Số lần đọc/download: 1548 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 21:03:45 +0700
Chương 2 : Ngày Và Đêm 18
• Một ngày không bình thường.
Ngày 18 tháng 12 năm 1972, là một ngày mùa đông u ám và ảm đạm. Suốt ngày không hé một tia nắng, trời lức nào cũng sập sùi như muốn mưa. Từ đầu tuần, gió múa vẫn lai rai một giai diệu buồn bã. Tạnh ráo và giá rét.
Ngày hôm ấy sẽ lặng lẽ trôi đi trong dòng thời gian nếu đến đêm không xảy ra một sự kiện làm chấn động tbế giới: đế quốc Mỹ đã dùng B.52 mở màn cuộc tập kích chiến lược vào Thủ đô Hà Nội!
Cũng vì sự kiện ấy mà ngày 18 thảng 12 năm 1972 đã lắng đọng lại, in đậm nét trong ký ức của mỗi người chúng ta.
Hôm ấy là một ngày không bình thường. Mọi người, khi nhở lại đều có chung ấn tượng như vậy. Ấn tượng ấy thật sâu sắc. Mười năm sau, khi kể chuyện đánh B.52, dường như ai cũng bắt đầu bằng những cảm giác lạ lùng, bồn chồn khó tả của họ suốt một ngảy hôm ẩy, cho đến khi trận đánh bắt đầu.
Những người đã đánh thắng B.52 ở Thủ đô Hà Nội đềụ nói: "Suốt ngày 18, chúng tôi chờ đợi trận đánh xảy ra. Vỉ thế đển đêm, chúng tôi bước vào chiến đấu rất chủ động, rất đàng hoàng... ". Có người còn nói thêm: "Sở dĩ được như thế vì hôm ấy các cấp nhận định về địch rất chính xác. Như nắm vững hành vi của chúng trong từng giờ. Cứ như cãp trên thấu hiểu kẻ thù khi mưu mô của chúng còn nằm trong bóng tối. Tài tinh lắm! ».
Đồng chí Nguyễn Ngọc Điền, hiệu trưởng trường Kỹ thuật Phỏng không, năm 1972 là trung đoàn trưởng trung đoàn tên lửa 257, bảo vệ phía tâv nam Hà Nội kề về ngày 18 tháng 12 như sau: "Ngày hôm ấy được bắt đầu bằng một mệnh lệnh các đơn vị tiếp tục ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất".
Sau đó là những bức điện của quân chủng, sư đoàn, tới tấp gửi xuống trung đoàn. Điện tác chiến, điện chính trị, điện hậu cần, điện kỹ thuật... Thấy các bức điện vẫn như chưa nói được hết ý của cấp trên, những cuộc trao đổi, những chỉ thị trên máy điện thoại lại tiếp tục. Tôi cùng chính ủy Mạnh và trung đoàn phó Ninh liên lục bị ghìm bên máy. Sau đó chính chúng tôi lại tiếp tục chuyển tất cả những điều vừa nhận được xuống các tiểu đoản. Tất cả đều nhằm nhấn mạnh một điều: tình hình rất khẩn trương; phải kiểm tra lại lực lượng, trang bị, bổ sung phương án; xây dựng quyẽt tâm; cbuẩn bị cơm gạo cho bộ đội, đạn dược, khí tài, xăng xe tbật đầy đủ cho các đơn v|.
Ai đã từng chì huy chiến đấu trong chiến tranh phá hoại chắc sẽ dễ hinh dung ra một ngày rối bận bởi bao công việc, khi những bức điện như đă tícb gỏp tử lâu, bỗng đồng loạt dội xuống đơn vị đổ ra những yêu cầu để người chỉ huy và toàn đơn vị phải thực hiện.
Nhưng ngày 18 có khác. Lóe lên trong mọi sự nhắc nhở đã trở thành quen thuộc, các bức điện đã đem đến cho chúng tôi một thông tin rãt mới: hôm nay B.52 có thể đánh Hà Nội.
Hôm ấy, khi viết và nói, các cấp đều dủng chữ có thể nhưng, trong ý nghĩ và việc làm, chúng tôi chỉ chuẩn bị cho một tình huống: nhất định B.52 sẽ vào Hà Nội đêm nay.
Từ sáng sớm, tư lệnh sư đoàn Trần Quang Hùng đã nói với tôi: "Khả năng địch đánh Hà Nội đã rõ rồi. Các anh phải xuống từng tiểu đoàn kiểm tra. 16 giờ báo cáo".
Sau này tôi mới biết, B.52 cát cánh từ Gu-am lúc 12 giờ. Và từ U-Tapao lúc 16 giờ. Để 19 giờ chúng mới đến được Hà Nội. Ấy thế mà từ sáng ngày 18, chúng tòi đã được lệnh chuần bị "nghênh tiếp" chúng. Cả ngày hôm ấy, ta và địch đan chéo nhau, hối hả hành động. B.52 thì nhằm Hà Nội bay tới. Còn bộ đội phòng không Hà Nội có một khoảng thời gian đến l6 giờ đề chuẩn bị: Sau đó các cán bộ chỉ huy yên tâm báo cáo lên cấp trên: "Tất cả đã sẵn sàng!".
Chúng tôi cũng đã gặp chính ủy trung đoàn Dương ĐìnhThảo, trung đoàn trưởng Trần Hữu Tạo, thuộc trung đoàn 261, tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn, trắc thủ xe điều khiền Đinh Trọng Đức, đài trướng Nghiêm Đình Tích, trợ lý tác huấn tên lửa Nguyễn Xuân Minh, những người đã trực tiếp tham gia trận chiến đấụ lịch sử này... Khi được hỏi, các đồng chí đều xác nhận: ngày 18 tháng 12 năm 1972. có rất nhiều thông báo về tình hình địch. Càng về chiều số lần thông báo càng dồn dập hơn. Lượng thông tin mới càng nhiều thêm làm rõ hơn nhận định của trên đã phổ biển từ ban sáng: Cuộc chiến đấu mới sắp diễn ra.
Những tháng cuối năm 1972, các đồng chi ở cục 2, Bộ Tổng Tham mưu liên tục chuyển các tin tức tình báo xuống quân chủng. Hầu hềt các tin tức đó đều chính xác, rẩt đáng tin cậy. Có lẽ vì thế, ngày 18 tháng 12, các thông báo về địch gửi xuống đơn vị được chú ý đặc biệt. Các bức điện đều mở đầu bằng câu: "Theo tin của trên..." thế là ở dưới đơn vị hiểu ngay và rất tin cậy các nguồn tin đó, rồi thực sự bắt lay vào chuẩn bị. Có một dạo bộ đội bị "chai sạn" vì những đợt báo động, những dự đoản thiếu chính xác. Lần này hoàn toàn khác. Các bức điện thông báo về địch đã thực sự làm chuyền biến nhận thức về tư tưỏng, tâm lý và hành động của bộ đội theo hướng tích cực. Chưa bao giờ trong tác chiến phòng không việc dự háo lại chính xác, việc chuẩn bị lại nhanh, gọn, đầy đủ như lần này. Điều đó cắt nghĩa vi sao bước vào trận đánh B.52 đầu tiên ở Hà Nội cũng là trận đánh B.52 đầu tiên của cuộc đời chiến sĩ bộ đội phòng không Hà Nội lại bình tĩnh tự tin, giành thắng lợi ngay từ trận đầu như thế.
Nghe xong một số sự việc trên, nhiều người đã hỏi rằng: Bằng cách nào Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tham mưu, Thường vụ đảng ủy và Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân lại có thể nhận định, nắm bắt tình hình chính xác đến thế?
Chưa có một tài liệu nào đã được công bố nói rằng Bộ Tổng tham mưu đã nhận được một tin tình báo làm lộ ý đồ cuộc lập kích chiến lược bằng B.52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội. Chúng tôi cũng tin rằng không cỏ một nguồn tin tình báo nào trực tiếp như thể.
Vấn đề là ở chỗ, thông qua nhiều nguồn tin với nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh tài tình, Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu đã có một nhận định chiến lược chính xác. Từ nhận định đó, cấp chiến lược, và cấp chiến dịch tiếp tục theo dõi tình hình, không bỏ qua những dấu hiệu dù nhỏ, đã và đang phản ánh ý đồ thâm độc của kẻ thù. Để cuối cùng có một nhận định chính xác vào trước và chính ngay trong ngày 18 tháng 12 năm 1972: B.52 sẽ đánh Hà Nội.
Những người cán bộ, từng trải đã gặp đủ loại kẻ thù, những ngày qua không sao chịu nổi trước những lời bán rao hòa bình của Nixon. Họ vẫn thấy lời lẽ của kẻ thù là giả dối. Từ ngày 23 tháng 10 năm 1972, Nixon ngừng ném bom tử vĩ tuyến 20 trở ra. Nhưng ngay cả bầu trời "bình yên" ấy cũng rất đáng ngờ. Niềm khát khao hòa bỉnh sau mẩy chục năm chiến tranh đã tưởng có thể cháy bùng lên... vẫn cảm thấy mong manh quá.
Và thế là vào thờỉ điểm ấy, đáng lẽ mọi người sẽ hân hoan nói về hòa bình, nói về những ước mơ, hy vọng và những dự định cho tương lai khi đất nước hòa bỉnh, thì ở quân chủng Phòng không - Không quân người ta thay câu nói cửa miệng "Nếu hòa bình... " bằng một câu khác: "Nếu địch lại đánh lớn... " để mở đầu cho những cuộc trao đổi tưởng không bao giờ dứt.
Cuộc chiến đấu lâu đài gay go quyết Iiệt này đã hun đúc nên những con người luôn luôn dự kiến tới những tình huống xấu nhất. Chính vì thế, khi bộ tư lệnh quân chủng chỉ thị: "Phải sẵn sàng đối phó với tình huống B.52 đánh vào Hà Nội ác liệt nhất", thì người chiến sĩ phòng không çoi đó là điều sẽ trở thành sự thật rồi cứ thế, bằng công việc, họ đang tiến đến một trận đánh lớn, trước khi kết thúc chiến tranh, chứ không phải là sự ngóng đợi hòa bình.
Ngày 13 thảng 12 năm 1972, Kissinger bỏ họp ở Paris.
Mỗi ngày lại có thêm những tin tức đáng lưu ý: Lầu năm góc mới điều 50 máy bay tiếp dầu KC.135 sang Phi-lip-pin, đưa thêm hai tàu sân bay Prai-dơ và Sa-pra Tơ-ga vào biển Đông; cấp tốc thành lập bộ chỉ huy sư đoàn không quân chiến lược để chỉ huy hai căn cứ Anderson và U-Tapao.
Như vậy địch đánh lớn trở lại là chuyện không phải bàn nữa. Vấn đề còn lại là nó sẽ đánh vào thời điểm nào?
Lại nói về ngày 18 tháng 12 - một ngày không bình thường. Buổi sáng, Bộ có chuyển một bức điện thượng khẩn cho quân chủng: "5 giờ, tàu sân bay A-mê-ri-ca hỏi: "trực thăng hôm nay cấp cứu ở đâu?". Đến trưa, quân chủng lạỉ nhận thêm một bức điện khẩn: "Một máy bay RF.4C đang bay qua Hà Nội báo về căn cứ: thời tiết quanh Hà Nội hoạt động được".
Chiều 18 tháng 12, binh chủng ra-đa báo cáo: hôm nay các hoạt động trên không của địch đột ngột giảm xuống. Chỉ có hai tổp B.52 ném bom ở đuờng 12 (tây Trường Sơn).
Những tin tức trên đây không những làm phong phú thêm cải vẻ không bình thuờng của ngày hôm ấy mà nó còn cỏ giá trị báo hiệu: chiến sự sẽ bùng nổ trong những giờ tới.
*
* *
Chiều ngày 18 tháng 12 năm 1972, sau buổi giao ban ở sở chỉ huy quân chủng, thường vụ đảng ủy quân chủng đã họp để nhận định tình hình chuẩn bị chiến đấu của bộ đội và đề ra những yêu cầu lãnh đạo cho cuộc chiến đấu đêm nay. Đồng chí tư lệnh Lê Văn Tri đã phát biểu: "Hoạt động trong ngày của địch giảm đi rõ rệt, đó là một hiện tượng không bình thường, Với những tin tức nhận được thì đêm nay địch sẽ vào đánh lớn ở Hà Nội. Cần phải kiểm tra động viên bộ đội chuẩn bị chiến đấu thật chu đáo. Phải đề phòng B.52 có thể sẽ vào đánh từ chập tối... ".
Ý kiến trên đây được thường vụ hoàn toàn nhất trí. Khi bảo cáo nhận định đó trước thường vụ đảng ủy quân chủng, đồng chí tư lệnh đã hình dung ra trận đánh lịch sử đó. Đối mặt với máy bay B.52 là cả một lực lượng. Số máy bay Mích, sổ dàn phóng tên lửa, số máỵ ra-đa, số đơn vị pháo cao xạ... nói lên lực lượng đó. Song điều quan trọng hơn cả, thực sự có ý nghĩa quyết định trong trận chiến đấu này là con người - những cán bộ, chiến sĩ đã trải qua tám năm chiếu đấu chống chiến tranh phá hoại. Và xa hơn trong số họ có những người đã được thử thách rèn luyện trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, từ trận Điện Biên Phủ năm xưa. Sức mạnh đó còn được nhân lên bởi cả một thế trận đã được chủ động chuẩn bị trong nhiêu tháng nay, lại có cách đánh B.52 mới được hoàn chỉnh từ thực tể chiến trường khu Bốn đã được bộ đội Hà Nội tập luyện công phu... Với thế và lực đó có thể đánh bại cuộc tiến công mới ác liệt, dữ dội của không quân chiến lược Mỹ không?
Đó là câu hỏi đè nặng lên tâm trí của các đồng chí lãnh đạo chỉ huỵ chủ chốt của quân chủng.
Khi phân tích tình hình, so sánh lực lượng ta, địch và qua báo cáo của các đơn vị cơ quan trong buổi giao ban chiều nay các đồng chí trong thường vụ đều tỏ ra yên tâm và đã có một kết luận: Nếu đêm nay máy bay B.52 vào đánh Hà Nội chủng ta sẽ đánh bại chúng!
Vẫn đồng chí Nguyễn Ngọc Điển kể: Ngày 18 thảng 12 khi xuống các. trận địa tên lửa kiểm tra, trong đầu tôi luôn thấp thoáng một câu hỏi: ngày mai Hà Nội sẽ ra sao? Bao bọc lấy những trận địa tên lửa là những vạt lúa chiêm xuân, những cánh đồng mầu, xanh mát mắt, xa xa là lũy tre làng và những mái ngói đỏ tươi. Sau những rèm cửa màu xanh là những tổ ấm gia đình đã trải qua biết bao thử thách của chiến tranh...
Khi đến tiểu đoàn 77 bố trí ở C. trung đoàn trưởng như trở về nhà. Anh là tiểu đoàn trưởng đầu tiên của tiểu đoàn này. Những người cùng anh xây dựng đơn vị và viết lên những trang truyền thống đầu tiên cho nó vẫn còn ở 77 rẩt nhiều. Vì thế mỗi lần anh xuống, họ đón tiếp thân mật có phân suồng sã, hơn ở những nơi khác. Vừa thấy anh các chiến sĩ đã chạy tới vây quanh, bắt tay và cười nói ồn ào. Chưa vào nhà của tiểu đoàn vội, anh ra thẳng các bệ phóng. Anh gặp Năng, một pháo thủ bệ kỳ cựu, có mặt từ buổi làm lễ ra quân ở rừng "tắc kè", Yên Thế năm nào. Thấy Năng tươi cười đi lại, trung đoàn trưởng hỏi luôn:
- Chuẩn bị chiến đấu đến đâu rồi, Năng?
- Báo cáo thủ trưởng, tôi thì lủc nào cũng sẵn sàng - Năng bình thản trả lời.
Trung đoàn trưởng nắm tay người pháo thủ, im lặng đi quanh bệ phóng một vòng. Cỏ một dạo anh nghe tiểu đoàn báo cáo. Năng hay nói năng bốp chát, có lúc ỳ ra chẳng chịu làm gì ngoài việc chiến đấu. Thế là người chiến sĩ này đã có hơn sáu năm làm pháo thủ bệ rồi. Từ ngày còn là tiểu đoàn trưởng 77, Năng đã nói với anh: "Tôi chỉ cần quay theo cảm giác nặng nhẹ ở tay là biểt kích lên đủ mức chưa. Đánh với thằng. Mỹ mà cứ vừa quay vừa đếm từng vòng thì thua nó lâu rồi!"
Hôm nay Năng vẫn thế. Giọng nói chắc nịch và cái nhìn thẳng thắn.
- Năng thấy trận đánh sắp tới có gì khác trước không? - Sau những, phút cả hai cùng im lặng trung đoàn trưởng gợi chuyện.
- Tôi chỉ sợ không đủ đạn để đưa lên bệ thôi. B.52 thì có gì đáng sợ! Nếu chúng liều lĩnh vào đây nhất dịnh trung đoàn ta sẽ bẳn rơi tại chỗ.
Trung đoàn trưởng gật đầu tán thành. Anh rẩt hài lòng với câu trả lời của người chiến sĩ
Bao nhiêu năm mặc áo lính, là bấy nhiêu năm anh em làm pháo thủ, trắc thủ... Bàn tay, đôi mắt của họ đã thành chai. Những thao tác của họ không chỉ còn là những bài bản viết trong sách huấn luyện quân sự nữạ. Đó là kết tinh của thục luyện, là phép cộng của những cảm giác, kinh nghiệm, sự tưởng tượng phong phù và bản năng phải ứng phó với những thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm của kẻ thù. Đó chính là một thứ kỹ sảo của những người có thâm niên trong "nghề".
Ở tiểu đoàn 77 này không chỉ có Năng, có Đức, có Hà... phải chịu một sự hy sinh thầm lặng, kéo dài thời gian làm pháo thủ, trắc thủ để có được một khả năng chuyên môn đến thế.
Năm 1982, khi gặp chúng tôi đồng chí Nguyễn Ngọc Điển rút ra một nhện xét: "có thể nói rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến công liên tiếp bắn rơi máy bay B.52, trong đó có một nguyên nhân là pháo thủ, trắc thủ của chúng ta rất điêu luyện. Sự chuẩn bị công phu về con người, với đội ngũ đông đảo các trắc thủ đă çầm tay quay từ thời kỳ đánh Giôn-xơn, đã giúp cho chúng ta chiển thắng mọi thủ đoạn kỹ thuật, chiến thuật kể cả thủ đoạn gây nhiễu hiểm hóc của địch, bẳn rơí tại chỗ nhiều máy bav hiện đại như F.111, F.4-D, A7 trong thời kỳ "chiến tranh Nixon" và đặc biệt đã bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay B.52 ở Hà Nội".
*
* *
Không được chuẩn bị đầy đủ, đàng hoàng như trung đoàn 257, trung đoàn 261, bảo vệ phỉa tây bắc Hà Nội, bước vào ngày 18 tháng 12 với một hoàn cảnh khá đặc biệt.
Từ đầu tháng 11 trung đoàn này đượọ lệnh chuẩn bị vào chiếc trường bảo vệ vùng mới giải phóng. Bước sang tháng 12. đơn vị bắt đầu thay nhau đi phép. Lúc này đă có khả năng địch đánh trở lại nên việc cho bộ độí đi phép phải cân nhắc khá nan giải. Chưa bao giờ ban chỉ huy trung đoàn phải cùng nhau bàn bạc vì một vài trường hợp đi phép. Các đơn vị đã sắp xếp xen kẽ giữa kíp một và kíp hai, giữa sĩ quan điều khiểu và tiểu đoàn trưởng để thay phiên đi phép. Song không phải lúc nào cững đủ người, đủ kíp để thay phiên. Trường hợp đó, ban chì huy trung đoàn phải cho ý kiến. Đợt một, giải quyết khá êm thấm. Ngày 12 tháng 12, anh em bắt đầu đi đợt hai
Ngày 15 tháng 12 cũng như các đơn vị khác, trung đoân 261 nhận được lệnh "sẵn sàng chiến đấu cao nhất". Kiểm lại, một nửa lực lượng chủ công gồm các tiểu đoản trưởng, trắc thủ, sĩ quan điều khiển vắng mặt. Một số trắc thủ có "tên tuổi" ở trung đoàn vả một phần ba số trắc thủ đã vào khu Bốn "làm quen" với B.52 hiện đang đi phép.
Thấy tỉnh hình mỗi ngày một khác, có khả năng đánh nhau đến nơi, trung đoàn 261 quyểt định cho gọi những người đang nghỉ phép ở Hà Nội và vùng lân cận trỏ lại đơn vị. Ngàv 18 tháng 12, một nửa số người di phép đợt hai đă có mặt.
Riêng trường hợp nghỉ phép của trung đoàn truởng Trần Hữu Tạo vì đã có người thay thế nên chính ủy Dương Đình Thảo quyết định nếu có tình huống gì 'xảy ra mới cho đi gọi. Nhưng ngay buổi sáng ngày 18, liên tiếp nhận được nhiều bức điện "B.52 có thể đánh..." anh cho xe đi Hà Bẳc gọi trung đoàn trưởng về.
Gần trưa ngày 18 có tiếng xe ô-tô chạy vào trong ngõ. Đang ngồi nghĩ ngợi miên man, Tạo vùng chạy ra. Long dừng xe đột ngột, thấy trung đoàn trưởng mà chẳng kịp chào, hớt hải nóí ngay:
- Ở nhà báo động thủ trưỏng ạ!
- Báo động hành quân hay báo động máy bay?
- Dạ, báo động B.52! Có lẽ sắp "ùng oàng" đến nơi rồi!
Trần Hữu Tạo thốt lên "biết mà!" rồi chạy vào xách chiếc ba lô đã sắp sẵn, cả chiẽc khăn mặt cũ đã buộc vào đấy từ bao giờ. Anh chào bà chị và các cháu. Cả nhà khăng khăng giữ anh lạì ăn trưa nhưng Tạo dửt khoát xin đi ngay. Anh nói để bà chị anh vui lòng:
- Thằng địch sắp đánh đến nơi rồi! Công việc của chúng tôi nhanh chậm vài phút cũng hệ trọng lắm. Ẵn uống thì chị khỏi lo. Đóỉ ở đâu anh em chúng tôi dừng xe ăn ở đó.
Vừa xuống xe anh chạy thẳng vào sở chỉ huy. Chính ủy Thảo đang cầm máy nói thấy Tạo xồng xộc bước vào, Thảo quay ra, nét mặt rạng rỡ. Nhưng ai đó ở đầu dây bên kia đã kéo chính ủy trở lại với công việc. Tiếng Thảo ôn tồn:
- Nếu đêm nay B.52 nó vào, cái xe "U", của đồng chí có đánh được không?... Được hả? Thế thì không được nản! Phải động viên anh em tích cực điều chỉnh, bảo đảm tham số cho thật chính xác.
Đứng ngoài, Trần Hữu Tạo bồn chồn, hồi hộp tự hỏi: "Khí tài của "thằng" nào lại hỏng đây?"
Chính ủy vẫn cầm máy, quay lại nói nhanh với Tạo:
- Khí tài của tiểu đoàn 57 lại hỏng rồi! Từ sáng đến giờ anh em họ làm tham số mẩy lần rồi mà vẫn chưa được. Anh đợi tôi một chút. Tôi đang nói chuyện với cậu Thăng.
Chuông điện thoại sẽ leng keng vài tiếng. Chính ủy lại thư thái hỏi: "Đồng chí Thăng đấy hả? Tôi Thảo đây! Anh Tạo mới về rồi nhé!... Khỏe. Ban nãy đồng chí có hỏi việc cho cậu Thuần trắc thủ lên thay sĩ quan điều khiển đi phép vắng. Đồng ý nhé! Không sao cả. Thượng sĩ mà làm được việc của sĩ quan thì cứ mạnh dạn giao cho anh em.. Nhớ nhé, 15 giở phải báo cáo trung đoàn. Khó khăn à? Không được! Phải tìm cách khôi phục bằng được! Nỏ đánh thật đấy!
- Cậu Thắng đã về chưa anh? - Thấy chính ủy vừa buông máy, Trần Hữu Tạo hỏỉ ngay.
- Tôi chưa cho người đi gọi Thắng. Đồng chí sĩ quan điều khiển ở D94 thay thế tốt. Nẽu đêm nay có chuyện, trận đầu sẽ vắng mặt một số cán bộ, chiến sĩ.
Chính ủy chậm rãi kéo tay đoàn trưởng ngồi xuống bên bàn tiêu đồ. Anh bắt đầu mở sổ tay ra rồi cười hiền lành.
- Thấy anh về, tội nhẹ cả người!
Nhìn nét mặt mệt mỏi và những vết chân chim mới hằn nơi đuôi mắt của Thảo,Tạo giật mình ân hận. Mấy ngày nay anh đã đi nghỉ không đúng lúc.
Tiểu đoàn trưởng Trần Minh Thắng đi phép đợt hai. Mặc cho tình hình căng thẳng thế, chính ủy Thảo vẫn chưa cho gọi anh về. "Tiếng súng sẽ là hiệu lệnh thu quân", chính ủy tuyên bố như vậy"
Sáng ngày 18, đang lợp lại cho vợ cái chuồng gà, Thắng bỗng thấy nóng ruột vô củng. Anh càng làm càng thấy chán việc, chỉ muốn làm qua quýt cho xong. Anh đoán ở tiểu đoàn của anh cỏ chuyện gi đây. Buổi trưa ngồi bể con anh vẫn thấy còn cảm giác đó. Hay là đơn vị đã có lệnh đi gấp? Nhưng tại sao "ở nhà" không điện khẩn cho anh? Không kìm lòng được, Thắng đem chuyện ấy nỏi với vợ trong bữa cơm chiều. Chị vợ có ý không bằng lòng, cứ lặng ngắt cho đến cuối bữa.
Thế là cái tổ ấm nhỏ bé của Thăng bỗng dưng có một buổi chiều tẻ lạnh. Càng im lặng, anh càng cảm thấy ruột gan cồn cào. Chưa bao giờ anh có cảm giác như thể. Tốì hôm ấy trời rét. Vợ chồng anh tắt đèn đi nghỉ sớm. Vợ anh vẫn còn giận, nằm xoay lưng lại phía chồng nói dỗi: "Anh nghỉ phép đi B mà lúc nào cũng nhắc nhỏm nói đến đơn vị. Muốn đi thì cứ đi đi...". Thắng thấy vai vợ rung rung trong tay mình. Chợt nhận ra mình sắp xa vợ, xa con, đi biền, biệt chưa biết hao giờ mới về, anh ngẩn ngơ, ân hận...
Đang định lựa lời an ủi vợ, bỗng Thẳng nghe có tiếng máy bay. Như một chiếc lò xo, anh bật dậy chạy ra giữa sân đứng nghe cho rõ hơn. Còn đang ngỡ ngàng vì tiếng động cơ là lạ, ào ào như tiếng xay lúa, Thắng thấy những chớp lửa chói lòa, liên tục hắt lên từ chân trời trước mặt. Sau đó là hàng loạt tiếng nổ, giật mạnh, đanh rền. Đã qua nhiều trận bom, Thắng chưa bao giờ gặp một trận đánh dữ dội như thế này. Tên lửa, cao xạ bắn lên mỗi lúc một nhiều. Đủ loại tiếng nổ chồng lên nhau rền từng hồi dài.
- Nỏ đánh Hà Nội rồi! - Thắng nghiến răng, dậm chân, chợt nhìn thấy vợ, phong phanh đứng đằng sau, Thắng nói thêm - Tiếng bom nghe lạ lắm! B.52 vào đánh rồi!
Tiếng kẻng báo động vang khắp bốn bề, chìm trong tiếng bom.
- Có phải cho con xuổng hầm không? - Vợ Thắng hỏi.
Khống kịp trả lời vợ, Thắng vơ quáng vơ quàng vo viên quần áo, chăn màn nhét vào chiếc ba lô con cóc. Anh lập bập nói trong hơi thở:
Anh phải về tiểu đoàn. Nó đánh lớn lắm!
Như phụ họa với câu nói của Thắng, những chớp lửa lại lỏe sáng ngoài cửa sổ. Căn buồng lại rung lên. Người phụ nữ chưa hết hoảng hốt vỉ trận bom bất thần dội xuống ở đâu đó rất gần (cả hai vợ chồng đều không biết B.52 đang đánh sân bay Hòa Lạc, cách nhà. họ không xa) chị sững sờ, choáng váng vì ý định ra đi của chồng, Chị nhìn ra ngoài trời. Trăng suông, gió rít lạnh lẽo. Chị ôm chặt đứa con vào lòng, mệt mỏi dựa lưng vào tường nhìn chồng chằng buộc ba lô vào xe. Chị hiểu, anh không thể làm khác được. Mãi đến khi chồng nói "Anh đi đây, mẹ con cẩn thận đấy nhé!" rồi nhẩc bổng chiếc xe qua bậc cửa, chị mới choàng tỉnh, chạy theo anh ra đến sân dúi vội vào tay chồng lọ dầu "con hổ" nóỉ lạc cả giọng: "Anh xem còn quên gì không? Xoa dầu cho nó đỡ lạnh". Thắng sững lại cúi xuống sát mặt vợ, nhìn rõ hai vệt nước mẳt đang chảy âm thầm trên má chị.
Đêm ấy, tiểu đoàn trưởng Trần Minh Thắng đạp xe một mạch từ Sơn Tây về trận địa. Anh băng qua Hà Nội, vượt cầu Long Biên, Cầu Đuống và lần mò qua những khu vực B.52 vừa đánh phả ở cầu Chui, Yên Viên. 4 giờ sáng ngày 19 tháng 12 anh đã ngồi trước màn hiện sóng "Vi-cô" chỉ huy tiểu đoàn chiến đấu. Sau này, mỗi khi nhớ lại đêm 18, Thắng vẫn thường nói trong tiếng cười sảng khoái "Ngày hôm ấy ở tiểu đoàn anh em hết mong lại nhắc đến mình liên tục như thế thảo nào mình chẳng nóng ruột. Lạ thật, chẳng lẽ con người lại có thể linh cảm được như thế ư?".
Đêm 18, nhiều cán bộ, chiến sĩ trung đoản 261 khi nghe súng nổ đã trở về đơn vị như Thắng, gần thì họ chạy bộ, xa thì họ đạp xe. Mọi người vẫn kể
- Có một chiến sĩ trẻ, quê ở Đông Anh, đang đi dạo với người yêu thì trận đánh xảy ra. Ngay lập tức ngườỉ yêu của anh dùng xe đạp đưa anh tới trận địa tên lửa. Đêm ấy còn cỏ thêm một chỉ tiết lý thú nữa: cùng chung chặng đường từ Sơn Tây về đơn vị như Trần Minh Thắng còn có cặp vợ chồng Cấn Quách Dỹ, chiến sĩ lái xe, tiều đoàn 57 trung đoàn 261. Được nghỉ phép Dỹ đưa vợ từ thị trấn Yên Viên về quê anh ở Thạch Thất (Sơn Tây) thăm gia đình. Cũng như Thắng, sau đợt bom B.52 đầu tiên, Dỹ quyết định trở lại tiểu đoàn của anh ngay. Lòng đầy hăng hái, chị Đinh Thị Liệu, vợ anh đã ủng hộ quyết định của chồng. Đêm tối, hai vợ chồng lại chỉ có một chỉếc xe đạp. Chuyến đi của họ lâu hơn, vất vả hơn Thắng rất nhiều.
Ngồi đằng sau xe, chị Liệu cứ đấm thùm thụp vào lưng chồng, đòi đạp thay anh một đoạn. Dỹ ầm ừ nhưng vẫn cắm cúi đạp: "Ngồi yên nào...". Anh lần lượt cởi áo trấn thủ, áo quân phục ấn vào tay vợ.
Gà gáy sang canh, họ có mặt ở Cầu Đuống. Chị xuống xe kiên quyểt giục anh: "Nó đảnh Yên Viên rồi! Anh đừng về nhà nữa!'' Dỹ ngần ngử, để chị một mình đi về nhà anh không đành lòng.
Dùng dằng một lúc, anh theo đường số 3 lên Đông Anh, chị thẳng đường 1 về nhà, nơi họ đến đều là bãi bom B.52 vừa rải thảm...
***
Cho đến sẩm tối ngày 18 tháng 12, bầu trời Bắc Bộ vẫn hoàn toàn yên tĩnh. Một sự yên tĩnh rất lạ lùng. Tất các đài ra-đa cảnh giới đang trực canh đều báo về: không có mục tiêu. Và lạ hơn không cỏ cả nhiễu tạp. Các trắc thủ ngồi trước màn hiện sóng nhận ra cái vẻ khảc thường trên màn huỳnh quang, rất rõ.
Tham mưu phó binh chủng ra-đa cũng nói rằng, khi nhận được báo cáo anh đã ngờ vực sự tĩnh lặng này. Ở sở chỉ huy trung tâm của binh chủng, sự nín lặng trên không suốt cả ngày nay đang làm cho không khí mỗi lúc một nặng nề. Hoàng hôn qua đi lúc nào cùng không ai biểt. Vào giờ nảy mọi ngày, chuông điện thoại đang đổ hồi. Cảc trợ lý, nhân viên tha hồ mà tính toán tốp, chiếc, vặn hỏi nhau vì những sơ suất, nhầm lẫn... Hôm nay tất thảy đều lặng im.
18 giờ. Ra-đa cảnh giới ở Quảng Bình báo về "Có nhiễu tạp". Cường độ nhiễu tăng lên rất nhanh. 15 phút sau, đại đội 37 đặt trên một đỉnh núi heo hút ở tây bắc cũng phát hịện được hai tốp mục tiêu bay từ Lào sang. Không khí trong trung tâm bừng tỉnh, phá vỡ sự im lặng ngột ngạt suốt cả một ngày. Tiêu đồ "đi" được đến Yên Bái thì máy hay địch hạ độ cao, mất hút giữa vùng rừng núi trùng điệp.
Sau cả một ngày im ắng, sự xuất hiện của hai tốp mục tiêu này rõ ràng là một dấu hiệu đáng chú ý. Cả binh chủng vào cấp 1 tăng cường. Thêm hơn một chục chiếc ra-đa nữa mở máy. Các trận địa trên khắp miền Bắc đều báo: Nhiễu tạp! Cường độ rất mạnh.
Đây chính là thời điểm bộ đội ra-đa bước vào trận chiến đấu lịch sử, kéo dài 11 ngày 12 đêm cuối năm 1972.
Sau này, chúng ta mới biết sở dĩ có một thời gỉan yên tĩnh kỳ lạ lúc sẩm tối ngày 18 tháng 12, vì tất cả cảc mảy bay chiến lược, chiến thuật đều tặp trung cho đợt đánh phá lớn trong đêm nên địch không còn mảy bay quấy phá ở những nơi khác. Sự yên tĩnh trên không đó giống như sự tĩnh lặng trước khi cơn bão ập đến. nhiều người đã cảm thấy điều đó rất rõ.
Có lần nói chuyện với đồng chí tham mưu phó binh chủng ra-đa tôi đã rụt rè đưa ra một nhận xét:
- Có nhiều người nhắc đến những linh cảm trước mối hiểm họa. Nghe như là huyền thoại. Không rõ thực hư thế nào?
- Có thể đúng như vậy! - Anh cười lý thủ - Điều đó có cơ sở khoa học hẳn hoi. Nếu mấy ngày trước đó mà không có những nhận định, chỉ thị, mệnh lệnh tác chiến, không xoay trần ra chuẩn bị chiến đấu... thì ngày 18 không thể nhạy cảm với mọi vẻ không bình thường, dù rất nhỏ của nỏ. Phải nói rằng, trước khi "linh cảm" thấy một trận đánh lớn sắp xảy ra, chúng ta đã tiếp thụ và suy nghĩ bao nhiêu ngày những nhận định chiến lược của bộ Chính trị, Bộ tổng tham mưu và của quân chủng. Bản thân chúng ta là những người lính, xương máu đã dạy cho chúng ta rất nhiều... Cái nhạy cảm của những ngtrời đã quen với trận mạc, cũng có nhiều cái lạ lắm. Tất nhiên, không phải ai cũng nhạy cảm với tình hình, vào cái ngày đáng ghi nhớ ấy, nếu họ không thực sự toản tâm toàn ý với sự nghiệp chiến đấu bảo vệ bầu trời.
Chiến tranh! Nó không hoàn toàn là một cơn giông bão. Trước cơn bão thời tiểt ở khu vực ấy biến đổi rất rõ: trởỉ nóng bức, không khí ngột ngạt, khó chịu, chân mây màu mỡ gà... Đó là những dấu hiệu cùa thiên nhiên dễ nhận thấy. Nhưng nhận biết một hiểm họa của chiến tranh đang đến không phải dễ. Kẻ thù tìm mọi cách giấu giếm ý đồ của chúng. Nhà thơ Ta-go-rơ đã nói: "Con người trở thành thú thì ác hơn thú". Nich-xơn đã tiến đến cái khoảng "ác hơn thú" bằng cách gieo rắc những ảo tưởng hòa bình cho mọi người trước khi dùng B.32 giết người hàng loạt.
Hàng chục vạn người dân Hà Nội đã không lường đến cái tai họa khủng khiếp sắp giáng xuống đầu họ. Khi thành phố kéo còi báo động B.52, cỏ người còn chép miệng: "Báo động tập" và không chịu xuống hầm. Tối hôm ấy cửa hàng Bách hóa Tổng hợp vẫn mở cửa bình thường. Điện của thành phố vẫn sáng trưng. Mùa đông nhưng trên các ghế đá ở công viên vẫn không vắng những lứa đôi tình tự.
*
* *
Ngày 18 tháng 12 cũng là một ngày không binh thường ở ba căn cứ: Óp-phớt (bang Ni-bra-xca), Anderson (đảo Gu-am) và U-Tapao (Thái Lan).
Óp-phớt là nơi đặt bộ chỉ huy không quận chiến lược Mỹ (SAC). Còn Anderson là nơi đặt bộ chỉ huy không quân chiến lược số 8, đồng thời cũng là căn cứ xuất phát của máy bay B.52 tham gia chiến dịch "Linebacker II". Còn U-Tapao cũng là một căn cứ xuất phát thuộc tập đoàn này.
Ở Óp-phớt, dưới quyền chỉ huy của tướng bốn sao Mây-e, SAC nhận lệnh "đặc biệt" của Lầu năm góc và JCS, rồi cái guồng máy quân sự khổng lồ này bẳt đầu hoạt động. Chỉ có các sĩ quan, nhân viên, các máy tính điện tử... và bản thân Mây-a mới cảm nhận được cái vẻ khác thường của ngày hôm ấy: lần đầu tiên, từ khi có SAC, nó được chỉ huy một cuộc tiến công của B.52 lớn lao và quan trọng đến thế.
Ở Anderson và U-Tapao, bọn giặc lái B.52 cũng đã đánh hơi thấy có một cái gì rất quan trọng sắp xảy ra. Nhưng ngoài những chỉ thị khác thường: "Phải túc trực ngày đêm", "Phải sẵn sàng làm nhiệm vụ đột xuất", "Phải chuẩn bị cho rất nhiều B.52 cất cánh cùng một lúc"... và cứ thấy bọn chuyên viên phi hành B.52 từ Mỹ ùn ùn kéo tới chúng không được biết gì thêm.
Lầu năm góc, JCS và SAC đã bí mật đến phút chót chiến dịch "Linebacker II". Thậm chí khi bọn giặc lái B.52 ở Anderson được gọi lên buồng "bíp-phinh" (buồng hội ý), bọn ở U-Tapao vẫn chưa hay biết gì. Đến chiều, chúng mới được "bíp-phing" và cứ thế ra thẳng máy bay để thực thi "nhiệm vụ đặc biệt".
Vảo đến nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Hen-ri Sác-Ba-râu giặc lái B.52 đă kể với nhà báo Thành Tín về buổi chiều "bíp-phinh" đầy những bẩt ngờ và lo âu của bọn chúng ở U-Tapao, như sau:
"...Hôm ấy chúng tôi bị gọi đi rất đông. Vâng, chưa bao giờ phòng "bíp-phinh" đông đến thế. Mỗi tổ bay sáu người. Có thể đến hơn 40 tổ bay. Tức là gần 250 người.. Lại còn bọn sĩ quan tham mưu. Được lệnh mặc nguyên quần áo bay đến họp. Họp là đi luôn, không được trở về buồng.
