là phụ. Cố nhắm mắt cho qua một tuần để đến được nơi cần đến. Lạy giời chỉ mong có thế thôi”.
Bước chân lên tàu rồi thì tất cả phó thác cho tài công. Biển bao la rộng lớn dường kia, đâu có ai thấy bến, thấy bờ. Đường trên biển là thứ vô hình, những người như em có cho cầm lái cũng chả biết hướng nào mà đi. Con tàu được chia thành nhiều ngăn, các gia đình chia nhau mà ngồi, nằm trong đó. Bố em hay chạy lăng xăng đi đâu đó, thi thoảng mới thấy về với mẹ em, hai người rì rầm vào tai nhau những điều gì đấy, em không nghe được. Một lần em lén đi theo bố và phát hiện ra bố cùng hai người đàn ông nữa lên ngồi với bác tài công ở buồng lái. Bố em là một trong nhũng người tổ chức chuyến đi này. Bố em và hai người đàn ông kia có nhiệm vụ giúp bác tài những việc lặt vặt và phụ trách buồng máy. Bố em vui vẻ nói: “Bọn tôi là nhũng thủy thủ bất đắc dĩ nhưng chả kém gì những người chuyên nghề đi biển. Hì, hì... Âu cũng đâu vào đấy!”. Thỉnh thoảng em thấy bố chui xuống buồng máy, ở dưới đó khá lâu, khi chui lên tay chân bố lem nhem đầy dầu mỡ.
ở cửa bếp em còn được nghe lỏm câu chuyện của mẹ với người đàn ông nhiều tuổi nhất trong số một trăm ba mươi sáu con người tham gia chuyến đi này. “Gia đình” ông khá đặc biệt, chỉ có hai thành viên thôi, ông đã năm mươi ba tuổi - cao niên nhất, còn thằng bé con trên tay ông vừa 9 tháng tuổi - bé bỏng nhất đoàn, ông không phải người thành phố này. ông ở mãi thủ đô xuống đây bắt mối đi cùng với gia đình em. ông đã vượt biên ba lần rồi nhưng lần nào cũng không thoát. Có lần xuống ăn chầu ở chực ngoài huyện biển cả tháng trời mà không đi được. Có lần bị sóng đánh hỏng tàu, dạt vào đảo hoang, phải nhờ ngư dân đánh cá trên biển đưa về. Có lần bị bắt, phải đi tù mất mấy năm. Mà nhà cửa thì bán hết rồi. Vợ ông đi lao động bên Tiệp, ở lại bên đó với người đàn ông khác, không về nữa. ông cứ làm thuê làm mướn, gom góp được ít tiền rồi lại vay mượn thêm của họ hàng, người thân tìm mối đi. Lần này ông đi với một lá bùa hộ mệnh mà Chúa đã phán bảo ông phải mang theo. Trong giấc mơ ngán ngủi mười ngày trước đây, Chúa đã sai một thiên thần cánh trắng bay đến nói vào tai ông rằng, phải có đứa trẻ này đi theo thì biển cả mới mở lối cho ông tới thiên đường, ông hỏi đứa trẻ nào? Thiên thần bảo đứa trẻ tôi đang vác trên đôi cánh của mình đây này. Lúc ấy ông mới nhìn ra trên lưng thiên thần có một đứa bé trai kháu khỉnh đang năm chơi với một bình sữa nhỏ. ông nhìn kỹ thì nhận ra đứa trẻ đó hao hao giống đứa cháu nội của mình. Tỉnh dậy, ông nghĩ mãi về những điều diễn ra trong giấc mơ. Chúa đã nhắn gửi thế thì có lẽ là những lời nguyện cầu của ông đã tới tai Người rồi. Nhưng thằng cháu ông còn nhỏ quá, bố mẹ nó đâu chịu để ông mang đi? Trùng dương cách trở thế, người lớn còn phải gắng gượng, đứa bé chưa cai sữa mẹ kia làm sao chịu được cảnh lăn lóc tàu bè cả tháng trời trên biển? Nhưng ý Chúa là thế. ông không theo ý Người thì chuyến đi sắp tới rồi cũng lại hỏng mất thôi. Cuối cùng ông đã bế trộm đứa cháu đích tôn vừa mới 9 tháng tuổi này đi cùng.
Nhũng người trong ban tổ chức chuyến đi lúc đầu cũng hơi bực mình vì cái suất “Chín tháng tuổi” kia. Biết tính thế nào bây giờ? Chả lẽ cũng cứ đổ đồng chín chỉ vàng một đầu người? Mà ông ta giấu cũng tài. Không ai biết có một đứa bé con được đưa lên tàu, cho đến khi con tàu rời bến. Mãi đến lúc ông ta xuống bếp xin nước sôi pha sữa cho đứa bé mọi người mới phát hiện ra “thành viên đặc biệt” của chuyến đi. Đứng trước sự đã rồi, những người tổ chức đành chép miệng cho qua, chứ chả lẽ lại bắt ông ta vứt đứa bé xuống biển? ông ta có vẻ cũng biết lỗi, cứ ngồi lặng lẽ ở góc cuối tàu, gần cửa bếp, hầu như không nói năng gì. Sau khi câu chuyện của ông được mẹ kể lại, mọi người mới chú ý đến ông, quay ra săn sóc đứa bé. Cứ theo như ông ta nói thì đứa trẻ kia chả phải là vị thần hộ mệnh cho chuyến đi này đó sao? Mọi người gọi ông là ông Trượt. Đứa trẻ được gọi là thằng Chín tháng. Mẹ còn thì thầm vào tai em: "ông ấy theo đạo Thiên Chúa đấy". Em ngây thơ hỏi lại: "Đạo thì sao?". Mẹ nhìn trước nhìn sau, định giải thích điều gì đó, nhưng thấy cái bản mặt ngốc nghếch của em đang ngước lên, mẹ chùng giọng, buông vài lời ngán gọn: "Dân theo đạo ở nước ngoài nhiều lắm. ông này mà sang đến Hồng Kông sẽ là đối tượng được đi nước thứ ba ngay. Như mẹ con mình thì còn xem xét chán!".
Em loanh quanh bên thằng Chín tháng cả buổi mà không biết chán. Nó cứ nhìn em cười, chân tay giơ lên, đập xuống, nhộn ơi là nhộn. Chơi được một lúc thì nó ngủ mất, nhìn cái đầu ngó ngoẹo sang một bên, bờ môi mềm như một cánh hồng, yêu ơi là yêu. ông Trượt đặt thằng Chín tháng đang say giấc vào tay em, bỏ đi ra phía đầu tàu. Trước khi đi ông còn đá cái làn mây đựng toàn quần áo của trẻ sơ sinh vào sát thành tàu. Em bỗng nhìn thấy một cuốn sách thò ra từ những nếp gấp quần áo của thằng Chín tháng. Em cầm lên và nhận ra đó là một quyển truyện. Truyện cổ Việt Nam. Chắc ông Trượt vơ ở đâu đó cuốn truyện này mang đi đọc cho đỡ buồn. Em mở ra xem và mang máng nhớ là có nhiều truyện em đã đọc rồi, như truyện Trău cau, truyện Bọc trăm trứng, truyện Ọuả khế vàng... Em lật lật đến những trang cuối và thấy rơi ra một cây thánh giá bằng bạc to bằng ngón tay. Chắc ông Trượt kẹp vào đây để đánh dấu truyện. Trang truyện được đánh dấu có tên là Giao Long. Cái tên truyện hơi là lạ. Thằng Chín tháng vẫn ngủ ngon lành. Em ngồi tựa vào thành tàu, vừa bế nó vừa đọc truyện. Cái truyện Giao Long ấy, đơn giản, nhưng mà cũng hay. Em chưa đọc truyện này lần nào. Đây có lẽ là lần cuối cùng em đọc truyện cổ tích. Tuổi thơ của em chấm dứt quá nhanh. Tâm hồn em không có chỗ để chứa những câu chuyện cổ tích hoang đường, ma mị và vô bổ như thế này...