Nếu mặt biển mãi mãi bình lặng, chắc chắn những thủy thủ tài ba sẽ chẳng bao giờ có mặt trên đời.

Ngạn ngữ Anh

 
 
 
 
 
Tác giả: Tô Chẩn
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 11854 / 93
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 16 - Cưỡi Mây Bay, Phùng Quán Trổ Tài
gụy chúa nghe tâu nhìn ra thì người tâu ấy là phò mã Bàng Quyên,
bèn phán hỏi rằng:
- Khanh có kế chi lui được binh Tề, hãy nói cho quả nhân nghe?
Bàng Quyên tâu:
- Lúc hạ thần ở U Châu về có gặp một vị tiên sinh truyền cho phép
ếm kêu là "Thất tiễn đinh đầu". bấy lâu nay chưa dùng đến. Nay muốn
nhơn dịp này ếm thử Tôn Tẩn coi sao. Như quả phép linh thời trong bảy
ngày Tôn Tẩn phải chết!
Ngụy chúa phán rằng:
- Có như vậy sao bấy lâu nay phò mã không dùng thử. Bây giờ thời
thế đã gấp vậy phò mã hãy lo ếm cho mau đi.
Bàng Quyên vâng lệnh trở về phủ kêu bộ hạlà Hà Mậu Tài, tới bảo
ra sau vườn lập một bàn hương án, trên có saÜn đồ cúng, rồi kiếm cỏ khô
bệnh một hình nộm giống như Tôn Tẩn, trong ruột để một miếng giấy
biên rõ tên họ ngày tháng và năm sanh, dựng hình ấy trên hương án rồi
chiếu theo thất khiếu (hai mắt, hai lỗ mũi, miệng và hai lỗ tai) mà điểm
bảy nét mực, chỗ bảy điểm mực thắp bảy thếp đèn, lại làm một cây cung
và bảy múi tên bằng nhánh cây đào, cụ bị tại hương án cho saÜn. Hà Mậu
Tài ghi nhớ mấy lời dặn, lui ra hoa viên, lo làm xong xuôi rồi trở vào
phục lịnh.
Tới canh ba đêm ấy. Bàng Quyên tắm gội sạch sẽ ra sau hoa viên
thắp nhang đốt đèn, để quyển sách "Thất tiễn đinh đầu". lên hương án
chiếu theo lịnh văn trong ấy mà đọc. Đọc đủ mấy lượt, Bàng Quyên bèn
lấy cung lắp tên giương lên nhắm con mắt bên trái hình nộm mà bắn rồi
tắt ngọn đèn chỗ đó.
Lúc bấy giờ Tôn Tẩn ngồi trong quân trướng bàn chuyện với Lỗ
vương, thình lình la lên rằng:
- Không xong rồi, tôi bị một mũi tên, mắt bên trái không còn thấy gì
nữa!
Lỗ vương cả kinh hỏi:
- Cớ sao tiên sanh lại bị tên?
Tôn Tẩn nói:
- Tôi bị phép "Thất tiễn đinh đầu". của Bàng Quyên rồi, chỉ còn sống
ở trên đời sáu ngày nữa thôi!
Lỗ vương hỏi:
- Vậy tiên sinh có phép gì cứu gỡ hay không?
Tôn Tẩn nói:
- Bị phép này chỉ có chờ chết mà thôi.
Lỗ vương nghe nói buồn rầu vô hạn.
Sáng ngày sau, Bàng Quyên lên thành xem thấy binh Tề phá thành lơ
là lắm, thì biết phép mình có linh ứng, liền vào triều tâu với Ngụy vương
rằng:
- Phép ếm của hạ thần có lẽ đã công hiệu nên đêm hôn vừa bắn một
mũi tên vào mắt tả của Tôn Tẩn, hôm nay binh Tề đã lơ là việc công
thành rồi!
Ngụy vương nói:
- May lắm. Quả vậy thì phò mã ráng ếm cho xong đi.
Bàng Quyên dạ dạ lui về phủ. Tới canh ba đêm ấy. Bàng Quyên lại
ra hoa viên thắp đèn đốt nhang cúng rồi giở sách "Thất tiễn đinh đầu". ra
đọc: đọc xong giương cung lắp tên nhắm mắt bên mặt hình nộm mà bắn,
rồi tắt ngọn đèn chỗ đó.
Liền lúc ấy, bên dinh Tề, Tôn Tẩn nhào la rằng:
- Không xong rồi, tôi lại bị bắn luôn một mắt nữa. Bây giờ chỉ còn
sống năm ngày nữa thôi. Tôi sẽ chết.
Lỗ vương thấy vậy lo sợ quá, nhưng không biết làm sao chỉ hỏi lăng
xăng rằng:
- Phép ếm của Bàng Quyên độc hại như vậy mà tiên sinh có biết sách
gì khác hơn để ếm lại nó không?
Tôn Tẩn lắc đầu nói:
- Hồi trước tôi cho phép đó là bại đức bất nhơn nên không học, chẳng
rõ vì cớ chi mà thầy lại nhè thằng Bàng Quyên mà dại như vậy?
Lỗ vương nghe nói cúi đầu làm thinh.
Sáng ngày, Bàng Quyên lại lên thành xem tình hình quân Tề, thấy
chúng lơi trễ hơn trước, thì cả mừng vào triều tâu với vua Ngụy rằng:
- Có lẽ Tôn Tẩn lại đui một mắt nữ binh Tề ngã lòng, trong dinh lôi
thôi lắm. Chỉ đợi trong năm ngày nữa Tôn Tẩn chết thì chúa tôi ta mặc
sức mà hoành hành thiên hạ.
Ngụy chúa nghe tâu cả mừng vuốt râu phán rằng:
- Nếu Tôn Tẩn mà chết rồi thì nước Ngụy ta vững như bàn thạch, cái
cơ dồ bá chủ ai dám tranh với ta! Phò mã hãy tận tâm việc trừ ếm cho
xong đi!
Bàng Quyên dạ dạ lui về an nghỉ.
Nói lại bên dinh Tề, thấy Tôn Tẩn bị nạn như vậy, Lỗ vương và các
tướng đều rầu lo, chỉ khoanh tay mà chịu chớ không biết cách gì cứu gỡ.
Đương lúc ai nấy đều than thở, bỗng có quân giữ cửa vào bảo rằng:
- Có Mạnh thường quân Điền Văn tới.
Lỗ vương Điền Kỵ lật đật ra nghinh tiếp vào quân trường. Mạnh
thường quân yên bèn nói:
- Triều đình sai tôi đem dê núi và rượu tới khánh hạ cho điện hạ nam
bình quận vương!
Lỗ vương thở ra rồi nói:
- Ôi thôi, ăn uống chi được mà cho rượu thịt. Tôn quận vương bị phép
ếm của Bàng Quyên đã lui hết hai mắt rồi, sắp chết nay mai đây. Mạnh
thường quân nghe nói thất kinh hỏi rằng:
- Quả vậy hay sao? Bây giờ quận vương ở đâu để tôi tới hỏi thử coi
ngài có nhìn thấy tôi không?
Lỗ vương gật đầu dắt Mạnh thường quân tới chỗ Tôn Tẩn nằm rồi hỏi
rằng:
- Ai đứng trước đó, tiên sinh có biết không?
Tôn Tẩn nói:
- Đã không nhìn thấy làm sao biết được?
Lỗ vương nói:
- Vị này là Mạnh thường quân Điền Văn, vân lịnh triều đình đem dê
núi và rượu tới khánh hạ cho chúng ta!
Tôn Tẩn thở ra và nói:
- Té ra điện hạ, thần không thấy được nên lỗi tiếp nghinh, xin điện hạ
tha tội!
Mạnh thường quân hỏi:
- Tiên sinh là bậc đại tài nay gặp họa này há không tự cứu được à?
Tôn Tẩn đáp:
- Bây giờ muốn cứu hạ thần, phải cần có một người biết cỡi mây bay
trên không mới được.
Mạnh thường quân nói:
- Muốn tìm người như vậy ắt phải treo bảng chiêu hiền. Nếu ai giúp
được sẽ thưởng ngàn vàng và chức vạng hộ hầu. Vậy tiên sinh nên
truyền các tướng ra bảng thử coi sao?
Tôn Tẩn gật đầu, lập tức cho mời Ngô Giải tới dạy cách ra bảng. Ngô
Giải vâng lịnh lui ra, viết bảng văn như vầy:
"Tước Nam bình quận vương nước Đại Tề là Tôn Tẩn, vì quá lo việc
xã tắt nên nhọc mệt mà sanh bịnh, đến nỗi đôi mắt mù lòa. Bây giờ cần
người biết cỡi mây bay cao để lên chốn Nghê Hà tìm thuốc. Vậy nay ra
bảng chiêu hiền, ai giúp được sẽ thưởng công ngàn vàng và chức vạn hộ
cầu vinh diệu".
Nay bảng văn.
Ngô Giải viết xong bảng văn, bèn dạy sao ra nhiều bổn đem treo
khắp chốn phương. Bảng treo ra chẳng bao lâu thì có một người tên
Phùng Quán, vốn là thực khách của Mạnh thường quân, tới thâu bảng.
Quân giữ bảng lập tức mời Phùng Quán vào trung quân. Lỗ vương trông
thấy thì hỏi rằng:
- Tráng sĩ biết cỡi mây à?
Phùng Quán đáp:
- Tiểu nhơn cỡi mây được.
Tôn Tẩn hỏi:
- Cỡi được mây chi?
Phùng quán đáp:
- Tiểu nhơn cỡi mây chiếu!
Tôn Tẩn nói:
- Mây chiếu (tịnh vân) bay không cao.
Phùng Quán nói:
- Tuy không cao chớ cũng được vài ba mươi trượng!
Tôn Tẩn nói:
- Nếu lên được vài ba mươi trượng thì được. Vậy tráng sĩ nên bay tới
hoa viên của Bàng Quyên kiếm cho gặp bàn hương án, trên ấy có hình cỏ
thời làm như vầy... Như vầy.
Phùng Quán kê tai vào miệng Tôn Tẩn, nghe dặn xong liền từ giã lui
ra. Ra tới ngoài đồng trống Phùng Quán kiếm chỗ vắng vẻ trải chiếu
phép xuống, leo lên ngồi, rồi bắt ần niệm chú. Giây lâu, chiếc chiếu cất
lên bay, đưa Phùng Quán thẳng vào vườn hoa của Bàng quyên rồi hạ
xuống.
Phùng Quán vào đó, tìm một lát, qua gặp bàn hương án. Trước hết
anh ta bèn bưng các món đồ cúng trên bàn mà ăn, ăn xong liền nhổ hai
mũi tên trên mắt hình nộm ra và thắp hai ngọn đèn dó lại. Kế đó anh ta
gom hết, nào là cung tên, nào sách ếm, nào hình nộm chất một đống, nổi
lửa đốt cháy rụi rồi cỡi chiếc bay về.
Lúc Phùng Quán ở trong hoa viên nhổ tên thắp đèn lại thời bên dinh
Tề, Tôn Tẩn cười vá nói rằng:
- Được rồi, đôi mắt tôi tỏ lại như thường!
Lỗ vương, Mạnh thường quân và các tướng quân nghe nói mừng rỡ vô
cùng. Chẳng bao lâu Phùng Quán về tới, đem việc phá bàn ếm mà thuật
lại. Tôn Tẩn khiêm nhượng nói rằng:
- Tôi chẳng may bị phép độc, may nhờ có tráng sĩ cứu cho khỏi chết,
ơn nặng muôn ngàn, dầu kết cỏ ngậm vành trả cũng chưa xứng!
Mạnh thường quân cười rằng:
- Tưởng ai đâu lạ chớ Phùng tráng sĩ đây là môn khách của tôi, tiên
sinh bất tất phải khiêm nhượng như vậy.
Phùng Quán cũng nói:
- Người xưa có ví: Nuôi binh ba năm, dùng trong một lúc. Hôm nay
điện hạ có việc dùng, tiểu nhơn phải ra sức. Ấy là bổn phận nào dám kể
công.
Tôn Tẩn thấy nói vậy bèn dạy quân sĩ đem hết gấm vóc bạc vàng thịt
rượu của vua Tề ban mà thưởng lại cho Phùng Quán.
Nhắc lại tới canh ba đêm đó, Bàng Quyên chiếu lệnh ra hoa viên làm
phép, chẳng dè khi ra tới nơi chỉ thấy bàn hương án trơ trơ, còn sách vở
cung tên hình nộm đều đâu mất hết. Bàng Quyên cả kinh lục soát khắp
nơi mà cũng chẳng thấy. Đến sáng vào ngày chầu vua Ngụy đem việc ấy
mà tâu lên. Vua Ngụy cả giận quở trách Bàng Quyên thậm tệ. Liền khi
ấy lại có quân giữ thành vào tâu rằng:
- Muôn tâu bệ hạ, binh Tề phá thành gấp lắm, xin bệ hạ liệu định.
Ngụy vương nghe báo lại càng giận Bàng Quyên nên hỏi gắt rằng:
- Tại khanh gây binh đao với Tề nên nay mới bị nguy cấp như vậy.
Vậy khanh hãy tự liệu lấy!
Bàng Quyên tâu rằng:
- Tâu bệ hạ, gây binh đao với Tề là tại bệ hạ chớ nào phải là hạ thần.
Ngụy vương hỏi rằng:
- Quả nhơn gây với Tề làm sao, khanh hãy nói cho nghe!
Bàng Quyên nói:
- Lúc trước bệ hạ hứa đổi Châu Tị trần cho vua Tề, rồi bệ hạ lén về
nước không chịu đổi, nên vua Tề có giận sai binh sang đánh để đòi châu
ấy cho được. Nếu bệ hạ chịu viết biểu hàng phục về dâng châu Tị trần ắt
binh Tề lui về liền, nước Ngụy sẽ được thái bình như cũ!
Ngụy chúa vô ý, nghe Bàng Quyên tâu như vậy, ngỡ thiệt, nên liền
chuẩn tấu, lập tức viết hàng biểu, giao Châu Tị trần cho Từ Giáp sai qua
Tề dâng lên để cầu hòa. Từ Giáp vâng lịnh lãnh hàng biểu và châu rồi
bái tạ ra đi.
Bàng Quyên thấy Ngụy chúa nghe lời mình thì cả mừng, lật đật lui về
phủ sai Hà Mậu Tài đem một ngàn lượng vàng ròng sang giao cho Từ
Giáp và dặn phải đem lo lót cho Thái sư nước Tề là Trâu Kỵ để cậy ông
ấy tâu với vua Tề triệu binh Tôn Tẩn về. Từ Giáp lãnh vàng rồi lập tức
lên ngựa ra thành.
Tôn tẩn ngồi bên dinh Tề đoán quẻ biết việc của Bàng Quyên làm
bèn nói với Lỗ vương rằng:
- Bàng Quyên đã xúi được quân Ngụy dâng hàng biểu và Châu Tị
trần cho chúa công ta, lại có sai người lót vàng cho Trâu Kỵ để cậy Trâu
Kỵ tâu xin chúa công triệu chúng ta về!
Lỗ vương nói:
- Nếu nó lập mưu như vậy thời chúng ta dạy tướng sĩ giữ chặt các cửa
thành đừng cho sứ nó lọt ra.
Tôn Tẩn nói:
- Nếu sứ nó ra mà đi dâng cống cho nước nào hì chúng ta ngăn được
chớ cho nó đi phụng cống nước ta mà ngăn, e ra khi triều đình hay được
ắt chẳng khỏi tội.
Lỗ vương khen phải. Từ Giáp nhờ vậy nên ra thành khỏi bị quan sĩ
ngăn cản.
Từ Giáp đi mấy ngày đã tới thành Lâm Tri, liền thẳng vào phủ Thái
sư bày mâm vàng xin ra mắt Trâu Kỵ, Trâu Kỵ tiếp rước tử tế rồi hỏi
rằng:
- Tiên sinh tới tệ phủ có việc chi xin dạy cho biết?
Từ Giáp đáp:
- Tôi vâng lịnh chúa thượng tôi, đem hàng biểu và Trâu Tị trần sang
dưng cho Tề vương. Lại Bàng phò mã cũng có kính cho Thái sư ngàn
lượng vàng cầu Thái sư tâu giúp một lời để Tề vương thâu binh Tôn
nguyên soái về!
Trâu Kỵ thấy vàng tối mặt liền hứa rằng:
- Bàng phò mã đã dạy như vậy tôi đâu dám chẳng vâng lời. Vậy tiên
sinh hãy lui ra nhà trạm yên nghỉ, tới mai vào triều yết kiến thánh thượng
tôi sẽ tâu giúp.
Từ Giáp tỏ lời cảm ơn rồi từ tạ lui ra.
Sáng ngày sau, Từ vương ra triều, Từ Giáp vào tung hô rồi dưng châu
và hàng biểu lên. Tề vương xem biểu xong phán rằng:
- Quả hơn có ý muốn châu này đã lâu rồi, tới hôm nay mới được cầm
tay.
Phán dứt lời, cầm châu lên xem. Liền khi ấy Trâu Kỵ bước ra quỳ tâu
rằng:
- Nay nước Ngụy thuần phục, dưng hàng biểu và Châu Tị trần sang
cống chúa thượng. Vậy chúa thượng nên vị tình hảo của hai nước mà
giảng hòa. Nếu chúa thượng bằng lòng giảng hòathì nên hạ chỉ dạy Lỗ
vương và Nam bình vương rút binh về, một là cho binh sĩ nghỉ ngơi, hai là
khỏi lầm than bá tánh nước Ngụy.
Vua Tề chuẩn tấu, lập tức một mặt soi kỳ bài quan đệ chiếu ra Nghi
Lương triệu binh Tôn Tẩn về, một mặt ban thưởng cho Từ Giáp. Từ Giáp
được thưởng lạy tạ ơn rồi từ giã về nước.
Nói lại Lỗ vương, Mạnh thường quân và Tôn Tẩn, ngày nọ đương đốc
xuất ba quân phá thành Nghi Lương bỗng có kỳ bài quan đem chiếu của
Tề vương đem tới. Ba vị bèn vọng bàn hương án tiếp chiếu tuyên đọc.
Sau khi khoản đãi quan tuyên chiếu, Tôn Tẩn bèn hạ lịnh lui binh. Quân
sĩ được lịnh lập tức bạt trại kết đội lên đường.
Ngày nọ đi tới ngã ba, một đường là về Tề, một đường là qua Hàng.
Tôn Tẩn bèn nói với Lỗ vương và Mạnh thường quân rằng:
- Nay saÜn đường qua nước Hàng, hạ thần muốn sang tạ ơn Hàng Hậu
vì giữa mặt Ngụy chúa người giải oan cho hạ thần lúc nọ. Vậy chẳng rõ ý
của hai điện hạ nghĩ như thế nào?
Lỗ vương nói:
- Phải, tiên sinh nên đi, một là tạ ơn, hai là kết tình hòa hảo với Hàng
chúa.
Tôn Tẩn cả mừng lập tức hạ lịnh ba quân đồn binh tại ngã ba lộ, để
bọn Viên Đạt ở lại phòng thủ, rồi sang nước Hàng thẳng vào cửa triều
xin vào yết kết Hàng chúa.
Hàng chúa nghe nói có khách ở Tề sang bèn xuống điện tiếp rước tử
tế rồi sai thị thần nhắc cẩm đôn mời ngồi. Ngồi xong, tôn Tẩn bèn tâu
rằng:
- Chúng tôi là Lỗ vương Điền Kỵ, Mạnh thường quân Điền Văn nà
Nam bình vương Tôn Tẩn xin tới viếng bệ hạ và chúc bệ hạ vạn tuế.
Hàng chúa đáp rằng:
- Quả nhơn xin có lời cảm tạ chư vương. Vậy chẳng hay chư vương tới
tệ quốc có điều chi dạy bảo chăng?
Tôn Tẩn đáp:
- Độ nọ tôi có nhờ ơn Hàng Hậu đã rộng lượng tới trứơc mặt Ngụy
chúa mà tỏ nỗi oan tình, nên nay chúng tôi rút binh về Tề tiện đường
ghé, trước là viếng bệ hạ, sau là tạ ơn Hàng Hậu!
Hàng chúa nghe dứt đổi sắc buồn bã, đôi mắt rưng rưng giọt lụy.
Tôn Tẩn tâu rằng:
- Chẳng rõ lời tôi vừa tâu có chi xúc phạm tới bệ hạ mà bệ hạ chẳng
vui như vậy?
Hàng chúa đáp:
- Chẳng giấu chi chư vương. Bởi vì lúc nọ Ngụy chúa sai sứ sang
mượn binh về đặng cự với chư vương thời quả nhơn có cho Trương Xa
sang giúp, song vì tình anh em. Hàng hậu có lãnh mạng thân chinh, chẳng
dè qua tới Ngụy, sức chấu chống không nổi xe, đến nỗi phải bại trận, bởi
cớ ấy Hàng Hậu bị Bàng Quyên sàm tấu với Ngụy chúa nhiều lời chẳng
phải, nên chi Ngụy chúa quở trách Hàng Hậu, khiến Hàng Hậu buồn rầu
thái quávề nước chẳng bao lâu thời bỏ mình.
Lỗ vương, Mạnh thường quân và Tôn Tẩn nghe dứt lời ai cũng buồn
bã, tỏ lời chia sầu với Hàng chúa. Hàng chúa cũng gán gạt lụy hạ lịnh
bày tiệc khoản đãi ba vị khách quý.
Cùng nhau ăn uống chuyện vãn rất tâm đắc, đến lúc tiệc gần mãn.
Tôn Tẩn móc trong tay áo lấy ra một phong thơ trao cho Hàng chúa rồi
dặn rằng:
- Bệ hạ nên cất kỹ thơ này, phòng khi có sự chi nguy cấp sẽ giở ra mà
xem.
Hàng chúa tiếp lấy và tỏ lời cám ơn. Tiệc tan, Lỗ vương, Mạnh
thường quân và Tôn Tẩn bèn từ giã Hàng chúa trở về cho đồn binh, hạ
định ba quân bạt trại ra đi.
Đi chẳng mấy ngày nữa thì về tới thành Lâm Tri. Lỗ vương, Mạnh
thường quân và Tôn Tẩn thẳng vào ra mắt Tề chúa. Tề chúa ban khen ba
vị và các tướng ít lời rồi hạ chỉ phong thưởng. Ai nầy tạ ơn lãnh thưởng
rồi về phủ.
Tôn Tẩn về Tề ở yên tại phủ Nam bình vương đâu được vài tháng,
đêm nọ ra hoa viên xem thiêng tượng bỗng thấy sao bổn mạng sắp sửa
xẹt thời cả kinh nói thầm rằng:
- Ta sắp có nạn ba năm, vậy phải dùng phép ếm rồi ẩn mặt giả chết
mới mong khỏi hoạ.
Nghĩ đoạn. Hôm sau Tôn Tẩn bèn giả bịnh rồi sai Viên Đạt vào triều
tâu rằng:
- Từ Tôn quân sư ở Ngụy về tới, nay vì không được mạnh nên mắc
bịnh phong, đau đớn nửa thân mình, thế rất nguy cấp, xin thánh thượng
miễn tội khởi chầu!
Tề chúa nghe tâu lo sợ lắm, lập tức sai ngự y sang chuẩn mạch điều
tri. Ngự y phụng mạng lập tức đi sang Nam bình vương phủ trị bịnh cho
Tôn Tẩn.
Xuân Thu Oanh Liệt Xuân Thu Oanh Liệt - Tô Chẩn