Books - the best antidote against the marsh-gas of boredom and vacuity.

George Steiner

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4328 / 226
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
húa Giêsu Chịu Cám Dỗ
Mátthêu 4,1-11
I Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. 2 Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. 3 Khi ấy tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi! ” 4 Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”.
5 Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, 6 rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vĩ đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá
7 Đức Giêsu đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”.
8 Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, 9 và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi”. 10 Đức Giêsu liền nói: “Xatan kia, xéo đi! Vĩ đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”.
II Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.
Một điều chúng ta phải cẩn thận chú ý ngay từ lúc bắt đầu nghiên cứu về những cám dỗ Chúa Giêsu chịu là: ý nghĩa của chữ cám dỗ. Tiếng Hylạp là peirazein. Trong Anh ngữ tiếng cám dỗ có nghĩa xấu, bao giờ cũng hàm ý xui giục làm điều quấy, tìm cách dụ dỗ người ta phạm tội, cố gắng thuyết phục người ta theo đường tà. Nhưng trong nguyên nghĩa pairazein có nghĩa là thử nghiệm, khác hẳn với chữ cám dỗ. Một trong những truyện tích vĩ đại nhât của Cựu Ước là truyện Ápraham suýt phải dâng Ixaác là con trai độc nhất làm lễ vật, “Khi mọi việc kia đã xong thì Thiên Chúa thử Ápraham” (St 22,1). Rõ ràng chữ thử ở đây không
~JKJ
vv​u/-vi\.v^i-ír\​1
có nghĩa là tìm cách dụ dỗ làm điều ác, cũng không có nghĩa Thiên Chúa đã thử và xui khiến ai làm điều xấu. Cũng không thể tưởng tượng được Thiên Chúa lại là tác nhân trong việc biến một người thành tội nhân. Đã đến lúc trắc nghiệm lòng trung thành của Ápraham, một thanh kim loại cần phải thử rèn sức chịu đựng thật cao trước khi sử dụng nó vào việc hữu ích, con người cũng phải được thử nghiệm trước khi Thiên Chúa có thể dùng. Người Do thái có câu nói: “Hỡi Đấng Thánh, nguyện Danh Ngài được chúc tụng, vì Chúa không hề nâng một người nào lên chức vị cao trọng cho đến khi Ngài đã tra xét và thử nghiệm người ấy và nếu người ấy đứng nổi trong cơn thử thách, lúc ấy Ngài sẽ nâng người ấy lên địa vị cao trọng”.
Đây là một chân lý lớn lao và cao quý. Điều chúng ta gọi là cám dỗ không có mục đích khiến ta phạm tội mà để ta vượt thắng tội lỗi. Nó không có mục đích làm ta xâu, mà làm chúng ta trở nên tốt, không nhằm làm ta suy yếu mà để khi ta ra khỏi cơn thử nghiệm sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, tốt hơn và tinh sạch hơn. Chúng ta nên nhớ cám dỗ không phải là hình phạt mà là vinh hiển, nên xem cả biến cố và kinh nghiệm này không phải là cám dỗ mà là sự thử nghiệm của Chúa Giêsu.
Sau nữa, chúng ta cần lưu ý là cuộc thử nghiệm đã xảy ra trong hoang địa nằm trải dài giữa Giêrusalem và Biển Chết. Cựu Ước gọi là Jeshimmon, có nghĩa là sự tàn phá. Tên gọi này thật xứng hợp. Nó trải rộng trên một khu vực dài 56 cây số và rộng 24 cây số. Dải đất này toàn là cát vàng, đá vôi bể vụn và đá sỏi rải rác. Đó là một dải đất quanh co mà các dãy đồi chạy ra khắp hướng như thể bị xoắn lại. Các ngọn đồi giông như những đông đất. Đá vôi thì lồi lên lõm xuống, những tảng đá trơ trụi và lởm chởm. Đi bộ hoặc đi ngựa, người ta cảm thấy như đất bị rỗng bên dưới. Nó lấp lánh rực rỡ và hực nóng như một lò lửa lớn. Nó chạy thẳng ra hướng Biển Chết và tận cùng có một chỗ trũng thấp xuống chừng 360 thước, toàn đá vôi, đá lửa, đất sét trộn vôi, với những dốc đứng và thung lũng sát bên vách núi cho tới Biển Chết. Đó là nơi Chúa Giêsu thấy mình trơ trọi hơn bất cứ nơi nào khác trong toàn xứ Palestin. Chúa Giêsu vào hoàng địa để ở một mình. Vì Thiên Chúa Cha đã giao công tác cho Ngài, Ngài phải sắp đặt mọi việc trước khi khởi sự, Ngài phải ở một mình.
11IN 1V1U1NU 1V1A1 I ntiU - 1 Ạt' 1 J1
Nhiều khi chúng ta bước đi sai lệch chỉ vì không chịu ở một mình. Có những lúc không lời khuyên của ai khác ích lợi cho ta cả. Có những lúc ta phải dừng mọi hoạt động để suy nghĩ. Chúng ta phạm nhiều lầm lỗi có thể chỉ vì không để dành nhiều thì giờ ở riêng với Chúa.
Câu Chuyện Thánh Mátthêu 4,1-11
Có một số sự việc khác cần lưu ý trước khi chúng ta đi vào chi tiết câu chuyện cám dỗ.
1. Dường như cả ba tác giả Phúc Âm đều nhấn mạnh thời điểm cám dỗ là liền ngay sau phép rửa. Máccô chép: “Thần khí liền đẩy Người vào hoang địa” (Mc 1,12). Một trong những sự thật về đời sống là sau mỗi thì giờ trọng đại là đến thời gian để phản ứng. ớ những khoảng thời gian phản ứng như thế, nguy hiểm lúc nào cũng chờ sẵn. Đó là điều đã xảy ra cho ngôn sứ Êlia. Với lòng can đảm anh hùng, Êlia một mình đương đầu với các tiên tri Baan trên núi Carmel (1 V 18,17-40). Đó là giờ vinh quang nhất của lòng can đảm và chứng nhân của Êlia. Nhưng cuộc tàn sát các tiên tri Baan đã chọc giận hoàng hậu gian ác Giêdabên, bà hăm dọa sẽ giết Êlia. Vì vậy Êlia sợ hãi đứng dậy chạy đi để cứu mạng mình (1 V 19,3)- Một người từng dũng mãnh chống lại những người đối địch nay kinh hoàng chạy trôn cứu mạng mình. Giờ phút phản ứng đã đến với ông.
Dường như sự sống có một quy luật là ngay sau khi sức mạnh của chúng ta lên đến cao điểm thì nó bổ nhào xuống chỗ thấp. Kẻ cám dỗ cẩn thận khôn khéo, tài tình, lựa chọn giờ tấn công Chúa Giêsu, nhưng Ngài đã chiến thắng. Chúng ta phải đặc biệt cẩn thận giữ mình ở những giờ vinh quang, vì đó chính là lúc chúng ta đứng trước hiểm họa của vực thẳm.
2. Đây là cuộc tranh chiến diễn ra trong lòng, trong tâm trí và tâm hồn Ngài, là cuộc chiến đấu nội tâm. Qua chính những tư tưởng và ước vọng thầm kín nhất mà kẻ cám dỗ đến với chúng ta. Cuộc tấn công của nó phóng ra ngay trong tâm trí chúng ta,
cuộc tấn công hiện thực đến nỗi hầu như chúng ta có thể nhìn thấy được ma quỷ. Cho đến nay, chúng ta còn có thể nhìn thấy được vết mực trên tường trong căn phòng của Luther trong lâu đài Wartburg ở nước Đức. Luther đã làm dính vết mực đó vì ném bình mực vào ma quỷ khi nó cám dỗ ông. Quyền lực của ma quỷ nằm ở chỗ nó tấn công và chọc thủng phòng tuyến từ bên trong. Đồng minh và vũ khí của nó chính là những tư tưởng và ước vọng thầm kín trong ta.
3. Chúng ta không được phép nghĩ rằng trong một cuộc chiến Chúa Giêsu đã thắng kẻ cám dỗ là sẽ thắng mãi mãi và nó không bao giờ còn trở lại với Ngài nữa. Kẻ cám dỗ đã một lần nữa nói với Chúa Giêsu tại Xêdarê Philípphê khi Phêrô cô" khuyên Chúa đừng đi đường thập giá và Ngài đã nói với Phêrô chính những lời đã dạy với ma quỷ trong sa mạc: “Xatan! Lui lại đằng sau” (Mt
16,23). Vào cuối ngày Chúa Giêsu có thể nói với các môn đệ rằng: “Anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy gặp thử thách gian nan” (Lc 22,28). Và trong lịch sử cũng chưa bao giờ có cuộc chiến đấu với cám dỗ nào dữ dội như cuộc chiến đấu tại vườn Ghếtsêmani, khi kẻ cám dỗ tìm cách khiến Chúa từ chối thập giá (Lc 22,42-44). “Luôn luôn cảnh giác là giá của tự do”. Trong cuộc chiến của Kitô hữu không bao giờ có sự thả lỏng. Đôi khi có người nghĩ rằng họ đã tới một giai đoạn không còn cám dỗ nữa, giai đoạn mà quyền lực của kẻ cám dỗ vĩnh viễn bị bẻ gãy. Chúa Giêsu chẳng bao giờ đạt đến giai đoạn ấy, từ đầu đến cuối lúc nào Chúa cũng phải chiến đâu và chiến thắng. Đó là lý do vì sao Ngài có thể giúp chúng ta.
4. Điểm nổi bật trong truyện này là cám dỗ chỉ đến với một người sở hữu và biết mình sở hữu những quyền năng thật đặc biệt. Sanday mô tả cám dỗ là: “Vấn đề hành xử các quyền năng đó”. Cám dỗ đến với Chúa Giêsu là cám dỗ chỉ đến với người biết mình có thể làm những việc lạ lùng. Bao giờ ta cũng phải nhớ răng chúng ta bị cám dỗ qua những ơn thiên phú. Người có duyên se bị cám dô lợi dụng sức quyên rũ đó để làm mọi việc, bất kể hậu quá. Người cố tài ăn nói sẽ bị cám dô dùng tài năng hùng biên để
ìts “r'“*»"*>!> cho cích cư xí 2 mmh Ngưai giàu tưởng tượng và mẫn câm sá chịu nhữns cơn cám
dẽ khô' sô mà mô, mỉ Xa„h 'Z chẳng bao g.cr Zị „ghSL"
4,1-11
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​5​3
Người CÓ khả năng trí tuệ sẽ bị cám dỗ sử dụng khả năng đó cho chính mình chứ không cho người khác, để trở nên chủ nhân chứ không làm đầy tớ người đời. Khía cạnh nghiêm trọng của cám dỗ là nơi nào chúng ta cảm thấy mạnh mẽ nhất, đó là chỗ chúng ta phải luôn canh chừng.
5. Không ai đọc đoạn Tin Mừng truyện tích này lại không nhớ rằng nguồn cung cấp duy nhất mọi dữ kiện cho câu chuyện này phải là chính Chúa Giêsu. Trong hoang địa Ngài ở một mình, trong cơn chiến đấu không có ai ở cạnh Ngài, chúng ta được biết là chính Chúa Giêsu đã kể lại cho các môn đệ. Chính Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết Ngài. Đến với chuyện này chúng ta phải luôn luôn đến với lòng cung kính tuyệt đối, vì qua đó Chúa Giêsu đã thổ lộ tất cả những sâu kín trong lòng Ngài. Ngài đã cho loài người biết kinh nghiệm của chính Ngài. Đây là câu chuyện thánh hơn hết vì qua đó Chúa Giêsu cũng cho biết Ngài có thể giáo dục những người bị cám dỗ. Từ những cuộc chiến đấu cá nhân, Ngài đã vén màn để giúp ta trong chính cuộc chiến đấu của ta.
Cuộc Tấn Công của Kẻ Cám Dỗ
Mátthêu 4,1-11
Kẻ cám dỗ phát động cuộc tấn công Chúa Giêsu bằng ba con đường và đường nào cũng phải đối đầu không thể tránh né được.
1. Cám dỗ hóa đá thành bánh. Hoang địa đầy những miếng đá vôi tròn giống hệt những ổ bánh nhỏ. Chính những đá đó cũng là một gợi ý cám dỗ Chúa Giêsu. Đây là cơn cám dỗ hai mặt: Cám dỗ Chúa Giêsu sử dụng quyền năng Ngài cách ích kỷ cho chính Ngài. Nhưng đó là điều Chúa Giêsu luôn từ chối. Bao giờ cũng có cám dỗ sử dụng một cách ích kỷ những quyền năng Thiên Chúa ban cho mình. Chúa ban cho mỗi người một ơn và mỗi người có thể tự hỏi một trong hai câu: “Tôi có thể dùng ơn này làm gì cho mình”, hoặc “Tôi có thể làm việc gì cho người khác với ơn này”. Loại cám dỗ này có thể thấy trong một ví dụ đơn giản, một người có giọng hát hay sẽ sử dụng để kiếm tiền và người ấy từ chối không hát trừ phi được trả tiền. Không có lý do nào cho thấy người ấy không nên sử dụng nó để kiếm tiền, nhưng có đủ lý do vì sao
f W1LI1AM BARCLAY
4,1-11
không bao giờ người ấy nên dùng ơn này để chỉ làm một việc duy nhất là kiếm tiền. Không ai là không bị cám dỗ sử dụng cách ích kỷ các ơn Chúa ban.
Nhưng cám dỗ này còn có một mặt khác. Chúa Giêsu là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa, Ngài biết điều đó. Trong sa mạc Ngài đối diện với lựa chọn một phương pháp, qua đó Ngài có thể đưa dắt con người trở về cùng Thiên Chúa. Ngài sẽ dùng phương pháp nào để thực hiện công việc Thiên Chúa giao phó. Ngài sẽ làm thế nào để biến ý tưởng thành thực tế và ước mơ thành sự thật. Cách chắc chắn có thể thuyết phục con người đi theo Ngài là cho họ bánh ăn, cho họ nhu cầu vật chất. Lịch sử không từng chứng minh điều đó hay sao? Thiên Chúa đã chẳng ban manna cho dân ítraen trong hoang địa sao? Chúa chẳng từng dạy: “Này Ta sẽ từ trời cao làm mưa bánh xuống cho các ngươi” (Xh 16,4). Còn những ước mơ về thời đại hoàng kim trong tương lai lại không bao gồm chính giấc mơ đó sao? Isaia lại không từng nói: “Họ sẽ không đói, không khát, hơi nắng chẳng đốt đến” (Is 49,10). Và bữa tiệc của Đấng Cứu Thế không phải là nét đặc trưng trong các giấc mơ của vương quốc ở giữa Cựu Ước và Tân Ước hay sao? Nếu Chúa Giêsu muôn ban bánh thì Ngài phải chứng minh bằng việc hóa đá thành bánh. Và nếu làm vậy là vướng vào hai điều sai lầm: Trước hết, đó là hối lộ để người ta theo Ngài để cầu lợi, trong khi điều Ngài ban lại là thập giá. Ngài kêu gọi con người vào cuộc đời cho đi chứ không phải nhận lãnh. Hối lộ bằng vật chất là phủ nhận mọi điều Ngài dạy dỗ, là làm hỏng chính mục tiêu của Ngài. Thứ hai, nó sẽ như cắt bỏ triệu chứng mà không đá động gì đến căn bệnh cả. Con người đói. Vấn đề là tại sao họ đói? Không phải vì sự điên dại, biếng nhác và cẩu thả của họ sao? Không phải vì một số người ích kỷ chiếm hữu quá nhiều trong khi người khác có quá ít sao? Đường lối đúng đắn để chữa trị nạn đói là loại bỏ những duyên cớ khiến con người đói. Những duyên cớ này nằm trong linh hồn người ta. Trên hết là đói khát của tâm hồn không thể thỏa mãn được bằng vật chất. Vì vậy Chúa Giêsu trả lời kẻ cám dỗ bằng chính những lời tóm tắt cả bài học Thiên Chúa dạy dân Ngài trong hoang địa “Loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sông nhờ mọi lời nói bởi miệng Thiên Chúa dạy ra” (Đnl 8,3)- Chỉ có con đường duy nhất dẫn đến sự thỏalòng thật, đó là con đường học tập lệ thuộc hoàn toàn vào Chúa.
4,1-11
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​55
2. Kẻ cám dỗ bô" trí cuộc tấn công từ phía khác. Ma quỷ đem Chúa Giêsu lên tháp nhỏ trên nóc đền thờ. Điều này có một trong hai nghĩa sau: đền thờ xây trên đỉnh núi Xion, đỉnh núi được san bằng thành một cao nguyên và toàn thể những tòa nhà của đền thờ nằm trên đó. Chỗ góc nơi hiên cửa Salômôn và hiên cửa hoàng gia gặp nhau có một dốc thẳng đứng chừng 135 thước xuống thung lũng Cedron bên dưới. Sao Chúa Giêsu không đứng trên đỉnh cao đó nhảy xuống an toàn để khiến người ta kinh ngạc tin theo.
Trên chóp mái đền thờ có một chỗ, mỗi buổi sáng có một thầy tư tế lên đó, cầm kèn chờ bình minh ló dạng trên những ngọn đồi thì thổi để báo hiệu giờ dâng lễ vật buổi sáng đã đến. Sao Chúa Giêsu không đứng đó nhảy xuống sân đền thờ làm cho người ta kinh ngạc mà đi theo Ngài? Malakia đã từng chép: “Chúa mà các ngươi tìm kiếm sẽ thình lình vào trong đền thờ Ngài” (MI 3,1). Há chẳng có lời hứa rằng: Các thiên sứ sẽ đỡ người của Chúa trên tay kẻo Ngài bị tổn thương (Tv 91,11.12) sao?
Đây chính là phương pháp các Mêsia giả ở mọi thời đại thường hứa. Thêuđa đã dẫn đoàn dân ra và hứa rẽ nước sông Giođan bằng một lời dạy. Người Ai cập nổi danh (Cv 21,38) đã hứa sẽ dùng một lời làm sập vách thành Giêrusalem. Simon Magus hứa bay trên không, nhưng đã chết khi làm thử điều đó. Những người giả mạo này đã hứa làm những việc lạ lùng gây kích động và họ không thể thực hiện được, còn Chúa Giêsu có thể làm được điều Ngài hứa nhưng sao Ngài lại không làm?
Có hai lý do chính vì sao Chúa Giêsu không chấp nhận đường lối hành động đó. Trước hết, người nào tìm cách thu hút người khác về với mình bằng cách tạo kích động cho họ, là đã chấp nhận một đường lối không có tương lai. Lý do rất đơn giản, để duy trì quyền lực của mình, người ấy phải càng ngày càng tạo ra những mốì kích động lớn hơn, phải có những phép lạ lớn lao hơn. Điều lạ của năm này đến năm sau sẽ trở nên tầm thường. Có thể đoán trước sự thất bại của một Phúc Âm thực hiện kiểu đó. Thứ hai, đó không phải là cách sử dụng quyền năng của Thiên Chúa, “Ngươi đừng thách thức Chúa là Thiên Chúa ngươi” (Đnl 6,16). Chúa Giêsu muôn nói: thử Chúa là một hành động không đúng. Cứ lao mình vào chỗ hiểm nguy, hành động cẩu thả, liều lĩnh rồi trông chờ Chúa giải cứu thật là một việc sai lầm. Chúa mong
56 WILIIAM BARCLAY
4,1-11
một người liều mình để giữ lòng trung tín với Ngài, nhưng không mong người liều mình để tự tăng thêm uy tín riêng. Đức tin tùy thuộc vào cảm xúc cũng không phải đức tin thật mà chỉ là nghi ngờ, đi tìm bằng cớ và tìm không đúng chỗ. Quyền năng cứu vớt không phải để chơi hoặc thí nghiệm mà là quyền năng chúng ta phải yên lặng, tin cậy trong đời sông hằng ngày. Chúa Giêsu từ chối con đường gây cảm xúc vì Ngài biết đó là con đường thất bại, vì trông chờ cảm xúc không phải là tin cậy mà là nghi ngờ Thiên Chúa.
3. Vì thế, kẻ cám dỗ đã đến thử phương kế tấn công thứ ba, đó là thế giới Chúa Giêsu đến để cứu vớt, và hình ảnh thế giới đó hiện lên trong tâm trí Ngài. Tiếng cám dỗ nói: “Hãy quỳ xuống thờ lạy ta, ta sẽ cho ngươi tất cả các nước thế gian”. Thiên Chúa đã chẳng dạy với kẻ Ngài lựa chọn: “Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ ban cho con các dân ngoại làm cơ nghiệp và tận cùng trái đất làm của cải (Tv 2,8) hay sao?”
Điều kẻ cám dỗ hay nói là: “Hãy thỏa hiệp. Hãy đến ký kết với ta, đừng đòi hỏi điều cao xa quá, hãy nhắm mắt làm ngơ đối với điều ác tức thì toàn dân sẽ kéo theo ngươi”. Đó là cám dỗ điều đình với thế gian thay vì trình bày cách không khoan nhượng những đòi hỏi của Chúa cho thế gian. Đó là cám dỗ cố gắng tiến lên bằng cách thối lui, cố gắng biến cải thế gian bằng cách đồng hóa với thế gian. Chúa Giêsu đáp: “Ngươi phải kính sợ Thiên Chúa ngươi và chỉ thờ lạy một mình Ngài mà thôi” (Đnl 6,13). Chúa Giêsu đã khẳng định rằng chúng ta không thể đánh bại sự ác bằng cách thỏa hiệp với điều ác, Ngài đã thiết định tính chất bất thỏa hiệp của đức tin Kitô giáo. Kitô giáo không thể khom xuống ngang với tiêu chuẩn thế gian, trái lại, thế gian phải được nâng lên ngang với tiêu chuẩn Kitô giáo.
Vậy, Chúa Giêsu đã quyết định, Ngài quyết định không bao giờ hôì lộ để người ta theo Ngài, không bao giờ dùng con đường gây xúc động, Ngài quyết định không có khoan nhượng trong sứ điệp Ngài giảng và trong đức tin Ngài đòi hỏi. Lựa chọn đó của Ngài có nghĩa là chọn lựa thập giá, và thập giá chắc chắn là con đường chiến thắng.
4,12-17
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​57
Con Thiên Chúa Bắt Đầu Sứ Vụ
Mátthêu 4,12-17
12 Khi Đức Giêsu nghe tin ông Gioan đã bị nộp, Người lánh qua miền Galilê. 13 Rồi Người bỏ Nadarét, đến ở Caphácnaum, một thành ven biển hồ Galilê, thuộc địa hạt Dơvulun và Náptali, 14 để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaỉa nói: 15 Này đất Dơvulun, và đất Nápta-i, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại!16 Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.
17 Từ lúc đó, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng và nói rằng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”.
Chẳng bao lâu, tai họa đến với Gioan. ông bị bắt và cầm tù tại ngục thất trong lâu đài Machareus do lệnh của vua Hêrôđê. Tội của ông là đã dám công khai tố cáo Hêrôđê quyến rũ vợ của anh mình và cưới nàng làm vợ, sau khi đã bỏ người vợ trước. Không ai quở trách một nhà độc tài phương Đông mà được an toàn. Trước hết, sự can đảm của Gioan khiến ông bị tù, sau đó, bị chém đầu. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết chuyện đó khi học đến Mt 14,3-12.
Đối với Chúa Giêsu thì đã đến giờ Ngài phải bắt tay vào việc. Hãy chú ý điều Chúa làm trước tiên là bỏ Nadarét và đến ở tại thành Caphácnaum. Sự đổi chỗ này nói lên sự dứt khoát. Từ đó Chúa Giêsu ra khỏi gia đình và chẳng bao giờ trở về nơi đó nữa. Ngài đóng cánh cửa phía sau trước khi mở cánh cửa phía trước. Đó là một đoạn tuyệt, dứt khoát giữa cũ và mới. Một chương sách đã kết thúc, và một chương mới bắt đầu. Trong đời sống phải có những quyết định như thế. Tốt hơn hết, đối diện thời điểm đó bằng một đường cắt dứt khoát của nhà giải phẫu hơn là phân vân giữa hai con đường.
Để ý nơi Chúa Giêsu đến, Ngài đến Galiê để khởi đầu chức vụ. Chúa biêt Ngài đang làm gì? Galilê là cực Bắc của xứ Palestin. Nó trải dài từ sông Litany ở phía Bắc đến đồng bằng Étcalôn ở phía Nam. về phía Tây nó không sát bờ biển Địa Trung Hải, vì giải đất ven biển thuộc quyền sở hữu của người Phênixi. Ở phía
JO
W1JL11A1V1 DAKLLA X
4,12-1/
Đông Bắc nó giáp với nước Xyri, và giới hạn miền Đông là biển Galilê. Galilê không rộng lắm. Từ Bắc chí Nam dài 80 cây số. Tuy nhỏ nhưng dân cư đông đúc, là miền đất phì nhiêu nhất Palestin. Sự phì nhiêu phi thường của Galilê đã tạo thành câu tục ngữ rằng trồng một rừng cây Ôliu ở Galilê còn dễ hơn là nuôi dưỡng một đứa trẻ trong xứ Giuđê. Josephus trong thời gian làm tổng đốc tỉnh này đã nói: “Khắp nơi đất tốt và đồng cỏ xanh tươi, thuận lợi cho đủ các thứ cây cối mọc làm cho những người ít năng khiếu cũng ham thích trồng tỉa, khắp xứ đều cày cấy không có phần đất nào bị bỏ hoang, khắp nơi đều sản xuất hoa mầu”. Kết quả là xứ Galilê rất hẹp và mật độ dân số rất đông, Josephus cho ta biết tất cả 294 làng, mà mỗi làng không dưới 15 ngàn dân. Chúa Giêsu đã khởi sự thi hành sứ vụ trong vùng đất có rất đông người được nghe Ngài. Ngài khởi sự công tác trong một khu vực rất đông đảo nên Phúc Âm được rao truyền cho đại đa số quần chúng.
Galilê không những là đông dân cư nhưng cư dân ở đó cũng có một cá tính đặc biệt. Galilê sẵn sàng mở cửa đón rước ý niệm mới trong cả xứPalestin. Josephus nói về người Galilê rằng: “Bao giờ họ cũng thích cải cách, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động. Họ luôn luôn sẩn sàng theo một thủ lãnh và phát động một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng là người nóng tính và sẵn sàng cãi vả. Tuy nhiên họ là những người hào hùng nhất”. Ông cũng nói “Người Galilê không bao giờ hèn nhát. Họ lúc nào cũng trọng danh dự hơn lợi lộc”. Đặc tính bẩm sinh của người Galilê khiến việc rao giảng cho họ rất thuận lợi. Thái độ cởi mở đón nhận những ý niệm mới là do một số yếu tô":
1. Tên Galilê trong tiếng Do thái là Galil, có nghĩa là vòng tròn. Toàn xứ còn được gọi là Galilê của dân ngoại. Plummer cho rằng tên đó chỉ “xứ Galilê ngoại đạo”. Sở dĩ có tên đó là do sự kiện Galilê được người ngoại bao quanh. Phía Tây có người Phênixi, phía Bắc và phía Đông có người Xyri, phía Nam là địa phận của người Samari, Galilê là phần đất Palestin không tránh khỏi tiếp xúc với ảnh hưởng và tư tưởng phi Do thái trong toàn cõi Palestin. Galilê buộc phải mở cửa để đón nhận những ý niệm mới mà không nơi nào khác trong toàn cõi xứ Palestin bị như vậy.
2. Những đường lớn của thế giới đều đi ngang qua Galilê như ta thấy trong phần đề cập đến thành Nadarét. Con đường dọc biển
1Z-1 /
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​59
chạy từ thành Đamát băng qua Galilê dẫn xuống Ai cập và Phi Châu. Con đường về hướng Đông chạy qua Galilê đến những biên giới xa xôi. Sự lưu thông của thế giới băng qua Galilê. Xa tít về phí Nam, thì Giuđê thu nhỏ lại vào một góc, cô lập, ẩn dật. Người ta thường nói: “Giuđê không có đường đi đâu hết, còn Galilê đi khắp nơi”. Giuđê có thể dựng lên một hàng rào để chặn đứng những ảnh hưởng và ý niệm ngoại đạo còn Galilê không bao giờ làm được như vậy. Galilê là miền dành cho những điều mới mẻ xâm nhập.
3. Địa lý của Galilê cũng ảnh hưởng đến lịch sử của nó. Nhiều lần nó bị xâm lăng và những ngọn sóng ngoại đạo tràn qua nhận chìm xứ.
Nguyên thủy, vùng Galilê được chia cho chi phái Ase, Náptali và Dơvulun khi người ítraen vào xứ thánh lần đầu tiên (Gs 5,9), nhưng những chi phái này không bao giờ thành công hoàn toàn trong việc đánh đuổi thổ dân Canaan và ngay từ đầu dân cư Galilê đã là dân tạp chủng. Nhiều lần những cuộc xâm lăng của dân ngoại ở phía Bắc và phía Đông và từ Xyri tràn xuống. Vào thế kỷ thứ 8TCN, người Assyria đã xâm chiếm hoàn toàn Galilê. Phần lớn dân cư bị lưu đày và người ngoại đến định cư trong xứ. Dân Galilê không khỏi bị tiêm nhiễm một số lớn dòng máu ngoại đạo.
Từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 2 TCN, phần lớn xứ Galilê ở trong tay dân ngoại. Khi người Do thái từ xứ lưu đày trở về dưới thời Nêhêmi và Êxơra, nhiều người Galilê xuống phía Nam sống tại Giêrusalem. Năm 264 TCN, Simon Maccabaeus đánh đuổi người Xyri khỏi Galilê về địa phận của họ ở phía Bắc và trên đường về, ông đem những người Galilê còn lại về Giêrusalem với mình. Điều lạ nhất là vào năm 104 TCN, Aristobulus tái chinh phục Galilê cho nước Do thái và buộc người dân Galilê phải chịu cắt bì, biến họ thành người Do thái dù họ muôn hay không. Lịch sử đã bắt buộc Galilê mở cửa đón nhận những dòng máu mới, những ý niệm mới và những ảnh hưởng mới.
Những ác tính tự nhiên của người Galilê và chuẩn bị của lịch sử đã khiến Galilê thành một vùng trong xứ Palestin để một sứ điệp mới có cơ hội được người ta nghe. Chính nơi đó Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ và khởi sự loan báo sứ điệp của Ngài.
60 WILIIAM BARCLAY
4,1Z-1 /
Người Loan Tin của Thiên Chúa
Mátthêu 4,12-17
Trước khi qua đoạn khác, còn có vài điều cần chú ý: Chúa Giêsu đi đến thành Caphácnaum. Tên đúng của nó là Caphamaum, mãi cho đến thế kỷ V sau Công Nguyên người ta mới gọi là Capernaum. Vị trí nó đã được tranh luận nhiều. Người ta gợi ý hai chỗ. Thông thường và có phần đúng hơn phải là Tell Hum ở bờ phía tây của miền cực bắc biển Galilê, còn điểm kia kém chính xác hơn là Khan Mineyh nằm ở phía tây nam cách Tell Hum hơn bôn cây số. Dầu sao ngày nay miền đó chẳng còn gì nữa, chỉ là một đông đổ nát để làm chứng rằng xưa kia đã có thành Caphácnaum trên đó.
Thói quen của Mátthêu là tìm trong Cựu Ước điều gì có thể dùng như một lời tiên tri cho từng biến cố trong đời Chúa Giêsu. Ông đã thấy lời tiên tri như thế trong Isaia 9,1.2 lời tiên tri đó có từ thời trị vì của Phêca lúc miền Bắc Palestin kể cả Galilê bị quân Assyria xâm lăng, lời tiên tri đó nói về giải phóng những địa phận bị xâm chiếm. Còn Mátthêu lại thấy lời tiên tri đó có ý nói về ánh sáng Chúa Giêsu sẽ mang đến.
Cuối cùng Mátthêu cho chúng ta một câu tóm tắt sứ điệp của Chúa Giêsu. “Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói rằng...”. Chữ “rao giảng” trong tiếng Hylạp là kerussein, là lời tuyên bô" của người loan truyền tin của vua. Kerux chỉ về sứ giả, người mang sứ điệp trực tiếp từ vua. Chữ này cho ta biết một số đặc điểm về việc rao giảng của Chúa Giêsu và cũng là đặc điểm của mọi bài giảng.
1. Lời của người rao giảng phải có sự xác quyết chắc chắn không chút nghi ngờ gì trong sứ điệp. Người ấy không dùng những chư như “có lẽ” hoặc “có thể”. Người ấy phải đến với một sứ điệp xác định, chắc nịch. Goethe nói: “Hãy nói cho tôi về những điều anh chắc chắn, vì tôi đã có quá đủ những sự nghi ngại của chính tôi rồi”. Giảng là công bô" những điều chắc chắn, không ai lại có thể mong người khác chắc chắn về điều mà chính mình còn nghi ngờ.
2. Lời nói của người rao giảng phải có thẩm quyền. Người ấy nói thay cho vua, thiết định và công bố luật, mệnh lệnh và quyết định của vua. Người ta thường nói về một thầy dạy danh tiếng: “Ông ấy không đoán mồ, ông ấy biết chắc”. Rao giảng là áp dụng thẩm quyền tiên tri cho hoàn cảnh hiện tại.
3. Sứ điệp của người rao giảng phải đến từ một nguồn cao cả. Sứ điệp ấy đến từ vua, rao giảng là nói từ một nguồn cao hơn người. Giảng không phải là thiết bị những quan niệm riêng của con người, nhưng là đem tiếng nói của Chúa đến dân chúng. Chúa Giêsu đã nói với con người bằng chính lời của Chúa Cha.
Sứ điệp của Chúa Giêsu bao gồm mệnh lệnh đòi hỏi một tình huống mới là “Hãy hối cải”. Ngài phán: “Hãy bỏ đường riêng mà trở lại cùng Thiên Chúa. Hãy quay khỏi đất, và hướng mặt về trời. Hãy đổi hướng, đừng đi xa Chúa mà hãy tiến đến với Ngài”. Mệnh lệnh đó đã trở nên cấp thiết vì triều đại của Chúa đã bắt đầu. Cõi vĩnh cửu đã xâm nhập thời gian. Thiên Chúa qua Chúa Giêsu đã xâm nhập thế giới, vì thế điều quan trọng hơn cả là con người phải chọn đúng phía và đúng hướng.
Chúa Giêsu Kêu Gọi Các Ngư Phủ
Mátthêu 4,18-22
18 Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simôn, cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. 19 Người bảo các ông: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kể lưới người như lưới cá”. 20 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.
21 Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacồbê và người em là ông Gioan. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. 22 Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người.
Cả xứ Galilê tập trung quanh biển Galilê. Từ bắc chí nam dài 30 cây số và từ đông sang tây rộng 12 cây số nên biển Galilê nhỏ, và Luca, một người ngoại đã từng chu du nhiều nơi trên thế giới,
không bao giờ gọi nó là biển mà chỉ gọi là hồ. Hồ Galilê hình bầu dục phía trên rộng hơn phía dưới. Nó nằm ở trong vết nứt lớn của mặt đất, trong đó có thung lũng sông Giođan, mặt hồ Galilê thấp hơn mặt biển Địa Trung Hải 200m. Nó nằm trên vết lõm của vỏ địa cầu khiến khí hậu ấm áp và miền phụ cận rất phì nhiêu. Đây là một trong những hồ đẹp nhất thế giới. W.N.Thompson mô tả như sau: “Đứng từ một điểm cao nào ở quanh hồ, ta đều thấy một thảm nước rất đẹp. Một tấm gương lồng trong một khung đồi núi lồi lõm bao quanh cuộn ngược lên tới núc Hẹcmôn in mình trên vòm trời xanh”.
Trong thời Josephus có ít nhất là chín thị trân rải rác dọc bờ hồ. Năm 1930, H.v.Morton thấy chỉ còn có Tibêriat và thị trấn này chỉ lớn hơn một ngôi làng đôi chút. Ngày nay nó là thị trấn lớn nhất của vùng Galilê và đang tiếp tục phát triển.
Trong thời Chúa Giêsu, biển Galilê đầy những thuyền đánh cá. Sử gia Josephus có lần thử đếm thì có trên 240 thuyền đánh cá đi ra từ thị trấn Tarichêa, ngày nay dân chài còn lại rất ít và ở cách xa nhau.
Có ba cách đánh cá, một là bằng cần câu, hai là lưới chài, ba là lưới kéo. Loại chài thì tròn và rộng chừng ba thước. Quanh viền tròn đều có những viên chì nhỏ chìm xuống sâu vây bủa cá vào giữa. Ngay giữa tâm chài có một sợi dây để kéo lên, đó là loại lưới mà Phêrô, Anrê cùng Gioan, Giacôbê sử dụng khi Chúa Giêsu gặp họ, tên lưới là Amphiblestron.
Lưới kéo có dây thừng kéo, dưới có chì trên có phao, được một hoặc hai chiếc ghe thả xuống rồi nắm dây thừng ở hai đầu lưới mà kéo, khi hai chiếc ghe chèo tới thì lưới theo sau tạo thành một cái túi lớn, cá lọt vào trong túi và bị kéo lên ghe. Loại lưới này là lưới dùng trong ví dụ lưới vét. Tiếng Hylạp là sagene (Mt 13,47-48).
Vậy Chúa Giêsu đang đi trên bờ hồ, trong lúc đi Ngài gọi Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan. Người ta không nghĩ đây là lần đầu tiên Ngài thấy họ hoặc họ thấy Ngài. Khi nghe Gioan thuật truyện này, ít nhất có vài người trong họ đã là môn đệ của Gioan Tẩy Giả (Ga 1,35). Chắc chắn họ đã từng trò chuyện với Chúa Giêsu và đã từng nghe Ngài... Nhưng lúc này lời thách thức đến, thách thức họ cùng chia sẻ số phận với Ngài.
Người Hylạp hay kể câu chuyện Xenophon gặp Socrates lần đầu tiên. Socrates gặp người đó trong đường hẹp và lấy cây gậy chặn ngang. Trước hết Socrates hỏi người đó có biết mua món này, món kia ở đâu không? Biết cái này, cái kia làm ở đâu không? Xenophon đã trả lời thông suốt. Kế đó Socrates hỏi: “Thế anh có biết người tốt lành và nhân đức được đào tạo ở đâu không?” Thanh niên Xenophon đáp: “Không”. Socrates bảo: “Vậy hãy theo ta mà học”.
Chúa Giêsu cũng vậy. Ngài gọi những người đánh cá theo Ngài. Thật lý thú khi chúng ta biết họ là hạng người nào. Họ không phải là những học giả uyên bác, hoặc người có ảnh hưởng lớn, họ không giàu sang, không có địa vị trong xã hội. Họ cũng không phải là những người nghèo mạt mà chỉ là những công nhân bình thường không thân thế quan trọng và chắc chắn cũng không có tương lai sáng lạn. Chúa Giêsu đã lựa chọn những người tầm thường này. Ngày kia có một người tên là Aeschines đến với Socrates nói: “Tôi là một người nghèo, tôi chẳng có gì cả, nhưng tôi xin dâng hiến tôi cho ông”. Socrates nói: “Anh không biết anh đã dâng hiến cho tôi điều quý hơn hết sao?” Điều Chúa Giêsu cần là những người tầm thường tự hiến dâng mình. Với những người như thế Ngài có thể dùng họ làm bất cứ công tác nào. Họ là những người đánh cá, nhiều học giả cho rằng những ngư phủ lành nghề có một sô" đức tính thiết yếu sau đây để trở thành những tay đánh lưới người.
1. Kiên nhẫn: Phải biết kiên nhẫn chờ đợi đến khi cá cắn mồi. Nếu cứ sốt ruột và dời chỗ luôn thì không bao giờ thành người thợ câu được. Một tay đánh lưới người giỏi cũng cần phải có kiên nhẫn. Công việc truyền giảng và dạy dỗ rất hiếm có kết quả nhanh chóng. Chúng ta phải học tập chờ đợi.
2. Bền chí: Người ấy phải học không bao giờ ngã lòng, nhưng luôn luôn thua keo này bày keo khác. Thầy giảng và giáo sư giỏi không được phép ngã lòng khi công việc dường như chẳng có kết quả gì. Người ta sẩn sàng làm lại.
3. Can đảm: Người Hylạp thuở xưa, khi cầu khẩn'các thần phù hộ thì thường nói: “Thuyền tôi quá nhỏ mà biển cả thì quá lớn”. Người đánh cá phải liều mình đương đầu với biển cả và sóng gió. Thầy giảng và giáo sư tốt phải ý thức là bao giờ cũng có nguy
hiểm trong việc rao giảng chân lý cho người đời. Người rao giảng chân lý phải sấn sàng hy sinh sự sống và danh dự mình.
4. Thấy thời cơ: Người đánh cá khôn ngoan biết rõ những thời điểm không có cá. Người ấy phải biết khi nào nên và khi nào không nên thả lưới. Giáo sư và thầy giảng tcít biết chọn thời điểm. Có khi người đời hoan nghênh chân lý và có lúc lại chối bỏ. Có khi chân lý cảm hóa lòng họ mà cũng có lúc khiến lòng họ cứng cỏi chống đối. Thầy giảng và giáo sư khôn ngoan biết lúc nào phải nói và lúc nào nên yên lặng.
5. Biết dùng mồi thích hợp: Cá này ưa mồi này, cá khác thích mồi khác. Phaolô nói: “Tôi trở nên mọi sự cho mọi người để may ra được một vài người”. Người tông đồ khôn ngoan biết rằng cùng một cách thiết bị thì không thể thuyết phục hết mọi hạng người. Người ấy phải biết và thừa nhận những hạn chế của mình, phải khám phá ra những phạm vi mình có thể làm và phạm vi nào mình bị giới hạn.
6. Biết ẩn mình: Nếu ngư phủ lộ diện, dầu chỉ là cái bóng, cá cũng không cắn câu. Người khôn ngoan không bao giờ tìm cách giới thiệu mình mà giới thiệu Chúa Giêsu. Mục đích của người đó là khiến mắt người ta không chăm chú vào mình mà chăm vào chính Chúa Giêsu.
Phương Pháp Của Thầy
Mátthêu 4,23-25
23 Thế rồi Đức Giêsu âi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân. 24 Danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xyrỉ. Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ Ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt; và Người đã chữa họ. 25 Từ miền Galilê, vùng Thập Tỉnh, thành Giêrusalem, miền Giuđê và vùng bên kia sông Giođan, dân chúng lũ lượt kéo đến đi theo Người.
Để khởi đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã chọn Galilê là miền được chuẩn bị kỹ lưỡng để nhân hạt giống. Bên trong Galilê, Chúa
TIN MƯNG MATTHẼU - TẬP ■ 1 65
Giêsu khởi sự phát động chiến dịch của Ngài từ các hội đường. Hội đường là quan trọng nhất trong cuộc sống Do thái. Có nhiều khác biệt giữa hội đường và đền thờ. Chỉ có một đền thờ tại Giêrusalem, nhưng bất cứ nơi nào có một cộng đồng Do thái, dù rất nhỏ, là có hội đường. Đền thờ là để dâng lễ vật, không có giảng dạy. Còn hội đường là nơi để dạy dỗ. Các hội đường đã được định nghĩa là “các trường đại học phổ thông về tôn giáo thời bấy giờ”. Nếu ai cần dạy dỗ hoặc có những điều mới muốn phổ biến thì nơi thích hợp nhất là hội đường.
Hơn nữa, buổi lễ tại hội đường cốt để cho các thầy dạy một cơ hội. Buổi lễ có ba phần: Phần thứ nhất là cầu nguyện, thứ hai là đọc luật và lời ngôn sứ, có các thuộc viên hội đường tham dự, thứ ba là giảng dạy, đặc biêt là không sắp đặt trước người giảng, không có chức vụ giảng chuyên nghiệp, người trưởng hội đường chủ trì và sắp xếp chương trình cho buổi lễ. Một vị khách đặc biệt có thể được mời giảng. Ai có sứ điệp và muôn chia sẻ, và nếu người trông coi hoặc người trưởng hội đường xét thấy người ấy thích hợp thì cho phép giảng. Như thế, ngay từ đầu, hội đường và tòa giảng đã mở rộng đón Chúa Giêsu. Ngài khởi sự trong hội đường vì tại đó Ngài có thể gặp những con người thành tâm, đạo đức đương thời và con đường truyền bá giáo lý cho họ được mở động trước mặt Ngài. Sau giờ giảng có thì giờ trò chuyện, thăm hỏi, thảo luận. Hội đường là nơi lý tưởng để truyền đạt giáo huấn mới cho dân.
Không những Chúa Giêsu dạy dỗ mà Ngài còn chữa bệnh. Không ai ngạc nhiên khi những điều Chúa làm được đồn đãi và quần chúng đến để nghe, xem và được Ngài thương xót.
Người ta đến từ Xyri, đây là một miền đất rộng. Palestin chỉ bằng một phần nhỏ của Xyri, Xyri trải rộng từ miền Bắc và Đông Bắc với thành Đamát ở trung tâm. Một trong những huyền thoại khả ái nhất đã được Eusebius truyền lại xuất hiện vào thời kỳ này (Lịch Sử Hội Thánh 1,13). Có một vua tên là Abgar ở Edessa bị đau, ông viết thư cho Chúa Giêsu:
“Abgar cai trị xứ Edessa, kính gởi Chúa Giêsu. Chúa Cứu Thế siêu việt nhất, Đấng đã xuất hiện tại Giêrusalem, kính chào Ngài. Tôi đã nghe nói về Ngài, những việc chữa lành của Ngài, thực hiện không bằng thuốc hay cây cỏ vì người ta nói Ngài làm
uu
w 1L,11/\1V1 DAKCLft I
cho kẻ mù thấy, kẻ què đi, làm cho kẻ phong được sạch, Ngài đuổi tà thần và ma quỷ ra, Ngài chữa lành những chứng bệnh kinh niên, Ngài cho kẻ chết sống lại. Bây giờ vì tôi đã nghe những điều ấy về Ngài, tôi buộc phải kết luận rằng, một trong hai điều này phải thật, hoặc Ngài là Đức Chúa Trời và từ trên trời xuống nên đã làm những điều này nên ngài là Con Đức Chúa Trời. Tôi viết những hàng này xin Ngài đến chữa cơn bệnh đang hành hạ tôi, vì tôi có nghe những người Do thái phiền trách Ngài và âm mưu hại Ngài. Vậy tôi có một thị trấn nhỏ nhưng rất tốt đẹp, vừa đủ cho hai chúng ta”. Chúng ta nghe nói Chúa Giêsu hồi âm như sau:
“Phúc cho vua vì chưa thấy tôi mà đã tin tôi. Vì có chép về tôi rằng, nhưng kẻ đã thây tôi sẽ chẳng tin tôi, trong khi những người chẳng thấy tôi sẽ tin tôi và được cứu. Nhưng về điều vua mời tôi đến thì hiện tôi phải làm trọn mọi việc ở đây vì đó chính là mục đích tôi được sai đến. Sau khi đã hoàn thành công tác, tôi sẽ được đón về cùng Đấng đã sai tôi. Tuy nhiên sau khi được cất lên, tôi sẽ sai một môn đệ của tôi đến chữa bệnh cho vua và ban sự sông cho vua cùng người nhà của vua nữa”.
Huyền thoại kể tiếp là Tađêô đã đến Edessa chữa lành cho vua Abgar. Đó chỉ là huyền thoại, nhưng cho thây cách người ta đã tin và vì dù ở tận xứ Xyri họ cũng nghe về Chúa Giêsu và hết lòng mong ước được giúp đỡ, chữa lành mà chỉ Ngài mới có thể làm.
Tất nhiên có nhiều người từ Galilê đến và tin đồn về Chúa Giêsu cũng đã truyền xuống Giuđê và thành Giêrusalem nữa. Nhiều ngứời đã từ các nơi đổ đến với Ngài. Cũng có những người từ các miền bên kia sông Giođan, từ Bêrê, từ Bắc Pelia, từ xứ Arabia Petra ở phía Nam. Họ đến từ xứ Đêcapôli là liên bang mười thị trân độc lập Hylạp, trừ Scythopolis, tất cả đều ở rất xa, phía bên kia sông Giođan.
Bản danh sách này chỉ nêu tượng trứng vì trong đó chúng ta thấy không những người Do thái mà cả đến dân ngoại cũng đến cùng Chúa Giêsu để được nghe những lời giáo huân mà chỉ Ngài mới có, cả thế gian đã đến với Ngài.
TIN MỮNG MÁTTHÊU - TẬP 1​67
Hoạt Đông của Chúa Giêsu
Mátthêu 4,23-25
Đoạn sách này rất quan trọng vì nó tóm lược ba hoạt động lớn của Chúa Giêsu.
1. Ngài đến để công bố Phúc Âm. Như ta đã thấy giảng đạo là công bố những điều chắc chắn. Bởi vậy, Chúa Giêsu đến để xóa bỏ ngu dốt của nhân loại, Ngài đến để cho họ biết chân lý về Thiên Chúa, để họ biết những điều mà tự họ sẽ không bao giờ tìm được. Ngài đến để chấm dứt mọi suy đoán, mò mẫm, để chỉ cho con người biết Thiên Chúa như thế nào.
2. Ngài đến để dạy dỗ. Khác biệt giữa giảng và dạy là gì? Giảng là công bố những điều chắc chắn không tương nhượng, dạy là giải nghĩa những điều đó. Bởi vậy, Chúa Giêsu đến để phá tan sự hiểu lầm của loài người. Có những lúc người ta biết chân lý nhưng lại giải nghĩa sai, biết chân lý nhưng rút ra lời kết luận sai. Chúa Giêsu đến để bảo cho người đời biết ý nghĩa của tôn giáo chân thật.
3. Ngài đến để chữa cho những kẻ cần được chữa lành, nghĩa là Chúa Giêsu đến để hóa giải đau đớn của con người. Chúa Giêsu không thỏa lòng khi chỉ nói cho loài người biết chân lý bằng lời; Ngài đến để biến chân lý thành hành động. Florence Allshorn, một giáo sư danh tiếng nói: “Một lý tưởng chẳng bao giờ là của anh cho đến chừng nó phát ra từ đầu ngón tay anh”. Một lý tưởng sẽ không thuộc về anh cho đến chừng anh biến thành hành động. Chúa Giêsu thực hiện chính những dạy dỗ của Ngài trong việc cứu giúp và chữa lành. Chúa Giêsu đến giảng để đẩy lui ngu dốt, Ngài đến dạy dỗ để xóa tan mọi hiểu lầm, Ngài đến chữa lành để chấm dứt mọi đau đớn. Chúng ta phải công bô" những điều chắc chắn, phải sấn sàng cắt nghĩa đức tin của mình và cũng phải biến lý tưởng thành hành động.
Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu - William Barclay Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu