Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Tác giả: Azit Nêxin
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 801 / 17
Cập nhật: 2018-04-23 23:17:43 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chúng Ta Không Thể Nên Người
hỉ cần một ai đó trong đám bạn bè đưa ra một lời tuyên bố đượm về hoài nghi: "Này các cậu ơi, chúng ta không nên người được, thì tất cả sẽ gật gù tán thưởng: "Đúng, hoàn toàn đúng, khó mà thành..." Sẽ khó mà tìm được một người nào phản ứng lại kiểu như: "Anh nói gì lạ thế? Cần phải biết tự trọng chứ!".
Tôi ở trong số người hiếm hoi đó. Câu chuyện xảy ra từ hồi tôi còn trẻ, khi mới hai mươi nhăm tuổi, cái tuổi sục sôi bầu máu chống đối, nổi loạn.
Đó là một lần tôi đi tàu thuỷ ra quần đảo Hoàng Tử. Trong số hành khách đi tàu cùng ngồi trong khoang, có một người đàn ông luống tuổi chẳng hiểu có điều gì bực bội trong lòng tự nhiên đưa ra lời nhận xét:
- Tôi xin cam đoan với các bạn, chúng ta không nên người được!
Mọi người trong khoang đều gật gù tán thưởng ý kiến của ông ta. Riêng tôi là người duy nhất phản đối một cách quyết liệt:
- Tại sao chúng ta lại không nên người được?
Thế mà cũng đòi nói. Nhất định chúng ta sẽ mở mày, mở mặt như ai, và còn hơn thế nữa! Rồi đây chúng ta sẽ làm cho cả thế giới phải kinh ngạc!
Hành khách trong khoang, cứ như là vào hùa với nhau, nhao nhao phản đối tôi:
- Không, không, chúng ta không thể nên người!...
- Còn lâu chúng ta mới đuổi kịp các nước!
- Chúng ta không thể nên người được!
Được mọi người ủng hộ, người đàn ông nọ hài lòng ra mặt, ông nói nhẹ nhàng.
- Đấy, cậu nghe thấy chưa? - Ông già nói. - Ai cũng ủng hộ tôi cả. Điều đó có nghĩa là, việc chúng ta không nên người được là một sự thật. Không ai bắt buộc tất cả những người ngồi đấy kêu lên cái sự thật ấy.
- Chúng ta sẽ nên người!... Rồi chúng ta cũng sẽ nên người!
Người đàn ông cười mỉm nói:
- Này cậu, chính mồm cậu vừa nói: "Chúng ta sẽ nên người" đấy nhé! Sẽ thành!.... Nghĩa là hiện nay chúng ta chưa thành...
Từ ngày ấy, nhiều năm đã trôi qua rồi, nhưng trong đầu tôi lúc nào cũng vấn vương câu hỏi: "Tại sao chúng ta không nên người được?"
Lần tôi bị tù gần đây nhất đã mở mắt cho tôi. Cuối cùng tôi đã tìm được lời đáp cho câu hỏi ấy.
Trong tù tôi được bố trí ở trong một buồng giam lớn dành riêng cho tù chính trị. Đây là một xã hội trí thức thu nhỏ gồm những người có học thức, những nhà doanh nghiệp nổi tiếng, những vị tỉnh trưởng, các tổng giám đốc, các cựu nghị sĩ quốc hội, các nhà hoạt động chính trị xuất sắc, các quan chức cao cấp, các bác sĩ kỹ sư....
Mặc dù chúng tôi khác nhau về quan điểm, nhưng tôi đã tiếp thu được ở họ rất nhiều điều mà trước hết nhờ có họ, tôi mới hiểu ra tại sao chúng ta không nên người được.
Vào những ngày thăm nuôi tôi chỉ nhận được rặt những tin không vui: không có tiền trả tiền thuê nhà, không có tiền trả các quầy hàng... thôi thì đủ thứ bực mình, khó chịu. Tôi bị ức chế, mệt mỏi bơ phờ. Thậm chí nhiều lúc đã thấy ngã lòng.
Suy đi nghĩ lại mãi cuối cùng tôi nhận thấy chỉ có một lối thoát duy nhất đó là: phải nhanh chóng bắt tay vào viết một cuốn tiểu thuyết, gửi đăng ở một tờ báo nào đó để kiếm lấy một ít tiền. Cốt truyện cuốn sách mà tôi dự định viết, đã được tôi thai nghén từ lâu.
Tôi chuẩn bị xong xuôi giấy bút, còn bàn viết thì đã sẵn có tấm phản nhà tù. "Không được bỏ phí thời gian, tránh xa các cuộc tán gẫu vô bổ và thói hư ăn không ngồi rồi!". - Nghĩ thế nên tôi bắt tay ngay vào công việc. Nhưng chưa viết được mười dòng thì một trại viên, một người có học thức cao đến chơi với tôi.
- Chúng ta không thể nên người được! - Vừa mới đến, ông đã vội tuyên bố. - Không, không thể...,
Tôi ngồi yên không nói gì.
- Anh có biết tại sao không? - Ông ta hỏi tôi. - Tôi vốn học ở Thụy Sĩ, rồi làm việc sáu năm ở Bỉ...
Ông kể rất lâu rầu rĩ trong lòng không viết tiếp được, nhưng biết làm thế nào? Thỉnh thoảng tôi lại cúi đầu nhìn xuống xếp giấy ra ý cho ông ta hiểu rằng tôi rất bận và chỉ mong sao ông đứng dậy ra về. Than ôi, ông khách chẳng hề có dấu hiệu gì chứng tỏ sẽ đoán ra. Ông cứ thao thao bất tuyệt.
- Ở bên đó anh không thể tìm được người nào đi ra đường mà lại không có quyển sách trong tay.
Người Thụy Sĩ cũng như người Bỉ bất cứ lúc nào có dăm ba phút rảnh rỗi là họ mở sách ra đọc.
Trong xe buýt, trong toa tàu... đâu đâu cũng thấy người đọc sách. Thế còn, nếu đến nhà họ, thì thấy cả nhà, lớn bé già trẻ ai cũng cắm cúi đọc, đọc và đọc...
- Chà, lạ nhỉ! - Tôi cố ý ngắt lời ông ta, thầm hy vọng ông ta sẽ để yên tôi cho.
- Có lẽ đáng ngạc nhiên thật đấy! - Ông tiếp tục, - Giờ ta hãy nhìn vào những người bạn tù ở đây mà xem. Ai cũng nhận mình là trí thức, thế mà chẳng ai có lấy một cuốn sách trong tay. Bạn thân mến ơi, chúng ta không thể nào nên người được.
- Ông nói đúng, - tôi tán thành.
Tôi vừa nói xong câu này ông lập tức kể hăng hái gấp đôi trước về sự đọc sách hăng say của người Thụy Sĩ và người Bỉ.
Sắp đến giờ ăn trưa, chúng tôi cùng đứng lên khỏi tấm phản.
- Giờ anh ta đã hiểu tại sao chúng ta không nên người được chưa?
- Vâng, - tôi đáp.
Thế là tôi mất đứt nửa ngày trời ngồi nghe bài giảng về cái sự ham đọc sách của người Thụy Sĩ và người Bỉ.
Nuốt vội nuốt vàng xong bữa trưa, tôi lại leo lên phản và bắt đầu viết tiếp. Xếp giấy đặt trên đầu gối, bút cầm tay, tôi trầm tư suy nghĩ...
Chưa kịp viết được chữ nào thì lại có một người quen nữa đến chơi.
- Anh làm gì vậy?
- Tôi viết tiểu thuyết.
- Ở đây anh không thể viết gì được. Ồn ào quá!... Anh đã có dịp sang châu Âu chưa?
- Không, tôi chưa bao giờ ra khỏi biên giới nước Thổ.
- Đáng tiếc, đáng tiếc. Nhất định anh phải sang châu Âu, để thấy tận mắt cuộc sống ở đó, tất cả đều tuyệt vời! Những chuyến xuất ngoại như thế sẽ mở rộng tầm mắt của chúng ta. Tôi đã từng đặt chân lên hầu khắp châu Âu, không có nước nào mà tôi chưa tới. Tôi sống lâu nhất ở các nước Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển. Dân chúng ở các nước này họ tôn trọng nhau vô cùng. Thậm chí tôi không bao giờ nghe thấy ai cao giọng, bởi họ sợ làm phiền người bên cạnh. Thế còn ở đây thì sao, lúc nào cũng ồn ào, huyên náo như vỡ chợ. Có khá nhiều việc phải làm, chẳng hạn như cần viết cái gì đó, hoặc muốn đọc cuốn sách, tờ báo, hay muốn chợp mắt một lúc cũng chịu. Trong cái cảnh hỗn độn ồn ào như thế này anh không thể viết tiểu thuyết được. Không thể.
- Ồn ào tôi vẫn viết được. Chỉ khi nào có người cứ lè nhè mãi bên tai, thì tôi không thể viết nổi.
- Bạn thân mến ơi, nếu xung quanh yên tĩnh thì viết vẫn thú hơn nhiều chứ. Phải không nào? Họ có quyền gì mà ngăn cản anh viết. Tại sao họ không nói với nhau nhỏ nhẹ hơn một chút. Ở Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển người ta không xử sự như thế. Dân chúng các nước này văn minh tiến bộ hơn ta nên họ biết tôn trọng lẫn nhau.
Ông ta nói hoài, nói mãi, không ngớt đưa ra một lô một lốc ví dụ chứng minh cho sự lịch thiệp và sự có giáo dục của người dân Châu Âu.
Tôi cúi người và bắt đầu viết. Nói đúng hơn là làm ra vẻ sẽ viết. Điều này có lẽ không được lịch thiệp lắm, nhưng tôi còn biết làm gì hơn?.
- Anh đừng cố gắng một cách uổng công như thế, - ông bạn tôi nói - kiểu gì anh cũng không thể viết nổi. Chỉ làm tổn hại thần kinh thôi. Ở đây không phải Châu Âu. Anh có biết thế nào là người Châu Âu không? Trước tiên đó là sự tôn trọng người bên cạnh. Còn ở ta thì thế nào? Bạn thân mến ơi, tại sao chúng ta không nên người là vì vậy đó. Không, chúng ta không thể thành người!
Đáng lẽ ông còn nói nữa, nhưng may quá ông luật sư đến đã cứu thoát tôi.
Sợ rằng sẽ lại có ai đó đến bám riết, tôi cố cúi gập đầu xuống gần hơn với mặt giấy.
Vừa mới viết được hai dòng, thì một người quen khác trong đám đến chơi.
- Chúc anh hoàn thành tốt công việc! - Anh ta lên tiếng.
- Cảm ơn anh, - tôi đáp lại.
Anh ta ngồi lên phản rồi nói:
- Còn lâu chúng ta mới trở thành con người thực sự được!
Tôi không dám hé răng nói nửa lời, cốt để cắt đứt câu chuyện ngay từ đầu.
- Anh bạn đã sang Mỹ chưa? - Anh ta hỏi.
- Chưa.
- Thật đáng tiếc! Chỉ cần anh sang Mỹ vài tháng thôi là anh sẽ hiểu ngay tại sao chúng ta lạc hậu xa đến thế.
Người Mỹ khác chúng ta ở chỗ, họ rất ghét nói chuyện tào lao vô bổ? Ở Mỹ người ta nói: "Time is money". Thời gian là tiền bạc. Người Mỹ chỉ khi nào có việc họ mới đến với nhau. Nói với nhau đôi ba câu thật cần thiết, rồi lại bắt tay ngay vào công việc. Thế còn ở Thổ Nhĩ Kỳ thì sao? Cứ lấy hẳn chúng ta suy ra thì biết. Chúng ta làm việc thế nào? Chỗ nào cũng chỉ thấy thi nhau ba hoa, tán hươu, tán vượn hết ngày này sang tháng khác. Ở Mỹ không có chuyện ấy, vì thế họ mới tiến bộ và văn minh.
Tôi thở dài thườn thượt liên tục, thầm mong ông bạn đoán ra tôi đang rất bận để kết thúc câu chuyện và ra về. Thế nhưng anh ta coi như không có chuyện gì xảy ra vẫn tiếp tục thao thao bất tuyệt.
Đến giờ ăn tối, trước về, anh nói:
- Chúng ta không nên người được, bởi cái thói nói nhiều làm ít, ai cũng thích ba hoa, tán hươu tán vượn.
- Anh nói chí phải, - tôi trả lời.
Ăn vội ăn vàng cho xong bữa tối, trở về khám tôi lại bắt tay ngay vào công việc hết sức cần thiết lúc này đó là viết tiếp cuốn tiểu thuyết.
- Lao động - đó là cái chính yếu. Những cái còn lại không quan trọng lắm.
- Tôi nghe thấy giọng nói của ai đó vẳng lại.
Ngẩng đầu lên tôi thấy một trong những người bạn cùng khám của tôi đang đến gần.
- Bạn nghĩ gì về câu này! - Anh ta vừa hỏi vừa ngồi xuống chiếc phản bên cạnh.
- Tôi phải làm việc, không có thì giờ tranh luận, - tôi trả lời.
- Tôi được cha mẹ giáo dục theo tinh thần Đức quốc...
Tôi tức muốn nổ con mắt.
Anh ta vẫn sôi nổi tiếp tục.
Tôi tốt nghiệp trường phổ thông trung học dạy bằng tiếng Đức ở Stambun, sau đó học đại học bên khó tìm được một người vô công rồi nghề. Còn ít chúng ta? Riêng ở khám này có khắp mặt dạng người đó. Không, không, chúng ta không nên người được. Còn lâu chúng ta mới trở thành những con người thực thụ!
Tôi hiểu ra rằng: ban ngày người ta không để cho tôi ngồi yên viết tiểu thuyết, chỉ tổ hại thần kinh. Có lẽ chỉ còn cách đợi cho họ ngủ hết, rồi mới làm việc.
Người bạn tôi vẫn kể về nước Đức không biết chán:
- Bên Đức người ta thói ăn không ngồi rồi là một sự nhục nhã. Dù có bị rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã đến đâu chăng nữa thì một người Đức không bao giờ chịu bó tay đầu hàng số phận, dứt khoát họ sẽ tìm được một công việc gì đó để làm, không chịu ngồi không. Còn ở bên ta thì trái ngược hoàn toàn. Thử hỏi chúng ta bị giam giữ ở đây đã bao nhiêu tháng rồi mà có thấy ai làm gì đâu? Nói ra điều này lập tức người ta sẽ ngạc nhiên hỏi: đã bao nhiêu tháng rồi mà có thấy ai làm gì đâu? Người trí thức Đức sẽ không nói vậy. Họ viết hồi ký, nhật ký, suy nghĩ công việc của mình, đọc sách, tóm lại là họ không ngồi rồi, chớ đến bữa ăn. Thế còn chúng ta?... Không có điều đó. Cho nên muốn nói gì thì nói, chúng ta khó mà nên người được.
Gần nửa đêm anh ta mới về phản mình. Cuối cùng tôi cũng bắt tay vào công việc. Lúc này sẽ không có ai đến cặp kè để giảng bài về đề tài, tại sao chúng ta không nên người được.
Nhưng than ôi, tôi đã lầm: vẫn có một người nữa đến phản tôi. Người này đã từng sống bên Pháp nhiều năm. Ông ta nói giọng nhỏ nhẹ, tránh làm thức giấc người khác. Theo lời ông ta thì người Pháp có một đặc điểm là: làm ra làm mà chơi thì ra chơi. Họ không bao giờ lẫn lộn giữa giờ làm và giờ nghỉ.
Ông bạn khuyên tôi, đã quá nửa đêm rồi, không nên làm việc nữa.
- Bây giờ anh nên đi ngủ, để sáng sớm đầu óc tỉnh táo hãy bắt đầu làm việc. Bên ta mọi việc đều lộn tùng phèo lên tất cả. Cái lúc cần làm việc thì chúng ta lại nghỉ. Khi người ta nghỉ ngơi thì mình lại đi làm việc.
Đó chính là lý do tại sao hiệu quả lao động của chúng ta thấp kém. Chúng ta không biết lao động một cách hợp lí. Đó cũng chính là nguyên nhân tại sao chúng ta không bao giờ nên người được. Không bao giờ!
Khi ông ta đi khỏi thì tôi đã quá mệt mỏi, không thể viết gì được nữa. Đôi mắt cứ díp lại, tôi ngả mình xuống tấm phản và thiếp đi.
Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm và cầm bút viết, trong khi mọi người vẫn còn ngủ.
Một người quen cùng khám, mà tôi hết sức kính trọng, đi vệ sinh về, ghé vào chỗ tôi, nói:
- Bên Anh mọi cái đều khác ta, - Ông đưa ra nhận xét.
- Ông đã sang Anh chưa?
- Chưa, tôi chưa sang.
- Ông cứ tưởng tượng đang đi trên một chuyến tàu hoả. Suốt mấy tiếng đồng hồ liền, người khách đồng hành cùng quê với ông không hề nói với ông lấy nửa lời. Trong trường hợp đó ở Thổ thế nào người ta cũng sẽ nói: "Gớm, mặt lạnh như băng! Gì mà tinh tướng thế!". Nhưng thật ra đây chính là biểu hiện của sự có giáo dục và sự lịch thiệp chứ không phải lạnh nhạt hay kênh kiệu. Bởi vì, có thể, người đi cùng mình không thích nói chuyện. Tại sao vô cớ làm phiền hà người khác? Còn bên ta thì sao? Quen hay không quen, không cần biết, bận hay rỗi không cần quan tâm, cứ thế là mở miệng ba hoa chích choè không biết mệt. Chính vì thế mà chúng ta không bao giờ nên người được.
Tôi vo tròn tờ giấy để trên gối, ném xuống gầm phản, đút chiếc bút máy vào túi.
Thế là hết!... Ý định viết tiểu thuyết của tôi đã chấm dứt như thế.
Vâng, trong tù tôi không thể viết nổi được cái gì.
Nhưng chính ở đây tôi đã nhận ra một chân lý quý giá hơn nhiều so với cuốn tiểu thuyết mà tôi định viết. Tôi hiểu ra nguyên nhân tại sao chúng ta không thể nên người.
Bây giờ mỗi khi nghe thấy ai đó giận dữ thốt lên: Không, chúng ta không thể nên người!..." thì tôi sẽ giơ tay ngay, reo lên:
- Tôi biết tại sao rồi.
Cuối cùng, tôi đã sáng mắt ra nhờ có thời gian ở tù.
Xin Cha-À-O! Xin Cha-À-O! - Azit Nêxin Xin Cha-À-O!