Làm tốt thì tốt hơn là nói giỏi.

Benlamin Franklin

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 2
òletnisuc là kế toán trưởng chi nhánh Ôđetxa của công ty Glapsai(1). Với bộ mặt nhăn nheo và đôi mi mắt hùm hụp, trông bác không còn trẻ trung gì nữa. Bộ quần ảo mới bác vừa sắm tại cửa hàng may mặc chẳng lấy gì làm vừa lắm; một chiếc cà-vạt Ukren hẹp khổ, đôi giày « dôn » mới tinh, một cái cặp to tướng đã tàng tàng mà Pêchya biết là chứa đầy những « thống kê » bí hiểm và những bản báo cáo hàng năm, những cử chỉ đột ngột, ngập ngừng của bác, một chiếc áo mưa mới tinh nhưng loại xoàng làm cả nhà sực một mùi cao-su: tất cả những cái đó vẽ nên bức chân dung của Kôletnisuc, một đồng chí tỉnh nhỏ « đi công tác ». Bác ở Mạc-tư-khoa cả thảy chỉ năm ngày rồi lại trở về Ôđetxa. Nhưng cuộc ghé thăm của bác đã đem đến cho cuộc sống gia đình Batsây biết bao nhiêu lủng củng.
Do tính ngại phiền, bác nhất định không chịu nằm ngủ trên tắm đi-văng bố chú nhường cho bác. Thế là phải thu xếp cho bác một chỗ nằm ở ngay sàn cái buồng ăn chật chội. Vẫn do tinh ngại phiền, bác từ chối không mượn chăn, và chỉ đắp áo mưa. Bác lấy cái cặp làm gối. Bác tìm mọi cách tránh bữa ăn. Cả nhà cứ chờ. Còn vắng mặt bác thì gia đình còn chưa ăn. Mọi người cứ đi vơ vơ vẩn vẩn trong nhà, bụng đói meo. Còn bác thì, bất thình lình, hai giờ sau mới dẫn thân về, hai tay ngập ngừng xoa xoa vào nhau, và tuyên bố là đã ăn qua quýt cho xong ở trên cơ quan rồi, điều đó ai cũng thừa biết là bác nói dối.
Bác có tật hút thuốc lá đêm. Ấy thế là trong cái tịch mịch đêm khuya, nghe có tiếng giày vải rón rén. Trong bóng tối, có ai va vào đồ đạc, ghế đổ loảng xoảng, mặc dầu người đó đã hết sức thận trọng. Đó là bác Kôletnisuc ngại phiền, sợ làm rày gia đình Batsây vì khói thuốc lá của mình, đã mò mẫm vào nhà tắm làm một điếu. Rồi nghe thấy tiếng ho khe khẽ, cố nén của con người nghiện ngập, tiếng bàn chải đánh răng và hộp xà-phòng va rơi lạch cạch, và một mùi kỳ quặc của len chảy tỏa ra: số là ông khách hút một loại thuốc lá đặc biệt, mua tại một chi nhánh của cửa hàng ở ngoại ô Ôđetxa, thuốc ấy bác tự tay thái lấy và lấy làm hãnh diện lắm. Đôi khi Kôlelnisuc mang từ Ôđetxa đến làm quà nào cá nướng, nào phó-mát cừu đựng trong một cái bình và độ chục quả cà tím mà bác âu yếm gọi là « thỉ xa cúc » theo lối gọi của miền Nam. Bố chú sướng mê, bảo đó là món ăn ngon nhất trần đời, là thức ăn của thần tiên! Quả thực, món cả nướng thì cả nhà ai cũng thích. Không phải bàn gì nữa, loại cả này là loại hảo hạng. Thực ra, mang đi đường cả cũng hơi bị ôi và có mùi thum thủm. Nhưng khi đã bóc cái lằn da mỏng như vàng lá ra và để lộ làn thịt nướng mềm, thơm phức, thì ai cũng phải nhỏ nước miếng... Còn cài khoản phó-mát cừu và «thỉ xa cúc », trừ bố ra không kể, không ai thú vị nó cả. Món phó-mát hơi sặc mùi thịt cừu, phải đem cất xuống bếp. Còn món «thỉ xa cúc », nấu nướng như thế nào thì cũng trừ bố ra, không ai biết. Mẹ và bà người làm cứ mân mê cái loại rau bí hiểm kia với một nụ cười dè bĩu. Loại rau ấy, màu xanh tím, nói đúng hơn màu hoa cà sẫm, gần như đen sì, lạnh cứng như da thuộc.
— Lạy Chúa! Của gì mà quái gở thế này, — bà người làm nhăn mặt nói — Của này mà lại ăn được ư? Khéo không lại ngộ độc.
Bố chú thì cứ khăng khăng, bắt phải đem chỗ « thỉ xa cúc » kia ra làm ngay món cà nghiền. Không phải cái thử lèo nhèo vàng vàng, nhạt thếch bán ở các cửa hàng đồ hộp, mà là món cà nghiền chính cống, nghiền lấy ở nhà, thứ cà nghiền của Ôđetxa, xanh xanh, có gia thêm nhiều hành, dấm và tỏi, kinh khủng, ăn vào đến rộp cả môi. Để làm món cà nghiền ấy, nhất định không được luộc cà, không được bỏ vào nồi nấu, cũng không được rán bằng chảo, mà phải xếp cà lên than củi nướng. Nướng xong vỏ ngoài sẽ chảy thành than. Lúc ấy, người ta bóc vỏ, lấy cái ruột xanh màu lá cây, chín dở dang, nóng bỏng, với những hột trắng nho nhỏ ra băm vụn. Có điều là chớ có băm bằng dao hay nghiền bằng máy xay mà chết! Gặp sắt, ruột cà sẽ mất cái màu xanh tự nhiên, và món cà nghiền kia chỉ còn đáng đổ đi. Chỉ có độc một cách, băm cà bằng dao gỗ. Băm như thế xong là được món cà nghiền chính cống Ôđetxa. Còn gì dễ cho bằng! Nhưng mẹ và Tania cứ ương một cách vô lý: hai người nhún vai và đưa mắt giễu cợt nhìn nhau. « Được, — bố chú nói với một vẻ kiên quyết, — nếu thế thì Jorka và tôi, chúng tôi sẽ tự tay làm lấy món cà nghiền ».
Ai nấy đều kinh ngạc khi thấy bố và cái bác Kôletnisuc hay ngại phiền kia cởi phăng áo ngoài ra và bắt tay vào việc. Cái bếp Mạc-tư-khoa nhỏ bé với cái lò hơi đốt của nó rõ ràng không thích hợp với việc làm món cà nghiền. Những quả « thỉ xa cúc » không chịu cháy đen lại. Thế là bố thử liều một chuyến. Ông dứt khoát nhấc mấy cái soong trong đó món thức ăn tầm thường của Mạc-tư-khoa đang sôi lục sục sang một bên, và đặt cà trực tiếp lên bếp hơi. Cà không chịu cháy thành than, chỉ phủ kín một lớp muội dày. Rốt cuộc chúng vỡ bục và chảy nước ra. Rõ ràng là sẽ không làm gì có món cà nghiền.
Các bà nhịn cười không được, nhưng hai ông vẫn không chịu thua. Các ông đòi một con dao gỗ. Tất nhiên là chẳng có rồi. Họ bảo cho xin một cái thước kẻ. Thước kẻ không có, Pêchya thấy thế, đi lấy một cái ê-ke ngập ngừng đưa ra: hai ông bắt đầu đánh vật với «thỉ xa cúc » chín dở, bằng cái ê-ke nhọ nhem những vết mực láng biếc. Mấy quả cà cứng cưỡng lại, không chịu vụn ra. Bố và bác Kôletnisuc đứng phân vân một lát. Rồi bố đành phải thỏa hiệp trên một mức độ nhất định: ông đòi « xoay » cho ông một cái máy xay thịt. Mặc đầu máy xay thịt bằng sắt và nhất định sẽ gây phản ứng hóa học tai hại, bố vẫn cử đòi. Vừa ngoảnh mặt đi, bố vừa nói là có một số các bà nội trợ Ôđetxa, trong những trường hợp đặc biệt, vẫn dùng máy nghiền thịt để nghiền «thỉ xa cúc ». Pêchya trông thấy một đống nâu nâu ký quặc tuôn qua những lỗ thõng máy xay, thành từng dây dài như sợi bún và rơi xuống đĩa. Bố và bác Kôletnisuc cầm thìa nếm. Rành rành là hai ông phải cố để khỏi nhăn nhó: trên nét mặt hoang mang của mình, hai ông còn cố tỏ ra mê ly nữa.
— Gớm này thôi đi! - Sao lại có thể liều lĩnh mà đi nuốt cái của nợ ấy vào bụng thế được! — mẹ chú nói.
Pêchva buồn cười lắm, nhưng đồng thời chú cũng khó chịu thấy bố và bác Kôletnisuc làm ra vẻ ngon lành ăn cái đống đen đen sượng sượng kia (cái phản ứng hóa học tai hại kia đã xảy ra rồi!) mà chỉ nhìn thôi chú cũng đã thấy lợm giọng.
Vả lại, bố và bác Kôletnisuc cũng không ngoan cố lâu, hai ông không phải thiếu đầu óc hóm hỉnh.
— Thành công thế này mới là thành công chứ! — bố mặc lại áo ngoài vào, nói.
Rồi hai người bắt đầu cười. Bố có cái cười từng tràng giòn tan. Bác Kôletnisuc thì cười hì hì bẽn lẽn, vừa cười vừa ho. Nhưng Pêchya thấy thương hại hai ông. Chú cảm thấy đây không phải một thất bại bình thường về tài nấu nướng, mà về một phương diện nào đó, là sự sụp đổ của một thế giới quan. Chỉ có điều, chú không thể diễn đạt được nó ra bằng lời lẽ, bởi vì chú chưa biết thế giới quan là thế nào. Cả nhà thở phào nhẹ nhõm khi thấy món cà nghiền trứ danh bị đem đổ vào thùng rác. Chỗ «thỉ xa cúc » còn lại cứ lay lứt mãi trên bàn làm việc của bố, phản chiếu rất rõ cái hình cửa sổ buồng làm việc. Rồi lũ em gái chú lấy để lên xe búp-bê kéo chơi. Thế là chấm hết những thí nghiệm về nấu nướng của bố và bác Kôletnisuc.
Nhưng tai hại nhất không phải là cái ấy. Chuyện này, mẹ chú sẵn lòng bỏ qua, không trách. Nó không đe dọa gì cảnh yên vui của gia đình cả. Cái tai hại nhất thường thường bắt đầu xảy ra buổi chiều, vào giờ uống trà, khi bố và bác Kôletnisuc ngồi gợi lại những kỷ niệm. Pêchya buồn ngủ rũ: mẹ bắt chú đi nằm nhưng chú nhất định không chịu rời khỏi buồng ăn. Chú cứ ngồi ỳ ra đấy mà ngủ, má áp xuống miếng vải sơn dinh dính, tiếng thốt, tiếng cười ồn ào của bố và bác Kôletnisuc như ru chú. Hai người ngắt lời nhau luôn và hút liên hồi kỳ trận: buông đặc những khói thuốc lá; mẹ chú ngán ngẩm luôn tay mở cửa thông hơi, tìm cách cho có gió lùa. Bà giục bác Kôletnisuc và bố chú đi ngủ. Nhưng hai ông không rứt ra nổi khỏi những kỷ niệm xưa và cứ nói, nói mãi...
Trong giấc ngủ, Pêchya loáng thoáng nghe thấy tiếng hai ông.
— Anh là một kẻ hoài nghi chủ nghĩa — bác Kôletnisuc nói.
— Tôi mà hoài nghi chủ nghĩa ư? — bố chủ kêu lên — Ừ thì tôi thích thế đấy!
— Phải, đúng thế, hoài nghi. Tôi nhắc lại là một lão hoài nghi chủ nghĩa đã chán chường.
— Còn anh thì lúc nào cũng nhiệt tình.
— Tôi rất hãnh diện về điều đó. Tôi muốn biết anh nghĩ gì khi được nhìn những công trình xây dựng hải cảng của chúng tôi.
— Nó làm sao?
— Phải trông tận mắt mới thấy được!
— Thế cơ?
— Nhất định rồi. Đẹp không tả được! Nhưng những công trình hải cảng có nghĩa lý gì so với nhà máy Xtalin? Một trong những công trình sản xuất máy bơm và máy nén tiên tiến nhất Liên-bang xô-viết! Ghê lắm. Tóm lại là một thành phố tuyệt diệu! Trung tâm công nghiệp lớn nhất, hòn ngọc của Hắc-hải! Anh tưởng đùa đấy hẳn?
— Xin chịu anh rồi! — bố vui vẻ kêu lên.
— Đã hết đâu. Còn cái sàn vận động mới nữa. Anh có mường tượng được cải sân vận động ấy nó thế nào không? Không, anh không thể tưởng tượng được đâu.
— Thôi anh đừng có tuyên truyền tôi!
— Tuyên truyền anh hẳn đi chứ! Một sân vận động hai vạn người ngồi ở ngay bờ bể! Đây là bể, đây là sân vận động. Anh hình dung thấy chưa, hả?
— Xin chịu anh, chịu anh rồi! — bố cười, kêu lên.
— Chưa hết! — bác Kôletnisuc ngắt lời.
Và vừa ngủ, Pêchya vừa nghe thấy: « Nhà máy sửa chữa tàu bể »,« Nhà máy gai»,« Nhà máy công cụ »,« Viện sư phạm», «Viện nghiên cứu đồ hộp», «Filatôp», «Lixenkô »...
Câu chuyện thông thường kết thúc bằng việc bố chú vừa cười vang vừa nhảy chồm lên một cái và, bất ngờ vỗ vào vai chú bé đang ngủ, kêu lên:
— Được rồi! Thế nào, Pêchya, con có muốn đi du lịch không?
Pêchya khó nhọc mở mắt ra và thì thầm bằng cải giọng ngái ngủ, lè nhè và mơ màng:
— Có, con thích lắm!
Một lúc sau, chủ tỉnh lại, thoáng nhìn thấy cải không khí gian phòng xanh lè khói thuốc, thấy bộ mặt lo âu của mẹ, rồi lại nhẹ nhàng thiếp đi.
Trong hai ba ngày tiếp theo hôm bác Kôletnisuc ra đi, bố ở trong một trạng thái phấn khởi hơn hớn. Pêchya và ông sửa soạn đi du lịch. Rồi sau đó, tất cá tự nó hình như lại rơi vào quên lãng.
Nhưng một lần, vào mùa xuân, việc mà mẹ chú rất sợ đã xảy ra. Bác Kôletnisuc đến và, sau khi bác đi, bố chú quyết định dứt khoát hai bố con sẽ lên đường. Ông ra cửa hàng bán dụng cụ thể thao «Đynamô» mua ba-lô và một cái phích nước.
Mọi việc rất ăn khớp với nhau: vừa vặn lúc đó, bố chú có việc phải dàn xếp ở Ôđetxa. Một việc không đâu, nhưng cứ kéo lằng nhằng, và dầu sao cũng phải xuống đấy giải quyết. Thế là vừa được việc vừa được đi chơi. Trong lòng Pêchva lâng lâng phấn khởi. Bà mẹ bực bõ cảm thấy thằng con nhỏ của bà không thuộc về bà nữa. Từ nay, mười phần nó thuộc về bố nó cả mười.
(1)Glapsai:mậu dịch quốc doanh chè.
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa