Love is the hardest habit to break, and the most difficult to satisfy.

Drew Marrymore

 
 
 
 
 
Tác giả: John Bridges
Nguyên tác: How To Be A Gentleman
Dịch giả: Hồng Vân
Biên tập: new wind
Upload bìa: Đặng Thị Bông
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2638 / 47
Cập nhật: 2015-11-21 16:16:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
###chương 1 Người Đàn Ông Lịch Lãm Trải Nghiệm Cuộc Sống
gười đàn ông lịch lãm biết cách làm người khác thấy thoải mái.
Người đàn ông lịch lãm biết tự làm đồ ăn cho mình khi cần thiết.
Nếu bị cảm lạnh, nhất là khi đang bị sốt, người đàn ông lịch sự sẽ từ chối mọi lời mời tới chỗ đông người. Nếu có thể được, họ còn xin nghỉ làm.
Ngay cả khi sống một mình, người lịch sự không bao giờ uống sữa trực tiếp từ hộp đựng.
Vì lý do lịch sự cũng như vì sự an toàn của chính họ, người lịch lãm không lề mề ở các máy rút tiền tự động (ATM). Nếu có người đằng sau đang chờ, người lịch sự không lãng phí thời gian mà nhanh chóng kiểm tra số dư trong tài khoản, hoàn thành giao dịch rồi nhường chỗ cho người tiếp theo.
Người lịch sự không bao giờ ăn trưa khi đang ngồi sau tay lái xe ô tô của bất kỳ loại phương tiện giao thông nào.
Nếu muốn cạo râu ở câu lạc bộ chăm sóc sức khoẻ, họ luôn luôn nhớ rửa sạch bồn.
Nếu phải tham dự nhiều lễ Bar mitzvah1 và Bat mitzvah, người lịch sự sẽ tự mua cho mình một chiếc mũ yarmulke.
Người đàn ông lịch lãm đến rạp hát
Buổi biểu diễn âm nhạc, sự chậm trễ sẽ khiến người đàn ông lịch lãm phải đợi đến giờ giải lao. Trong mọi trường hợp, anh nên làm theo sự chỉ dẫn của nhân viên soát vé. Người đàn ông lịch lãm luôn biết nếu cư xử đúng mực, một người soát vé tốt bụng sẽ lặng lẽ xếp cho anh một chỗ ở hàng ghế sau.
Một người lịch sự không bao giờ quên rằng xem biểu diễn trực tiếp không giống như xem chương trình TV trong phòng khách ở nhà. Họ không nói chuyện khi buổi biểu diễn đang diễn ra - ngay cả khi âm nhạc hay hiệu ứng âm thanh đang ở mức to nhất. Họ không nhấp nhổm trong ghế của mình nếu không thực sự cần thiết. Nếu bị ho, họ luôn mang theo một lọ thuốc ho. Và nếu một người lịch sự không kiềm chế được cơn ho, họ rời khỏi khán phòng - vì chính mình và vì người khác.
Đi xem hoà nhạc hay bất kỳ buổi biểu diễn âm nhạc nào khác, một người đàn ông lịch sự chờ đến hết một bài hoàn chỉnh mới vỗ tay. Nếu không dám chắc, anh không nên một mình vỗ tay trước.
Đôi khi người lịch sự bắt buộc phải làm phiền người khác khi bước qua trước mặt người khác như trường hợp ở rạp hát hay khi rời ghế trên máy bay, họ sẽ nói “phiền ông/bà/anh/chị.” Khi phải rời khỏi rạp hát giữa chương trình, người lịch sự chỉ cần lặng lẽ đứng lên đi ra và thận trọng không giẫm lên chân người khác.
Nếu một người đàn ông lịch lãm bị lạc đường, họ thừa nhận và sẽ hỏi đường.
Một người lịch sự không ngoáy mũi nơi công cộng. Thực ra nếu khôn ngoan, họ sẽ không ngoáy mũi ngay cả khi chỉ có một mình vì những thói quen xấu rất dễ hình thành. Người lịch sự khi dắt chó đi dạo, họ chịu trách nhiệm nếu nó đi bậy.
Khi người lịch sự đi dự lễ nhà thờ bị muộn, họ đợi đến một quãng nghỉ hợp lý rồi mới nhanh chóng ngồi xuống hàng ghế phía sau và hết sức tránh gây cản trở.
Trong rạp hát, trong nhà thờ hay ở bất cứ nơi nào có đông người tụ tập để nghe nhạc, người lịch sự luôn tắt máy nhắn tin của mình. Một người lịch sự không mang điện thoại di động vào rạp hát.
Nếu người lịch sự để lại tin nhắn cho người khác, họ sẽ không gọi lại làm phiền. Một người lịch sự không bắt buộc phải trả lời những tin nhắn hay thư thoại mà bản thân họ không yêu cầu.
Trong trường hợp là một bác sĩ, người đàn ông lịch lãm sẽ gửi máy nhắn tin cho người soát vé hoặc chuyển sang chế độ rung. Tuy nhiên, nếu họ là đại lý bất động sản thì khi vào rạp hát, họ sẽ để máy nhắn tin hay điện thoại cầm tay ở nhà vì chẳng may lỡ mất một thoả thuận mua bán bất động sản không nguy hiểm đến tính mạng con người.
Ở rạp hát đông người khi phải đi vào phía trong một hàng ghế, người lịch sự luôn quay mặt về phía những người đã ngồi trong ghế, họ không để ai phải nhìn mình từ phía sau lưng mình.
Tham dự đám cưới
Rõ ràng, một người lịch sự chỉ đi dự lễ cưới khi họ được mời. Nếu trong thiếp mời không ghi “và khách” họ sẽ đi một mình, kể cả trường hợp có tiệc chiêu đãi sau lễ cưới. Họ tới đúng giờ và ngồi đúng chỗ dành cho từng bên gia đình (bên trái nếu họ là bạn cô dâu2, bên phải nếu là bạn chú rể, nếu quen cả cô dâu cả chú rể, họ sẽ ngồi ở bên nào còn nhiều ghế trống. Trong khi cử hành lễ cưới, họ đứng khi mọi người đứng, họ không tán gẫu khi đang có nhạc. Đến phần tiệc, họ nói chuyện với cô dâu - chú rể và cha mẹ của cô dâu chú rể. Nếu có phần khiêu vũ, họ sẽ mời khiêu vũ càng nhiều bạn bè của cô dâu càng tốt.
Người lịch sự không nhận điện khi không muốn nói chuyện với ai đó mà không cần áy náy.
Trong phòng tập
Người lịch sự không chiếm giữ dụng cụ tập trong phòng tập thể hình khi không sử dụng, mặc cho người khác đang cần dùng.
Nếu có bệnh nấm chân, người lịch sự mang dép đi trong phòng tắm ở phòng tập.
Một người lịch sự có thể làm mọi thứ họ muốn trong phòng tắm riêng của mình nhưng họ không cạo râu và không bao giờ dùng khăn tắm của người khác ở phòng tập.
Người lịch sự biết rằng phòng tập là nơi luyện tập chứ không chỉ là nơi giao lưu và càng không phải chỗ để khoe khoang.
Đi viếng đám tang
Lúc cử hành tang lễ là lúc tỏ lòng kính trọng, người lịch lãm nên mặc một bộ vét sẫm màu, sơ mi trắng, ca-vát sẫm và một đôi giày đen. Nếu gia đình có tổ chức lễ viếng, họ đến đúng giờ và yên lặng xếp hàng chờ. Họ phát biểu vài câu đơn giản để tỏ lòng tôn kính đối với thân nhân của người mới qua đời đang trong tâm trạng bối rối nhiều cảm xúc. Một câu nói như: “Tôi xin chia sẻ sự mất mát với bà. Chồng bà là một người tuyệt vời!” là một câu nói thích hợp. Khi buổi lễ đang diễn ra, người lịch sự không nói chuyện với người khác. Họ ngồi ở nơi được chỉ dẫn và không quên ký tên vào sổ tang (nếu có).
Người lịch lãm có thể tham dự tang lễ của bất kỳ người nào họ có quan hệ cá nhân hay quan hệ công việc, chỉ cần giữa họ và người vừa mất không có bất hòa. Nếu trước đó người đã khuất tỏ ra đặc biệt tốt bụng với họ, nhất là khi người ấy đã từng mời họ tới nhà chơi, họ sẽ đứng lên phát biểu để tỏ lòng kính trọng.
Người lịch sự biết cách cư xử trong nhà thờ một tôn giáo khác, họ đứng nếu giáo đoàn đứng, tuy nhiên họ không bắt buộc phải cầu nguyện hay cúi chào và quỳ lạy.
Nếu phải có mặt tại một giáo đường Do Thái và được phát một chiếc mũ yarmulke (mũ đội đầu truyền thống của nam giới trong các buổi lễ nhà thờ phái Thủ cựu và Do Thái chính thống), người lịch sự sẽ đội mũ như mọi người khác.
Lịch sự ở nơi công cộng
Người lịch sự luôn nhìn phía sau khi họ bước qua một cánh cửa. Họ không bao giờ đóng sầm cửa lại trước mặt người khác, bất kể người đó là nam giới hay phụ nữ.
Nếu đi qua một cánh cửa quay, người lịch sự cần phải để ý nhiều hơn. Họ bước về phía trước, nhưng không quá nhanh, đẩy cho cánh cửa mở ra và làm cho mọi việc dễ dàng hơn cho người đi sau. Rút cục thì đó chính là lý do phải có người lịch sự trên đời. Họ không bao giờ đi cùng một phần cửa của người khác, họ tôn trọng không gian của người khác. Ngoài ra còn vì ở các thành phố lớn, đó là cơ hội cho những kẻ móc túi hành nghề.
Khi dùng xong máy sấy quần áo, người lịch sự sẽ lau sạch lưới lọc xơ vải.
Ở tiệm giặt tự động, một người lịch sự không bao giờ lấy quần áo của người khác ra khỏi máy giặt hay máy sấy quần áo, dù họ phải đợi lâu đến thế nào. Nếu vội, người lịch sự sẽ đề nghị một người phục vụ giúp đỡ. Còn nếu không có người phục vụ, họ sẽ chọn một tiệm giặt khác.
Xếp hàng chờ thanh toán và đi trên đường
Người lịch sự luôn giữ bảng kê chính xác những gì đã chọn bỏ vào xe đẩy hàng, họ không tìm cách mua vượt quá lượng hàng cho phép. Mặt khác, nếu họ chỉ có vài món hàng cần thanh toán, một người tốt bụng nhường họ thanh toán trước thì một người lịch lãm sẽ vui vẻ chấp nhận lời đề nghị. Họ không rụt rè khi cần hỏi loại túi mình muốn nhưng mặt khác, họ cũng không yêu cầu gì quá lớn ở quầy thanh toán. Người lịch sự luôn chuẩn bị sẵn séc, tiền mặt hoặc thẻ tín dụng, họ không làm đình trệ những người phía sau đang chờ thanh toán. Họ nhận ra rằng còn có nhiều người ở phía sau họ đang sốt ruột vì sữa bỏ ra ngoài ở nhiệt độ thường rất dễ hỏng, còn bọn trẻ ở nhà thì đang đói. Người lịch sự biết nhiệm vụ của mình là khẩn trương và không làm ảnh hưởng tới những người chờ thanh toán khác.
Ở quầy thanh toán trong siêu thị, người lịch sự không để hàng hoá mình mua vào cùng băng chuyền với khách hàng khác.
Người lịch sự không bấm còi liên tục, mặt khác họ cũng không ngập ngừng khi thỉnh thoảng phải dùng còi để tránh tai nạn xảy ra. Người lịch sự luôn nhớ sử dụng đèn xi-nhan khi muốn rẽ.
Người lịch sự luôn thận trọng khi đậu xe, họ không va vào xe khác khi mở cửa xe. Nếu không may làm xước xe của người khác, người lịch sự sẽ để lại một lời nhắn.
Văn hóa xì gà
Người lịch sự thưởng thức điếu xì gà giống như họ thưởng thức ly rượu whisky hảo hạng - tuỳ theo từng dịp và không bao giờ hút nhiều. Họ biết hút xì gà hay không là tuỳ thị hiếu và rằng đối với một số người không hút thuốc, khói xì gà thậm chí còn khó chịu hơn khói thuốc lá.
Trước khi hút, người lịch sự tìm hiểu để chắc chắn nơi đó cho phép hút xì gà. Một khi điếu xì gà đã được châm lửa, người lịch sự không thở ra hơi thuốc để khói bay ám quanh mặt mình. Người lịch sự cũng không để cho tàn thuốc quá dài vì tàn thuốc dễ vỡ và rơi xuống làm hỏng ngực áo hoặc khăn trải bàn.
Khi hút xong điếu xì gà, người lịch sự bỏ điếu thuốc vào gạt tàn. Nếu đang ở nơi công cộng hoặc ở công ty của đối tác, người lịch sự không nên nhai đầu xì gà.
Người lịch lãm đi máy bay
Mọi người đi máy bay ai cũng có lý do của riêng mình và tình cờ họ cùng bay một chuyến bay. Đó là chuyện hầu như không thể tránh được. Một người lịch sự hiểu rằng khi ấy mọi người đều phải tuân thủ những quy định chung.
Họ chỉ mang lên máy bay lượng hành lý được phép. Họ cẩn thận khi xếp hành lý lên ngăn phía trên đầu, tránh va chạm những hành khách bay cùng, cũng như cho bản thân. Nếu như họ chỉ mang túi nhỏ hoặc một gói hàng nhỏ, họ để xuống dưới ghế của mình. Họ không lấn chiếm không gian dành cho hành khách khác. Họ ngồi ở ghế của mình. Nếu họ ngồi nhầm chỗ và bị yêu cầu rời khỏi ghế đó, người lịch sự không tranh cãi mà họ đứng dậy xin lỗi và đi tìm đúng chỗ của mình. Mặt khác nếu ghế họ đang ngồi đúng là ghế của họ, họ sẽ giải thích rõ ràng và lịch sự.
Nếu có thể được, một người lịch sự sẽ ngồi ở ghế của mình cho đến hết chuyến bay, chỉ đi lại khi cần dùng nhà vệ sinh. Trên những chuyến bay dài mệt mỏi, người lịch sự có thể rời khỏi ghế trong chốc lát để duỗi thẳng chân và giúp lưu thông máu. Khi phải rời ghế, người lịch sự nhẹ nhàng xin phép những người xung quanh và chú ý không giẫm lên chân người khác, cố gắng hết sức tránh làm phiền họ.
Thông thường khi hai người ngồi cạnh nhau trong vài giờ đồng hồ, lẽ thường họ phải bắt
Tránh làm phật lòng người khác
Nếu đã quá muộn hoặc còn quá sớm, người lịch sự sẽ không gọi điện thoại tới nhà riêng. Một người lịch sự sẽ vặn nhỏ TV sau 10 giờ, nếu muốn nghe nhạc lúc 3 giờ sáng, họ sẽ mang theo tai nghe.
Khi xem thi đấu thể thao, người lịch sự hoàn toàn có thể đứng dậy hò hét nếu không khí xung quanh rất sôi động. Ngược lại, họ ngồi yên ở vị trí của mình. Khi đối thủ thắng, họ không ghen tị và nếu đội nhà thắng, họ không chế nhạo đối thủ.
Người lịch sự không mang chó mèo tới nhà người khác chơi, trừ phi hoàn cảnh bắt buộc không thể làm khác.
Khi mời khách tới nhà chơi, người lịch sự không có nghĩa vụ phải mời cả chó, mèo của họ.
Nếu tới chơi nhà nào có chó, người lịch sự không trêu ghẹo làm cho chó sủa.
Người lịch sự không chạm vào con cái người khác trừ khi được mời và cũng không làm cho chúng quá khích.
Người lịch sự hỏi người gác cửa khách sạn về các dịch vụ để tạo mối quan hệ thân thiện và nhớ hãy đưa cho người gác cửa một chút tiền boa kha khá.
Khi người gác cửa khách sạn ra đón taxi đề nghị giúp đỡ bạn khuân đồ, người đàn ông lịch lãm nên chấp nhận sự giúp đỡ đó và rằng nhất thiết phải boa cho anh ta.
Người đàn ông lịch lãm không bao giờ bị gò ép phải nói những điều dễ chịu về những người khó chịu. Ngay cả khi đang nói tới một người dễ chịu thì người lịch sự cũng không nói quá sự thật.
Những điều tốt đẹp khi được đề cập tới một cách chính xác tự nó có chỗ đứng của mình.
Nếu phải rời khỏi bàn ăn tối, người lịch lãm chỉ cần nói “Xin lỗi” và không nhất thiết phải nói với mọi người là họ đi gọi điện thoại hay vào phòng vệ sinh.
Khi mượn đồ của người khác, dù là máy khoan điện, cuốn sách bestseller mới hay một bộ dĩa ăn sa-lát, người lịch lãm sẽ hẹn ngày trả lại, giữ gìn đồ đạc đã mượn và trả đồ đúng thời hạn đã hứa.
Người lịch lãm không chỉnh đũng quần nơi công cộng.
Một người lịch lãm biết rằng hỏi người khác câu “Giáng sinh này bạn muốn được tặng món quà gì?” là một điều rất nguy hiểm. Nếu may mắn, họ sẽ nhận được câu trả lời “Tôi không biết, có lẽ là một món quà bất ngờ.”
Tệ nhất món quà đó sẽ là thứ mà người đàn ông lịch lãm không thể mua được. Nói chung, câu trả lời sẽ không như mong đợi, nên tốt hơn cả là người lịch sự nên chăm chú quan sát và lắng nghe.
Người lịch lãm không bao giờ hò hẹn với một người chỉ vì đang tuyệt vọng.
Khi người lịch lãm ra khỏi phòng khi muốn hút thuốc lá thì họ sẽ không để dụng cụ hút nước mũi của mình trên bàn.
Khi người lịch lãm nhận ra người quen hoặc bạn bè ở bàn khác trong nhà hàng, họ sẵn sàng chào hỏi nhưng tránh gây phiền toái. Họ có thể dừng ở bàn của người quen để nồng nhiệt chào hỏi nhưng không kéo dài câu chuyện gây gián đoạn bữa tối của người quen. Một người lịch sự luôn đề nghị người khác dùng chung ô với mình.
1.Bar mitzvah: nghi lễ chào mừng con trai Do Thái (Bat mitzvah với con gái) đến tuổi 13, đủ lớn để đảm đương các những trách nhiệm tôn giáo như người trưởng thành.
Theo truyền thống của phương Tây, lễ cưới diễn ra tại nhà thờ và người thân bạn bè của cô dâu thường ngồi bên trái, của chú rể thì ngồi bên phải. chuyện với nhau nhưng khi đi máy bay thì lại khác. Họ có thể không nói gì với nhau và không cảm thấy có điều gì bất ổn. Bắt đầu chuyến bay họ là người lạ và kết thúc chuyến bay vẫn là người lạ là chuyện hoàn toàn bình thường.
Người Đàn Ông Lịch Lãm Người Đàn Ông Lịch Lãm - John Bridges Người Đàn Ông Lịch Lãm