Nghị lực và sự kiên nhẫn cần có cho bất kỳ ai, ở bất kỳ vị trí nào.

Theodore F. Merseles

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 74
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1801 / 52
Cập nhật: 2016-06-19 02:31:24 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16: Vua Trần Nhân Tông Với Việc Định Công Ban Thưởng
ột năm sau ngày đại thắng trận Bạch Đằng (mồng 9 tháng 4 năm 1288), quét sạch quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, vua Trần Nhân Tông trịnh trọng tổ chức lễ định công ban thưởng cho triều thần theo thứ tự cao thấp khác nhau. Lễ này diễn ra vào tháng 4 năm Kỉ Sửu (1289). Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 56b và tờ 57a) chép rằng:
“Mùa hạ, tháng 4, định công dẹp giặc Nguyên. Tấn phong Hưng Đạo Vương làm đại vương, Hưng Vũ Vương làm khai quốc công, Hưng Nhượng Vương làm tiết độ sứ. Người nào có công lớn thì được ban quốc tính, Khắc Chung được dự trong số này, lại được nhận chức đại hành khiển. Đỗ Hành chỉ được phong quan nội hầu, vì khi bắt được Ô Mã Nhi không dâng lên quan gia (vua - ND) lại dâng lên thượng hoàng. (Theo điển lễ của nhà Trần, làm như vậy là mang tội bất kính với vua. Ngoài các quan làm ở cung Thánh Từ (nơi làm việc của thượng hoàng), trăm quan có việc gì cần, nhất thiết phải tâu vua, không được quyền bỏ qua vua mà tâu thẳng lên thượng hoàng). Hưng Trí Vương không được thăng trật vì đã có chiếu cho người Nguyên về nước, các tướng không được cản trở mà lại còn đón đánh chúng. Cho tù trưởng Lạng Giang là Lương Uất làm trại chủ Quy Hóa, Hà Tất Năng làm quan phục hầu vì đã có công chỉ huy người Man đánh giặc. Việc thưởng đã xong, vẫn có người thắc mắc. Thượng hoàng dụ họ rằng:
- Nếu các khanh biết chắc là giặc Hồ (giặc Nguyên - ND) sẽ không vào cướp nữa thì nói rõ cho trẫm biết, dù có thăng đến cực phẩm trẫm cũng không tiếc. Nếu không thế mà đã vội thưởng hậu, nhất vạn giặc Hồ trở lại và các khanh lại lập công nữa thì trẫm lấy gì mà thưởng để khuyến khích thiên hạ!
Nghe thế, mọi người đều vui vẻ phục tùng.”
Lời bàn: Trong vòng ba năm mà đã có đến hai trận đại binh đao (1285 và 1288), nhà Trần canh cánh nỗi lo nạn can qua khi đất nước đang hồi thái bình là chí phải. Kẻ bốc đồng thường cạn nghĩ, chỉ thích hả dạ hôm nay mà không tính đến việc dự phòng cho hậu vận. Lời của thượng hoàng thật đáng để cho hậu thế suy ngẫm lắm thay. Người kể chuyện muốn nói rằng, lời vàng ngọc ấy thật cực kì tuyệt diệu, nhưng lại sợ linh hồn của thượng hoàng còn lẩn quất đâu đây, biết đâu, ngài lại chẳng hiển linh, thác mộng mà nghiêm khắc phê rằng: nếu có lời của người sau hay hơn lời của ta thì nhà ngươi sẽ diễn đạt ra sao, lẽ đâu lại là cực cực kì tuyệt diệu vô cùng! Sợ thay.
Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 3