Love is always bestowed as a gift – freely, willingly and without expectation. We don’t love to be loved; we love to love.

Leo Buscaglia

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 39
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1801 / 44
Cập nhật: 2016-06-18 07:57:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9: Hồ Quý Ly Với Việc Dời Đô
ăm Đinh Sửu (1397), Hồ Quý Ly quyết định dời đô vào động An Tôn, phủ Thanh Hóa (nay là vùng thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Trước quyết định hệ trọng này, một số quan lại đã tỏ ra băn khoăn lo ngại và mạnh dạn phát biểu ý kiến riêng của mình. Nhưng, tất cả đều bị Hồ Quý Ly gạt bỏ. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 8, tờ 28 - b và 29 - a) có chép lại sự kiện này, kèm thêm lời bàn của Phan Phu Tiên như sau:
“Mùa xuân, tháng giêng (năm 1397 - ND), sai Lại bộ thượng thư kiêm Thái sử lệnh là Đỗ Tinh (cũng có sách chép là Đỗ Mẫn) đi xem đất và đo đạc động An Tôn, phủ Thanh Hóa, đắp thành, đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, mở đường phố có ý muốn dời đô đến đó. Tháng ba thì công việc hoàn tất.
Trước đó, triều đình bàn bạc chưa xong, quan Hành khiển là Phạm Cự Luận khuyên nên thôi. Quý Ly nói:
- Ý ta đã quyết từ trước rồi, ngươi còn nói gì nữa.
Đến đây thì thực hiện. Lúc ấy có quan Khu mật chủ sự là Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói rằng:
- Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ (một trong những tên gọi của kinh đô Thăng Long - ND) có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (tức sông Hồng - ND), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi. Từ xưa, các bậc đế vương mở nền dựng nước, không ai không lấy đất ấy làm nơi rễ sâu gốc vững. (Nay, xin) hãy noi theo việc trước, như quân Nguyên bị giết, như giặc Chiêm phải nạp đầu... nghĩ lại để làm thế vững vàng cho nước nhà. Động An Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với thời loạn mà không hợp với thời thịnh trị. Còn như nếu nói để dựa vào thế hiểm trở, thì người xưa đã có câu "tại đức bất tại hiểm" (cốt ở đức chứ không phải cốt ở chỗ hiểm).
Quý Ly không nghe. Về sau, đến kì xét công (để thăng thưởng), Quý Ly thấy có tên của Nhữ Thuyết, bèn nói: "người này từng nói cốt ở đức, không cốt ở chỗ hiểm,” rồi bỏ, không dùng.
Phan Phu Tiên nói: Tào Tháo dời kinh đô về đất Hứa, nắm lấy thiên tử để sai khiến chư hầu, cơ nghiệp nhà Hán chìm đắm thực là bắt đầu từ đó. Quý Ly dời kinh đô đến An Tôn, giết Vua và diệt họ Vua, cơ nghiệp nhà Trần tan nát, chả lẽ lại không phải là bởi tại đó? Tuy nhiên, bọn loạn thần tặc tử đời nào mà chẳng có. (Cho nên) trước phải cốt ở người làm vua biết cương quyết xử đoán, sáng suốt mà tra xét để sao cho không còn mối lo về sau.”
Lời bàn: Hồ Quý Ly không dùng Nguyễn Nhữ Thuyết chỉ vì câu nói “cốt ở đức, không cốt ở chỗ hiểm” tức là đã tự lột tả hết cái tâm của mình rồi.
Dời đô về Thanh Hóa, ấy là Hồ Quý Ly muốn lợi dụng đất dựng nghiệp của mình, ngược lại, nhà vua vào đó có khác gì bị đi đày. Trần Thuận Tông vừa vào đến nơi đã bị giết. Trần Thiếu Đế chỉ được lập lên cho có vì được hai năm thì bị truất ngôi. Hồi chuông cáo chung của nhà Trần đến đó là dứt. Thuận Tông nào biết, sau việc dời đô là việc dời cơ nghiệp đế vương từ tay họ Trần sang tay họ Hồ.
Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 4