Love is always within. When you try to dramatize your love, you lose the depth of the love.

Charan Singh

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4328 / 226
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
hà Vua xảo Quyệt
Mátthêu 2,3-9
3 Nghe tin ấy, vua Hêrôãê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao.4 Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu. 5 Họ trả lời: “Tại Bêlem, miền Giuãa, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng:6 Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt ítraen dân Ta sẽ ra đời”.
7 Bấy giờ vua Hêrôđê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. 8 Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người”. 9 Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở Phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại.
Vua Hêrôđê nghe tin các nhà chiêm tinh từ phương Đông đến và họ đang tìm kiếm một con trẻ mới sinh ra làm vua người Do thái. Vua nào mà chẳng lo lắng khi nghe báo cáo có một hài nhi sinh ra để chiếm ngôi mình. Nhưng Hêrôđê lại còn lo lắng gấp bội.
Hêrôđê nửa là Do thái, nửa là Êđôm, trong huyết quản của nhà vua có dòng máu Êđôm. Vua là một lợi khí đắc lực cho người Rôma trong những cuộc chiến tranh và nội chiến ở Palestin, được người Rôma tin dùng. Hêrôđê được chỉ định làm tổng đôc năm 47TCN. Năm 40TCN, Hêrôđê được phong làm vua và cai trị đến năm 4TCN. Ông nắm quyền khá lâu và được gọi là Hêrôđê, đại đế và rất xứng đáng với danh hiệu ấy. Ông là người duy nhất ở Palestin đã thành công trong việc trị an và đem lại trật tự cho một xứ hỗn loạn. Ông là nhà kiến trúc đại tài, chính ông đã xây đền thờ Giêrusalem. Có thể ông cũng là một người rộng lượng. Trong thời khó khăn, ông miễn thuế cho dân
TIN MUNG MATTHÊU - TẬP 1​21
và trong cơn đói kém năm 25TCN, ông đã cho nấu chảy cái đĩa vàng lớn của mình để mua ngũ cốc phát cho dân đói khổ. Nhưng Hêrôđê có một cá tính kinh khủng, ông đa nghi một cách điên khùng, ông là người luôn luôn ngờ vực, càng về già ông càng đa nghi đến độ có kẻ đã gọi ông là “già sát nhân”. Ông nghi ai là đối thủ tranh chấp quyền hành thì người ấy bị loại trừ ngay. Ông đã giết vỢ là Mariamne cùng mẹ nàng là Alexandra. Con cả là Antipater và hai con trai khác là Alexander Aristobulus cũng bị ông sát hại. Hoàng đế Rôma là Augustus đã cay đắng nói rằng: “Làm con heo của Hêrôđê còn an toàn hơn làm con trai ông ta” (câu nói bằng tiếng Hylạp dí dỏm hơn, vì tiếng Hylạp hus là con heo và huios là con trai). Bản chất man rợ cay đắng và cong quẹo của Hêrôđê được thấy rõ hơn trong những chuẩn bị của ông trước khi qua đời. Khi được bảy mươi tuổi biết mình sắp chết, ông rút về thành Giêrikhô, thành xinh đẹp nhất của ông, rồi truyền lệnh bắt một sô" người nổi danh nhất trong thành Giêrusalem, bịa đặt tội trạng và hạ ngục. Ôrg truyền lệnh phải giết hết những người ấy khi ông lâm chung. Ông nói cách tàn nhẫn rằng vì ông biết khi ông chết chẳng ai thèm than khóc, nên nhất định phải làm sao cho có nước mắt đổ ra lúc ông chết. Rõ ràng một người như thế sẽ cảm thấy thế nào khi hay tin một hài nhi sinh ra để làm vua. Ông bốì rốì và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao dao động, vì Giêrusalem thừa biết những bước mà Hêrôđê sẽ thực hiện để chận đứng câu chuyện và loại trừ hài nhi ấy. Giêrusalem biết rõ Hêrôđê và Giêrusalem rùng mình chờ đợi phản ứng không tránh được của Hêrôđê.
Hêrôđê triệu tập các thầy cả thượng phẩm và các Kinh sư. Các Kinh sư là những người thông thạo về kinh điển và luật. Các thầy cả gồm hai hạng người. Một là những thầy cựu thượng phẩm. Chức thầy cả thượng phẩm được giới hạn trong một vài gia đình. Hai là dòng tư tế quý phái, thành viên của những gia đình tuyển lựa này được gọi là các thầy cả thượng phẩm. Hêrôđê triệu tập giới quý tộc tôn giáo cùng các học giả thời bấy giờ mà hỏi họ theo lời Kinh Thánh Đấng được xức dầu của Thiên Chúa phải sinh tại đâu. Họ trưng dẫn Mk 5,1 cho vua. Hêrôđê cho vời các nhà chiêm tinh đến, nhờ họ đi điều tra kỹ lưỡng về con trẻ mới sinh ra và nói rằng ông cũng muốn đến để tôn kính Hài Nhi, nhưng thật sự ước ao duy nhất của lòng ông là thủ tiêu ngay Hài Nhi đó.
22 WILIIAM BARCLAY
Z,1 U-1Z,
Ngay khi Chúa Giêsu mới giáng sinh thì đã có ba nhóm người tiêu biểu cho ba thái độ chung cho cả nhân loại đối với Chúa Giêsu trong suốt lịch sử, ba thái độ đó là:
(i) Phản ứng của vua Hêrôđê: ganh ghét và thù địch. Hêrôđê sợ Hài Nhi sẽ can thiệp vào đời sống của kinh đô, vào quyền thế và ảnh hưởng, của mình. Bởi vậy, thôi thúc đầu tiên trong ông là giết Ngài. Ngày nay cũng vậy vẫn còn nhiều người vui mừng tiêu diệt Chúa Giêsu, vì họ chỉ thấy Ngài là người xen vào đời sống họ, không cho họ làm theo điều mình thích nên họ muốn giết Ngài. Người nào chỉ ước ao làm theo ý thích của riêng mình thì không bao giờ cần Chúa Giêsu. Kitô hữu là người không làm theo ý mình nhưng phó dâng đời sống để làm điều Chúa Giêsu ưa thích.
(ii) Phản ứng của các tư tế và các Kinh SƯ: hoàn toàn dửng dưng, đối với họ chẳng có chuyện gì thay đổi. Họ chỉ quan tâm đến lễ nghi tế tự trong đền thờ và những thảo luận về luật, đến nỗi họ hoàn toàn không để ý gì đến Chúa Giêsu. Ngài chẳng có nghĩa gì đốì với họ. Ngày nay vẫn còn những người chỉ quan tâm đến việc riêng mình đến nỗi Chúa Giêsu trở thành vô nghĩa. Câu hỏi đau thương qua đấng ngôn sứ vẫn còn được nhắc lại “Hỡi mọi người đi qua, há chẳng lấy làm quan hệ sao?” (Ac 1,12).
(iii) Phản ứng của các nhà chiêm tinh: Với thái độ thành tâm thờ phượng, họ ao ước được đặt nơi chân Chúa Giêsu những tặng vật cao quý nhất. Khi một người đã nhận ra tình yêu bao la của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu thì chắc phải đắm chìm trong sự kinh ngạc, kính mến và ca ngợi Ngài.
Lễ Vật Dâng Chúa Giêsu
Matthêu 2,10-12
10 Trông thây ngôi sao, họ mìữig rỡ vô cùng. 11 Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. 12 Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
Theo ánh sao, các nhà chiêm tinh lại tìm được đường đến Bêlem.
