Books support us in our solitude and keep us from being a burden to ourselves.

Jeremy Collier

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm Online
Thể loại: Truyện Ngắn
Dịch giả: Sưu Tầm
Biên tập: Ken Ute
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 888 / 4
Cập nhật: 2016-03-17 13:37:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3: Suy Nghĩ Tích Cực
uy nghĩ tích cực và hành động ngay lập tức
Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị đánh bại, bạn đã bị đánh bại.
Nếu bạn nghĩ bạn không dám, bạn không bao giờ dám làm gì cả.
Nếu bạn muốn chiến thắng nhưng bạn nghĩ không thể thắng nổi
Thì gần như chắc chắn rằng bạn mãi mãi không bao giờ chiến thắng.
Nếu bạn nghĩ bạn sẽ thất bại thì bạn đã thất bại rồi. Bởi chúng ta nhận thấy rằng trong thế giới ngoài kia mọi thành công đều bắt nguồn từ hành động và ý chí.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn vượt trội, bạn sẽ vượt trội.
Bạn phải nghĩ thật cao, thật xa để bay cao hơn, bay xa hơn nữa
Bạn phải tự tin ở bản thân mình
Những cuộc chiến trong đời
Không phải những người mạnh hơn và nhanh hơn bao giờ cũng chiến thắng
Nhưng sớm muộn gì thì người chiến thắng
Cũng là người tin rằng mình sẽ thắng!
Một nhà văn hài hước đã từng nói vấn đề khó khăn nhất trong đời là bước ra khỏi một chiếc giường ấm áp và đi vào một căn phòng lạnh lẽo. Theo ông, nếu bạn càng ngủ nướng bao lâu thì càng khó trở dậy, khó chịu bấy nhiêu. Ngay cả trong tình huống đơn giản này, việc hành động một cách cố ý là tung mền và đặt chân xuống sàn, ngay lập tức sẽ xua tan đi sự khó chịu.
“Ngay bây giờ là cụm từ kỳ diệu mang lại thành công cho bạn. Ngày mai, tuần sau, sau này, một người nào đó thường đồng nghĩa với không bao giờ.Rất nhiều ước mơ chẳng bao giờ trở thành hiện thực vì chúng ta thường tự nhủ:” Tôi sẽ bắt đầu vào một ngày nào đó, thay vì nói:”Tôi sẽ bắt đầu ngay bây giờ, ngay bây giờ”.
Câu chuyện thứ nhất:
“Nếu Virginia làm được thì bạn cũng làm được”
Cách đây vài tháng, một anh bạn đã kể cho tôi nhe câu chuyện về một phụ nữ có tên là Virginia Feigles, cũng sống gần quê nhà của tôi. Anh bạn này rất ấn tượng với câu chuyện thành công của Feiles vì nó thật sự đáng nể.
Bước vào tuổi 44, Feigles quyết định rằng cô không muốn mãi mãi chỉ là một người thợ làm tóc. Cô muốn trở thành một kỹ sư. Khi cô bày tỏ quyết định này, đã có rất nhiều người ngăn cản, cho rằng đây là một điều không tưởng. Nhưng sự phản đối của mọi người chỉ làm cô thêm nung nấu ý chỉ của mình.
“Tôi đã mất rất nhiều người bạn trong giai đoạn này, Feigles cho biết. Mọi người ganh ghét khi bạn quyết định làm điều mà không ai tin rằng bạn làm được. Bạn phải vượt qua”
Sự đấu tranh của cô trở thành một bài định hướng về nghề nghiệp của bộ sách Cliffs Notes, trong phần nói về sứ mệnh can đảm và lòng quyết tâm kêu gọi sự giúp đỡ của nhiều người khác để tạo cơ hội cho một người tốt nghiệp phổ thông. Nó cũng thể hiện một sự thật khó khăn: Thay đổi là một quá trình gian nan. Bạn có thể mất đi những người bạn, đối mặt với những chướng ngại tưởng chừng như không thể vượt qua, và chiến đấu với một rào cản lớn nhất:Sự nghi ngờ của bản thân.
Feigles luôn ao ước vào đại học. Nhưng sinh ra và lớn lên ở một thị trấn nhỏ Milton, cơ hội dành cho cô gần như không có. Năm 17 tuổi, cô lập gia đình và có con chỉ sau một năm. Cô cả ngày làm việc tại tiệm tóc của chồng và nuôi con trai nhỏ. Hai mươi năm cứ thế trôi qua. Sau khi li dị chồng, cô bắt đầu suy nghĩ về cuộc đời mình. Cô nhận thấy muốn phải thay đổi, và thay đổi chỉ xảy ra nếu có những mục tiêu mới.
Cô đang là một thư ký bán thời gian tại phòng thương mại thị trấn và cô nhận ra rằng cuộc đời này còn rất nhiều điều thú vị. Tôi nghĩ:”Thật là ngu ngốc, tại sao tôi lại có một ý nghĩ xuẩn ngốc như thế. Đâu phải ai có bằng tiến sĩ vật lý cũng là Albert Eistein đâu”
Mặc dù không phải kỹ sư nào cũng là thiên tài nhưng họ đều biết đại số, một điều mà cô không dám tự hào. Cô bắt tay vào học đại số và thành thạo chỉ trong vòng vài tháng.
Sau khi thử sức qua một khóa học mùa hè tại trường đại học cộng đồng, cô quyết định nộp đơn vào khoa kỹ sư dân dụng nổi tiếng thuộc đại học Bucknell. Vị phó khoa, Trudy Cuningham đã đặt thẳng vấn đề:
“Khi cô ấy đến, tôi đã nói thẳng cho cô ấy biết là cuộc sống sắp tới sẽ rất khó khăn. Cô ấy không còn trẻ nữa, cô ấy là một người lớn tuổi, có cuộc sống riêng, xe hơi riêng và cô ấy phải tranh đua với những đứa trẻ vẫn còn sống trong kí túc xá và được phục vụ ngày 3 bữa”.
Đối với những sinh viên bình thường, hết giờ học là tới giờ tiệc tùng, bia rượu hoặc đá banh. Đối với cô, hết giờ học cô còn phải tiếp tục làm việc ở tiệm tóc và sau đó học bài thật kỹ. Hầu như ngày nào cô cũng có ý nghĩ bỏ học.
Cô còn nhớ lúc nhận bài kiểm tra vật lý đầu tiên, cô đã rớt.
“Một sinh viên khác cho rằng đời tôi thế là hết. Tôi nói với cô ấy đừng lo, tôi sẽ không tự tử đâu”, cô kể lại với sự lạnh lùng của một người từng trải. Cuối cùng cô cũng vượt qua môn học này với điểm C.
Thêm nhiều đêm mất ngủ và nhiều điểm C khác nữa, cuối cùng thì Feigles cũng tốt nghiệp chung với 137 kỹ sư khác vào năm 1999. Cô thật sự ngạc nhiên với thành công của mình.”Tôi cứ suy nghĩ mãi, mình đã làm gì thế nhỉ. Và tôi đã tự trả lời mình, Tôi đã thành công rồi. Tôi đã thật sự làm được điều mà mình mong muốn”.
Câu chuyện thứ 2:
“Hãy kiểm soát thời gian và tin tưởng chính mình, bạn sẽ đủ thời gian để “làm mọi việc”
Trước khi kết hôn vài năm, cô từng đi làm và thực sự rất say mê trong công việc.
Nhưng ngay sau khi kết hôn, cô nghỉ hẳn ở nhà. Cô ấy giải thích:”Bây giờ tôi phải chăm sóc cho hai đứa nhỏ đang tuổi đến trường, phải chăm sóc nhà cửa rồi chuẩn bị ba bữa ăn một ngày. Tôi chẳng còn thời gian để đi làm nữa”
Rồi một sáng chủ nhật, cả gia đình cô gặp tai nạn giao thông. Cô và lũ trẻ may mắn chỉ bị xây xước nhẹ nhưng chồng cô bị thương nặng ở lưng khiến ông tàn tật vĩnh viễn. Lúc ấy, cô không còn lựa chọn nào khác là phải đi làm trở lại để trang trải cuộc sống gia đình.
Vài tháng sau cuộc tai nạn, chúng tôi gặp lại cô ấy. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra cô ấy đã có những điều chỉnh bản thân để thích ứng với những trách nhiệm lớn hơn.
Cô ấy nói:”Anh chị biết không, sáu tháng trước tôi chưa hề nghĩ một ngày nào đó tôi sẽ vừa làm việc cả ngày vừa trông nom, chăm sóc gia đình chu đáo. Nhưng sau khi vụ tai nạn xảy ra, tôi quyết tâm phải tìm ra cách để sắp xếp thời gian hợp lí.
Tôi nhận ra có những lúc tôi đã lãng phí thời gian để làm những thứ không cần thiết một chút nào. Rồi tôi cũng thấy rằng những đứa trẻ đã đủ lớn để giúp tôi việc nhà, quan trọng là chúng thực sự muốn đỡ đần cho mẹ. Tôi đã tìm được hành chục cách để tiết kiệm thời gian như:Ít đi picnic hơn, xem phim ít hơn, ít buôn chuyện qua điện thoại hơn, nói chung là hạn chế nhưng việc giết thời gian như vậy.”
Câu chuyện thứ ba:
”Hãy tự tặng cho mình những lời động viên mỗi ngày”
Vài tháng trước, một nhân viên bán xe hơi kể với tôi một thủ thuật anh ấy đã sử dụng để đạt được thành công.
Anh ấy nói:”Một trong những nhiệm vụ chính của tôi, chiếm khoảng hai giờ mỗi ngày là gọi điện cho khách hàng để sắp xếp những cuộc gặp gỡ, giới thiệu sản phẩm. Ba năm trước, khi mới bắt đầu bán xe hơi, tôi thật sự lúng túng, e dè, sợ hãi và tôi biết giọng nói của mình trên điện thoại thiếu tự tin như thế nào. Nhiều khách hàng mà tôi gọi đã nhanh chóng trả lời:”Tôi không quan tâm rồi cúp máy”.
Hồi đó, cứ mỗi sáng thứ 2, giám đốc bán hàng của chúng tôi lại tổ chức họp. Đó quả là một hành động gây phấn chấn, giúp tôi cảm thấy tốt hơn lên. Thêm vào đó, dường như cứ mỗi thứ 2, tôi lại có nhiều buổi hẹn gặp khách hàng hơn những ngày khác trong tuần. Nhưng vấn đề là cảm hứng mà tôi có được trong ngày thứ 2 lại chẳng kéo dài được đến ngày thứ 3 hay những ngày khác trong tuần.
Rồi tôi nảy ra một ý tưởng. Nếu giám đốc bán hàng đã có thể khích lệ tôi như vậy thì tại sao tôi không thể tự khích lệ mình? Tại sao tôi lại không thể tự tặng cho mình những lời động viên, cổ vũ khi bắt tay vào thực hiện những cuộc điện thoại? Hôm đó tôi quyết định áp dụng điều này. Không nói với ai cả, tôi ra bãi xe, đến bên một chiếc xe trống. Trong vài phút tôi tự nhủ với mình:”Tôi là một người bán xe và sẽ trở thành một người bán hàng giỏi nhất. Tôi đang bán những loại xe tốt với những thương vụ hái ra tiền. Những người mà tôi gọi điện tới, họ đang cần những chiếc xe đó và tôi sẽ bán cho họ”.
Gần như ngay lập tức những ý tưởng tự khích lệ này đã phát huy tác dụng. Tôi cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết, không sợ khi thực hiện những cuộc điện thoại nữa. Tôi muốn thực hiện! Bây giờ tôi không còn ra bãi xe nữa, để tự khích lệ mình. Nhưng tôi vẫn sử dụng thủ thuật:Trước khi gọi điện thoại cho một người nào đó, tôi tự nhắc mình là một người bán hàng xuất sắc, chắc chắn tôi sẽ đạt kết quả tốt và sự thực đúng là như vậy.
Câu chuyện thứ 4:
Tôi bắt đầu nhận ra rằng những vị tiến sĩ tôi đang giúp việc cho cũng không khác tôi lắm..
Tôi lớn lên ở Newark – New Jersey nhờ vào tiền trợ cấp. Bố mẹ tôi đã ly dị và tôi đến sống cùng với ông bà ở cái nơi mà bọn trẻ vào tù nhiều hơn là đến trường. Tháng trước tôi quay trở lại thăm nơi ấy và gặp lại một người bạn cũ. Anh ta mới bị kết án 3 năm rưỡi vì tội buôn ma túy. Anh ta nói với tôi: “Đó là tất cả những gì chúng tôi biết làm như thế nào”. Và đó là sự thật. Chúng tôi chẳng có được bất kỳ hình mẫu hay lối thoát nào.
Vậy thì điều gì đã làm nên sự khác biệt giữa tôi và anh ta? Tôi nghĩ rằng mình đã may mắn. Sau khi học xong trung học, ông bà tôi đã gửi tôi đến sống với một người gì ở Texas. Ở đó, tôi có một công việc ngoài giờ là giúp việc trong một trung tâm nghiên cứu. Tôi bắt đầu nhận ra rằng những vị tiến sĩ tôi đang giúp việc cho cũng không khác tôi lắm. Tôi nghĩ rằng tôi cũng làm được như vậy. Vì thế, tôi bắt đầu tham gia vào các lớp học buổi tối và cuối cùng tôi đã có được bằng cử nhân hóa học. Một khi biết được điều bạn muốn và nhận ra rằng điều đó có thể thực hiện được thì bạn hãy vạch ra phương pháp để thực hiện nó. Sau đó, hãy kiên trì thực hiện.
Câu chuyện thứ 5:
”Mù chỉ là một phiền toái mà thôi”
Đến năm 13 tuổi, Erik Weihenmayer đã mất thị lực hoàn toàn. Mọi người nói với anh rằng anh sẽ không bao giờ có thể làm được nhiều điều mà những người khác có thể, rằng anh là người tàn tật. Thế nhưng, Erik Weihenmayer đã không chịu chấp nhận cuộc sống hạn hẹp đó. Sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, đã học cách chấp nhận nghịc cảnh của bản thân, coi đó như một phần cuộc sống của mình.
Đầu tiên anh tham gia đội đấu vật của trường trung học, trở thành đội trưởng và giành giải nhì trong giải vô địch toàn bang. Kế đến, Erik Weihenmayer thử thách bản thân bằng bộ môn leo núi – một môn thể thao rất khó ngay cả với người có thị lực tốt. “Tôi mù nhưng không có nghĩa là không thể vui chơi, Erik Weihenmayer khẳng định. Anh đã dùng chính khó khăn của mình – căn bệnh khiế thị để biến nó thành thế mạnh, bằng cách sử dụng những gác quan đã được tăng cường khác dể thực hiện những thử thách mà ít người dám chinh phục.
Năm 1995, anh đã leo thành công lên định núi, Ngọn núi mckinley cao nhất Bắc Mỹ vơi độ cao trên 6.000m. Năm 1996, anh trở thành người khiếm thị đầu tiên leo đến đỉnh ngọn núi đá Granit El Capitan cao gần 1000m ở Yosemite. Hiện nay Erik Weihenmayer đang là giáo viên của trường tư thục Phoneix Conuntry Day School. Anh cho biết:”Mù chỉ là một phiền toái mà thôi”
Câu chuyện thứ 6:
“Ước mơ của một cậu bé cụt tay”
Hãy xem xét trường hợp của jim Abbott, cậu bé sinh ra chỉ có một tay. Ước mơ của cậu là chơi bóng chày trong giải đấu Major League Baseball, một điều vốn đã là niềm ao ước của bất cứ đứatrẻ nào khác. Nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng nó quá viển vông đối với cậu. Và Jim đã phản ứng như thế nào với nghịch cảnh cùng lúc là cậu chỉ có một tay và bị bạn bè trong lớp cười nhạo? Thay vì bỏ cuộc cậu đã thích ứng và thay đổi lộ trình tiến lên của mình để đạt được mục đích tưởng chừng như quá xa vời này.
Jim đã pháy triển được kỹ thuật đeo găng nhanh mà cậu thường sử dụng để đeo và cởi găng tay để có thể bắt và ném bóng thật nhanh. Cậu còn rèn luyện thể chất và trở thành nhà vô địc Olympic môn chạt vượt rào. Cậu không ngưng kiên trì với ước mơ của mình để không chỉ trở thành một cầu thủ chăn bóng mà còn là một cầu thủ ném bóng xuất sắc được mọi ngươi kính nể của đội tuyển Califonia trong giải đấu Major League Baseball
Jim vốn có vô vàn lí do để lựa chọn bỏ cuộc. Nhưng thay vào đó cậu đã kiên trì với mục tiêu của mình.
Bạn thấy đấy, ngay cả khi nghịch cảnh là một biến cố lớn của cuộc đời thì nhân tố cuôi cùng quyết định đến thời gian và mức độ vượt qua những thử thách to lơn này lại chính là chúng ta
Bản thân nhận thức rằng nghịch cảnh không bắt buộc phải vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bạn, ảnh hưởng đến những khía cạnh khác của cuộc sống hay kéo dài hơn cần thiết đã là một sự giải phóng lớn lao cho tâm hồn bạn.
Câu chuyện thứ 7:
Hãy bắt tay dành dụm ngay lập tức
Hãy lấy ví dụ về việc tiết kiệm tiền mà ai cũng biết là một việc tốt. Nhưng không mấy ai chịu lên kế hoạch, đầu tư tiết kiệm đâu ra đó. Rất nhiều người dự định sẽ tiết kiệm này nọ nhưng chỉ rất ít người thực sự dành dụm được.
Dưới đây là quá trình tích lũy vốn liếng của một đôi vợ chồng trẻ. Thu nhập sau trừ thuế của Bill là 1000 đôla và vợ anh ấy, Janet cũng xấp xỉ mức đó. Cả 2 đều muốn tiết kiệm nhưng luôn có môt lý do chen ngang vào khiến họ không thể thực hiện được kế hoạch. Đã rất nhiều lần họ tự hứa “ chúng ta sẽ tiết kiệm khi nào chúng ta được tăng lương, khi nào chúng ta trả hết các khoản trả góp, khi nào chúng ta vượt qua được giai đoạn gay go này…”
Cuối cùng Janet phát chán vì hết lần này đến lần khác mà họ không dành dụm được. Cô ấy nói với Bill:”Anh này, chúng ta có định tiết kiệm hay không đấy?” Bill trả lời:”Đương nhiên rôi, nhưng em cũng biết rằng bây giờ chúng ta không dành dụm nổi mà?”
Nhưng lần này Janet rất quyết tâm:” Chúng ta đã bàn với nhau 1 kế hoạch tiết kiệm nhưng vẫn chưa dành dụm được một đồng nào vì lúc nào cũng nghĩ chưa đúng lúc. Đã đến lúc phải nghĩ chúng ta có thể. Hôm nay em vừa đọc một bài báo viết rằng nếu chúng ta tiết kiệm 100 đôla mỗi tháng, 15 năm sau chúng ta sẽ có 18000đô la cộng với 6600 đôla tiền lãi. Hãy bắt đầu tiết kiệm 10% thu nhập của anh, có thể cuối tháng chúng ta phải ăn bánh quy giòn chấm sữa nhưng chúng ta nên làm, phải làm và sẽ tiếp tục như thế”.
Bill và Janet gặp chút thiếu thốn trong vài tháng đầu nhưng họ nhanh chóng điều chỉnh cuộc sống theo ngân quý mỗi tháng. Giờ đây họ thậm hí trở nên thích thú với việc kiểm soát chi phí để thực hành tiết kiệm.
Câu chuyện thứ 8
“Đừng bao giờ đợi đến lúc mọi thứ sẵn sàng. Hãy bắt tay làm ngay, bạn sẽ tìm ra cách”
Khả năng là một trạng thái tinh thần. Những điều chúng ta làm được lớn lao đến đâu phụ thuộc việc chúng ta tin tưởng bản thân mình đến mức nào.
“ Khoảng hơn hai năm trước, một anh bạn trẻ nhờ tôi tìm giúp được một công việc có triển vọng hơn. Lúc bấy giờ anh ta đang là thư ký của phòng tín dụng ở một công ty giao nhận hàng qua bưu điện, anh ta than thở tương lai sẽ chẳng đi đến đâu nếu tiếp tục làm công việc đó. Chúng tôi thảo luận về những thành quả mà anh ta đạt được trước đó, về công việc mà anh ta thực sự muốn làm. Sau khi tìm hiểu một chút về anh ta, tôi nói:”Tôi rất ngưỡng mộ chí tiến thủ của anh khi muốn tìm một công việc tốt hơn, với những trách nhiệm cao hơn. Nhưng nói thật, nếu muốn bắt đầu trong lĩnh vực mà anh yêu thích thì anh phải có bằng đại học. Nhưng anh cho biết chỉ mới theo học được 3 học kỳ. Vậy anh nên học cho xong đã, nếu anh học cả hè thì anh sẽ mất khoảng hai năm nữa thôi. Một khi tốt nghiệp đại học, tôi tin anh có thể tìm được một công việc như ý tại một công ty anh mong muốn”
Anh ta đáp lại:”Tôi biết việc lấy được bằng đại học sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều, Nhưng tôi không thể quay lại trường học được.
Hiện nay tôi đã 24 tuổi rồi và chỉ vài tháng nữa vợ chồng tôi sẽ có cháu thứ 2. Cuộc sống gia đình luôn chật vật với khoảng tiền lương ít ỏi mà tôi đang kiếm được. Tôi chẳng còn thời gian cho việc học vì tôi còn phải đi làm kiếm tiền. Thực sự đối với tôi, việc quay lại học đại học là không thể”
Tôi nói với anh ta.”Nếu anh nghĩ mình không có điều kiện học tiếp thì việc đó sẽ trở thành không thể. Nhưng chỉ khi anh tin mình có thể quay lại trường học, khi đó tự khắc anh sẽ tìm ra cách vừa đi học mà anh vẫn đảm bảo công việc như bây giờ.”
Nào bây giờ tôi muốn anh làm việc này.Hãy dứt khoát sẽ quay lại học nốt đại học. Hãy chú tâm vào suy nghĩ đó thôi, hãy để ý tưởng đó điều khiển ý thức của anh. Hãy nghĩ, nghĩ thật nhiều, thật kỹ xem mình nên làm gì để có thể vừa làm, vừa học lại có thể giúp đỡ gia đình. Vài tuần sau anh hãy quay lại đây, và cho biết anh đã suy nghĩ ra sao.
Hai tuần sau anh bạn đó quay lại tìm tôi.
“Tôi đã nghĩ rất nhiều về những điều ông nói. Tôi đã quyết định dứt khoát phải đi học lại. Tôi chưa xem xét mọi khía cạnh của vấn đề, nhưng chắc chắn tôi sẽ tìm được một giải pháp hợp lý”
Và anh ấy đã làm được.
Anh ấy đã xin được học bổng của một công ty thương mại. Với khoản học bổng của một công ty thương mại. Với khoản học bổng đó, anh không phải lo đến học phí, sách vở, tài liệu và các chi phí khác. Anh ấy sắp xếp lịch làm việc để có thể đi học đầy đủ. Sự nhiệt tình cùng với lời hứa sẽ tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn đã giúp anh ấy có được sự ủng hộ hết mình từ vợ và gia đình.Họ đã cùng nhau sắp xếp thời gian và tiền bạc một cách hiệu quả nhất.
Tháng trước, anh ấy đã nhận bằng tốt nghiệp. Ngay ngày hôm sau, anh ấy đã được nhận thực tập với vị trí quản lý tại một tập đoàn lớn.”
Với Bản Thân- Những Mẩu Chuyện Ý Nghĩa Với Bản Thân- Những Mẩu Chuyện Ý Nghĩa - Sưu Tầm Online