Số lần đọc/download: 2575 / 60
Cập nhật: 2016-02-08 22:13:13 +0700
T
iểu thuyết cổ của Hàn Quốc chia làm hai nhóm lớn: Tiểu thuyết Hán văn và tiểu thuyết Quốc văn. Tiểu thuyết Hán văn chia làm hai loại theo nội dung bối cảnh xã hội Trung Quốc và Hàn Quốc. Riêng bộ phận tiểu thuyết Quốc văn được chia làm 3 loại: tiểu thuyết dịch phẩm, tiểu thuyết khẩu ngữ, tiểu thuyết diễn xướng (Phanxori). Tiểu thuyết được viết bởi các quý tộc (Kim Si Xeup, Hu Giun, Kim Man Jung, Lim Je, Cho Sang Ki...). Đến thế kỷ thứ XVIII, vào cuối triều đại của Triều Tiên, trong dân gian đã xuất hiện một nhóm tác giả, nhưng ta chỉ biết được vài tác giả. Trong đó có khoảng 400 tác phẩm tiểu thuyết cổ còn lưu giữ đến ngày nay. Những tác phẩm này lúc đầu được truyền khẩu như văn học dân gian. Sau đó do một số người yêu thích truyện ghi chép lại nên mới thành sách.
Đến đời Vua Lý Anh Triều, xuất hiện những cuốn sách in bằng mộc bản và sau thời "phong trào cận đạihoá" nhờ có bản kẽm, sách đã được phổ biến rộng rãi trongdân gian. Những đề tài của tiểu thuyết cổ truyện bao gồm khái niệm "Truyện" bởi vì nội dung của nó viết về cuộc đời của một nhân vật. Tác phẩm ghi tên nhân vật chính cùng với từ ngữ "Truyện": Xuân Hương Truyện, Thâm Thanh Truyện, Hồng Cát Đồng Truyện... v.v. Do đó, kết cấu tác phẩm dựa theo diễn biến của số phận nhân vật chính từ khi sinh ra đến lúc mất. Theo Cho Youn Je, tiểu thuyết cổ truyện có năm đặc điểm là cuộc sống, nhân quả, khuyến thiện trừng ác, kết thúc có hậu, số mệnh. Tiểu thuyết cổ sử dụng văn xuôi có nhịp điệu. Trong nội dung của tác phẩm nổi bật tính chất "ngẫu nhiên" vì thường có những sự kiện mang tính chất bất ngờ với kết quả cuối cùng là số phận tốt đẹp. Tầng lớp bình dân và phụ nữ thích đọc vì "truyện" đưa đến cho độc giả những ước mơ và hy vọng, vì truyện thể hiện chủ nghĩa lãng mạn và màu sắc lí tưởng. "Xuân Hương truyện" là tiểu thuyết diễn xướng của thế kỷ XVIII có nguồn gốc từ "Xuân Hương ca". Chúng ta không biết được tác giả Xuân Hương Truyện nhưng ước đoán tác phẩm xuất hiện trong quá trình nghệ nhân dân gian diễn xướng tích cổ. Có thể coi "Xuân Hương Truyện" là một tác phẩm mẫu mực xuất sắc trong văn học dân tộc của Hàn Quốc vì hiện có nhiều văn bản khác nhau đang lưu giữ: 30 loại bản chép tay, 7 loại bản bằng mộc bản, gần 60 loại bản in kẽm. Xuân Hương Truyện còn được trình diễn thành kịch nói, điện ảnh ở khắp nơi, đồng thời cũng được dịch qua nhiều thứ tiếng phổ biến ở hải ngoại.
Xuân Hương Truyện có nội dung hấp dẫn độc giả. Bởi vì tác phẩm kết hợp những truyện kể lưu truyền đương thời: Truyện kể liệt nữ (chung thủy), truyện kể mật sứ, truyện kể thân oan, truyện kể tình yêu. Sự phát triển sự kiện tình tiết của truyện hết sức hấp dẫn. Chủ đề của tác phẩm là lòng chung thuỷ của Xuân Hương. Có nội dung biểu hiện tình yêu cao quý vượt qua thử thách khốc liệt. Xuân Hương truyện không thuộc loại tiểu thuyết luận đề miêu tả sự chống đối và thắng lợi của nhân vật thuộc tầng lớp "tiện dân" đối với chế độ phong kiến, không viết về ý thức tự giác đấu tranh giai cấp của nhân dân. Cho nên chúng ta cần quan niệm đây là một tác phẩm viết về tình yêu nam nữ vượt lên trên sự khác biệt đẳng cấp chứ không đề cập đến quan hệ đối lập giai cấp giữa Xuân Hương và chàng trai Lý.
Kết cấu cốt truyện của tác phẩm gồm năm đoạn:
1. Phát đoạn: Sự gặp gỡ giữa Xuân Hương và chàng trai Lý Mộng Long với lời ước hẹn bách niên giai lão.
2. Triển khai: Sự tạm biệt của đôi lứa. Xuân Hương gặp viên huyện quan Biện Học Đồ kiêu căng, tàn ác, thô bạo. Nàng bị giam giữ vì đã từ chối lời ép buộc làm nàng hầu của hắn. Chàng trai Lý đậu khoa cử, trở thành mật sứ của Vua.
3. Nguy biến: Xuân Hương bị đánh đập gần chết trong tù.
4. Đỉnh điểm: Chàng trai Lý, là mật sứ của Vua, xuất hiện giữa bữa tiệc sinh nhật của viên quan Biện, cứu nàng và cách chức của Biện.
5. Kết mạt: Cô Xuân Hương trở về Seoul và trở thành "Trinh liệt phụ nhân" vợ của Lý.
Như vậy, Xuân Hương truyện là truyện kể về một người con gái thuộc tầng lớp tiện dân được nâng lên địa vị quý tộc thông qua sự giao duyên với một chàng trai quý tộc chứ không thuộc khuynh hướng văn học nhân đạo chủ nghĩa có nội dung đấu tranh chống đối và chiến thắng giai cấp quý tộc.
Hơn nữa, Xuân Hương Truyện có thể là sản phẩm của chủ nghĩa lãng mạn hay khuynh hướng lý tưởng hoá đưa đến cho độc giả niềm mơ ước trở thành người quý tộc qua người phụ nữ bình dân giữ gìn mối tình chung thủy như nàng Xuân Hương.
Tính cách của Phòng Tử (người hầu của Lý) và Nguyệt Mai (mẹ của Xuân Hương) không vượt qua quy phạm đạo đức Nho giáo của xã hội đương thời. Còn chàng trai Lý và huyện quan Biện lại có tính cách đối lập đã nổi bật trong xã hội quý tộc lúc bấy giờ. Chàng trai Lý được miêu tả có nhân phẩm thiện lương chân chính. Chàng là một nho sinh giữ lời ước hẹn với Xuân Hương, và đã nâng cao thân phận của nàng. Chàng đã là một con người "Sở chí nhất quán", sau khi đã đặt tình yêu vào Xuân Hương là con gái của bà Nguyệt Mai, một kĩ nữ tại huyện Namwon, nơi cha của chàng trai Lý đang là một ông quan cai trị tốt.
Còn nhân vật Biện được miêu tả là một quan lại tham ô và nổi bật ở tính cách độc ác, dựa vào quyền lực, mưu toan đè bẹp ý chí của người phụ nữ thủy chung.
Vấn đề nói trên cho phép chúng ta nhận thức về hiện tượng sáng tạo những tính cách nhân vật đối cực. Đặc điểm này có tác dụng hấp dẫn mạnh mẽ đối với độc giả.
Tháng 9 năm 1984
Lee Sang Bo
Giáo sư Khoa ngữ văn
Trường đại học Kukmin
Truyện Xuân Hương, Kiệt Tác Văn Học KOREA
GS. Đặng Thanh Lê/ ĐHSP Hà Nội
Dường như xứ sở " Buổi sáng êm đềm"- đất nước Triều Tiên trước đây- đã có một truyền thống cảm hứng từ xa xưa và rất sâu sắc về tình yêu đôi lứa. Từ thế kỷ thứ VI thuộc thời đại Ba Vương Quốc Cao Cú Lệ, Tân La, Bách Tế, bên cạnh những ca khúc mang tính chất tín ngưỡng, người ta đã nhắc đến một bài ca bốn câu về truyền thuyết tình yêu giữa hoàng tử vương quốc Bạch Tế với công chúa vương quốc Tân La: công chúa Thiện Hoa có một người yêu mà nàng che giấu
Tên chàng là Cúc Vu
Đêm đêm nàng bí mật đến gặp gỡ chàng
Đến thời đại Cao Li(thế kỷ X đến XIV), xuất hiện những bài thơ 3 hoặc 4 câu, của tác giả trong đó có cả các tác giả là phụ nữ -viết về đề tài tình yêu và những bài này đã được xếp vào các loại "ca khúc phi tôn giáo"
Đến thời đại Triều Tiên (thế kỷ XIV đầu thế kỉ XX), các bài thơ, các ca khúc, các Phánori viết về chủ đề tình yêu càng phát triển mạnh mẽ. và Xuân Hương truyện chính là tác phẩm kết tinh rực rỡ truyền thống nhân văn đẹp đẽ nói trên của đất nước Hàn Quốc.
I. Bối Cảnh Thời Đại của Xuân Hương Truyện
Đến thế kỷ XVIII- thế kỷ XX của "thời đại Triều Tiên", xã hội phong kiến" đã thể hiện sự lung lay của những nền tảng xã hội nhân dân của "xứ sở êm đềm" sống trong một bối cảnh sử thi với "sự bùng nổ của những tư tưởng khai minh củacác nhà khai hoá (Xickakit)."
Đất nước bị tàn phá sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh chống ngoại sâm khốc liệt với Nhật Bản và Mãn Thanh Trung Quốc, triều chính hỗn loạn do sự phân hoá và đấu tranh giữa hai phe phái quý tộc, những chính sách bảo thủ về ngoại giao, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dục... đã đầy đoạ người dân Triều Tiên trong vòng cùng cực. "Cuối cùng nông dân không chịu nổi và đã đứng lên ở khắpmọi nơi. khởi nghĩa tiêu biểu đương thời là cuộc nổi dậy của HONG KYUNG RAE năm 1811. Sau đó các cuộc nông dân khởi nghĩa lớn nhỏ bùng nổ ở khoảng 70 vùng. Thậm chí ngư dân ở đảo Jeju cũng nổi dậy."
Trên cơ sở ấy đã xuất hiện khuynh hướng khai minh trên lĩnh vực tư tưởng chính trị. Và từ đó khuynh hướng nhân văn dân chủ trong cảm hứng văn học. Thể chế chính trị xã hội và quyền lực phong kiến chưa bị xoá bỏ những mâu thuẫn xã hội, đấu tranh giai cấp quyết liệt của thời đại phong kiến suy tàn đã tạo ra sự phân hoá tư tưởng trong hàng ngũ giai cấp thống trị đương thời. Và những phần tử quý tộc, trí thức có lương tri sẽ hoà nhập vào với tâm tư của quần chúng bị áp bức. Đó có thể là các anh quân như Lý Anh Tổ (1724- 1776), Lý Chính Tổ (1776-1800) nhưng chủ yếu đó sẽ là những nhà văn hoá và những nghệ sĩ ưu tú, tiến bộ trong đó có tác giả Xuân Hương truyện.
Tóm lại, đất nước Triều Tiên trong thời đại Xuân Hươngtruyện đã có bước đồng hành lịch sử với nhiều dân tộc khác. đây là một thời đại có tính chất sử thi và với một bối cảnh như vậy, sự xuất hiện của các kiệt tác văn học cũng là một quy luật phổ quát toàn nhân loại.
II. Quá Trình Hình Thành Tác Phẩm
Từ cội nguồn văn học dân gian có tính chất nguyên hợp về phương thức biểu đạt "Văn Vũ Nhạc Bất Phân", Xuân Hương ca tái sinh qua văn bản văn học viết Xuân Hương truyện.
Theo Valenti Lí câu chuyện tình yêu của Xuân Hương gắn bó với địa danh Namwon, một huyện thuộc tỉnh Jeolla, nơi hiện nay có mộ Xuân Hương và là nơi hàng năm vào mùa xuân có lễ hội ca múa "ngày hội XuânHương" và cả câu chuyện tình yêu của công chúa Thiện Hoa nóitrên cũng gắn bó với địa danh Keumma cũng thuộc tỉnh Jeolla. ở đây hàng năm cũng có lễ hội ca múa "công chúathiện hoa" với nghi lễ tương tự lễ hội Xuân Hương: các côgái mặc trang phục dân tộc, biểu diễn các tiết mục đặc sắc nhất của nghệ thuật cổ điển Triều Tiên, lựa chọn thiếu nữ đẹp nhất lễ hội...
Câu chuyện Xuân Hương được nghệ nhân dân gian kể lại dưới hình thức văn xuôi có nhịp điệu gọi là Xuân Hương ca. Các ca khúc dân gian Triều Tiên này gắn bó với loại hình nghệ thuật Phansori một hình thức diễn xướng sân khấu với chỉ một nghệ nhân vừa xướng vừa nói, vừa làm động tác theo nhịp điệu đánh trống ở sân (và cũng chỉ có mộttrống). Như vậy, Xuân Hương ca mang đầy đủ đặc điểm vănhoá dân gian bởi tính chất nguyên hợp "Văn vũ nhạcbất phân" trong phương thức biểu đạt.
Dựa trên cội nguồn văn hoá dân gian, nhiều tác giả thuộc tầng lớp trí thức Triều Tiên trong đó có thể có "một nhà nho ở tỉnh Chungcheong, đã sáng tạo nên truyện thơ Xuân Hươngbằng chữ Hán mà văn bản cổ nhất hiện nay là văn bản 1754. Sau đó nhiều tác giả khác sáng tác Xuân Hươngtruyện, viết bằng văn xuôi quốc văn có nhịp điệu. Tác giả Xuân Hương truyện đã dựa trên thành phần ngôn từ "thành phần cơ sở của tác phẩm Văn học dân gian"để tái tạo"truyền thuyết" về tình yêu Xuân Hương. học giả Hàn Quốc đã đánh giá "thể loại tiểu thuyết của Xuân Hương truyện làyếu tố văn học trong Phansori, là nghệ thuật tổng hợp chuyển sang hình thức tiểu thuyết. Có nghĩa Xuân Hương truyện là tác phẩm thuộc hệ Phansori đã được tiểu thuyết hoá thông qua việc ghi chép những lời nói (trên sân khấu)."
Tiểu thuyết Xuân Hương truyện ra đời từ Phansori Xuân Hương ca. Mặt khác, khi dựa vào "trò" để sáng tạo lại tích (có tích mới dịch nên trò) các nghệ sĩ trí thức đã "Cố định hoávăn bản truyền miệng", đã đưa Xuân Hương ca từ kho tàngvăn hoá dân gian đi vào Lịch Sử văn học Hàn Quốc qua văn bản viết Xuân Hương truyện.
Trên tổng số gần một trăm văn bản Xuân Hương truyện, văn bản do Lee Sang Bo, giáo sư khoa ngữ văn trường đại học Kukmin chú giải, in lần đầu tiên năm 1984 và đã tái bản lần thứ 9, là văn bản được phổ biến rộng rãi nhất hiện nay.
III. Nội dung Xuân Hương truyện
Xuân Hương truyện, ca khúc của tình yêu đôi lứa trong hành khúc chiến đấu chống đối bất bình đẳng và áp bức phong kiến.
Các nhà nghiên cứu Xuân Hương truyện, hiện nay của Hàn Quốc đều khẳng định tính chất nhiều chủ đề của Xuân Hương truyện. Với một số lượng trang có quy mô tự sự trung bình, nội dung Xuân Hương truyện lại có ý nghĩa khái quát xã hội rộng lớn. Lee sang Bo đã khẳng định nội dung khái quát cuộc sống qua ý kiến đánh giá về "đặc điểm cốt truyện" của tác phẩm như sau: "Xuân Hương truyện có nội dunghấp dẫn độc giả. Bởi vì tác phẩm kết hợp những truyện kể lưu truyền đương thời: truyện kể mật sứ, truyện kể thân oan, truyện kể tình yêu."
Đặc điểm nội dung nói trên chủ yếu được thể hiện qua số phận và tính cách của nhân vật chính trong mối quan hệ phong phú, đa dạng với nhiều nhân vật khác.
Xuân Hương là một thiếu nữ được thiên nhiên phú bẩm nhan sắc, tài hoa và đạo đức tuyệt vời. Đó cũng là một giai nhân đã xuất hiện trong vô vàn tác phẩm cổ điển đông tây xưa kia. Điều đặc biệt ở đây là quan niệm phi phong kiến về con trai, con gái. Vợ chồng Nguyệt Mai từ lâu ao ước có đứa con trai để sau này có người "cúng tế và chôn cất". Trong khi mang thai Nguyệt Mai "hi vọng nhờ may mắn sẽ sinhra con trai" nhưng rút cục lại sinh ra Xuân Hương. Mặc dầuvậy, nàng vẫn yêu quý con cái đến mức "không thể nói hết"và "chăm sóc cẩn thận như giữ gìn ngọc quý trong tay".
Một biến cố làm thay đổi cuộc đời Xuân Hương năm nàng đến tuổi cài trâm. Trong lễ hội Đoan Ngọ của mùa xuân, nàng đã gặp Lý công tử, con quan tri huyện Namwon. Mặc dầu họ đều ý thức được sự ngăn cách một kỹ nữ với chàng công tử quý tộc "sống theo cha làm quan ở địaphương mà lấy kỹ nữ làm vợ thì không tốt cho tương lai, sau này không được làm quan trong triều đình", nhưng giống nhưThuý Kiều và Kim Trọng trong truyện Kiều của Nguyễn Du, bất chấp số mệnh "biết có vuông tròn cho chăng", Lý công tử và Xuân Hương vẫn đi theo tình yêu say đắm, mãnh liệt, vẫn tự do hứa hẹn gắn bó. Tác giả còn để cho họ chân thành, táo bạo đi theo đòi hỏi của hạnh phúc tình dục qua một phong cách tự sự mà có nhà nghiên cứu đã đánh giá là "cái đẹp có đầy đủ tính dân tộc chất phác", "tính hài hướcthô tục."Các tác giả thuộc tầng lớp trí thức sống trongthời đại suy tàn của chế độ phong kiến đã tiếp nhận mạnh dạn và đầy đủ phong cách dân gian. Li Long Tsi đã lý giải khi nói đến phong cách ngôn ngữ hiện thực của một Phansori khác, đồng thời với Xuân Hương truyện như sau: "Phảichăng tác giả vô danh này là một Rabelais Triều Tiên hay lời văn xuôi thô bạo ở đây là sản phẩm của các diễn viên thường đi rong trình diễn tiểu thuyết này thành kịch trước công chúng ở ngã tư."
Một tình yêu say đắm, táo bạo nhưng vẫn kết hợp với lý tưởng đạo dức lành mạnh, đẹp đẽ của nhân dân: tình yêu của Xuân Hương mang màu sắc vị tha đầy nữ tính và thể hiện một bản lĩnh thủy chung bất chấp cường quyền và bạo lực. Còn chàng trai họ Lý, chàng đã thực hiện đúng lời nguyền "Dù ở Seoul có nhiều cô gái đẹp nhưng tình cảm sâu sắccủa ta chỉ dành cho nàng thôi", để rồi trở lại Namwon,giải thoát cho người yêu và đưa nàng về kinh, chung hưởng vinh hoa phú quý, chung hưởng hạnh phúc lứa đôi.
Cảm hứng nhân văn trong tác phẩm còn biểu hiện qua hình tượng những người nông phu, các em bé nông thôn, những kỹ nữ, "nam, phụ, lão, ấu" trong truyện và cả những khách làng chơi, nha lại binh lính... đã lên tiếng phê phán tri huyện mới đến là người dâm ô, tàn bạo.
Những khát vọng hạnh phúc chân chính mâu thuẫn với những thế lực bạo tàn. mâu thuẫn của xã hội phong kiến đã bộc lộ rõ ràng, sâu sắc qua ngòi bút tự sự chân thực và sinh động"Khắc hoạ những nhân vật mang trong mình lý tưởng của nhân dân". Màu sắc khai minh thể hiện ở sự cộng hưởng tư tưởng tình cảm của tầng lớp trí thức quý tộc với lý tưởng quần chúng. Qua ngòi bút tác giả, nhà vua Túc Tông rút cục lại đi ngược với luật lệ triều đình, tứ phong "Trinh liệt phu nhân" cho con gái một kĩ nữ. Lý công tử có người vợ xuất thân "tiện dân" nhưng vẫn được thăng quan tiến chức như thường. Lý công tử và cả tên hầu Phòng Tử của chàng cũng không đánh giá Xuân Hương trên nguồn gốc xuất thân của nàng mà ở tài sắc đức hạnh của Xuân Hương: "một người như thế làmẫu mực của nữ giới".
Motiv tình yêu và hôn nhân "không môn đăng hộ đối" là motiv quen thuộc. Sự đa dạng sinh động là ở đặc điểm của các nhân vật cụ thể: đó có thể là công chúa lấy anh hàng chài, tiểu thư yêu chàng hàn sĩ, mà cũng có thể là công tử con quan yêu con nhà kỹ nữ. Mẫu nhân vật xuất thân con nhà kỹ nữ như Xuân Hương đem lại cho tác phẩm những nét độc đáo Triều Tiên trong sự phát triển tâm lí con người cũng như trong số phận tình yêu.
Kết hợp nội dung chuyện kể diễm tình với các truyện kể có những chủ đề khác nhau như chủ đề thân oan, chủ đề mật sứ, chủ đề liệt nữ và cũng có thể kể thêm chủ đề anh hùng cứu nạn (với truyện Kiều đó sẽ là nhân vật Từ Hải) bởi Lý công tử chính là người quân tử lý tưởng xuất hiện trong bối cảnh khai minh, Xuân Hương truyện là tác phẩm có giá trị nhân văn chủ yếu chống lại những thế lực đen tối trong giai đoạn suy vi của chế độ phong kiến.
IV. Bút Pháp Nghệ thuật Của Xuân Hương truyện
Hình thức của Xuân Hương truyện thể hiện rõ nét quá trình tiếp thu và sáng tạo kiệt tác. Đặc điểm kết hợp giữa cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo giữa ngọn nguồn văn học dân gian và phong cách điển nhã của văn chương bác học đã đem đến cho bối cảnh không gian và bút pháp ngôn ngữ Xuân Hương truyện một màu sắc Triều Tiên hết sức chân thực và sinh động.
1. Tính chất tự sự của "tích truyện dân gian" kết hợp với yêu cầu diễn xướng của sân khấu đã đưa đến đặc điểm thiên nhiên về miêu tả sự kiện, tình tiết và ngôn ngữ, hành động của nhân vật, trong đó 50% là lời nói của Lý công tử và Xuân Hương là một dẫn chứng. tác giả cũng dẫn dắt chúng ta đi qua nhiều địa danh Hàn Quốc từ tỉnh Jeolla đến kinh đô Seoul.
Xuân Hương ca là kết quả của sự sáng tạo tập thể truyền miệng, và trên lĩnh vực sân khấu,"ý thức cạnh tranh vềmặt nghề nghiệp và ý thức danh dự về mặt nghệ thuật của các nghệ sĩ dân gian góp phần nâng cao cá tính của từng trường phải trong yếu tố văn học của tác phẩm. Do những lý do trên, tính linh hoạt của Phan-xô-ri không phải chỉ có ở Phansori Xuân Hương ca mà lại có cả ở Xuân Hương truyện. tính linh hoạt đó thúc đẩy phát triển sự biến hoá nội dung tác phẩm nên Xuân Hương truyện trở thành một tiểu thuyết cổ điển có nhiều dị bản nhất trong tiểu thuyết thuộc thế hệ thống Phansori" Như vậy tác giả Xuân Hương truyện đãcó kế thừa tính đa phong cách trong Phansori Xuân Hương ca, ngược trở lại, họ đã đóng góp vào việc cách tân sân khấu diễn xướng truyền thống.
Thành tựu xây dựng nhân vật đã đưa Xuân Hương truyện thoát li tính chất diễn xướng của nghệ nhân. Tác phẩm đưa các nhân vật lên vị trí những sinh mệnh nghệ thuật độc lập, không chịu sự điều hành của người kể truyền miệng. Với quy mô số lượng nhân vật, số lượng câu đối thoại và hành động ngôn ngữ có tính chất trực diện của nhân vật, Xuân Hương truyện đã góp phần quan trọng trong sự biến đổi sân khấu diễn xướng Triều Tiên xưa kia: Phansori Xuân Hương truyện không chỉ có nhân vật diễn xướng duy nhất nhân vật diễn xướng, nhiều nhân vật đã xuất hiện trên sân khấu. Xuân Hương truyện, trong quá trình thoát li dần với "truyện kể trung đại" cũng góp phần vào quá trình" cận đại hoá" sân khấu truyền thống.
2. Bên cạnh thành tựu trong nghệ thuật tự sự nói trên, phong cách trữ tình của cá nhân nghệ sĩ đã tạo nên trong các tác phẩm những bức tranh thiên nhiên hết sức đẹp đẽ như khung cảnh mùa xuân nên thơ, nơi kì ngộ giữa chàng trai tài mạo tuyệt vời với trang phục "quần may bằng lụa vùngsâng chân, khuy áo bằng ngọc," "Chàng khoác bên ngoài chiếc áo dài đến đầu gối có đai đen," trong tư thế "ung dung trên mình ngựa", Lý công tử đi đến gặp người đẹp nổitiếng chưa từng diện kiến. Còn Xuân Hương "nàng mặcchiếc váy lụa mềm mại" "đôi bàn chân đi tất trắng" khi"chiếc đu bay bay làm lộ ra chiếc váy lót màu đỏ gữa màu khônggian xanh biếc" và "trong khi chiếc đu lướt đi lướt lại, Xuân Hương vừa ngắt lá cây đưa lên miệng, ngắt hoa giắt lên đầu..." đây là một "khung cảnh đất trời tươi sáng, vạn vật tưng bừng," báo hiệu viễn cảnh tươi đẹp của mối tình giữa đôilứa thiếu niên.
Cảm hứng trước muôn vẻ thiên nhiên, tác giả Xuân Hương truyện đã đưa vào tác phẩm những hình tượng có giá trị độc đáo bởi những bức tranh này gắn bó với thời niên thiếu của chàng trai họ Lý "cây liễu xanh trước nhà là nơitrước kia ta buộc ngựa vui chơi...," "Nước Thanh Quếtrong sạch là nơi rửa chân," "con đường rộng rãi, tươiđẹp là con đường ngày xưa ta đi dạo..." Đó cũng là tâm trạnglưu luyến cảnh vật Namwon của Xuân Hương khi nàng từ biệt quê hương theo người yêu lên kinh đô.
3. Bút pháp kể chuyện và miêu tả con người ở đây cũng là sự kết hợp giữa phong cách điển nhã bác học và chất hài ước thô tục lạc quan, bình dị của văn học dân gian. tuy nhiên có thể thấy "phong vị dân dã" là yếu tố đậm nét. Trong tác phẩm có những bài thơ chữ Hán xen kẽ nhưng chủ yếu vẫn là những bài ca tình yêu bằng tiếng Hàn Quốc. Cách ví von so sánh "diện mạo chàng tựa Đỗ Mục đờiđường", "văn chương chàng sánh ngang Lý Bạch","chữ viết chàng chẳng kém Vương Hy Chi" cũng có khá nhiều trong tác phẩm, nhưng chủ yếu những bức tranh tả chân về các địa danh, về sinh hoạt chính sự, văn hoá, ăn uống vui chơi ở Hàn Quốc xưa kia và cả những quan hệ ái ân của nam nữ thời đại.
4. Một đặc điểm nữa tạo nên giá trị đặc sắc của Xuân Hương truyện là bút pháp trào phúng qua hài kịch ở huyện đường khi huyện quan và những kẻ dưới trướng chạy trốn mật sứ"quan huyện sợ vãi đái, chạy vào phòng ngủ như con chuột nhắt. Hắn mất hết tinh thần, nói năng lú lẫn." Các quan chức chạy trốn "kẻ thì cắp bánh trái thay cho binhphù, kẻ thì đội bàn thay cho mũ, kẻ thì bỏ gươm cầm cái bao không, kẻ thì luống cuống ôm cánh cửa chạy trốn."
Bút pháp trào phúng của Xuân Hương truyện đã tạo nên cho tác phẩm một ý lạc quan tươi tắn và hơn thế nữa một ý vị "humour" dân đã rất gần gũi với dân ca trào phúng và tiếu lâm Việt Nam.
Với những phong cách đặc điểm nghệ thuật nói trên, bút pháp hiện thực là khuynh hướng chủ yếu của Xuân Hương truyện (điều này không có ý nghĩa phủ định phong cách trữ tìnhcó màu sắc lãng mạng do yêu cầu thi vị hoá nhân vật lý tưởng, tình yêu lý tưởng- phong cách này cũng là một đặc điểm và một thành tựu đẹp đẽ của tác phẩm). Khuynh hướnghiện thực chủ nghĩa của Xuân Hương truyện nẩy sinh trên những yêu cầu và cơ sở có tính tất yếu: chủ đề phản ánh số phận và phẩm chất của những nhân vật mang "cốtcách Triều Tiên truyền thống"; sự kế thừa khuynh hướnghiện thực của nghệ thuật dân gian, màu sắc "tự nhiên chủnghĩa" như là một bản chất của ngôn ngữ nhân vậttrong tác phẩm văn học do mối quan hệ với ngôn ngữ kịch của Phansori, khả năng rộng lớn của ngôn ngữ văn xuôi trong mối quan hệ so sánh với ngôn ngữ thơ...
V. Kết Luận: Sự Hội Nhập Dân Tộc Trên Lĩnh Vực Văn Học Thể hiện "Tinh Thần Hàn Quốc" Và Giá Trị Phổ Quát Của Xuân Hương truyện
Quá trình "văn học viết hoá" Xuân Hương ca có một ý nghĩa mang tính chất quy luật. Qua thử thách khắc nghiệt, lâu dài và vô tư của thời gian, nghệ sĩ dân gian và văn nhân trí thức Triều Tiên đã cộng đồng sáng tạo nên Xuân Hương truyện, kiệt tác số một trong truyền thống lịch sử văn học bán đảo Hàn Quốc. Qua Xuân Hương ca tác phẩm thể hiện lý tưởng của nhân dân, người nghệ sĩ trí thức đã tìm thấy ở đây tinh thần của đất nước, biểu tượng của "quốc hồn, quốc tuý" xứ sở "Buổi sáng êm đềm".
Trên con đường tự khẳng định của lịch sử dân tộc dưới thời kỳ trung đại, có sự đấu tranh đối lập và cả sự hoà nhập cộng đồng của mọi tầng lớp. Những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần trong đó có kiệt tác văn học, là minh chứng về sự hoà hợp, hoà nhập nói trên. Sự hoà hợp, hoà nhập của hai dòng văn hoá dân gian và văn hoá hàn lâm bác học qua Xuân Hương truyện khẳng định quy luật phổ quát nói trên. Giá trị ý nghĩa của Xuân Hương truyện trước hết là một biểu tượng của một đất nước, một cộng đồng dân tộc, một truyền thống văn học.
Thể hiện những khát vọng của một dân tộc trong bối cảnh sử thi có thể nói là có bước đồng hành lịch sử với nhiều đất nước trong đó có Việt Nam, Xuân Hương truyện còn có ý nghĩa phổ quát. Bởi nếu có thể nói như SOFIA KOVALEVSKAIA, khi bà viết về TCHERNUCHEVSKY "aisống cho thời đại mình, con người đó sống cho tất cả mọi thời đại" - "ai sống cho dân tộc mình, con người đó sống cho toàn nhân loại", Xuân Hương truyện không chỉ là "kim tự thápvĩnh cửu" của đất nước Hàn Quốc, mà còn là một di sản đẹp đẽ của toàn nhân loại bởi tác phẩm đã biểu hiện khát vọng hạnh phúc và lý tưởng đạo đức con người muôn thuở và muôn phương.