Bản đồ lớn treo trên tường. Trên bệ cao phía phải đặt một chiếc bàn gỗ, trên có đặt máy phỏng thanh. Ngồi hàng đầu, chính giữa là tướng một sao Xa-li-vân chỉ huy toàn căn cứ. Ông ta tóc nâu, người béo thẩp hơn tôi, 48 tuổi. Nghe nói nặng hơn 160 pao (một.pao gần nửa ki-lô-gam). Bên trái ông ta là đại tá Đê-vit chỉ huy biên đội 307. Bên trái Đê-vit là ba, bốn đại tá nữa ở cơ quan tham mưu.
Bộ mặt Xa-li-vân, Đê-vít đều rất nghiêm trang. Bọn sĩ quan tham mưu thay nhau báo cáo về nhiệm vụ, về tổ chức đợt đi ném bom, về kế hoạch cất cánh, đường bay. Một đại tá nói riêng về kế hoạch bay đêm cần chú ý những gì. Một trung tá báo cáo về thời tiết các vùng bay qua. Một trung tá báo cáo về những khu vực bị đe dọa. Chúng nó nói nhiều. Nhiều đến sốt ruột. Chúng tôi nghĩ, nhét lắm chuyện đến thế thì ai nhớ được! Mà giờ cất cánh chỉ còn 20 phút. Xa-Ịi-vân đứng dậy nói rất ngắn. Tôi không nhớ từng câu, nhưng đại ý là: đây là nhiệm vụ rất đặc biệt. Quan trọng lắm. Lệnh thẳng từ tổng thống Nich-xơn. Tướng Vốt, tư lệnh tập đoản không quân số 7, phó tổng tư lệnh bộ chỉ huy Mắc-vi Sài Gòn căn dặn là phải hoàn thành cho tốt đẹp.
- Ý chừng ông ta biết chúng tôi đều lo vì phải đi vào vòng hỏa lực dày đặc, ông ta dặn câu cuối cùng: phải cẩn thận. Nhưng không cỏ gì phải lo ngại, chúng ta đi đêm. Được hộ tống tốt. Chắc chắn sẽ về đủ. Chúc mọi người về đủ! Cả hội trường im lặng. Chẳng ai thấy yên tâm hơn về lời chúc ấy.
Đại tá Đê-vít cũng đứng dậy. Ông ta nói rất khó nghe, chỉ dặn chúng tôi: "Chớ cớ nói ra-đi-ô nhiều. Bám nhau cho tốt. Bình tĩnh xử trí mọi tình huống".
Giờ đây Hen-ri Sác Ba-râu đang làm gì và ở đâu? Chắc chắn những gì đã xảy ra trong ngày và đêm 18 tháng 12 năm 1972 không bao giờ hết nhức nhối trong đầu óc hắn.
Ở Gu-am, trong căn cử Anderson buổi "bíp-phinh" diễn ra sớm hơn ở U-Tapao. Chỉ huy buổi "bip-phinh" là tướng ba sao Gi-rôn Giôn-xơn.
Đúng 12 giờ trưa, bọn giặc lái ùa ra sân đông như một đàn kiến chúng nặng nề bước đến những chiếc "pháo đài bay" to đùng, già cỗi, sơn màu đen. Mấy ngày hôm nay, bọn kỹ sư, thợ máy xoay trần ra sửa chữa, tu chỉnh cho những chiểc máy bay đã có giờ bay quá cao, máy móc rão rợt rồi. Thấy bọn kỹ thuật cắm cúi làm, lũ giặc lái càng lo. Cấp trên của chúng trấn an: chớ có lo gì hết; sẽ bám đuôi nhau đi, bám đuôi nhau về đầy đủ. Bọn chỉ huy thi bao gỉờ chẳng nói vậy.
Lũ giặc lái ở đây đã quen "làm chiến tranh sạch sẽ", "lảm chiến tranh quý tộc bằng bấm nút điện". Chúng đã đi ném bom ở Lào, Căm-pu-chia và ở Nam Việt Nam. Ở những nơi đó không có tên lửa và Mich. Những loại hỏa lực khác không sao với tới tầm bay của chúng. Vì thế các phi vụ ném bom thật đơn giản: "Bíp-phinh". Cất cánh. Bay theo đường bay đã định sẵn, đến vị trí ném bom (đã vạch sẵn trên bản đồ). Thêm một chút tính toán về sức gió. Tên sĩ quan hoa tiêu ra-đa sẽ bấm một cái nút rất nhỏ sơn màu đỏ. "Tách", nhẹ như bấm bút chì bi. Hòm đựng bom sẽ mở bằng máy điện. 150 hay 200 quả bom sẽ từ trên cao 3 vạn "phít" rơi xuống. Sau đỏ là hạ cánh. Lả những trận "đập phá" chết thôi ở câu lạc bộ sĩ quan hoặc ở các Hô-ten ngoài thành phố A-ga-na (Gu-am). Nếu cần, có thể đi Hồng Kông, Phỉ-lỉp-pỉn. Ở đấy có đủ thứ cỏ ngon, vật lạ, gái đẹp... cho chúng hưởng lạc.
Nhưng hôm nay không thuộc cái chu trình ngon lành và suôi sẻ ấy. Chúng đang bay tới Hà Nội. Chúng linh cảm thấy những điều chẳng lành. Chúng bò cả cái thói quen của đám gà nòi vẫn chào nhau bằng cách xòe ngón tay trỏ và ngón tay giữa thành hình chữ V (chữ đầu của Victory - chiến thắng). Chừ V không chỉ là Victory mà còn là Việt Nam! Chúng sợ. Có những tên không nói được, đã bật ra nói với đồng bọn rằng: xuẵt phát từ căn cứ Anderson chỉ sui thôi! Rồi cũng đến theo số kiếp của lão Anderson cho mà xem (Anderson là viên tướng lái B.29 đã chết trong chiến tranh thứ hai. Được Mỹ lấy tên đặt cho căn cứ này).
Tất nhiên, trong suốt thời gian bay đến vùng trời Việt Nam, bọn giặc lái không phải chỉ lo âu, sợ hãi, chúng còn hy vọng, chúng tin vào những chiểc "hộp đen" (thiết bị điện tử) sẽ làm "mù" các ra-đa của đối phương. Ở Vinh, ở Thanh Hóa và ở Hải Phòng trước đây, những chiếc hộp đen đó đã có thời tỏ ra hữu hiệu. Chúng hy vọng, ở độ cao 3 vạn phít, ban đêm, thời tiết xấu, máy bay Mích sẽ không làm gì được chúng. Lại còn có F.4 nghi binh, có F.4 chặn Mich... hôm nay, lũ máy bay chiến thuật bâu theo chúng đông hơn bao giờ hết...
Thật là một chuyến bay rất dài. Dài đến mức làm cho đầu óc chúng càng thêm nghĩ ngợi, rối bận. Chưa bao giờ trên đường đi ném bom đầu óc chúng lung bung đến thế.
*
* *
Phương vị 300 độ
Trong mỗi chiến công bắn rơi. máy bay Mỹ trên bầu trời mỉền Bắc đều có trong đó một phần chiến công thầm lặng của bộ đội ra-đa những chiến sĩ ngày đêm canh trời Tổ quốc.
Mở đầu trận chiến đấu chống cuộc tập kích bằng B.52 vào Hà Nội, binh chủng ra-đa đã thực hiện trọn vẹn lời hứa: " Không để Tổ quốc bị bất ngờ". Phát hiện dược B.52 từ xa, mạng lưới ra-đa tình báo đã giành cho các đơn vị hỏa lực ở Hà Nội nửa giờ chủ động đón đánh địch. Trong chiến tranh, đó là những giây phút vàng ngọc.
Suốt 12 ngày đêm binh chủng ra-đa đac liên tục bắt tất cả các loại mục tiêu, dẫn dắt chính xác, tạo mọi cơ hội cho bộ đội tên lửa, không quân và pháo cao xạ đánh trả những đòn quyết định vào cuộc tập kích chiến lược của kẻ thù.
Diễn biến trận đầu, đón bẳt B.52, có thể tỏm tắt như sau:
18 giờ 40 phút ngày 18 tháng 12. Sở chỉ huy trung tâm báo động mạng ra-đa cảnh giới.
19 giờ. Đại dội 15(trung đoàn 291) ở phía tây Trường Sơn phát hiện có một tốp máy bay từ Mường Phin (hạ Lào) leo lên phía bắc. Một phút sau, đại đội 16 của trung đoàn ấy báo có nhiễu B.52. Sau đó, mặc dầu mục tiêu chưa hiện rõ, nhiễu tạp lại dày nhưng bằng những kinh nghiệm đã tích lũy được, trắc thủ máy đo cao Tô Trọng Huy vẫn mạnh dạn quả đoán B.52 ở tọa độ X. Nhận báo cáo, trung đoản trưởng Đỗ Nam cho đại độỉ 45, đơn vị chủ công của trung đoàn mở mảy. Mệnh lệnh đó đã được đại đội trưởng Đinh Hữu Thuần thực hiện nhanh chỏng. Chỉ mấy phút sau, đài trưỏng Nghiêm Đình Tích và các trắc thủ Phạm Hoàng Cầu, Nguyễn Văn Xích đã thấy ba dải nhiễu B.52 ỏ đúng tọa độ mà Tô Trọng Huy đã thông báo. Lúc đầu toàn kíp vẫn rất bình thản. Mảy "pờ-35" của họ vẫn bắt được những tốp máy bay B.52 đi ném bom Cánh đồng Chum - Xỉêng Khoảng (thượng Lào). Những tốp B.52 này thường cất cánh từ U-Tapao (Thái Lan) bay qua sông Mê Công, ngược lên phía bắc. Thường thì cứ đến các phương vị 270 độ, 280, 290 là chúng rẽ trái, tiến vào các mục tiêu đánh phá. Vi vậv những tọa độ ấy đã trở nên quen thuộc đối với Tích và các trẳc thủ.
Nhưng lần này ba chấm sáng tín hiệu vượt qua phương vị 290 rồi mà vẫn chưa đổi hướng bay. Thấy lạ Phạm Hoàng Cầu và Nguyễn Văn Xích liếc nhanh về phía Nghiêm Đình Tích chờ đợi.
Mục tiêu đã đến phương vị 300 độ. Thế này là thế nào? Thằng Mỹ thường hành động chính xác, ít khi đi "mua đường". Chợt một ý nghĩ lóe sáng trong đầu Tích. Anh quả quyết nhận xét:
- B.52 bay vào miền Bắc!
Tích nghe thấy đại đội trựỏng Thuần hỏi đốp ngay:
- Có đúng B.52 không?
Nếu không phải B.52 thì đường bay này hết sửc thông thường. Máy bay chiến thuật thường vuợt lên trên phương vị 300 để rẽ vào vùng trời miền Bắc. Tích trả lời ngay:
- Đúng là B.52!
Ngay tức khắc, trung đoàn truởng Năm cũng hỏi lại:
- Xác định lại xem! Có đúng B.52 vào miền Bắc không?
Phương vị 300 đã lùi lại phía san tốp mục tiêu. Tích hiểu, gần đây có mội vài lần ra-đa hoang báo B.52 nên cả đại đội trưởng lẫn trung đoàn trưởng đều thận trọng. Cố nén xúc động. Tích nói bình tĩnh, rành rọt, có vẻ hơi gắt nữa:
- Đúng B.52! Mục tiêu sắp bay vào vùng trời miền Bắc.
Tích trưởng tượng, nến thể hiện trén tiêu đồ, đường bay cùa địch sắp cắt ngang đường biên giới Việt - Lào. Giọng nói nghỉêm trang, đĩnh đạc của Tích chắc đã thuyết phục trung đoàn trưởng, không thấy anh hỏi gì thêm.
(Sau này Tích được trung đoàn trưởng Năm kể lại: Đêm ấy khi trung đoàn 291 báo về sở chỉ huy trung tâm. Nhận được tin ấy, tham mưu phó binh chủng còn hỏi đến hai lần: "Có đúng B.52 không?".
Kể đến đây, trung đoàn trưởng đã vỗ vai Tích: "Không phải thiếu tin ở các cậu. Nhưng đây là một tình báo vô củng quan trọng. Không thể không thận trọng trước khi báo cáo cấp trên". Rồi tủm tỉm cuời một mình, anh Năm gật gù nói thêm; "Nghĩ cũng lạ! Hàng ngày quân chủng. binh chủng vẫn gọi điện nhắc trung đoàn: "Chú ỷ B.52 bay vào Hà Nội!". Trung đoàn cũng nhắc các đại đội na ná như vậy. Đến khi nghe báo cáo: "B.52 vào hướng Hà Nội!" vẫn cứ hỏi đi hỏi lại "Có thật không?". Thế mới kỷ chử!"
Các phần tử của đạí đỏi 45 được phát thẳng về trung tâm và được báo cáo ngay với tư lệnh quân chủng: "B.52 có khả năng vào đánh Hà Nội!". Tư lệnh chạy sang sở chí huy ra-đa. nhìn vào đường bay của tốp B.52 đầu tiên, đồng chí ra lệnh: "Thông báo tín hiệu 313" (lệnh báo động B.52 cho toàn miền Bắc).
Lúc ấy là 19 giờ 15 phút, ngày 18 tháng 12 năm 1972. 35 phút sau, quả tên lửa đầu tiên của tiểu đoàn 78, trung đoàn 257 đã bay vút lên nhằm chiếc máy bay B.52 đầu tiên lao tới.
Sự thắng bại của mạng lưới ra-đa quốc gia thường đuợc tính từng phút một. Viết đến đây chúng tôi không thể không liên tưởng tới ngày 6 tháng 8 năm 1945. Hôm ấy mạng ra-đa của Nhật đã không phát hiện được chiếc máy bav Mỹ mang bom nguyên tử tiến về Hi-rô-si-ma. Khi thành phố báo động thì quả bom nguyên tử đã rơi xuống bung dù và nổ cách mặt đất 800 mét, giết chết tại chỗ 240.000 người dân vô tội Nhậl bản.
Binh chủng ra-đa đa viết nên những dòng chiến công đầu tiên của trận "Điện Biên Phủ trên không" như thế đấy. Ngày 22 tháng 12 năm 1972
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm trung tâm chỉ huy ra-đa.
"Thủ tướng bước đến bảng mica chăm chú theo dõi đườug bay của máy bay địcb đang được các chiến sĩ đánh đấu đường bay vạch lên theo phân tử của các đài ra-đa báo về.
Thủ tướng thân mật hỏi:
- Các đồng chí phát hiện được B.52 xa bao nhiêu?
Đồng chí phó tư lệnh binh chủng báo cáo:
- Báo cáo Thủ tướng, đợt B.52 đầu tiên đêm 18 tháng 12 bộ đội ra-đa báo trước cho Hà Nội được 35 pbút ạ!
Thủ tướng vui vẻ nói:
- Cám ơn các đồng chí!
Rồi bắt tay từng cán hộ, chiến sĩ có mặt trong sở chi huy. Ai nấy lặng đi vi xúc động".
*
* *
Đoạn tường thuật trên ghi theo lời kể của thượng úy Nghiêm Đình Tích, đài, trưởng của đại đội 45 năm xưa. Hiện nay anh đang công tác tại cục chính trị quân chủng Phòng không.
Chúng tôi còn biết vì chiến công phát hiện B.52 ngay từ đợt đầu tiên chúng tiến công Hà Nộí, Tích đã được thưởng Huân chuơng Chiến công hạng hai. Ảnn của anh được phóng to treo trân trọng trong phòng truyền thống của binh chủng. Những cuốn sổ tay ghi chép đường bay B.52 của anh trở thành những hiện vật quý của nhà bảo tàng binh chủng. Trong tập sách "Bầu trời tháng Chạp" Thái Đăng đã ghi chép về anh. Một đôi lần, khi những kỷ niệm chiến tranh ồ ạt, xô bồ trở lại với anh, Nghiêm Đình Tích có nói cho anh em chúng tôi nghe về những ngày tháng chạp rực rỡ một quãng đời của anh.
Song phải đến hôm nay chúng tôi mới được nghe anh kể đầy đủ hơn. Vốn là chỗ quen biết, chúng tôi đề nghị với anh "Hôm nay có tò mò vặn vẹo đôi chút, anh vui lòng trả lời nhé!», Nghiêm Đình Tich cười đồng tình. Chả là trước đây, mỗi lần hé mở chút đỉnh về chuyện đánh B.52, Tích hay nói: "Đi sâu vào bản chất, còn nhiều vấn đề lắm!".
Chúng tôi xin ghi lại toàn bộ cuộc phỏng vấn của chúng tôi và những câu trả lởi của Nghiêm Đình Tích. Hy vọng bằng cách này, "bản chất của vấn đề" được bộc lộ rõ hơn chăng?
*
* *
Hỏi - Theo anh, cuộc chiến đấn của bộ độí ra-đa năm 1972 có gi khác trước?
Trả lời - Có thể nói cuộc chiến đấu của bộ đội ra-đa trong thời kỳ ấy là điển hình của cuộc đọ sức trên lĩnh vực chiến tranh điện tử. Cuộc chiến đấu ấy thầm lặng nhưng vô cùng quyết liệt. Năm 1972, Nich-xơn triển khai chiến tranh điện tử quyết liệt hơn truớc nhiều. Có thể mấy năm chiến tranh vừa qua kẻ thù đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Các loại nhiễu mới lại tác yêu tác quái. Chỉ cần ngồi ở ghế trắc thủ theo dõi những thay đổi trên mặt đèn huỳnh quang, chúng tôi cũng biết cuộc chiến tranh trên làn sóng này đang diễn tới đâu. Chúng tôi lại chấp nhận những cuộc chiến đấu mới với những máy nhiễu "mới loanh": ALQ-87, ALQ-100...
Năm 1972, cùng với các binh chủng bạn,- chúng tôi phải đối mặt với B.52. B.52 mở những đợt đánh ồ ạt ra miền Bắc, Hà Nội và Hải Phòng... Nhiệm vụ của ra-đa là phải "vạch nhiễu" tìm bắt không sót một tốp B.52 nào khi chúng mò vào đánh phá. Và nếu xảy ra một cuộc tập kích chiến lược thì bằng mọi giá không để Tổ quốc bị bất ngờ.
"Không để Tổ quốc bị bất ngờ", chỉ có ngần ấy lời thôi, muốn thực hiện được hàng vạn cán bộ, chiển sĩ quân chủng ta đã phải lao tâm khổ trí, đổ nhiều mồ hôi và xương máu. Chiến công vẻ vang của tháng chạp năm 1972 ở Hà Nội tựu trung đã nói một cách đầy đủ cái đích mà binh chủng ra-đa đã đi tới trong năm 1972 hay suốt cả cuộc chiến tranh cũng vậy.
Những điều tôi vừa nói với các anh là tất cả những gì thu hoạch được trong năm 1972 đáng ghi nhớ ấy. Khi tôi ngồi trên chiếc ghế của đài trưởng, cứ nhìn mãi, nhìn mãi vào cái màn hiện sóng của tôi mà suy nghĩ.
Hỏi — Xung quanh cái màn hiện sóng ấy còn điều gì hay, anh có thể "tiết lộ quân cơ" được không?
Trả lởi — Có cái nói được. Cũng có cái chưa nói được (cười to).
Hỏi -?
Trả lời (sau tiếng cười) — Bày giờ chúng ta đã biết về B.52 khá rõ. Nào là từ B.52-A đến B.52-H, đã cải tiến bao nhiêu bước. Nào là B.52 có 16 máy gây nhiễu tích cực, 2 máy phóng giấv thiếc gây nhiễu tiêu cực. Tên các máỵ nhiễu là gì. tính năng ra sao, thậm chí do hãng nào sản xuất và giá bao nhiêu đô-la nữa. Ta đều biết tường tận, gần gũi, quen thuộc và dễ hiểu quá: Đại úy La Văn Sàng, kỹ sư điện tử, một cán bộ kỹ thuật đã lăn lộn khắp các chiến trường để thu thập, theo dõi về chiến tranh điện tử. Các anh nên đọc một tài liệu rất phong phú về chiến tranh giữa các làn sóng, về nhiễu mà anh ấy mới viết xong. Nhưng đây là những kiến thức của hôm nay. Chúng ta đang nói chuyện năm 1972. Mười năm trước đây tôi biết về B.52 quá ít. Những điều chưa biết baơ giờ chằng ghê gớm? Rồi cũng phải nhờ ở cấp trên, nhờ các nguồn thông tin do quân chủng cung cấp... chúng-tôi biết đại thể B.52 mang nhiễu gì. Điều chúng tôi quan tâm nhất là máy bay B.52 hiện trên màn huỳnh quang ra-đa như thế nào. Vâng cuối cùng vẫn phải trụ bám trên cái màn hiện sóng ấy mà xem xét. Cụ thể hơn, màu sắc nhiễu, độ rộng, độ mịn của nhiễu B.52, bộc lộ trên màn hiện sóng máy pờ-35 của tôi như thế nào. Làm quen nó, nhìn cho kỹ, ghi nhớ trong óc. Cần thiết thì phải mày mò vẽ lại, ghi chép cẩn thận rồi tìm ra quy luật. Sau đó xem có lợi dụng gì được ở những quy luật đó? Đấy mới là nhiễu. Vậy có nhìn thấy tín hiệu B.52 không? Và nếu nhìn thấy thì có phân biệt được tốp, chiếc không? Phải lần lượt trả lời những câu hỏi đó. Ai cũng biết chúng tôỉ không phải là những nhà khoa học. Chúng tôi chỉ là những người lính, văn hóa không quá lớp 10. Cũng như cuộc vật lộn với bọn máy bay "ép" trước đây, chúng tôi lại quên ăn, quên ngủ. Vì công việc mà lỡ hẹn với người yêu. Soi gương thấy mình già đi nhanh, mới hai mươi mấy tuồi đầu mà tóc đã sợi đen sợi bạc. Rồi có lúc phải to tiếng với nhau. Đâu là "nhiễu tư tưởng", đâu là nhiễu thật. Khoa học và duy ý chí. Biết bao cái bảo thủ kỹ thuật đơn thuần lười nhác nó ngáng đường. Làm gì có những thành, công dễ dàng. Có lần vợ tôi cắm củi đọc một cuốn sảch viết về "12 ngày đêm". Cô ấy không ham sách lắm, thế mà đọc một hơi. Xong thở dài khoan khoái, nói với tôi thế này: "Đánh B.52 đơn giản thế, máy móc nó tính cho cả! Thế mà anh hay quan trọng hóa".
Tôi lặng đi, bàng hoàng về câu nói của vợ. Tôi không tự ái cho riêng tôi. Chỉ thấy tiếc một điều: biết bao mồ hôi, xương máu đã đổ xuống để cho trận đánh ấy thành công một cách đến là dễ dàng! Vợ tôi đã từng bật khóc khi nhìn thấy xác chiếc B.52 cháy bùng, rơi tả tơi trong đêm nhưng cô ấy vẫn trở thành người vô tình với những điều chúng ta đang nói. Xin các anh đừng giận, tôi cho đó là lỗi của người viết. Tất nhiên, chúng ta không phải là những người ưa nói hay cho mình. Hồi ấy chúng tôi đã vấp váp, đã có những "mối hận" không thể nào quên.
Hỏi - Xin anh cho ví dụ.
Trả lời - Ở Vinh ngày 10 tháng 4 năm 1972 và ở Hải Phòng ngày 16 tháng 4 năm 1972.
Về những ngày trong tháng 4 năm 1972 ấy, chúng tôi buộc phải xen vào giữa những câu trả lời của Nghiêm Đình Tích bằng lời kể của trung tá Đỗ Văn Chung. Hy vọng làm sáng tỏ thêm những "mối hận" mà Tích chỉ nói thoáng qua.
"Ngày 10 tháng 4 năm 1972, B.52 lần tiên ra đến Vinh. Đánh đêm. Ra-đa cảnh giới đã để lọt những tốp B.52 này, thậm chí còn coi như không có chúng".
Sau đó bộ tư lệnh quân khu Bốn báo ra: "B.52 đánh Vinh!". Không rõ thực hư ra sao, quân chủng cử chúng tôi vào Vinh xác minh.
Chúng tôi gặp anh Nguyễn Cận. chủ nhiệm phòng không quân khu bốn. Anh nói cho nghe tình hình rồi bảo: "Thôi, nghiên cứu gì thì tùy. Đúng B.52 rồi đấy! Về mà lo cách đánh đi".
Chúng tôi đi xem vệt bom. Một bãi bom rải rất dày. Hố bom nọ chỉ cách hố bom kia 20 mét. Cứ chi chít, tít tắp như vậy hàng cây số vuông. Rẽ vào một trận địa cao-xạ ven bãi bom, chúng tôi tìm gặp đại đội trưởng. Anh có nước da đen cháy, nét mặt dữ dội. Hỏi, anh chỉ nói cộc lốc "Nghe tiếng bom rơi, rồi nghe nó nổ... không phải B.52 cứ chém đầu tôi đi!". Mọi ngưởi nhìn chúng lôị vừa ngạc nhiên vừa trách cứ. Có người lầu bầu trong miệng: "Bây giờ mà đi hỏi có phải B.52 không thì quá lắm". Chúng tôi cũng cảm thấy việc làm của mình vô duyên. Nhưng ra-đa không bắt được thì phải hỏi cho kỹ, xác minh cho đúng về Hà Nội mới rút kinh nghiệm được.
Khi chúng tôi trở ra, B.52 lại vửa đánh Hàm Rồng. Đêm ấy trung đoàn tẽn lửa 236 không bắt được và không đánh được B.52. Hôm sau chúng tôi cùng trèo lên đỉnh núi Quyết Thắng (Hàm Rồng) quan sát vệt bom B.52 với đồng chí trung đoàn trưởng trung đoàn 236. Nhìn thấy vệt bom B.52 rảì thảm chúng tôi càng lo đến trách nhiệm của người chiến sĩ canh giữ bầu trời.
Chúng tôi tìm gặp Nguyễn Đình Đông, Lê Văn An trắc thủ ra-ra của đại đội 4, trung đoàn 228 ở Hàm Rồng. Họ nói bằng những động tác kỹ thuật họ dùng ra-đa pháo bắt được mục tiêu B.52. Tín hiệu của loại máy hay này nổi rõ như nhân hạt lạc! Lần ấy Đông và An có hỏi tôi: Ra-đa của tên lửa bắt được mục tiêu ở cự ly bao nhiêu? Sóng về có rõ khỏng? Tôi không trả lờỉ họ mà lái sang chuyện khác...".
Ngoài câu chuyện của Chung vừa kể, trong tài liệu tổng kết của binh chủng tên lửa năm 1972 cũng cỏ đoạn viết: "Ngày 10 tháng 4 năm 1972 ở Vinh không có tình báo B.52. Trung đoàn 263 chuyển cấp chậm. Cường kích vào đánh sớm hơn B.52 10 phút. Các tiểu đoàn không đánh vào tốp nghi binh, nhưng khi thấy bom nổ nhiều lại đánh vào haí tốp cường kích.Một ngày sau mới xác định đưọc là B.52 đánh Vinh".
Về trận B.52 đánh Hải Phòng ngày 16 tháng 4 năm 1972 cũng vẫn tài liệu tổng kết ấy viết: "B.52 vào ném bom lủc 2 giờ 50 phút đến 3 giờ 5 phút. Tình báo B.52 bị đứt đoạn. Đợt đầu địch vào 10 tốp mà không đơn vị nào đánh được. Có tiểu đoàn bắt đuợc dải nhiễu B.52 hỏi lên trẻn nhưng không được khẳng định. Bỏ, sục sạo tốp khác thì nghe tiếng bom nổ".
*
* *
Chúng ta trở về với cuộc "phỏng vấn" còn dang dở:
Hỏi - Sau những "mối hận" ấy, tình hình thế nào?
Trả lời - "Mỗi lần vấp là một lần bớt dại". Đến tháng 12 năm 1972, xác định nhiễu B.52 không còn là vấn đề nan giải nữa. Muốn đạt được trình độ này, không dễ dàng gì, vất vả lắm. Tôi không kể những vất vả ra đây. Tôi đã nói rồi: cò cái nói được, cũng có điều chưa nói ra được. Những có điều khẳng định là không có chuyện ăn may. Đây thực, sự là một cuộc thi gan đấu trí, đấu kỹ thuật với kẻ thù.
Hỏi - Nhiễu B.52 có khác các loại nhiễu của máy bay khác không?
Trả lời - Khác chứ. Thằng Mỹ lo rất chu đáo cho B.52, "Át chủ bài" mà! Nhưng cũng vì thắng này to xác, bay chậm, không gây nhiễu thì bị đối phương "thịt" hết. B.52 mang tất cả các loại nhiễu nhằm "vô hiệu hóa" ra-đa dẫn đường, ra-đa cảnh giới, ra-đa ngắm bẳn của tên lửa, pháo cao xạ của máy bay Mich và còn có khả năng gây nhiễu loại các phương tiện thông tin của ta. Nó được trang bị "khác người" như thế nên cũng dễ phân biệt với các loại nhiễu khác. Nhiễu B.52 lớn, dày đặc, mịn màng và khả ổn định. Cái nét "tồ" của anh "siêu pháo đài bay" cũng dễ nhận. Nhiễu của F.4 chẳng hạn, hẹp và nhẹ hơn, nhấp nháy, thay đổi, nom ma mãnh hơn.
Đôi mắt của trắc thủ quyết định lắm. Một sự khác biệt dù rất nhỏ trên màn hiện sóng phải nhận ra được ngay. Sau đó phải kể đến cái đầu óc suy nghĩ xét đoán về quy luật, chiến thuật... Khi ngồi vào ghế trắc thủ, như người cầu thủ đã ra sân cỏ, anh hoàn toàn là một con người khác, kiến thức, kinh nghiệm, bản năng... nhào nặn trong từng hành động nhỏ, nhất quán trong một mục đích là làm bàn. Khi nói đến B.52, trong người tôi trào lên một ý chí phải chế ngự nó. Nó ghê gớm. nhưng có chỗ hạn chế chứ! Cứ khoét vào chỗ yếu của nó mà tiến công!
Hỏi - Hạn chế chỗ mạnh, khoét vào chỗ yếu thế nào?
Trả lời - Cái đó mỗi anh làm một cách. Mỗi máy một cách. Cùng một máy thì mỗi trắc thủ lại có một cách xử lý riêng. Nên như thế, phải làm như thế mới cụ thể. Chẳng, hạn giáo trình nói: khi cỏ nhiễu phải điều chỉnh núm A, núm B... không thể nói cụ thể xoay cái núm ấy thế nào. Chúng tôi đã từng điều chỉnh cho nhiễu EB.66 nhạt đi để tín hiệu B.52 rõ lên! Nghe như vô lý mà đã làm được thật. Cái thủ thuật này chưa nên nói ra. Phải giành cho lũ máy bay "ba Tàu" những ngón đòn bất ngờ chứ.
Hỏi - Anh có nhìn thấy tín hiệu của B.52 không?
Trả lời - Có chứ. Đêm 18 tháng 12 chúng tôi đã làm cho hầu hết tín hiệu B.52 nổi rõ từng tốp một, mỗi tốp 3 chiếc. Nhưng việc đó chỉ làm trong thời điểm nhất định thôi. Không thể nói thánh tướng được.
Hỏi - Phân tường thuật anh có nói đến phương vị 300 độ. Tại sao anh lại nhắc đến phương vị đó? Nó giữ vai trò như thế nào trong đêm 18?
Trả lởi - Trước đó B.52 từ U-Tapao vẫn thường xuyên bay đến ném bom tuyến đường Hồ Chí Minh vả vùng giải phóng Lào. Đứng chân khá lâu ở Nghệ An, chúng tôi đã theo dõi được rất nhiều đường bay đánh phá của địch ỡ vùng đất bên kia biên giới. Có một đường bay đánh Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của B.52 chúng tôi đã thuộc lòng. Năm 1972 chiến sự diễn ra rất quyết liệt ở Lào, B.52 mò đến đây cũng nhiều. Các tốp B.52 này cứ bay dọc theo biên giới Lào - Thái đến phương vị 270, 280 hoặc 290 là chúng rẽ trái, vào ném bom Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.
Đêm 18 tháng 12 lúc đầu tôi cũng nghĩ "Lại Xiêng Khoảng". Vì tốp B.52 này đang bay theo hành lang bay đã quá quen thuộc đối với chúng tôi. Nhưng kìa, vượt quá phương vị 280 rồi 290 mà máy bay địch vẫn bay thẳng. Đến phương vị 300, người tôi bỗng nóng bừng như đang ngồi trên lửa. Công phu theo dõi từng góc phương vị của chúng tôi trong quá khứ quả là không thừa! Qua phương vị 300 thằng B.52 chỉ còn mỗi một đường là vào miền Bắc! Ở tích tắc ấy, trong đầu tôi bật lên một ý nghĩ: nó vào đánh Hà Nội rồi! (Tôi nói được ngav câu nói đó, vì cả tuần nay chính trị viên Đỗ Mạnh Hiến cứ lóc cóc cái xe đạp của anh đi họp trên trung đoàn. Về đến nhà, cũng lại họp. Anh hay thủ thỉ với tôi: "Nó sắp đánh Hà Nội đấy, trực canh cho cẩn thận, dễ mất đầu cả nút").
Khi ba tín hiệu B.52 đầu tiên vượt qua phương vị 300, đại đội và trung đoàn vẫn hỏi lại "có thật không?". Lúc này tôi muốn hét thật to, cho cả nước nghe thấy: «B.52 đang bay vảo Hà Nội!".
Phương vị 300 như một ngã ba dường, ở đấy tôi đã nhận ra lối rẽ của lũ B.52: chúng đang bay về phía Hà Nội.
*
* *
Chúng tôi đến gặp anh Lê Hải ở phòng khoa học quân sự quân chủng Phòng không, trình bày với anh nhiệm vụ của chúng tôi và nhờ anh giúp đỡ.
- Xin lỗi, trước khi làm công việc viết lách này các đồng chí làm gi?
Chúng tôi hơi sửng sốt. Tuy vậy, vẫn trả lời anh:
- Báo cáo anh, chúng tỏi đã làm trắc thủ ra-đa ngắm bắn của pháo và làm pháo thủ...
- Thế thì đồng chí phải tìm hiểu về ra-đa cảnh giới đi đã. Có hiểu biết nói chuyện mới cộng hưởng với nhau được.
Tuy vậy chúng tôi vẫn mạnh dạn đề xuất những nội dung chúng tôi đang cần "khui" cho ra. Chúng tôi muốn biết nguyên nhân nào dẫn bộ đội ra-đa đến chiến công đêm 18 tháng 12 năm 1972. Anh nhẹ nhàng bảo:
- Đồng chí đã bắt tôi báo cáo một chuyên đề. Thế này thì tôi phải xin phép Bộ tư lệnh ba tháng để chuẩn bị mới trả lời được.
Thế là "không cộng hưởng với nhau" rồi. Chúng tôi đành phải rút lui.
Hôm sau, tôi đang loay hoay với những trang viết thì có tiếng gõ cửa. Thật không ngờ, trước mặt tôi là anh Lê Hải và một nụ cười thật dễ gần.
Chúng tôi mừng cuống quýt, vội pha trà mời khách. Anh Hải ngồi bình thản cuốn thuốc hút. Trong túi thuốc lằng nhằng một mớ giấy cuốn phế phẩm, trắng, dài như ruột gà. Mớ giấy gợi cho tôi những sợi giấy thiếc Mỹ thả làm nhiễu. Bao nhiêu là nhiễu. Ác độc. Tai hại. Suốt 12 ngày đêm B.52 tung nhiễu giấy thiếc càng nhiều. Các buổi sớm khắp nội ngoại thành rắc trắng những mảnh kim loại mỏng tang ấy. Phất phơ trên dây điện, trên ngọn rau, phủ dày trên gác thượng...
Nhấp giọng một ngụm trà, anh Hải nói như tâm sự:
- Hôm qua, lúc các cậu đi rồi (anh chuyển cách xưng hô với chúng tôi), những kỷ niệm vui buồn của nbững ngày đánh Mỹ bỗng khơi dậy trong mình. Như hòn than vùi trong tro nóng được một làn gió thổi vào làm cho đỏ rực lên. Đêm qua minh hầu như không ngủ vì những kỷ niệm mới được khơi lại ấy. Hôm nay mình đến để kể, kể hết, biết gì kể nấy. Viết thế nào thì tùy. Anh cười - Tôi sợ mấy anh "Viết lách" lắm. Bịa tào lao thì chết anh em.
Chúng tôi đỡ lời để anh yên tâm. Người kể có trách nhiệm của người kể. Người viết phải chịu trách nhiệm trước từng trang của mình viết.
- Chiến công của bộ đội ra-đa đêm 18 tháng 12 năm 1972 là mối quan hệ nhân - quả mà tiền đề của nó có từ những năm sáu mươi - Anh Hải bắt đầu câu chuyện như thế. Giọng anh nhẹ nhàng dễ thấm.
Năm 1959 binh chủng ra-đa được thành lập.
Hai năm sau, một chiếc ra-đa pờ-8 đặt ở Hà Bắc mỗi lần quay ra "bắt" vào dãy Yên Tử, thấy những tin hiệu di động vẫn không biết là cái gì. Phải cử người đến tận nơi xem. Hóa ra, đó là những chiếc ô-tô chạy trên đường đèo. Đó là những ngày ấu trĩ mà "thuở ban đầu" thường vẫn mắc. Đầu thập kỷ sáu mươi, miền Bắc có hai máy mở trực canh. Cơ quan, cán bộ chuyên môn ít. Lúc đầu gọi là phòng tình báo trên không do anh Phan Thái phụ trách. Trình độ trắc thủ cũng yếu. Máy bay U.2 bay như bừa ở trên trời mà phát hiện lúc được lúc mất.
Từ ngày 5 tháng 8 năm 1964, bước vào chiến tranh, trách nhiệm gánh trên vai mỗi ngày một nặng nề, binh chủng ra-đa thực sự chuyển mình và lớn mạnh rất nhanh. Người ta vẫn thường nói: Cuộc chiến đẩu của binh chửng ra-đa thầm lặng. Không hẳn là như vậy. Đánh vào miền Bắc máy bay Mỹ tìm ngay các đài ra-đa để ném bom. Trận đánh vào đài ra-đa ờ Rú Nài là một ví đụ. Một đài ấy bị 16 chiếc máy bay thay nhau bắn phá, làm sao có thể hiểu họ đã chiến đấu "thầm lặng" được? Suốt những năm chiến tranh, các trắc thủ ngồi trước màn huỳnh quang đều hiểu rằng, bất thần một tên lửa Sơ-rai có thể "chui" vào lưới phát xạ của họ. Sự hy sinh chợt đến trong tích tắc.
Cơ động, làm công sự, chiến đấu tự vệ... Không có thước nào đo được những gian khổ trong chiến tranh. Nhưng tất cả những gian khổ đó không sao sánh bằng cuộc chiến đấu căng thẳng, vất vả trên mặt trận điện tử.
Có một câu chuyện đến nay nhân dân vùng Lý Hòa (Quảng Bình) vẫn còn kể:
Năm 1966, đại đội 12 ra-đa vào đến Lý Hỏa (Quảng Bình). Ngày ấy, ở vùng tuyến lửa mỗi gia đinh phải chia năm sẻ bảy. Nhà phải dỡ làm hầm. Phải "ngủ đổi" để giành giật lấy cái sống trong từng giây, từng phút. Nhân dân phải truyền vai nhau từng gánh gạo, để ở phía trước bộ đội có bữa cơm ăn... Vậy mà vẫn có những chiếc ra-đa ngụy trang cành lá xùm xòa quay tròn, thầm lặng và mê mải. Vừa lạ lùng vừa bí hiểm khi nó bám trụ giữa một vùng kẻ thù đang hủy diệt.
Suốt mấy tháng trời đại đội 12 bị máy bay đánh vào trận địa. Chạy đến đâu, nghi trang kín đáo thế nào cũng bị thằng địch săm ra, tìm đánh bằng được. Thế là có tin đồn thổi: ở đại đội này có gián điệp, chỉ điểm. Nhân dân địa phương, vừa thương bộ đội vừa hoang mang, lo lắng vì cái tin đồn đại kia. Một thời gian sau không thấy đại đội 12 bị đánh nữa, người ta lại đồn rằng: "Tên gián điệp ấy đã bị bắt!".
Chỉ có các chiến sĩ ra-đa là biết rõ hơn cả. Chẳng có thằng chỉ điểm nào đâu. Chúng ta đã xem thường các phương tiện trinh sát điện tử của địch. Đổi với một đơn vị ra-đa, ngụy trang, ẩn nấp kín đáo vẫn chưa đủ. Phải bí mật và cảnh giác giữ gìn từng lần phát sóng.
Đại đội 11 ở Vĩnh Linh cũng bị đánh rất dữ dội. Có lần đại đội rút khỏi trận địa để lại một chiếc ra-đa bị đánh hỏng, cháy xém, trần trụi, như một cục sắt khồng lồ. Chúng ta đã bắt đầu bài học vỡ lòng về chiến tranh điện tử không phải từ sách vở, mà từ những thực tế bằng xương máu ấy.
Khi binh chủng tên lửa ra đời, "đội ngũ" ra-đa ngày thêm đông đảo, Giôn-xơn bắt đầu những thủ đoạn gây nhiễu. Cuộc chiến đấu trên làn sóng điện có lúc tưởng như bó tay, Tư lệnh binh chủng Lương Hữu Sắt đã từng nhấn mạnh: Mỗi lần phát sóng là một trận đánh quyết định. Làm sao không được thua? Anh cũng từng đặt câu hỏi: Đã là trận đánh, sao lại không có phương án đánh? Thế là phương án của ra-đa ra đời. Trước đây cứ mở máy là quờ quạng, bắt sao cho được máy bay địch là tốt rồi. Có ai nghĩ đến làm phương án đâu.
Kẻ địch bay trên không theo những "con đường" của chúng. Bộ đội ra-đa phải theo dõi tìm ra những vết đường ấy. Phương án phải chỉ ra: nó bay đường ấy, qua những đâu, đến từng điểm, từng đoạn thì trắc thủ phải thao tác thế nào. Thế là sinh ra thuộc địa vật. Đất nước mình hẹp, nhiều núi non. Nhìn vào màn huỳnh quang, sóng về của núi, đồi như sao sa. Có tới hàng ngàn. Thế mà có trắc thủ đã thuộc hết, có thể tắt máy đi, vẽ lại trên mặt đèn y hệt. Cùng như học ngoại ngữ, ghi nhớ địa vật là một sự vật lộn ghê gớm. Ai có trí nhớ tốt, có phương pháp học hay, nhớ địa vật nhanh hơn. Tôi đã gặp nhiều trắc thủ văn hóa chỉ có cấp hai, "bộ nhớ" hoạt động kém. Các đồng chi ấy học địa vật cực kỳ vất vả. Nhưng chính những đồng chí ấy khi đã học được, thuộc rồi thi hàng ngàn địa vật đã "bám chặt" vào vỏ não của họ. Tôi vẫn nghĩ bộ não con người sao mà bí hiểm. Với những "phương án bắt mục tiêu", các trắc thủ không còn là một nhân viên kỹ thuật thụ động, họ là người lính tung hoành giữa trận tiền, có kỹ thuật và có chiến thuật, có ý chí quyết tâm, đó là "ba mũi giáp công" để chúng tôi đánh thắng mọi loại nhiễu của địch.
Trận thắng của bộ đội ra-đa đêm 18 tháng 12 là quả chín đầu mùa, của một mùa hái quả. Đó là kết quả của biết bao ngày tháng chăm vun, đồng chí Tích đã nói đến đội ngũ trắc thủ và sự trưởng thành của họ bên chiếc đèn hiện sóng.
Trận chiến đấu đánh thắng máy bay B.52 là chiến thắng của trí tuệ, tài năng... Là cán bộ của binh chủng ra-đa, tôi càng thấy rõ điều đó".
*
* *
Xung quanh những câu chuyện về phát hiện tốp B.52 đầu tiên, đêm 18 tháng 12, chúng tôi còn được nghe nói: Đêm ấỵ, ngoài ra-đa cảnh giới phát hiện được B.52 khi chúng đang cách Hà Nội 300 ki-lô-mét, còn có một đơn vị NHIỄU của quân chủng cũng phát hiện được tốp B.52 đầu tiên này ở cự ly còn xa hơn, bằng cách riêng của họ.
Thoạt đầu nghe tin này chúng tôi rất phân vân. Liệu chuyện đơn vị Nhiễu phát hiện B.52 có thật hay không? Chúng tôi đem chuyện này trao đổi với nhau. Đinh Khôi Sỹ chăm chú lắng nghe. Theo thói quen anh chém tay xuống bàn lặp đi, lặp lại "Đúng! Đúng!...". Anh lục tủ, tìm ngay một số tay ghi chép: "Ngay bây giờ tôi có thể chứng minh được điều đó". Rồi anh đọc liền một hơi cho chúng tôi nghe:
"Năm 1968, ở chiến trường A.2, sư đoàn 367 thường xuyên nhận tin hoạt động của B.52, do một tổ trinh sát điện tử thuộc đơn vị Nhiễu cung cấp. Đã thành lệ, mỗi lần được đơn vị Nhiễu báo có B.52, sư đoàn 367 cho bắn một viên đạn 37 ly lên trời. Thế là cả tuyến biết con "ngáo ộp B.52" đang mò đến. Thường thì từ lúc có một phát bắn báo hiệu, dẽn lúc B.52 đánh có tới hàng giờ. Các toán thanh niên xung phong làm trên trọng điểm nhờ cách báo động này mà tha hồ đủng đỉnh. Họ không hề biết sở dĩ họ rất chủ động và biết để phòng tránh lại do công việc của một đội Nhiễu. Nhờ đóng góp của các đồng chí ấy trong một thời gian dài hàng nghin con người không còn bị sự đe dọa bất thần của B.52...".
Đinh Khôi Sĩ nói thêm: "Đây là mình ghi theo lời kể của anh Văn Giang, phó tư lệnh sư đoàn 367. Rất tiếc hôm gặp đồng chí Văn Giang ở viện 108, anh đang mệt nên chỉ nói được đôi điều như vậỵ. Mình có muốn hỏi chi tiết cặn kẽ hơn cũng không tiện".
Thế là nguồn tin đơn vị Nhiễu phát hỉện B.52 đã có cơ sở. Chúng tôi bàn nhau: để xác minh cho rõ thực hư, phải tìm đến "chuyên gia điện tử" La Văn Sàng. Chúng tôi đã chọn anh Sàng làm "chuyên gia" về các vấn đề liên quan đến chiến tranh điện tử, nhiễu... trong các trang viết của mình. Tất cả những lần đến "quấy rầy" anh chúng tôi đều được đón tiếp rất nhiệt tình vả đáp ứng rất hiệu quả. Lần này cũng vậy, khi chúng tôi đưa chuyện phát hiện B.52 của đơn vị Nhiễu ra, anh Sàng đă kể về đơn vị này rất say sưa. Thì ra, trước đây anh cũng là đội trưởng một đội Nhiễu.
*
* *
Vào khoảng năm 1967, quân chủng Phòng không - Không quân thành lập đội nhiễu - Anh Sàng kể - Có thể nói đây là một trong những đơn vị tiền thân của ngành phản điện tử của quân đội ta. Lúc đầu nó cũng chỉ có mấy cái máy trinh sát điện tử "xưa" lắm rồi. Công suất chẳng đáng là bao. Chiến công đầu tiên của đội Nhiễu là đo được tần số của một loại nhiễu rất hiểm hóc của địch, xuất hiện trong đợt đánh Hà Nội cuối năm 1967.
Cùng ngày ấy, đội Nhiễu cử một bộ phận vào khu Bốn thu nhiễu B.52. Khi tiến hành trinh sát điện tử, các chiến sĩ ở bộ phận này phát hiện được một hiện tượng rất lạ. Trước khi B.52 xuất hiện chừng một, hai giờ máy thu của họ bỗng phát ra một tiếng kêu "tít... tít..." rất đều đặn. Chuyện ấy lặp đi, lặp lại nhiều lần. Tuy chưa giải thích được, nhưng các chiến sĩ trinh sát điện tử khẳng định có thể dùng máy thu này báo động B.52 cho bộ đội và nhân dân trên tuyến biết trước. Việc đó được tiến hành ngay và có hiệu quả. Những ngày ấy bộ đội, thanh niên xung phong và nhân dân địa phương theo dõi tiếng pháo bắn báo động rồi cứ việc yên tâm sản xuất và chiến đấu. Người thì nói ta có tình báo trong lòng địch, một số cũng biết láng máng có một đơn vị điện tử nào đó "biết trước" được B.52 sẽ đến. Không một ai có thề ngờ rằng đơn vị ấy chỉ là một nhóm chiến sĩ, sống heo hút ở trên các điểm cao cùng với chiếc máy thu cổ lỗ sĩ so với cuộc chạy đua ghê gớm trong "chiến tranh điện tử" của thế giới.
Năm 1972, đơn vị Nhiễu được trang bị thêm mảy mới, họ có nhiều đội hơn, rải ra khắp các chiến trường. Từ trọng điểm nổi tiếng Pu-la-nhích đẽn ngầm Cà-roòng trên đường chiến lược 20 đến Đồng Hới, Vinh... các chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận điện tử, tiếp tục mở đường cho một "binh chủng" mớì sẽ ra đời.
Hồi chiến tranh chống Mỹ, các đơn vị trinh sát điện tử, tiến ra phía trước. Sau năm 1975 họ thu quân về. và giờ đây họ đang dàn thế trận chiến đấu với kẻ thù mới - bọn bành trướng Bắc Kinh.
Đơn vị tiền thân đang sinh sôi nhiều đơn vị mới. Nguyễn Ngọc Lương năm 1972 đã có mặt ở đơn vị nhiễu ở Quảng Binh nay anh vẫn là một cán bộ chỉ huy một đơn vị nhiễu.
Việc phát hiện B.52 trong đêm 18 tháng 12 của đơn vị nhiễu như thế nào anh La Văn Sàng cũng không biết cụ thể. Nhưng anh biết việc phát hiện B.52 bằng máy thu trinh sát là có thực. Anh còn giải thích thêm cho chúng tôi: Sau này chúng ta biết trên B.52 có một ra-đa phát liên tục ra phía trước để tránh va vào các vật cản trên đường bay của chúng. Chính tín hiệu của ra-đa này khi qua máy thu của chúng ta đã phát ra tiếng "tít...tít...".
Địch cũng có một loại máy thu như thế. Loại APS-54 trang bị trên B.52. Trước mặt sĩ quan điện tử của B.52 là một vòng tròn gồm nhiều ngọn đèn Ngọn đèn ở phía nào bật sáng, tên này sẽ biếl có ra- đa cùa đối phương hoạt động ở hướng đó. Tín hiệu ra-đa đối phương, qua máy thu của chúng phát ra những tiếng động đặc biệt. Phân biệt những tiếng động khác nhau, tên nhân viên điện tử cỏn có thể biết loại ra-đa đang theo dõi chúng là loại ra-đa gì...
Theo những đường dây được cởi dần, chúng tôi tìm đến Nguyễn Ngọc Lương. Theo Lương kể thì ngay từ chiều ngày 18 tháng 12 trên máy thu của các anh đã xuất hiện nhiều tiếng"tít...tít...» rất nhỏ. Như vọng từ nơi xa xăm nào đó vào máy. Rồi những tiếng ấy rõ dần, cứ đều đều vang lên trong máy thu. Triệu chứng B.52 đang bay vào mỗi lúc một rõ. Như thường lệ, đơn vị nhiễu báo về trung đoàn ra-đa 290 ở Quảng Bình, đơn vị quản lý, chỉ huy trung đội Nhiễu. Thế là đã rõ: cùng với đại đội 16, 45, trung đoàn 291, đơn vị nhiễu đã "tóm" được lũ B.52 vào đánh Hà Nội từ rất sớm. Cái tin chúng tôi nghe phong thanh là có thật.
Rất tiếc nguồn tin vô cùng quan trọng của đội nhiễu đã đến sở chỉ huy quân chủng rất chậm. Ngay sau khi đội nhiễu báo cáo, trung đoàn 290 đã báo cáo tin "có B.52 hoạt động, đang bay vào" về quân chủng. Do sơ suất bức điện cơ yếu này đánh bằng điện "thường", nằm trong một báo cảo hàng ngày và không phải điện thượng khẩn nên bức mật mã đến phòng cơ yểu và nằm im ở đó. Đêm 18 tháng 12 là đêm cơ yếu rất bận. Như đã nói ở trên, có biểt bao bức điện "thượng khẩn" từ cấp trên gửi tới... Do đó một bức điện báo hảng ngày tạm bị gác lại là chuyện thường.
Đến đêm, bức điện cơ yếu được dịch. Cái thông tin quan trọng ấy đã trờ nên muộn màng. Lúc đó B.52 đã cháy rừng rực trên trời Hà Nội.
Những chuyện như thế trong chiến tranh vẫn thường xẩy ra.
*
* *
Đồng chí Trần Liên, phó tư lệnh binh chúng ra-đa, khi nói về trận "Điện Biên Phủ trên không" đã nhắc đỉ, nhắc lại với chúng tôi: "Có 12 ngàv đêm ỏ Hà Nội vì có ngày 16 tháng 4 ở Hải Phòng. Đối với chúng ta ngày 16 tháng 4 ở Hải Phòng là món nợ phải trả bằng được. Còn đối với Nixon và SAC thì đêm 16 tháng 4 là một trận tập dượt suôi sẻ, thuận lợi. Đến mức đã làm chúng chủ quan khi vào đánh Hà Nội. Sau trận Hải Phỏng. Lầu năm gỏc đã huênh hoang: "B.52 có thể đánh bất kỳ khu vực nào trên miền Bắc Việt Nam". Sau này, lúc đầu vào Hà Nội, Nich-xơn không tính đến "mối hận" của đối phương. Hoàn toàn không biết rằng sau "mối hận" ẩy, chúng ta đã vươn lên, trưởng thành rất nhiều. Cứ nghĩ mọi việc lại suôi sẻ, thuận lợi như Hải Phòng, Nixon đã phải nhận lấy một thực tế phũ phàng, một bài học cay đắng".
* Đêm 18
Tám giờ tối đêm 18. Thảnh phố Hà Nội bỗng rung chuyển bởi những tiếng nổ khủng khiểp bất thần ập đến. Bầu trời sáng rực lên. Chớp bom sắc lạnh đển rợn người, hắt lên những dãy cửa sổ của các nhà cao tầng, từng vệt ánh sáng run rẩy. Thành phố như nghiêng ngả theo từng loạt bom, nối tiếp nhau, tưởng không bao giờ dứt.
Người Hà Nội đã trải qua nhiều trận bom đêm. Nhưng chưa bao giờ họ phải chịu đựng một trận bom dữ dằn đến thế. Sau phút bàng hoàng đẩu tiên, lắng nghe tiếng máy bay lạ đang cào xé trên trời, mọi người tự hỏi: Cái gì đã xảy ra?
Chỉ có một số ít người mới từ mặt trận trở về là phẫn uất kêu lên:
- B.52... đúng bom B.52 rồi?
Ở chiến trường mấy tiếng ấy đã là ghê gớm lắm. Nhưng ở đó lại là những vùng rừng không dân. Ở đó, mọi người đều là chiến sĩ. Sự từng trải và những hiểu biết về B.52 được tích lũy dần dần, khiến con người trở nên gan góc và biết đối phó. Và việc đối mặt với B.52 đã là một sự chấp nhận thường ngày.
Còn đây là ở Thủ đô Hà Nội. Mẩy tiẽng "bom B.52" bỗng chốc đe dọa tính mạng và lay động tâm can hàng chục vạn con người.
Ông Mi-sac A-len, một trong bốn nhà hoạt động hòa bình Mỹ vừa đến Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 1972 đã viết về ngày 18 như sau: "Trưa thứ hai (18 tháng 12) chúng tôi dạo chơi quanh Hà Nội lẫn với hàng ngàn xe đạp chật phố phường. Đâu đâu trẻ con cũng cười nói với chúng tôi, chơi đùa trên đường phố của một thành phố yêu kiều. Thế rồi trong đêm bom đã rơi. Không ai chờ chúng cả. Ở phía bắc thành phố, bầu trời đỏ rực lên và khói bốc cao che cả trăng rằm. Rồi phía tây lại đỏ rực lên. Tôi nghe nhiều tiếng máy bay rít trên đầu".
Đêm 18 đã bắt đầu như thể. Trận bom mở màn cuộc tập kích chiến lược kéo dài đến rạng sáng
*
* *
Đêm mở màn chiến địch "Line backer 2", Lầu năm góc sử dụng máy bay ở hai căn cứ En-đơn-xơn và U-Tapao phối hợp với không quân chiến thuật của tập đoàn 7. Tướng Vốt, tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương trực tiếp theo dõi sự phối hợp này.
Đêm ấy, trung bình một B.52 vào miền Bắc có 7 máy bay chiến thuật đi kèm. Cỏ lúc trên bầu trời miền Bắc đã cỏ tới 300 máy bay hoạt động. Trận oanh kích vào Hà Nội đêm ấy là trận đánh lớn nhất từ trước đển nay.
Bộ chỉ huy sư đoàn không quân chiến lược, tuy mới thành lập đã tỏ ra là một cơ quan chỉ huy trên không khá thành thạo. Từ việc giờ bay, giờ ném bom của các tốp B.52 ở hai căn cứ cách nhau 4.000 ki-lô-mét đến việc huy động, tổ chức máy bay chiến thuật ở khắp các sân bay trong vùng đi hộ tống B.52... đều răm rắp theo chương trình vạch sẵn. Không sai sót.
Trước khi những chiếc B.52 bay tới vùng trời Hà Nội, tất cả mọi việc đều êm đẹp. Hệt như lời các vị chỉ huy nói với lính lái: "Đấy rồi các ông xem. Các sân bay cùa Bắc Việt Nam sẽ bị phá hủy hết. Các trận địa tên lửa sẽ bị tiêu diệt. Cử bám đuôi nhau, sẽ về đủ".
Kẻ địch hy vọng sẽ lặp lại một trận bom B.52 như ở Hải Phòng tại Hà Nội. Chúng đâu có biết mọi việc đă khảc xa cái hồi tháng 4 ấy. Có nhiều điều bất ngờ đang đợi chúng. 19 giờ 44 phút. Hai tên lửa SAM vạch hai đường lửa giữa trời đêm lao tới tốp B.52 bay đầu. Đó là bản "thông điệp" báo trước số phận bi thảm đang đến với lũ kiêu binh không quân chiến lược.
*
* *
Khoảng thời gian từ lúc ra-đa cảnh giới phát hiện B.52 đẽn khi tốp B.52 đó bị tiểu doàn 78 chặn đánh là 35 phút. 35 phút áy là một cuộc chạy đua căng thẳng của sở chỉ huy các cấp, đặc biệt là sở chỉ huy quân chủng Phòng không - Không quân.
Đây là lần đầu tiên cơ quan đầu não của lực lượng Phùng không - Không quân được thử sức và khẳng định vai trò của nó trước một trận tập kích lớn của không quân chiến lược Mỹ.
Một vấn đề có ý nghĩa quyết định là: đêm 18 chúng ta không bị bất ngờ về mặt chiến dịch. Nhiều người giải thích: Có được điều đó vì ra-đa của ta bắt được B.52 từ xa.
Nói như thế cũng chưa thật đầy đủ.
Tất nhiên, vào thời điểm lịch sử đó, thời điểm kẻ thù bất thần mở cuộc tiến công, công lao của bộ đội ra-đa là rất lớn. Nhưng thật là thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến vai trò của công tác chỉ huy và những cán bộ chỉ huy ở các cấp.
Đêm 18, với tư cách là sở chỉ huy chiến dịch, chỉ huy quân chủng Phòng không - Không quân đã quyết đoán nhanh, ra lệnh báo động B.52 kịp thời. Đưa bộ đội Phòng không - Không quân và lực lượng phòng không nhân dân vào trận đánh khá sớm.
Lâu nay vì nhiều lý do khác nhau, những hoạt động trí tuệ ở sở chỉ huy và vai trò của cán bộ chì huy ít được nói đến. Biết bao bài học thành công và thất bại đã diễn ra tại các sở chỉ huy, đã và đang rơi vào quên lãng.
Cho đến nay chúng tôi chưa có một danh sách đầy đủ những cán bộ, chiến sĩ đã từng chiến đấu trong sở chỉ huy quân chủng. Đó là một con số khá lớn, luôn thay đổi. Cũng chưa có ai thực sự bắt tay vào theo dõi, thống kê những người đã công tác ở sở chỉ huy của quân chủng trong những năm chiến tranh. Nhưng chúng tôi biết chắc chắn rằng có nhiều cán bộ đã gắn bó với sở chỉ huy quân chủng suốt từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 đến nay.
Từ lần chỉ huy binh chủng cao xạ đánh thắng trận đầu (5 tháng 8 năm 1964) đến lần chỉ huy biên đội Quyết Thắng dùng máy bay A.37 lấy được cùa Mỹ - ngụy ném bom sân bay Tân Sơn Nhất (tháng 4 năm 1975), sở chỉ huy quân chủng Phòng không - Không quân đã cùng bộ đội của mình đi qua một cuộc chiến tranh dài hơn 3.000 ngày. Đó là một cuộc hành trình mở đường đầy gian khổ của công tác chỉ huy tác chiến phòng không. Chúng ta đã bắt đầu từ một ít kinh nghiệm bắn máy bay ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc Kháng chiến chống Mỹ đã đặt sở chỉ huy quân chủng vào vị trí, một lúc phải đương đầu với các sở chỉ huy của tập đoàn không quân số 7, số 13, số 8 và biệt đội 77... của đế quốc Mỹ. Tất nhiên, đằng sau các sở chỉ huy kể trên, còn có MACV, JCS và Lầu-năm-góc.
Vượt qua những vấp váp, ấu trĩ của buổi ban đầu, sở chỉ huy quân chủng đã tiến một bước rất dài.
*
* *
Sau gần hai tháng, kể từ ngày 23 tháng 10 năm 1972, chiến sự lùi xa vào khu Bốn, đêm 18, sở chỉ huy quân chủng trở lại không khí chiến đấu sôi động của mấy tháng trước. Hơn thế, đêm nay còn có những dự cảm khác thường, có nhiều dấu hiệu một trận đánh lớn sắp xảy ra. Mấy hôm nay, từ sở chỉ huy này, đã gửi đi các chỉ thị, mệnh lệnh của Thường vụ đảng ủy và Bộ lệnh tư quân chủng nhằm chuẩn bị cho trận đánh lớn này.
Sau buổi giao ban chiều, tư lệnh Lê Văn Tri ở luôn trong sở chỉ huy. Nhưng đêm nay dồng chí lại quyết định để phó tư lệnh Nguyễn Quang Bích thay mình chỉ huy bộ đội. Thấy có nhiều dấu hiệu địch sắp đánh lớn tư lệnh muốn "lùi ra" ra một khoảng cách để không bị rối bận vì những việc cụ thể nhằrn tập trung theo dõi chặt chẽ tình hình trên không. Lúc cần thiết nhất có đủ tỉnh táo để ra những quyết định đúng đắn, kịp thời.
Nếp chỉ huy này đã có từ lâu. Tư lệnh Phùng Thế Tài là người đầu tiên thực hiện cách chỉ huy đó. Có lẽ vì thế mà trong hầm chỉ huy từ lâu đã đặt một bộ xa-lông bọc vải giả da màu lam rất lịch sự. Trong nhiều trận đánh trước đây, tư lệnh quân chủng vẫn ngồi trên ghề xa-lông để nhìn một cách tỉnh táo, khách quan vào bộ máy chỉ huy của mình.
Từ lúc báo động theo dõi địch đánh phá vòng ngoài Hả Nội đến lúc có tiếng báo cáo của trực ban trưởng: "Nhiễu tăng nhanh"... "Cường độ 3"... trong đầu tư lệnh đặt ra hàng loạt câu hỏi: Địch đánh vòng ngoải nhưng tại sao lại phải gây nhiễu nặng? Xưa nay hễ đã tập trung gây nhiễu nặng dứt khoát chúng mò vào đánh Hà Nội. Còn hôm nay?
Tiếng báo cáo lại vang lên: "F.111 vào đảnh sân bay Nội Bài - Nó đánh căn cứ, chế áp Mích đấy!".
Phó tư lệnh nhắc. Đồng thời ra lệnh cho Mích cất cảnh. "Hơi sớm" tư lệnh thầm bỉnh luận. Nhưng ngay lúc đó, các đèn tín hiệu bật sáng. Một số đơn vị cao xạ và tên lửa đã bắn. Có nhiều tiếng bom.
Tỉnh hình trên không mỗi lúc một khẩn trương phức tạp. Thế là đã rõ. Hướng tiến công của địch là Hà Nội. Đề phòng cùng một lúc chúng có thể đánh Hải Phòng.
Lực lượng bay đêm của ta rất mỏng. Mích cất lên hai chiếc ở hai sân bay khác nhau. Địch đánh đêm, tên lửa là lực lượng nòng cốt. Trinh sát báo cáo: "Địch phóng Sơ-rai!". Phó tư lệnh hỏi ngay: "Hướng phóng, sơ-rai phóng vào đâu?". Thế là đã rõ: địch triệt sân bay, ra-đa tên lửa để làm gì? Dứt khoát phải có một đội hỉnh lớn đang tiến vào Hả Nội. Phải chăng địch đang tiến hành cuộc tiến công lớn bằng B.52 vào Thủ đô Hà Nội? Ngay lúc đó ở sở chỉ huy quân chủng đã diễn ra một cuộc trao đổi, hội ý nhanh gọn giữa các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh quân chủng. Rồi ngay sau đó những nhận định, chỉ thị mới nhất được truyền xuống các đơn vị.
Bỗng có tiếng báo cáo:
"B.52!... Nhiễu B.52!... 291 bắt được B.52!... ". Sở chỉ huy bỗng ồn ào. Đã đến lúc sự ồn ào như một căn bệnh mãn tính lại tái phát. Trên bảng tiêu đồ lớn nằm giữa sở chỉ huy xuất hiện một đường chì xanh, nét đậm. Đó là đường bay của tốp B.52 do C.45 trung đoàn 291 bắt được. Thông tin "B..52 vào Hà Nội" đã "đi" qua các sở chỉ huy của đại đội 45, trung đoàn 291, binh chủng ra-đa và bây giờ nó biểu hiện giữa sở chỉ huy quân chủng bằng một nét chì xanh, một "mũi" đi dài hơn và thẳng hơn đường bay của "ép" một tý.
Trong khi mọi người đang bị cuốn hút trong một vài tích tẳc vào đường bay B.52 đang "bay vào" tư lệnh có sang sở chỉ huy ra-đa một thoáng. Sau cái thoáng đó, là mệnh lệnh: "Báo động B.52" Phó tư lệnh cũng đang ra cái lệnh đại ý: Tập trung tiêu diệt tốp B.52. Nhìn sang chính ủy Hoàng Phương, phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu, tư lệnh hiểu rằng tất cả mọi người đã sẵn sàng chuẩn bị đánh một trận "sống mái" với B.52.
Sự lựa chọn, xác định quyết tâm, trong khoảnh khắc ấy cực kỳ quan trọng. Đây là lần đầu B.52 vào đánh Hà Nội. Trước đó đã xảy ra chuyện hoang báo. Những hoạt động trí tuệ lúc nảy rất căng thẳng, vật lộn trong suy nghĩ của nhiều ngườỉ, nhiều cấp cùng một lúc. Chính vì thế những hoạt động trí tuệ trong chỉ huy rất khó nhận ra và rất khó diễn đạt.
Từ lúc đại dội ra-đa 45 bắt được B.52. đến lúc nó được đánh dấu trên bảng tiêu đồ, mất 3 giây. Mất 3 giây nữa sở chỉ huy trung đoàn đảnh dấu được đường bay đó. Trung đoàn thừa nhận, rồi báo cáo lên binh chủng. Từ binh chủng lại qua sự sàng lọc của trí tuệ và kinh nghiệm một lần nữa. Sở chỉ huy quân chủng nhận đuợc một thông tin khá hoàn chỉnh, ít nhiều đã được hiệu chỉnh, làm cho nó nổi bật lên: "B.52 vào Hà Nội". Sở chi huy quân chủng lại xem xét (nhanh thôi) và kết luận: Cái đường chì xanh, nét đậm, đang vươn dài vào hướng Hà Nội kia, đúng là đối tượng tác chiến chủ yểu. Và kịp thời hạ quyết tâm cho các đơn vị kiên quyết tiêu diệt chúng.
Nói thì dài, tư duy chỉ là chốc lát. Khỉ đường chì đánh dấu kia được xác định là B.52 và phải thắng kẻ thù này bằng bất cứ giá nào... thì trước đó sở chỉ huy quân chủng đã hoàn thành phần lớn công việc của nó bao gồm công tác tham mưu, công tác kỹ thuật, công tác Đảng, công tác chính trị, công tác hậu cần... để đảm bảo cho bộ đội đánh thắng.
Nhiệm vụ còn lại là của các sở chỉ huy sư đoàn, trung đoàn và tiểu đoàn là kíp chiến đấu, là các trắc thủ, phào thủ... Chưa bao giờ đứng trước một đối tượng tác chiến là B.52 cấp trên lại đặt nhiều hy vọng, tin tưởng ở các đơn vị chiến thuật những trắc thủ, sĩ quan điều khiển... đển thế.
*
* *
Quả đạn tên lửa đầu tỉên bắn vào đội hình của B.52 do tiểu đoàn 78 phóng, không bắn rơi máy bay. Nhưng bất cứ sự mở đầu nào cũng có ý nghĩa của nó.
Đã có chủ định và cũng là một dịp khá may mắn đã đưa chúng tôi gặp một lúc đông đảo cán bộ, chiến sĩ đã đánh trận đầu ở tiểu đoàn 78.
Đó là chính trị viên Luân, tiểu đoàn phó Nguyễn Ngọc Sơn, trắc thủ cự ly Đinh Trọng Đức, tiểu đội trưởng bệ Phạm Bá Ngạc, v.v... Trước khi đánh trận đầu tiên đêm 18, chưa một ai trong họ, đã một lần nhìn thăy B.52 hoặc nhìn thấy tín hiệu B.52 thật hiện trên màn hiện sóng. Dù họ là những trắc thủ kỳ cựu, cho đến lúc ấy vẫn là những người chưa có "thực tế B.52".
Thế mà đêm 18.
Họ nhận được lệnh báo động một lúc lâu thì nghe thấy tiếng máy bay lượn rất gần. Tiễu đoàn trưởng Nguyễn Chấn định cho bật cao thế bắt mục tiêu, đánh. Nhưng lại thôi. Cái thằng bay quẩn trên đầu này xem ra chẳng là cái gì so với nhận định: "Sắp đánh lớn” của trên. Có tiếng bom nổ. Xe chi huy rung rinh. Trên đầu, rít ào ào tiểng động cơ F.111. Rồi một chiếc F.111 là sát trận địa kéo theo một tiếng rít lộng óc. Căng thẳng. Hồi hộp. Nhưng sờ chỉ huy trung đoàn vẫn liên tiếp thông báo: "B.52 đang bay vào". Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Chấn, liên tục nhắc kíp trắc thủ chú ý tìm dải nhiễu B.52. Màn hiện sóng bị nhiễu cường độ 3 làm cho sáng trắng lên.
Bỗng màn hiện sóng của Đinh Trọng Đức xuất hiện một dải nhiễu lạ Đức liếc sang Hiền, sang Ấp. Họ cũng đang chăm chú theo dõi một cái gì đó trên màn hiện sóng của mình. Anh định hỏi các bạn nhưng dải nhiễu mỗi lúc một rõ. Biến thiên đều. Nền nhiễu đậm. Chân nhiễu hơi nở ra. Từ xưa đến nay, Đức chưa hề thấy loại nhiễu này. Hiền và Ấp cứ nhấp nhổm trên ghế. Hình như họ muốn hỏi Đức mội câu gì đó.
- Đúng B.52 rồi! - Đức bật kêu lên. Không ra báo cáo, không ra trao đổi. Hiền bật ngửa ra lưng ghế, mắt mở trừng trừng.
- B.52 thật. Nhiễu này chưa hề thấy...
Tiều đoàn trưởng bỏ màn vi-cô, ngoái về các màn hiện sóng của các trắc thủ. Chấn cũng, hồi hộp:
- Xác định lại xem!
Trong xe bỗng ắng lặng. Căng mắt ra mà tìm, căng óc ra mà nghĩ. Có phải "nó" thật không?
Đức chợt nhớ hình vẽ dải nhiễu B.52 ờ chiến trường khu Bốn gửi ra cũng na ná thế này. Anh lớn tiếng trước: ^
- Đúng là B.52!
Cả kíp hưỏng ứng ý kiến của Đức. Tiểu đoản trưởng gật gù đổng ý nhưng mắt vẫn chưa rời cái dải nhiễu lạ kia.
- Chuẩn bị phát sóng! - Sau mấy giây cân nhắc lần cuối cùng, Chấn quyết định như vậy. Anh báo lên trung đoàn. Cùng lúc ấy có nhiều tiểu đoàn báo lên: "Nhiễu B.52".
Phát sóng! Tức là cuộc chiến đấu đã bắt đầu. Mỗi lần phát sóng là một lần sống mái với quân thù. Đã bao nhiêu lần vừa phát sóng lên, tên lửa sơ-rai liền phóng xuống. Các trắc thủ không lạ gì lũ F.105-F, F.4-D đi kèm B.52. Nhiệm vụ của chúng là phóng sơ-rai vào cánh sóng của họ.
Nhưng phát sóng cũng là những phút hấp dẫn nhất đối với những người trắc thủ. Toàn bộ trí tuệ, tài năng bản lĩnh của họ chỉ được thi thố, nẩy nở vả phát triển trong những lần tìm bắt căng thẳng, quyết liệt, đầy hứng thú những tín hiệu của máy bay lẩn trốn, nghi trang trong màn nhiễu. Cả những thành công và thất bại đều thúc dục và thách đố họ. Mỗi lần phát sóng dù thành công hay thất bại đều in đậm trong ký ức của người trắc thủ tên lửa.
Lần này là lần đầu tiên kíp trắc thủ D.78 phát sóng bắt B.52. Chính vì thế khi sĩ quan điều khiển vừa ấn nút phát sóng, Đức thấy nóng ran cả người. Anh sẽ nhìn thấy gì trong dải nhiễu lạ kia? Là một trắc thủ kỳ cựu, một trắc thủ được đảm bảo bằng nhiều chiến tích ở phía trước, trừ việc bắt và bắn rơi máy bay B.52. Đức còn một đỉnh cao phải đạt được: diệt tại chỗ B.52 ở Hà Nội.
Đinh Trọng Đức bắt đầu nôn nóng. Anh chưa bao giờ như vậy. Nôn nóng là không tốt. Nhưng B.52 đang bay vào! Dải nhiễu đang nở ra! Đức cố gắng nhớ lại tấm ảnh chụp tín hiệu B.5,2 trong nền nhiễu mà đồng đội của anh đã bắt được, chụp được, gửi từ khu Bốn ra cho bọn anh xem. Anh cố gắng tưởng tượng ra diện mạo của nó. Hy vọng trong một tích tắc bất ngờ nó nổi lên trên nền nhiễu. Anh sẽ "tóm" lấy nó. Tỉểu đoàn anh sẽ diệt nó. Cầu mắt Đức căng nhức. Khắp người anh nóng bừng. Nguyễn Chấn càng hồi hộp, liếc nhanh về phía các trắc thủ, anh thấy toàn thân họ cứng lại ở một tư thế. Những cặp mắt mở trừng, căng thẳng.
Anh chờ một tiếng reo của Đức, của Hiền hay của Ấp. Nhưng họ vẫn im lặng. Mặt Đức cau lại, trẳng bợt như đổ nến. Cau có, khổ sở. Chấn nghĩ thầm: Cũng khó khăn đây... Nhiễu mỗi lúc một nặng. Nhìn vào màn vi-cô Chấn giận sôí lên. Nhiễu tiêu cực như một dòng lũ lớn chắn ngang trời. Cò nhiều khả năng ra-đa của anh không bẳt được mục tiêu. Trong phương án đánh B.52 đã đặt ra tình huống này và đã chuẩn bị luyện lập đánh phương pháp T. trong nhiễu.
Chấn áỉ ngại không muốn nhìn Đức. Cậu ấy đang cay cú. Đức đã bỏ ra bao nhiêu công sức, tâm tâm niệm niệm để tìm bắt bằng được B.52. Thế mà bây giờ đã đến lúc anh phải xử trí đánh theo phương pháp T.
Các trắc thủ bám sát vào giữa một dải nhiễu Lệnh phóng. Tín hiệu đạn như một mảnh sao băng nhỏ xiu, xanh biếc vút lên rồi chập chờn trên màn nhiễu dày đặc.
Bám sát bằng tay, thao tác của trắc thủ phải mềm mại, thận trọng. Quả đạn thứ hai...
Bỗng Đức thấy thấp thoáng trên dải nhiễu cỏ một vết đậm lúc tỏ, lức mờ. Nó giống như một sinh vật bơi giữa dỏng nước đục. "Tín hiệu B.52!" Toàn thân Đức lạnh loát, nổi gai gà. Đang thao tác anh không thể kêu to. Đúng nó rồi! Đạn nổ xa tín hiệu mục tiêu. Đức còn nhỉn thấy nó một hai giây nữa rồi nó mới biến mất trong nhiễu.
Kể xong trận đánh ấy, Đinh Trọng Đức nói với tôi:
- Lũ quỷ ấy như "tàng hình" trong nhiễu. Rõ ràng nó sờ sờ trước mắt mình. Mình giỏi thì nhỉn thấy, không giỏi thi đành chịu. Đêm đầu tiên ấy chúng tôi đã căn cánh sóng vào chính lũ B.52 mà tôi chỉ thoáng nhìn thấy "bóng" nó có vài giây. Nhưng vài giây ấy rất quan trọng đối với tôi. Ngay từ lúc đó tôi khẳng định: Dứt khoát phải nhìn thấy bằng được B.52. Phải bắn bằng được phương pháp P - Phương pháp có hiệu quả nhất. Chúng tôi đã làm được điều đó vào dêm 20 tháng 12.
Còn tiểu đoàn phó Nguyễn Ngọc Sơn thì nói:
- Cái hay nhất trong trận đó là chúng tôi đã đánh đúng đối tượng B.52. Đánh sập ngay cái thói hung hăng, tưởng rằng chẳng ai có thể động đến chúng của lũ B.52 Mỹ vào đánh Hà Nội.
*
* *
..."Đây là phi vụ đầu tiên tôi bay vào Bắc Việt Nam. Sau gần năm giờ bay vào đến bờ biển Việl Nam, cấp trên bắt chúng tôỉ phải đeo mặt nạ nối với bình dưỡng khí. Nhiều lần trước chúng tôi đã làm việc này. Nhưng lần này, bỗng nhiên tôi có cảm giác rất lo. Nỗi lo cử tăng lên. Thời gian trôi đi lâu quá.
Vừa mở bình dưỡng khí, cấp trên lại nhắc quàng ngang vai chiếc phao nhỏ màu vàng. Chúng tôi càng rờn rợn. Trên dặn yên chí, sẽ bám đuôi, về đủ. Sao lại đề phòng như vậy? Một cảm giác ớn lạnh truyền nhanh khắp người tôi. Lạy chúa, nếu chảng may...
Tốp chúng tôi đến gần mục tiêu. Yên tĩnh. Bỗng máy bay rung lên. Một chớp lửa vàng rực. Tiếng máy ùng ục. Máy bay lại rung lên dữ dội. Máy bay của chúng tôi trúng tên lửa SAM. Thằng chi huy chẳng ra lệnh gì cả. Tôi chỉ nghe haỉ tiếng "búp", "búp". biết là hai thằng ngồi trên ca-bin nhảy dù rồi. Tôi liền kéo mạnh móc sắt để kéo ghế lên. Cũng chẳng kịp gọi thằng ngồi sau. "Pùng", tiếng nổ từ dưới ghế thật khủng khiếp. Chính thuốc nổ ấy đã bắn chiếc ghế lên cao đến vài chục "phít". Do không khí loãng ghế bật lên cao đến ghê người. Ở độ cao gần ba vạn "phit", cũng do không khí loãng mà nghe tiếng nổ xé tai.
Và rồi im lặng.
Cái im lặng rợn người trên tầng cao. Không nghe, không thấy gì hết. Tối đen. Mịt mùng. Tôi cảm thấy lạnh. Trong đời tôi chưa bao giờ lạnh đến thẽ. Tuy có mũ bay, có mặt nạ gắn bình ô-xy tay mang găng da nhưng lưng và bụng lạnh. Không phải lạnh nữa mà cóng. Như đóng băng. Nhiệt độ không khí ở đó chừng hai mươi độ âm. Trước đó vài giây trong ca-bin đồng hồ nhiệt độ chi hai mươi độ dương.
Bốn năm phút sau mới bớt lạnh, bớt cóng. Sau đó ấm dần lên. Tôi bỏ mặt nạ và bình dưỡng khí ra. Thở dễ hơn. Nhưng sợ hãi thì lại tăng. Sợ bị giết. Mồ hôi toát ra. Và gió.
Tôi chạm đất bất ngờ. Không trông thấy gì hết ở phía dưới. Lăn quay trên đám ruộng. Đau điếng ở lưng. Chân phải bị quặp xuống. Tôi bị thương nhẹ. Vừa loay hoay luống cuống cởi dù thì tôi bị bắt. Mới nghe thấy người chạỵ, chưa nghe thấy tiếng hô tôi đã giơ tay lên trước.
Lạy chúa, tất cả diễn ra chừng mười lăm phút. Mười lăm phút không bao giờ quên được. Mười ìăm phút khủng khíếp nhất đời tôi".
Trên đây là lời thú nhận của Ri-sớt Sim-sơn. Đại úy nhân viên điện tử trên máy bay B.52G cất cánh từ căn cứ En-đơn-xơn trên đảo Gu-am lúc 12 giờ trưa ngày 18 tháng 12 năm 1972 và bị bắn rơi ò Hà Nội lúc 21 giờ 13 phút củng ngày.
Thành Tin, phóng viên, báo Quân đội nhân dân đã ghi lại lởi thú nhận trên của Sim-son trong thiên phóng sự của anh về giặc lái B.52.
Đến nay, chúng ta có đủ bằng chứng để khẳng định rằng lúc hoảng loạn tên giặc lái này đã không nói đúng sự thật. Trong lời thú nhận tên Sim-sơn nói rằng: Khi nghe hai tiếng "búp", "búp" bíết hai thằng lái chính lái phụ ngồỉ trên ca-bin đã nhảy dù, y mới nhảy. Sự thật không phải thế. Trong chiểc B.52-G rơi ở Phủ Lỗ đêm ấy, Sim-sơn phải là tên nhảy dù đầu tiên. Sau đến Ri-sớt Giôn-xơn, hoa tiêu ra-đa và Cơ-tên nhân viên dẫn đường. Bằng cớ là Sim-sơn rơi xuống một nơi thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Còn hai tên nhảy dù sau bị bắt ở Đông Anh cách xác chiếc máy bay của chúng chừng một cây số. Khi nhảy dù Sim-sơn mới thấy máy bay "rùng lên dữ dội". Còn Ri-sớt Giôn-xơn còn nhìn thấy "ánh lửa cháy lem lém ở bên ngoài hắt qua cửa kính".
Còn tên lái chính và lái phụ, hai tên đã bị Sim-sơn nghi là "nhảy dù trước" thì lại chết thui trong ca-bin máy bay.
Theo Ri-sớt Giôn-xơn cùng ngồi trên chiếc B.52G với Sim-sơn kể lại thì trước đó sĩ quan điện tử đã phát hiện: "Chú ý SAM", nhưng cả tốp lái cứ rối tít mù cả lên. Chúng không biết làm gì để chống lại hoặc thoát khỏi hiểm họa đó. Rồi máy bay rùng mạnh. Tất cả các hệ thống đèn trên máy bay vụt tắt. Khoang lái bỗng đen ngòm. Rồi lại vụt sáng lên vì ánh lửa cháy rực ở bên ngoài hắt qua cửa kính.
Chuyến bay đêm 18 là chuyến bay đầu tiên của Sim-sơn vào Việt Nam. Với Ri-sởt Giôn-xơn đó là chuvến bay 501 của y trên những chiếc B.52G vảo ném bom ở chíển trựờng Đông Dương.
Một tên có 6.000 giờ bay trên B.52 có trên ngực 13 mề đay các loại vì những chiến tích tội ác như Ri-sớt Giôn-xơn thì chuyến bay đêm 18 là sự "phán xử cuối củng" đối với hắn.
Quả tên lửa bắn rất chính xác, quật ngã "siêu pháo đài bay" ngay tại đất Hà Nội là của tiểu đoàn 59, trung đoàn 261, bảo vệ hưởng tây bắc Hả Nội.
Sau trận đánh B.52 đầu tiên của tiểu đoàn 78, địch tồ chức những hướng tiến công mới, từ hướng tây - tây bắc đảnh xuống Đông Anh, Yên Viên. Mặc dầu chưa bắt được mục tiêu trong dài nhiễu, vẫn phải đánh bằng phương pháp T. Tiểu đọàn 59 đã "căn" chính xác vào đúng chiếc B.52G đang lẫn mình trong nhiễu. Quả tên lửa đã xẻ xác nó ra như các chiển sĩ đã "nhìn" thấy nó mà ngắm bắn vậy.
*
* *
10 năm sau đêm mở màn trận tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 vào Hà Nội của đế quốc Mỹ, tôi tìm đến nhà riêng, gặp anh Nguyễn Thăng, nguyên là Tiểu đoàn trưởng 59, đơn vị đầu tiên đã bắn rơi tại chỗ B.52. Sau những phút làm quen, câu chuyện giữa hai chúng tôi "bập" ngay vào cái đêm 18 hào hùng đó.
Năm nay anh Nguyễn Thăng 49 tuối. Anh nói vui: "Mình sắp lên lão rồi". Tuy vậy không vì tuổỉ tác mà trí nhớ của anh giảm đi. Nói chuyện với tôi, anh không cần dùng đến sổ sách, nhật ký. Cứ nói vo. Câu chuyện anh đang kể cứ như mới xảy ra hồi tuần trước, tháng trước. Nó cụ thể, sinh động và hồn nhiên. Như người kể đã được chuẩn bị công phu trưóc khi nói. Mọi việc đã ngào ngấu trong tâm tư anh rất lâu rồi. Vậy mà tôỉ đã đến vớỉ anh rất bất ngờ. Không hẹn trước. Mới nghe tin anh ở thành phố Hồ Chí Minh ra nghỉ phép, tôi tìm đến nhà anh ở phố Lê Văn Hưu. Rất may anh đang có nhà và rất rỗi.
Anh vào chuyện cởi mở, không rào đón. Những diễn biến của 10 năm trước, anh nói vanh vách. Thời gian địch bay vảo, khoảng cách nhìn thấy nhiễu. Giờ phóng quả một. Quả hai. Đặc biệt tên từng ngưởỉ đã đánh trận ấy, anh nhớ rất rõ. Khi tôí giở sổ tay đã ghi đủ tên của các trắc thủ định hỏi anh thêm về họ, không ngờ anh nói ngay:
- Sao lại là Trí, Linh, Độ nhĩ? Không, Tứ, Linh, Độ mới đúng. Tứ thì tôi không thể quên cậu ấy được. Đại học năm thứ hai, trường tổng hợp. Xung phong đi bộ đội đó.
Sau lần gặp anh Nguyễn Thăng, tôi đã phúc tra qua các tài liệu lưu trữ của binh chủng tên lửa. Các tài liệu đó khẳng định rằng, những số liệu anh Thăng đưa ra hoàn toàn chính xác.
Đây không phải chỉ là một trí nhớ đáng khâm phục. Nếu không phải là người đã đau đầu với công việc, đã từng góp mồ hôi và trí tuệ của minh vào từng trận đánh, từng chiến công, và nếu không có một tình yêu... thì Nguyễn Thăng không thể nhớ tường tận, chính xác đến thế.
*
* *
Đêm ấy, tình hình diễn biến rất nhanh và phức tạp. Báo động, trung đoàn nhắc ngay: "Chú ý B.52 đang bay vào". Nhưng F.111 đã đi dọn đường trước. Thấy báo có F.111 Nguyễn Thăng định "tranh thủ" diệt một tên. Đã có lần tiểu đoàn anh để xổng mất một chiếc F.111. Để nó bay đến Bắc Thái và dân quân đã bắn rơi tại đó. Nỏ chính là chiếc máy bay thứ 4.000 bị bắn rơi trên miền Bắc. Lỡ một dịp như thế cay lắm, nhớ lâu lắm.
Đêm nay, nghe trung đoàn thông báo có F.111 bay vào, Thăng cho ra-đa phát sóng. Các trắc thủ của anh rất tài nghệ. Họ chộp được ngay chiếc F.111 đang bay tới núi Thằn Lằn. Thăng muốn chắc ăn, đợi nó vào gần chút nữa. Giữa lúc đó trung đoàn thúc: "B.52 đã vào gần!". Có tiếng bom B.52 nồ rền ở hướng tây - nam. Nguvễn Thăng chợt tỉnh. Anh định "bắt cá hai tay", "thịt" trước một chiếc F.111 rồi tính đến chuyện bắt B.52 cũng vừa. Không, ngờ B.52 đã ném bom sân bay Hòa Lạc rồi.
Mệnh lệnh của trung đoàn: "Tập trung tiêu diệt tốp 569". B.52 đã vào đến Việt Trì. Thăng nóng mặt nghiêm nghị:
- Chú ý B.52 đấy! Anh thấy bực với chính bản mình. B.52 đang bay vào mà anh bỏ lỡ những gíảy phút vàng ngọc. Không khí trong xe chỉ huy bỗng trở nên khẩn trương, căng thẳng khác thường.
Tiếng bom B.52 và bom F.111 xen kẽ nhau nghe mà rối ruột. Trắc thủ Quang ngồi trên “chuồng cu” ở nóc đài điều khiển chưa bao giờ gặp một đêm trời đất náo loạn như thế này: Bom B.52 từng đợi sáng loe lóe. Pháo bắn. Tên lửa bắn. Máy bay ta cất cánh. Những đám cháy loang đỏ một góc trời. Quang dồn dập báo xuống xe chỉ huy. Tiểu đoàn trưỏng phải nhắc "Báo những nét chính, gọn thôi".
Nguyễn Thăng linh cảm thấy bị chậm rồi! Có thể đợt đầu đơn vị anh không đánh được B.52. May sao các trắc thủ tài hoa của anh đã báo: "Nhiễu B.52", Anh tin những điều kíp trắc thủ khẳng định. Họ đã được huấn luyện đánh B.52 rất kỹ. Ra lệnh phát sóng, Nguyễn Thăng hy vọng trắc thủ của tiểu đoàn anh có thể nhìn thấy tín hiệu B.52 trong nhiễu. Thì ra nhiễu B.52 là thế. Từng dải tách bạch nhau, mịn mặt và rất gọn nét. Đáng lẽ có thể quyết định đánh bằng phương pháp T. sớm hơn, nhưng Thăng vẫn trùng trình, đợi các trắc thủ phát hiện được mục tiêu, đánh bằng phương pháp P. hiệu quả hơn. Trận địa của 59 nằm sát ga Đông Anh. Địch đánh khu vực Đông Anh tức là bay thẳng vào trận địa của họ. Chính vì vậy ra-đa của 59 bị nhiễu rất nặng. Có thể là nặng nhất so với các đài khác trong trung đoàn. Phải đến đợt sau Nguyễn Thăng mới rút ra kết luận: Hy vọng nhìn thấy mục tiêu trong nhiễu, đánh bằng phương pháp P. ở trận địa này là không thực tế.
Nguyễn Thăng đã quyết định đánh hai quả bằng phương pháp T, nhìn thẳng vào nhiễu, trị kẻ mang nhiễu. Đạn nổ tốt. Nhưng không có kết quả. Trận đánh này vội vàng chưa ưng ý lắm.
Lúc đạn chưa gặp mục tiêu, bom đã nổ rầm rầm quanh trận địa. Nguyễn Thăng cay đắng nghĩ thầm: "Tại mình cả, chậm trễ quá". Xe chỉ huy chao đi chao lại như muốn đổ nghiêng.
Tiếng Quang từ trên nóc xe vẫn vọng xuống xô bồ: "D.93, D.94 đang phóng!".
- Bắt tốp sau. Sườn nam dãy Tam Đảo! - Tiếng Thăng ra lệnh.
Các trắc thủ vẫn bình tĩnh, chăm chú thao tác. Nhìn họ ngồi ngay ngắn trên ghế, mắt nhìn không chớp, tay vê nhẹ tay quay... Không thể nghĩ rằng họ vừa trải qua một đợt B.52 đảnh sát bên trận địa. Bây giở khói bom, bụi đất còn xộc vào đài khét lẹt, ngột ngạt.
Trắc thủ lại bám được dải nhiễu mới. Các màn phương vị vả màn góc tà đều tách dải. Dòng núm "PPY" thu gọn dải nhiễu lại thật nhỏ, bám cho chính xác. Sĩ quan điều khiển cẩn thận kiểm tra lại việc thống nhất dải nhiễu. Lần này Nguyễn Thăng khẳng định đánh bằng phương pháp T. ngay từ đầu. Thằng địch đã "tàng hình" trong màn nhiễu dày đặc không hề thấy nó, ngắm vào đâu để đánh trúng? Cái khó của phương pháp T. là như thế. Nguyễn Thăng hy vọng ở tài nghệ của các trắc thủ. Vả lại B.52 rất to xác. Căn đúng nó sẽ rơi tại chỗ ngay.
Lệnh phóng. Đạn có điều khiển. Bom lại nổ rền từng đợt ở hướng Uy Nỗ. Mặc. Phải bất chấp tất cả đễ đưa quả đạn tới đích. Xe đung đưa, đung đưa... Đạn nổ tốt. Điểm nổ làm giải nhiễu tóe ra. Rồi thót lại, biến mất! Đợt bom B.52 lúc đó chợt ngừng. Không gian bỗng yên ắng. Chỉ có tiếng Quang đang gào xuống:
- Cháy rồi! Cháy to lắm rồi! Có một cột khói lớn như bom nguyên tử nổ ở phía bắc, tọa độ...
- Nhìn kỹ xem có hình nấm không? Nguyễn Thăng mừng quýnh hỏi vậy. Hỏi xong, mới chợt nhận ra, chẳng hiểu minh hỏi cái "hình nấm" để làm gì? Nguyễn Thăng đứng lặng nhìn kíp trắc thủ của anh. Anh muốn nhảy bồ tới nắm lấy những bàn tay "vàng" của họ. Nhưng anh ghìm lại. Trung đoàn trưởng hỏi. Anh lập bập trả lởi:
- Đúng là B.52. Chúng tôi đã bắn rơi lại chỗ B.52! Lúc đó là 20 giờ l3 phứt, giờ Hà Nội. Ngày 18 tháng 12 năm 1972.
"Nói rằng đánh B.52 dễ hơn đánh các loại máy bay "ép" có người không tin. Nhưng sự thật là như thế.
Anh Nguyễn Thăng kết thúc câu chuyện bằng một kết luận như vậy. Nhận ra vẻ ngỡ ngàng của tôi, anh nói thêm:
"Không riêng gì đêm 18 thảng 12 mà những đêm khác cũng vậy. Sau này có dịp trao đồi với nhiều cán bộ khác, chúng tôi đã gặp nhau ở kết luận ấy. Bọn tôi đã đánh các loại “ép” mang nhiễu. Lũ quỷ ấy khó “xơi” lắm.
Nói đánh B.52 dễ, sao ở nhiều nơi, nhiều đơn vị đánh chưa rơi? Nói thế này thì đúng hơn: Khi đã vuợt qua những cái khó nhất, chúng tôi mới có được cái dễ dàng đó.
Khó nhất là làm sao đào tạo được một đội ngũ trắc thủ giỏi vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của việc gây nhiễu.
Hãy nói riêng việc bám sát thôi: Giải nhiễu B.52 rộng. Chiếc B.52 ẩn mình trong đó. Bám vào đâu cho quả đạn bắn trúng đích? Vảo trận có cái nhìn thấy, có cái phải cảm thấy. Trắc thủ phải có trí tưởng tượng phong phú. Cả một vùng trời bao la đang thu lại, rất hẹp trong một màn hiện sóng của anh. Anh làm sao hiểu thấu đáo và làm chủ nó? Tất cả những khó khăn đó, các trắc thủ của tôi dã vượt qua được. Tất nhiên trước đêm 18, họ mới vượt lên để đương đầu với các loại "ép" còn với B.52, vẫn còn là một ẩn số...
Đấy là chưa nói đến lòng dũng cảm. Cái lõi tạo nên con người chiến sĩ. Trận 18 tháng 12 bom rải quanh trận địa tôi. Những người non gan không trụ nổi trước sự uy hiếp của những đợt bom như vậy. Nhưng các trắc thủ của tiểu đoàn chúng tôi, vẫn bình tĩnh thao tác, thao tác chính xác.
Trong nhiều bài tường thuật, nhiều sách báo viết về cuộc chiến đấu của bộ đội lên lửa, khoảnh khắc giữa việc ấn nứt "phóng" và việc máy bay rơi, được miêu tả như một sự nối tiếp mau lẹ. Không nên quên rằng khoảnh khắc lái đạn đến mục tiêu cũng là một "Công trình tập thể". Có rất nhiều điều đáng nói trong khoảnh khắc lái đạn đó. Đã có những lần đạn chưa gặp mục tiêu, tên lửa sơ-rai của địch đã nổ trên nóc đài điều khiển rồi.
Nếu phải nói đến sự may mắn khiến tôi trở thành tiểu đoàn trưởng chỉ huy bẳn rơi tại chỗ chiếc B.52-G đầu tiên ở Việt Nam, thì chính là tôi đã may mắn được sống và chiến đấu cùng với sĩ quan điều khiển Dương Văn Thuận và kíp trắc thủ Tứ - Linh - Độ. Có một kíp chiến đấu Thuận - Tứ - Linh - Độ tôi mới dám nói lên một thực tế là: Chúng tôi đã đánh B.52 khá dễ dàng, không khó như chính chúng tôi và nhiều người khác vẫn tưởng...".
Nói đến đây anh Nguyễn Thăng cất tiếng cười sảng khoái. Đó là những lời tâm đắc nhất mà anh Nguyễn Thăng đã nói với chúng tói tại nhà riêng của anh, vào mùa. hè năm 1982.
*
* *
Chiếc "pháo đài bay" thứ hai bị bắn rơi tại chỗ ở Hà Nội đêm 18 tháng 12 năm 1972, là một chiếc B.52-D, xuất phát từ căn cứ U-Tapao. Nó rơi lúc 4 giờ 30 phút ngày 19 tháng 12. tại xã Tần Hưng, Thanh Oai, Hà Tây. Tiểu đoản 77 (trung đoàn 257) đã bắn rơi chiếc B.52-D đó.
Ấy thế mà bước vào trận chiến đấu đầu tiên với B.52, tiểu đoàn 77 đã không tạo ra được sự khởi đầu thuận lợi. Trái lại, họ đã "im tiếng" suốt đợt một. Nhận được thông báo B.52 đã vào gần, tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn hy vọng kíp trắc thủ của tiểu đoàn anh sẽ bắt được tín hiệu B.52 trong nhiễu. Sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Đức kíp trắc thủ Hà - Mộc - Tân đều tâm niệm: đánh phương pháp P. là chắc ăn nhất. Cố gắng bắt mục tiêu, "làm ăn" theo hướng đó.
Đinh Thế Văn cho phát sóng sớm. Anh không lạ gì thủ đoạn phóng sơ-rai vào ra-đa của lũ F.105-F hộ tống B.52. Không ngờ vừa phát sóng "quờ quạng", ăng-ten được vài lượt, Văn đã phát hiện sơ-rai trên màn hiện sóng. Anh ra lệnh cho Đửc thao tác "tương đương", để chống sơ-rai. Xưa nay, Đức thao táo chống sơ-rai rất lẹ, thế mà lần nảy anh làm chậm. Tên lửa nổ cách ra-đa 30 thước. Vô sự, nhưng tiểu đoàn lỡ thời cơ. Lúc ấy bom B.52 bắt đầu nổ rền ở Hòa Lạc và Nội Bài.
Đợt hai, mặc dầu tên lửa sơ-rai của địch vừa phóng vào trận địa, Văn vẫn chủ trương phát sóng. Kíp trắc thủ càng ham bắt mục tiêu hơn. Đánh B.52 trong nhiễu bằng phương pháp T. đối với họ là một việc bất đắc dĩ. Họ ao ước nhìn thấy tín hiệu B.52. Bao nhiêu công sức rèn luyện để theo đuổi một hướng đi. Mục đích của họ chẳng lẽ không thành đạt được, hay sao?
Nhưng họ không thể cứ khăng khăng đợi nhìn thấy tín hiệu B.52 để dùng phương pháp P. khi B.52 đang ném bom xuống thành phố. Cách tốt nhất dù bằng phương pháp nào, phải đánh được. Đinh Thế Văn quyết định đánh bằng phương pháp T. Tiếu đoàn 77 của anh khai hỏa trước tiên, mở đầu đợt chiến đấu thứ hai của đêm 18.
Sau trận đánh không khí trong xe lắng hẳn xuống. Không ai nói ra nhưng tiểu đoàn trưởng hiểu rằng các trắc thủ của anh rất buồn. Đến như Phạm Hồng Hà người "say" bắt mục tiêu B.52 trong nhiễu nhất, cũng đang ngồi sỉu trước màn hiện sóng. Đinh Thế Văn đến gần Hà, vỗ vai người chiến sĩ:
- Đừng lung lay ý chí đấy nhé! Thua keo này ta bày keo khác! Hà ngẩng lên cười gượng, không nói gì. Đức ngồi bên nói luôn:
- Cứ bỉnh tĩnh. Các đơn vị bạn đã nhìn thấy nỏ, dứt khoát chúng ta phải nhìn thấy, dù ở cự ly gần!
Ngay trong đợi hai này D.93 và D.57 đã nhìn thấy tín hiệu B.52, nhưng họ ở trung đoàn khác, lại phía tây bắc thành phố. Việc thông tin không thể nhanh chóng và cụ thể để cho 77 có thể biết được. Thành thử, đến cuối đợt thứ hai, Đinh Thế Văn và đồng đội của anh vẫn chưa có những thực tế nóng hổi tại Hà Nội cổ vũ. Họ vẫn phải đem những kiến thức đã được tập huấn, đem kinh nghiệm ở khu Bốn ra để động viên nhau giữ vững quyết tâm phát sóng bắt mục tiêu B.52 trong nhiễu dày đặc.
Trước đây đã có một số lần ra-đa tên lửa nhìn thấy tín hiệu B.52. Đó là những bước đi ban đầu đầy thử thách như trận đánh của tiểu đoàn 81 {trung đoản 238) ngày 11 tháng 7 năm 1967 ở Vĩnh Linh. Lần ấy các trắc thủ bắt được mục tiêu Họ đánh bắng phương pháp P. Gần như cùng một lúc cả ta lẫn địch cùng phóng tên lửa. Sĩ quan điều khiển Nguyễn Hồng Thịnh đã nhận ra tên lửa sơ-rai, nhưng anh vẫn quyết định tiếp tục điều khiển đạn tới đích. Anh đã chậm hơn kẻ địch... Một tiếng nồ lớn đã xóa đi tất cả. Nguyễn Hồng Thịnh hy sinh. Tiểu đoàn trưởng Sơn, đại đội trưởng Huỳnh, trắc thủ Lê_Xuân Mai... nằm ngất lịm trên máy. Đó lả trận đánh cuối cùng của tiểu đoàn 81 ở Vĩnh Linh. Cái còn lại của trận đánh dó là lòng dũng cảm và bài học xương máu về một lần bắt mục tiêu B.52 trong nhiễu.
Tháng 10 năm 1971, tiểu đoàn 68 (trung đoàn 275) đã lặp lại một trận đánh B.52 tương tự. Sau ba lần phát sóng, các trắc thủ đã nhìn thấy tín hiệu B.52 ở cự ly 16 cây số. Ngay lúc đó, quả tên lửa sơ-rai của chiếc F.105-F đi hộ tổng B.52 dã phóng trúng đài điều khiển.
Những bài học xương máu, đã xảy ra trong quá khứ, không làm cho các trắc thủ của D.77 run sợ Ngược lại, họ xúc động sấu sắc trước sự hy sinh của những người đi trước. Và như một lời truyền lại của những người đã khuất: Quyết tâm tìm bắt B.52, tiêu diệt nó là một lời nguyền của những người trắc thủ tên lửa.
Đã có lần Đinh Thế Văn nghe phó tư lệnh sư đoàn Trần Nhẫn nói: Đồng chí tham mưu phó trung đoàn 274 nói ở Quảng Bình rằng đã có lần B.52 nổi rõ trên màn hiện sóng ở cự ly 27 ki-lô-mét. Gần đây nhất là ngày 22 tháng 11 năm năm 1972, tiểu đoàn 43, trung đoàn 263 đã bắn rơi một chiếc B.52. Trận đó D.43 đánh bằng phương pháp T. Sau có phát sóng. Ở cự ly 12-13 ki-lô-mét, tín hiệu B.52 đã nổi rõ. Nếu B.52 bay ở độ cao 10 ki-lô-mét thì phát hiện nó ở cự ly 12-13 ki-lô-mét là quá gần, không đánh được. Cái quan trọng nhất là họ đã thấy B.52!
Trong phương án đánh B.52 của tiểu đoàn 77 cỏ nói đến hai cách đánh: phương pháp P. và phương pháp T. Nhưng Đinh Thế Văn và kíp chiến đấu của anh thiên về cách đánh P. Họ vẫn nỗ lực vươn tới một cách đánh hiệu quả nhất. Một vài lần trong lúc sôi nổi thảo luận họ đã vui vẻ nói với nhau: "Chỉ đánh bằng cách đó, mới vít cổ- B.52 ngay tại đất Hà Nội, cho bà con mình hả giận"
Nhưng thật là oái oăm, đêm hôm nay họ đã nhận được thông báo: D59 đánh bằng phương pháp T. đã quật ngã tại chỗ một B.52-G ở Phủ Lỗ. Còn họ thì vất vả thế mà kết quả còn đang ở phía trước.
*
* *
Chúng tôi đã được nghe nhiều người, nói về tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn. Trong những lần làm việc với đồng chí Văn Giang, nguyên chính ủy bộ tư lệnh phòng không Hà Nội và đồng chí Nguyễn Ngọc Điền, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 257, chúng tôi đều được nghe các đồng chí nhắc đến tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn. Cả cấp trên lẫn cấp dưới đều giành nhiều lời khen cho anh. Phác qua vài nét "quá trình công tác" của anh, chúng ta đã có thiện cảm với người cán bộ tên lửa ấy:
Đinh Thế Văn sinh ra và lớn lên trên đất Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Năm 1953, lúc ấy anh mới là chàng thiếu niên 16 tuổi, Văn đã tìm cách vượt tề lên vùng giải phóng để đi bộ dội. Anh đã thiểu tuổi, lại thiếu cân, thấp bé nên không "đắt". Sau do gia đình anh là cơ sở cách mạng, anh nằn nì xin đơn vị cho đi theo. Anh bắt đầu cuộc đời chiến sĩ từ đấy.
Trong những năm hòa bình, phục vụ trong một đơn vị thông tin Văn đã chăm chỉ học văn hóa. Học hết lớp 7, anh theo học một lớp trung cấp vô tuyến điện do trường đại học bách khoa mở. Chuyển ngành ra nhà máy Súp-pe phốt-phát Lâm Thao, anh học xong văn hóa cấp 3 và thi đỗ vào trường đại học bách khoa Hà Nội. Giấy báo trúng tuyển vào đại học và giấy gọi tái ngũ cùng đến nhà máy một lúc. Cùng như bao nhiêu thanh niên khác mặc dầu rất hiếu học, anh đã chọn con đường đi chiến đấu. Anh trở thành sĩ quan điều khiển đầu tiên của tiểu đoàn 77.
Bỉnh chủng tên lửa, công việc mới của anh ở tiểu đoàn, càng làm cho tinh thần hiếu học trong anh có "đất" phát triển. Kiến thức vô tuyến điện đã giúp anh rất nhiều trong lĩnh vực chiến đấu này. Tất nhiên, là sĩ quan điều khiển, là tiểu đoàn trưởng, anh phải học tập chỉ huy, quản lý bộ đội nữa. Anh đã thành công trong việc xây dựng một kíp chiến đấu ăn ý, có trình độ chuyên môn và kỷ luật chiến đấu cao. Anh luôn luôn vừa lòng với sĩ quan điều khiển và các trắc thủ dưới quyền mình. Ngược lại họ cũng rất tin tưởng mến phục người chí huy của họ.
Sau khi Nixon đánh trở lại miền Bắc, tiểu đoản 77 đánh khá vất vả. Đinh Thế Văn cũng trải qua nhiều thăng trầm. Anh thường bắt đầu từ nhưng điều trục trặc, khó khăn, rồi mới đến những suôi sẻ, thắng lợi. Ngay trong đêm 18 cũng vậy.
Hiện nay trung tá Đinh Thế Văn đang công tác tại phòng tác chiến của quân chủng Phòng không. Những điều anh kể thêm với chúng tôi về trận đánh rạng sảng 19 tháng 12 làm rõ thêm những điều đã nhắc đến ở trên:
... « Lúc ấy đã là rạng sảng ngày 19 thảng 12, càng về sáng trời càng rét tê tái. Sau đợt chiến đấu thứ hai tôi thác giục anh em cố gắng chợp mắt một tý để lại sức. Nhưng cả tiểu đoàn chẳng ai ngủ được. Địch đã đem B.52 ném bom Hà Nội. Chúng tôi chưa biết cụ thể sự tàn phá của lũ giết người ấy, nhưng trong lòng ai cũng quặn lên những suy nghĩ vò xé. Kẻ thù thì tàn ác thế, còn chúng tôi lại mới đánh được có một vài quả đạn, bắn chưa trúng, chưa rơi. Quê tôi ở Đông Anh, đêm nay B.52 đã đội bom ở đó. Tôi giục thế nào Đức với Hà vẫn không chịu ngủ. Họ còn lầm rầm nói chuyện phát sóng, nhiễu B.52 và đủ mọi thứ. Hà cố ý nói để tôi nghe thấy: "Dù thế nào cùng cứ phát sóng anh Đức ạ...".
Lại báo động. Mắt anh nào anh ấy đỏ hoe. Mặt mày hốc hác nom khắc khổ hẳn. Vừa mở máy Hà vừa nói với tôi:
- Chúng tôi đề nghị vẫn phát sóng. Nếu chưa thấy B.52 thi đánh bằng cách T. nếu thấy B.52 ở cự ly gần chuyển sang cách P. không chuyển kịp chúng tôi bám sát bằng tín hiệu còn chính xác hơn bám nhiễu nhiều. Có thể D.59 họ cũng làm như vậy.
Tôi gật đầu đồng ý. Chính tôi đã nghĩ như vậy, nhưng một trắc thủ như Hà nói dược như thế là quý lắm. Anh chàng đã suy nghĩ bằng một cái đầu của tiều đoàn trưởng.
Tôi đến gần Đức. Nhắc đồng chí ấy chuyện chống sơ-rai. Tôi đã chiến đấu với Đức hàng chục trận, từ khi Đức làm trắc thủ. Nhiều lần có sơ-raỉ cả Đức tôi đều nhìn thấy nhưng Đức đợi lệnh tôi. Chưa bao gỉờ đồng chí ấy tự động cho "tương đương" để chống tên lửa của địch. Mặc dầu ở tiểu đoàn khác, có sĩ quan điều khiển hay "tiền trảm hậu tấu". Đức là một người có kỷ luật. Và một phần Đức luôn tin ở tôi. Đêm nay tôi muốn Đức lỳ hơn. Trường hợp B.52 hiện rõ đánh cách đánh P. của tên lửa, tôi sẽ cân nhắc, có lẽ phải "chạy đua" một keo với thằng địch. Tôi nói ngắn. Đức hiểu ý ngay. Không ngờ anh còn đưa thêm một nhận xét rất thông minh:
- Từ 35 ki-lô-mét trở vào là cự ly an toàn! Khi B.52 cách ta như vậy, thì lũ hộ tống đã ở cự ly gần hơn hoặc đã bay trên đỉnh đầu ta rồi. Tôi tin rằng làm chủ cự ly phát sóng, sơ-rai không là gì cả đâu!
Tôi hiểu ý của Đức. Anh nói rất đúng. Tôi nhìn Đức không chớp, miệng thầm nhắc: "Đức của tôi ơi!". Đức như vậy đó. Đức không thể thiếu trong đội hình chiến đấu của tôi! Vậy mà suýt nữa anh không có mặt trong trận đánh này. Trong suốt 12 ngày đèm, Đức đã ngồi ghế sĩ quan điều khiển, phóng rơi 4 B.52 (có 3 chiếc rơi tại chỗ). Lúc đó Đức mới là thượng sĩ. Việc anh trở lại xe chỉ huy ngồi vào ghế sĩ quan điều khiển mả không qua một lớp đào tạo nào, vẫn là điều tôi thường nhớ lại, cố gắng tìm hiểu thêm những bài học bổ ích từ câu chuyện ấy.
"Hồi chiến tranh Giôn-xơn Đức là trắc thủ giỏi. Anh là con liệt sĩ, đảng viên trẻ của tiểu đoàn tôi. Những năm Giôn-xơn ngừng ném bom miền Bắc, Đức lấy vợ, có con. Qua các lần kiểm tra sát hạch Đức luôn được điểm kém. Anh nói mắt đã bị mờ! Hồi đó tôi đã lên trung đoản làm trợ lý. Sau đó Đức rời khỏi ghế trắc thủ, sang làm tiêu đồ, rồi xuống làm quản lý. Tôi gần Đức, hiểu Đức nhiều. Tôi biết Đức không hẳn đã "mờ mắt". Sau mấy năm chiến đấu mắt anh trắc thủ nào chẳng giảm thị lực? Hồi đó có thể do tuổi đã cao Đức không được đi đào tạo sĩ quan. Ngồi ở ghế trắc thủ mãi cũng chán. Thế là "ông tướng" kêu mờ mắt!
Nixon đánh lại miền Bắc, tôi trở lại 77 làm tiểu đoàn trưởng. Quản lý Đức là một "hiện tượng" khiến tôi chú ý. Tâm sự với Đức, tôi biết Đức còn nhiều "máu mê nghề nghiệp" nhưng đưa Đức trở lại ghế trắc thủ thì không được. Tôi báo cáo việc này với anh Điền, trung đoàn trưởng. Anh Điền là tiểu đoàn trưởng cũ của chúng tôi. Anh hiểu tôi, hiểu Đức. Thế là chúng tôi thống nhất đưa thượng sĩ Nguyễn Văn Đức từ vị trí quản lý lên làm sĩ quan điều khiển. Phải nói trong việc này anh Điền nhạy bén, kiên quyết lắm. Thường vụ đảng ủy phải họp. Trọ lý cán bộ lên xuống mấy lần. Là vì đưa Đức lên, phải đề bạt sĩ quan điều khiển. Ước lên đại đội trường, đưa Bào lên tiểu đoàn phó. Cuối củng mọi việc xong xuôi. Đức lại cùng với tôi tuyển chọn kíp trắc thủ. Một vài trưởng hợp trắc thủ dao động dù mới biểu hiện ở dạng nghĩ ngợi, hoang mang, chúng tôi cũng kiên quyết thay. Thậm trí có trắc thủ thông minh, thao tác giỏi, nhưng sợ sơ-rai, chúng tôi đều chuyển sang làm việc khác.
Tôi thường nói với Đức: "Ai qua thử thách ở cái ghế trắc thủ trên "chuồng cu" thỉ đó mới là trắc thủ". "Chuồng cu", đặt trên nóc xe điều khiển. Ngồi trên cao, mắt thấy tai nghe, mọi diễn biến của trận đánh, thậm trí nhìn thấy cả tên lửa đang lao thẳng đến đài của mình. Vậy mà anh trụ được, anh đã tôi luyện thành người lính dũng cảm, người lính thực thụ. Tôi đã có một Nghiêm Văn Danh còn tuyệt vời hơn cả điều tôi vẫn mơ ước. Nhưng người trắc thủ dũng cảm ấy củạ tôi đã hy sinh trong trận đánh ngày 2l tháng 12 năm 1972, ngay trên chiếc chuồng cu đầy sóng gió của anh
*
* *
4 giờ 39 phút sáng hôm ấy chúng tôi đã bắn rơi tại chỗ chiếc B.52-D. Đạn nổ xong Hà nói ngay "Rơi rồi!".
Chúng tôi không kịp nói ra điều đó, nhưng tất cả đều nhận xét như Hà "Rơi thật rồi!". Mọi diễn biến từ lúc báo động đến lúc bắn rơi, có kể cũng giống như bất cứ trận đảnh nào thôi. Tôi xin kể với anh tâm tư tôi lúc đó: Mở mảy xong tôi cho phát sóng ngay. Thú thật lúc ấy lo lắm. Đầu óc tôi nghĩ rất căng, bao nhiêu ý nghĩ đến dồn dập trong đầu. Sau này điểm lại đời tôi có hai lần căng thẳng nhất: một lần, gần ba mươi tuổi đầu, còn vác sách đi thi đại học. Ngồi vào phòng thi, tôi làm bài rất vất vả. Phải đỗ! Đó là ý chí. Làm thế nào để đỗ, thỉ phải đánh vật từng phút, từng bài toán trên tờ giấy thi. Lần thứ hai, là những trận đánh trong đêm 18. Trong đầu tôi luôn luôn lởn vởn ý nghĩ: "Không đánh thắng là có tội. Tội này lớn lắm Văn ạ".
Tiếng hô: "Mục tiêu!" của Hà làm tôi bàng hoàng. Trời ơi, không ngờ tín hiệu B.52 nồi rõ đến vậy. Thấy tín hiệu "ngon lành" như'vậy tôi lệnh: Bám sát tự động? Lại một điều bất ngờ nữa từ cự ly 26 ki-lô-mét ba màn đều bám sát tự động, không trôi, không lắc. Đường bay vừa đẹp. Nguyễn Văn Đức phóng liền hai quả. Đạn gặp mục tiêu ở cự ly 18, tín hiệu vỡ ra mất ngay. Hả reo lên. Đức ngồi lỳ ra, mắt sáng rực. Tôi mừng lắm nhưng là người tỉnh sớm nhất, tôi hô to:
- Chuyển bắt tốp sau!
Sau trận đánh, tôi gọi lên trung đoàn báo cáo ngay. Trung đoàn trưởng mừng lắm nhưng vẫn hỏi lại:
- Có chắc không?
- Chắc rồi! Chẳng lẽ máy anh em chủng tôi đều lầm sao?
- Khả lắm! Thế đánh bằng phương pháp nào?
- Bắt mục tiêu. Bám sát tự động. Đánh vượt nửa góc!
- Trời, tuyệt quá!
Đêm 20 tháng 12 chúng tôi lại bắn rơi một chiếc tại chỗ nữa và đêm 26 tháng 12, đêm 27 tháng 12... chúng tôi đều đánh như vậy. Nếu tôi không nhầm thì tiểu đoàn tôi là đơn vị đã đánh B.52 bằng phương pháp P. nhiều nhất. Các thống kê còn lưu trữ đến ngày nay sẽ chứng minh cụ thể điều đó.
Bắt được B.52 trong nhiễu nhiều lần, đảnh được bằng phương pháp P. có hiệu quả cao là vì chúng tôi đã có kíp trắc thủ giỏi. Còn một điều quan trọng nữa: trận địa C. nơi chúng tôi trực suốt 12 ngày đêm một lả vị trí đặt tên lửa lý tưởng. Vị tri ấy giữ một vai trò rất lớn trong việc phát hiện mục tiêu. Điều này đang đặt ra cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tồ quốc hiện nay, những yêu cầu mới: phải tìm ra được nhiều trận địa "lý tưởng" như ở C. để tổ chức bảo vệ Hà Nội vững chắc, bất khả xâm phạm.
*
* *
Chiếc B.52-D bị tiểu đoàn 77 bắn rơi là một trong 21 chiếc B.52 xuất phát từ U-Tapao lúc hai giờ sáng ngày 19 tháng 12. Mục tiêu của đợt tấn công thâm hiềm lúc rạng sáng này, như bốn tên giặc lái trên chiểc B.52-D bị bắt ngày 19 tháng 12 thú nhận: "Là khu đài phát thanh TIẾNG NÓI VIỆT NAM" ở Mễ Trì.
Sau những loạt bom đầu tiên, đài TIẾNG NÓI VIỆT NAM, tiếng nói thân thương của Tổ Quốc đã ngừng mất 9 phút. Nhiều người Việt Nam ở khắp đất nước đã nhận ra sự kiện cực kỳ nghiêm trọng đó vì sự im lặng đột ngột trên làn sóng điện lúc rạng sáng ngày 19 tháng 12 năm 1972.
Sau 9 phút, tiếng nói từ trái tim Tổ Quốc lại vang lên. Cả nước sửng sốt, căm giận khi nghe đài phát thanh báo tin B.52 đã ném bom Hà Nội. Buổi phát thanh đặc biệt hồi 5 giờ sáng hôm ấy, đài TIẾNG NÓI VIỆT NAM đưa tin:Hà Nội bắn rơi tại chỗ hai máy bay Mỹ.
Mãi đến 9 giờ sáng, khi việc xác minh những chiếc máy bay bị bắn rơi tại chỗ trong đêm hôm qua ở Hà Nội là B.52, đài TIẾNG NÓI VIỆT NAM lại trịnh trọng công bố chiến công lịch sử đó với nhân dân cả nước và bè bạn khẳp thẽ giới.