Love is like a butterfly, it settles upon you when you least expect it.

 
 
 
 
 
Tác giả: VnExpress
Thể loại: Tùy Bút
Số chương: 5239
Phí download: 44 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4221 / 45
Cập nhật: 2014-12-04 16:13:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Thư gửi phụ nữ Việt
gười ta dễ dàng chứng kiến nước mắt của phụ nữ nhưng đâu có dễ dàng chứng kiến nước mắt của đàn ông. Người ta dễ dàng thừa nhận: đàn ông là bờ vai chia sẻ của phụ nữ, nhưng đâu có dễ dàng thừa nhận: phụ nữ là bờ vai chia sẻ của đàn ông.
Ngày 8/3 mới qua, những bó hoa chắc vẫn còn tươi thắm, những món quà chắc vẫn chưa kịp dùng. Phụ nữ Việt Nam có ít nhất 2 ngày trong một năm được tôn vinh: ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. Còn cánh đàn ông chúng tôi, một nửa thế giới còn lại, làm gì có vinh dự cái ngày được gọi là “ngày quốc tế đàn ông” hay “ngày đàn ông Việt Nam”.
Không có ngày tôn vinh, chúng tôi chẳng vì thế mà tủi phận. Tiếng Việt ta, phụ nữ được gọi với mỹ danh “phái đẹp”. Mỹ danh đó công khai thừa nhận quyền làm đẹp của chị em. Các chị em có biết bao mẫu tóc, rồi kiểu áo nọ, quần này, váy kia. Đàn ông chúng tôi, trừ những người làm nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu đâu có vinh hạnh được quần quần áo áo, son son phấn phấn.
Các chị em sung sướng đến chừng nào khi có ai đó nhận xét: “Cô đó sành điệu lắm”. Còn đa số chúng tôi sợ hãi đến chừng nào khi có ai đó nhận xét: “Anh đó điệu lắm”. Các chị em miết mải chạy theo xu hướng này đến xu hướng nọ. Còn đa số đàn ông chúng tôi chỉ đơn giản: đi làm quần âu, áo sơ mi, đi chơi: quần bò, áo phông. Không có quyền làm đẹp, chúng tôi chẳng vì thế mà tự ti.
Cũng tiếng Việt ta, phụ nữ còn được gọi với danh xưng “phái yếu”. Chúng tôi luôn là người đèo xe máy các chị em, luôn nhường đường, nhường chỗ, bê vác vật nặng cho các chị em. Đơn giản, bởi chúng tôi được mặc định với danh xưng “phái mạnh”. Thử hỏi, các chị em có mấy người biết sửa điện, thay dầu mỡ ở quạt, khoan tường, đóng đinh? Thử hỏi, có mấy chị em phải chạm tay vào bút thử điện, cái kìm, cái búa, máy khoan. Và cũng có khi nhiều chị em không phân biệt được cờ lê và mỏ lết. Chúng tôi được mặc định làm những phần việc đó. Và chúng tôi không kêu than.
Hơn nữa, người ta dễ dàng chứng kiến nước mắt của phụ nữ nhưng đâu có dễ dàng chứng kiến nước mắt của đàn ông. Người ta dễ dàng thừa nhận: đàn ông là bờ vai chia sẻ của phụ nữ. Nhưng đâu có dễ dàng thừa nhận: phụ nữ là bờ vai chia sẻ của đàn ông. Nhiều khi trong cuộc sống, chúng tôi cũng gặp phải những khúc mắc, khó khăn, cũng có những giây phút yếu lòng, khó có thể diễn tròn vai của phái mạnh. Không có quyền được yếu đuối, chúng tôi chẳng vì thế mà oán thán.
Dẫn ra 3 thứ không có đó, chúng tôi muốn ngỏ ý rằng: mỗi giới tính đều có vai trò và thiên chức riêng. Vậy mà, đọc mấy bài báo những ngày gần đây, chị em sao cứ bàn tới 2 chữ ‘bình đẳng” trong các công việc nhà. Đâu phải những phần việc của phụ nữ và những phần việc của đàn ông đặt lên hai chiếc đĩa cân, bên đĩa cân này có những thứ này thì bên đĩa cân kia có ngần đó những thứ thì mới gọi là bình đẳng.
Các chị em sau khi tan làm, về nhà thổi cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa. Chúng tôi sẽ vui vẻ làm những phần việc đó khi các chị em muốn san sẻ sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng chúng tôi sẽ không thể vui vẻ khi các chị em mới động vào một mớ rau, rửa một cái bát cũng than vãn: “Đàn bà sao khổ thế” hay đòi một cách vô lý hai chữ “bình đẳng”.
Đối với chúng tôi, trong công việc nhà nói riêng hay trách nhiệm gia đình nói chung, bình đẳng, bình quyền hay những bình gì đó tương tự là mỗi giới tính làm những phần việc phù hợp với thiên chức, vai trò riêng để cùng nhau xây dựng một tổ ấm.
Thanh Tước
VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) - VnExpress VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết)