Người ta không đánh giá tôi bởi số lần tôi vấp ngã mà là những lần tôi thành công. Bởi thành công đó chính là những lần tôi thất bại nhưng không bỏ cuộc.

Tom Hopkins

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 1
ó là giấc mơ thầm kín từ lâu lắm của Pêchya: đi du lịch tav đôi một chuyến. Phải, đúng thế, đi tay đôi, không có mẹ, không có bọn con gái. Chỉ chú và bố chú thôi, không ai khác nữa. Thế mới thật là tuyệt. Vào một ngày hè đẹp trời, hai con người can tràng và không lệ thuộc vào ai, một bố một con, sẽ khoác ba-lô, tay cầm gậy, giang hồ bốn phương một chujến. Đi đường, họ chỉ đem theo những thứ tối cần thiết: cái nồi phải có để bắc lên đống lửa củi thổi bữa ăn xoàng, một túi con bột lúa mạch, một ít muối, đường, cái ấm, bao diêm, kim chỉ, có thể là hai bánh sô-cô-la, hay ba bốn bánh càng tốt, tất nhiên không phải vì sô-cô-la ngon, mà vì có giá trị ở chỗ có nhiều ca-lo. Thế là đủ. Hai nhà du lịch dày dạn, quen với một cuộc sống gian khổ, màn trời chiếu đất, đầy nguy hiểm và thiếu thốn, thì còn cần gì hơn thế nữa? Không cần chăn, không cần gối. Đêm ngủ đắp áo mưa của bố, đầu gối lên ba-lô. Thế đã là tốt lắm rồi, nhất là lại còn phải thay phiên nhau mà ngủ: một người ngủ, trong khi người kia đứng gác ở cửa hang. Tất nhiên phải đem theo khẩu súng và đồ lề câu cá. Về đồ câu thì dễ, nhưng về khoản vũ khí — và đây là điểm xuất phát của những sự bất đồng nghiêm trọng — thì bố chú bảo chỉ cần một con dao xếp thật tốt là đủ. Pêchya cứ nằng nặc đòi phải mang theo một khẩu súng trường, ít nhất cũng một khẩu súng lục.
— Không, — bố chú nói — súng chỉ tổ nặng vô ích. Không mang súng.
— Thì súng lục vậy — Pêchya nói.
— Súng lục để làm gì?
— Nhưng súng lục không có thì rồi ra sao? — Pêchya gần như kêu lên, giọng nói oang oang xúc động của chú làm cả nhà váng tai. — Chúng bò đến tận chỗ ta, và lúc đó ta sẽ giơ súng... pằng, pằng, pằng, pằng!
— Khoan đã, ông tướng, khoan đã..., — ông bố ngắt lời chú, và thấy Pêchya kêu ầm lên như thế, ông cau mày — Nhưng cái gì sẽ bò tới chỗ ta mới được chứ?
Câu hỏi ấy, mỗi năm Pêchya lại đáp lại một khác. Năm lên sáu, chú trả lời, nét mặt sầm xuống:
— Thú dữ!
Năm tám chín tuổi thì chú thốt lên:
— Địch!
Và lần nào cũng thế, bố chú cũng mỉm một nụ cười hoài nghi, trả lời:
— Con thử ngẫm mà xem, có địch nào hay thú dữ nào ở cái vùng Ôđetxa được? Không có bóng đáng một con thú dữ nào ở đó đâu.
— Được, — Pêchya nói — nhưng ngộ nhỡ nó xuất hiện thì sao?
—Nó sẽ không xuất hiện.
—Thế nhỡ nó cứ xuất hiện? — chú khăng khăng nhắc lại, say sưa nhấn vào tiếng « cứ ».
Những buổi chuyện trò kiêu như vậy diễn ra vào mùa đông, trong những buổi tối hiếm hoi có bố chú ở nhà. Cả nhà nghe mãi đã quen, và khi nó diễn ra vào lúc ngồi uống trà thì Jênva, em gái của Pêchya, bé hơn chú hai tuổi, lại khinh bỉ nhún vai, bắt chước mẹ nói hệt như người lớn:
— Đấy, mấy ông tướng nhà ta lại sắp đi du lịch rồi đấy! — Và cái chót mũi đầy nốt tàn hương của nó nhăn lại với một vẻ bỉ báng.
— Im mồm đi, ranh! — Pêchya cau cảu nói, và tỳ hẳn ngực lên bàn, chú tiếp tực ghi bằng bút chì lên một tờ giấy xẻ ở cuốn vở số học bản kê những thứ càn phài mang đi: «Dao săn, 1, bàn chải răng, 2, ấm đun nước, 1...».
Trong khi đó, bà mẹ hết nhìn bố lại nhìn con, rồi cắn môi mỉm một nụ cười chế giễu và buồn buồn.
Chỉ mới nghĩ đến chuyện con trai bà rồi ra có thể ngủ đêm ở một nơi nào đó cách xa bà hàng nghìn cây số, bên đống lửa, trên thảo nguyên, nằm dưới đất, đầu gối ba-lô, là bà đã thấy ruột gan rối bời. Vậy mà tất cả những cái đó chỉ là chuyện nói chơi và thằng con nhỏ của bà sẽ chẳng đi đâu cả. Tuy vậy, nhờ cải bản năng làm mẹ không bao giờ nhầm, trong thâm tâm bà biết những chuyên đó sẽ có ngày xảy ra. Và bà bồi hồi lo sợ, muốn khóc. Nhưng bà đã kìm lại được và chỉ cắn môi nửa khóc nửa cười, nhắc lại:
— Được, được, càng hay! Cứ đi đi, tôi đã có thể hình dung thấy trước bộ dạng của hai bố con khi trở về...
— Dễ mình tưởng hai bố con tôi nói đùa đấy hẳn, — bố chú làm ra vẻ rầu rầu, nói — này, mình cứ yên trí là hai bố con tôi không nói đùa đâu. Pêchya, có đúng thế không, con?
— Đúng thế đấy, không nói đùa đâu — Pêchya nói.
— Được, tốt lắm, — mẹ chú nói — Cứ đi đi! Ai giữ. Nhưng Pêchya ạ, con hãy nhớ rằng con mà đi thì sẽ không còn là con của mẹ nữa. Mẹ không cần gì có một đứa con bỏ mẹ đi lang thang.
— Không, con vẫn cứ là con của mẹ! — Pêchya cãi, đôi mày mỗi lúc một cau lại — Con sẽ đi du lịch với bố, những con vẫn là con mẹ.
— Dứt khoát rồi đấy! — Bố chú thốt lên — Hè này bố sẽ nghĩ phép và hai bố con ta sẽ đi về hướng Ôđetxa!
Mẹ chú mỉm cười, và cười ra tiếng nữa là khác, bà cố xoay tất cả mọi chuyện ra thành trò đùa.
Hè tới, và người ta quên bẵng chuyện du lịch đi. Pêchya buồn rười rượi, cùng với mẹ, bà và mấy đứa em gái về quê nghỉ mát, ở đó cứ chủ nhật là bố chú lại rời Mạc-tư-khoa về thăm. Nhưng, thực ra mà nói, vùng nông thôn gần Mạc-tư-khoa cũng tuyệt lắm. Trại hè thiếu nhi năm ngoái chú được đi cũng không phải xoàng. Nó cũng có đôi chút giống như cuộc du lịch mà Pêchya vẫn cùng với bố mơ ước một cách say sưa. Đám thiếu nhi cũng ngủ đêm trong lều, cũng quấy bánh đúc ngỏ trên lửa trại, cũng lấy lá thuốc, cũng trông sao tìm hướng và, một lần, còn bắt được cả một chú sóc nữa. Nhưng dầu sao, như thế vẫn chưa phải, chưa phải một tý nào là « cái ấy» cả...
Cuộc du lịch chỉ có trong tưởng tượng đã hoàn toàn xâm chiếm tâm hồn chú bé. Như tất cả những mơ ước dai dẳng kéo dài hết năm này sang năm khác, giấc mơ ấy đối với chú đã trở thành một cuộc sống thứ hai. Trong cuộc sống thứ hai này chỉ có hai người: Pêchya và bố chú. Hai người cứ cuốc bộ đi, đi mãi, ba-lô trên vai, con thì bé nhỏ, bố thì cao lớn, lực lưỡng khỏe mạnh, cả hai đều là những con người kiêu hãnh, đơn độc, sống giữa thiên nhiên tuyệt diệu! Đẳng xa kia là biển cả, là thảo nguyên mà Pêchya chưa bao giờ được thực mắt trông thấy, nhưng đã từng bao lần nhìn thấy trong mơ. Trong các giấc mơ ấy, biển cả là một cái hồ rất xanh, không to lắm, hình dáng rất đặc biệt, với những bờ khúc khuỷu, màu xanh nhạt, với hai chữ « Hắc-hải » in thành hình cánh cung trên mặt nước bỏng như đảnh si của nó. Còn thảo nguyên là một bãi sa mạc màu vàng, lác đác có những bụi cỏ cứng đờ, những tảng núi đá xếp thành tầng thành lớp. Chú bé cùng với người cha cao lớn, nhanh nhẹn tiến bước, không sợ hãi, trên cái biển Hắc-hải xanh lè kia, trên những núi đá màu vàng kia có những con sư tử đang phủ phục nẳm nghỉ ở trong, và gắn liền một cách thần diệu vào tất cả những cái đó là chữ « Ôdetxa ».
Từ lâu lắm, Pêchya thấy đâu như từ ngày xửa ngày xưa, bố chú đã rời Ôđetxa về ở Mạc-tư-khoa. Ông là một dân Mạc-tư-khoa « kỳ cựu ». Nhưng lòng ông vẫn ôm giấc mộng được về sống một thời gian ở quê nhà. Thường thường giấc mơ đó chỉ âm ỉ. Tuy vậy, đôi lúc nó bất thấn dấy lên, bùng bùng mãnh liệt khác thường. Thông thường, chuyện đó xảy ra khi bác Kôletnisuc, một người bạn thuở nhỏ của bố, xuất hiện — lần nào cũng xuất hiện bất ngờ — đến ở chơi nhà vài ba hôm.
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa