The mere brute pleasure of reading - the sort of pleasure a cow must have in grazing.

Lord Chesterfield

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4328 / 224
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
ài Giảng Trên Núi
Như chúng ta đã thấy, Mátthêu có một khuôn mẫu chọn lọc. Trong câu chuyện Chúa Giêsu chịu phép rửa, ông cho thấy Chúa
68 WILIIAM BARCLAY
4,ZJ-ZJ
Giêsu biết giờ của Ngài đã điểm, tiếng gọi hành động đã vang lên và Ngài phải đi rao giảng. Trong câu chuyện cám dỗ, ông cho thấy Chúa Giêsu có ý lựa chọn phương pháp Ngài sẽ dùng để hoàn tất công tác và cô" ý từ chối phương pháp Ngài biết là không phù hợp với ý Thiên Chúa Cha. Một người bắt tay thi hành công tác hẳn cần người giúp đỡ, cần người phụ tá, cần người tham mưu, vì thế Mátthêu tiếp tục cho thấy Chúa Giêsu đã chọn những người cộng tác với Ngài. Nhưng những người trợ giúp đó chỉ có thể cộng tác cách khôn ngoan và hữu hiệu khi được chỉ thị rõ ràng. Vì thế, trong Bài Giảng Trên Núi, Mátthêu cho chúng ta thấy Chúa Giêsu huấn luyện các môn đệ bằng một sứ điệp, và họ phải đem sứ điệp đó đến cho loài người. Trong Bài Giảng Trên Núi chép ở Luca, điều này càng rõ ràng hơn. Trong Luca, Bài Giảng Trên Núi được ghi tiếp theo ngay sự lựa chọn chính thức mười hai tông đồ (Lc 6,13). Vì lý do đó, một học giả uyên bác đã gọi Bài Giảng Trên Núi là “Bài giảng phong chức cho mười hai tông đồ”. Một tông đồ giáo dân khi được gọi đến để giao trách nhiệm thì công tác đã đặt sấn trước mặt. Cũng vậy, mười hai tông đồ nhận lời giảng phong chức từ Chúa Giêsu trước khi đi thi hành công tác. Cũng vì thế mà một số các học giả đã gọi bài giảng trên núi bằng những tên như “Bảng tóm tắt giáo điều của Chúa Giêsu” hoặc “Đại hiến chương Nước Trời” hay “Bản tuyên ngôn của Vua”. Tất cả đều đồng ý rằng Bài Giảng Trên Núi chứa đựng cốt lõi của lời Chúa Giêsu dạy dạy cho những người tâm phúc Ngài đã chọn.
Bản tóm lược đức tin:
Thoạt xem, chúng ta coi Bài Giảng Trên Núi như một bài duy nhất giảng trong một cơ hội duy nhất. Nhưng thật ra không phải thế, có những lý do chính đáng mạnh mẽ và thuyết phục rằng: Bài Giảng Trên Núi vượt hơn một bài giảng rất nhiều, vì thật ra đây là một tóm tắt tất cả các bài Chúa Giêsu đã giảng.
1. Bất cứ ai nghe Bài Giảng Trên Núi chắc phải mệt nhọc vì cùng một lúc nó gói ghém quá nhiều vấn đề. Ngồi đọc, chúng ta có thể ngừng nghỉ, nhưng ngồi nghe giảng lại là việc khác hẳn. Chúng ta có thể đọc theo tốc độ của mình tùy phần nào quen thuộc với các từ, nhưng lần đầu ngồi nghe chắc chúng ta khó tránh khỏi choáng váng.
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​69
2. CÓ những phần của Bài Giảng Trên Núi xuất hiện bất ngờ riêng rẽ, đơn độc. Ví dụ Mt 5,13 và Mt 7,7-11 hoàn toàn tách rời khỏi văn mạch, nó không xuất phát từ điều đã nói trước mà cũng không dẫn đến những điều nói sau. Bài Giảng Trên Núi có những chỗ rời rạc, thiếu mạch lạc.
3. Điểm quan trọng nhất là cả Mt có 107 câu, trong số 107 câu này có 29 câu được ghi liên tục trong Lc 6,20-49 và 47 câu không có trong Luca, còn 34 câu thấy rải rác trong sách Phúc Âm Luca ở những phần khác nhau. Tỉ dụ so sánh với muôi thì có trong Mt 5,13 và trong Lc 14,16.34-35, so sánh với đèn ở Mt 5,15 lại nằm ở Luca 8,16, câu nói “một chấm hoặc một nét của luật sẽ không qua đi” trong Mt 5,18 lại ở trong Lc 16,17. Như vậy có nghĩa là những câu kế tiếp nhau trong Mt lại xuất hiện ở những phần sách cách xa nhau trong Luca. Lấy một ví dụ khác “cái rác trong mắt người ta và cây đà trong mắt mình” trong Mt 7,1-5 thì ở trong Lc 6,37-42. Đoạn kế Chúa Giêsu bảo hãy xin, tìm và gõ cửa ở Mt 7,7-12 lại ở trong Le 11,9-13. Nếu chúng ta sắp đặt lại thì vấn đề sẽ rõ ràng:
Mátthêu 5,13 = Luca 14,34-35
Mátthêu 5,16 = Luca 8,16
Mátthêu 5,18 = Luca 16,17
Mátthêu 7,16 = Luca 6,37-42
Mátthêu 7,7-12 = Luca 11,9-13
Như chúng ta đã thấy Mátthêu chính yếu là sách Phúc Âm để dạy dỗ. Đặc điểm của Mátthêu là tập hợp những dạy dỗ của Chúa Giêsu dưới những tiêu đề lớn. Có thể nói là Mátthêu đã thâu góp những dạy dỗ của Chúa Giêsu vào trong một khuôn mẫu chung, hơn là nói Luca lấy khuôn mẫu ấy rồi bẻ ra, đặt rải rác trong cả sách. Bài Giảng Trên Núi không phải là một bài duy nhất giảng trong một tình huống xác định nhưng là một bài tóm tắt, tập trung tóm lược những dạy dỗ thuần nhất của Ngài cho môn đệ. Có người gợi ý rằng, sau khi Chúa Giêsu lựa chọn mười hai tông đồ, Ngài đã đem họ riêng ra một chỗ yên lặng độ một tuần hoặc lâu hơn để dạy họ trong suốt thời gian đó. Bài Giảng Trên Núi là bảng tóm lược những dạy dỗ đó.
70 WILIIAM BARCLAY
4, 20-Z3
* Lời giới thiệu của Mátthêu:
Câu mở đầu của Mátthêu khá chi tiết: “Thấy đám đông dân chúng, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy họ rằng” (Mt 5,1.2). Trong câu ngắn ngủi đó có ba điểm then chốt về ý nghĩa thật của Bài Giảng Trên Núi.
1. Chúa Giêsu khởi sự dạy dỗ khi Ngài đã ngồi xuống. Khi một Rápbi Do thái chính thức dạy, ông thường ngồi để dạy. Ngày nay, ta cũng thường nói về giáo hoàng nói ex cathedra, từ tòa của người. Khi một Rápbi ban huấn thị thì thường đứng hoặc đi qua, đi lại, nhưng thật sự dạy dỗ thì ngồi xuống. Vậy việc nói Chúa Giêsu ngồi xuống dạy dỗ các môn đệ chính là dấu hiệu cho thấy điều dạy này là trọng yếu và chính thức.
2. Mátthêu tiếp tục nói rằng “Người lên tiếng dạy họ”. Câu “Người lên tiếng” không phải chỉ là lối nói trang điểm cho câu “Người dạy”. Trong tiếng Hylạp câu này có hai ý nghĩa:
a/ Dùng để chỉ lời nói nghiêm chỉnh, long trọng và có giá trị, như khi dùng cho một lời sấm truyền. Nó là một lời tựa đương nhiên cho một bài nói giá trị.
b/ Nó được dùng cho một lời nói của một người đem hết lòng và cũng dốc đổ cả tâm trí ra để nói. Đó là sự dạy dỗ thân thiết không có ngăn cách. Hơn nữa, câu này có công dụng cho thấy tài liệu trong Bài Giảng Trên Núi không phải là lời dạy vụn vặt mà là lời dạy nghiêm chỉnh, trang trọng về những điều chính yếu Chúa Giêsu đã dốc đổ lòng và trí Ngài cho những người sẽ tận tụy với Ngài trong công tác.
3. “Khi Chúa Giêsu đã ngồi bèn lên tiếng truyền dạy rằng”. Động từ Hylạp có hai thì quá khứ: Trước hết là thì quá khứ đơn (aorist) diễn tả một hành động đã hoàn tất trọn vẹn trong quá khứ. Như câu “nó đóng cổng lại”, động từ “đóng” ở thì aorist trong Hi văn diễn tả một hành động đã xong trong quá khứ.
Thứ hai là thì bán khứ (imperfect) được diễn tả một hành động được lặp đi lặp lại hoặc một hành động đã thành thói quen trong quá khứ. Như câu “anh ta thường đi nhà thờ vào mỗi chúa nhật” trong Hi văn được diễn tả bởi một động từ theo thì bán khứ, vì nó
111N 1V1 uINVJT IVI/V 1 innu - 1/Ar 1​/​1
nói lên một hành động liên tục và được lặp đi lặp lại trong quá khứ. Điểm đáng nói là trong tiếng Hylạp câu chúng ta đang học đây, động từ “dạy” không phải là aorist, thì đã hoàn tất, nhưng là một động từ imperfect, chưa hoàn thành, mô tả một hành động lặp đi, lặp lại theo thói quen, do đó nên dịch là “đây là điều Ngài thường dạy dỗ họ”.
Mátthêu dùng động từ Hylạp ở thì bán khứ để nêu rõ rằng Bài Giảng Trên Núi không phải là một bài giảng Chúa Giêsu ban bô" trong một thì giờ đặc biệt vào một dịp đặc biệt mà là bảng tóm lược cốt tủy của mọi điều Chúa Giêsu vẫn thường dạy dỗ các môn đệ.
Bài Giảng Trên Núi còn quan trọng hơn chúng ta tưởng. Trong lời mở đầu, Mátthêu muốn chúng ta thấy đây là việc dạy dỗ chính thức của Chúa Giêsu. Ngài đã dốc đổ cả tâm trí cho các môn đệ tâm phúc. Bài Giảng Trên Núi chính là kết quả của tập trung ký ức sau những lúc trao đổi mật thiết giữa các môn đệ với thầy của họ.
Phúc Lành Tôi Cao
Trước khi đọc chi tiết từng phúc lành, có hai sự kiện chúng ta cần chú ý:
1. Mỗi phúc lành đều có một hình thức giống hệt nhau, Chúa Giêsu không giảng bằng tiếng Hylạp mà bằng tiếng Aram là thứ tiếng Do thái đương thời. Aram và Do thái có cùng một lối phát biểu giống nhau: “Phúc thay cho...” từ này, ashere trong tiếng Do thái rất thường thấy trong Cựu Ước. Ví dụ Tv 1 khởi sự bằng tiếng Do thái là “Phúc thay cho người chẳng đi theo mưu kế của kẻ dữ” (Tv 1,1). Đó là hình thức lúc đầu khi Chúa Giêsu dạy về các phúc lành. Đây không phải chỉ là lời nói thường mà là lời cảm thán: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó”.
Các phúc lành này không phải là những hy vọng cuồng dại về điều sẽ đến, không phải là lời tiên tri hào nhoáng mơ hồ về hạnh phúc tươi lai, nhưng là chúc mừng về hiện trạng của nó. Phúc lành thuộc về Kitô hữu, không hoãn lại đến một thế giới vinh quang
/z WILIIAM BARCLAY
tương lai nhưng là phúc hiện có ở thế gian này. Đó không phải là nơi người tín hữu sẽ vào, nhưng là nơi họ đã vào rồi. Đúng là phúc ấy sẽ trở nên trọn vẹn khi ta gặp Chúa, dù vậy phúc lành là một thực tại mà người tín hữu được hưởng ngay bây giờ trên đời này. Thật vậy, các phúc lành nói: “Thật là phúc hạnh được làm Kitô hữu; thật vui sướng được đi với Chúa Giêsu; thật hạnh phúc được nhận Chúa Giêsu là Chủ, làm Đấng Cứu Chuộc và Thiên Chúa của mình”. Chính văn thể của các phúc lành là câu vui mừng náo nức, sung sướng rạng rỡ của đời sống tín hữu. Trước những phúc lành như thế, mà có một Kitô giáo ảm đạm âu sầu là điều không thể hiểu được.
2. Chữ “phúc” dùng trong mỗi phúc lành là một chữ đặc biệt, chữ Hylạp là makarios. Makarios là chữ đặc biệt mô tả các thần. Kitô giáo có một niềm vui thiêng ỉiêng, giống như Chúa vui. Ý nghĩa Makarios có thể thấy trong một cách dùng đặc biệt. Người Hylạp thường gọi đảo Sýp là đảo He makarios (giống cái của tĩnh từ) có nghĩa là Đảo Hạnh Phúc vì họ tin rằng Sýp là một nơi khả ái, giàu có, phì nhiêu, người ta không bao giờ cần ra khỏi bờ cõi nó để tìm cuộc sông nào khác sung sướng hơn nữa. Khí hậu, bông hoa, cây trái, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên của đảo thật đầy đủ cho một cuộc sống hạnh phúc. Makarios mô tả niềm vui nhiệm mầu, vui mừng không tả được, vui mừng tự bên trong mình, vui mừng hoàn toàn. Hạnh phúc của loài người tùy thuộc vào những cơ may và biến đổi của cuộc đời, tùy thuộc điều cuộc đời có thể ban cho hay hủy đi. Phúc lành của Kitô giáo không gì có thể xâm phạm được. Chúa Giêsu dạy: “Niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16,22). “Phúc lành” đây nói về sự vui mừng ngay cả trong cơn đau đớn, buồn thảm và mất mát; đau khổ không đụng tới được, vui mừng chiếu xuyên qua nước mắt mà chẳng có gì trong sự sông hoặc sự chết có thể lấy mất được.
Vui mừng của thế gian đã đến rồi đi. Một thay đổi vận may, sức khoẻ giảm sút, kế hoạch bất thành, tham vọng không đạt, cả đến thời tiết thay đổi cũng có thể cướp mất niềm vui bấp bênh của trần gian. Trong khi đó, người tín hữu có một niềm vui trong sáng, bất khả xâm phạm do luôn luôn đi với Chúa và ở cùng Chúa.
Tính cách vĩ đại của những phúc lành này là chúng không phải là những tia nhìn thèm thuồng về một vẻ đẹp tương lai, cũng
i 11N ÌVIUINU​1​ncu​-​IẠK 1​/3
không phải là lời hứa vàng ngọc của vinh quang còn xa vời, mà là những tiếng hô chiến thắng của chân phúc, cho một niềm vui vĩnh cửu mà không có gì trong trần gian có thể cướp mất được.
Phúc Cho Ai Có Tâm Hồn Nghèo Khó
Mátthêu 5,3
3 Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Bắt đầu nói về hạnh phúc như thế này là một lối hơi lạ. Có hai cách hiểu nghĩa chữ “nghèo khó” (ptochos). Tiếng Hylạp có hai chữ chỉ sự nghèo khó, không giàu nhưng cũng không túng quẫn lắm. Nhưng ở đây Chúa không dùng chữ Penes mà dùng chữ ptochos, mô tả một sự nghèo hèn khốn khổ tuyệt đối, chữ này liên hệ với chữ ptossein có nghĩa là sụm xuống, co lại vì đói rét, mô tả sự nghèo cực đến độ ngã qụykhông còn đứng nổi. Penes là người không có dư, còn chữ ptochos là người không có gì cả, vì thế phúc lành này lại càng lạ lùng hơn. Phúc cho người nghèo khổ, bần cùng tuyệt đốì. Chúng ta đã thây khi phúc lành được công bố không bằng tiếng Hylạp mà là tiếng Aram. Bấy giờ người Do thái có một lối riêng sử dụng chữ nghèo. Trong tiếng Do thái chữ đó là ani hoặc ebion chữ này có bốn giai đoạn ý nghĩa:
1. Nghĩa đầu tiên là nghèo.
2. Ý nghĩa tiếp theo là vì nghèo, nên không có ảnh hưởng, quyền thế, uy tín hay sự giúp đỡ nào cả.
3. Ý nghĩa kế tiếp là vì không có ảnh hưởng nên bị người đời chà đạp, áp bức.
4. Cuối cùng vì không có một chút quyền lực nào dưới đất nên họ đặt lòng tin cậy trọn vẹn nơi Chúa.
Do đó, tác giả Thánh Vịnh dùng chữ này khi viết “Kẻ nghèo này kêu lên và Chúa đã nhậm lời, cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn” (Tv 34,7). Đúng là trong các Tv, người nghèo theo nghĩa này là người tốt, là kẻ yêu dấu của Chúa, “người thiếu thốn sẽ không mãi bị bỏ quên, kẻ nghèo khổ chẳng tuyệt vọng bao giờ” (Tv 9,18), “Ngài cứu kẻ nghèo hèn khỏi tay người mạnh thế” (Tv
/H- YVlLliAM BAKLLA Y
35,10), “vì lòng nhân từ Chúa sắm sửa vật tốt cho kẻ khốn cùng” (Tv 68,10). Trong các trường hợp này, người nghèo là người bất lực, khiêm nhường đặt hết lòng tin cậy nơi Chúa.
Bây giờ chúng ta hãy lấy từ cả hai bên, Hylạp và Aram, đặt chung với nhau. Ptochos mô tả người tuyệt đối khốn cùng, hoàn toàn không có gì hết. Ani và ebion mồ tả người nghèo khiêm nhường và bất lực đặt trọn lòng tin nơi Chúa. Bởi vậy, “phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” có nghĩa là: Phúc cho người nhận biết mình bất lực hoàn toàn và đặt hết lòng tin cậy vào Chúa. Nếu một người ý thức mình hoàn toàn bất lực và đặt trọn lòng tin nơi Chúa thì trong cuộc sông người ấy sẽ có hai mặt.
Một mặt là người ấy hoàn toàn tách biệt khỏi vật chất, vì người ấy biết vật chất tự nó không có gì để đem lại an ninh và hạnh phúc.
Thứ hai, người ấy sẽ được ràng buộc trọn vẹn với Chúa vì biết rằng chỉ có Chúa mới đem lại cho mình sự cứu giúp, hy vọng và sức mạnh. Người nghèo về phần tâm linh là người ý thức rằng vật chất không có nghĩa lý gì và Chúa là mọi sự.
Ta phải cẩn thận không nên cho rằng phúc lành gọi sự nghèo vật chất là một điều tốt. Nghèo khổ không phải là một điều tốt đâu. Chúa Giêsu không bao giờ gọi cảnh người sông chen chúc trong chỗ bùn lầy nước đọng, ăn không đủ sức là phúc hạnh. Loại nghèo khó đó là mục tiêu giải quyết của Kitô giáo. Nghèo khó được kể là phúc là nghèo khó trong tâm linh, tâm linh cảm biết hoàn toàn thiếu thôn nguồn năng lực để đương đầu với cuộc đời nên tìm sự cứu giúp và sức mạnh trong Chúa.
Chúa Giêsu bảo kẻ nghèo khó như thế thuộc về Nước Thiên Chúa. Tại sao? Nếu chúng ta lấy hai lời cầu xin trong Kinh Lạy Cha và đặt chúng với nhau:​Xin nước Cha trị đến, ý Cha thể
hiện dưới đất cũng như trên trời” là một xã hội, trong đó ý Chúa sẽ được thực hiện trọn vẹn ở dưới đất cũng như trên trời. Nghĩa là ai làm theo ý Chúa là công dân của Nước Trời và chúng ta chỉ có thể làm theo ý Chúa khi chúng ta nhận thức mình hoàn toàn bất lực, hoàn toàn ngu dốt, hoàn toàn không thể đốì chọi với đời và hoàn toàn đặt lòng tin cậy nơi Chúa. Sự vâng phục bao giờ cũng đặt nền tảng trên lòng tin cậy. Nước Chúa là sỡ hữu của kẻ nghèo
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​75
khó tâm linh, vì người nghèo khó trong tâm linh biết rõ nếu thiếu Chúa, họ hoàn toàn bất lực nên đã học tập tin cậy và vâng lời.
Vậy phúc lành đầu tiên có nghĩa là:
“Phúc cho người nào nhận biết mình hoàn toàn bất lực và hoàn toàn đặt lòng tin nơi Chúa, vì chỉ có cách đó, người ấy mới hoàn toàn vâng phục Chúa và trở thành công dân Nước Trời”.
Phúc Cho Ai Sầu Khổ
Mátthêu 5,4
4 Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Điều trước tiên ta cần chú ý trong phúc lành này là chữ “sầu khổ”. Trong tiếng Hylạp, đây là một từ rất mạnh chỉ sự khóc than một người chết, than khóc vì một người thân yêu chết. Trong Bản Bảy Mươi (bản dịch Cựu Ước ra tiếng Hylạp), chữ này dùng chỉ sầu muộn của Giacóp khi ông tưởng rằng Giuse đã chết (St 37,34). Chữ ấy được định nghĩa như loại buồn đau không sao giấu nổi, một nỗi thảm sầu khiến lòng đau đến nỗi không thể cầm giữ nước mắt. Đây quả là một phúc lành kỳ lạ.
“Phúc cho người than khóc như kẻ than khóc người chết”.
Có ba cách giải thích phúc lành này:
1. Có thể giải thích theo đúng nghĩa đen: Phúc cho người chịu được sự buồn thảm cay đắng nhất do cuộc đời đem lại. Người Árập có câu: “Tất cả ánh sáng mặt trời tạo thành sa mạc”, xứ luôn luôn có mặt trời chói nắng chẳng bao lâu sẽ trở thành đất khô cằn không cây cối. Có những sản vật chỉ mưa mới làm nẩy sinh ra được, có những kinh nghiệm chỉ có được do buồn thảm. Buồn thảm có thể đem lại hai điều mà không điều gì khác có thể đem lại được. Sự tử tế cần thiết của đồng loại; và sự an ủi, thương cảm của Chúa. Nhiều người chỉ trong giờ đau khổ mới khám phá được về đồng loại và về Thiên Chúa mà trước kia họ không biết. Khi mọi việc êm xuôi, người ta có thể sống nhiều năm theo sự hời hợt bên ngoài, nhưng khi buồn thảm đến người ta được vào những kinh nghiệm sâu sắc của cuộc đời và nếu biết chấp nhận thì sức mới và vẻ đẹp mới sẽ thấm vào tâm hồn.
w iL.il/AiVI​I
^,-T
“Một dặm đồng hành với lạc thú, nàng ríu rít suốt đường.
Giọng nàng thật êm ái, nhưng tôi chẳng khôn thêm được chút nào
Một dặm đồng hành với khổ đau, nàng chẳng thổ lộ một câu.
Tôi lại học được rất nhiều qua những điều đau khổ".
2. Có người giải thích phúc lành này có nghĩa là: Phúc cho người thật lòng hối tiếc về những đau buồn trong thế gian. Suy nghĩ về phúc lành đầu tiên chúng ta thấy tách biệt khỏi sự vật luôn luôn là điều phải, nhưng tách biệt với con người thì chẳng bao giờ đúng cả. Nếu không có những người tận tụy, quan tâm đến những nỗi khổ đau của người khác thì thế gian chắc đã trở thành một nơi khôn khổ hơn nhiều. Lord Shaftesbury có lẽ là người đã giúp những nam nữ công nhân và các trẻ em nhiều hơn bất cứ nhà cải cách xã hội nào khác. Việc khởi đầu rất giản dị: Khi còn là một cậu bé ở Harrow, một ngày kia đang đi đường, cậu gặp một đám tang nghèo, quan tài chỉ là một chiếc thùng gỗ làm sơ sài, được đặt trên một xe tay. Xe có bốn người đẩy mà tất cả đều say rượu, họ vừa đẩy, vừa hát những bài thô tục vừa đùa giỡn với nhau. Khi xe lên đến đầu dốc, cái hòm gỗ bỗng tuột xuống đất và bật nắp ra. Có người coi chuyện không may này là một trò vui, người thì chán nản ngoảnh mặt làm ngơ, có người lại nhún vai, cảm thấy mình chẳng dính dáng gì đến chuyện đó dầu có nghĩ rằng đó là một việc đáng tiếc. Thanh niên Shaftesbury thấy hết và tự nhủ: “Khi lớn lên, tôi sẽ dùng đời tôi để làm cho những sự việc như thế không xảy ra”. Và chàng đã dùng đời mình chăm sóc kẻ khác.
Kitô giáo là quan tâm chăm sóc. Phúc lành này có nghĩa là: Phúc thay cho người luôn luôn quan tâm đến những đau khổ, những buồn thảm và những nhu cầu của người khác.
3. Chắc chắn cả hai ý tưởng trên đều bao gồm trong phúc lành này nhưng ý tưởng chính phải là: Phúc cho người thật lòng hối tiếc về chính tội lỗi và sự bất xứng của mình. Như chúng ta đã thây, lời đầu tiên của sứ điệp Chúa Giêsu là “Hãy hoán cải”. Không ai hoán cải được trừ phi người ấy hối tiếc về tội mình. Con người sẽ thay đổi khi thình lình gặp điều gì đó mở mắt họ ra, cho thấy tội lỗi là gì và tội lỗi đã làm gì. Một người nam, người nữ có thể đi theo đường riêng, chẳng bao giờ bận tâm về hậu quả của con đường đó cho đến một ngày khi chuyện đáng tiếc xảy ra, người thanh niên hay thanh nữ đó bắt gặp cái nhìn nghiêm nghị của cha mẹ mình,
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​77
thình lình tội lỗi bị phơi bày. Đó là điều thập giá của Chúa Giêsu làm cho chúng ta. Khi nhìn thập giá, chúng ta buộc phải nói “Đó là tội lỗi, tội lỗi có thể lấy những cuộc đời khả ái nhất trong cả thế gian mà đập tan ra trên thập giá”. Một trong những chức năng quan trọng của thập giá là mở mắt cho con người thây sự ghê tởm của tội lỗi. Khi đó người ấy không thể làm gì khác hơn là kinh nghiệm sự buồn thảm khốc liệt về tội lỗi mình.
Kitô giáo khởi sự bằng một ý thức về tội lỗi. Phúc cho người nào hốì tiếc cùng cực về tội lỗi mình. Người có tấm lòng tan vỡ về những tội đã phạm cùng Thiên Chúa và Chúa Giêsu; khi nhìn thập giá, con người thấy kinh hoàng về sự tàn phá do tội lỗi gây ra. Người nào kinh nghiệm điều đó sẽ được an ủi. Đó là kinh nghiệm chúng ta gọi là ăn năn “Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (Tv 5,17). Con đường dẫn đến niềm vui vì được tha thứ phải đi qua sự đau buồn cùng cực của tấm lòng tan vỡ. Ý nghĩa của phúc lành thứ hai là:
“Thật phúc cho người có tấm lòng tan vỡ vì những đau khổ của thế gian và vì chính tội lỗi mình, bởi vì sự buồn thảm mà người ấy sẽ tìm được vui mừng của Chúa”.
Phúc Của Cuộc Đời Có Chúa Cai Quản
Mátthêu 5,5
5 Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Ngày nay đối với nhiều người, chữ “hiền lành” không phải là một từ đáng quý. Nó mang một ý niệm không xương sống, khúm núm và tinh thần hèn hạ. Nó là hình ảnh một người bất tài chỉ biết phục tùng. Nhưng trong tiếng Hylạp hiền lành là chữ praus, một trong những chữ đạo đức quan trọng.
Aristote nói nhiều về đức tính hiền lành (praotes). Phương pháp của Aristote để định nghĩa mỗi đức hạnh là dùng con đường trung gian giữa hai thái cực. Một bên là thái quá, một bên là bất cập, ở giữa là đức hạnh, trung dung. Thí dụ, một bên là hoang phí, một bên là bần tiện, ở giữa là người rộng lượng, Aristote định nghĩa hiền lành là điểm trung dung giữa orgilotes, cuồng nộ và
/8 WIL11AM BARCLAY
aorgesis, không hề biết giận. Praotes, hiền lành như Aristote thấy là điểm trung dung giữa giận quá đáng và giận quá ít. Vậy cách thứ nhất, khả dĩ dịch được phúc lành này là:
Phúc cho người bao giờ cũng giận đúng lúc và không bao giờ giận sai thời.
Nếu hỏi lúc nào là đúng lúc và lúc nào là không đúng lúc, ta có thể nói như một luật chung của cuộc sống. Chúng ta giận dữ khi cá nhân mình bị thương tổn hoặc thiệt hại thì không bao giờ đúng, người tín hữu không được nổi giận như vậy. Giận đúng là giận đối với những thiệt hại làm cho người khác. Giận ích kỷ bao giờ cũng là tội, giận không vì tư kỷ là động lực đạo đức lớn trong thế gian.
Nhưng chữ praus trong tiếng Hylạp còn một cách dùng chính nữa là dùng chỉ một con thú đã thuần phục, đã được huấn luyện để tuân thủ mệnh lệnh và dây cương. Đó là chữ dùng cho con vật đã học biết chấp nhận sự kiểm soát. Vậy cách thứ hai khả dĩ dịch phúc lành này là: Phúc cho người làm chủ được mọi bản năng, mọi xúc động và khát vọng của mình. Phúc cho người nào hoàn toàn tự chủ. Khi đã nói như vậy chúng ta thấy cần có một sửa đổi. Không hẳn là “Phúc cho người nắm quyền tự chủ”, vì hoàn toàn tự chủ là điều vượt quá khả năng con người; thật ra là “Phúc cho người nào hoàn toàn được Chúa cai quản”, vì chỉ trong phục vụ Chúa, chúng ta mới được hoàn toàn tự do và chỉ khi làm theo ý Chúa chúng ta mới tìm thấy sự bình an.
Nhưng còn điều thứ bạ liên quan đến phúc lành này. Người Hylạp bao giờ cũng thấy có sự tương phản giữa đức tính prostes (hiền lành) với đức tính hupselokardia (lòng kiêu kỳ). Trong protes có sự khiêm nhường thật, loại bỏ tất cả kiêu ngạo.
Không khiêm nhường thì không ai có thể học hỏi được vì bước đầu của học hỏi là nhận biết mình ngu dốt. Quintilian, một vị giáo sư hùng biện Rôma, nói về một số đệ tử của ông “Chắc chắn họ đã trở thành những học trò xuất chúng nếu họ đừng tin chắc những hiểu biết riêng của mình”. Không ai có thể dạy người đã hiểu biết hết mọi sự. Không có sự khiêm nhường thì không thể có yêu thương, vì khởi đầu của yêu thương chính là ý thức mình không xứng đáng. Không có khiêm nhường thì cũng không có tôn giáo thật, vì tất cả tôn giáo thật khởi sự với một nhận thức về sự yếu
11XN MUINU MATTHEU - TẠP 1​/y
đuối của chúng ta và một nhu cầu về Thiên Chúa. Con người chỉ đạt đến bậc thánh nhân thật khi bao giờ cũng ý thức rằng mình là vật thụ tạo và Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và nếu không có Chúa thì con người chẳng làm gì được.
Praotes mô tả sự khiêm nhường, sự thừa nhận mình cần phải học hỏi, và cần được tha tội. Nó mô tả thái độ của con người cần có Chúa. Vậy cách thứ ba khả dĩ được phúc lành này là: Phúc cho người có lòng khiêm nhường để biết sự yếu đuôi và nghèo ngặt của chính mình. Chúa Giêsu nói chính con người hiền lành này sẽ hưởng được Đất. Thật vậy trong lịch sử, bao giờ những người được phú cho tính tự chủ, kiềm chế được khát vọng, bản năng và thôi thúc trong họ, đều là các bậc vĩ nhân.
Sách Dân số nói về Môsê, vị lãnh tụ vĩ đại, nhà ban hành luật lớn nhất thế giới “Môsê là người rất khiêm tốn hơn mọi người trên thế gian” (Ds 12,3). Môsê không phải là người nhu nhược, một người không xương sông, ông có thể nổi giận phừng phừng, nhưng cơn giận có thể dằn nén xuống và chỉ để bùng nổ đúng lúc. Tác giả Châm ngôn đã nói: “Người chậm nóng giận thắng được dũng sĩ, và ai cai trị lòng mình thắng được kẻ chiếm thành” (Cn 16,32). Chỉ vì thiếu đức tính đó mà Alịchsơn Đại Đế thất bại. Trong cơn thịnh nộ không kiềm chế giữa khi đang say, ông đã phóng ngọn giáo giết chết người bạn thân thiết. Không ai có thể lãnh đạo người khác nếu không làm chủ được chính mình. Không ai có thể phục vụ người khác nếu không trị được chính mình, không ai có thể kiểm soát người khác nếu không biết kiểm soát chính mình. Nhưng người nào giao phó trọn vẹn mình cho Chúa cai quản sẽ có tâm hồn hiền lành để được hưởng Đất. Rõ ràng praus có nghĩa rộng hơn chữ nhu mì nhiều và rất khó dịch. Bản dịch phúc lành thứ ba có thể như sau:
“Phúc cho ai bao giờ cũng giận đúng lúc và không bao giờ giận sai thời điểm, là người kiềm chế được mọi bản năng, mọi xung động và mọi dục vọng, vì chính người đó đã dược Chúa kiểm soát, người đó có lòng khiêm nhu ý thức được sự ngu dốt và sự yếu đuối của mình. Một người như thế xứng đáng là vua giữa loài người”.
80 WILIIAM BARCLAY
~>,u
Phúc Thay Ai Khao Khát
Mátthêu 5,6
6 Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
Từ ngữ không đứng đơn độc, chúng luôn luôn nằm trong một bốĩ cảnh của kinh nghiệm hay tư tưởng. Ý nghĩa của mỗi chữ nằm trong kinh nghiệm và sự hiểu biết của người nói ra chữ đó. Điều này rất đúng đối với phúc hạnh này. Nó cho những người nghe lúc bấy giờ một ấn tượng khác hẳn với ấn tượng đối với chúng ta ngày nay.
Thật ra với điều kiện sinh hoạt hiện đại, ít người trong chúng ta biết thế nào là đói và khát thật. Thời xưa hoàn toàn khác hẳn. Tiền công mỗi ngày tương đương với tám xu Anh, dầu có chênh lệch của mãi lực đồng tiền bao nhiêu đi nữa thì cũng chẳng ai no béo gì với số tiền công đó. Một công nhân nước Palestin chỉ ăn thịt mỗi tuần một lần và lúc nào họ cũng sông ở ranh giới chết đói và chết khát. Tinh trạng khát khốn khổ hơn nhiều. Thời xưa không phải dân chúng có thể cứ mở vòi là có nước mát chảy ra đâu. Một người ra đi, nửa đường gặp cơn bão cát sẽ không thể làm gì được trừ việc lấy áo quấn lên đầu và quay lưng lại ngọn gió chờ đợi, trong khi gió xoáy thổi cát vào đầy lỗ mũi, vào cuống họng, cho đến chừng người khát khô cổ. Trong những điều kiện sinh hoạt tây phương hiện đại không hề có một cảnh như thế bao giờ.
Vậy đó mà phúc lành mô tả không phải là cái đói thông thường có thể giải quyết bằng bữa ăn nửa buổi; khát mà phúc lành nói đây không thể giải quyết bằng một tách cà phê hoặc một ly nước đá, mà là cơn đói của một người sắp chết đói vì thiếu ăn, cơn khát của một người sẽ chết khát nếu không có nước.
Vì thế phúc lành này trong thực tế là một thách thức, một câu hỏi: “Lòng khao khát của anh đối với sự thiện như thế nào?” Lòng khao khát sự thiện của chúng ta mãnh liệt đến đâu? Hầu hết mọi người đều có khao khát về sự thiện theo bản năng, nhưng ước ao đó mong manh và mơ hồ chứ không tha thiết, mãnh liệt, và khi thì giờ quyết định đến, họ chưa sẵn sàng để cố gắng, để hy sinh theo
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​81
Sự thiện chân thật đòi hỏi. Hầu hết con người đều mắc một chứng bệnh mà Robert Louis Stevenson gọi là: “bệnh không đói”. Nếu chúng ta thật muốn điều thiện hơn bất cứ điều gì khác thì thế giới sẽ khác đi rất nhiều.
Trong khía cạnh đó, phúc lành này trở thành cần thiết nhất. Đây không phải chỉ là phúc lành thách thức, đòi hỏi chúng ta nhiều nhất mà nó cũng là phúc lành đem lại an ủi nhiều nhất. Nó còn một nghĩa phía sau là người được phúc không nhất thiết phải đạt được điều thiện, nhưng là người hết lòng khao khát nó. Nếu phúc đó chỉ dành cho người nào đã đạt đến điều thiện thì sẽ không ai đạt được cả. Nhưng phúc lành đến với con người dù thất bại, thiếu sót, vẫn giữ lòng tha thiết khao khát điều cao quý nhất.
H. G.Wells đã từng nói: “Một người có thể là một nhạc sĩ tồi nhưng vẫn có thể là người say mê âm nhạc”. Stevenson đã nói về những người chìm sâu trong vực thẳm “mà vẫn còn bám víu lấy những phần sót của đức hạnh trong nhà chứa và trên đoạn đầu đài”. Sir Norman Birkett, một luật gia và thẩm dạy danh tiếng, đã có lần nói về những tên tội phạm ông có dịp tiếp xúc rằng trong mỗi người đều có một điều gì đó không thể dập tắt được. Sự thiện là người “thợ săn hăng say” bao giờ cũng theo họ bén gót. Sự khôn khổ nhất của con người là phải thanh cao. Con người là một tội nhân thì không có gì lạ, nhưng điều lạ là dù sông trong tội lỗi, con người vẫn bị sự thiện ám ảnh theo đuổi cho đến nỗi dầu ở trong bùn nhơ, con người vẫn không hoàn toàn quên các vì sao. Đavít ấp ủ mong ước xây cất đền thờ của Thiên Chúa, nhưng ông không bao giờ thực hiện được cao vọng ấy. Chúa từ chối, câm ông xây cất, Ngài dạy: “Khi ngươi có ý xây đền cho Danh ta, thì lấy làm thậm phải” (1 V 8,18). Bởi lòng nhân từ Thiên Chúa đoán xét chúng ta không chỉ theo những gì chúng ta đã thực hiện được mà cũng theo những ước mơ của chúng ta nữa. Dù một người không bao giờ đạt đến sự thiện, nhưng cho đến mãn đời vẫn còn khao khát thì người ây vẫn không bị loại trừ ra khỏi phần phúc hạnh.
Còn một điểm nữa về phúc lành này nhưng chỉ thây rõ trong bản Hylạp. Trong văn phạm Hylạp theo sau động từ “đói”, “khát” là thuộc cách (genitive case) nghĩa là “của” như “của người”.
oz WiL,ll/\iVl DARLLrt I
Thuộc cách theo sau động từ “đói” và “khát” trong Hi văn gọi là “thuộc cách một phần”, nghĩa là khi người Hylạp nói: “Tôi đói bánh”, tức người đó chỉ muôn một phần ổ bánh, không phải tất cả ổ bánh, hay “tôi khát nước” người đó chỉ muôn một ít nước, không phải muốn cả bình.
Nhưng trong phúc lành này điều kì lạ là chữ công chính lại được dùng ở trực thái cách (direct accusative) mà không dùng thuộc cách thường. Khi động từ đói và khát dùng ở trực thái cách thay vì thuộc cách nó có nghĩa là đói, khát tất cả (ổ bánh hay bình nước). Bảo rằng tôi đói bánh (trong nghĩa trực thái cách), nghĩa là tôi muốn cả ổ bánh và tôi khát nước là tôi muốn cả bình nước. Vậy cách dịch phúc lành này cho đúng là: Phúc thay người đói khát toàn bộ sự công chính, công chính hoàn toàn, công chính trọn vẹn.
Đó là việc người ta ít khi làm. Họ bằng lòng với một phần công chính. Ví dụ: một người có thể coi là tốt, theo ý nghĩa dù cho cô" gắng đến đâu cũng không ai tìm được nơi người ấy một tội luân lý nào. Lòng thật thà, phẩm hạnh của người ấy, tư cách đáng tôn kính của người ấy thật không chê trách được, nhưng không ai có thể đến cùng người đó tựa vào ngực người đó mà khóc, mong được cảm thông vì một câu chuyện thất bại, đáng tiếc của mình. Sự nhân lành có thể kèm theo lòng sắt đá với sự phê dạy nghiêm khắc và thiếu thiện cảm. Đó là sự nhân lành từng phần. Mặt khác một người có thể phạm tất cả lỗi lầm, uống rượu, chửi thề, đánh bạc, nóng giận... tuy nhiên nếu có ai trong cảnh túng thiếu, người ấy sẩn sàng giúp đến đồng xu cuối cùng trong túi và cho ngay cả chiếc áo đang mặc nữa. Đó cũng là sự nhân lành từng phần. Phúc lành này dạy rằng thỏa mãn với sự nhân lành từng phần không đủ. Phúc cho người đói khát sự công chính toàn bộ và trọn vẹn. Một sự trong sạch lạnh như nước đá hoặc một tấm lòng ấm áp đầy lầm lỗi đều không đủ. Vậy phúc lành thứ tư có thể diễn đạt như sau:
“Phúc cho người khao khát sự công chính toàn bộ như người sắp chết đói thèm thức ăn và người sắp chết khát thèm có nước uống vì người ấy sẽ được thỏa mãn”.
111N 1VIU1NU MAl lHbU - TẠP 1 ÌSJ
Phúc của Tấm Lòng Trắc Ẩn Trọn Vẹn
Mátthêu 5,7
7 Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Đây là một câu nói vĩ đại nêu ra một nguyên tắc xuyên suốt Tân ước. Tân ước nhấn mạnh: muốn được tha thứ, chúng ta phải thứ tha. Như thư Giacôbê chép: “Sự đoán xét không thương xót kẻ chẳng thương xót” (Gc 2,13). Chúa Giêsu kết thúc câu chuyện kẻ mắc nợ không tha thứ với lời cảnh cáo: “Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình thì Cha Ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy” (Mt 18,35). Tiếp theo Kinh Lạy Cha có hai câu cắt nghĩa và nhấn mạnh lời cầu xin: “Xin tha tội cho chúng con cũng như chúng con tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con”, “và nếu các ngươi tha tội cho người ta thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ cho các ngươi. Song nếu các ngươi không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi” (Mt 6,12.14.15). Tân Ước luôn luôn dạy là chỉ người thương xót mới được thương xót.
Nhưng phúc lành này phong phú hơn nhiều. Chữ thương xót này là eleémon - trong bản dịch Hylạp phải truy nguyên từ tiếng Do thái và Aram. Thương xót trong Do thái là chesedh một từ không thể dịch được. Nó không chỉ có nghĩa là động lòng trắc ẩn đối với người nào, theo nghĩa thông thường, không phải chỉ đơn giản là cảm thấy thương hại cho người đang trong cơn khốn khổ. Chesedh “thương xót” là khả năng đồng hóa mình vào địa vị người đó cho đến chừng chúng ta nhìn sự vật bằng cái nhìn của người ấy, suy nghĩ bằng tâm trí người ấy, và cảm xúc bằng chính cảm xúc của người ấy.
Rõ ràng điều này hơn hẳn một đợt sóng cảm thương; nó đòi hỏi một cô" gắng của trí não và ý chí. Nó chứng tỏ một sự đồng cảm không đến từ bên ngoài nhưng đến từ một chủ tâm đồng nhất với người khác, cho đến chừng chúng ta thấy mọi sự như người ấy thấy, và cảm xúc sự vật như người ấy cảm xúc. Đó là lòng trắc ẩn theo đúng nghĩa của nó. “Lòng trắc ẩn” hay đồng cảm do hai chữ Hylạp: syn là “chung với” và paschein là “kinh nghiệm” hay
o-r​vv 1L11 am tí AKCLA y
/
“chịu khổ”. Lòng trắc ẩn là cùng chung kinh nghiệm với người khác nghĩa đen là kinh nghiệm điều người đó đang trải qua.
Đây chính là điều nhiều người hầu như không có. Họ quá quan tâm đến cảm xúc cá nhân của mình đến nỗi không để ý đến cảm xúc của người khác. Khi họ tiếc cho những người khác là họ đứng từ bên ngoài mà tiếc, chứ không quyết chí cố gắng đặt mình vào trong tâm tư và lòng dạ của người kia để thấy và cảm xúc như người ấy. Nếu chúng ta thật tâm cố gắng đặt mình vào chỗ của người khác và nếu chúng ta thành công trong sự đồng nhất với người khác thì chắc chắn cuộc sống sẽ khác đi rất nhiều.
1. Ta sẽ được cứu khỏi trường hợp tử tế không đúng chỗ. Trong Tân Ước có một thí dụ nổi bật về lòng tử tế sai lạc và thiếu tế nhị. Đó là câu chuyện Chúa Giêsu đến thăm nhà Maria, Mácta tại Bêtania (Lc 10,38-42). Khi Chúa Giêsu đến thăm, chỉ vài ngày nữa Ngài phải lên thập giá. Trong cơ hội ngắn ngủi đó, tất cả điều Chúa cần là được nghỉ ngơi cho dãn xả bớt tình trạng căng thẳng kinh khủng. Mácta yêu mến Chúa Giêsu, Ngài là vị khách quý, tôn trọng nhất và vì tình thương bà muốn dọn một bữa ăn thịnh soạn để đãi Ngài. Bà lăng xăng bận rộn, chạy lên, chạy xuống với tiếng rổn rảng của tách, dĩa, xoong, chảo; Mỗi phút bà làm như vậy là một hình khổ đau đớn thêm cho tâm trí căng thẳng của Chúa. Điều Ngài cần chính là sự yên lặng. Mácta muôn tiếp Chúa thật tử tế chu đáo, nhưng việc bà làm lại có tác dụng ngược lại. Maria lại hiểu Chúa Giêsu muôn được yên tĩnh. Thường khi chúng ta muốn tử tế, nhưng theo cách của chúng ta và người kia phải chấp nhận, chịu đựng điều đó dù thích hay không. Sự tử tế của chúng ta sẽ tốt gấp bội, và sẽ thoát khỏi sự vô tình tàn nhẫn nếu chúng ta cô" gắng chịu đặt mình trong tâm trạng của người kia.
2. Nó khiến ta dễ tha thứ, dễ bao dung hơn. Có một nguyên tắc trong đời sống mà chúng ta thường quên là bao giờ cũng có một lý do vì sao người ta suy nghĩ và hành động như thế? Nếu biết lý lẽ đó chúng ta sẽ dễ hiểu, dễ cảm thông và dễ tha thứ hơn. Nếu suy nghĩ của một người nào đó sai lầm, có thể vì người ấy đã có những kinh nghiệm, đã thừa hưỏng một di sản nào đó khiến suy nghĩ như thế. Nếu có một người cáu kỉnh và bất lịch sự thì có thể vì người ấy đang lo lắng hay đau khổ. Nếu một người CƯ xử xấu
X7
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​85
với chúng ta thì có thể vì họ đã có một sự hiểu lầm nào đó đối với ta. Thật vậy, châm ngôn Pháp có câu: “Biết tất cả là tha thứ tất cả ”, nhưng chúng ta không bao giờ biết hết cho đến khi cố ý đặt mình vào được trong tâm trí và lòng dạ người kia.
3. Phân tích đến cuối cùng ta thấy đó là điều Thiên Chúa làm trong Chúa Giêsu. “Trong Chúa Cứu Thế” theo nghĩa đen là Thiên Chúa đã vào hẳn bên trong con người. Ngài đến như một người, Ngài nhìn sự việc bằng cặp mắt của con người, cảm xúc trong xúc cảm con người, suy nghĩ bằng tâm trí của con người.
Thiên Chúa biết cuộc sống là gì vì Ngài vào ngay bên trong cuộc sông. Nữ hoàng Victoria là bạn thân thiết với ông bà hiệu trưởng Tulloch ở Andrews. Hoàng thân Albert chết, nữ hoàng bị cô đơn; đồng thời ông hiệu trưởng Tulloch cũng chết, và ba Tulloch cũng chỉ còn một mình. Nữ hoàng Victoria đến thăm bà Tulloch lúc bà đang nghỉ trong phòng mà không báo trước. Khi người nhà báo có nữ hoàng tới, bà Tulloch vội vàng đứng dậy cúi mình thi lễ. Nữ hoàng bước tới trước “Hỡi bạn thân yêu, khỏi cần đứng dậy. Hôm nay tôi không đến đây với tư cách nữ hoàng thăm thần dân, nhưng như một người đàn bà mất chồng đến với một người đồng cảnh ngộ”. Đây chính là điều Thiên Chúa đã làm, Ngài đến cùng loâi người không như một Thiên Chúa oai nghiêm, lẻ loi, tách rời và xa lạ, mà Ngài đến như một người. Thí dụ tối cao về ơn thương xót, chesedh, là sự Thiên Chúa đến trong Chúa Giêsu. Chỉ có những kẻ bày tỏ thương xót mới nhận được thương xót, đó là một chân lý đốì với con người, một chân lý vĩ đại của cuộc sống, trong người khác chúng ta thấy phản ảnh chính mình. Nếu chúng ta tách biệt, không quan tâm đến họ, họ sẽ tách biệt và không quan tâm đến chúng ta. Nếu họ thấy chúng ta để ý chăm sóc họ, lòng họ sẽ đáp lại bằng sự ân cần. Về phía Chúa cũng vậy, người nào minh chứng được sự thương xót này sẽ trở nên giống như Chúa. Vậy phúc lành thứ năm có thể dịch:
“Phúc cho người nào đặt mình vào địa vị người khác cho đến khi,có thể thây bằng đôi mắt họ, suy nghĩ bằng tư tưởng họ, cảm xúc bằng cảm xúc của họ, vì người nào làm điều đó sẽ thấy người khác làm lại điều đó cho chính mình và sẽ biết rằng đó là điều Thiên Chúa đã làm trong chính Chúa Giêsu”.
86 WILIIAM BARCLAY
Phúc Cho Tấm Lòng Trong Sạch
Mátthêu 5,8
8 Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Đây là phúc lành đòi hỏi mỗi người đọc phải ngừng lại, suy nghĩ và tự xét mình. “Trong sạch” trong tiếng Hylạp là katharos và có nhiều cách dùng khác nhau, mỗi cách dùng đều thêm một ít ý nghĩa vào phúc lành này cho đời sống Kitô hữu.
1. Nguyên thủy nó chỉ có nghĩa là “sạch”. Tỉ dụ như áo quần bẩn được giặt sạch.
2. Nó thường dùng chỉ ngũ cốc được đập, sàng sảy sạch hết trâu. Nó cũng được dùng chỉ một đạo binh đã được thanh lọc, loại bỏ mọi binh lính vô hiệu, không tình nguyện, hèn nhát, bất mãn để trở thành một lực lượng gồm toàn những tinh binh thiện chiến.
3. Nó thường dùng chung với một tĩnh từ Hylạp khác akeratos. Akeratos có thể dùng chỉ sữa hoặc rượu không pha trộn với nước hay chỉ một kim loại tinh ròng. Vậy ý nghãi căn bản của katharos là không pha trộn, vì thế phúc lành này là phúc lành đòi hỏi rất nhiều. Có thể dịch như sau: Phúc cho người nào mà động cơ thúc đẩy mình bao giờ cũng toàn vẹn, không pha trộn, vì người ấy sẽ thấy Thiên Chúa.
Thật vậy, chúng ta ít khi nào làm được những công tác đẹp đẽ nhất mà hoàn toàn do những động cơ thuần khiết. Dù chúng ta tự nguyện, dâng hiến rộng rãi cho một công việc chính đáng nào, thì sâu kín trong lòng vẫn còn lảng vảng một chút thỏa lòng được phơi bày dưới ánh nắng tực đắc, vui thú trong lời khen ngợi, biết ơn và uy tín người ta dành cho mình. Khi làm điều tốt nào cần đến hy sinh, chúng ta thường không hoàn toàn thoát khỏi cảm xúc rằng người ta sẽ thây hành động anh hùng của chúng ta và tự xem mình là người mộ đạo. Lúc thành thật nhất thì ngay một bậc thầy cũng thấy mình không hoàn toàn thoát hỏi hiểm họa của lòng tự mãn vì đã giảng một bài hay. Có lần được khen là đã giảng rất hay, John Bunyan buồn rầu trả lời: “Khi vừa ở tòa giảng bước xuống, ma quỷ cũng đã nói với tôi như vậy rồi”.
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​87
Phúc lành này đòi hỏi chúng ta phải xét mình thật chính xác. Động cơ khiến chúng ta làm việc là tinh thần phục vụ hay vì được trả lương? Động cơ phục vụ của chúng ta là quên mình hay phô mình. Công việc chúng ta làm, trong Hội Thánh là làm cho Chúa Giêsu hay để xây dựng uy tín của chúng ta? Chúng ta đi nhà thờ để gặp Chúa hay đi theo thói quen và việc đọc Kinh Thánh của ta là do chân thành ao ước ở cùng Chúa hay chỉ để đạt một cảm giác khoái trá về thiêng liêng hơn người khác? Tôn giáo của chúng ta là do ta ý thức cần có Chúa trong lòng ta hay chỉ cốt để có tư tưởng thoải mái về sự tin kính của riêng ta? Tự xét các động cơ thúc đẩy mình, ta sẽ thấy chán nản và xấu hổ vì trong thế gian, dù là những người tốt nhất cũng ít có việc gì họ làm mà hoàn toàn do động cơ không pha trộn thúc đẩy.
Chúa Giêsu nói tiếp: Chỉ những kẻ có lòng trong sạch mới thấy được Nước Thiên Chúa. Một trong những sự thật đơn giản nhất của cuộc sống là chúng ta chỉ thây những điều mình có thể nhìn. Điều này không chỉ đúng trong ý nghĩa vật lý nhưng cũng đúng trong mọi ý nghĩa khác nữa. Một người hay nhìn lên bầu trời đầy sao chỉ thấy vô số những điểm sáng, nhưng cũng trong bầu trời ấy, một nhà thiên văn có thể kêu lên từng vì sao với hành tinh quen thuộc và sẽ ở với chúng ta như các bạn chí thân. Cũng nhờ bầu trời đó nhà hàng hải có thể đưa tàu của mình vượt qua biển cả mênh mông đến bến bờ ước định. Đi trên con đường quê, một người thường sẽ chỉ thấy dọc theo hàng rào toàn dây leo và hoa cỏ dại, nhưng một nhà thực vật học sẽ thấy nhiều cây lạ, gọi chúng từng tên và biết từng công dụng. Người ấy có thể thấy giá trị vô cùng hiếm hoi và quý giá của chúng, vì người ấy có con mắt của nhà chuyên môn. Hãy để hai người trong một phòng đầy tranh ảnh cổ xưa. Người bất tài và không hiểu biết không thể thây và phân biệt được bức tranh của họa sĩ đại tài với một tấm lụa trét tô lem luốc vô giá trị; nhưng nhà nghệ thuật có thể phân biệt rõ ràng bức tranh nào đáng giá ngàn vàng ở giữa một bộ SƯU tập tranh ảnh mà một người khác chỉ cho là đống rác bỏ đi. Người có tâm trí dơ bẩn trong hoàn cảnh nào cũng thây toàn chuyện tầm phào, đáng giễu cợt hạ cấp. Trong mỗi lãnh vực của cuộc sống, chúng ta chỉ thấy những sự việc trong phạm vi nhận thức và hiểu biết của mình. Cho nên Chúa Giêsu dạy rằng: Ai có lòng trong sạch mới thấy Thiên Chúa. Vậy phúc lành thứ sáu là:
88 WILIIAM BARCLAY
“Phúc cho người có động cơ thúc đẩy tuyệt đối trong sạch vì một ngày kia người ấy sẽ thấy Chúa”.
Phúc Cho Người Hòa Giải
Mátthêu 5,9
9 Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của một số từ:
1. Hòa bình, tiếng Hylạp là eirènè và tiếng Do thái là Shalom, và thường được dịch là bình an. Trong tiếng Do thái, bình an không chỉ có nghĩa tiêu cực là không có vấn đề gì rối ren, nhưng luôn luôn dùng chỉ bất cứ điều gì đem lại lợi ích cao quý nhất cho con người, ở phương Đông, lời chúc Shalom hay Salaam (cùng một chữ) không chỉ có nghĩa chúc cho người kia thoát khỏi sự dữ mà còn chúc cho người ấy được mọi sự an lành. Trong Kinh Thánh, bình an không chỉ có nghĩa là thoát khỏi mọi điều bôi rối, nhưng còn có nghĩa là được hưởng mọi an lành.
2. Cần chú ý cẩn thận là phúc lành này dành cho những người đem lại hòa bình chứ không nhất thiết là cho những kẻ yêu hòa bình. Có nhiều trường hợp người ta yêu hòa bình một cách lệch lạc thì lại thành công trong việc đem lại rắc rối thêm chứ không phải hòa bình. Nhiều người nghĩ họ đang yêu hòa bình, trong lúc thật ra họ đang chồng chất những rắc rối cho tương lai, vì họ đã từ chối không chịu đối diện với hoàn cảnh, không chịu hành động theo tình huống đòi hỏi. Hòa bình mà Kinh Thánh gọi là phúc không đến từ chỗ tránh né vấn đề, nhưng là đương đầu với nó, giải quyết và chinh phục nó. Phúc lành này không đòi hỏi phải thụ động chấp nhận sự việc vì chúng ta sợ rắc rối, nhưng là tích cực đương đầu với sự việc và kiến tạo hòa bình, dù cho con đường đi tới hòa bình là con đường tranh đấu.
3. Những người làm cho người ta hòa thuận sẽ được gọi là con cái Chúa. Tiếng Hylạp theo nghĩa đen là: Người làm cho con người hòa thuận sẽ được gọi là con (huioi) của Chúa. Đây là một lối diễn tả tiêu biểu trong tiếng Do thái. Tiếng Do thái không giàu
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​89
tĩnh từ, thường khi muốn mô tả điều gì người ta không dùng tĩnh từ mà dùng “con của” cặp theo một danh từ trừu tượng, bởi vậy có thể gọi “con của hòa bình” thay cho “người chuộng hòa bình”. Banaba được gọi là “con của yên ủi” thay vì “người hay yên ủi”. Phúc lành nói rằng: Phúc cho người giảng hòa (đem lại hòa bình) vì họ đang làm công việc giống như Chúa. Người kiến tạo hòa bình là người đang dấn thân vào chính công việc mà Thiên Chúa bình an đang làm (Rm 15,33; 2 Cr 13,11; 1 Tx 5,23; Dt 13,20).
Ý nghĩa của phúc lành này có thể hiểu theo ba hướng chính:
a/ Vì Shalom có nghĩa là bất cứ sự gì đem lợi ích nhất cho con người nên có người gợi ý rằng phúc lành này có ý nghĩa: “Phúc cho người nào làm cho thế gian này thành nơi ở tốt hơn cho người ta”. Abraham Lincoln đã từng nói: “Dầu phải chết bất cứ lúc nào, tôi vẫn muốn người ta nói về tôi rằng: Bao giờ tôi cũng nhổ cỏ xấu và trồng hoa vào chỗ mà tôi nghĩ rằng nó sẽ mọc lên”. Vậy đây là phúc của những kẻ nâng thế gian lên tầm cao hơn.
b/ Hầu hết các học giả thời xưa trong Hội Thánh giải thích phúc lành này hoàn toàn theo nghĩa thuộc linh và chủ trương: Phúc cho người làm nên hòa bình trong chính tâm hồn và trong linh hồn mình. Trong mỗi người đều có một cuộc tranh chấp giữa lành và dữ, vì cùng một lúc, chúng ta bị kéo về cả hai phía. Dù ít hay nhiều trong mỗi người đều có một cuộc nội chiến, mỗi người là một bãi chiến trường di động. Phúc cho người nào đã dành chiến thắng, đạt được bình an trong tâm hồn, cuộc chiến nội tâm chấm dứt, cả tâm hồn người đó được dâng hiến cho Chúa.
c/ Chữ hòa bình còn có một nghĩa khác theo nghĩa các Rápbi Do thái thường hiểu, và có lẽ, đây cũng là nghĩa Chúa Giêsu nghĩ đên. Họ coi sự thiết lập các liên hệ đúng đắn giữa người với người là công việc cao quý nhất. Đó là điều Chúa Giêsu muốn nói. Có những người bao giờ cũng là trung tâm bão tô" của rối ren, cay đắng và cạnh tranh, ở đâu họ cũng dính líu đến các cuộc cãi cọ, hoặc làm cổ cho người khác gây gỗ nhau. Họ là những người dây động. Xã hội và Hội Thánh đều có những người như thế. Họ đang làm chính công việc của ma quỷ. Mặt khác, cảm tạ Chúa, có những người mà trước sự hiện diện của họ, sự cay đắng không thể tồn tại, họ là người bắc cầu qua vực thẳm, chữa lành chỗ hư hỏng
90 WILIIAM BARCLAY
5,10-12
và khiến cay đắng trở nên ngọt ngào. Những người như thế đang làm công việc giông Chúa, vì mục đích của Chúa là đem lại hòa bình giữa người với Chúa và với nhau. Ai chia rẽ người với người là đang làm công việc của ma quỷ, còn ai khiến người ta hòa hợp là đang làm công việc của Chúa. Vậy phúc lành này có thể đọc:
“Phúc cho người kiến tạo những mối liên hệ đứng đắn giữa người với người, vì họ đang làm công việc giống như Thiên Chúa”.
Phúc Cho Người Bị Bách Hại Yì Chúa Kitô
Mátthêu 5,10-12
10 Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
11 Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
12 Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trẽn trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.
Một trong những phẩm tính ưu việt của Chúa Giêsu là sự thành thật hoàn toàn. Nếu họ đã chọn đi theo Ngài thì Chúa không giấu những gian nan họ sẽ phải chịu. Chúa nói rõ Ngài đến “không phải để họ có cuộc sống dễ dàng hơn, mà để họ trở nên những con người vĩ đại”. Thật khó biết những Kitô hữu đầu tiên đã phải chịu khổ đến đâu. Lãnh vực nào trong đời sống họ cũng bị xâm phạm.
1. Kitô giáo của họ có thể đem đến cho họ nhiều khó khăn trong công việc. Như một người làm thợ hồ, một nghề có vẻ vô hại, nhưng nếu xí nghiệp anh ta nhận một hợp đồng xây cất một đền thờ cho các thành ngoại, người đó phải làm gì? Hoặc là một thợ may mà hợp tác xã của chị ấy đòi sản xuất áo dài cho các thầy tư tế ngoại đạo, người ấy phải làm sao? Trong những trường hợp như thế các Kitô hữu đầu tiên rất khó tìm ra một việc nào không có tranh chấp giữa lợi tức kinh doanh và lòng trung thành với Chúa Giêsu. Khòảng một trăm năm sau, có người đem chính vấn đề ấy đến với giáo phụ Tertullian. Người ấy thuật lại những khó khăn trong công việc làm ăn của mình, cuối cùng người ấy nói: “Tôi có
5,10-12
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​91
làm gì? Tôi Cần phải sống”. Tertullian bảo: “Anh buộc phải sống sao?” Nếu có một sự lựa chọn giữa lòng trung tín và mưu sinh, Kitô hữu chân thật không ngần ngại lựa chọn lòng trung tín.
2. Kitô giáo của họ chắc chắn làm xáo trộn cuộc sống xã hội. Thời xưa hầu hết tiệc tùng lễ lạc đều cử hành tại đền thờ thần, và rất ít lễ vật được thiêu hoàn toàn trên bàn thờ. Thường chỉ có một ít lông trán con thú bị đốt cháy để tương trưng thôi. Một phần thịt thuộc về các thầy tế lễ. Còn một phần trả lại cho người dâng lễ vật. Với phần này người ta làm một tiệc đãi bà con, bạn bè. Một trong các thần thường được thờ là Serapis. Thiệp mời thường được viết: “Xin mời anh đến dùng bữa với chúng tôi tại bàn của thần Serapis của chúng tôi”. Kitô hữu có thể dự một bữa tiệc bày trong một đền thờ tà thần sao? Ngay cả một bữa cơm thường tại nhà một người thường cũng bắt đầu bằng một lễ quán, tức là một tách rượu được đổ ra để tôn kính các thần, giống như tạ ơn trước khi ăn. Kitô hữu lại có thể tham dự vào một hành vi thờ cúng ngoại đạo như thế sao? Lần nữa câu trả lời của Kitô hữu rất rõ ràng. Kitô hữu phải tự tách mình ra khỏi đám cúng tế vì sự hiện diện của mình hàm chứa ý chấp thuận hành vi đó. Kitô hữu cần phải sẵn sàng chấp nhận cô đơn.
3. Nguy hại hơn cả là Kitô giáo của họ có thể phá vỡ cuộc sống gia đình. Nhiều trường hợp một người trong gia đình trở thành Kitô hữu trong khi những người khác thì không. Vợ có thể là Kitô hữu trong khi chồng không tin. Con trai và con gái có thể trở thành Kitô hữu trong khi số người còn lại không tin. Thế là gia đình chia rẽ. Nhiều khi cánh cửa đóng lại mãi mãi cho những người đã tiếp nhận Chúa Giêsu. Kitô giáo đến thường đem đến lưỡi gươm chia đôi gia đình. Đúng như nghĩa đen là Kitô hữu phải yêu mến Chúa Giêsu hơn cha mẹ, vợ con, anh em hoặc chị em mình. Trong thời đó, Kitô giáo thường bao hàm một sự lựa chọn giữa điều gần nhất, quý nhất của con người và Chúa Giêsu.
Hơn nữa, những hình khổ mà Kitô hữu thời bấy giờ phải chịu thật không thể hình dung hết được, cả thế giới biết có những Kitô hữu bị ném cho sư tử hoặc bị thiêu trên giàn hỏa, nhưng đó vẫn còn gọi là những cái chết tử tế. Nêrô đã gói Kitô hữu trong nhựa chai và thắp làm đuốc để soi sáng khu vườn thượng uyển, hoặc khâu họ trong những da thú để thả cho chó săn xé ra từng miếng.
92 WILIIAM BARCLAY
Họ chịu hình khổ trên giá gỗ, họ bị rút thì bằng kìm, bị chì nấu chảy đổ xèo xèo trên mình, bị những miếng đồng nung đỏ áp vào những phần da mỏng nhất của thân thể, bị móc mắt, có những phần thân thể bị chặt và té nước ngay trước mặt họ, trong khi tay chân bị đô't thì người ta đổ nước lạnh trên họ để kéo dài sự đau đớn. Không thể vui chút nào khi nghĩ đến những điều này, nhưng đó là điều phải sẩn sàng chịu nếu họ bằng lòng đứng chung với Chúa Giêsu.
Chúng ta tự hỏi vì sao người Rôma lại bắt bớ Kitô hữu. Một người sống đời Kitô hữu lại là nạn nhân của bắt bớ và giết chết thì hẳn là một điều kì lạ. Có hai lý do:
1. Có những lời vu cáo, phỉ báng Kitô hữu mà người Do thái phải chịu phần lớn trách nhiệm.
a/ Kitô hữu bị cáo là ăn thịt người. Những lời trong bữa tiệc ly (Tiệc Thánh) “Này là Mình Ta”, “chén của giao ước mới trong Máu Ta”, bị xuyên tạc, có câu chuyện phao rằng Kitô hữu dâng trẻ con lấm lễ vật rồi ăn thịt chúng.
b/ Kitô hữu bị cáo là làm điều vô luân. Những cuộc họp của họ bị tô" cáo là để chè chén say sứa và cuồng loạn dâm đãng. Người tín hữu hàng tuần họp lại dùng bữa agape. Tiệc yêu thương, chào hôn bình an là cớ cho những lời vu cáo.
c/ Ki tô hữu bị cáo là kẻ đốt nhà. Đúng ra họ nói về ngày tận thế và khoác cho sứ điệp những bức tranh thị kiến về tận thế trong ngọn lửa hừng. Những kẻ vu khống đã xuyên tạc những lời này thành mối hăm dọa đốt nhà có tính cách chính trị và cách mạng.
d/ Kitô giáo có chia rẽ gia đình như chúng ta đã thấy. Vì thế Kitô giáo bị coi là tiêu biểu cho sự phân rẽ vợ chồng, làm sụp đổ đời sống gia đình. Những kẻ gian ác không thiếu gì chuyện để vu oan giá họa cho Kitô hữu.
2. Nhưng lý do chính gây nên bách hại là lý do chính trị. Ta hãy suy nghĩ về tình trạng đế quốc Rôma thời bấy giờ. Đế quốc Rôma bao gồm hầu hết thế giới, từ Anh Quốc đến sông Êuphơrát, Từ Đức Quốc đến Bắc Phi. Làm thế nào mà một hỗn hợp các nước và các dân như thế lại có thể gắn liền làm một? Tìm đâu ra nguyên tắc để thống nhất cả đế quốc? Trước hết là trong việc thờ
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​93
nữ thần Rôma, thần của thành Rôma. Đó là việc thờ phượng mà dân ở các tỉnh rất vui lòng vì Rôma đem đến cho họ hòa bình, cai trị tốt, có trật tự xã hội và công bình. Đường sá không còn bóng trộm cướp, biển cả không còn hải tặc, vô số hỗn quân bạo chúa bị khai trừ bởi công lý rất nghiêm minh của Rôma. Người dân địa phương rất sấn sàng thờ cúng vị thần của đế quốc vì đã đem cho họ nhiều việc ích quốc lợi dân.
Nhưng việc thờ nữ thần Rôma còn đi một bước xa hơn. Hoàng đế Rôma được tôn lên làm hiện thân của đế quốc, và người ta cho là nữ thần nhập thể. Vậy chính hoàng đế được coi là thân, những vinh dự thần thiêng được quy tặng cho người và các đền thờ được dựng lên để tôn vinh người. Chính quyền Rôma không khởi xướng việc thờ phượng này, trái lại ban đầu chính quyền đã cố gắng cản trở để làm họ nản lòng. Hoàng đế Claudius nói tôn trọng một người như thế thì làm giảm vinh dự của thần thánh. Nhưng ngày tháng trôi qua, chính quyền thấy việc tôn thờ hoàng đế là điều duy nhất có thể thống nhất đế quốc Rôma rộng lớn và đây là tụ điểm để họ thể đến với nhau. Cuối cùng việc tôn thờ hoàng đế không còn tình nguyện mà là bắt buộc. Mỗi người hàng năm phải đi xông một dúm thuốc thơm và nói: “Hoàng đế là Chúa”. Đó là điều Kitô hữu không làm. Đối với họ, Chúa Giêsu là Chúa và họ chẳng chịu tôn thờ ai khác ngoài Chúa Giêsu.
Có thể thấy ngay việc tôn thờ Xêda là một trắc nghiệm về lòng trung thành chính trị hơn bất cứ điều gì khác. Khi đã xông hương, người ta sẽ được một giấy chứng nhận, sau đó, có thể thờ bất cứ vị thần nào, miễn là không xúc phạm thuần phong mỹ tục và không phá rối trật tự công cộng, Kitô hữu không chịu làm, họ đương đầu với sự lựa chọn: “Xêda hay Chúa Kitô”, và họ đã lựa chọn Chúa Kitô, không một chút nhượng bộ, họ hoàn toàn không chịu dung hòa. Kết quả là dù họ tốt đến đâu, dù là công dân gương mẫu đến đâu, nhưng nếu là Kitô hữu, đương nhỉên bị để ra ngoài vòng pháp luật.
Trong đế quốc rộng lớn này không thể dung túng những kẻ bất trung. Dưới mắt nhà cầm quyền Rôma, Kitô hữu là thành phần bất trung. Tội ác của họ là đã để Đấng Cứu Thế trên hoàn đế. Bởi vì lòng trung thành nên hàng ngàn người đã chết, đã đối diện với khổ hình, vì đã dành quyền tối thượng độc tôn cho Thiên Chúa.
94 WILIIAM BARCLAY
J,1V A
Hạnh Phúc của Con Đường Đam Máu
Mátthêu 5,10-12
Khi biết bách hại xuất phát như thế nào, chúng ta có thể thấy vinh quang của con đường tử đạo. Nói về chân phúc của người chịu bách hại là một điều kì lạ, nhưng đối với người có cái nhìn xa hơn hiện tại bằng một tâm trí hiểu được sự cao trọng của những vấn đề liên hệ thì chắc hẳn phải có vinh quang trong con đường đẫm máu đó.
1. Chịu bách hại là một cơ hội để chứng tỏ lòng trung thành cùng Thiên Chúa. Một trong các vị tử đạo nổi danh là Pôlicárp, vị giám mục già tại thành Ximiếcna. Đoàn dân kéo ngài đến trước tòa án Rôma, người ta cho ngài lựa chọn giữa việc dâng hương cho tượng hoàng đế hoặc là chết. Đây là câu trả lời bất hủ: “Tám mươi sáu năm qua tôi đã phục vụ Thiên Chúa, ngài chưa từng làm điều gì hại cho tôi, nỡ nào tôi xúc phạm đến vị Vua của tôi, Đấng yêu thương tôi”. Vậy họ đem ngài lên giàn hỏa, lời cầu nguyện cuối cùng của ngài là: “ôi Lạy Chúa Toàn Năng, Cha của Chúa Con yêu dấu đầy ơn phúc, bởi Chúa Con mà chúng con nhận biết Cha... Con cảm tạ Ngài đã khoan nhân xét con là xứng đáng cho giờ phút này”. Đây là dịp thuận tiện nhất để tỏ lòng trung thành với Thiên Chúa. Trong thế chiến thứ nhất, thi sĩ Rupert Brooke là một trong những người chết trẻ nhất. Trước khi ra trận, chàng đã viết: “Cảm tạ Chúa, Đấng đã cho chúng con xứng đáng với giờ này”. Có nhiều người trong chúng ta trong suốt cuộc đời chẳng bao giờ có gì thật sự hy sinh cho Chúa Giêsu. Giờ phút mà Kitô giáo bắt ta trả giá lại là lúc mở ra cho chúng ta chứng minh lòng trung thành với Chúa Giêsu cho cả thế gian đều thấy.
2. Phải chịu bắt bớ như Chúa Giêsu đã dạy là đi cùng con đường với các ngôn sứ, các tông đồ và các vị tử đạo đã đi. Chịu khổ vì chân lý là được dự phần tiếp nối sự nghiệp lớn lao của họ. Người nào phải chịu đau khổ vì đức tin có thể nói: “Hỡi anh em, chúng tôi đang đi trên đường các thánh đã đi”.
3. Chịu bách hại là dự phần vào một cơ hội trọng đại: Chỉ cần có mặt lúc một biến cố quan trọng xảy ra cũng đủ làm chúng ta xúc động, huống chi được tham dự vào biến cố đó, dù chỉ giữ một
vai trò rất nhỏ cũng sẽ đủ khiến chúng ta xúc động. Đó là cảm xúc bất hủ mà Shakespeare viết trong Henry Đệ Ngũ. Ông đặt vào miệng vua Henry những lời trước khi ra trận Agincourt:
- Người nào sống qua được những ngày này cho đến già, hàng năm vào đêm tiệc tùng với bạn bè, sẽ xắn tay áo lên đưa ra những vết thẹo và hãnh diện nói: “Những vết thương này tôi bị vào ngày thánh Crispían”.
- Còn những người bây giờ đang nằm trong chăn ấm nệm êm ở Anh, lúc đó sẽ thấy mình đáng nguyền rủa vì đã không có mặt tại đây hôm nay. Họ sẽ xấu hổ khi nghe ai nói đã từng cùng chúng ta chiến đấu tại đây vào ngày thánh Crispían”.
Khi một người được kêu gọi chịu khổ cho Kitô giáo thì luôn luôn đó là lúc quan hệ, một cơ hội trọng đại, là sự xung đột giữa thế gian và Đấng Cứu Thế, là thì giờ của bi kịch đời đời. Được dự phần trong lúc đó không phải là một hình phạt mà là một vinh dự. Chúa Giêsu dạy: “Hãy vui mừng trong lúc đó, vui mừng vô cùng”. Chữ vui mừng hớn hở là do động từ Hylạp “agalliasthai”, gồm hai chữ có nghĩa hớn hở, nhảy nhót, đó là sự vui mừng khiến chúng ta nhảy nhót. Có người bảo đó là sự vui mừng của người leo núi đã lên tới đỉnh, vui mừng nhảy nhót vì chặng đường đã chinh phục.
4. Chịu bắt bớ là để khiến sự việc dễ dàng hơn cho những kẻ theo sau. Ngày nay chúng ta được hưởng tự do tín ngưỡng vì những người đi trước đã trả giá cho sự tự do đó bằng máu, bằng mồ hôi và nước mắt. Họ đã tạo dễ dàng cho chúng ta, và bằng lời chứng vững vàng cho Chúa, chúng ta có thể tạo dễ dàng cho những người đi sau. Trong kế hoạch xây đập Boulder tại Mỹ, nhiều người đã thiệt mạng trong dự án dẫn nước (thủy lợi) để biến một nơi khô cằn thành một vùng đất phì nhiêu. Khi kế hoạch hoàn tất, tên của những người qua đời được khắc trên một tấm bảng đặt trên một bức tường lớn của đập “Những người này đã chết để sa mạc tươi mát và trổ bông như hoa hồng”. Người nào chiến đấu cho Chúa Giêsu bao giờ cũng sẽ tạo dễ dàng cho những người theo sau, bớt cho họ một cuộc chiến đấu trên đường tiến tới.
5. Hơn nữa, không ai cô đơn khi bị bách hại. Nếu một người được kêu gọi để chịu mât mát phần vật chất, mất bạn bè, bị vu oan, bị cô đơn, thậm chí phải chết vì trung thành với các nguyên
yt> WILIIAM BARCLAY
tắc sông, người ây không bị bỏ một mình vì Chúa Giêsu ở gần người ấy hơn lúc nào hết.
Câu chuyện trong Đanien ghi lại Sađơrắc, Mêsác và Abđênagô đã bị quăng vào lò lửa đốt nóng gấp bảy lần vì không chịu bỏ lòng trung thành với Chúa. Nhà vua theo dõi, nhìn vào lò và lên tiếng hỏi: “Những người bị ta trói quăng vào lửa có phải là ba người không?” Quần thần trả lời: “Đúng vậy”. Kế đó, vua lại nói: “Này, ta thây bôn người, không bị trói, bước đi giữa lửa mà chẳng bị thương, và hình dáng của người thứ tư giống như một con trai của các thần” (Đn 3,19-25). Như Browing viết trong Tối Giáng Sinh và Ngày Phục Sinh: “Tôi sinh ra bệnh hoạn, ốm yếu, nghèo đói, và là một nô lệ. Những người có ngọc quý giá sẽ không thoát khỏi sự khôn khó do lòng ganh tị của Xêda. Vì thế hai lần tôi phải chiến đấu với dã thú, và ba lần tôi nhìn con cái mình bị nạn bởi luật của ông ta. Cuối cùng chúng tôi được giải thoát. Có lần tội bị đốt, nhưng vào giờ chót, một bàn tay đưa qua lửa trên đầu tôi và kéo linh hồn tôi đến Chúa Giêsu, Đấng bây giờ tôi đang nhìn thấy. Sergius, một người anh em, viết thay tôi lời chứng này trên tường. Với tôi, tôi đã quên tất cả rồi”.
Khi một người vì đức tin mà bị hình khổ thì đó chính là lúc người ấy được đến gần gũi thân mật với Chúa Giêsu nhất.
Còn một câu hỏi cuối: Tại sao cuộc bách hại này là điều không thể tránh được? Không thể tránh được vì Hội Thánh - nếu thật là Hội Thánh - đánh động lương tâm của quốc gia và lương tâm của xã hội. Hội Thánh phải ca ngợi điều lành, lên án điều gian ác. Điều không thể tránh là loài người ra sức làm bặt tiếng cắn rứt của lương tâm. Không phải phận sự của cá nhân Kitô hữu là vạch lỗi, là chỉ trích và lên án, nhưng có thể mỗi hành động của họ là một lời lên án cách lặng lẽ cuộc sống không có Chúa của người khác, cho nên họ không thể tránh khỏi bị ghen ghét.
Không hẳn là chúng ta sẽ phải chết vì trung thành với đức tin, nhưng sẽ bị lăng nhục vì quyết giữ danh dự Kitô giáo. Sự nhạo báng sẽ đón chờ những người thực hành thương yêu và tha thứ. Người công nhân tin Chúa có thể thực sự bị bách hại vì đã nhất quyết tận tâm làm việc suốt ngày. Chúa Giêsu cần những người sẵn sàng sông cho Ngài nhiều hơn là chết cho Ngài. Sự chiến đấu và vinh quang của Kitô hữu vẫn còn là một thực tại.
X,J
'1'1N MUNG MATTHEU - TẶP 1​97
Muôi Của Đất
Mátthêu 5,13
13 “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.
Khi Chúa Giêsu dạy điều này, Ngài đã cho con người một lời khen tặng cao quý. Khi muôn nhấn mạnh về giá trị và ích lợi vững chắc của ai, chúng ta bảo “người như thế giông như muôi của đất”.
Trong thế giới thời xưa, muối rất quý giá. Người Hylạp gọi muối là thần tượng (theion), người Rôma nói: “Không có gì ích lợi hơn mặt trời và muôi” (Nil utilius sole et sale). Trong thời Chúa Giêsu người ta nói về muối với ba phẩm tính đặc biệt:
1. Muối được liên kết với sự thánh thiện do màu trắng lóng lánh của nó. Người Hylạp nói muối là vật tinh khiết, vì nó xuất phát từ hai nguồn tinh khiết nhất: Mặt trời và biển cả. Muôi là lễ vật cổ xưa nhất dâng cho các thần. Cuối mỗi ngày lễ vật của người Do thái phải được dâng lên với muối. Vậy, nếu là muối của thế gian, thì Kitô hữu phải là gương sáng sự trong sạch.
Một trong những đặc tính của thế gian là hạ thấp các tiêu chuẩn về lòng thật thà, siêng năng, tận tâm, đạo đức. Kitô hữu phải là người nâng cao tiêu chuẩn của thánh thiện tuyệt đốì trong lời nói, trong cách cư xử và ngay trong cả tư tưởng. Không một Kitô hữu nào được tách khỏi những tiêu chuẩn của sự thành thật tuyệt đối, không được phép khinh suất các tiêu chuẩn đạo đức trong một thế giới mà phô" xá thị thành là nơi mời gọi, dụ dỗ con người sa vào tội lỗi. Không người Kitô hữu nào được tự cho phép nói những lời gợi ý dơ bẩn hay giễu cợt hạ cấp thường nghe trong lời trao đổi thông thường. Họ không thể ra khỏi thế gian, nhưng như Giacôbê đã nói: “Phải giữ mình khỏi sự ô uế của thế gian” (Gc 1,27).
2. Trong thê giới cổ xưa, muôi là chất thông dụng nhất dùng bảo tồn thực phẩm. Muôi giữ cho đồ ăn không hư thối. Plutarch diễn tả tính chât này khá đặc biệt. Ông nói thịt là một xác chết
yo W1L11AM tíAKLLA ĩ
X
và là một phần của tử thi, nếu cứ để đó nó sẽ thôi, nhưng muôi bảo tồn, giữ cho nó tươi. Do đó, muối giông như một linh hồn mới ghép chung vào một thi thể. Vậy muôi giữ cho thịt không hư hoại. Nếu Kitô hữu là muối của thế gian thì phải có ảnh hưởng sát trùng trong cuộc sông. Có những người ở gần họ, dễ trở nên tốt, nhưng cũng có những người mà gần họ thì các tiêu chuẩn đạo đức bị hạ thấp. Có những người khi có mặt thì người ta thường nói những chuyện dơ dáy, trong khi một số’ người khác hễ có mặt nơi nào thì không ai dám nói những chuyện bậy bạ. Kitô hữu phải là thuốc sát trùng tẩy sạch môi trường xã hội mình sông, phải là người khi hiện diện thì sẽ xua đuổi sự hư hoại và làm người khác trở nên tốt.
3. Nhưng phẩm chất quan trọng và rõ ràng nhất của muối là cho thêm hương vị. Đồ ăn không có muối thì vô vị, nhạt nhẽo, có khi trở thành kinh tởm. Kitô giáo với đời sống như muối đôì với đồ ăn vậy. Kitô giáo tăng thêm hương vị cho cuộc đời. Điều bi đát là lắm khi người ta đã liên kết Kitô giáo với điều đốì ngược lại, họ cho rằng Kitô giáo tước đoạt hương vị khỏi cuộc sống. Swinburne nói: “Hỡi người Galilê (Chúa Giêsu) xanh xao kia, ông đã thắng, thế giới đã trở thành xám xịt dưới hơi thở của ông”.
Sau khi Constatin đã biến Kitô giáo thành quốc giáo của đế quốc Rôma, một hoàng đế khác lên ngôi là Julian đã muốn quay ngược kim đồng hồ, đưa các tà thần xưa trở lại. Ibsen đã ghi lại lời than trách của Julian: “Các bạn có nhìn kỹ những Kitô hữu này không? Mắt trũng sâu, má hóp xanh xao, ngực xẹp lép, họ xua đuổi cuộc sống, không màng tham vọng, mặt trời soi sáng cho họ nhưng họ chẳng thấy, trái đất cung hiến dư dật nhưng họ không ham thích, tất cả ước ao của họ là từ bỏ và chịu đau khổ để có thể bước vào cõi chết”. Dưới mắt của Julian thì Kitô giáo đã lấy mất sự sinh động ra khỏi cuộc sống. R.L.Stevenson đã từng ghi vào nhật ký như một hiện tượng lạ lùng: “Hôm nay tôi đã ở nhà thờ và tôi không bị xuống tinh thần”.
Người đời cần khám phá vẻ rạng rỡ của đức tin Kitô giáo. Trong thế giới đầy âu lo, Kitô hữu phải là người duy nhất có được sự bình an. Trong một thế giới đầy ưu phiền, Kitô hữu phải là người duy nhất có đầy niềm vui của cuộc sống. Phải có sự rạng rỡ thật sự trong đời sông đức tin. Nhiều khi người tín hữu ăn mặc
D,14-15
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​99
như người đưa đám ma, nói năng như một bóng ma trong bữa tiệc. Bất luận ở nơi nào nếu Kitô hữu là muôi của thế gian, thì phải là người gieo rắc niềm vui.
Chúa Giêsu tiếp tục dạy bảo: nếu muôi mất mặn thì chỉ đáng quăng ra ngoài và bị người ta chà đạp. Điều này thật khó vì muôi không mất vị mặn. Trong tác phẩm “Chúa Giêsu của Palestine” E.F.F.Bishop kể lại một lời giải thích của cô F.E.Newton: “Tại Palestine bếp lò thường ở ngoài trời và làm bằng đá trên đế bằng ngói. Trong các lò lộ thiên như vậy, muôn giữ sức nóng người ta đổ một lớp muối dày ở dưới nền ngói. Sau một thời gian, muối mất mặn, người ta lật những miếng ngói lên, lấy muối ra, đổ trên đường ngoài cửa lò. Nó đã mất năng lực làm cho tấm ngói nóng nên bị quăng ra ngoài”. Đó chắc hẳn là hình ảnh nói ở đây.
Nhưng điểm Tân Ước nhấn mạnh là sự vô dụng đưa đến tai họa. Nếu Kitô hữu nào không làm trọn mục đích của mình thì người ấy đang ở trên con đường tai họa. Chúng ta phải là muối của đất, nếu chúng ta không đem lại cho đời sự tinh sạch, quyền năng tẩy uế, sự trong sáng phải có, thì ta đang gọi mời tai họa đến.
Còn một điều đáng chú ý nữa là đôi khi Hội Thánh sơ khai áp dụng câu này một cách rất lạ. Trong hội đường, người Do thái có một tục lệ: nếu một người Do thái bỏ đạo, nhưng rồi lại trở về với đức tin, trước khi được thâu nhận lại, người ấy phải ăn năn bằng cách nằm ngang cửa hội đường và mời mọi người dẫm lên mình mà bước vào. Ớ một số nơi, cũng theo tục lệ đó, một Kitô hữu bị đuổi khỏi Hội Thánh vì bị kỷ luật, trước khi được nhận lại, buộc phải nằm trước cửa nhà thờ và mời mọi người bước vào: “Hãy dẫm lên tôi là muôi đã mất vị mặn”.
Sự Sáng Của Thế Gian
Mátthêu 5,14-15
14 “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. 15 Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà.
100 WILIIAM BARCLAY
14-13
CÓ thể nói đây là lời khen lớn nhất dành cho từng Kitô hữu, vì trong câu này Chúa Giêsu truyền bảo họ phải trở nên chính điều Ngài đã tuyên xưng. Chúa Giêsu dạy: “Bao lâu Thầy còn ở trần gian, Thầy là ánh sáng cho trần gian” (Ga 9,5). Khi Chúa Giêsu truyền cho những người theo Ngài phải là những ngọn đèn của thế gian, Ngài đòi hỏi họ phải giống Ngài.
Từ Chúa dùng là một từ rất quen thuộc với người Do thái dù họ mới nghe Chúa nói lần đầu. Chính họ từng nói về Giêrusalem là “Sự sáng cho dân ngoại”. Một Rápbi danh tiếng thường được gọi là “ngọn đèn của ítraen”. Cách người Do thái dùng từ này là chìa khóa cho chúng ta biết cách Chúa Giêsu dùng nó. Một điều người Do thái quả quyết là không ai tự thắp đèn của mình. Thật vậy, Giêrusalem là “sự sáng cho dân ngoại” nhưng chính Thiên Chúa đã thắp sáng “ngọn đèn ítraen”. Ánh sáng mà dân tộc hoặc người của Chúa soi chiếu chỉ là ánh sáng vay mượn. Kitô hữu cũng vậy, Chúa Giêsu không đòi hỏi chúng ta tạo ra ánh sáng cho mình mà chỉ cần phải phản chiếu ánh sáng của Ngài. Ánh sáng chiếu soi từ Kitô hữu được tỏa ra do sự hiện diện của Chúa Giêsu ở trong lòng họ. Chúng ta thường nói một cô dâu rạng rỡ, sự rạng rỡ đó do tình yêu phát ra từ trong lòng nàng. Khi Chúa Giêsu dạy Kitô hữu phải là sự sáng của thế gian, Ngài muốn nói gì?
1. Sự sáng trước hết và trên hết là để người ta thấy. Nhà cửa trong xứ Palestine rất u tối vì chỉ có một cửa sổ tròn bề ngang không quá 45cm. Chiếc đèn là một cái đĩa hình dạng như chiếc ghe, đổ đầy dầu và có một bấc nổi trong đó. Không dễ gì thắp lại đèn trong thời buổi chưa có diêm quẹt. Thường thường đèn để trên chân đèn làm bằng một khúc cây. Khi nào đi vắng, để được an toàn, người ta đem đèn xuống khỏi chân đèn và đặt dưới cái đấu bằng đất nung để đèn có thể tiếp tục cháy không sợ nguy hiểm, cho đến khi họ về. Nhiệm vụ đầu tiên của ánh đèn là để người ta thầy.
Vậy, Kitô giáo là cốt để người ta thấy, như có người phát biểu rất đúng: “Không thể có cái gọi là môn đệ bí mật”. Kitô giáo của một người phải được mọi người thấy rõ, và không chỉ thấy rõ trong nội bộ Hội Thánh thôi. Nếu ảnh hưởng của Kitô giáo dừng lại ở cửa nhà thờ thì không mấy ích lợi cho ai, cần phải được thấy rõ trong sinh hoạt thường ngày. Kitô giáo của
A-t“ 1 u
TIN MUNG MATTHEU - TẶP 1​101
chúng ta phải biểu lộ trong cách chúng ta cư xử với người bán hàng lúc chúng ta đi mua, trong cách chúng ta gọi món ăn ở tiệm, trong cách chúng ta đãi ngộ người làm công; hoặc phục vụ người chủ hãng, trong cách chúng ta chơi thể thao hoặc lái hay đậu xe, trong ngôn ngữ chúng ta thường dùng hàng ngày và trong những sách báo chúng ta đọc. Kitô hữu phải đúng là Kitô hữu trong cơ xưởng, trong tiệm, trong xí nghiệp, trong hầm mỏ, trong lớp học, phòng giải phẫu, trong nhà bếp, trong sân thể thao, trong sân chơi cũng như trong nhà thờ. Chúa Giêsu không nói: “Anh em là ánh sáng của Hội Thánh”, Ngài nói: “Anh em là ánh sáng cho trần gian”. Trong đời sống ở trần gian, Kitô giáo của chúng ta phải thể hiện cho mọi người thấy.
2. Sự sáng là sự hướng dẫn. Tại một cửa sông, chúng ta có thể thấy một hàng đèn đánh dấu cho tàu bè ra vào an toàn. Đường phô" ban đêm mà không có đèn thì khó khăn biết bao. Ngọn đèn dùng soi lối. Vậy, Kitô hữu phải soi đường cho người khác nghĩa là phải làm gương. Trên hết mọi sự, thế gian ngàv nay cần những người được chuẩn bị làm tiêu chuẩn cho điều thiện hảo. Giả sử có nhóm người quyết định thực hiện những việc đáng ngờ, nếu không ai phản đối thì một quyết định nào đó sẽ được thi hành. Nhưng nếu có ai phản đối thì sẽ có người thứ hai, người thứ ba và người thứ tư cùng đứng lên nói: “Tôi cũng không đồng ý”, không có người đầu tiên thì chắc hẳn tất cả đã lặng thinh. Nhiều người trong thế gian không đủ sức mạnh đạo đức và lòng can đảm để giữ vững lập trường nhưng nếu có ai dẫn đầu thì họ theo ngay. Nếu có người nào đủ vững để họ nương tựa vào thì họ sẽ làm điều phải. Phận sự của Kitô hữu là giữ vững lập trường để anh em yếu đuối hơn ủng hộ, phận sự của họ là dẫn đầu để người ít can đảm hơn noi theo. Thế gian cần những ngọn đèn hướng dẫn, có nhiều người đang chờ đợi, ao ước một người cầm đầu giữ vững lập trường để làm điều tự họ không dám làm.
3. Ánh sáng thường là ngọn đèn báo hiệu. Ngọn đèn là lời cảnh cáo chúng ta dừng lại khi có sự nguy hiểm đằng trước. Đôi khi bổn phận Kitô hữu là đem sự cảnh tỉnh cần thiết cho đồng loại. Cảnh cáo là một việc rất khó làm, không dễ gì làm cho lời cảnh cáo đem ích lợi hơn là tác hại. Một trong những cảnh bi đát nhất của đời sông con người - nhất là các bạn trẻ - là khi họ đến
102 WILIIAM B ARCLAY
J, 1 w
nói với chúng ta rằng: “Tôi chắc đã không lâm vào tình huống hiện nay nếu các anh khuyên đúng lúc”. Người ta nói về Florence Allshorn, hiệu trưởng và giáo sư danh tiếng, là nếu có lúc bà cần quở trách học trò thì bà quở trách với “vòng tay êm dịu”. Nếu những lời cảnh cáo của ta đưa ra không phải vì giận, cũng không trong tức bực, không phải để chỉ trích hay lên án, không phải để làm tổn thương, nhưng trong tình thương thì những lời cảnh cáo đó sẽ có hiệu quả.
Ánh sáng để nhìn thấy, ánh sáng cảnh cáo, ánh sáng dẫn đường, đó là những ánh sáng mà Kitô hữu phải có.
Sự Sáng Dẩn Đến Chúa
Mátthêu 5,16
16 Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.
Có hai điều quan trọng:
1. Người đời phải thấy việc lành của chúng. Trong Hi văn có hai từ chỉ “lành”, “tốt”: agathos chỉ cái gì tốt về phẩm chất, kalos chỉ một vật không chỉ tốt mà còn có sức chinh phục, có vẻ đẹp và hấp dẫn. Chữ được dùng ở đây là kalos.
Các việc lành, việc thiện của Kitô hữu chẳng phải chỉ tốt thôi nhưng còn phải hấp dẫn. Có một vẻ khả ái trong sự nhân lành Kitô giáo. Điều bi đát là có nhiều điều tạm gọi là nhân lành mà bên trong còn vương vấn sự cứng cỏi, lạnh lùng và nghiêm khắc. Sự tốt lành có cái gì hấp dẫn, có cái lại xua đuổi, vẻ dịu dàng trong sự tốt lành Kitô giáo khiến nó trở thành khả ái.
2. Điều đáng chú ý nữa là những việc lành của chúng ta khiến người đời chú ý, nhưng không chú ý đến chúng ta mà chú ý đến Chúa. Lời Chúa Giêsu dạy đây tuyệt đôi ngăn cấm cái người ta gọi là “việc thiện trình diễn”. Trong một đại hội có ông Moody tham dự, một sô" thanh niên sốt sắng tổ chức một buổi cầu nguyện thâu đêm. Đến sáng, khi họ rời phòng họp thì gặp
1 / -Z,\J
I UN MUINU MATiHbU - TẠP 1 1UJ
Moody, ông hỏi họ đang làm gì? Họ cho ông biết, rồi họ hỏi ông “Ông có thấy mặt chúng tôi sáng lên không?” Moody nhẹ nhàng trả lời: “Môsê không biết mặt mình sáng rõ”. Việc làm mà tự cho là lành và nhằm lôi cuốn người ta chú ý thì không phải nhân lành Kitô giáo.
Một trong các sử gia xưa đã viết về Henry Đệ Ngũ sau trận đánh ở Agincourt: “Ông không chịu các nhạc sĩ sáng tác những bài hát ca ngợi chiến thắng vẻ vang của mình vì ông muôn tất cả sự ca ngợi và cảm tạ đều thuộc về Chúa”. Kitô hữu không bao giờ nghĩ tôi đã làm được những gì, nhưng phải nghĩ Chúa đã giúp tôi làm những gì. Người đó chẳng bao giờ tìm cách cho người đời chú ý đến chính mình, nhưng bao giờ cũng muốn mắt họ hướng về Chúa. Chừng nào ta còn nghĩ đến khen ngợi, cảm tạ, uy tín mà ta sẽ được do những điều ta làm, thì chúng ta chưa thật sự khởi hành trên con đường Kitô giáo.
Lề Luật Đời Đời
Mátthêu 5,17-20
17 “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn. 18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. 19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.
20 “Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.
Vừa đọc, có lẽ có người cho rằng đây là lời xác nhận làm ngạc nhiên nhất của Chúa Giêsu trong cả Bài Giảng Trên Núi, trong đó Ngài đã trình bày tính cách vĩnh cửu của Lề Luật. Tuy nhiên Phaolô vẫn có thể nói: “Cứu cánh của Lề Luật là Đức Kitô” (Rm 10,4). Nhiều lần Chúa Giêsu đã bác bỏ điều người Do thái gọi là
X yj-r​vv​D/\KV^JLA​Ĩ
1 / -¿.KJ
Lề Luật. Ngài đã không giữ tập tục rửa tay mà luật đặt ra, Ngài chữa lành người bệnh trong ngày Sabát dù Luật cấm. Thật thế, Ngài đã bị lên án và đóng đinh trên thập giá như một kẻ phạm pháp. Tuy nhiên ở đây dường như Chúa nói về Lề Luật với tất cả sự tôn kính, mà không một Rápbi nào hơn được. Chữ “nhỏ nhất” (một chấm, một nét), trong tiếng Do thái là iodh, theo hình thức nó giông như dấu phẩy (,), dù chữ đó không lớn hơn một dấu chấm, cũng không thể bỏ qua được. Phần nhỏ nhất của một chữ, nét nhỏ, Serif, là đường gạch ngang ở dưới nét sổ ở chân của một chữ. Chúa Giêsu dường như cho rằng Lề Luật là thánh đến nỗi dầu một chi tiết nhỏ hơn hết cũng sẽ không bao giờ qua đi.
Câu này làm nhiều người bối rối đến nỗi bảo rằng Chúa Giêsu đã không dạy lời đó. Họ cho rằng Mátthêu là sách chép đặc biệt cho người Do thái, và vì Mátthêu chép để thuyết phục người Do thái nên đây là câu Mátthêu gán cho Chúa Giêsu, chứ thật không phải lời Chúa Giêsu. Nhưng iập luận đó không vững vì đây không phải là một lời người ta có thể đặt ra, mà chắc chắn là điều Chúa Giêsu đã. Khi xét xem câu ấy có nghĩa gì, chúng ta thấy quả thật đó là điều Chúa đã nói. Người Do thái dùng từ Lề Luật theo bốn nghĩa khác nhau:
1. Họ dùng để chỉ Mười Điều Răn.
2. Chỉ năm sách đầu tiên của Kinh Thánh. Phần Kinh Thánh này gọi là Pentateuch (Ngũ Kinh), nghĩa đen là năm cuốn sách đầu của Cựu Ước, đối với người Do thái là Luật ưu tú, tuyệt hảo.
3. Họ cũng dùng “Luật và lời ngôn sứ” để chỉ về cả “Kinh Thánh” tức là phần Cựu Ước của Kinh Thánh chúng ta đang có.
4. Họ dùng từ đó để chỉ Luật truyền khẩu hoặc Luật của các kinh sư.
Trong thời Chúa Giêsu, nghĩa thứ tư thông dụng nhất. Cả Chúa Giêsu lẫn Phaolô đều lên án Luật của các kinh sư. Vậy luật của các thầy đó là gì?
Trong chính Cựu Ước chúng ta thấy rất ít luật lệ, chỉ có các nguyên tắc chung mỗi người phải nhận biết và giải thích dưới sự soi dẫn của Chúa để áp dụng cho những hoàn cảnh cá nhân. Chúng ta không thây luật lệ trong Mười Điều Răn. Vì mỗi điều
^, 1 / -jL\J
UM MUINU MATTHtíU - TẠP 1​IU!)
răn hàm chứa một nguyên tắc lớn, từ đó mỗi người phải tìm ra những luật lệ riêng cho đời sống. Đốì với những người Do thái về sau thì những nguyên tắc lớn này dường như không đủ. Họ xem Luật là thiêng liêng trong đó Chúa dạy những lời chung quyết, bởi vậy mọi sự phải gồm tóm trong đó. Nếu một sự việc không được nói rõ ràng trong Luật thì cũng ẩn ý ở bên trong Luật. Bởi vậy theo họ, từ Luật có thể suy diễn ra luật lệ cho mỗi người trong mỗi hoàn cảnh. Do đó, nẩy sinh ra hạng người gọi là “kinh sư”, suốt đời chuyên suy luận những nguyên tắc lớn lao của Luật để lập ra hàng ngàn, hàng vạn luật lệ khác. Cách dễ thấy điều này nhất là xem họ hành động. Luật dạy rằng hãy giữ ngày Sabát để làm nên ngày thánh và trong ngày đó không được làm công việc gì. Đó là nguyên tắc lớn. Những người duy luật Do thái rất say mê định nghĩa, nên họ hỏi rằng: Công việc là gì? Tất cả mọi thứ việc đều có thể định nghĩa là công việc, như mang một gánh nặng trong ngày Sabát là làm việc, nhưng kế đó phải định nghĩa gánh nặng. Vậy Luật của các kinh sư quy định rằng: gánh nặng là lượng thực ăn bằng sức nặng của một trái vả khô, rượu đủ để pha trong một ly, sữa đủ cho một ngụm, mật đủ để xức trên một vết thương, dầu đủ để xức trên một chi thể nhỏ, nước đủ để làm giọt thuốc xức mắt, giấy đủ để viết một báo cáo của thương chánh, mực đủ để viết hai chữ trong bảng mẫu tự, sậy đủ để làm một cây viết... và cứ thế không bao giờ hết. Họ để hàng giờ để nghĩ: không biết người ta có thể dời cây đèn từ chỗ này qua chỗ khác trong ngày Sabát được không; không biết người thợ may đi ra đường với một cây kim đính trên áo dài có phạm tội không; không biết người đàn bà có thể cài trâm hoặc đội tóc giả được không; không biết người đàn ông có phép đi ra ngoài trong ngày Sabát với hàm răng giả hay tay chân giả không; không biết người đàn ông có được phép ẵm con trai mình lên trong ngày Sabát không? Đối với họ những điều này là yếu tính của tôn giáo, tôn giáo của họ là chú tâm đến những luật lệ tỉ mỉ, chi li, vụn vặt.
Viết là làm việc trong ngày Sabát, nhưng phải định nghĩa viết. Vậy, họ định nghĩa rằng: “Người nào viết hai chữ của mẫu tự với một bàn tay, hoặc tay phải hay tay trái, hai mẫu tự đó là hai mẫu tự khác nhau hoặc một mẫu tự mà viết hai lần; nếu dùng hai loại mực viết nhiều thứ tiêng khác nhau thì mắc tội phạm ngày Sabát. Nếu phải viết hai chữ để khỏi quên thì đã phạm lỗi, bất luận viết
1UU w iJLyll/\lVi​ĩ
^, 1 /
bằng mực, bằng sơn, phấn đỏ, hoặc bằng thứ gì làm dấu lâu dài. Cả người nào viết trên hai bức tường làm thành góc hoặc trên bảng của sổ sách hầu như ghép lại đọc cũng phạm lỗi. Nhưng người nào viết bằng chất lỏng đậm, bằng nước trái cây, trên bụi đường, hoặc trên cát hoặc trên bất cứ thứ gì không để lại dấu lâu dài thì không phạm lỗi... Nếu viết một chữ trên đất, một chữ trên tường nhà hoặc trên hai trang của một cuôn sách để cho chúng không thể ghép đọc chung nhau thì không phạm lỗi”. Đó là một phần tiêu biểu về Luật của các nhà thông luật và đó là điều người Do thái chính thống đã coi là tôn giáo chân chính và thật sự phục vụ Thiên Chúa.
Chữa bệnh cũng là làm việc trong ngày Sabát. Rõ ràng điều này cũng phải định nghĩa. Chữa bệnh chỉ được phép khi nguy hiểm đến tính mạng và nhất là khi đau tai, mũi, họng. Dù với những trường hợp này đi nữa thì cũng chỉ làm những việc cần thiết để cơn bệnh không trầm trọng hơn, chứ không được chữa cho bớt bệnh. Như vậy được phép băng vết thương nhưng không được xức thuốc, nhét bông vào lỗ tai đau thì được nhưng bông không được tẩm thuốc.
Những Kinh sư là người làm ra những luật lệ này. Pharisêu có nghĩa là những kẻ ly khai, là những kẻ tự tách mình ra khỏi mọi hoạt động bình thường của đời sống để giữ tất cả những luật lệ này.
Từ những sự kiện sau đây, chúng ta thấy rõ việc này đã đi đến đâu: “Trải qua nhiều thế hệ, luật lệ của các Kinh sư không được chép ra, nó chỉ là luật truyền khẩu được truyền lại trong ký ức của nhiều thế hệ. Đến giữa thế kỷ 3SCN, người ta SƯU tập lại thành luật lệ. Tập tóm lược đó gọi là sách Mishnah, gồm 63 bài khảo luận về các đề tài khác nhau của luật, in ra khoảng 800 trang, về sau giới học giả Do thái đã vùi đầu vào việc chú giải sách Mishnah. Những sách bình luận này gọi là sách Talmud, Talmud ở Giêrusalem in thành 12 cuốn và sách Talmud ở Babylon in thành 60 cuốn.
Đối với người Do thái chính thống thời Chúa Giêsu thì phục vụ Chúa chính là giữ tất cả hàng ngàn luật lệ này. Họ coi đó là những vấn đề sống chết với số phận đời đời. Rõ ràng Chúa Giêsu không có ý nói không một điểm nào trong thứ luật lệ này phải qua đi, vì Ngài đã nhiều lần phá vỡ, nhiều lần lên án chúng; và chắc
, X / - ¿*\J
1 UN 1V1U1NU IV1A1 IHbU - 1Ạ^ 1 IU/
chắn đó không phải Luật Chúa muốn ám chỉ bằng từ “Luật” vì chính Ngài lẫn Phaolô đều đã lên án.
Yếu Tính Của Lề Luật
Mátthêu 5,17-20
Vậy Lề Luật Chúa muốn nói đến là gì? Chúa dạy Ngài đến không phải để phá Lề Luật nhưng để làm cho trọn. Ngài đến để nói lên ý nghĩa chân chính của Luật. Ý nghĩa thật của Luật là gì? Đằng sau Luật truyền khẩu và các Kinh sư có một nguyên tắc lớn mà các Kinh sư và Pharisêu không hoàn toàn nắm vững nên bị sai lạc. Nguyên tắc trọng đại đó là trong mọi sự phải tìm kiếm ý Chúa và khi biết ý Chúa thì phải dâng hiến cả đời mình để tuân thủ. Họ rất đúng trong việc tìm kiếm ý Chúa, rất phải trong việc dâng hiến cả đời để tuân thủ, nhưng lại sai lầm khi tìm kiếm ý của Chúa trong vô số luật lệ do con người đặt ra. Vậy nguyên tắc đích thực ở đằng sau toàn bộ Luật là gì? Nguyên tắc mà Chúa Giêsu đến để làm cho trọn, nguyên tắc mà ý nghĩa chân chính Chúa Giêsu đến để bày tỏ là gì?
Khi chúng ta nhìn vào Mười Điều Răn là cốt tủy và nền tảng của cả toàn bộ Luật, chúng ta thấy tất cả ý nghĩa có thể tóm tắt trong một lời: kính sợ Chúa, tôn kính danh Chúa, tôn trọng ngày của Chúa, hiếu kính cha mẹ, tôn trọng sự sống, tôn trọng tài sản, tôn trọng nhân vị, tôn trọng sự thật, tôn trọng danh dự người khác, tôn trọng chính mình để những ham muôn sai lầm không quản trị mình. Đó là nguyên tắc căn bản đằng sau Mười Điều Răn. Những nguyên tắc căn bản của Mười Điều Răn là tôn kính Chúa, kính trọng đồng loại và chính mình. Không có sự tôn trọng và kính mến đó làm căn bản thì không thể có Luật.
Chính Chúa Giêsu đến để làm trọn việc sùng kính và tôn trọng đó. Chúa Giêsu đên để chỉ cho người ta thấy thế nào là kính mến Chúa, tôn trọng con người trong cuộc sống. Người Hylạp nói: “Công bình tức là trả cho Chúa và cho người khác điều ta mắc nợ”. Chúa Giêsu vạch rõ: điều phải trả cho Chúa là tôn thờ và điều phải trả cho con người là tôn trọng xứng đáng.
IUS W1L11AM hiAKtLAY
i. / -¿*\J
Sự tôn thờ và tôn trọng đó không nằm ở chỗ tuân thủ vô sô" những luật lệ chi li nhỏ nhặt, nó không nằm trong việc dâng lễ vật nhưng ở lòng nhân từ, nó không cốt ở luật lệ bề ngoài nhưng ở tình yêu, không ở những điều cấm kỵ buộc người ta không làm điều này, điều kia mà là ở những điều răn truyền họ phải uốn đời sống mình theo mệnh lệnh tích cực của tình yêu.
Sự sùng kính và tôn trọng đó là căn bản của Mười Điều Răn sẽ chẳng bao giờ qua đi, phải là chất liệu vĩnh viễn trong mối quan hệ của con người với Thiên Chúa và với đồng loại.
Lề Luật Và Phúc Âm
Mátthêu 5,17-20
Khi nói về Lề Luật và Phúc Âm, Chúa Giêsu đã có ý đặt một số nguyên tắc tổng quát:
1. Có sự tiếp nối rõ rệt giữa quá khứ và hiện tại. Không bao giờ chúng ta được phép nhìn cuộc đời là cuộc chiến giữa quá khứ và hiện tại. Hiện tại xuất phát từ quá khứ. Sau trận Dunkirk trong thế chiến thứ hai, mọi người có khuynh hướng tìm một nhân vật để quy trách nhiệm đã làm sụp đổ quân lực Anh Quốc. Rất nhiều người cay đắng phản kháng những kẻ đã hướng dẫn các biến cố trong quá khứ. Lúc đó, ông Churchill đã phát biểu rất khôn ngoan: “Nếu mở cuộc đấu khẩu giữa quá khứ và hiện tại, chúng ta sẽ thấy mình mất tương lại”.
Phải có Lề Luật trước khi Phúc Âm đến. Con người phải biết phân biệt điều phải điều quấy, phải biết khả năng của chính mình không thể nào đạt nổi những đòi hỏi của Lề Luật và đáp ứng được những lệnh truyền của Chúa, phải biết ý nghĩa của tội lỗi, sự bất xứng và yếu kém của mình. Người đời hay trách quá khứ, và phần nhiều đúng, nhưng cũng cần phải nhận rằng ta mắc nợ quá khứ rất nhiều. Chúa Giêsu thấy rõ bổn phận của con người không phải là quên, hoặc thử phá hủy quá khứ, nhưng phải xây dựng trên nền móng của quá khứ. Chúng ta đã nhận công lao của những người khác, chúng ta phải sống làm sao cho những người khác nữa sẽ thừa hưởng công lao của chúng ta.
:>,!/-2U
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​109
2. Trong đoạn sách này, Chúa Giêsu cương quyết cảnh cáo con người đừng cho Kitô giáo là dễ. Con người có thể nói: “Chúa Giêsu là sự cáo chung của Lề Luật, bây giờ tôi có thể làm điều tôi thích”. Người ta có thể cho rằng mọi nghĩa vụ, mọi trách nhiệm, mọi đòi hỏi đều chấm dứt. Nhưng Chúa Giêsu dạy sự công chính của Kitô hữu phải vượt hẳn sự công chính của các Kinh sư và Pharisêu. Ngài muốn nói gì? Động cơ thôi thúc các Kinh sứ và Pharisêu. là Luật. Mục tiêu, mộng ước của họ là thỏa mãn đòi hỏi của Luật. Bây giờ, về phương diện lý thuyết có thể thỏa mãn được những đòi hỏi đó và như thế, sẽ có lúc một người có thể nói: “Tôi đã làm mọi điều Luật đòi hỏi, phận sự tôi đã xong, Luật không còn quyền gì trên tôi nữa”. Nhưng động cơ mà người Kitô hữu sông là yêu thương, ao ước duy nhất của người Kitô hữu là chứng tỏ lòng biết ơn tình yêu Thiên Chúa đã dành cho mình trong Chúa Giêsu Kitô. Bây giờ, ngay cả trên lý thuyết cũng không thể thỏa mãn những đòi hỏi của yêu thương. Nếu ta hết lòng yêu thương ai thì chúng ta sẽ thấy dù hiến dâng cả đời mình phục vụ và chiêm ngưỡng người ấy, dù dâng hiến cả mặt trời, cả trăng sao cho người ấy, chúng ta vẫn chưa thấy đủ. Đốì với tình yêu thì dâng hiến cả cõi thiên nhiên cũng vẫn là quá nhỏ.
Người Do thái muôn làm thỏa mãn Luật của Thiên Chúa. Đòi hỏi của Luật bao giờ cũng có giới hạn. Người Kitô hữu nhằm mục đích bày tỏ lòng biết ơn, cảm tạ tình yêu của Chúa. Đối với đòi hỏi của tình yêu thì trong đời này hay trong cõi đời đời cũng không có giới hạn nào. Chúa Giêsu đã đặt trước con người không phải là Luật của Chúa mà là Tình Yêu của Chúa. Từ xưa, Augustinô đã nói: “Cuộc sống Kitô giáo có thể tóm tắt trong một câu: Hãy yêu mến Chúa và làm điều bạn muôn”. Nhưng khi nhận biết Chúa thương yêu chúng ta thì ước muốn của đời ta là đáp lại tình yêu này. Đó là công tác lớn nhất trong thế gian và người nào chỉ suy nghĩ theo lối Luật sẽ không bao giờ tưởng nghĩ đến nổi. Đó cũng là công tác bó buộc hơn bất cứ nhiệm vụ nào đốì với Luật thế gian.
110 WILIIAM BARCLAY
D,Z1-4Ồ
Uy Quyền Mới
Mátthêu 5,21-48
21 “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra tòa. 22 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hỏa ngục thiêu đốt. 23 Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, 24 thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. 25 Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan tòa, quan tòa lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. 26 Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.
27 “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình.28 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. 29 Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hỏa ngục. 30 Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hỏa ngục.
31 “Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. 32 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.
33 “Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. 34 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. 35 Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. 36 Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hóa trắng hay đen được. 37 Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’; thêm thắt điều gì là do ác quỷ.
1 -‘-to
TIN MUNG MÀTTHẼU - TẬP 1​111
38 “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. 39 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác; trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. 40 Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. 41 Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm.42 Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.
43 “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. 44 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. 45 Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. 46 Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? 47 Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? 48 Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.
Đây là một trong những phần giáo huấn quan trọng nhất của Chúa Giêsu trong cả Tân ước. Trước khi đi vào chi tiết chúng ta cần chú ý vài điểm sau:
Trong phần này Chúa Giêsu dạy với một thẩm quyền mà không một người nào khác dám nghĩ đến. Thẩm quyền Chúa Giêsu viện dẫn luôn luôn làm những người gặp Chúa phải kinh ngạc. Ngay từ khởi đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã giảng dạy tại hội đường Caphácnaum “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có quy quyền, chứ không như các Kinh sư” (Mc 1,22). Mátthêu kết luận với các lời này trong Bài Giảng Trên Núi: “Khi Đức Giêsu giảng dạy những điều ấy xong, đám đông dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như có uy quyền, chứ không như các Kinh sư của họ” (Mt 7,28.29).
Rất khó cho chúng ta nhận thấy uy quyền của Chúa Giêsu làm cho người Do thái chướng tai gai mắt như thế nào. Đối với người Do thái, Luật là tuyệt đối thánh thiện, tuyệt đối thiêng liêng, ta
112 WILIIAM BARCLAY
^ 1 —ru
không thể nào phóng đại thêm lồng tôn kính Luật nơi họ. Aristeas nói: “Kẻ nào từ chối không nhận Luật đến từ trời thì không có phần gì ở đời sau”. Họ còn bảo: “Cả đến người nào nói Luật đến từ Đức Chúa Trời, nhưng trừ câu này, câu kia thì do Môsê nói chứ không phải Chúa, người đó đáng bị xét xử. Người đó đã khinh bỏ lời Chúa, bất kính và đáng bị hủy diệt tâm hồn”. Tiết mục thứ nhất trong buổi thờ phượng tại hội đường là lấy các sách Lưật ra khỏi rương và rước đi vòng quanh hội đường để cộng đoàn sùng kính, ngưỡng mộ.
Đó là cách người Do thái suy nghĩ về Luật, vậy mà không dưới năm lần (Mt 5,21.27.32.38.43) Chúa Giêsu trứng dẫn Luật chỉ để nói ngược lại và thay thế bằng những dạy dỗ riêng của Ngài. Ngài tuyên bố có quyền đưa ra những chỗ bất cập của các sách thánh trong thế gian và dùng sự khôn ngoan Ngài để sửa chữa. Người Hylạp định nghĩa exousia “thẩm quyền là quyền để thêm và để bớt theo ý muốn”. Chúa Giêsu hành xử quyền đó ngay cả với điều người Do thái tin là lời bất di, bất dịch của Thiên Chúa. Chúa Giêsu cũng không tranh luận hay tìm cách biện bạch và chứng minh việc Ngài có quyền đó. Ngài cứ lặng lẽ, không thắc mắc, thực thi quyền đó, không tranh biện gì cả.
Chưa ai từng nghe một điều như thế bao giờ. Các giáo sư Do thái nổi tiếng bao giờ cũng dùng những câu đặc biệt trong việc dạy dỗ của họ. Câu đặc biệt của ngôn sứ là: “Chúa dạy như vầy”. Ông không nói bằng thẩm quyền cá nhân, ông chỉ nhận rằng ông nói điều Chúa dạy. Câu đặc biệt của các Kinh sư và Pharisêu: “Có lời dạy rằng”. Các Kinh sư và các Rápbi không bao giờ dám phát biểu quan niệm của riêng họ, dù không tìm được hậu thuẫn cho quan điểm ấy bằng những lời trích dẫn từ các giáo sư danh tiếng. Nhưng đối với Chúa Giêsu lời tuyên bô" của ngài không cần một thẩm quyền nào khác hơn là chính Ngài. Ngài chính là thẩm quyền riêng của Ngài.
Rõ ràng phải có một trong hai điều này là đúng: hoặc Chúa Giêsu là người mất trí hoặc Ngài là độc giáo; hoặc Ngài mắc chứng thích tự tôn, tự đại hoặc Ngài là Con Thiên Chúa. Không người thường nào lại dám tuyên bố có quyền lật ngược những điều mà cho đến thời điểm đó vẫn được mọi người coi là lời vĩnh cửu của Chúa. Điều kỳ lạ về thẩm quyền là tự minh xác, khi một
J,Z1-“4Ỗ
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​113
người vừa khởi sự dạy dỗ, chúng ta biết người ấy có quyền dạy dỗ hay không. Thẩm quyền giông như bầu khí quyển quanh mình. Vấn đề không phải là đòi hỏi uy quyền hay tuyên bố mình có uy quyền, mà là thật sự có hay không có uy quyền. Các ban hòa tấu đã từng ở dưới quyền điều khiển của vị nhạc trưởng danh tiếng Toscanini nói rằng, vừa khi ông bước lên bục thì họ cảm thấy một làn sóng uy quyền từ ông toát ra. Julian Duguid thuật lại chuyên vượt qua Đại Tây Dương trên cùng một chuyến tàu với Sir Wilfred Grenfell, ông nói khi Grenfell vào một phòng, người ta có thể biết ông đã vào mà không cần nhìn lên, vì một làn sóng uy quyền tỏa ra từ con người ấy. Đối với Chúa Giêsu thì còn tuyệt đối uy quyền hơn thế nữa.
Chúa Giêsu đã sửa đổi, điều chỉnh lại sự khôn ngoan cao nhất của loài người vì Ngài là Thiên Chúa. Chúa không cần phải tranh luận Chúa chỉ dạy. Không ai chân thành gặp Chúa Giêsu, thành thật nghe Ngài lại không cảm thây lời Ngài có thẩm quyền tối cao của Thiên Chúa, vì ngoài Chúa, tất cả các lời khác đều thiếu sót và mọi sự khôn ngoan khác đều lỗi thời.
Tiêu Chuẩn Mới
Mátthêu 5,21-48
Giọng nói đầy uy quyền của Chúa Giêsu làm cho người nghe kinh ngạc, nhưng tiêu chuẩn của Ngài đặt ra cho con người còn đáng kinh ngạc hơn. Chúa Giêsu dạy: không phải chỉ giết người mới có tội, nhưng người nào giận anh em mình là đã có tội đáng bị xử phạt. Trước mắt Thiên Chúa thì không phải phạm tội tà dâm mới có tội, nhưng người nào để những ham muốn xấu xa vào trong lòng mình cũng là tội. Đây là điều hoàn toàn mới mà người ta không nắm trọn được ý nghĩa. Theo lời dạy dỗ của Chúa Giêsu, không giết người chưa đủ, còn phải không bao giờ có ước muốn giết người mới được. Không phạm tội tà dâm chưa đủ, cần phải không bao giờ có ước muốn phạm tội tà dâm. Có thể chưa bao giờ chúng ta đánh ai, nhưng ai có thể nói được là mình chẳng bao giờ muốn đánh ai? Có thể chúng ta chưa bao giờ phạm tội tà dâm, nhưng ai có thể khẳng định mình chưa bao giờ có cái ước
114 WILIIAM BARCLAY
3,/1-^ỡ
muốn đó? Theo lời Chúa Giêsu dạy, tư tưởng cũng quan trọng như hành động. Không phạm tội chưa đủ, điều duy nhất gọi là đủ ấy là không muôn phạm tội đó. Chúa Giêsu dạy rằng một người bị xét xử không chỉ vì hành động mà còn vì những ước ao chưa từng thể hiện thành hành động. Theo tiêu chuẩn của thế gian, một người không bao giờ phạm một điều cấm là người tốt, còn theo tiêu chuẩn của Chúa Giêsu, một người chưa hẳn là tốt cho đến khi nào ngay cả tâm trí người đó cũng không bao giờ ước ao phạm điều cấm. Chúa Giêsu rất quan tâm đến tư tưởng con người. Sự kiện đó đưa đến ba điểm sau đây:
1. Chúa Giêsu nói phải vì đường lối của Chúa là đường lối duy nhất dẫn đến bảo đảm, an toàn. Trong chừng mực nào đó, con người là một nhân cách chia đôi, một phần được kéo đến điều thiện còn phần kia bị lôi vào điều ác. Chừng nào còn trong tình trạng đó, cuộc chiến đấu bên trong con người vẫn còn. Có một tiếng nói thôi thúc con người làm điều cấm kỵ, nhưng một tiếng nói khác lại cấm con người phạm tội. Plato ví tâm hồn con người như người đánh xe điều khiển hai con ngựa, một con hiền lành dễ bảo, tuân phục dây cương và lệnh truyền, còn con kia thì dữ tợn, không thuần và ương ngạnh, con ngựa này tên là Lẽ Phải, con kia là Đam Mê. Cuộc đời bao giờ cũng là sự đấu tranh giữa những đòi hỏi của đam mê và sự quản trị của lẽ phải. Lẽ phải là dây cương giữ những đam mê dưới vòng kiềm tỏa, nhưng dây cương có thể đứt bất cứ lúc nào. Sự tự kiềm chế có những giây phút không đề phòng được và rồi chuyện gì sẽ xảy ra? Chừng nào còn có căng thẳng bên trong, rán sức bên trong, tranh đấu nội tâm thì cuộc đời không thể được an ninh. Trong những hoàn cảnh như thế không thể có an toàn. Chúa Giêsu dạy, chỉ có một con đường duy nhất dẫn đến an toàn là loại trừ vĩnh viễn lòng ham muốn những điều cấm. Chỉ khi đó thì cuộc đời mới an ổn mà thôi.
2. Nếu vậy thì chỉ một mình Chúa mới có quyền đoán xét con người. Ta chỉ thấy được hành động bên ngoài nhưng chỉ Chúa mới thấy bí mật của lòng người. Nhiều người hoạt động bên ngoài thật gương mẫu, ngay thẳng nhưng tư tưởng bề trong thì thật đáng bị Chúa đoán phạt. Nhiều người đứng vững trước sự phê dạy của con người là sự phê dạy dựa vào bề ngoài, nhưng vẻ tốt lành của người đó lại sụp đổ trước mắt toàn tri của Chúa.
D,Zl-/2
TIN MỪNG MÁTTHẾU - TẬP 1​115
3. Nếu vậy, tất cả chúng ta đều phá sản vì không ai đứng nổi trước sự dạy xét của Chúa. Dù chúng ta có một bề ngoài đạo đức, trọn vẹn thì cũng không ai có thể nói rằng mình chưa từng ao ước làm điều sai quấy. Để có sự trọn vẹn bề trong thì điều duy nhất đủ để chúng ta có thể nói là tôi đã chết và Đấng Cứu Thế sống trong tôi. Phaolô nói: “Tôi cùng chịu đóng đinh vào thập giá với Chúa Ki tô. Tôi sông nhưng không phải là tôi sống mà là Chúa Ki tô sống trong tôi” (GI 2,20).
Tiêu chuẩn mới dẹp bỏ mọi kiêu căng và cột chặt chúng ta vào Chúa Kitô, Đấng duy nhất có thể khiến ta tiến đến tiêu chuẩn Ngài đã đặt trước chúng ta.
Cấm Giận
Mátthêu 5,21-22
Đây là ví dụ thứ nhất của tiêu chuẩn mới được Chúa Giêsu nêu ra. Luật xưa đã định: “Ngươi chớ giết người” (Xh 20,13). Ớ đây Chúa Giêsu thiết định giận anh em mình cũng bị cấm. Không đánh người chưa đủ, chỉ gọi là đủ khi không muốn đánh người, thậm chí cũng không có lòng nặng nề, khó chịu đôi với người ta nữa.
Trong đoạn này, Chúa Giêsu đang biện luận như một rápbi. Ngài sử dụng rất khéo những phương pháp tranh luận mà các bậc hiền triết đương thời thường dùng. Đoạn sách trình bày sự gia tăng cơn giận tương ứng với sự gia tăng hình phạt.
1. Điểm đầu tiên là có người “giận anh em mình”. Động từ dùng ở đây là orgizesthai. Tiếng Hylạp có hai chữ giận. Một là thumos được mô tả là ngọn lửa của đống rơm khô, đó là cơn giận bùng lên mau chóng nhưng cũng chóng tàn, còn chữ orge (động từ orgizesthai) mô tả cơn giận thâm thù, kéo dài, cơn giận của một người nuôi dưỡng lòng giận cháy âm ỉ, cơn giận một người cứ ôm âp trong lòng không cho nó tàn tắt.
Cơn giận ấy đáng bị tòa án xét xử, tòa án này được gọi là hội đồng hương thôn địa phương, cơ quan nắm giữ công lý, gồm các Kỳ mục thôn âp địa phương: ba vị trong các thôn áp dưới 150
116 WILIIAM BARCLAY
D,Zi-/Z
cư dân, bảy vị trong các làng lớn hơn và 23 vị trong các thành phố lớn.
Chúa Giêsu lên án tất cả mọi loại giận dữ ích kỷ. Kinh Thánh nói rõ là cấm giận dữ. Giacôbê nói: “Vì khi nóng giận, con người không thực thi đường lối công chính của Thiên Chúa” (Gc 1,20). Phaolô bảo mọi người phải dẹp bỏ mọi sự “tà dâm, ô uế, tình dục, ham muôn xấu xa, tham lam, giận dữ...” (C1 3,8). Ngay cả tư tưởng ngoại giáo lầm lạc nhất cũng còn cho giận dữ là điên dại. Chính Cicero nói khi giận thì “không còn gì là mực thước hay hiểu biết nữa”. Seneca diễn tả rất linh hoạt “Giận là một cơn điên ngắn”.
Vậy Chúa Giêsu vĩnh viễn cấm giận dữ, giận không chịu quên, không chịu nguôi và tìm cách trả thù. Nếu muốn vâng lời Chúa Giêsu, phải xua đuổi giận dữ khỏi cuộc sống, nhất là cơn giận kéo dài quá lâu. Lời cảnh cáo cần nhớ là không ai được xưng mình là người Kitô hữu mà còn nổi giận vì bị những thiệt hại cá nhân.
2. Tiếp theo Chúa Giêsu nói về hai trường hợp giận dữ biến thành những lời xúc phạm. Các giáo sư Do thái cũng cấm thứ giận dữ và những lời như thế. Họ có nói đến “sự áp bức trong lời nói và tội chửi rủa”. Họ có câu nói rằng: “ba hạng người đi xuống địa ngục mà chẳng trở về: người tà dâm, kẻ công khai làm nhục xóm giềng cùng người gọi những người lân cận mình bằng những tên xấu xa”. Cơn giận trong lòng người và cơn giận trong lời nói đều bị cấm.
Lời Phỉ Báng
Mátthêu 5,21-22
Trước hết, người nào gọi anh em mình là raca thì bị xét xử. Raca là từ hầu như không dịch được vì hơn bất cứ từ nào khác nó được diễn đạt bằng âm điệu. Gọi người nào là raca tức đã coi người ấy là một kẻ đần độn, đầu óc rỗng tuếch, một anh khờ, một kẻ ngu dốt vụng về. Đó là một lời của người tức giận, khinh bỉ, miệt thị kẻ khác. Người ta thuật chuyện về một Rápbi tên là Simmon ben Eleazar từ nhà của vị giáo sư mình ra về, lây làm tự cao tự mãn về học thức uyên bác và sự nhân lành của mình. Có
11 IN MUINU MATTHtiU - TẠP 1​11/
một người dị dạng đi ngang chào hỏi ông, ông không chào nhưng nói: “Mày, đồ raca, đồ xâu xí. Có phải tất cả những người trong thành này đều xấu xí như mày không?” Người kia đáp: “Điều đó tôi không biết, hãy đi nói với Tạo Hóa, Đấng đã dựng nên tôi, là Ngài đã làm nên một vật xấu xí như thế”. Vậy mọi sự khinh khi, ngạo mạn đều bị quở trách.
Tội khinh khi có thể bị xử nặng hơn, có thể bị Tòa Công Luận, tức tòa án tối cao của Do thái xét xử. Tất nhiên ở đây không nên hiểu theo nghĩa đen: dường như Chúa Giêsu dạy: “Tội giận thâm thù đã là xấu, mà tội khinh bỉ còn tệ hại hơn”. Không có tội nào làm mất bản chất người Kitô hữu bằng tội khinh khi. Sự khinh khi đến từ lòng kiêu ngạo về gia tộc, về sự chú ý đến tiền của, địa vị... quả là một điều xấu xa. Khinh thị căn cứ vào nhà cửa, tiền bạc, kiêu hãnh về vật chất là một điều xấu xa. Cũng có sự khinh thị dựa vào kiến thức, trong các loại hợm hĩnh thì hợm hĩnh về tri thức là khó hiểu nhất vì không một người khôn ngoan nào lại không ý thức một cách sâu xa sự ngu dốt của chính mình. Chúng ta không bao giờ được khinh bỉ một người mà Chúa Kitô đã chết cho họ.
3. Tiếp theo, Chúa Giêsu nói về người gọi anh em mình là moros. Moros có nghĩa là điên, nhưng moros là người điên về phương diện luân lý, là người đang đóng vai điên. Tác giả Thánh vịnh đã mô tả người điên nói trong lòng rằng không có Chúa (Tv 14,1). Một người như thế ngu dại về luân lý, sống đời vô luân và là người trong lòng ao ước không có Chúa. Gọi một người là moros không phải là chê trách khả năng lý trí mà là phỉ báng tình trạng luân lý, tước đoạt thanh danh của người ấy và gán cho người ấy là kẻ sống vô luân.
Vậy Chúa Giêsu dạy người nào làm mất danh giá của anh em mình thì đáng bị tòa ẳn nghiêm khắc xử tội, đó là sự xét xử của lửa địa ngục. Gehenna là một chữ có lai lịch và thường được dịch là “địa ngục”. Người Do thái thường dùng chữ này (Mt 5,22.29.30; 10,28; 18,9; 23,15.33; Mc 9,43.45.47; Lc 12,5; Gc 3,6) để chỉ thung lũng Hinôm. Hinôm ở phía tây nam Giêrusalem là nơi vua Akháp đã du nhập vào ítraen việc thờ phượng Môlốc là thần lửa của dân ngoại bằng cách đem thiêu trẻ con trong lửa, “Người đốt hương trong thung lũng Hinôm và thiêu con cái mình trong lửa”. Giôsia, một nhà vua cải cách đã dẹp bỏ việc thờ lạy đó và truyền cho
1 I o w XL/II/VIVI​I
thung lũng đó mãi mãi trở thành nơi đáng rủa sả: “Người cũng làm ô uế Tôphết trong thung lũng con cái Hinôm, hầu cho từ rày về sau không ai được thiêu con trai hay con gái mình trong lửa dâng cho Môlốc” (2 V 23,10). Hậu quả là thung lũng Hinôm trở thành nơi đổ rác của thành Giêrusalem để tiêu hủy. Nó như một lò thiêu công cộng, bao giờ lửa cũng âm ỉ cháy và một màn khói dày đặc bao phủ thung lũng, trong đó sanh ra một loại sâu ghê tởm khó giết (Mc 9,44). Vậy, Gehenna, thung lũng Hinôm, trong tâm trí người đời trở thành đồng nhất với tất cả những gì dơ bẩn, đáng bị nguyền rủa, như một nơi để thiêu hủy những thứ vô dụng, xấu xa. Đó là lý do vì sao thung lũng Hinôm đồng nghĩa với địa ngục, nơi Chúa bày tỏ quyền năng hủy diệt của Ngài.
Vậy, Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng điều nặng hơn hết là làm mất phẩm giá người khác, không một hình phạt nào là quá nghiêm khắc đối với những người chuyên tán gẫu, nói xấu bên tách trà để làm mất thanh danh người khác. Cách cư xử đó là một tội đáng sa địa ngục.
Như đã nói, tất cả những hình phạt theo từng câp độ này không nên hiểu theo nghĩa đen. Điều Chúa Giêsu đang nói là “Thời xưa, kẻ sát nhân đã bị lên án. Thật ra, sát nhân muôn đời vẫn là sai quấy, nhưng ta dạy cùng các ngươi, chẳng những chỉ hành động bên ngoài của con người là đáng xử phạt, nhưng những tư tưởng thầm kín nhất cũng đặt dưới sự xem xét kỹ lưỡng và dạy xét của Chúa. Giận lâu đã là xấu, lời nói khinh bỉ còn xấu hơn, lời nói bá láp và quỷ quyệt làm hại đến thanh danh một người là tệ hại hơn hết”. Người nào làm nô lệ cho giận dữ, người nào nói năng với giọng điệu khinh bỉ, người nào làm tổn thương thanh danh của người khác, có thể trong hành động chưa phạm tội sát nhân nhưng trong lòng thì đã phạm tội đó rồi.
Bức Tường Ngăn Cách Không Thể vượt Qua
Mátthêu 5,23-24
Khi Chúa Giêsu dạy lời này, Ngài đang nhắc nhở người Do thái nhớ đến một nguyên lý họ biết rõ và không bao giờ quên. Ý nghĩa của lễ vật rất đơn giản, khi một người làm điều sai, điều đó
phá hỏng mô"i liên hệ giữa người đó với Chúa và lễ vật là phương thuốc nốì lại mối tương giao đó.
Nhưng có hai điều quan trọng nhất cần lưu ý. Trước hết không chủ trương rằng lễ vật có thể chuộc tội cố ý, tức là điều người Do thái gọi là “tội lỗi của người cao tay”. Nếu một người vô tình phạm tội, nếu một người phạm tôi trong lúc đam mê, mất tự chủ thì lễ vật có hiệu lực, nhưng nếu cố ý, ương ngạnh, chai lì và phạm tội trắng trỢn thì lễ vật không thể chuộc tội được. Thứ hai, muốn có hiệu lực, lễ vật phải gồm xưng tội và hoán cải thật, nhất là cố gắng sửa lại những hậu quả do tội gây ra. Ngày Đại Lễ Chuộc Tội là ngày để chuộc tội cho toàn dân. Người Do thái hiểu rõ rằng ngay đến lễ vật trong ngày Đại Lễ Chuộc Tội cũng chẳng ích gì nếu người ta không chịu làm hòa với người lân cận mình. Mốì bất hòa giữa người và Chúa không thể chữa được cho đến chừng mối bất hòa giữa người với người được hàn gắn. Nếu một người đang dâng một lễ vật chuộc tội, chẳng hạn tội ăn cắp, lễ vật ấy hoàn toàn vô giá trị trừ khi vật đánh cắp được trả lại và nếu người ta khám phá ra vật đánh cắp không được trả lại thì lễ vật bị hủy bỏ như một vật ô uế và bị thiêu đốt ở ngoài đền thờ. Người Do thái biết rõ rằng, một người phải hết sức sửa ngay mọi sự với chính mình trước khi có thể được hòa hợp với Chúa.
về môt phương diện khác, lễ vật là để thay thế. Biểu tượng đó như sau: Khi lễ vật sắp sửa được dâng lên, người thờ phượng đặt hai tay mình lên đầu con vật và ấn mạnh như để chuyển tội mình lên đó. Đang khi làm như thế, người đó nói: “Lạy Chúa, con đã phạm tội, con đã làm điều hư hoại, con đã loạn nghịch, con đã phạm... (ở đây người đó phải nói rõ tội mình) nhưng con trở lại ăn năn, nguyện lễ vật này thay thế con”. Nếu muốn lễ dâng đó có giá trị thì phải xưng tội và hoán cải. Bức tranh Chúa Giêsu mô tả ở đây thật linh động. Cô" nhiên người thờ phượng không tự tay dâng lễ vật, người đó đem lễ vật để thầy tế lễ thay mặt dâng lên. Người thờ phượng đi vào đền thờ, đi ngang qua một dãy hành lang, hành lang của người ngoại, hành lang phụ nữ, hành lang nam giới. Vượt qua đó đến hành lang các thầy tế lễ là nơi người dân không được vào. Người thờ phượng đứng tại lan can, sẩn sàng trao lễ vật cho thầy tế lễ, tay người ấy đặt trên con vật để xưng tội, kế đó người ấy nhớ lại môi bât hòa với anh em mình, điều sai quấy mình đã
1 zu WILllAM tíAKCLA Ï
làm cho người ấy. Nếu muốn của lễ có giá trị, người ấy phải trd về hàn gắn lại chỗ sứt mẻ, sửa lại sai lầm, bằng không thì chẳng hiệu quả gì.
Chúa Giêsu xác định rõ chân lý căn bản này. Chúng ta không thể làm hòa với Chúa cho đến chừng đã làm hòa với anh em. Chúng ta không thể hy vọng được tha thứ cho đến khi xưng tội, chẳng những với Chúa mà cả với anh em, cho đến chừng chúng ta làm hết sức mình để dẹp bỏ những hệ lụy thực tiễn của tội lỗi. Đôi khi chúng ta không biết tại sao lại có một bức tường ngăn cách giữa chúng ta và Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta tự hỏi vì sao những lời cầu nguyện của mình dường như vô ích. Lý do vì chúng ta đã dựng lên bức tường ngăn cách đó, chúng ta đã có mốì bất hòa với anh em, vì chúng ta đã làm hại cho người nào đó mà không chịu làm gì để sửa lại cho đúng.
Làm Hòa Kịp Lúc
Mátthêu 5,25-26
Tại đây Chúa Giêsu ban cho chúng ta lời khuyên thực tiễn nhất. Ngài bảo con người phải dẹp bỏ rắc rối cho đúng lúc kẻo nó chồng chất trở thành tệ hại hơn.
Chúa Giêsu mô tả hai người thù địch cùng đến tòa án. Ngài bảo họ phải làm hòa với nhau trước, vì nếu không, khi tòa án công minh xét xử thì sẽ có hại cho một trong hai người. Hình ảnh hai người thù cùng đi với nhau đến tòa, đối với chúng ta có vẻ rất lạ, chắc không có, nhưng thời xưa đây là chuyện thường.
Dưới pháp chế Hylạp có một thể thức bắt giữ gọi là apagoge có nghĩa là bắt dẫn tới tòa. Theỏ đó, nguyên cáo tự mình bắt bị cáo. Người ta nắm lấy cổ áo và giữ cách nào để bị cáo nếu vùng vẫy thì chỉ tự thắt cổ mà thôi. Lý do để bắt giữ như vậy thì rất hiếm, vì kẻ bất lương phải bị bắt tại trận. Những tội bị bắt theo cách này là trộm cắp, trộm quần áo (trộm quần áo tại các nhà tắm công cộng tại Hylạp là một tội đáng rủa sả), móc túi, trộm đột nhập tư gia và bắt cóc (bắt cóc những nô lệ có biệt tài ở Hylạp thời xưa rất thường xảy ra). Hơn nữa, một người có thể bị tạm giữ
i 11\ MUÍNU MA 1 1 HbU - TẠP 1
IZ1
nếu bị phát giác đang hành xử quyền công dân trong khi đã bị tước bỏ rồi, hoặc nếu người ấy trở lại thành phô" mình trong khi đã bị lưu đày. Vì tục lệ trên, không ai lấy làm lạ khi thấy trong các thành phố Hylạp cả nguyên cáo lẫn bị cáo đi cùng đường đến tòa án. Rất có thể Chúa Giêsu đang liên kết với luật Do thái và đây không phải là trường hợp không xảy ra. Đây là một trường hợp nợ nần, nếu không làm hòa được thì bị cáo phải trả đến đồng tiền cuôì cùng. Trường hợp này được hội đồng kỳ mục trong làng giải quyết, người ta định một ngày giờ nào đó, cả nguyên cáo lẫn bị cáo phải đến trước tòa án. Trong một thành hay một làng nhỏ người ta dễ thấy hai người cùng đi đến tòa một lúc. Khi một người bị dạy quyết là có tội liền bị giao cho viên chức tư pháp. Mátthêu gọi viên chức này là huperetes, Luca gọi bằng một tên thông thường hơn, là prackter (Lc 12,58). Viên chức tư pháp này có phận sự thi hành hình phạt và nếu nợ không trả, viên chức này có quyền giam giữ người mắc nợ cho đến khi nào trả xong. Chắc chắn đó là tình huống Chúa Giêsu đang nghĩ đến. Lời Chúa Giêsu khuyên có thể có một trong hai ý nghĩa:
1. Đây là lời khuyên thực tiễn nhất. Kinh nghiệm thường xảy ra trong đời sông là nếu sự tranh chấp không được dàn xếp ngay, càng để lâu càng đưa tới những khốn khổ, cay đắng và ngày càng tệ hại hơn. Cay đắng sinh ra cay đắng. Thường khi bất hòa giữa hai người dẫn đến bất hòa giữa hai gia đình rồi đến các thế hệ tương lai và cuối cùng dẫn đến chia đôi Hội Thánh hoặc tổ chức. Nếu ngay từ đầu, một trong hai phe bằng lòng xin lỗi hoặc thừa nhận lỗi lầm thì tình huống trầm trọng đã không xảy ra. Khi có bất hòa với người khác, ta phải dàn xếp nội vụ ngay. Chúng ta cần khiêm nhường đủ để nhận lỗi và xin lỗi, dù mình đúng đi nữa, nhưng vẫn nên đi bước trước để hàn gắn mối bất hòa. Khi mốì tương quan cá nhân đổ vỡ, chín trong số mười trường hợp, nếu biết giải quyết tức khắc mối tương quan sẽ được hàn gắn lại ngay. Nhưng nếu không hành động tức khắc, mối tương quan sẽ càng suy vi và cay đắng lan rộng ngày càng lớn hơn.
2. Có lẽ trong tâm trí Chúa Giêsu còn một điều sau cùng nữa, Ngài dạy: “Hãy tự biện giải và làm hòa với người lân cận trong khi còn sống, vì một ngày kia, ngươi không biết khi nào cuộc sông kết thúc và ngươi sẽ phải đến trước tòa Chúa, Đấng
Wll_.il/AlVl 0/-Vl\\^l^/A 1
thẩm dạy cuối cùng của mọi việc”. Ngày trọng đại nhất của người Do thái là ngày Đại Lễ Chuộc Tội, những lễ vật được dâng lên để chuộc những tội biết rõ cũng như không biết. Dù sao, ngày đại lễ này vẫn có hạn chế. Sách Talmud minh định rằng: “Ngày Đại Lễ Chuộc Tội chuộc những lỗi lầm giữa con người với Thiên Chúa nhưng không chuộc những lỗi lầm giữa người với người, trừ khi trước hết, người ta đã dàn xếp ổn thỏa mọi việc với người lân cận”. Người ta phải sống thế nào để giữ thuận hòa với tất cả mọi người.
Có lẽ chúng ta không cần lựa chọn giữa hai lối giải thích về lời dạy của Chúa Giêsu. Có thể Chúa đã nghĩ đến cả hai và điều Ngài dạy là: “Nếu ngươi muôn hạnh phúc trong đời này lẫn đời sau thì đừng bao giờ để một cuộc tranh biện không giải hòa hay một sự rạn nứt không hàn gắn được giữa ngươi và anh em ngươi. Hãy hành động tức khắc để phá đổ bức tường ngăn cách do cơn giận gây nên”.
ƯỚC Muốn Bị Cấm
Mátthêu 5,29-30
ở đây Chúa Giêsu đòi hỏi phải thực hiện một cuộc giải phẫu. Ngài nhấn mạnh rằng điều gì là nguyên nhân của tội lỗi hoặc quyến rũ phạm tội thì phải chặt bỏ khỏi cuộc sông.
Từ dùng chỉ hòn đá vấp phạm ở đây rất hay. Skandalon là một dạng của chữ skandalethron có nghĩa là cây mồi trong cái bẫy. Đó là một nhánh cây có găm mồi nhử thú và khiến bẫy sập xuống. Vậy chữ đó mang ý nghĩa là điều gì làm cớ hủy diệt con người, nó gợi lên hai hình ảnh: Trước hết là hình ảnh hòn đá khuất lấp trên đường làm người ta vấp ngã, hoặc sợi dây giăng qua đường làm người ta vấp chân. Thứ hai là hình ảnh một ho’ sâu đào trong lòng đất, bên trên ngụy trang một lớp mỏng đầy những cành cây hoặc cỏ và đặt làm sao cho ngườỉ đi qua đó sẽ vô tình bước lên, và sẽ lăn nhào xuống hô". Đá vấp phạm là vật khiến người ta vấp té hoặc vật gây cho người ta bị sụp đổ đến hủy diệt hoặc vật đã quyến rũ người ta đến chỗ tự hủy.
HIN 1V1U1NU MAI IHbU - 1ẠH 1
Tất nhiên không nên hiểu điều Chúa dạy theo nghĩa đen thô thiển. Điều Chúa muốn nói là, những gì gây nên cám dỗ, khiến chúng ta sa vào tội lỗi thì phải diệt trừ khỏi đời sống không nên thương tiếc. Nếu có thói quen nào làm cho ta phạm tội, nếu có thú vui nào có thể khiến chúng ta phá sản thì phải loại bỏ nó khỏi đời sống ta.
Ngay khi đọc đoạn sách bàn đến những tư tưởng và những ham muôn cấm kỵ, ta buộc phải tự hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể tự giải thoát khỏi những ham muôn và tư tưởng xấu xa ấy? Trong kinh nghiệm, ta thấy chính mình chúng ta đã để những tư tưởng và hình ảnh xấu xa xâm nhập tâm trí mình và việc đóng cửa chận chúng lại là điều khó khăn.
Người ta bảo chỉ có một cách đối phó với những tư tưởng và ham muôn này, đó là tự nhủ ta sẽ không nghĩ đến những điều này nữa. Nhưng càng nói: tôi sẽ không nghĩ đến điều này, điều nọ thì thật sự là tư tưởng ta càng tập trung vào đó. Gương nổi bật trong lịch sử về cách đối phó sai lầm với các tư tưởng và ham muốn là các nhà tu khổ hạnh ở ẩn trong sa mạc vào thời Hội Thánh sơ khai. Họ là những người có ham muôn xác thịt. Để tránh điều đó, họ đi vào sa mạc Ai cập sông một mình và không suy nghĩ gì khác ngoài Chúa. Người danh tiến nhất là thánh Anthony. Ông sống đời ẩn sĩ, kiêng ăn, làm việc luôn không ngủ, hành khổ thân xác. Ba mươi lăm năm ông sông trong sa mạc, nhưng trong ba mươi lăm năm này, cuộc chiến đấu không hề ngưng nghỉ, không gián đoạn với những cám dỗ. Trong sách tự thuật, ông viết: “Trước hết, ma quỷ tìm cách dẫn đưa tôi xa rời kỷ luật, thì thầm bên tai tôi nhớ lại sự giàu sang, việc chăm sóc cho em gái, những đòi hỏi của thân tộc, ham mê tiền bạc danh vọng, tiệc tùng và những cuộc giải trí khác của đời và cuối cùng sự khó khăn của cuộc đời tu thân tích đức. Một bên gợi ra những tư tưởng ô uế, một bên đối kháng bằng lời cầu nguyện, một bên nhen nhúm tình dục, bên kia dường như mắc cở, cô" tìm sức mạnh trong lời cầu nguyện, lòng tin và kiêng ăn”. Thậm chí, một đem kia ma quỷ mang lấy hình đàn bà để cám dỗ Anthony, trong vòng ba mươi lăm năm ròng rã, sự tranh đâu cứ tiếp diễn.
Rõ ràng nếu trong thế gian có ai đó muôn đi tìm rắc rối thì ấy chính là Anthony và các bạn ông vậy. Có một luật trong bản tính
124 WIL11AM BARCLAY
con người là người nào càng nói tôi sẽ không nghĩ đến điều này điều nó thì chính điều đó lại càng nổi bật trong tư tưởng người ấy. Chỉ có hai cách để đánh bại những tư tưởng bị cấm.
1. Thứ nhất là con đường hoạt động Kitô giáo. Cách tốt nhất để đánh bại tư tưởng xấu là làm việc, khiến cuộc sống đầy ắp những công tác và chức vụ Kitô giáo đến nỗi không còn thì giờ nghĩ đến các tư tưởng đó, nghĩ nhiều đến người khác đến độ có thể quên mình và tập trung suy nghĩ, không phải vào chính ta nhưng vào người khác. Hành động tốt là phương thuốc cứu chữa chúng ta khỏi ý tưởng xấu.
2. Phương pháp thứ hai là lấp đầy tâm trí chúng ta bằng những tư tưởng tốt. Có một cảnh nổi tiếng trong vở kịch Peter Pan của Barrie: Peter đang ở trong phòng ngủ của trẻ con, chúng thấy Peter bay nên chúng cũng muốn biết bay, chúng đã thử bay từ sàn nhà, từ giường ngủ, nhưng đều thất bại. John hỏi: “Anh làm thế nào mà bay được?” Peter đáp: “Các em chỉ cần nghĩ đến những cái đáng yêu, những tư tưởng đẹp, chính chúng sẽ nâng bổng các em lên không trung”. Cách duy nhất để đánh bại những tư tưởng xấu là bắt đầu suy nghĩ đến những điều tốt lành.
Khi bị những tư tưởng dơ bẩn vây bủa, chúng ta không thắng bằng cách rút lui khỏi cuộc sống hay bảo rằng mình sẽ không nghĩ đến điều đó nữa. Chúng ta chỉ có thể thắng khi lao mình vào những hoạt động và đắm chìm trong những tư tưởng đạo đức. Chúng ta chỉ có thể làm được như thế bằng cách liều sự sống mình cho người khác chứ không phải ra sức tự cứu mình.
Ràng Buộc Không Đưực cắt Đứt
Mátthêu 5,31-32
I. Hôn Nhân Giữa Người Do thái:
Khi thiết định luật này cho hôn nhân, Chúa Giêsu đã có ý chống lại một thực trạng rõ ràng. Trong lịch sử, không có thời nào sự bền vững của hôn nhân lại bị đe dọa nghiêm trọng cho bằng những ngày Kitô giáo mới ra đời. Thời đó, thế giới đang trong cơn nguy hiểm chứng kiến sự tan vỡ của hôn nhân và sụp đổ của gia
3,Ól-Ó¿
TIN MƯNG MÁTTHẼU - TẬP 1​125
đình. Kitô giáo có một bốĩ cảnh lưỡng diện: một là bối cảnh thế giới Do thái, hai là bối cảnh thế giới Rôma và Hylạp. Chúng ta hãy xem lời dạy của Chúa Giêsu chống lại hai bối cảnh này.
Theo lý thuyết, không có một quốc gia nào từng có lý tưởng về hôn nhân cao hơn người Do thái. Hôn nhân là một nghĩa vụ thánh mà người nam buộc phải làm. Người ta chỉ được trì hoãn, hoặc không cưới hỏi vì một lý do: dâng trọn thì giờ của mình để nghiên cứu luật. Nếu người nam nào từ chối không chịu cưới vợ và sinh con thì đã vi phạm điều răn tích cực truyền cho con người là phải sinh sản thêm nhiều, người đó đã “làm giảm bớt hình ảnh của Chúa trong thế gian và đã giết chết dòng dõi mình”.
về mặt lý tưởng, người Do thái ghê tởm việc ly dị. Thiên Chúa đã dạy: “Ta ghét kẻ nào bỏ vợ” (MI 2,16). Các Rápbi có những lời rất khả ái: “Chúng ta thấy Chúa lấy lòng khoan nhân đối với mọi tội chỉ trừ tội thất tiết”, “thất tiết” (dâm đãng) làm cớ khiến sự vinh quang của Chúa ra đi”, “mỗi người Do thái phải dâng đời mình cho Chúa thay vì phạm tội thờ ngẫu tượng, giết người và tà dâm”, “chính bàn thờ phải đổ nước mắt khi một người ly dị vợ mình đã cưới trong tuổi thanh xuân”.
Nhưng bi đát thay! Thực tế kém xa lý tưởng. Điều làm hỏng hôn nhân là luật đã coi người đàn bà chỉ là đồ vật, nàng phải hoàn toàn ở dưới quyền cha và chồng nàng, nàng không có quyền gì cả. Người đàn bà không thể ly dị chồng với bất cứ lý do nào, còn người đàn ông lại có thể bỏ vợ bằng mọi lý do. Luật của các Rápbi quy định rằng: “Một người đàn bà có thể bị bỏ dù nàng muốn hay không, nhưng người đàn ông chỉ có thể bị vợ ly dị khi người đó đồng ý mà thôi”.
Vấn đề càng rắc rối hơn bởi các điều khoản ghi trong luật ly dị Do thái rất đơn giản và rất dễ gây tranh luận vì ý nghĩa không rõ ràng. Đnl 24,1 chép: “Một người nam đã cưới vợ, nếu nàng chẳng còn đẹp lòng, người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng thì người ấy được viết một tờ ly dị, trao vào tay nàng, đuổi khỏi nhà mình”. Thể thức ly dị rất đơn giản. Tờ ly dị có nội dung như sau: “Tôi viết cho nàng tờ ly dị này như là một chứng thư từ bỏ, giải thoát để nàng có thể đi lấy người nào tùy ý”. Tất cả điều còn lại phải làm là trao tờ giấy cho người đàn bà trước mặt hai người làm chứng, từ lúc đó nàng bị ly hôn.
126 XVILIIAM BARCLAY
Rõ ràng mấu chcít của vấn đề là giải thích chữ “điều chướng”. Có hai trường phái giải thích luật Do thái: trường phái Shammai rất nghiêm khắc, và trường phái Hillel tự do phóng khoáng, rộng lượng. Shammai và trường phái của ông đã định nghĩa điều chướng có nghĩa là thất tiết và chỉ thất tiết chứ không thể có gì khác. Họ nói: “Dầu người vợ có ác tâm như vợ của Akháp, nàng cũng không bị từ bỏ trừ phi phạm tội tà dâm”. Đốì với trường phái Shammai không có duyên cớ lý dị nào trừ phi phạm tội tà dâm. Trái lại, trường phái Hillel định nghĩa điều chướng trong một chiều hướng rộng rãi. Họ nói một người có thể bỏ vợ nếu nàng làm hỏng bữa ăn vì đã nêm quá nhiều muối, nếu nàng đi ra trước công chúng mà không trùm đầu, nếu nàng nói chuyện với đàn ông ngoài đường phô", nếu nàng ưa cãi vả ồn ào, nếu nàng nói hỗn với cha mẹ chồng trước mặt chồng, nếu nàng hay gây gỗ cãi lẫy... Rápbi Akiba nói: Câu “nếu nàng chẳng còn đẹp lòng chồng” có nghĩa là người đàn ông có thể bỏ vỢ nếu thấy một người đàn bà khác hấp dẫn hơn vợ mình. Theo bản tính con người thí rất dễ thây trường phái nào có ảnh hưởng lớn hơn. Trong thời Chúa Giêsu việc ly dị càng trở n-ên dễ dàng đến nỗi nhiều thiếu nữ không muốn lập gia đình vì hôn nhân không có gì bảo đảm cả.
Khi Chúa Giêsu dạy điều này, Ngài không dạy như một người chỉ biết lý thuyết nhưng như một nhà cải cách thực tế. Ngài đang tìm cách thế đối xử với một tình huống, trong đó cơ cấu đời sống gia đình đang sụp đổ và nền đạo đức quốc gia ngày càng suy đồi.
II. Hôn Nhân Giữa Người Hylạp:
Chúng ta đã thấy tình trạng hôn nhân trong xứ Palestin vào thời Chúa Giêsu. Nhưng sau đó không bao lâu Kitô giáo đã vượt ra khỏi ranh giới xứ Palestin nên chúng ta cũng cần phải thấy tình trạng hôn nhân trong thế giới rộng lớn mà những giáo huấn của Kitô giáo sẽ lan truyền đến.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu hôn nhân giữa người Hylạp. Có hai điều làm hỏng cơ chế hôn nhân trong thế giới Hylạp:
A.W.Verrall - học giả cổ điển danh tiếng - nói rằng: một trong những căn bệnh chính giết chết nền văn minh cổ là coi người đàn bà quá thấp. Điều thứ nhất làm tình trạng hôn nhân giữa người Hylạp sa lầy là họ coi những liên hệ ngoài hôn nhân không có gì
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1 127
là SỈ nhục cả mà trái lại đó là điều người ta chấp nhận, trông chờ. Demosthenes xem đó là một lối sống được chấp nhận “chúng ta có kỹ nữ, gái điếm quý phái để vui chơi, có các nàng hầu để sống chung hàng ngày, chúng ta có vợ để sanh con cái chính thức và là người quản lý trung tín cho tất cả mọi việc gia đình”, về sau khi những ý niệm Hylạp đã thâm nhập và đã làm hư nền đạo đức Rôma, Cicero trong bài diễn văn “Biện Hộ Caelius” nói: “Nếu có người nào nghĩ rằng thanh niên tuyệt đối bị cấm không yêu kỵ nữ, người ấy quả là quá nghiêm khắc. Tôi không thể chối nguyên tắc mà người ấy xác định, nhưng người ấy không những mâu thuẫn với sự cho phép của chính tuổi tác mình mà còn mâu thuẫn với chính những tập tục và khoan nhượng của chính tổ tiên chúng ta. Quả thật, có khi nào điều đó không được phép làm đâu? Ai đã coi điều đó là lỗi lầm? Khi nào việc đó bị từ chối? Điều đang được coi là hợp pháp đã có lúc nào được coi là bất hợp pháp chưa?” Đó là lời biện hộ của Cicero, cũng như lời xác nhận của Demosthenes cho rằng những mối liên hệ ngoài hôn nhân là việc thường tình.
Quan điểm Hylạp về hôn nhân là một nghịch lý khác thường. Người Hylạp đòi hỏi người đàn bà đáng kính trọng phải sông cuộc đời ẩn dật, đến nỗi bà ta cũng không được phép ra đường một mình, thậm chí cũng không được dùng bữa trong những phòng của đàn ông. Bà không được tham dự vào cuộc sông xã hội. Người đàn ông Hylạp đòi hỏi vợ mình phải trinh khiết trọn vẹn còn chính mình lại tự do phóng túng triệt để. Nói thẳng ra, người Hylạp cưới vợ để bảo vệ gia đình nhưng chính họ lại tự do tìm thú vui ở nơi khác. Chính Socrates đã nói: “Có ai là người để anh có thể phó thác những vấn đề quan trọng hơn là vợ anh, nhưng cũng chính nàng lại là người anh ít nói chuyện nhất?” Verus, bạn của Marcus Aurelius đang làm hoàng đế, đã bị vỢ trách vì dính líu với các đàn bà khác, ông đã trả lời rằng: “Nàng nên nhớ vợ là danh hiệu của phẩm giá đáng tôn trọng chớ không phải của thú vui”.
Bởi vậy, tại Hylạp xuất hiện một tình trạng khác thường. Đền thờ Aphrodite tại thành Côrintô có một ngàn nữ tu toàn là những “gái điếm thánh”, họ xuống những đường phố thành Côrintô ban đêm đến nỗi đã có câu tục ngữ: “Không phải người đàn ông nào cũng dám đi đến thành Côrintô”. Có thể thây sự liên kết quái lạ này giữa tôn giáo và mãi dâm. Salon là người
128 WILIIAM BARCLAY
đầu tiên cho phép du nhập nghề mãi dâm vào Athene và cho xây cất các nhà chứa với tiền lời của nghề mãi dâm để xây đền thờ Aphrodite, nữ thần của tình yêu. Người Hylạp không thấy điều gì sai trong việc dùng tiền lời của nghề mãi dâm để xây đền thờ. Nhưng khác hẳn với các gái mãi dâm, ở Hylạp còn có một tầng lớp đàn bà gọi là hetaira. Họ là phu nhân của những người nổi danh, thường là những người đàn bà học thức, đứng đầu xã hội. Nhà họ không khác gì một phòng khách tấp nập; nhiều bà có tên tuổi được ghi vào lịch sử và cũng nổi tiếng như chồng. Thais là hetaira của Alịchsơn Đại Đế; khi Alịchsơn qua đời, bà lấy Ptolemy và trở nên mẹ của hoàng gia Ai cập. Aspasia là hetaira của Pericles, có lẽ là người cai trị và nhà hùng biện lừng danh nhẩt Athene. Người ta nói rằng bà dạy Pericles nghệ thuật nói trước công chúng và thậm chí dọn diễn văn cho ông nữa. Epicurus, triết gia danh tiếng, cũng có mệnh phụ không kém lẫy lừng là Leontinium. Socrates cũng có bà Diotima. Cách thức mà mệnh phụ này được kính trọng được thây trong chuyên Socrates đến viếng thăm Theodota, như Xenophon thuật lại, ông đến thăm, xem thử nàng có đẹp như lời đồn đại không. Ông nói chuyện rất dịu dàng bảo bà phải đóng cửa đừng để những kẻ hỗn xược lẻn vào, bà phải chăm sóc những người bà yêu khi họ đau ốm, chung hưởng với họ khi vinh dự đến, và bà phải lấy lòng thương yêu dịu dàng đôi với tất cả những ai quý mến bà.
Tại đây, trong xứ Hylạp cả một hệ thống xã hội đưa đến những liên hệ ngoài hôn nhân, những liên hệ này được chấp nhận và coi là tự nhiên, bình thường, không có gì đáng trách. Những liên hệ này có thể trở nên quan trọng hơn trong cuộc đời người đàn ông. Điều kỳ lạ là người đàn ông Hylạp đòi hỏi vợ sống tinh khiết tịnh, bắt buộc hoàn toàn và tuyệt đối, trong khi chính họ đi tìm thú vui ở ngoài hôn nhân.
Điểm thứ hai làm tình trạng hôn nhân ở Hylạp suy đồi là sự ly hôn không đòi hỏi một hình thức luật nào. Người đàn ông chỉ cần đuổi vợ trước mặt hai nhân chứng, với điều kiện duy nhất là hoàn trả đủ của hồi môn lại cho nàng.
Trong một nền văn minh như thế, ta dễ thấy giáo lý của Kitô giáo về lòng chung thủy trong hôn nhân quả là một điều
J,J iOZ
TIN MƯNG MATTHẼU - TẶP 1​129
III. Hôn Nhân Giữa Người Rôma
Lịch sử phát triển tình trạng hôn nhân của người Rôma là lịch sử một bi kịch. Cả tôn giáo và xã hội Rôma nguyên thủy được thiết lập trong gia đình. Căn bản của cả nền thịnh vượng chung Rôma là patria potestas, phụ quyền. Người cha có quyền trên sự sống và sự chết của gia đình. Một con trai Rôma không bao giờ được xem là trưởng thành khi nào cha anh ta còn scmg. Người con có thể là một lãnh sự, có thể đạt đến địa vị danh dự, cao trọng nhất trong xã hội, nhưng khi cha còn sông, người ấy vẫn phải ở dưới quyền uy của cha mình. Đối với người Rôma, gia đình là tất cả. Người đàn bà Rôma không ẩn dật như người đàn bà Hylạp, bà ta tham dự vào mọi lãnh vực. Tất nhiên, họ cũng có đĩ điếm nhưng bị khinh rẻ và ai giao thiệp với họ cũng bị mất thanh danh. Có trường hợp một quan án Rôma bị hành hung trong một nhà chứa, ông ta từ chối không dám kiện tụng vì, và cũng không đem đến tòa án, vì nếu làm điều đó, tức là thừa nhận mình đã la cà ở chốn thanh lâu. Tiêu chuẩn luân lý của người Rôma cao đến nỗi trong năm trăm năm đầu của nền thịnh vượng chung Rôma không có một trường hợp ly dị nào. Người thứ nhất đã ly dị vợ là Spurius Carvillius Ruga năm 234TCN vì vợ không sinh con.
về phương diện quân sự và quyền lực thì Rôma chinh phục Hylạp, nhưng trong nghĩa đạo đức và xã hội thì Hylạp đã chinh phục Rôma. Vào thế kỷ IITCN, luân lý Hylạp bắt đầu thâm nhập Rôma, sự suy sụp thật là thê thảm. Ly hôn cũng trở nên quá bình thường như kết hôn vậy. Seneca nói về những người đàn bà lấy chồng để ly dị và những người ly dị để lấy chồng, ông cũng nói về những người đàn bà lấy tám người chồng trong năm năm. Martial kê ra một trường hợp khác, người đàn bà có mười chồng. Nhà hùng biện Rôma Metillus Numidicus đã đọc một bài diễn văn khác thường: “Hỡi người Rôma, nếu có thể yêu thương mà không cần vợ, chúng ta chắc sẽ thoát khỏi mọi khó khăn. Nhưng khổ nỗi, chúng ta không thể sống vui thỏa với họ và cũng không thể sống vui thỏa mà không có họ theo luật tự nhiên, nên chúng ta phải suy nghĩ đến lưu truyền nòi giống hơn là nghĩ đến vui thú ngắn ngủi của chính chúng ta”. Hôn nhân đã trở nên một cần- thiết- bất- hạnh, người Rôma có một câu nói giễu chua cay rằng: “Hôn nhân chỉ đem lại hai ngày vui sướng, ngày người chồng lần đầu tiên ôm chặt vợ vào lòng mình và ngày đặt nàng vào mộ”.
1JU WILIIAM BARCLAY
Sự việc diễn tiến như thế nên người ta đã phải đi đến chỗ đánh một thứ thuế đặc biệt trên những người sống độc thân, người độc thân bị câm không được thừa hưởng gia tài. Có những đặc quyền được ban cho người có con vì con cái bị xem như một tai họa. Luật đã vận dụng để cứu vãn định chế hôn nhân.
Đó là thảm trạng của người Rôma, điều Lecky gọi là “sự bộc phát một tình trạng đồi bại, cuồng loạn và không kiềm chế được tiếp theo sau cuộc tiếp xúc với Hylạp”. Vì thế thật dễ thấy là những đòi hỏi trong hôn nhân Kitô giáo đã làm cho thế giới xưa kinh ngạc biết chừng nào.
Chúng ta sẽ bàn về lý tưởng của hôn nhân Kitô giáo trong Mt 19,3-9. Tại đây điều chỉ cần lưu ý là Kitô giáo đã đưa lý tưởng về khiết tịnh vào thế giới, một lý tưởng mà con người không hề dám mơ ước.
Lời Nói Là Một Cam Đoan
Mátthêu 5,33-37
Một trong những điều lạ về Bài Giảng Trên Núi là số lần Chúa Giêsu nhắc người Do thái về những điều họ đã biết cả rồi. Các giáo sư Do thái luôn luôn nhấn mạnh đến sự bắt buộc nói thật: “Thế gian đứng vững trên ba điều: công bình, chân thật và hòa bình”. Bốn loại người bị đuổi ra khỏi Nhan Thánh Chúa là: kẻ nhạo báng, người giả hình, kẻ nói dối và người vu khống”, “kẻ nào đã nói ra mà còn thay đổi thì cũng xấu như người thờ ngẫu tượng”. Trường phái Shammai tha thiết với chân lý đếri độ cấm cả những phép xã giao thông thường trong xã hội, tỉ như không được phép khen cô dâu vô duyên là duyên dáng.
Các giáo sư Do thái lại càng nhấn mạnh hơn đến chân lý nếu nó được bảo đảm bằng lời thề. Nguyên tắc này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong Tân Ước. “Khi một người nào hứa cùng Chúa hoặc thề buộc mình phải giữ một điều gì, thì không được thất tín. Mọi lời nói ra khỏi miệng ngươi, ngươi phải làm theo” (Ds 30,3), “Khi ngươi hứa cùng Chúa là Thiên Chúa ngươi, thì chớ trì hoãn, vì Thiên Chúa ngươi sẽ đồi thực hiện, nếu chẳng làm xong, ngươi sẽ mang lấy tội” (Đnl 23,21).
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​131
Nhưng vào thời Chúa Giêsu có hai sự kiện không tốt về việc thề. Thứ nhất, là thề tầm phào, tức thề bừa bãi không thích đáng không cần thiết. Càng ngày người ta có thói quen bắt đầu bằng một câu “Vì mạng sống của anh” hoặc “Vì cái đầu tôi”, hoặc là “Tôi sẽ chẳng bao giờ được yên ủi của ítraen nếu...” Các Rápbi dạy rằng nói một câu xác định thông thường như “đó là cây Ồliu” mà cũng thề là phạm tội. Họ nói: “Người công chính thấy điều phải thì nói phải, thấy không thì nói không”. Lời cảnh cáo ở đây dành cho nhiều người dùng ngôn ngữ thánh cách bừa bãi vô ý thức. Họ nói đến những đồ thánh và những vật thánh một cách vô ý thức và bất công. Danh thánh phải dành giữ cho các việc thánh.
Thứ hai, thói quen Do thái đôi khi còn tệ hại hơn, có thể thề thoái thác, lảng tránh. Người Do thái chia lời thề làm hai loại: những lời tuyệt đối phải giữ và những lời không giữ. Lời thề nào có nhân danh Chúa thì tuyệt đốì phải giữ, còn không thì kể như không cần giữ. Hậu quả là, nếu ai thề trong danh Chúa dưới bất cứ hình thức nào thì tuyệt đối tuân giữ; nhưng nếu chỉ trời, chỉ đất hoặc chỉ thành Giêrusalem mà thề, hoặc chỉ đầu mà thề, người ấy được tự do bỏ qua lời thề. Kết quả là kiểu thề đó trở thành một nghệ thuật.
Hậu ý những điều ấy là nếu Danh Chúa được dùng, thì Ngài trở nên một thành phần trong việc giao dịch, đổi khác; nhưng nếu Danh Chúa không được dùng đến thì Ngài chẳng can gì vào cả. Nguyên tắc Chúa Giêsu thiết định rất rõ ràng. Chúa Giêsu dạy rằng: không thể dùng lời thề để đưa Chúa vào việc giao dịch, đổi chác, nhưng không thể gạt bỏ Ngài ra ngoài việc giao dịch của mình. Chúa bao giờ cũng hiện hữu ở đó. Trời là ngai của Chúa, đất là bệ chân Chúa, Giêrusalem là thành của Chúa, đầu một người cũng không thuộc về người đó, người đó không thể khiến một sợi tóc trắng hay đen được, đời sông người đó là thuộc về Chúa. Chẳng có gì trong thế gian mà không thuộc về Chúa. Bởi vậy Danh Chúa có ở trong những lời đó hay không cũng không quan hệ, vì Chúa đã có ở đó rồi.
Đây là chân lý trọng đại đời đời. Cuộc sống không thể chia thành nhiều khu vực mà Chúa chỉ có thể dự vào một số, còn những khu vực khác thì không có Ngài. Không thể có ngôn ngữ khác
132 WILIIAM BARCLAY
5,33-37
nhau dành riêng trong công xưởng hoặc văn phòng, không thể có một tiêu chuẩn xử sự trong nhà thờ và một tiêu chuẩn khác trong thế giới kinh doanh. Sự thật là Chúa không cần phải được mời vào trong vài lãnh vực và bị để ở ngoài những lãnh vực khác. Ngài ở khắp mọi nơi, trong cả cuộc sông, trong mọi sinh hoạt, Ngài không chỉ nghe những lời nói có nhân Danh Ngài, Ngài nghe mọi lời nói, không cố lối nói nào ngăn được Chúa khỏi vào trong bất cứ việc giao dịch nào. Bởi vậy chúng ta phải xem mọi lời hứa là thánh, nếu chúng ta nhớ rằng mọi lời hứa đều có Chúa hiện diện.
Chấm Dứt Thề Hứa
Mátthêu 5,33-37
Đoạn sách này kết thúc với mệnh lệnh: khi phải nói có, chúng ta nói có, không thêm bớt gì cả, còn khi phải nói không thì cứ nói không và cũng đừng thêm gì vào đó.
Điều tốt nhất là một người không cần phải thề mới bảo đảm được điều mình nói là thật. Tâm tính phải thế nào để không bao giờ phải thề. Cái bảo đảm cho lời nói là chính ta. Socrates, một giáo sư và nhà hùng biện Hylạp danh tiếng, đã nói: “Ta phải sông cách nào để nhiều uy tín hơn lời thề”. Clement ở thành Alexandria nhân mạnh rằng, người Kitô hữu phải bày tỏ cuộc sống và hạnh kiểm sao cho không ai dám nghĩ đến chuyện bắt người ấy phải thề. Xã hội lý tưởng là xã hội không bao giờ cần phải dùng lời thề để đảm bảo lời nói là thật, và không bao giờ cần một lời thề để đảm bảo cho lời hứa.
Vậy Chúa Giêsu có cấm thề không? Trường hợp làm chứng ở tòa thì sao? Có hai nhóm người hoàn toàn từ chối mọi lời thề, đó là người Esseniô, giáo phái Do thái cổ. Josephus viết: “Họ là kiểu mẫu về lòng trung tín và là đặc sứ của hòa bình. Điều họ nói còn chắc chắn hơn lời thề. Họ không bao giờ thề thốt và đánh giá nó còn tệ hơn là bội thề. Vì họ nói, người nào cần lời thề mới tin được thì thật đáng luận tội”. Phái thứ hai là Quakers, trong tình huống nào cũng không thề. Cùng lắm thì George Fox mới dùng chữ “quả thật”, ông viết: “Tôi chẳng bao giờ làm hại ai trong suốt thời gian đó (thời gian ông làm việc trong doanh nghiệp), trong mọi giao
111N iviui'tu ivm I 1 tltu - 1 Ah" i
0.3
thiệp, tôi dùng chữ “quả thật” đến nỗi trở thành câu nói thông thường nơi cửa miệng mọi người: “Nếu George Fox nói ‘quả thật’ thì chẳng có gì thay đổi được ông”. Thời xưa người Esseniô không bao giờ thề và ngày nay người Quakers cũng vậy.
Giải quyết vấn đề thề như thế có đúng không? Có những hoàn cảnh chính Phaolô cũng thề: “Phần tôi, có Thiên Chúa chứng giám tôi xin lấy mạng sông mà thề rằng chính vì nể anh em mà tôi không đến Côrintô” (2 Cr 1,23). “Viết cho anh em những điều này, tôi cam đoan trước mặt Thiên Chúa là tôi không nói doi” (GI 1,20).
Trong những dịp này, Phaolô tự đặt mình trong một lời thề, chính Chúa Giêsu không phản đối khi bị đòi phải thề. Mt 26,63 chép: “Thầy cả thượng phẩm lại nói với Ngài rằng: Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết ông có phải là Đấng Kitô, con Thiên Chúa không?” Vậy thì thế nào?
Chúng ta hãy xem phần cuối của câu, phần này ghi rằng ai nấy phải trả lời đơn giản là có hoặc không, “Thêm thắt điều gì là do ác thần”. Câu đó có nghĩa gì? Một trong hai nghĩa sau đây:
a/ Nếu đòi một người phải thề, thì điều đó xuất phát từ bản chất gian ác của con người. Nếu không gian ác, con-người không cần phải thề. Việc đôi khi bắt một người phải thề, thì bằng chứng cho thấy có điều ác trong bản chất của người không có Chúa.
b/ Trong một số trường hợp, thề là điều cần thiết xuất phát từ sự kiện thế gian này xấu xa, gian ác. Trong một thế giới toàn hảo, trong Nước Chúa, không cần đến lời thề. Lời thề cần chỉ vì sự gian ác của thế gian.
Điều Chúa Giêsu dạy có nghĩa: Người thật tốt lành không cần đến lời thề. Chân lý Người nói và sự thật của lời Người hứa không cần đến lời thề bảo đảm. Nhưng trong thực tế đôi khi cần đến lời thề, vì không phải tất cả mọi người đều tốt và vì đây không phải là thế gian tốt đẹp.
Vậy, Lời Chúa dạy đem lại cho chúng ta hai nhiệm vụ: nhiệm vụ sông thế nào để người đời thấy sự chân thật tốt lành trong sáng của chúng ta mà không bao giờ đòi chúng ta phải thề; nhiệm vụ
134 WILIIAM BARCLAY
JjJO-'t/,
thứ hai là biến thế gian này thành một thế giới mà sự dốì trá thất tín bị tiêu trừ để mọi lời thề không còn cần thiết nữa.
Luật Xưa
Mátthêu 5,38-42
Trong Tân ước, rất ít có đoạn sách nào mang tính chất đạo đức Kitô giáo cho bằng đoạn này, nó nói lên đặc điểm đạo đức của đời sống Kitô giáo cùng hành vi của người Kitô hữu khiến họ khác hẳn người đời.
Chúa Giêsu khởi sự bằng cách trích dẫn những luật lệ cổ nhất thế gian: mắt đền mắt, răng đền răng. Luật ấy gọi là Lex Talionis, đó là luật báo thù. Nó xuất hiện trong bộ luật cổ nhất gọi là luật của Hammurabi, vị hoàng đế trị vì Babylon từ năm 2285 - 2242 TCN. Luật Hammurabi phân biệt đối xử cách kỳ lạ giữa người quý phái và công nhân: “Nếu một người gây cho người quý phái mất con mắt thì người ấy sẽ phải mất một mắt. Nếu người ấy làm thương tật người quý phái thì người ta sẽ làm thương tật người ấy. Nếu người ấy làm cho người nghèo mất một mắt hoặc phá hoại một tứ chi của người nghèo, người ây phải trả một mina bạc... Nếu người ấy làm cho một người ngang hàng gãy răng, thì người ta cũng làm cho người ấy rụng lại một răng. Nếu người ấy làm cho một người nghèo gãy một răng thì người ấy sẽ trả một phần ba mina bạc”. Nguyên tắc rõ ràng và rất đơn giản: Nếu ai làm cho người khác bị thiệt hại điều gì thì người ta sẽ gây lại cho người ấy sự thiệt hại tương đương.
Luật đó đã trở thành một phần của đạo đức Cựu Ước. Trong Cựu Ước, luật ấy được đề cập không dưới ba lần, “còn nếu có sự tai hại chi, thì ngươi sẽ lây mạng đền mạng, lấy mắt đền mắt, lấy răng đền răng, lấy tai đền tai, lấy chân đền chân, lấy phỏng đền phỏng, lấy bầm đền bầm, lấy thương đền thương” (Xh 21,23- 25), “Khi một người nào làm thương tích cho kẻ lân cận mình, thì người ta phải làm thương tích cho người đó lại như chính người ấy đã làm, gãy đền gãy, mắt đền mắt, răng đền răng. Người ta sẽ làm cho người ấy một thương tích như chính người ấy đã làm cho người khác (Lv 24,19-20), “mắt ngươi chớ thương xót, mạng đền mạng,
u​—rz^
1 11N 1V1U1NU lVl/\ 1 1 i-ltLU - 1 Ạt' 1​1​J​J
mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân” (Đnl 19,21). Những luật này thường được trích dẫn như là những luật không thương xót, man rỢ, khát máu của Cựu Ước, nhưng trước khi chúng ta chỉ trích Cựu Ước thì cần chú ý vài điều.
1. Lex Talionis, luật báo thù, không những không phải là một luật khát máu và man rợ, mà chính là sự khởi đầu thương xót. Mục đích nguyên thủy là để hạn chế sự báo thù. Trong thời cổ, mốì tử thù và cừu địch là đặc điểm của xã hội bộ lạc. Nếu một người ở bộ lạc này làm hại một người ở bộ lạc khác, tức thì toàn thể dân chúng của bộ lạc có người bị hại liền xông ra báo thù toàn thể bộ lạc có người gây hấn và sự báo thù họ mong muốn là giết chết kẻ thù. Vì thế, luật này cô" ý hạn chế việc báo thù. Luật quy định chỉ người gây thương tích mới bị hình phạt và hình phạt không được thái quá mà chỉ tương đương với sự thiệt hại đã gây ra thôi. Như vậy, đặt trong bối cảnh lịch sử của nó thì đây không phải là luật man rỢ mà là luật nhân từ.
2. Hơn nữa, luật này cũng không cho phép cá nhân thi hành báo thù mà quy định quan án trong tòa phải ấn định hình phạt và khoản phạt (Đnl 19,18). Luật này cũng không cho cá nhân nào quyền tự trả thù dù chỉ là một cái tát. Luật bao giờ cũng là một hướng dẫn cho quan án trong việc định khoản phạt kẻ có bất cứ hành động bất công hay vũ phu nào.
3. Lại nữa, luật này không bao giờ - ít nhất trong một xã hội bán khai - được thực hiện theo nghĩa đen. Các nhà luật học Do thái đã tranh luận rất đúng rằng sự thực hành theo nghĩa đen có thể là đối nghịch với công lý, hiển nhiên nó bao trùm sự thay thế một mắt tốt hoặc một răng tốt cho một mắt xấu và răng xấu. Nên về sau sự thiệt hại được định theo giá tiền và luật Do thái trong bài khái luận Baba Kamma đã ấn định cẩn thận cách đánh giá sự thiệt hại. Nếu một người gây thương tổn cho người khác thì phải chịu trách nhiệm về năm điều kiện: về thương tích, đau đớn, chữa lành, mất thì giờ, mất phẩm giá. về sự tổn hại (thương tích) thì dùng người nô lệ bị bán tại thị trường làm tiêu chuẩn. Một người nô lệ trước khi bị thương tích đó giá bao nhiêu, sau khi bị thương tích đó thì giá bao nhiêu, người gây nên thương tích phải bồi thường theo giá sai biệt đó. về đau đớn, người ta ước định với bao nhiêu tiền thì một người chịu đựng đau đớn về thương tích sẽ
1.50
W1L11AM D/\K^Li/\ I
chấp nhận và người gây nên thương tích phải trả số tiền đó. về việc chữa lành, người gây phải đền trả cho đến khi lành hẳn. về sự mất thì giờ thì phải trả đúng với sei tiền lương người ấy bị thiệt trong suốt thời gian không làm việc được. Nếu người bị thương có đồng lương cao trước đấy, về sau vì vết íhương mà phải làm một việc ít lương hơn thì cũng phải được bồi thường, về sự mất phẩm giá, người ấy gây nên thương tích phải trả những phí tổn cho sự hạ nhục và mất thanh danh do vết thương đã gây nên. Loại bồi thường mà luật Lex Talionis thiết định rất là tiến bộ.
4. Điều quan trọng cần nhớ hơn cả là luật Lex Talionis không phải là toàn thể đạo đức của Cựu ước. Trong Cựu Ước có những nét chấm phá của lòng thương xót “Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân mình” (Lv 19,18), “nếu kẻ thù con có đói hãy cho ăn, có khát hãy cho nó uông” (Cn 25,21), “Chớ nên nói, tôi sẽ làm cho hắn như hắn đã làm cho tôi” (Cn 24,29). “Nó đưa má cho kẻ vả, chịu đầy nhuốc nha” (Ac 3,30). Như vậy, trong Cựu Ước có dư dật lòng thương xót.
Vậy, đạo đức thời cổ căn cứ trên luật ăn miếng trả miếng. Thật ra đây là luật của sự thương xót dành riêng cho quan án chứ không phải cho cá nhân và không bao giờ luật này được thi hành theo nghĩa đen, nhưng luôn luôn mang âm hưởng của lòng thương xót. Dầu vậy, Chúa Giêsu đã xóa bỏ chính nguyên tắc của luật đó vì báo thù dù có được hạn chế và kiểm soát kỹ đến đâu cũng không có chỗ đứng trong đời sống Kitô giáo.
Sự Cáo Chung của Oán Hận Và Báo Thù
Mátthêu 5,38-42
Vậy, đối với người Kitô hữu, Chúa Giêsu hủy bỏ luật lệ cũ về báo thù và giới thiệu tinh thần mới không oán hận, không báo thù. Ngài tiếp tục lấy ba ví dụ của tinh thần Kitô giáo trong thực tiễn. Hiểu những ví dụ này theo nghĩa đen thiển cận, hẹp hòi thì hoàn toàn sai lạc. Bởi vậy, rất cần hiểu rõ điều Chúa Giêsu muôn nói:
1. Ngài dạy: “Nếu bị ai tát má bên phải con, thì con hãy đưa má bên trái ra nữa”. Ớ đây ý nghĩa không phải chỉ như thế, không phải chỉ là cái vả trên mặt.
Giả định một người thuận tay mặt đứng trước mặt một người khác và muốn vả má bên phải người ấy, thì phải làm cách nào? Trừ khi người ấy xoay mình và vặn tay hết sức thì mới đánh được, bằng không chỉ có thể vả bằng tay trái. Theo luật các Rápbi Do thái, tát bằng mu bàn tay xỉ nhục gấp hai lần tát bằng lòng bàn tay. Búng tay hoặc tát kiểu trên mang ý nghĩa ngạo mạn, khinh bỉ và sỉ nhục gấp đôi. Vậy điều Chúa Giêsu muốn dạy ở đây là: “Dù có ai trút vào anh những lời nhục mạ thậm tệ, anh cũng không được vì lý do gì mà báo thù”. Việc có người tát vào mặt chúng ta, dù có cũng thật hiếm hoi, nhưng trong cuộc sống, chúng ta lại rất thường gặp những điều sỉ nhục lớn hoặc nhỏ. Ớ đây Chúa Giêsu dạy Kitô hữu chân chính không vì bị hạ nhục mà thù hận, không vì một sự xấc láo mà trả thù. Chính người ta đã gọi Chúa Giêsu là người ham mê ăn uống, Ngài cũng được gọi là bạn của quân thâu thuế và phường đĩ điếm, họ bảo Ngài cũng giống như những kẻ xấu đó. Những tín đồ đầu tiên bị gọi là quân ăn thịt người, là nhưng kẻ đốt nhà, bị cáo là dâm loạn, thô lỗ, trơ trẽn vì việc đạo đức của họ bao gồm cả bữa agape. Khi Shaftesbury bênh vực chính nghĩa của người nghèo và người bị áp bức thì ông bị cảnh cáo là làm công việc đó, ông sẽ “thất nhân tâm với chúng bạn và những người đồng giai cấp với ông”, “ông sẽ phải từ bỏ mọi hy vọng làm bộ trưởng trong nội các”. Khi Wilberforce khởi sự chiến dịch giải phóng nô lệ thì có tin đồng vu không ông là người chồng độc ác, hay đánh vợ, và ông đã lấy một người da đen. Thường trong Hội Thánh, người ta cảm thấy mình bị hạ nhục vì không được mời lên diễn đàn, không được mời giúp cầu nguyện cảm tạ, hoặc không được giữ địa vị họ cho là đáng được. Người Kitô hữu chính là người quên hẳn việc bị hạ nhục, người đã học với Chúa là chấp nhận mọi sỉ nhục mà không thù hận hay tìm cách báo thù.
2. Chúa Giêsu tiếp tục nói: “Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy luôn cả áo ngoài”. Thêm lần nữa, ở đây ý nghĩa phong phú hơn là hiểu theo nghĩa đen. Áo trong (chiton) là áo dài giống cái bao làm bằng vải bông hoặc vài gai mặc ở trong. Người nghèo nhất cũng có áo trong để thay đổi. Áo ngoài là thứ áo lớn, giống như cái mền mặc ở ngoài mà đàn ông thường mặc như áo dài ban ngày và ban đêm thì dùng làm mền. Loại áo này mỗi người Do thái chỉ có một cái. Thật ra luật Do thái cho phép đem cầm cái áo trong làm tin chớ không được cầm
1 ôồ
VVILUAM bAKtLAĨ
áo dài. “Nếu ngươi cầm áo xống (áo ngoài) của kẻ lân cận mình làm của tin thì phải cho lại người đó trước khi mặt trời lặn vì là đồ che thân, là áo xống che đậy da mình, người đó lấy chi mà ngủ? Nếu người đó đến kêu van Ta, Ta sẽ nghe lời, vì Ta là Đấng hay thương xót” (Xh 22,26-27). Không bao giờ được quyền tước đoạt áo ngoài của người khác. Do đó, điều Chúa Giêsu muốn nói ở đây là “Người Kitô hữu không bao giờ dựa vào quyền lợi của mình, không bao giờ tranh luận về quyền lợi pháp lý, người đó phải coi như mình không có chút quyền lợi hợp pháp nào cả”. Có những người luôn luôn bám vào quyền lợi của mình, luôn nắm lấy đặc quyền mình thụ hưởng không cho ai đụng đến, và sẵn sàng kiện chứ không chịu để ai xâm phạm. Trong Hội Thánh đầy dẫy những người như thế. cẩm nang điều hành luôn luôn để sẵn ở tòa án vì SỢ quyền hạn của người nào bị xâm phạm chăng? Những người như thế thật sự chưa biết Kitô giáo là gì. Người Kitô hữu không nghĩ đến quyền lợi nhưng nghĩ đến bổn phận, không nghĩ đến đặc quyền nhưng nghĩ đến trách nhiệm của mình. Người Kitô hữu là người đã quên hẳn quyền lợi riêng và người nào liều chết tranh đấu cho quyền lợi của mình, dù ở trong hay ở ngoài Hội Thánh thì còn cách xa đường lối Kitô giáo nhiều lắm.
3. Tiếp theo, Chúa Giêsu còn đi xa hơn: “Nếu có người bắt anh đi một dặm thì, hãy đi với nó hai dặm”. Đây là bức tranh chúng ta ít biết vì nó xuất phát từ một xứ bị chiếm đóng. Chữ “bắt” ở đây dùng tiếng Hylạp là aggareuein, động từ này cũng có một lịch sử. Danh từ là aggareus mà trong tiếng Ba Tư có nghĩa là người đưa thư. Người Ba Tư có một hệ thống bưu điện hơi lạ. Mỗi con đường được chia thành nhiều chặng, mỗi chặng dài một ngày đường. Tại mỗi trạm đều có lương thực cho người đưa thư, nước và cỏ khô cho ngựa và ngựa mới để lên đường. Nhưng, nếu chẳng may còn thiếu món nào thì bất cứ một tư nhân nào cũng có thể bị yêu cầu, phải cung cấp thức ăn, nơi ở, ngựa cùng sự trợ cấp, thậm chí chính mình đem sứ điệp đi một chặng đường. Chữ dùng để chỉ sự “bắt buộc” đó là aggareuein.
Cuối cùng chữ đó có nghĩa là một sự trưng dụng vào công tác phục vụ quyền lực chiếm đóng được trưng thu một cách tàn bạo, không thương xót. Mọi hình thức đe dọa, áp bức luôn luôn treo trên đầu người dân. Palestin ỉà một xứ bị trị, bất cứ lúc nào
—rz-
HIN ÌVIUINU MAI innu -!Ạr 1 Ljy
người dân Do thái cũng có thể thấy mũi giáo Rôma kề cổ và biết rằng mình phải phục vụ người Rôma theo phận tôi đòi, như Simon người Kyrênê khi bị bắt phải vác thập giá của Chúa Giêsu.
Như Chúa Giêsu: “Giả sử các ông chủ đến cùng ngươi và bắt buộc ngươi phải hướng dẫn hoặc khuân vác đi một dặm thì đừng đi một dặm với hâm lực, cay đắng; hãy đi hai dặm với sự vui vẻ, và nhã nhặn”. Điều Chúa Giêsu dạy là: “Đừng luôn luôn nghĩ về tự do của ngươi mucín làm gì tùy ý, hãy luôn nghĩ về bổn phận và đặc ân được phục vụ kẻ khác. Khi một công việc đè nặng trên vai ngươi, dù là công việc vô lý, đáng ghét, đừng làm như một bổn phận thê thảm đáng thù hận, nhưng hãy làm cách vui vẻ”. Bao giờ cũng có hai cách làm việc: làm ở mức độ tối thiểu không thêm gì, có thể làm để chứng tỏ mình thù ghét công việc, hoặc người ta có thể làm với một nụ cười, một sự nhã nhặn thanh cao, với quyết tâm không phải chỉ làm cho xong nhưng còn làm tốt đẹp. Người ta có thể làm không phải chỉ vì làm, mà còn làm hơn điều người ta mong đợi. Công nhân không làm đúng mức, người đầy tớ để tâm oán hận, người giúp việc cộc cằn thì chưa khởi sự có ý niệm đúng về cuộc đời Kitô hữu. Người Kitô hữu không quan tâm đến việc được làm theo ý mình, chỉ quan tâm đến phục vụ, dù đòi hỏi phục vụ đó có vô phép, vô lý và độc đoán.
Vậy đoạn sách này trong khung cảnh của những bức tranh linh động ở Phương Đông, Chúa Giêsu thiết định quy luật quan trọng: Người Kitô hữu không bao giờ thù hận hoặc tìm cách báo thù một sỉ nhục nào, dù đó là một sỉ nhục có tính toán và độc ác đến đâu. Người Kitô hữu không bao giờ bám vào quyền hạn, cả quyền hạn pháp lý lẫn quyền hạn mình nghĩ mình đương nhiên hưởng. Người Kitô hữu không bao giờ nghĩ đến quyền làm theo ý mình, nhưng bao giờ cũng nghĩ đến bổn phận cứu giúp. Vấn đề là: Chúng ta đạt đến mức nào trong những tiêu chuẩn đó?
Cho Đi
Mátthêu 5,38-42
Cuối cùng, Chúa Giêsu đòi hỏi “Ai xin thì anh hãy cho, ai muốn mượn thì đừng ngoảnh mặt đi”. Ban cho, ở nghĩa cao nhất
của luật Do thái, là một hành vi khả ái căn cứ vào Đnl 15,7-11, “Nếu trong thành nào của xứ mà Thiên Chúa ngươi ban cho, ở giữa ngươi có anh em bị nghèo, thì chớ cứng lòng nắm tay lại trước mặt anh em nghèo đó. Nhưng đưa tay mình ra, cho họ cái cần dùng. Coi chừng kẻo có một ác tưởng nơi lòng ngươi rằng: Năm thứ bảy tức là năm phóng thích gần đến. Coi chừng kẻo mắt ngươi chẳng đoái thương anh em nghèo của mình, không giúp cho họ gì hết, sợ rằng người đó kêu cùng Chúa về ngươi, và ngươi sẽ mắc tội chăng. Ngươi phải giúp cho họ, chớ cho mà còn tiếc, có như vậy Chúa sẽ chúc phúc cho mọi công việc của ngươi, và mọi điều ngươi ra tay thực hiện. Vì sẽ có kẻ nghèo trong xứ luôn luôn, nên ta mới dặn ngươi rằng hãy mở tay mình ra cho anh em đang âu lo và nghèo khổ ở xứ ngươi”.
Năm thứ bảy là năm xóa nợ, cho nên sắp đến năm thứ bảy, kẻ bủn xỉn và hay tính toán từ chối không chịu cho mượn, e rằng món nợ bị xóa và thế là mất.
Dựa trên đoạn sách này mà có luật cho đi của người Do thái. Các Rápbi Do thái đã thiết định năm nguyên tắc quy định sự cho đi.
1. Không được từ chối: “Hãy cẩn thận đừng từ chối việc từ thiện, vì người nào từ chối làm việc từ thiện là bị đặt ngang hàng với người thờ ngẫu tượng”. Nếu người nào từ chối cho đi có thể sẽ có một ngày đến lượt mình phải đi ăn xin, có khi xin nơi chính kẻ mà mình đã từ chối không cho.
2. Sự cho đi phải thuận lợi cho người nhận. Đệ nhị luật truyền dạy phải cho đi điều người ta thiếu, nghĩa là một người không phải chỉ được ban cho vừa đủ để hồn khỏi lìa xác mà thôi, mà còn được ban cho đủ để khiến người đó ít nhất có thể duy trì được theo tiêu chuẩn và tiện nghi cuộc sống người đó đã từng hưởng. Điểm cao đẹp trong ý niệm này là không chỉ giải quyết cảnh nghèo túng, nhưng còn cất bỏ sự hổ nhục do nghèo túng đem lại.
3. Sự cho đi phải được thực hiện cách riêng tư và kín đáo, không có ai hiện diện. Các Rápbi đi xa đến độ nói rằng, trong loại cho đi cao quý hơn hết, người cho không biết mình đang cho ai và người nhận cũng không biết mình nhận của ai. Trong đền thờ, có một chỗ người ta thường đến để cho cách kín đáo và những tặng
5,38-42
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​141
vật kín đáo này đã được âm thầm dùng cho những thành viên nghèo túng của các gia đình quý phái trước kia và giúp các cô gái nghèo không đủ của hồi môn đến nỗi họ không thể lấy chồng được. Người Do thái ghê tởm loại tặng vật dùng để gây uy tín, để được mọi người biết đến và để được tôn vinh.
4. Cách cho cũng phải tương xứng với tính tình và bản chất người nhận. Luật dạy nếu một người có phương tiện nhưng lại quá bủn xỉn không dám dùng thì tặng vật vẫn phải cho người ấy như một quà tặng nhưng về sau sẽ bị đòi lại như một món nợ. Nhưng nếu một người kiêu hãnh không chịu xin cứu giúp, Rápbi Ishmael đề nghị người cho phải đến nói với anh ta “Con ơi, có lẽ con cần mượn tiền”. Lòng tự trọng của người như vậy được cứu vãn, món nợ không được đòi lại và thật ra đó không phải là món nợ mà là một quà tặng. Thậm chí cũng thiết định rằng nếu một người không thể đáp lại lời cầu xin cứu giúp thì sự từ chối cũng phải làm sao để chứng tỏ rằng nếu người đó không giúp được chút gì thì ít nhất cũng cho sự cảm thông. Ngay cả việc từ chối cũng phải thực hiện sao cho không làm tổn thương đến người ta. Phải làm sao để cách cho cũng giúp ích như của cho vậy.
5. Sự cho đi là một đặc ân đồng thời là nghĩa vụ, vì thật ra mọi sự ban hiến đều là dâng cho Chúa. Giúp một người cùng túng không phải là điều tự do chọn giúp hay không, mà là điều phải làm, vì nếu từ chối là từ chối Chúa, “ai thương xót kẻ nghèo tức là cho Chúa vay mượn, Ngài sẽ trả lại ơn lành ây cho” (Cn 19,18), “đối với người tỏ lòng thương xót kẻ khác, trời cũng tỏ lòng thương xót lại; nhưng đốì với người không có lòng thương xót kẻ khác thì cũng chẳng được sự thương xót từ trời”. Các Rápbi thường nói lòng nhân từ là một trong những điều ít khi bị luật hạn chế.
Vậy thì, có phải Chúa Giêsu khuyên người đời làm một điều bị gọi là cho đi cách mù quáng không? Rõ ràng ta cần phải lưu ý đên hậu quả của sự cho đi trên người nhận lãnh. Sự cho đi không bao giờ để khuyến khích người ta biếng nhác, như thế chỉ có hại. Nhưng đồng thời, cũng phải nhớ rằng, nhiều người nói họ chỉ có thể ban cho theo đường lối chính thức và từ chôì những trường hợp cá nhân. Đó là cớ để từ chốĩ không cho gì cả và thường dẹp bỏ yếu tô" cá nhân khỏi sự cho đi. Nhưng phải nhớ rằng thà cứ cho
142 VVILIIAM BARCLAY
3,4J-4Ỗ
một người ăn mày giả dốì để khỏi phải từ chối lầm một người thật thiếu thôn.
Tình Thương Kitô Giáo
Mátthêu 5,43-48
I. Ý Nghĩa Tinh Thương
C.G.Monteíiore, học giả Do thái, gọi đoạn sách này là “phần trọng tâm và nổi tiếng nhất” của Bài Giảng Trên Núi. Chắc chắn là không có đoạn nào trong Tân Ước có cách diễn tả cô đọng như vậy về đạo đức Kitô giáo trong quan hệ giữa người với người. Đối với người thường, đoạn này mô tả tính chất Kitô giáo trong hành động. Dù cho người nào chẳng bao giờ đi nhà thờ cũng biết Chúa Giêsu phán dạy điều này và họ rất thường lên án những Kitô hữu hữu danh vô thực vì đã quá thiếu sót trong việc sống đạo.
Khi học đoạn này, trước hết chúng ta phải tìm xem Chúa Giêsu đang nói gì và Ngài đòi hỏi những gì đối với người theo Ngài. Nếu muôn cố gắng sống theo lời Chúa, tất nhiên trước hết chúng ta phải hiểu rõ Chúa Giêsu nói gì khi Ngài dạy hãy thương yêu kẻ thù?
Tiếng Hylạp rất giàu những chữ đồng nghĩa. Trong Hi văn có bôn chữ chỉ sự thương yêu.
1. Storge là chữ đặc biệt chỉ tình thương yêu trong gia đình, tình thương yêu của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ. Plato nói: “Một đứa trẻ yêu (stergein) và được yêu lại bởi những người đã đem nó vào thế gian”. Philêmôn nói: “Cha đốì với con cái thật ngọt ngào nếu ông có tình thương (storge)”. Những lời này mô tả sự ưu ái trong gia đình.
2. Danh từ Philia là chữ nồng nhiệt, tốt nhất của tiếng Hylạp chỉ về tình yêu. Nó mô tả tình thương thật và mối cảm kích thật. Hot philountes, hiện tại phân từ, là chữ mô tả những bạn hữu chân thành và thân cận nhất của một người. Đây là chữ được dùng trong câu nói trứ danh của Menander: “Người được các thần thương yêu thì hay chết yểu”. Philein có thể có nghĩa là vuốt ve, mươn trớn và hôn, chữ này mô tả tình yêu nồng nhiệt, êm ái và cao quý nhất.
TIN MUNG MẢTTHÊU - TẬP 1​143
4. Từ agape là chữ được Chúa dùng ở đây. Ý nghĩa thật của agape là lòng từ thiện vô địch, thiện chí không gì thắng nổi. Khi chúng ta tôn kính người nào với agape có nghĩa là dù người ấy làm gì cho ta, đối xử với ta thế nào, dù người ấy sỉ nhục ta, làm tổn thương và làm buồn ta cách nào thì ta cũng không bao giờ để sự cay đắng chống nghịch người ấy xâm nhập lòng ta, nhưng ta vẫn tôn trọng người ấy với thành tâm và thiện chí không gì lay chuyển nổi, và chỉ tìm điều lợi ích nhất cho người ấy. Hệ quả là những điều sau đây:
a/ Chúa Giêsu chẳng bao giờ đòi hỏi chúng ta phải thương yêu kẻ thù nghịch như yêu thương người yêu dấu, gần gũi nhất, thân mến nhất. Từ dùng khác nhau chứng tỏ yêu kẻ thù như yêu những người thân nhất là điều không đúng và cũng không thực hiện được. Đó là loại tình yêu khác.
b/ Sự khác biệt nằm ở đâu? Đối với những người thân thiết nhất chúng ta không thể không thương yêu họ, chúng ta “yêu họ”, là điều đến với ta cách tự nhiên, không cần tìm, đó là điều bẩm sinh trong lòng. Nhưng đối với kẻ thù, thương yêu không phải chỉ là điều thuộc về tấm lòng mà còn thuộc về ý chí. Nó không phải là một điều đến cách tự nhiên mà là điều cần phải vận dụng đến ý chí. Thật ra nó là sự chiến thắng khuynh hướng thuộc bản năng con người tự nhiên.
Agape không có nghĩa là mối cảm tình đương nhiên, không phải tự nhiên đến với chúng ta mà là quyết định trong tâm trí, bởi đó, chúng ta đạt được thiện chí không gì ngăn cản được đối với người đã gây tổn hại cho ta. Có một người đã nói: “Agape là quyền năng để thương yêu người chúng ta không thích và chín họ cũng không thích ta”. Thật thế, chúng ta chỉ có lòng thương yêu (agape) khi Chúa Giêsu giúp chúng ta chiến thắng được khuynh hướng tự nhiên của ta là giận dữ, cay đắng, để thực hiện thiện chí không gì thắng được đốì với mọi người.
c/ Cuối cùng, tình thương này (agape) là tình thương không cho phép người ta tuyệt đôi làm theo điều họ thích mà lại không theo dõi kiểm soát. Không ai nghĩ rằng người cha thương con thật mà cứ để mặc đứa trẻ muốn làm gì thì làm. Nếu có thành tâm, thiện chí không có gì lay chuyển đôi với ai thường có nghĩa là phải
144 WILIIAM BARCLAY
sửa phạt, phải cản ngăn, phải khép họ vào kỷ luật, phải bảo vệ không để cho họ chống lại chính mình họ. Nhưng đồng thời cũng có nghĩa là chúng ta không sửa phạt để thỏa lòng thù hận nhưng là để khiến người ta trở nên tốt hơn. Bao giờ kỷ luật và hình phạt cũng nhằm mục đích chữa lành chứ không phải báo thù.
d/ Cần chú ý là Chúa Giêsu đặt tình thương này làm căn bản cho các mối liên hệ cá nhân. Người ta thường dùng đoạn Kinh Thánh này làm căn bản cho chủ nghĩa hòa bình và các mốì bang giao quốc tế. cố nhiên rồi, nhưng trước hết và trên hết, nó đề cập đến những quan hệ riêng ti/của ta với gia đình, với xóm giềng và với những người chúng ta thường gặp. Tuyên bố không nên có chiến tranh giữa các dân tộc, giữa các quốc gia thì dễ hơn là sông một cuộc đời không bao giờ để cho sự cay đắng xâm nhập vào những mối giao hảo với người chúng ta thường gặp. Trước hết và trên hết, điều răn của Chúa Giêsu dành cho mối liên hệ cá nhân và chúng ta phải nói: “Đây là điều răn dành cho tôi”.
e/ Cần lưu ý chỉ có Kitô hữu mới có khả năng tuân giữ điều răn này, chỉ mình Chúa Giêsu mới có thể làm cho một người có được lòng bao dung và thiện chí bền bỉ trong tương quan với người khác. Chỉ khi nào Chúa Giêsu ngự trong lòng thì sự cay đắng mới chết đi để tình thương nẩy sinh. Người ta thường nói trần gian sẽ trở nên hoàn hảo nếu con người sông theo những nguyên tắc của Bài Giảng Trên Núi, nhưng hiển nhiên không ai sống được như vậy nếu không có ơn Chúa giúp. Chúng ta cần Chúa Giêsu giúp chúng ta đủ sức tuân thủ mệnh lệnh của Ngài.
f/ Điều sau cùng và có lẽ quan trọng nhất, đó là điều răn này không chỉ liên quan đến việc để cho người khác làm cho ta điều họ muốn mà còn đòi chúng ta phải làm gì cho họ nữa. Chúa truyền chúng ta phải cầu nguyện cho họ. Không ai có thể cầu nguyện cho người khác mà vẫn còn ghét người ta. Khi tự đem mình cùng đối phương đến trước Chúa, chúng ta không thể tiếp tục ghét người ta trước mặt Chúa. Con đường chắc chắn nhất để tiêu diệt sự cay đắng là cầu nguyện cho người mình ghét.
II. Lý Do Của Tinh Thương Kitô Giáo:
Chúng ta đã thấy Chúa Giêsu nói gì khi Ngài khuyên phải có tình yêu này. Chúng ta phải tiếp tục xem xét tại sao Ngài buộc
TIN MUNG MATTHEU - TẶP 1​145
chúng ta phải có tình yêu đó. Tại sao Chúa Giêsu đòi hỏi một người phải có tình thương, phải có từ tâm và thiện chí không gì lay chuyển. Lý do rất đơn giản, nhưng rất phi thường, vì tình yêu đó làm cho người ấy trở nên giống Chúa.
Chúa Giêsu đã mặc khải hoạt động của Thiên Chúa trong thế gian và hoạt động đó là hoạt động bao dung. Chúa khiến mặt trời soi trên kẻ lành cùng kẻ dữ, Ngài ban mưa xuống trên người công chính cùng người gian ác. Rápbi Joshua ben Nehemiah thường nói: “Có bao giờ anh thấy mưa chỉ rơi trên cánh đồng của A là người công chính mà không rơi trên cánh đồng B là người gian ác không? Hoặc mặt trời chỉ soi sáng cho ítraen là tuyển dân công chính mà không soi sáng trên dân ngoại là người gian ác chăng? Chúa khiến mặt trời soi sáng trên ítraen lẫn các dân tộc vì Chúa là Đấng nhân lành đối với hết mọi người”. Ngay đến các Rápbi Do thái cũng rất cảm động về lòng bao dung của Chúa đối với thánh nhân và tội nhân như nhau.
Một câu chuyện do một Rápbi kể lại. Khi người Ai cập bị tiêu diệt tại Biển Đỏ, lúc đó các thiên sứ hát bài ca ngợi khen, nhưng Chúa buồn rầu dạy: “Vật thụ tạo của Ta đang chìm đắm trong biển, thế mà các ngươi ca hát trước mặt Ta sao!” Vì tình thương, Chúa chẳng bao giờ vui trong các vụ hủy diệt các vật thụ tạo mà chính tay Ngài đã dựng nên. Tác giả Thánh Vịnh đã nói: “Muôn loài ngước mắt trông lên Chúa, và chính Ngài dùng bữa cho ăn” (Tv 145,15). Chúa có lòng bao dung dù đối với người từng vi phạm luật Chúa và làm Ngài đau lòng.
Chúa đòi chúng ta cũng phải có tình thương này để có thể trở nên “con cái của Cha chúng ta ở trên trời”. Tiếng Do thái không giàu tĩnh từ, do đó người Do thái thường dùng chữ “con của” kèm theo danh từ trừu tượng. Ví dụ: “con của bình an” là người yêu chuộng hòa bình; “con của an ủi” là người hay an ủi. Như vậy, con của Chúa là người giống như Chúa. Lý do chúng ta phải có từ tâm và thiện chí không gì lay chuyển được là vì chính Chúa đã có từ tâm và thiện chí đó. Là con cái Chúa chúng ta phải sống như Ngài.
Tại đây, chúng ta thây chìa khóa cho một trong những câu khó nhất trong Tân Ước, câu kết thúc đoạn sách này. Chúa phán: “Vậy các ngươi hãy nên trọn lành như Cha các ngươi ở trên trời
146 WILIIAM BARCLAY
là Đấng trọn lành”. Mới nghe thì dường như đây là mệnh lệnh chẳng liên quan gì đến chúng ta, vì không ai trong chúng ta dám mơ tưởng đến sự trọn lành (teleios).
Trọn lành trong tiếng Hylạp là teleios. Từ này trong tiếng Hylạp có một ý nghĩa rất đặc biệt. Nó không dính dáng gì đến cái mà ta có thể gọi là sự trọn lành trừu tượng, triết lý và siêu hình. Một con vật xứng đáng làm lễ vật dâng cho Chúa là con vật không tì vết, teleios. Một người trưởng thành là teleios, khác biệt với đứa trẻ mới nửa chừng niên thiếu. Một sinh viên đạt đến sự thông biết đầy đủ về môn học mình là teleios, trái với người mới bắt đầu học và chưa nắm vững vấn đề. Nói một cách khác, khái niệm Hylạp về sự trọn lành là một khái niệm thuộc về chức năng. Một vật là trọn vẹn nếu mục tiêu mà người ta đã lên kế hoạch, vẽ kiểu và tạo nên nó được thực hiện đầy đủ. Thực tế, ý nghĩa có nằm trong sự chuyển hóa của chữ teleios là tĩnh từ của danh từ telos. Telos có nghĩa là cứu cánh, mục đích, mưu định và tiêu điểm. Một vật là telos khi đạt đến mục đích đã trù liệu, một người là trọn vẹn khi đạt đến (thể hiện được) mục đích mà người đó được dựng nên và đưa vào thế gian.
Chúng ta hãy lấy một hình ảnh đơn giản tương tự. Giả sử trong nhà có một cái đinh ốc bị lỏng cần phải siết lại, tôi ra tiệm sắt mua một dụng cụ vặn đinh ốc, tôi thấy rất vừa, không lớn cũng không nhỏ, không quá nhẵn cũng không quá nhám, tôi đặt vừa văn vào khe vít, siết con ốc bị lỏng được chặt lại cách dễ dàng. Trong nghĩa của Hylạp và nhất là nghĩa của Tân Ước thì dụng cụ để vặn đinh ốc là teleios, vì nó đáp ứng hoàn toàn được mục đích tôi muốn.
Vậy, một người sẽ là teleios khi người đó hoàn thành mục đích được tạo nên. Kinh Thánh cho chúng ta biết con người được dựng nên để làm gì? Trong câu chuyện sáng tạo, chúng ta thấy Chúa: “Chúng ta hãy làm nên con người theo hình ảnh ta” (St 1, 26), con người được dựng nên để giống Chúa. Đặc tính của Chúa là lòng bao dung rộng lớn, thiện chí bất khuất và hằng tìm điều cao quý nhất cho mọi người. Đặc điểm quan trọng của Chúa là yêu thương thánh nhân và tội nhân như nhau, cho dù người ta đã làm gì cho Ngài. Chúa không tìm gì khác hơn là lợi ích cao quý nhất cho con người. Có một bài hát ca ngợi Chúa Giêsu như sau:
U,l-IO
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 1​147
“DÙ kẻ thù ghen ghét, khinh bỉ, sỉ nhục
Dù bè bạn bội phản, bất trung
Chúa vẫn không mệt mỏi trong sự tha thứ
Lòng Ngài chỉ có thể thương yêu”.
Khi người nào thực hiện được trong đời sốns mình lòng bao dung không mệt mỏi, đầy tha thứ và hy sinh của Chúa, người ấy trở nên giống như Chúa và do đó được trọn lành đúng theo ý nghĩa trong Tân Ước. Nói cách đơn giản nhất, người nào quan tâm nhiều nhất đến người khác là người trọn lành hơn hết.
Toàn thể giáo huấn của Kinh Thánh là chúng ta chỉ đạt đến sự trưởng thành bằng cách trở nên giống Chúa. Điều duy nhất khiến chúng ta giống Chúa là tình yêu không bao giờ ngừng chăm sóc người khác dầu họ đáp ứng tình thương ấy ra sao. Chúng ta đạt đến bậc thánh nhân, bước vào sự trọn lành Kitô giáo, khi chúng ta học biết tha thứ như Chúa đã tha thứ và yêu thương như Chúa đã thương yêu.
Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu - William Barclay Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu