You can never get a cup of tea large enough or a book long enough to suit me.

C.S. Lewis

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 3
êm trước buổi ra đi, — họ phải đáp máy bay, — Pêchya hầu như không ngủ. Lát chú lại dậy và nhìn ra cửa sổ xem đã sáng chưa. Hồi ấy đang vào đầu tháng sáu. Mẹ, bọn em gái và bà chú đã về nông thôn. Còn mình bố và Pêchya nằm ngủ trong căn nhà vắng vẻ, bụi bậm và tĩnh mịch như lệ thường vào mùa hè. Trong buồng tắm, nước ở hoa sen rơi tí tách giọt một; trong bếp, nước cũng chảy, nhưng đường hoàng, đĩnh đạc hơn và cái máy ướp lạnh thỉnh thoảng lại lách cách. Bên cửa, cái công-tơ điện kêu xè xè. Tất cả những tiếng động kín đáo cứ như rót vào tai ấy của những căn nhà thành phố chứng tỏ trong nhà còn tối om. Nhưng ở ngoài, bên trên những mái nhà màu hồng gỉ sắt của khu phố Damôxvôretsiê đã sáng trắng. Những cây dương liễu vàng ánh nom rất yêu kiều, những đám mây nhỏ mịn màng sáng rực bay trên không trung, bầu trời phía sau tháp chuông cổ kính hình kim tự tháp tràn ngập ánh nước màu xanh lá cây của buổi rạng đồng, thơm ngát, tưởng như có ngâm một cành phúc bồn. Bên dưới, trên hè đường, trong cảnh thanh vắng, tiếng chân hối hả của người qua đường sớm vang lên nghe càng rộn rã.
Bố ngủ say, trùm chăn kín mít. Cậu con trai thất vọng nằm nghe tiếng ngày bình thản, nhịp nhàng của bố, nhưng không dám gọi bố dậy: vì tối hôm qua, lúc đi ngủ, bố chú đã nghiêm khắc ra lệnh không được mới tờ mờ sáng đã mò dậy và không được đánh thức ông.
— Bố biết tính con, thế nào con cũng không ngủ thẳng giấc, rồi lại quấy bố, không cho bố ngủ. Cứ nho nhoe đánh thức bố rồi mà xem! Bố sẽ lên máy bay và để con ở lại đây. Nhớ lấy đấy!
— Vâng ạ.
— « Vâng ạ »... Cứ liệu cái thần hồn!
— Thế nhỡ ta ngủ quên mất thì sao?
— Ngủ quên thế nào được!
— Được, thế ngộ nhỡ tự nhiên ta cứ ngủ quên?
— Đã bảo là không ngủ quên mà lại! Bốn rưỡi sẽ dậy. Điện thoại sẽ gọi. Bố đã nhờ người ta rồi.
— Được rồi, thế nhỡ điện thoại hỏng thì sao?
— Điện thoại không thể hỏng được.
— Vâng, nhưng ngộ nó cứ hỏng.
— Con cứ quấy rầy bố mãi! Lên giường, ngủ đi. Mọi việc đâu sẽ vào đó, nhưng nếu con cứ quấy rày, bố sẽ không cho con đi theo nữa, thế là xong.
Chú bé còn biết làm sao nữa? Chú đã đem ba-lô lèn chặt để lên cái ghế bên đầu giường. Chú đã kiểm tra lại cái phích lúc chiều đổ đầy nước chè đường nóng. Chú đã đi nằm và cố hết sức ngủ. Nhưng tất nhiên không tài nào ngủ được! Chú đã lò mò dậy, lặng lẽ mặc vào người bộ quân áo mới tinh, may cốt để đi du lịch, áo vé-tông mới, quần cộc thể thao, xỏ bít-tất, xỏ đôi giày mới đế to, và rón rén đi vào bếp để ngó qua cửa sổ nhìn về phía điện Kremlanh.
Điện Kremlanh đang ngủ, chìm trong bóng đêm mờ sương lam, và trên loạt tháp đẹp, những ngôi sao đó nhỏ lấp lánh, le lói, nhưng trông rất rõ. Ở nhiều cửa sổ của Cung lớn, thấy rõ ánh sáng vàng rực như gấm và bóng chiếc chụp xanh của cây đèn bàn.
Đồng hồ tháp Xpaxkaia điểm mười lăm phút, ngân nga trong trẻo khác thường. Tiếng chuông thanh trong tựa pha-lê, từng tiếng một theo nhau cuồn cuộn, như lần xuống một chiếc cầu thang không gian vô hình, rồi lan ra xa và ngưng tắt. Nhưng không trung trên điện Kremlanh còn ngân vang một hồi lâu. Và bỗng dưng Pêchya cảm thấy trong lòng nao nao. Lần đầu tiên, chú vừa mới hiểu được rõ ràng, sâu sắc, là chú sắp bay khỏi Mạc-tư-khoa, khỏi thành phố quê hương của chú. Nghĩ đến đấy, chú lại thấy nóng ruột: chà, sao cho mau mau hơn lên! Cố bước cho giày mới khỏi kêu cót két, cho khỏi vấp, chú đi ra phía cửa, nhấc máy nói và quay hỏi giờ.
— Ba giờ bốn mươi bảy phút, — một giọng đàn ông lạnh lùng, từ tốn đáp lại.
Pêchya đợi một lát, rồi nín thở, lại quay hỏi giờ.
— Ba giờ năm mươi hai phút, — cái giọng lạnh lùng kia thản nhiên trả lời.
Pêchya lắng tai. Bố chú vẫn ngủ. Vươn vai ngáp, chú lê về giường, để ngả lưng một lát, và định khi nào tiếng chuông điện thoại như xé tai, thình lình cất lên, vang cả căn nhà vẳng tanh, chú mới tỉnh dậy.
Nhìn lên tường, phía trên giường, đã thấy khung cửa sổ rực màu đỏ mềm mại của mặt trời sớm thảng sáu đang nhìn vào phòng, qua những mải nhà khu phố Damòxvôretsiê. Bố chú, tóc rối bù, đang đứng hên giường chú, hấp tấp thắt ca-vát và vui vẻ kêu lên:
— Thế nào, nhà du lịch! Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian! Rửa mặt đi, sửa soạn mau lên!
Và trong mười phút, hai bố con đã uống xong ấm nước chè đun trên bếp hơi, tắt hơi đốt, khóa buồng lại, rồi giao chìa cho bà thường trực ở cầu thang máy, Pêchya và bố đã bước ra tới ngoài đường, ba-lô trên vai. Họ đợi chiếc xe khách đến đưa họ ra sân bay. Chú bé sốt ruột nhìn đăm đăm về cuối phố vẳng tanh, trong sạch của buổi mai, và cũng được ánh mặt trời sớm đỏ rực chiếu suốt dọc phố, là là mặt đất. Ngộ nhỡ người ta quên, ngộ nhỡ người ta không đến đưa mình đi thì sao? Nói thực ra, có đôi lúc, chú thực lòng mong xe đừng đến nữa. Chú đang khắc khoải với cái cảm giác lo ngại, mơ hồ, rất quen thuộc của con người lần đầu tiên phải xa nhà. Một mặt, người ta muốn mau mau ra đi, rứt khỏi cuộc sống quen thuộc, cắt đứt với mọi thứ; mặt khác, cuộc du lịch đang chờ đợi anh làm cho anh sờ sợ, anh thấy nó vô ích quá, thiếu tự nhiên quá. Tại sao lại ra đi, dù là đi đâu, khi ở nhà mọi thứ đều thật yên ấm, thân mật?
Cả đời Pêchya chưa bao giờ đi máy bay. Nói thực ra, chú thấy hơi sợ. Nhưng chú không bao giờ thú nhận điều đó, ngay cả thú nhận với chính minh.
— Sao không thấy người ta đến, hả bố? — Pêchya làm bộ sốt ruột, nói. — Con cam đoan chúng ta đến bị muộn mất.
— Không! Không muộn đâu! — bố chú trả lời với một nụ cười tươi tỉnh, dễ dãi.
Ổng thừa hiểu cái gì đang diễn ra trong tâm hồn đứa con trai, nhưng cứ thích trêu nó một tý.
— Này cậu cả, bổ thấy hình như con hơi... sợ, có phải không?
— Con thề danh dự là không! — chú bé sôi nối thốt Ịên.
Mặt mũi chú rửa nước lạnh rạng rỡ như một bông hồng. Quả thật lúc này, chú cảm thấy hình như chẳng sợ gì cả. Có cái gì đặc biệt có thể làm chú sợ được? Thiên hạ đều đi tàu bay. Vậy thì chú, chú cũng sẽ đi. Nhưng đến khi bất thình lình, ở đầu phố xuất hiện một chiếc ô-tô khách son màu xanh lam đặc biệt, với hai chiếc đèn bí hiểm, màu xanh hồng, như ở nhà những người mắc bệnh phổi, thì hai bàn tay chú bé giá ngắt đi. Thin thít như một người chịu tội, chú theo bố chui vào trong xe. Vài hành khách ngủ gà ngủ vịt mang cặp da và va-li nhỏ, thờ ơ nhìn Pêchya đang phân vân quay ngang quay ngửa, va ba-lô vào ghế. Pêchya cảm thấy vẻ thờ ơ ấy như một điều gì hết sức gở.
Để khỏi lộ nỗi lo âu của mình, Pêchya đi ra đầu xe, ngồi xuống gần người tài xế, dán mặt vào tấm kính đằng trước, làm ra bộ chăm chú. Chiếc xe khách lăn bánh chạy và những đường phố đẹp đẽ hồng ánh nắng mai chạy ngược lại phía chú bé, như trong giấc mộng. Trên chiếc cầu mới rộng rãi, đèn điện còn sáng và lơ lửng thành hai đường song song, gù gù như những chiếc đòn gánh. Pêchya chưa bao giờ được thấy Mạc- tư-khoa buồn và đẹp như trong cái giờ thanh bình, mát rượi và vắng vẻ của một buổi sớm tinh sương tháng sáu này. Mạc-tư-khoa đi ngược lại phía chú, quen thuộc quá, gần gũi và thân mật quá... Chiếc xe khách qua trước cửa nhà thờ Baxin Người diễm phúc; bao giờ nó cũng gợi cho Pêchya hình ảnh một cái mâm khổng lồ chạm trổ trong Một nghìn một đêm lẻ chất đầy hoa quả tiên: dưa, nho, lê, dứa, thanh yên, cao lên đến tận mây xanh. Rồi Baxin Người diễm phúc biến đi như một ký ức. Trên Hồng trường rộng lớn, vẫn còn những vạch hồng và trắng của cuộc diễu hành ngày Mồng một tháng Năm.
Một lần bố đã dẫn Pêchya đi dự cuộc diễu hành ấy. Và mãi đến bây giờ, trước mắt chú bé, xe tăng vẫn diễu qua như những quân cờ trên bàn cờ dam, cho đến bây giờ, trước mắt chú, bầu trời vẫn vươn thẳng, dày đặc máy bay đen, từng tốp ba chiếc, bảy chiếc, chín chiếc, bay cao mãi, thẳng giữa hai cái tháp của Viện bảo tàng lịch sử...
Tháp Xpaxkaia với chiếc đồng hồ khổng lồ viền vàng, bức tường hồng, bờ răng cưa của điện Kremlanh và những cây tùng xanh mọc trước tường, những dẫy lan can trắng của các khán đài bằng đá, lăng Lênin, tất cả, xe đã chạy vượt qua.
Hôm nay xung quanh lăng vắng ngắt và, phía sau bãi cỏ xanh rờn và luống đất ẩm, hai học sinh trường Võ Bị đang đứng gác trước cái cửa đồng đen để ngỏ. Bên trong cánh cửa ẩy, rung rinh những màn tối âm u và bí hiểm... Pêchya đã đến thăm lăng nhiều lần. Lần đầu, bố đã nắm lấy khuỷu tay Pêchya, nhấc bổng chú lên tới tận cái lan can đá. Pêchya đã thình lình được thấy dưới tấm quan tài kính, Lênin mặc áo khoác dài hung hung với tấm Huân chương Cờ đỏ, một bàn tay đưa thẳng và nắm chặt lại như đang cầm một cây bút chì, bàn tay kia đưa lên ngực, tự nhiên, nhẹ nhàng, như người sống vậy. Và vẻ mặt của người nằm ngủ trông giản dị quá, đồng thời vĩ đại quá, làm cho Pêchya cứ ngây người ra trong tay bố, nhìn mãi không thôi...
In bóng loang loáng lên những mặt đá hoa cương đỏ và đen, chiếc xe buýt chạy qua Hồng trường; và Hồng trường, lăng Lênin, tượng Minin và Pôjarxki, hàng tùng xanh mọc trước bức tường hồng hình răng cưa của điện Kremlanh, lá cờ đỏ rực trên vòm mái của tòa nhà Xô-viết tối cao, tất cả những cái đó đã diễn qua trước mắt Pêchya và tan đi như một giấc mộng buổi sớm.
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa