Hope is important because it can make the present moment less difficult to bear. If we believe that tomorrow will be better, we can bear a hardship today.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 74
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1801 / 52
Cập nhật: 2016-06-19 02:31:24 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8: Trần Thái Tông Với Việc Khen Thưởng
rong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ vào cuối năm Đinh Tị (1257), Lê Tần là một vị tướng có tài, một nhà chiến lược xuất sắc, tác giả của kế hoạch tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng, bình tĩnh tìm cơ hội mở trận tấn công quyết định khi điều kiện cho phép. Bởi công lao lớn ấy mà ông được đổi gọi là Lê Phụ Trần (ông người họ Lê có công giúp dập nhà Trần). Sách Đại Việt sứ kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 22a) chép rằng:
“Tháng 12, ngày 12 (năm Đinh Tị - 1257 - ND), tướng Nguyên là Ngột-lương-hợp-đải (tức Ngột-lương-hợp-thai, tên Mông Cổ là Uriangqadai - ND) xâm phạm Bình Lệ Nguyên (vùng Vĩnh Phúc ngày nay - ND). Vua tự mình đi đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi nao núng. Vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần (tức Lê Tần) là một mình một ngựa, ra vào trận giặc mà sắc mặt vẫn bình thản như không. Lúc ấy có người khuyên vua dừng lại để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần cố sức can vua:
- Bệ hạ làm vậy có khác gì đánh một trận dốc túi, thần nghĩ là hãy tạm nên lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế.
Bấy giờ, vua mới lui quân đóng ở sông Lô (từ Hà Giang về tới đoạn đổ vào sông Hồng - ND), Phụ Trần giữ phía sau. Giặc bắn loạn xạ, Phụ Trần lấy ván che tên đạn cho vua. Thế giặc rất mạnh, (vua) lại phải lui về giữ sông Thiên Mạc (tức khúc sông Hồng chảy qua xã Tân Châu, Châu Giang, Hưng Yên - ND), Phụ Trần theo vua bàn những việc cơ mật, rất ít người được biết những điều đó.”
Sau trận quyết chiến chiến lược ở Đông Bộ Đầu (đầu dốc Hàng Than, Hà Nội - ND), quân ta đại thắng, triều Trần trở về thủ đô Thăng Long. Cũng sách trên (tờ 23b) chép rằng:
“Mùa xuân, tháng giêng ngày mồng một (tức năm Mậu Ngọ, 1258 - ND), vua ngự ra chính điện, trăm quan vào chầu. Trăm họ yên nghiệp như cũ. Vua định công ban tước (như sau): cho Lê Phụ Trần làm ngự sử đại phu, lại đem công chúa Chiêu Thánh gả cho. Vua nói:
- Trẫm không có khanh thì đâu lại có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để mãi được trọn vẹn.”
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Vua tôi nhà Trần coi thường đạo vợ chồng lại thấy ở đây một lần nữa.”
Lời bàn: Lê Tần quả thật rất xứng với tên mới mà nhà Trần ban cho, rất xứng với lời khen ngợi chân tình của Thái Tông hoàng đế. Nói khác hơn, cách khen của vua Trần lúc này thật hay.
Phận làm tôi, lại là đấng trung thần, hoàng đế đã đem công chúa Chiêu Thánh mà gả cho, lẽ đâu Lê Phụ Trần dám từ chối. Lời Ngô Sĩ Liên chí lí lắm. Phàm là nữ nhi, ai chẳng muốn được thân êm tổ ấm. Chiêu Thánh mới bảy tuổi đã bị gả cho Trần Cảnh (tức hoàng đế Thái Tông), mười chín tuổi bị coi là không có con và buộc phải nhường địa vị hoàng hậu cho chị ruột là Thuận Thiên công chúa (trước là vợ lại đang mang thai với Trần Liễu, với Thái Tông lúc ấy, Thuận Thiên đang là vai chị dâu), để rồi đến năm này, lúc tròn bốn mươi tuổi, lại phải đi làm vợ Lê Phụ Trần. Hai mươi năm sau (1278), Chiêu Thánh mất, thọ sáu mươi tuổi, để lại cho Lê Phụ Trần hai người con một trai, một gái.
Hậu thế chẳng ai dám trách Lê Phụ Trần, chỉ tiếc cho vua Trần, rằng khen sao hay vậy mà thưởng sao lạ vậy. Trong đạo vợ chồng, Thái Tông chi mà bạc, bạc đến vậy, chi mà tệ, tệ đến vậy!
Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 3