Những trận chiến lớn nhất chính là những trận chiến trong tâm trí chúng ta.

Jameson Frank

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1514 / 41
Cập nhật: 2016-06-20 21:01:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 62: Ngày Tàn Của Chiêu Tông
ừ năm 1520, Mạc Đăng Dung chỉ chuyên lo củng cố thế lực của mình. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 27, tờ 1) viết rằng:
"Đăng Dung xin được nắm tất cả binh quyền, nói như thế sẽ tiện việc càn quét giặc giã hơn. Quan Lễ bộ thượng thư là Phạm Gia Mô (người có quan hệ thông gia với Mạc Đăng Dung - ND) nói rằng, nếu để binh quyền phân tán khắp cả năm phủ (đó là Đông quân, Tây quân, Nam quân, Bắc quân và Trung quân - ND) thì Đăng Dung khó có thể làm hết những gì mình đáng phải làm. Nói rồi, Gia Mô hết sức đề nghị đống liêu cùng bảo cử Đăng Dung. Nhà vua từ đó liền cho Đăng Dung tiết chế hết quân doanh thủy bộ khắp cả mười ba đạo và dùng Gia Mô làm Tán lí quân vụ. Vậy là hết thảy quân đội tinh nhuệ cùng khí giới sắc bén cả nước từ đấy nằm gọn trong tay Đăng Dung.”
Cũng sách trên (quyển 27, tờ 3) viết tiếp:
"Khi ấy, Đăng Dung chuyên quyền chinh phạt, uy thế ngày càng lớn, lòng người hướng dần về Đăng Dung. Kẻ thân tín của Đăng Dung là Phạm Gia Mô cùng phe đảng chia nhau nắm giữ quyền bính trong triều. Hữu đô đốc là Vũ Hộ (em rể Đăng Dung) làm Tổng trấn Sơn Tây, hai đàng cùng ngầm trao tin tức cho nhau. Bà con và bè đảng Đăng Dung đâu đâu cũng có, cấu kết mật thiết với nhau. Bọn quan Thượng thư như Trình Chí Sâm và Nguyễn Ung cũng hùa theo.
Đăng Dung tiến Vua một người con gái nuôi của mình, được Vua cho làm tần ngự trong cung. Người này theo dõi mọi động tĩnh của Nhà vua. Đăng Dung lại cho em là Quyết coi quân túc vệ và con trai là Đăng Doanh giữ điện Kim Quang. Đăng Dung còn tiếm dùng thuyền rồng và lọng phượng, ra vào cung cấm không chút dè sợ gì cả. Những người tâm phúc của Nhà vua như Thự Vệ là Nguyễn Cấu, Đô lực sĩ là Nguyễn Thọ và Đàm Cử... đều bị Đăng Dung giết hết.”
Khi Nhà vua thấy rõ nguy cơ thì đã quá trễ. Tháng 7 năm 1522, Lê Chiêu Tông mật bàn kế trừ Mạc Đăng Dung nhưng cơ mưu chẳng thành, phải bỏ kinh thành bôn tẩu khắp đó đây và những người tin cẩn của Nhà vua lại tiếp tục bi Đăng Dung hãm hại.
Tháng 8 năm 1522, Mạc Đăng Dung lập một người em của Lê Chiêu Tông là Hoàng Đệ Xuân lên ngôi bù nhìn. Tháng 10 năm 1525, Lê Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung bắt, đem giam ở phường Đông Hà (Hà Nội), và đến tháng 12 năm 1526, Mạc Đăng Dung giết Lê Chiêu Tông rồi tự lập làm vua.
Lời bàn: Lê Chiêu Tông hiếu sát mà vô mưu, xét việc trước sau đều rất nông cạn. Mạc Đăng Dung sớm nuôi tham vọng, nhưng xem ra, chính Lê Chiêu Tông đã vô tình giúp Mạc Đăng Dung chóng đạt tham vọng đó. Bởi nông cạn, Lê Chiêu Tông không bao giờ tiên liệu được những mối nguy luôn rình rập mình, thôi thì âu cũng là bởi vận số nhà Lê vậy.
Song le, giữa cuộc khủng hoảng cung đình với sự yên trị của một Lê Chiêu Tông bất tài và sa đọa, thật khó có thể nói đàng nào bất hạnh hơn.
Chương đầu của lịch sử triều Hậu Lê đến đó là hết. Một trăm năm nào phải dã dài, vậy mà thịnh đó rồi lại suy đó, tiếc thay!
Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 5