Z,1U-1Z
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​23
CÓ một huyền thoại dễ thương kể lại khi ngôi sao ấy đã hoàn thành chức năng dẫn đường, thì rơi xuống một cái giếng tại Bêlem, ngôi sao vẫn còn đó và đôi khi những người có lòng trong sạch vẫn còn thấy nó.
Những huyền thoại về sau cũng thường rất bận tâm về các nhà chiêm tinh. Truyền thuyết phương Đông đầu tiên nói có 12 vị. Nhưng ngày nay hầu như ba vị là truyền thuyết phổ thông nhất. Tân Ước không nói rõ có ba vị, nhưng ý đó hẳn là do ba lễ vật của họ. Các huyền thoại về sau tôn họ là những vị vua, lại còn xưng danh họ là Gaspar, Melchior và Balthasar. Huyền thoại về sau nữa mô tả hình dạng cá nhân và phân biệt lễ vật của mỗi người dâng lên cho chính Chúa Giêsu. Melchior là ông già tóc hoa râm, có bộ râu dài là người đã dâng vàng. Gaspar còn trẻ không râu, mặt đỏ đã dâng nhũ hương. Balthasar da đen, mới để râu, là người đã dâng mộc dược. Ngay từ những ngày đầu người ta đã thấy mỗi lễ vật các nhà chiêm tinh dâng lên đều tương ứng với đặc điểm của Chúa Giêsu và công việc của Ngài.
(i) Vàng là lễ vật dâng cho vua. Saneca cho chúng ta biết chẳng ai được vào chầu vua mà không có lễ vật. Vàng, vua của mọi kim loại xứng hợp với lễ vật con người dâng cho vua. Cũng vậy, Chúa Giêsu là Đấng “Sinh ra để làm Vua”. Nhưng Ngài không cai trị bằng vũ lực, mà bằng tình yêu, và Ngài cai quản lòng người không từ ngai vàng mà từ thập giá.
Chúng ta phải nhớ rằng Chúa Giêsu là Vua. Chúng ta không thể gặp Ngài bằng vai ngang hàng, nhưng phải gặp Ngài với thái độ vâng phục trọn vẹn. Nelson, vị đô đốc lừng danh bao giờ cũng đãi ngộ kẻ thù chiến bại của mình cách nhân từ và lễ độ. Sau một trận thủy chiến đắc thắng, vị đô đốc bại trận được đưa lên soái hạm của Nelson, vào sàn lái của tàu Nelson. Biết Nelson nổi tiêng về phép lịch sự, suy nghĩ có thể lợi dụng điều đó, vị đô đốc bại trận tiến ngang qua sàn lái, bàn tay chìa ra như tiến lên bắt tay với người ngang hàng. Nhưng tay Nelson vẫn giữ ở bên mình. Ông bảo: “Ngài hãy nạp gươm trước, sau đó hãy đưa tay”. Trước khi kêt thân với Chúa Giêsu, chúng ta phải quy phục Ngài.
(ii) Nhũ hương là lễ vật cho thầy tế lễ. Trong việc thờ phượng nơi đền thờ và trong việc dâng lễ vật, người ta thường xông một
ZH- W1L11AM BARCLAY
hương liệu là nhũ hương có mùi thơm dịu. Chức vụ của thầy tế lễ là mở đường cho loài người đến với Thiên Chúa. Tiếng Latinh, chữ thầy tế lễ là Pontifex có nghĩa “người bắc cầu”. Thầy tế lễ là người bắc cầu giữa loài người và Thiên Chúa, đó là điều Chúa Giêsu làm, Ngài làm cho loài người có thể đến được với Thiên Chúa.
(iii) Mộc dược là lễ vật cho người phải chết. Mộc dược là hương liệu để xông xác người chết. Holman Hunt có một bức tranh nổi tiếng về Chúa Giêsu. Bức tranh mô tả Chúa Giêsu tại trước cửa xưởng thợ mộc ở Nadarét, Ngài vẫn còn thanh niên. Nắng chiều còn trên hiên cửa, thanh niên Giêsu đứng đó, duỗi tay và vươn vai vì tứ chi mệt mỏi sau một ngày lao động. Người đứng đó với cánh tay giơ ra, phía sau, mặt trời sắp lặn in bóng Ngài trên tường. Bóng đó là hình thập giá. Đằng sau, bà Maria đang đứng, đôi mắt hiện rõ nét lo âu về thảm kịch sẽ xảy đến cho con mình khi bà thấy bóng thập giá. Chúa Giêsu đã đến trong thế gian để sống cho loài người và cuối cùng để chết cho loài người. Ngài đến để ban cho loài người sự sống và sự chết của Ngài.
Vàng là để tặng vua, nhũ hương tặng thầy tế lễ, mộc dược dành cho Đấng phải chịu chết. Đấy là những lễ vật của các nhà chiêm tinh dâng ngay trước nôi của Chúa Giêsu. Những lễ vật đó có ý nghĩa Ngài là Vua chân thật, thầy tế lễ trọn vẹn và sau hết Ngài là Chúa Cứu Thế cao cả của loài người.
Tránh Sang Ai cập
Mátthêu 2,13-15
13 Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi! ” 14 Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập. 15 Ông ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai cập.
Thế giới xưa hoàn toàn tin rằng Thiên Chúa loan báo sứ điệp của Ngài cho con người qua các giấc chiêm bao. Vậy Giuse được
TIN MUNG MATTHẼU - TẬP 1​25
khuyến cáo trong một giấc chiêm bao, phải tránh sang Ai cập là điều hoàn toàn tự nhiên. Thường thường trong những thế kỷ nhiễu nhương trước thời Chúa Giêsu đến, khi gặp nguy hiểm, bạo ngược, bắt bớ làm cuộc sống của người Do thái muôn phần cơ cực, họ đều tránh sang Ai cập; kết quả là trong mỗi thành Ai cập đều có cộng đoàn người Do thái. Trong thành Alexandria đã có hơn một triệu người Do thái, và trong thành phố có vài quận coi như giao hẳn cho họ. Trong thì giờ nguy cấp đó. Giuse cũng làm như những người khác đã làm. Khi Giuse, Maria đến Ai cập, họ không cảm thấy xa lạ, vì thành nào cũng có người Do thái lánh nạn trước đó.
về sau kẻ thù của Kitô giáo và kẻ nghịch với Chúa Giêsu thường dùng chuyện này để vu cáo, nói xấu Chúa. Ai cập thường được coi là xứ của phù phép và ma thuật. Sách Talmud nói: Mười lường pháp thuật trút xuông cho thế giới, Ai cập nhận chín và cả thế giới còn lại chỉ nhận được một lường. Do đó những kẻ chống đối Chúa Giêsu tuyên truyền rằng: Chính tại Ai cập, Chúa Giêsu đã học ma thuật phù phép khiến Ngài có thể làm phép lạ lừa dối người ta.
Vào thế kỷ thứ ba, khi triết gia vô thần Celsus chỉ đạo cuộc chống đối Kitô giáo (cuộc tấn công đó bị giáo phụ Origen đánh bại), ông nói rằng Chúa Giêsu đã sống như một đứa trẻ vô thừa nhận và Ngài đã làm việc lấy tiền công tại Ai cập, Ngài thông hiểu một vài quyền năng diệu kỳ nên khi hồi hương; Ngài dùng các quyền năng đó và tự xưng mình là Thiên Chúa (Origen Chông Celsus 1,38). Rabi Eliezer ben Hyrcanus đã nói rằng: “Chúa Giêsu cho người ta xâm những công thức ma thuật trên thân thể để Ngài nhớ”. Những lời vu không như thế đã bóp méo mọi suy nghĩ liên quan đến chuyên tránh sang Ai cập và rõ ràng là giả dối vì Chúa Giêsu được đem qua Ai cập từ lúc sơ sinh và cũng được đem về khi còn là em bé. Có hai huyền thoại khả ái nhất Tân Ước liên hệ với chuyên đi Ai cập. Huyền thoại thứ nhâ't về tên trộm ăn năn lúc bị đóng đinh bên Chúa. Huyền thoại gọi tên trộm là Dismas, không phải anh ta gặp Chúa Giêsu lần đầu tiên lúc cùng bị treo trên thập giá tại đồi Gôngôtha với Ngài. Câu chuyện như sau: Trên đường sang Ai cập, Giuse và Maria bị rơi vào tay bọn cướp. Một trong những tên thủ lãnh muốn giết các ngài để đoạt chút của cải. Nhưng có một cái gì đó từ Hài Nhi Giêru chạm đến
2ò​WIL1IAM BARCLAY
¿,1J-1J
lòng Dismas cũng là một trong những tên thủ lãnh Dismas phản đối không chịu cho chúng làm tổn thương đến Chúa Giêsu hoặc cha mẹ ngài, anh ta nhìn Chúa Gìêsu nói: “Hỡi Hài Nhi rất được phước, khi nào có dịp để tỏ lòng thương xót tôi thì hãy nhớ và đừng quên giờ phút này”. Và theo huyền thoại, Chúa Giêsu đã gặp lại Dismas trên thập giá. Dismas đã nhận được sự tha thứ và ơn thương xót cho linh hồn mình.
Huyền thoại thứ hai là một câu chuyện trẻ con nhưng rất dễ thương. Khi Giuse, Maria bồng Chúa Giêsu lên đường sang Ai cập, chiều xuống, họ mệt mỏi, vào nghỉ trong một hang đá. Trời thật lạnh và sương giá phủ kín mặt đất. Một con nhện nhỏ thấy Chúa Giêsu, nó muốn làm một điều gì đó để giúp Ngài ấm áp. Nó quyết định làm điều duy nhất nó có thể làm là giăng màng nhện ngang qua cửa hang như một bức màn. Một toán lính truy lùng con trẻ để giết theo lệnh của ông vua khát máu, khi đến hang đá, bọn lính sắp sửa tiến vào lục soát, thì viên sĩ quan chỉ lớp màng nhện phủ sương giá trắng xóa bảo: “Màng nhện còn nguyên, chẳng có ai trong hang đâu, vì người nào vào hang ắt sẽ xé tan màng nhện”. Vậy bọn lính tiếp tục đi để cho gia đình thánh được bình yên. Người ta nói đó là lý do tại sao chúng ta giăng dây kim tuyết trên cây Noen, vì những dây kim tuyến tượng trưng cho màng nhện phủ bằng lớp sương giá trắng xóa giăng ngang qua lối vào cửa hang đá trên đường Chúa tránh sang Ai cập. Câu chuyện khả ái này ít nhất cũng có một rõ ràng là chẳng có lễ vật nào dâng cho Chúa Giêsu lại bị lãng quên.
Những lời sau chót của đoạn sách này giới thiệu chúng ta về một thói quen đặc sắc của Mátthêu. Ông thấy trong việc trốn qua Ai cập ứng nghiệm lời ngôn sứ Hôsê, ông đã viện dẫn trích trong Hôsê 11,1 “Khi ítraen còn thơ ấu, ta yêu dấu nó, ta gọi con ta ra khỏi Ài cập”. Người ta có thể thấy ngay trong nguyên bản câu Kinh Thánh này không liên quan gì với Chúa Giêsu và cũng không liên quan gì đến việc lánh qua Ai cập. Chẳng qua đó là một lời khẳng định cách Thiên Chúa giải thoát dân ítraen ra khỏi vòng nô lệ. Nhiều lần chúng ta thấy đó là cách dùng Cựu Ước độc đáo của Mátthêu. Ông sẩn sàng coi như lời tiên tri về Chúa Giêsu bất cứ câu nào trong Cựu Ước mà ông thấy thích hợp dù câu đó không '•-ó ý nói gì về Chúa Giêsu cả. Mátthêu biết rằng hầu như chỉ có
/,10-10
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​27
cách duy nhất thuyết phục người Do thái chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng được Xức Dầu mà Thiên Chúa đã hứa ban, đó là chứng minh Ngài là Đấng làm ứng nghiệm lời ngôn sứ trong Cựu Ước. Ông sốt sắng làm công việc đó đến nỗi cho là những lời ngôn sứ cả những chỗ trong Cựu Ước không hề có ý nghĩa tiên tri gì cả. Khi chúng ta đọc một đoạn sách như thế thì nên nhớ rằng dầu đối với chúng ta nó có vẻ lạ, không mấy thuyết phục, thì lại rất hấp dẫn đối với người Do thái là độc giả của Mátthêu.
Cuộc Thảm Sát Trẻ Nhỏ
Matthêu 2,16-18
16 Bấy giờ vua Hêrôãê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các nhà chiêm tinh. l7Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giêrêmia:ÌS Ớ Rama, vẳng nghe tiếng khóc than rên rĩ: tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa.
Chúng ta biết rằng Hêrôđê là một bậc thầy trong nghệ thuật mưu sát. Vừa lên ngôi, ông đã giải tán tòa Công Luận, tòa án tối cao của người Do thái. Sau đó ông tàn sát hết các viên chức trong tòa Công Luận không cần suy tính trước, về sau ông lại giết vợ là Mariamne và mẹ nàng là Alexandra và con trưởng là Antipater, hai con trai thứ là Alexsander và Aritosbulus. Ông cũng đã sắp đặt trước để khi ông lâm chung thì cuộc tàn sát các nhân sĩ tại thành Giêrusalem sẽ được thực hiện. Vì thế Hêrôđê không thể lặng lẽ chấp nhận một ấu vương nào đó mới ra đời. Hêrôđê cẩn thận tra hỏi các nhà chiêm tinh về thời điểm ngôi sao hiện ra và đã quỷ quyệt suy tính tuổi của Hài Nhi để trù tính biện pháp sát nhân và bây giờ ông nhanh chóng thi hành kế hoạch man rợ của mình. Ông truyền lệnh giết tất cả các bé trai từ hai tuổi trở xuống tại thành Bêlem và các miền phụ cận.
Có hai điểm cần lưu ý. Bêlem không phải là một thành lớn và sô" em trai dưới hai tuổi không quá 20 - 30. Chúng ta không nên nghĩ đến số hàng trăm em. Thật ra việc này không khiến tội ác
Zỗ W1L11AM tí AKLLA ĩ
Z-, X KJ- X u
của Hêrôđê kém phần khủng khiếp đâu, nhưng chúng ta phải có một bức tranh đúng đắn.
Thứ hai, có vài nhà phê bình chủ trương rằng cuộc tàn sát không xảy ra vì ngoài đoạn sách duy nhất này của Tân Ước không còn chỗ nào đề cập đến. Sử gia Do thái Josephus cũng không hề đề cập đến. Có hai điều cần nói. Trước hết, Bêlem là một vùng tương đối nhỏ và trong một xứ mà sự sát nhân đã lan rộng như thế thì tàn sát hai ba chục hài nhi cũng chẳng làm chấn động bao nhiêu. Rất ít ai lưu tâm đến, ngoại trừ những tấm lòng tan nát của các bà mẹ tại Bêlem. Thứ hai, Carr nhận xét rằng Macaulay, trong sách sử của ông chỉ rõ rằng Evelyn, nhà viết nhật ký nổi tiếng đã từng chăm chỉ ghi chép đầy đủ những biến động đương thời lại không hề nói đến cuộc tàn sát ở Glencoe. Việc một biến cố không được đề cập trong những tài liệu mà người ta hy vọng nó phải được nêu lên, không chứng minh rằng việc đó không xảy ra. Biến cố này quá thường đối với Hêrôđê nên chúng ta không cần nghi ngờ sự thật mà Mátthêu đã kể lại.
Đây cũng là hình ảnh đáng ghê tởm về cách loài người sẽ làm để loại bỏ Chúa Giêsu Kitô. Nếu một người đang say mê theo đường riêng của mình mà Chúa Giêsu lại là người xen vào quở trách tham vọng của anh ta, thì điều duy nhất anh ta làm là trừ khử Ngài. Anh ta sẽ bị lôi cuốn vào những việc man rợ, không giết người thì cũng làm người khác đau khổ. Tại đây, cuối đoạn này, chúng ta lại thấy đặc điểm của Mátthêu trong việc sử dụng Cựu Ước. Ông trưng dẫn Giêrêmia 31,15 “Vì Đức Chúa vạn quân, Thiên Chúa của ítraen dạy như vậy: Tại Rama có tiếng than thở, khóc lóc, đắng cay. Rakhen khóc con cái mình, vì chúng nó không còn nữa”. Chắc chắn khi nói câu này, Giêrêmia mô tả cảnh dân thành Giêrusalem bị dẫn đi làm phu tù. Trên bước đường sầu thảm đến nơi xa lạ, họ đi ngang Rama và Rama là nơi mai táng Rakhen (1 Sm 10,2). Giêrêmia đã mô tả Rakhen đang ở trong mộ than khóc cho số’ phận đã giáng trên dân. Tại đó Mátthêu đang làm điều ông thường làm, ông sốt sắng tìm ra một lời tiên tri ở một chỗ không có vẻ gì là tiên tri. Nhưng một lần nữa, chúng ta lại phải nhớ rằng điều có vẻ lạ đôi với chúng ta thì đối với độc giả của Mátthêu thời đó, lại chẳng xa lạ chút nào.
Z,iy-ZJ>
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​29
Trở Về Nadarét
Mátthêu 2,19-23
19 Sau khi vua Hêrôđê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Ai cập, 20 báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất ítraen, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi”. 21 Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất ítraen. 22 Nhưng vì nghe biết Áckhêlao đã kế vị vua cha là Hêrôđê, cai trị miền Giuđê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Galilê, 23 và đến ở tại một thành kia gọi là Nadarét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Nadarét.
Đến kỳ đã định, Hêrôđê băng hà. Khi Hêrôđê chết, vương quốc ông bị phân chia. Người Rôma tin cậy Hêrôđê và giao cho ông một địa phận rất rộng lớn. Nhưng Hêrôđê thừa biết rằng các con trai ông sẽ không có ai duy trì được quyền hành như vậy. Vì thế, ông đã chia nước ra làm ba, trong di chúc ông để cho mỗi con trai một phần. Ông để Giuđê cho Áckhêlao, Galilê cho Hêrôđê Antipa và phần đất xa xôi phía đông bắc bên kia sông Giođan cho Philípphê.
Nhưng cái chết của Hêrôđê không giải quyết được vấn đề. Áckhêlao là một vua xấu nên không trị vì được bao lâu. Thật ra Áckhêlao khởi sự trì vì với một mưu toan vượt hẳn Hêrôđê, vì ông đã mở màn cai trị bằng cách cô" ý tàn sát ba ngàn người có ảnh hưởng nhất trong xứ. Rõ ràng dù Hêrôđê đại đế đã băng hà nhưng trở về xứ Giuđê với Áckhêlao man rợ và táo bạo đang ngồi trên ngôi thì không an toàn chút nào, nên Giuse được Chúa dặn trở về Galilê vì tại đó Hêrôđê Antipa vị vua tốt hơn nhiều đang cai trị. Giuse định cư tại Nadarét là một thành phcí nhỏ bé, yên tịnh, cách biệt với mọi sinh hoạt và các biến động bên ngoài. Nadarét nằm trong một thung lũng trông trải giữa miền đồi núi phái Nam Galilê. Một thiếu niên chỉ cần leo lên một đỉnh đồi trong vùng là có thể thấy ngay một nửa thế giới trước mặt mình. Hướng Tây là Địa Trung Hải xanh thẳm ở đằng xa, với những con tàu chu du khắp nơi. Nhìn xuống đồng bằng dọc duyên hải có thể thấy một trong những con đường quan trọng nhất thế giới lượn quanh chân
JU WlLllAM BARCLAY
z.,
đồi ngay nơi quan sát, đó là con đường từ Đamát đến Ai cập, vùng đất bắc cầu qua Phi Châu. Đó cũng là con đường của các nhà buôn. Cũng tại con đường này, nhiều thế kỷ trước, Giuse đã bị bán để đem xuống Ai cập làm nô lệ. Đây cũng là con đường ba trăm năm trước đạo quân của Alịchsơn đại đế đã đi, và sau này hoàng đế Nãpháluân cũng dùng để tiếp quân. Đây cũng là con đường đại tướng Allenby đã sử dụng trong thế kỷ 20. Người ta thường gọi nó là đường phía Nam, đôi khi cũng gọi là đường ra biển. Từ nơi đó Chúa Giêsu đã thấy mọi hạng người khắp thế giới qua lại làm đủ mọi loại công việc.
Nhưng còn một con đường khác tách khỏi bờ biển ở Acre hay Ptolemais chạy về hướng Đông gọi là đường qua phương Đông, nó tiến thẳng về biên giới miền đế quốc Rôma. Đây cũng là con đường các nhà buôn đem tơ lụa và hương liệu qua lại liên tục, và cũng trên con đường đó đạo quân Rôma đã tiến ra biên giới.
Như vậy Nadarét thật ra không phải là một miền hẻo lánh. Chúa Giêsu được sống tại một thị trấn là chôn giao lưu của cả bốn phương. Từ những ngày niên thiếu, Ngài đã chứng kiến những cảnh như nói với Ngài về một thế giới phải chinh phục cho Thiên Chúa.
Chúng ta đã thấy cách Mátthêu nối kết mỗi biến cố trong đời sống Chúa Giêsu vào một đoạn Cựu Ước mà ông xem là lời tiên tri. ở đây, Mátthêu trưng dẫn “Người ta sẽ gọi Ngài là người Nadarét”. Mátthêu đặt chúng ta vào một vấn đề nan giải vì trong Cựu Ước không có câu nào như vậy cả. Thật thế, Nadarét chưa bao giờ được nói đến trong Cựu Ước. Không ai biết Matthêu liên tưởng đến phần nào trong Cựu Ước. Các tác giả xưa thường dùng chữ đồng âm dị nghĩa hoặc chơi chữ. Có người gợi ý rằng Matthêu đã chơi chữ trong Is 11,1 “Có một chồi sẽ đam lên từ gốc Giesê và một nhánh nó sẽ ra trái”. Chữ nhánh là nezer, rất có thể Matthêu đang chơi chữ Nadarét và Nezer. Có thể ông muốn nói cùng một lúc rằng Chúa Giêsu là người Nadarét và Chúa Giêsu là Nezer đã hứa từ gốc Giesê dòng dõi của Đa vít, Vua đã hứa được xức dầu từ Thiên Chúa. Không ai biết chắc. Lời tiên trị Matthêu nghĩ đến ở đây vẫn còn là một bí ẩn.
HIN ÌVIUINU MAI IHtU - 1ẠH 1
Sân khấu đã chuẩn bị xong, Matthêu đã đem Chúa Giêsu về Nadarét và theo một ý nghĩa đích thực, Nadarét là cửa ngõ dẫn vào thế giới.
Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu - William Barclay Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu