People have a hard time letting go of their suffering. Out of a fear of the unknown, they prefer suffering that is familiar.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: VnExpress
Thể loại: Tùy Bút
Số chương: 5239
Phí download: 44 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4221 / 45
Cập nhật: 2014-12-04 16:13:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Muốn ly hôn vì stress với bố chồng
ng sinh hoạt bừa bãi, bẩn thỉu, hay la cà hàng xóm, kinh khủng nhất là thói quen uống rượu bia, ngang ngạnh. Tuy chưa đến mức xay xỉn, nhưng lại hay kể cả, tự cho mình là chủ nhà và hay thích thú kể những chuyện trong gia đình tôi cho hàng xóm.
Bố mẹ có 2 chị em tôi. Tôi là con út, kém chị 10 tuổi nên được bố mẹ đầu tư rất nhiều. Khi còn là học sinh phổ thông trung học, tôi từng chơi piano, đoạt giải trong hội diễn văn nghệ thành phố. Trong những năm sinh viên tôi không yêu ai nhưng có rất nhiều chàng trai theo đuổi vì hình thức ưa nhìn, cao ráo và khá nổi ở trường đại học về nhiều mặt. Tôi quen chồng vào năm học cuối cùng khi đến thực tập ở cơ quan anh. Mới gặp, anh không có ấn tượng gì, thậm chí tôi còn không ưa anh vì tính tình xuề xoà với mọi người mặc dù anh là trưởng phòng kỹ thuật.
Sau nhiều lần gặp gỡ, tôi yêu anh lúc nào không biết, có lẽ vì tính tốt bụng và nhiệt tình. Anh hơn tôi 9 tuổi, đám cưới tổ chức khi tôi ra trường được 7 tháng dù chưa có công ăn việc làm chính thức. Mẹ phản đối vì tuổi tác, bố và chị ủng hộ. Đến giờ tôi mới hiểu vì sao mẹ phản đối. Nhà chồng không khá giả gì, đông con, trên anh có 2 bà chị, dưới có một em trai, mẹ chồng mất đã lâu. Ngày cưới, chúng tôi phải thuê nhà. Hai năm sau là thời gian khó khăn với tôi, anh ngoài 30 mà chúng tôi chưa thể có con. Cũng may sau đó, tôi sinh được 2 đứa con liên tiếp, cháu gái hơn cháu trai 2 tuổi, niềm vui chỉ một chiều.
Tôi từ chỗ không có công ăn việc làm ổn định, sau đó phải ở nhà gần 4 năm để nuôi con, cuộc sống kinh tế khó khăn. Thời gian đó chồng quyết định bỏ công việc nhà nước với tương lai rộng mở sang làm cho một công ty liên doanh với Nhật. Khi 2 đứa con đi học mẫu giáo, chúng tôi mở một cửa hàng bán đồ lưu niệm để tôi có công ăn việc làm. Thực ra, đã tốt nghiệp đại học mà đi làm công việc bán hàng quả là khó khăn, cũng may sau đó chồng ăn nên làm ra, chúng tôi mua được nhà, sắm ôtô, chồng được đề bạt làm tổng giám đốc liên doanh.
Vợ chồng mở được nhà hàng với vài chục nhân viên. Thời kỳ bất hạnh đến với tôi, cậu em chồng đi lấy vợ, bố chồng chuyển đến ở cùng vợ chồng tôi, bất hoà bắt đầu. Thời gian đầu cố nhịn, nhưng thực sự tôi không thể chịu được tính nông dân của bố chồng. Ông sinh hoạt bừa bãi, bẩn thỉu, hay la cà hàng xóm, kinh khủng nhất là thói quen uống rượu bia và ngang ngạnh. Tuy chưa đến mức xay xỉn, nhưng lại hay kể cả, tự cho mình là chủ nhà và hay thích thú kể những chuyện trong gia đình tôi cho hàng xóm.
Sinh hoạt của ông phá tan nề nếp gia đình tôi, chỉ một ví dụ nhỏ sẽ khiến ai cũng không chịu nổi. Có lần tôi về nhà, ông ở một mình dưới tầng một, nhưng tivi trên tầng 3 vẫn bật oang oang. Tôi góp ý ông còn mắng và lý sự ở nhà một mình cần phải có tiếng người. Nhiều lần tôi đề nghị chồng nói với ông yêu cầu sửa đổi lối sống, nhưng anh chỉ nói qua loa theo kiểu mình không phải là chủ nhà mà cứ như người lệ thuộc.
Mâu thuẫn giữa tôi và bố chồng ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng đến cả quan hệ vợ chồng tôi. Bản thân ông, sau này cũng không chấp nhận tôi. Suy ngẫm cho cùng, chồng cũng giống ông, chẳng hay ho gì. Bố chồng nghiện rượu còn chồng mê cờ. Mỗi lần tôi yêu cầu xử lý quan hệ trong gia đình anh lại bỏ ra ngoài đánh cờ với mấy ông già về hưu hàng xóm. Đã né tránh yêu cầu của vợ nhưng cả con lẫn bố đều không chịu giải toả ức chế của tôi.
Bố chồng hàng ngày có mỗi việc đi chợ buổi sáng còn cả ngày rong chơi mà cũng kể công này nọ. Tuy chồng không lên mặt, nhưng hàng ngày chỉ mỗi việc đưa đón con đi học và rửa bát bữa cơm tối mà cứ như là đủ trách nhiệm. Con cái học hành không xem bài vở cụ thể mà quanh năm ngày tháng chỉ giở giọng động viên con học tập, nói phét về tương lai, liệu có ý nghĩa gì. Cả hai bố con không bao giờ thông cảm cho tôi, tối tăm mặt mũi cả ngày với kinh doanh nhà hàng, tối về còn bao việc trong nhà. Chưa kể bệnh tim của tôi không cho phép chịu được sự căng thẳng này.
Dần dần từ mâu thuẫn với bố chồng, đến giờ tôi cũng không thể chấp nhận được người chồng nhu nhược, không quan tâm tới vợ. Hào quang giả dối quanh chồng cuối cùng đã bị hạ. Cơ quan khen anh là lãnh đạo năng động, bạn bè yêu quý vì sự đứng đắn, hay quan tâm mọi người, chỉ khi ở trong chăn mới biết có rận. Với việc trong nhà mới lộ rõ bản chất chồng là người chậm chạp và đặc biệt đến vợ là người thân nhất cũng không có được sự quan tâm đúng mực thì mọi sự quan tâm khác có ý nghĩa gì.
Giờ mỗi hành động của chồng, đặc biệt của bố chồng đều như bỡn cợt trêu tức tôi. Cái gì đến sẽ phải đến, sau quá nhiều lần yêu cầu chồng giải quyết không được, tôi ra tối hậu thư, hoặc phải nói ông về ở với chú út hay ở với bà chị cả (nhà có điều kiện nhất) vì con nào chẳng là con, hoặc tôi sẽ ra đi. Mâu thuẫn giữa tôi và bố chồng đã kéo dài nhiều năm không thể hàn gắn, vậy mà chồng vẫn ngây thơ thuyết phục tôi và bố chồng hoà giải.
Giờ tôi sẵn sàng ra đi vì ngay cả tình cảm vợ chồng cũng nguội lạnh. Tôi hoàn toàn độc lập, không cần phụ thuộc vào chồng nữa. Sự ra đi của tôi chắc sẽ đảm bảo cho chồng trọn chữ hiếu. Điều vấn vương duy nhất là hai đứa con, giờ đã 13 và 11 tuổi, bắt đầu hiểu chuyện. Với các con, có thể chúng không muốn ra đi cùng tôi, điều đó không quan trọng, tôi chỉ lo cho việc học hành và tương lai của chúng khi thiếu bàn tay chăm sóc mẹ. Ở lại là điều tôi không làm nổi. Rất mong mọi người cho tôi lời khuyên thiết thực nhất.
Ngọc
VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) - VnExpress VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết)