Ancient lovers believed a kiss would literally unite their souls, because the spirit was said to be carried in one’s breath.

Eve Glicksman

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1514 / 41
Cập nhật: 2016-06-20 21:01:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 42: Nguyễn Sư Hồi Với Bài Thơ Viết Theo Lối Chiết Tự
ách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 12, tờ 9 - b và tờ 10 - a) cho biết, tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1462), bởi căm tức một số đại thần của triều đình, Nguyễn Sư Hồi đã làm một bài thơ viết theo lối chiết tự, đem vất ra đường, khiến cho người ta đọc rồi truyền đến tai vua. Bài thơ ấy, nguyên văn (phiên âm) như sau:
Nhân hữu nhị tâm vưu khả nghi,
Tự lai chung cánh hiếu vi phi.
Thổ biên hữu hoặc chân hung bạo,
Thủy tại tây bàng xã tắc nguy.
Dịch nghĩa:
Câu 1: Chữ nhân, ghép với chữ nhị và chữ tâm (nhân hữu nhị tâm) là chữ Niệm, chỉ Lê Niệm. Vưu khả nghi nghĩa là đáng ngờ lắm. Cả câu nói Lê Niệm là người rất đáng ngờ.
Câu 2: Giống như chữ lai (tự lai) tức chữ lỗi, chỉ Nguyễn Lỗi. Chung cánh hiếu vi phi nghĩa là rốt cuộc chỉ thích làm điều phi pháp. Cả câu nói Nguyễn Lỗi cuối cùng chỉ thích làm điều phi pháp.
Câu 3: Bên cạnh chữ thổ (thổ biên) có chữ hoặc (hữu hoặc), tức là chữ vực, chỉ Lê Thọ Vực. Chân hung bọa nghĩa là thật hung bạo. Cả câu nói Lê Thọ Vực thật là hung bạo.
Câu 4: Chữ thủy sát với chữ tây (thủy tại tây bàng) tức chữ Sái, chỉ Trịnh Văn Sái. Xã tắc nguy nghĩa là đất nước lâm nguy. Cả câu nói Trịnh Văn Sái làm cho xã tắc nguy nan.
Triều đình, mà nhất là các bậc đại thần có tên trong bài thơ rất lấy làm căm tức. Sư Hồi không kí tên dưới bài thơ, nhưng chẳng rõ nhờ đâu, mọi người đều biết rằng đấy là thơ của Sư Hồi. Vì lẽ đó, triều đình đem Nguyễn Sư Hồi ra xét xử, khép ông vào tội tử hình. Án ấy dâng lên, vua Lê Thánh Tông phê rằng: "Sư Hồi vì có công trung hưng, đã thế, cha hắn là Nguyên Xí lại có công lớn hồi khai quốc, cho nên tha tội chết.”
Duyệt án xong, Nhà vua vẫn sợ bọn Lê Niệm, Nguyễn Lỗi, Lê Thọ Vực và Trịnh Văn Sái trả thù Nguyễn Sư Hồi, bèn dụ bảo họ rằng:
"Bài thơ yêu ma đó chưa chắc đã do Sư Hồi làm. Trong chỗ còn ngờ, dễ làm cho người hàm oan lắm. Vả chăng, những câu kể tội Lê Niệm, Nguyễn Lỗi, Trịnh Văn Sái thì còn tạm cho là rõ, chứ như câu nói Thọ Vực hung bạo thì mơ hồ lắm. Đó chưa phải là tội phản nghịch thì bắt Sư Hồi phải chết làm sao được? Còn như nếu hắn quả đáng tội chết mà chưa bị giết thì trời sẽ hại nó, sao lại manh tâm báo thù nó làm gì?”
Lời bàn: Ai cũng khẳng định bài thơ nặc danh kia thực ra là do Sư Hồi làm, riêng vua Lê Thánh Tông thì vẫn còn hơi ngờ vực. Giết người khi tội trạng hãy còn ngờ, dù chỉ hơi ngờ, là điều khó dung tha được. Sự nghiêm cẩn của Lê Thánh Tông thật đáng kính. Lời dụ bảo của Nhà vua chứng tỏ Nhà vua luôn coi trọng chứng lí, bình tâm gạt bỏ mọi thù hằn cá nhân, các bậc đại thần không cúi đầu vâng mệnh làm sao được.
Tác giả của bài thơ chiết tự thật đáng chê trách. Đường đường là quan lại của triều đình, lẽ đâu lại bạc nhược đến độ không dám nói điều phải quấy của đồng liêu? Hóa ra, vì thiếu dũng khí nên định nhờ lời đàm tiếu của thiên hạ, vì tâm địa khó lường nên chơi trò ném đá giấu tay, chữ nghĩa đủ để làm bài thơ chiết tự phức tạp mà khôn ngoan không đủ để phát biểu đúng suy nghĩ riêng của mình, thương hại thay!
Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 5