Số lần đọc/download: 4328 / 235
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:31 +0700
Chương 1
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
Giả Phả Của Vua
Mátthêu 1,1-17
1 Đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Ápraham:
2 Ông Ápraham sinh Ixaác; Ixaác sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em ông này; 3 Giuđa ăn ở với Tama sinh Perét và Derác; Perét sinh Khétrôn; Khétrôn sinh Aram; 4 Aram sinh Amminađáp; Amminaãáp sinh Nácson; Nácson sinh Xanmôn; 5 Xanmôn lấy Rakháp sinh Bôát; Bôát lấy Rút sinh Ôvết; Ôvết sinh Giesê;6 Giesê sinh Đavít.
Vua Đavít lấy vợ ông Urigia sinh Salomon; 7 Salomón sinh Rơkhápam; Rơkhápam sinh Avigia; Avigia sinh Axa; 8 Axa sinh Giôsaphát; Giôsaphát sinh Giôram; Giôram sinh útdigia; 9 útdigia sinh Giôtham; Giôtham sinh Akhát; Akhát sinh Khítk-gia; 10 Khítkigia sinh Mơnase; Mơnase sinh Amôn; Amôn sinh Giôsigia; " Giôsigia sinh Giơkhongia và các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Babylon.
12 Sau thời lưu đày ở Babylon, Giơkhongia sinh Santiên; Santiên sinh Dơrúpbaven;13 Dơrúpbaven sinhAvihút; Avihút sinh Engiakim; Engiakim sinh Ado; 14 Ado sinh Xaãốc; Xađốc sinh Akhim; Akhim sinh Êlihút;15 Êlihút sinh Elada; Elada sinh Mátthan; Mátthan sinh Giacóp; 16 Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô.
17 Như thế, tính chung lại thì: từ tổ phụ Ápraham đến vua Đavít, là mười bốn đời; từ vua Đavít đến thời lưu đày ở Babylon, là mười bốn đời; và từ thời lưu đày ở Babylon đến Đức Kitô, cũng là mười bốn đời.
Đốì với độc giả ngày nay dường như Mátthêu đã chọn một phương pháp rất lạ để mở đầu cho sách Phúc Âm của ông. Giới thiệu ngay từ đầu một bản danh sách dài đầy những tên là một phương thức rất dễ làm nản lòng độc giả. Nhưng đôi với người Do thái thì cách này rất là tự nhiên, lại càng lý thú và thật rất cần thiết để khởi đầu tiểu sử cho bất cứ cuộc đời nào.
6 WILIIAM BARCLAY
1,1-17
Người Do thái rất chú trọng đến gia phả. Matthêu gọi sách này là sách phổ hệ của Chúa Giêsu. Đối với người Do thái, đây là một câu nói thông thường và có nghĩa là chép lại lai lịch của một người kèm theo một vài câu giải thích ở những chỗ cần. Trong Cựu Ước chúng ta thường gặp những danh sách về dòng dõi của những người danh tiếng (St 5,1; 10,1; 11,10.27). Khi Josephus, một sử gia lỗi lạc Do thái viết lại tiểu sử của chính mình, ông đã bắt đầu bằng một bản gia phả mà ông cho biết là có sẩn trong văn khô".
Người Do thái quan tâm đến phổ hệ, vì họ đã bảo tồn được một kho tàng có thể nói là quý nhất về tính thuần chủng của dân tộc họ. Nếu nơi một người nào hơi có pha trộn dòng máu ngoại, người đó mất quyền được gọi là Do thái và quyền làm thành viên của dân Chúa. Tỉ dụ thầy tư tế thì phải viện dẫn một sô" phổ hệ không đứt đoạn, truy ngược Aharon; nếu cưới vỢ thì người nữ ông cưới phải đưa ra phổ hệ của nàng, ít nhất là năm đời về trước. Khi Étra tổ chức lại việc thờ phượng Thiên Chúa, khi dân chúng từ xứ lưu đày trở về và khi ông tái lập lại chức tư tế thì “con cháu của Hôbagia, con cháu của Hacốt và con cháu của Bácdilai bị ngăn cản không cho thi hành chức vụ và bị kể là ô uế vì các người ấy không tìm được gia phả của mình” (Er 2, 61-62). sổ gia phả này do tòa Công luận giữ. Hêrôđê Đại đế thường bị người Do thái thuần chủng khinh rẻ vì ông là người lai Êđôm, và vấn đề gia phả quan trọng đến nỗi chính Hêrôđê đã phải truyền thiêu hủy các sổ gia phả chính thức để không ai có thể chứng minh phổ hệ của mình xác thực hơn ông. Đối với chúng ta, dường như đây là một đoạn sách chẳng có gì thích thú, nhưng với người Do thái, phổ hệ của Chúa Giêsu có thể truy ngược đến tận đời Ápraham, gây được ấn tượng sâu đậm.
Sau nữa cũng nên lưu ý rằng phổ hệ này được sắp đặt rất kỹ lưỡng, chia làm ba nhóm, mỗi nhóm 14 đời. Thật ra phổ hệ được sắp đặt có kỹ thuật nhưng không ngoài mục đích cho người ta dễ nhớ. Chúng ta nên luôn nhớ các sách Phúc Âm được soạn thảo và chép hàng trăm năm trước khi có bất cứ sách nào được in ra. Rât ít người có thể sở hữu các bản sao chép và nếu muốn có, họ buộc phải học thuộc lòng. Do đó phổ hệ này được sắp xếp theo một cách thức cho dễ học thuộc. Người Do thái không có ký hiệu chỉ
1,1-1 /
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 17
Số đếm nhưng các mẫu tự được dùng làm số như ta dùng chữ A chỉ số 1, B chỉ số 2... Các phụ âm của tên Đavít trong tiếng Do thái là DWD trong tiếng Do thái D chỉ số 4, w chỉ sô" 6, vậy DWD là 4+6+4 là 14. Gia phả này chứng tỏ Chúa Giêsu là con vua Đavít, được sắp đặt để người ta học thuộc, và dễ nhớ.
Ba Giai Đoạn
Mátthêu 1,1-17
Cách sắp xếp phổ hệ này có một biểu tượng về cuộc sống con người. Nó được sắp đặt làm ba phần dựa trên ba giai đoạn lớn của lịch sử Do thái. Phần thứ nhất ghi những sự kiện từ đầu đến đời vua Đavít, vị vua lớn nhất của ítraen đã làm cho dân Do thái trở thành một dân hùng mạnh bậc nhất thế giới.
Phần thứ hai ghi những sự kiện cho đến cuộc lưu đày qua Babylon. Đó là phần nói đến giai đoạn khổ nhục, bi đát và tai họa của dân tộc. Phần thứ ba từ sau lưu đày Babylon cho đến thời Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là Đấng giải phóng loài người khỏi vòng nô lệ, đã cứu vớt họ khỏi thảm họa và trong đó cảnh bi đát đã biến thành chiến thắng khải hoàn. Ba phân đoạn này cũng tiêu biểu cho ba giai đoạn trong lịch sử thuộc linh của loài người:
(i) Loài người được dựng nên cao trọng: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Ngài sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 1,27). “Thiên Chúa phán rằng chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1,26). Loài người được dựng nên theo hình ảnh của Chúa, ý của Chúa là muốn cho loài người được cao trọng. Loài người được dựng nên để tâm giao với Chúa. Con người được sáng tạo để được thân cận với Chúa như Cicero đã nói “Loài người nhất thiết phải là người sinh ra để làm vua”.
(ii) Loài người mất sự cao trọng. Thay vì làm tôi tớ Thiên Chúa, con người đã trở nên nô lệ cho tội lỗi. Như G.K Chesterton đã nói “con người bây giờ không còn là con người đúng như ý nghĩa nguyên thủy nữa”. Con người đã dùng ý chí tự do của mình để bài bác và bất tuân Thiên Chúa thay vì bước vào mối thân hữu
8 WILIIAM BARCLAY
1,1-1 /
và tâm giao với Người. Con người đã trở nên phản loạn chông nghịch Thiên Chúa, thay vì kết thân với Ngài. Để cho con người theo ý mình thì con người đã làm hỏng chương trình và kế hoạch của Thiên Chúa trong công cuộc sáng tạo.
(iii) Loài người có thể phục hồi sự cao trọng. Tuy thế, Thiên Chúa không bỏ mặc con người. Ngài không để con người bị tiêu diệt bởi chính sự điên dại của họ. Kết thúc câu chuyện không phải là một kết thúc bi đát. Thiên Chúa đã sai con Ngài là Chúa Giêsu Kitô đến trong thế gian để cứu con người khỏi vũng lầy tội lỗi là nơi loài người bị đắm chìm, lạc mất, và giải thoát con người khỏi xiềng xích tội lỗi mà con người đã tự buộc mình. Cũng nhờ bởi Chúa Giêsu, con người có thể phục hồi mối tương giao đã mất với Thiên Chúa. Trong bản gia phả Mátthêu, ta thấy vương quyền đã thắng, thảm cảnh của tự do đã bị đánh bại, và vinh quang của tự do được phục hồi.
Giấc Mơ Của Con Người Được Thực Hiện
Mátthêu 1,1-17
Đoạn này nhấn mạnh hai điều đặc biệt về Chúa Giêsu:
(i) Nhân mạnh sự kiện Ngài là con vua Đavít. Thật vậy, chính để chứng minh điều đó mà gia phả này đã được soạn thảo. Đó là sự kiện được Tân Ước nhấn mạnh, đó là điều Phêrô khẳng định trong bài giảng đầu tiên (Cv 2,29-36). Phaolô nói về Chúa Giêsu Kitô là “theo xác thịt thì bởi dòng dõi vua Đavít sinh ra” (Rm 1,3). Phaolô khuyên con người nhớ rằng Chúa Giêsu Kitô sinh ra bởi dòng vua Đavít đã từ cõi chết sống lại (2 Tm 2,8). Tác giả sách Khải huyền nghe Chúa Giêsu phục sinh phán rằng “Ta là chồi non và dòng dõi Đavít” (Kh 22,16). Trong Phúc Âm, nhiều lần Chúa Giêsu được xưng tụng như vậy. Sau khi Chúa chữa lành cho người mù và câm, dân chúng kêu lên rằng: “Ông này không phải là con vua Đavít sao?” (Mf 12,23). Người đàn bà thành Tia và Xiđôn muốn xin Chúa cứu con gái mình đã kêu lên rằng: “Lạy Ngài, là con vua Đavít” (Mt 15,22). Hai người mù ở thành Giêrikhô cũng kêu lên: “Lạy Ngài lạy con vua Đavít” (Mt 20,30.31). Khi Chúa
1,1-1 /
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 1 y
Giêsu vào thành Giêrusalem lần chót, đoàn dân chào mừng Ngài là con vua Đavít (Mt 21,9.15).
Như vậy, đây phải là sự kiện rất quan trọng. Rõ ràng là quần chúng, đám người tầm thường đã xưng tụng Chúa Giêsu là con vua Đavít. Người Do thái là dân đang trông đợi, họ không bao giờ quên, không bao giờ có thể quên rằng họ là tuyển dân của Thiên Chúa. Dầu lịch sử của họ là một chuỗi dài đầy tai họa, dầu trong chính thời đó họ là một dân bị trị, họ chẳng bao giờ quên định mệnh của mình. Giấc mơ của đám bình dân là sẽ có một dòng dõi Đavít đến lãnh đạo họ tới vinh quang mà họ tin rằng mình có quyền được hưởng. Như vậy có nghĩa là Chúa Giêsu là lời giải đáp cho giấc mơ của con người. Thật ra loài người nhiều khi chẳng thấy như vậy, họ thấy giải đáp cho những giấc mơ của họ nằm trong quyền thế, giàu sang, vật chất đầy đủ và trong thực hiện những tham vọng họ hằng ôm ấp. Nhưng nếu có bao giờ giấc mơ về bình an, tốt đẹp, cao trọng, thỏa lòng được thực hiện thì chỉ có thể thực hiện được trong Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu Kitô và cuộc đời dâng hiến của Ngài là lời giải đáp cho mơ ước của con người.
(ii) Nhấn mạnh Chúa Giêsu là sự thành lựu của lời ngôn sứ. Trong Ngài, sứ điệp của các ngôn sứ thành sự thật. Ngày nay, chúng ta có khuynh hướng coi thường lời ngôn sứ. Chúng ta thiếu quan tâm đến việc tìm các dự ngôn của Cựu Ước được thành tựu trong Tân Ước. Trong khi đó lời ngôn sứ hàm chứa một chân lý trọng đại, vĩnh cửu. Chân lý đó là vũ trụ có mục đích đã được Thiên Chúa hoạch định để một số sự việc xảy ra theo ý muốn Ngài. J.H. Withers trưng dẫn một câu trong vở kịch Người Khách Lạ Da Đen của Gerald Healy lấy bối cảnh ở Ái Nhĩ Lan. Trong nạn đói trầm trọng ở giữa thế kỷ 19, vì không biết làm cách nào khác hơn, và vì thiếu giải pháp, chính phủ điều động dân chúng đắp đường nhưng không có mục đích và không đưa đến kết quả gì. Một ngày kia Michel biết được điều đó về nhà đau đớn thưa với cha: “Họ đang làm đường mà không dẫn đến đâu cả”.
Nếu chúng ta tin vào lời ngôn sứ thì không bao giờ dám nói như thế. Lịch sử không bao giờ là con đường chẳng dẫn tới đâu. Có thể chúng ta không sử dụng lời ngôn sứ theo cách tổ phụ chúng ta đã từng làm, nhưng đằng sau lời ngôn sứ có một sự thật vĩnh
lu WILIIAM BARCLAY
1,1-1 /
hằng là cuộc sống và thế giới không phải ở trên con đường vô định mà là trên con đường dẫn đến mục đích của Thiên Chúa.
Không Phải Người Công Chính Nhưng La Tội Nhan
Mátthêu 1,1-17
Điều rất lạ về giả phả này là có đề cập tên của một số phụ nữ. Nêu tên đàn bà trong phổ hệ Do thái là một điều bất thường. Người đàn bà thường không có quyền trước pháp lý. Người nữ không được coi như một người mà chỉ là một đồ vật. Nàng chỉ là vật sở hữu của cha nàng và chồng nàng, người đàn ông muốn sử dụng cách nào tùy ý. Trong lời cầu nguyện buổi sáng, người Do thái cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài chẳng dựng nên họ là dân ngoại, nô lệ và đàn bà. Chính sự tồn tại của những tên tuổi này trong bất cứ phổ hệ nào cũng là điều đặc biệt khác thường. Nhưng khi chúng ta tìm hiểu những người nữ này là ai, họ làm gì, thì vấn đề lại còn lạ lùng hơn nữa. Rakháp trong Cựu Ước là “kỵ nữ Rakháp” (Gs 2,1-7). Rút không phải là phụ nữ Do thái những là một người Môáp (R 1,4), luật đã không từng ghi “dân Ammôn và dân Môáp sẽ không được phép vào đạo Đức Chúa dầu đến đời thứ mười cũng chẳng hề vào được” (Ds 23,3) hay sao? Rút thuộc về một dân ngoại bị ghét bỏ. Tama là một kẻ cố ý cám dỗ và là một người đàn bà tà dâm (St 38). Bátsabê, mẹ của Salômôn là người nữ bị Đavít chiếm đoạt của Uria chồng nàng, bằng một hành động tội ác không thể tha thứ được (2Sm 11 và 12). Nếu Mátthêu có lục soát trong các trang sách Cựu Ước thì cũng khó có thể tìm được bôn người nào khác mất uy tín hơn bốn nhân vật vừa kể trên để làm tổ mẫu của Chúa Giêsu Kitô. Nhưng chắc chắn điểm rất hay và lý thú ở đây là ngay từ đầu Mátthêu đã dùng biểu tượng để chúng ta thấy yếu tính của Phúc Âm Thiên Chúa, là trong Chúa Giêsu mọi bức tường ngăn cách đều bị hạ xuống.
(i) Bức tường ngăn cách giữa người Do thái và dân ngoại bị triệt hạ: Rakháp là người đàn bà ở thành Giêrikhô và Rút một người Môáp, tìm được chỗ đứng trong phổ hệ của Chúa Giêsu. Chân lý vĩ đại là trong Chúa Giêsu Kitô hoàn toàn không còn
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 111
phân biệt người Do thái hay người Hylạp. Tại đây, ngay từ đầu Phúc Âm, tình yêu của Thiên Chúa đã có tính phổ quát.
(ii) Bức tường ngăn cách giữa nam và nữ bị triệt hạ: Không ai thấy tên người nữ nào trong một phổ hệ thường nhưng tên các bà đã được ghi trong gia phả của Chúa Giêsu Kitô. Sự khinh miệt xưa không còn nữa, trước mặt Chúa, nam nữ đều được quý trọng ngang nhau và quan trọng như nhau đối với mục đích của Ngài.
(iii) Bức tường ngăn cách giữa thánh nhân và tội nhân bị triệt hạ: Bằng mọi cách, Thiên Chúa sử dụng những đại tội nhân cho mục tiêu và kế hoạch của Ngài. Chúa Giêsu phán: “Vì tôi đến không phải để gọi kẻ công chính song gọi kẻ tội lỗi” (Mt 9,13). Ngay từ đầu sách Phúc Âm đã hé mở cho thấy tính cách bao quát rộng lớn của tình yêu Thiên Chúa. Chúa có thể tìm được những người làm tôi tớ Ngài giữa những người mà các nhà mô phạm phải rùng mình kinh tởm và xa tránh.
Chúa Kitô Bước Vào Thế Gian
Matthêu 1,18-25
18 Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà CƯU mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”. 22 Tất cả sự việc này đã xảy ra, là đê ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: 23 Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng- ta”. 24 Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. 25 Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu.
IZ WIL1IAM BARCLAY
1,10-ZJ
Đốì với cách suy nghĩ của người Tây phương, những mốì liên hệ trong đoạn Kinh Thánh này thật rắc rối. Trước hết, Giuse được nói là hứa hôn với Maria, sau đó lại nói Giuse định âm thầm li dị nàng, và kế đó Maria lại được gọi là vợ Giuse. Những mối liên hệ này tiêu biểu cho thể thức hôn nhân thồng thường của người Do thái. Trong hôn nhân Do thái có ba bước:
(i) Hứa hẹn. Khi đôi bạn còn nhỏ, chưa biết nhau, sự hứa hẹn thường do cha mẹ hoặc do người chuyên' làm mai mối. Hôn nhân được xem là một bước vô cùng quan trọng nên không thể để tùy thuộc đam mê và tình cảm con người được.
(ii) Đính hôn. Đính hôn tức là xác nhận sự hứa hẹn khi trước. Vào lúc này, sự hứa hẹn do cha mẹ đôi bên chủ xướng hoặc người mai mối thực hiện có thể bị xóa bỏ, nếu người nữ không bằng lòng. Nhưng một khi đã đính hôn thì đôi bên bị ràng buộc với nhau cách tuyệt đối. Thời gian đính hôn kéo dài chừng một năm. Trong năm đó, đôi bạn được kể là vợ chồng dù họ không có những quyền của chồng và vỢ. Nếu muốn chấm dứt thì chỉ có cách duy nhất là ly dị. Trong luật Do thái chúng ta thường thấy câu nói hơi lạ này: người con gái có vị hôn phu chết trong năm này thì được gọi là “trinh nữ góa”. Maria và Giuse đang ở trong giai đoạn này, họ đã đính hôn. Nếu Giuse muốn chấm dứt thì không thể làm gì khác hơn là ly dị và theo luật thì trong năm đó Maria được kể là vỢ của Giuse.
(iii) Giai đoạn thứ ba là hôn nhân chính thức được cử hành vào cuối năm đính hôn. Nếu chúng ta nhớ những phong tục cưới gả thông thường của người Do thái thì mốì quan hệ trong đoạn sách này hoàn toàn là bình thường và rõ ràng.
Chính trong giai đoạn này, Giuse được báo tin là Maria đã mang thai và do bởi Thánh Thần, và ông phải đặt tên con trai đó là Giêsu. Tiếng Hylạp Giêsu tương đương với tên Do thái là Joshua (Giôsuê). Giôsuê có nghĩa “Đức Chúa là sự cứu rỗi”. Nhiều năm trước đó, tác giả Thánh vịnh đã nghe Chúa phán “Chính Người sẽ cứu chuộc ítraen khỏi các sự gian ác” (Tv 130, 8) và Giuse được báo con trẻ sinh ra, lớn lên sẽ làm Chúa Cứu Thế, Đấng sẽ cứu dân Chúa khỏi tội. Chúa Giêsu được sinh ra để làm Đấng Cứu Thế hơn là để làm Vua. Ngài đã bước vào thế gian không vì ngài nhưng vì loài người và để cứu chuộc chúng ta.
1,10-<LJ
TUN MUINU MA 1 1 HbU - TẠP 1
Sinh Bởi Thánh Thần
Mátthêu 1,18-25
Đoạn sách này cho chúng ta biết Chúa Giêsu đã sinh ra do tác động của Chúa Thánh Thần, và cho chúng ta biết về sự “sinh đồng trinh”. Đây là một điểm giáo lý. Điều chúng ta quan tâm ở đây là tìm hiểu “sinh đồng trinh” có nghĩa gì đốì với chúng ta. Lần đầu tiên đọc đoạn sách này, chúng ta sẽ thấy thật ra nó không nhấn mạnh ở điểm Chúa Giêsu do một trinh nữ sinh ra cho bằng sự giáng sinh của Ngài là do công việc của Chúa Thánh Thần: “Maria, Mẹ Ngài đã đính hôn với Giuse, song trước khi chung sống, thì nàng đã thụ thai bởi Thánh Thần”. Những câu này được gạch dưới và in bằng chữ lớn. Đó là điều Mátthêu muôn nói với chúng ta. Vậy trong sự giáng sinh của Chúa Giêsu, tác động đặc biệt của Thánh Thần có nghĩa gì? Chúng ta hãy gạt bỏ mọi hồ nghi, mọi biện luận mà chỉ tập trung vào chân lý lớn đó như Mátthêu muốn. Theo quan niệm của người Do thái, Thánh Thần có những chức năng nhất định. Chúng ta không thể đem vào đoạn sách này ý niệm đầy đủ của chúng ta về Thánh Thần, vì đó là những điều Giuse không hề biết. Chúng ta phải giải thích dưới ánh sáng của ý niệm Do thái về Thánh Thần, vì đó là ý niệm mà Giuse buộc phải đem vào sứ điệp này và là tất cả điều ông biết.
1. Theo ý niệm Do thái, Thánh Thần là ngôi vị đem chân lý đến cho loài người: Chính Thánh Thần dạy các ngôn sứ điều phải nói, chính Thánh Thần của Thiên Chúa dạy cho con người điều phải làm, chính Thánh Thần trải qua các thời đại và thế hệ đã đem chân lý của Thiên Chúa đến với loài người. Cũng vậy, Chúa Giêsu là Đấng đem chân lý của Thiên Chúa đến với loài người. Nói cách khác, Chúa Giêsu có thể cho ta biết Thiên Chúa như thế nào? Ngài muốn chúng ta ra sao? Chỉ trong Chúa Giêsu chúng ta thấy Thiên Chúa như thế nào. Trước khi Chúa Giêsu đến, người đời chỉ có ý niệm mơ hồ và thường sai lạc về Thiên Chúa, cùng lắm họ chỉ có thể đoán chừng và dò dẫm. Nhưng Chúa Giêsu đã phán: “Ai thấy ta tức là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9). Trong Chúa Giêsu chúng ta thày tình yêu, sự thương xót, tâm lòng tìm kiếm, sự thánh thiện của Thiên Chúa như chưa từng thấy ở nơi nào trong thế gian. Khi Chúa Giêsu đến thì giai đoạn đoán mò đã qua và
14- WILilAM BARCLAY
giai đoạn biết chắc đã đến. Trước khi Chúa Giêsu đến, con người không biết sự thiện chân chính là gì, chỉ trong Chúa Giêsu chúng ta mới thấy được thế nào là con người chân chính, sự thiện chân chính và sự vâng phục chân chính ý Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã đến để chúng ta biết sự thật về Thiên Chúa và về loài người.
2. Người Do thái tin rằng Thánh Thần không những đem chân lý của Thiên Chúa đến cho loài người mà cũng làm cho loài người có thể nhân ra chân lý đó.
Cũng vậy, Chúa Giêsu mở mắt cho con người thấy chân lý. Con người bị mù bởi chính sự ngu dốt của mình và họ bị thành kiến dẫn đi sai lạc. Tội lỗi và đam mê làm nhãn quan và tâm trí họ tăm tốĩ. Chúa Giêsu có thể mở mắt cho chúng ta thấy được chân lý. Trong một tiểu thuyết của William J. Locke có kể một người đàn bà giàu có, suốt nửa đời nàng dành cho các chuyến du lịch thăm các thắng cảnh và các phòng triển lãm tranh ở khắp thế giới, nàng mệt mỏi, buồn chán, nhưng rồi nàng gặp một người Pháp tuy không giàu nhưng có một kiến thức uyên bác và lòng yêu cái đẹp tha thiết. Người ấy đến với nàng và tình bạn này đã làm mọi sự hoàn toàn đổi khác. Nàng nói với chàng “Tôi chưa bao giờ biết vạn vật như thế nào cho đến lúc anh dạy tôi cách nhìn chúng”. Đời sống cũng hoàn toàn khác hẳn khi Chúa Giêsu dạy chúng ta cách nhìn đời. Khi Chúa Giêsu ngự vào lòng, mắt chúng ta sẽ thấy sự việc hoàn toàn đổi khác, vì Ngài mở mắt để chúng ta có thể thấy chúng cách xác thực.
Sáng Tạo Và Tái Tạo
Mátthêu 1,18-25
3. Người Do thái đặc biệt liên kết Thánh Thần của Thiên Chúa với công cuộc tạo dựng: Chính do Thánh Thần mà Thiên Chúa hoàn thành công cuộc sáng tạo. Ban đầu Thánh Thần của Thiên Chúa vận hành trên mặt nước và trên cảnh hỗn mang để tạo thành thế giới (St 1,2). Tác giả Thánh vịnh nói “Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Chúa, cả cơ binh Ngài bởi hơi thở của miệng Ngài mà có” (Tv 33,6). cả tiếng Do thái Ruah, lẫn tiếng Hy lạp, pneuma đều dùng vừa chỉ “hơi thở” vừa chỉ “thần linh”.
“Chúa sai thần Chúa ra, là chúng được dựng nên” (Tv 104,30), Gióp nói “Thần của Đức Chúa đã sáng tạo tôi. Hơi thở của Đấng Toàn Năng đã ban cho tôi sự sống” (G 33,4). Thánh Thần là Đấng tạo dựng thế gian và là Đấng ban sự sông.
Cũng vậy, trong Chúa Giêsu có quyền năng sáng tạo và quyền năng ban sự sống của Chúa cho thế gian. Trong Chúa Giêsu chính quyền năng và sự sống của Chúa đã vào trong thế gian. Chính quyền năng đó đã khiến cảnh hỗn mang trong thuở ban sơ trở nên trật tự, và chính quyền năng đó đem lại trật tự cho cuộc sống rối loạn của chúng ta. Chính quyền năng đó hà sinh khí vào trong vật không có sự sống, cũng đến để hà sinh khí vào trong sự yếu đuối và hư hỏng của ta. Có thể nói rằng chúng ta không sống cho đến chừng nào Chúa Giêsu ngự vào đời sông ta.
4. Người Do thái đặc biệt liên kết Thánh Thần không những với công cuộc tạo thành nhưng còn với công việc tái tạo nữa. Êdêkien vẽ bức tranh ảm đạm của trũng hài cốt khô. Ông tiếp tục mô tả hài cốt khô đã sông lại như thế nào. Kế đó ông nghe Chúa dạy “Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và các ngươi sẽ sống” (Ed 37,14). Các Rápbi Do thái có một câu nói: “Chúa dạy cùng ítraen: Trong thế gian này Thần ta đã đặt sự khôn ngoan trong các ngươi, nhưng trong tương lai Thần ta sẽ khiến các ngươi lại sống”. Khi con người chết trong tội lỗi, trong sự mê muội thì Thần Khí Chúa có thể khiến họ lại sống. Cũng vậy, trong Chúa Giêsu có quyền năng thay đổi và tái tạo sự sống. Ngài có thể khiến linh hồn chết trong tội được sống lại. Ngài có thể phục hưng những lý tưởng đã chết, Ngài có thể khiến ý hướng thiện đã hư mất được mạnh mẽ trở lại, Ngài có thể đổi mới và tái tạo cuộc sống khi nó đã mất tất cả ý nghĩa.
Ngoài sự kiện Chúa Giêsu Kitô do một trinh nữ sinh ra, trong đoạn này còn nhiều điều khác nữa. Trọng tâm của tường thuật Mátthêu là sự giáng sinh của Chúa Giêsu. Thánh Thần Thiên Chúa hoạt động đặc biệt chưa từng có trong thế gian này. Thánh Thần đã đem chân lý Chúa đến cho nhân loại. Chính Thánh Thần đã giúp con người đón nhận chân lý khi được nghe và chính Thánh Thần là Đấng duy nhất có thể tái tạo linh hồn con người khi đã mất sự sống. Chúa Giêsu cho chúng ta biết Thiên Chúa như thế nào và con người sẽ ra sao. Chúa Giêsu mở mắt tâm linh làm cho
chúng ta có thể thấy chân lý của Chúa. Chúa Giêsu là quyền năng sáng tạo đến giữa loài người, Chúa Giêsu là quyền năng tái tạo có thể giải phóng linh hồn khỏi sự chết là hậu quả của tội lỗi.
Nơi Vua Ra Đời
Mátthêu 2,1-2
1 Khi Đức Gỉêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôâê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ Phương Đông đến Giêrusalem, 2 và hỏi: “Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên Phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người”.
Đây là một thị trấn cách Giêrusalem mười cây số về phía Nam. Thời xưa nó còn được gọi là Êprát hoặc Éprata. Tên “Bêlem” có nghĩa là “nhà bánh”. Bêlem nằm ở một vùng quê mầu mỡ nên tên đó rất xứng hợp, nó đứng trên ngọn đồi đá vôi cao hơn, có hai đỉnh hai bên, ở giữa lõm xuống như yên ngựa. Từ vị trí đó Bêlem trông như một thị trấn đặt giữa một đại hí trường do những núi đồi tạo dáng.
Bêlem có một lịch sử lâu đời, đó là nơi Giacóp chôn cất Rakhen, vợ ông, và dựng một bia tưởng niệm bên mộ (St 48,7; 35,20). Đó cũng là nơi Rút đã sông và gặp Bôô (R 1,22) và từ Bêlem, Rút có thể thấy vùng đất Môáp, quê hương mình, ở bên kia sông Giođan. Nhưng trên hết, Bêlem là nhà và thành của Đavít (lSm 16,1; 17,12; 20,6), chính Đavít đã thèm khát được uống nước tại giếng của Bêlem khi ông cồn lưu lạc trốn tránh trên các núi (2 Sm 23,14.15).
Trong những ngày sau đó, ta đọc thấy Rơkhápam xây đắt thành luỹ cho Bêlem (2 Sb 11,6). Nhưng trong sử của ítraen và trong tâm trí của dân chúng, Bêlem là thành của vua Đavít. Chính từ dòng dõi nhà Đavít mà Thiên Chúa ban Đấng cứu độ uy hùng đến với dân Ngài như tiên tri Mikha đã nói: “Hỡi Bêlem, Éprata, ngươi nhỏ nhất trong đất Giuđa, song từ nơi ngươi sẽ xuất hiện cho ta một đấng cai trị trong ítraen, gốc tích của Ngài là bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng” (Mk 5,1).
z-, 1 "L,
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 117
Tại Bêlem, thành Đavít, người Do thái đã trông đợi dòng dõi vua Đavít sinh ra và cũng tại đó họ trông đợi Đấng được xức dầu của Thiên Chúa đến trong thế gian, và thật, Đấng đó đã đến.
Bức tranh của chuồng bò và máng cỏ, nơi Chúa Giêsu hạ sinh là bức tranh được ghi khắc sâu đậm trong tâm trí chúng ta, dù có thể bức tranh không hoàn toàn chính xác. Justin Martyr, một trong các giáo phụ đầu tiên sống khoảng năm 150SCN, xuất thân từ một vùng gần Bêlem cho chúng ta biết Chúa Giêsu đã sinh ra trong một hang đá gần làng Bêlem (Justin Martyr: Đối thoại với Trypho 78, 304) và điều này có thể đúng. Nhà cửa ở Bêlem được cất ở trên dốc núi đá vôi, họ cũng thường làm chuồng bò nơi hang đá đẽo lõm vào trong ở phía dưới căn nhà. Rất có thể Chúa Giêsu đã giáng sinh trong chuồng bò như vậy.
Ngày nay ở Bêlem vẫn còn một hang đá như thế và được xem là nơi Chúa Giêsu giáng sinh. Tại đó Giáo hội đã xây “Thánh Đường Chúa Giáng Sinh”. Từ lâu hang đá đó được kể là nơi Chúa Giêsu giáng sinh, vì thế vào đời hoàng đế Roma Hadrian trị vì, ông ta cố ý làm mất tính cách thiêng liêng của nơi đó bằng cách dựng nên một miếu thờ thần ngoại Adonis trên đó. Khi cả đế quốc Rôma tin theo Kitô giáo vào đầu thế kỷ thứ tư, hoàng đế Constantin đã xây cất một đền thờ. Bên dưới bàn thờ chính có một đền thờ lớn vẫn còn đến ngày nay. H. V. Morton tả lại chuyến đi thăm Thánh đường Chúa Giáng sinh tại Bêlem. Ông đến một bức tường lớn, ở đó có một cửa rất thấp, đến nỗi một người lùn cũng phải khom lưng mới vào được. Bên kia bức tường là đền thờ. Bên dưới bàn thờ chính có một hang đá. Khi khách hành hương người viếng nơi thánh vào hang đá sẽ thấy một cái động nhỏ, tối, dài 14 thước và ngang 4 thước được thắp sáng bởi 53 ngọn đèn bằng bạc và trên nền có một ngôi sao, chung quanh ngôi sao có bảng đề bằng tiếng Latinh “Đây là nơi Chúa Giêsu sinh bởi trinh nữ Maria”. Khi Chúa vinh hiển nhập thế, Ngài sinh ra trong một hang đá, nơi người ta dùng làm nơi nghỉ cho đàn gia súc. Hang đá ấy nay được ở trong Thánh đường Chúa Giáng sinh tại Bêlem. Có thể đúng là hang đá đó, cũng có thể không, không ai biết chắc. Nhưng có một điều lý thú trong biểu tượng này là Thánh đường xây trên hang đá có một cái cửa rất thấp đến nỗi ai muôn vào phải cúi khom người xuống. Bất cứ ai muốn đến cùng Hài Nhi Giêsu đều phải quỳ gối khiêm cung.
1
Lòng Tôn Sùng Từ Phương Đông
Mátthêu 2,1-2
Khi Chúa Giêsu giáng sinh tại Bêlem, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông tìm đến tỏ lòng tôn kính Ngài. Danh hiệu của những người này là Magi, một chữ rất khó dịch. Theo Herodotus (1, 101, 132), Magi nguyên là một chi phái Mêđi. Người Mêđi là một phần dân thuộc đế quốc Ba Tư. Họ cô" gắng lật đổ người Ba Tư đem chính quyền về cho người Mêđi. Mưu toan thất bại, từ đó người Magi từ bỏ mọi tham vọng về quyền hành hoặc uy tín và trở nên chi phái tư tế. Các Magi đối với dân Ba Tư cũng giống như người Lêvi đối với dân ítraen vậy. Họ trở thành thầy dạy và giáo dục cho các vua Ba Tư. Tại Ba Tư không được dâng ỉễ vật nếu không có một Magi hiện diện, họ là người của sự thánh thiện và khôn ngoan. Những người Magi này rất giỏi về triết học, y khoa và khoa học tự nhiên. Họ cũng là những thầy bói và người giải mộng, về sau, chữ Magi càng ngày càng mang nghĩa thấp kém hơn và trở thành chữ thầy bói, phù thủy và lang băm, như Êlyma, thuật sĩ (Cv 13,6.8), Simôn người được mệnh danh là thuật sĩ (Cv 8,9-11). Nhưng các Magi không như vậy, họ là những bậc thánh, cũng là những nhà hiền triết đi tìm chân lý.
Vào thời đó mọi người đều tin vào khoa chiêm tinh. Họ tin rằng, dựa vào các vì sao họ có thể tiên đoán tương lai. Họ cũng tin rằng sô" mệnh một người được an bài bởi ngôi sao đã xuất hiện lúc người ấy sinh ra. Điều này cũng dễ hiểu, vì các ngôi sao đi theo một đường cố định, chúng tượng trưng cho trật tự vũ trụ. Nếu thình lình có một vì sao sáng xuất hiện, nếu trật tự của từng trời bị dao động bởi một hiện tượng đặc biệt, thì dường như Thiên Chúa đang can thiệp vào chính trật tự của Ngài để loan báo một sự việc đặc biệt nào đó.
Chúng ta không biết các Magi này đã thấy ngôi sao sáng nào, có nhiều ý kiến về việc này. Chừng mười một năm trước Công nguyên, sao chổi Halley xuất hiện sáng rực trên các tầng trời. Đến khoảng năm 7 trước Công nguyên, Mộc tinh và Thổ tinh xáp lại tạo nên ánh sáng chói lọi. Năm 5 tới năm 2 trước Công nguyên, cũng có những hiện tượng thiên văn kỳ lạ. Trong
X -¿L,
l iN MUNCi MATTHEU - TẠP 119
những năm này vào ngày đầu tiên của tháng Mesori Aicập, ngôi sao Sirius gọi là Thiên lang (sao chó) hiện ra, sáng chói rực rỡ lạ thường lúc mặt trời mọc. Ngày nay tên Mesori có nghĩa là “sự ra đời của một vương tử”. Đốì với các nhà chiêm tinh xưa, một ngôi sao như thế chắc hàm ý sự ra đời của một đại vương. Chúng ta không biết các Magi đã thấy ngôi sao nào, nhưng họ chuyên xem sao nên ánh sáng lạ xuất hiện trên trời báo cho họ biết một vị vua đã đến thế gian.
Đối với chúng ta, dường việc những người này từ phương Đông lên đường đi tìm vua là một việc khác thường. Nhưng thật lạ lùng ngay lúc Chúa Giêsu giá