Love is the only way to grasp another human being in the innermost core of his personality.

Viktor E. Frankl

 
 
 
 
 
Tác giả: Leopold Trepper
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Bảo Kiếm
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Hải Trần
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1658 / 25
Cập nhật: 2016-02-26 01:31:43 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5: Những Cuộc Thanh Trừng
eopold được những tin tức đáng lo ngại về Đảng cộng sản Liên Xô.
Đại hội 17 của đảng diễn ra vào tháng ba năm 1934. Lần đầu tiên một đại hội đảng không có nghị quyết. Các đại biểu biểu quyết bằng giơ tay một kiến nghị yêu cầu "Dùng các luận điểm và các mục tiêu trong bài diễn văn của đồng chí Stalin để làm căn cứ hoạt động". Khi bầu ban chấp hành trung ương bằng phiếu kín thì nổ ra sự kiện bột phát cuối cùng của đảng: Đại hội bầu Stalin và Kirov bằng phiếu nhau, (chỉ có ba phiếu chống). Nhưng thực tế không như vậy: hai trăm sáu mươi đại biểu, bằng một phần tư đại hội, đã gạch tên Stalin. Trưởng ban tổ chức đại hội là Kaganovich hốt hoảng cho đốt các phiếu rồi công bố Stalin được số phiếu ngang với số phiếu thực tế đã bỏ cho Kirov. Stalin không lạ gì sự kiện này. Bắt đầu thanh trừng số đại biểu dự Đại hội 17. Trong số một trăm ba mươi chín ủy viên trung ương khóa đó, mấy năm sau đến một trăm mười ủy viên bị bắt. Lí do: Vụ ám sát Kirov ngày 1-12-1934.
Từ lâu, Kirov là bí thư vùng Leningrad. Ngay từ 1925 Stalin đã phái Kirov lên vùng phía bắc này để đánh tan ảnh hưởng của Zinoviev. Đây là một nhân vật giản dị, dễ tính và rất được quần chúng mến mộ; phái đối lập với Stalin tập hợp xung quanh tên tuổi của ông, đó chính là nguyên nhân làm ông phải chết. Stalin vừa hạ thủ được đối thủ, đồng thời tạo cớ để thanh trừng. Hàng trăm tù nhân bị xù tử vì bị tố cáo đã tổ chức cho tên sát nhân Nikolaiev ám sát Kirov. Zinoviev và Kamenev bị kết án mười năm và năm năm tù vì đã có trách nhiệm tinh thần về vụ ám sát trên. Ngày 18 tháng giêng năm 1935 lãnh đạo Đảng cộng sản chỉ thị cho lãnh đạo các địa phương "Huy động các lực lượng tiêu diệt các phần tử chống đối". Báo chí hô hào đề cao cảnh giác: giám sát, tố cáo, không khí nghi kị bao trùm khắp đất nước. Mọi tầng lớp nhân dân đều bị đụng chạm đến. Con trai Leopold tên là Michel là học sinh nội trú trong một trường giành riêng cho con em cán bộ quốc tế cộng sản kể lại câu chuyện cho Leopold: Có một hôm, người cha của một học sinh đến thăm con tên là Misha. Khi chia tay con, ông hẹn sẽ gặp lại con nửa tháng sau. Nhưng hôm sau ông bị bắt.
Quá hẹn, Misha không thấy bố đến, liền hỏi hiệu trưởng thì được giải thích trước toàn thể học sinh rằng người đến thăm Misha hôm nọ không phải là bố Misha, mà là tên gián điệp đội lốt đấy, bố của Misha đã bị bọn tư sản giết chết rồi! Vậy các cháu hãy theo lời dạy của Stalin, hãy đề cao cảnh giác để vạch mặt kẻ thù của đất nước.
Được động viên như vậy, các cháu quyết định săn lùng gián điệp. Một hôm toán thám tử tí hon thấy một người là lạ, cao lớn, vận chiếc áo choàng gabacđin cổ kéo cao, đầu đội mũ, kéo che cả trán, mắt đeo kính đen, tay xách cặp đen. Đúng là tên gián điệp rồi. Các cháu theo dõi tên điệp viên đó thấy nó vào cổng một nhà máy to lớn. Các cháu chạy vội đến báo người gác cổng: Sao bác để cho gián điệp lọt vào nhà máy của bác?
Nhân viên gác cổng nhìn các cháu và giải thích:
- Tên gián điệp của các cháu đó là ông giám đốc nhà máy đấy.
Tiếp đến là các vụ án. Nhiều đồng chí lão thành từng theo Lenin nay bỗng trở thành gián điệp Anh, hoặc Pháp, hoặc Ba Lan... Chứng cứ? Tự tạo ra. Trong các phiên tòa, nhũng bị cáo bị kết tội âm mưu ám sát một số ủy viên bộ chính trị từng là đối tượng bị ám sát của một số vụ án trước đây, nay ngồi vào ghế bị cáo. Tại sao những người cộng sản như Zinoviev, Kamenev hoặc Bukharin lại thú nhận tội. Chỉ đến năm 1964 bức màn dối trá mới được vén lên qua cuốn Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô xuất bản lần thứ chín ở đoạn viết như sau:
Sau vụ ám sát Kirov có bốn vụ án được đưa ra xét xử vào tháng giêng 1935, tháng tám 1936, tháng giêng năm 1937 và tháng ba năm 1938. Ba vụ xử công khai. Tất cả bị cáo đều bị tuyên án là đã phản bội, làm gián điệp, khủng bố chống lại Stalin, Molotov, giết hại Gorki.v.v... Phân tích những nguồn cho thấy việc điều tra thẩm vấn là tráng trợn vi phạm tiêu chuẩn pháp luật ngay cả trong các phiên tòa xét xử công khai. Lời buộc tội đều căn cứ vào những lời thú tội của bị cáo, mâu thuẫn trực tiếp với nguyên tắc coi như là vô tội của bị cáo. Trong phiên tòa Karl Radek khai rằng cáo trạng hoàn toàn căn cứ vào hai người khai là Piatakov và chính bản thân mình. Anh ta đặt câu hỏi một cách châm biếm với Vyshinski: Liệu những lời khai của những tên lưu manh, gián điệp như hai bị cáo kể trên lại có thể đưộc coi là những chứng cứ? "Tại sao ông lại căn cứ vào những điều chúng tôi khai để ông tin rằng đó là sự thật, sự thật thuần túy?". Ngày nay, rõ ràng phần lớn chứng cứ do bọn Trotskyite và bọn khuynh hữu đưa ra trong các phiên tòa đều không có căn cứ, như vậy chúng ta đi đến chỗ phải nghi ngờ tính xác thực của những nhân chứng đó.
Tổng biện lý Vyshinski chủ tọa các vụ xét xử này đã hoàn toàn vi phạm các nguyên tắc tố tụng. Như khi Krestinski không công nhận những lời buộc tội mình, Vyshinski cho hoãn phiên tòa đến hôm sau. Hôm sau, Krestinski tuyên bố rằng y đã trả lời "không có tội" chứ không phải "có tội". Bukharin khẳng định không bao giờ tham gia chuẩn bị gây án mạng cũng như gây tội ác khác và Tòa án không đưa ra được một chứng cứ buộc tội được ông ta. "Quý tòa có chứng cứ gì - ông ta hỏi - Ngoài những lời khai của Sharagonvich, mà tôi chưa bao giờ quen biết, ngay cả trước lúc tôi bị bắt giam?". Đến đây Vyshinski tuyên bố một cách trắng trợn rằng không cần phải có chứng cứ trong các tội ác để buộc tội. Dưới ánh sáng của những tình huống mà ta vừa thấy, ta kết luận được rằng pháp chế đã bị vi phạm thô bạo trong các vụ xét xử kể trên.
Đó là quan điểm chính thức của chính quyền vào năm 1964. Chưa hết sự thật. Còn phải kể đến tra tấn, về thể xác cũng như về tinh thần, khống chế gia đình một cách có hệ thống của bị cáo. Vụ án Piatnitski cho Leopold thấy rất rõ chính sách trấn áp tràn lan: Piatnitski vốn là một đảng viên Bolshevik lão thành, là đồng chí thân cận của Lenin. Sau khi thành lập Quốc tế cộng sản, ông trở thành một trong những người lãnh đạo Quốc tế Cộng sản. Là người có tài tổ chức, ông được trao nhiệm vụ phụ trách về công tác cán bộ. Ông tuyển chọn, đào tạo và phái cán bộ Quốc tế Cộng sản đi khắp các nơi. Đầu năm 1937, ông bị bắt với tội danh làm gián điệp cho Đức. Sau này, khi bị Gestapo Đức bắt, Leopold mới biết rõ nguồn gốc vụ án oan này. Năm 1942, Leopold bị tên mật thám đã từng dàn dựng vụ án oan đó hỏi cung: Toàn bộ tài liệu chứng minh Piatnitski làm gián điệp Đức đều là tài liệu giả do cơ quan phản gián phát xít tạo ra. Lợi dụng không khí nghi ngờ lung tung ở Liên Xô, các tay trùm mật thám Đức đã sáng tạo ra một điệp viên Đức trong giới lãnh đạo đảng. Tại sao chúng chọn Piatnitski? Bỏi vì bọn chúng tính toán rằng diệt được Piatnitski là diệt được toàn bộ đơn vị nhân sự của Quốc tế Cộng sản.
Piatnitski hai lần đến nước Đức sau cuộc Cách mạng tháng Mười, cho nên bọn Quốc Xã biết rất rõ đồng chí này. Gestapo bắt được hai đảng viên Đảng cộng sản Đức do Quốc tế Cộng sản phái đi; mật thám Đức giữ kín việc bắt này, đã khống chế hai tên đó rồi cho tiếp tục hoạt động trong Đảng cộng sản Đức. Một trong hai tên nội gián đó cho Bộ Nội vụ Liên Xô hay rằng hắn có chúng cứ về sự phản bội của một vài cán bộ lãnh đạo Đảng cộng sản, rồi nó chuyển cho Moscow hồ sơ về Piatnitski để "chứng minh" ông này đã quan hệ với tình báo Đức sau thế chiến thứ nhất. Trong không khí trấn áp tràn lan như ở Moscow thời đó, chỉ như vậy đã đủ để kết tội một đảng viên lão thành... cùng với Piatnitski, hàng trăm nhà lãnh đạo Quốc tế Cộng sản biến mất. Thật là một trong hàng nghìn việc làm lợi cho Hitler!
Chẳng bao giờ có việc điều tra đích thực. Cứ bị bắt tức là có tội. Có tội thì phải thú nhận, nếu chối cãi tức là phản bội hai lần. Từ khi tình nghi bắt đầu tiến trình dẫn đến kết tội, quyền bào chữa sơ đẳng không hề có. Đất nước trở thành bãi thực hành của Bộ Nội vụ. Từ năm 1935 trở đi, các nhà tù thành phố và làng xã đầy những người vô tội...
Các nhà lãnh đạo các Đảng cộng sản, những nhà lãnh đạo người nước ngoài của Quốc tế Cộng sản chứng kiến cảnh trấn áp ngày càng mở rộng vì họ mục kích đại diện của các Đảng cộng sản nước ngoài biến mất. Hàng mấy nghìn người cộng sản nước ngoài sống tại Moscow làm việc trong Quốc tế Cộng sản, Quốc tế nông dân, Quốc tế thanh niên, phụ nữ vơi dần đến tỉ lệ chín mươi phần trăm. Hàng nghìn người tị nạn chính trị vừa thoát khỏi tra tấn, chết chóc tại nước họ, nay lại rơi vào những thảm họa đó ngay trên đất nước Liên Xô.
Leopold sống trong trụ sở Quốc tế Cộng sản chỉ được biết qua những tin đồn, than ôi đều đúng cả - về những vụ trấn áp đó. Ví dụ vụ thủ tiêu Bela Kun, lãnh tụ cách mạng Hungari năm 1921, thành viên lãnh đạo Quốc tế Cộng sản phụ trách các nước vùng Bancăng. Một ngày xuân năm 1937, Bela Kun đến dự cuộc họp ban chấp hành Quốc tế Cộng sản cùng với các chiến hữu lâu năm như Dimitrov, Manuilski, Varga, Pik, Togliatti. Manuilski phát biểu và thông báo một tin quan trọng: Theo tài liệu của Bộ Nội vụ Liên Xô, hình như Bela Kun làm gián điệp cho Rumani từ năm 1921. Tất cả những người dự họp đều thuộc lòng về lai lịch của Bela Kun, lòng tận tụy với chủ nghĩa xã hội và cách đó một tiếng đồng hồ đã từng nắm tay thân mật với đồng chí đó. Thế mà chẳng ai phản đối, thậm chí thắc mắc cũng không. Cuộc họp bế mạc. Ở cổng trụ sở, một chiếc xe của Bộ Nội vụ đã chờ sẵn và đưa Bela Kun đi không bao giờ trở lại nữa.
Leopold được biết rõ vụ này do những người sống sót cùng bị giam tại Lubianka sau Thế chiến II với Leopold kể lại. Cũng do nguồn tin này mà Leopold còn được biết về vụ trấn áp lãnh đạo Đảng cộng sản Ba Lan: Vài tháng sau vụ án oan Bela Kun xảy tiếp vụ Ba Lan. Trong cuộc họp lãnh đạo Quốc tế Cộng sản trống mắt hai ghế đại biểu Đảng cộng sản Ba Lan. Manuilski giải thích một cách rất nghiêm trang rằng tất cả lãnh đạo Đảng cộng sản Ba Lan đều là gián điệp từ năm 1919 của tên độc tài Pilsudski... Hòa ước Versalles còn chưa quyết định được đường biên giới phía đông của Nhà nước Ba Lan mới. Lợi dụng tình thế chưa rõ ràng đó, Pilsudski mở cuộc tấn công trên 500 km và chiếm nhiều địa bàn bao la. Chẳng bao lâu, Hồng quân phản công và chiếm lại được những khu vực đó, trong đó có Ukraine cũng như thủ đô Kiev của Ukraine. Cuối tháng 7, kị binh của Tukhachevski chỉ còn cách Warsaw có hai trăm km... Manuilski "tiết lộ" rằng khi đó có một trung đoàn Ba Lan bị bắt làm tù binh: Thực tế chính trung đoàn này tự nguyện đầu hàng kẻ thù, vì nó gồm toàn thể là bọn khiêu khích bị Pháp, Anh mua chuộc nhằm lật đổ chế độ Xô viết. Trong hàng ngũ những tên phản bội đó có các người lãnh đạo cộng sản Ba Lan. Những ủy viên ban chấp hành trung ương Ba Lan đang công tác tại Pháp hoặc đang chiến đấu tại Tây Ban Nha đều được triệu tập về Moscow. Họ đều đang nóng lòng lập mặt trận chống chủ nghĩa phát xít đang dâng trào, nay được gọi về nên họ đinh ninh là để bàn về việc đó, cho nên họ đều vui vẻ và vô tư về Liên Xô. Mặt trận chống phát xít của họ là nhà tù, rồi những cán bộ lão thành biến dần trong đó có Adolf Varski hoặc Lenski,, người có tên gọi trìu mến là "Lenin Ba Lan".
Năm 1938, Đảng cộng sản Ba Lan bị Quốc tế Cộng sản giải thể vì lí do là "nơi tập trung các phần tử dân tộc phục thù". Leopold cho đó là cái cớ để Stalin che đậy và thực hiện ý đồ thân thiện với nước Đức phát xít, mà chủ trương này Stalin biết chắc chắn Đảng cộng sản Ba Lan sẽ phản đối đến cùng, vì nó sẽ bóp chết Ba Lan. Cũng cùng lúc đó, hai đảng của Ukraine và Belorussia cũng bị giải thể.
Leopold nhớ lại không khí sợ hãi của những đêm trường đại học hầu như thức trắng vì những tiếng xe cũng như giày đinh của Bộ Nội vụ đi bắt người. Chẳng ai có thể ngủ được vì không ai biết số phận của đồng môn, đồng chí hoặc ngay bản thân mình sẽ ra sao... Đại biểu Bulgaria không chịu nổi không khí lo sợ này đã phải đề xuất với Dimitrov: "Xin đồng chí ngăn cuộc trấn áp này lại, nếu không chúng tôi sẽ triệt hạ tên phản cách mạng Ejov đấy" (Ejov là bộ trưởng Nội vụ Liên Xô). Dimitrov, chủ tịch Quốc tế Cộng sản, trả lời:
- Tôi không có khả năng làm một việc gì, tất cả việc trấn áp đó là việc của Bộ Nội vụ Liên Xô.
Các đồng chí Bulgaria bất lực, và dần dần bị Ejov tiêu diệt. Các đồng chí Nam Tư, Tiệp, Ba Lan, Litva nối nhau biến mất.
Năm 1937, trừ Wilhelm Pjeck và Wilhelm Pjeck, toàn bộ các lãnh tụ Đảng cộng sản Đức không còn ai sống sót. Các đồng chí Triều Tiên bị đánh tan, các đồng chí Ấn Độ biến mất, các đại biểu Trung Quốc bị bắt.
Trong đại hội VIII của Quốc tế Cộng sản, Leopold chứng kiến cảnh đoàn đại biểu Đảng cộng sản Liên Xô tiến vào hội trường một cách rất long trọng. Đi đầu là Stalin, rồi đến Molotov, Zhdanov và cả Ejov. Dimitrov đã giới thiệu Ejov với đoàn chủ tịch đại hội: Đây là đồng chí Ejov là người được biết tiếng vì đã có thành tích lớn lao đối với phong trào cộng sản thế giới! Nhưng năm đó mới là năm 1935, phải mất thêm ba năm trấn áp nữa thì Ejov mới tảo thanh được các đảng viên cộng sản.
Dàn Nhạc Đỏ Dàn Nhạc Đỏ - Leopold Trepper Dàn Nhạc Đỏ