"It's very important that we re-learn the art of resting and relaxing. Not only does it help prevent the onset of many illnesses that develop through chronic tension and worrying; it allows us to clear our minds, focus, and find creative solutions to problems.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: tongkimlinh
Số chương: 36
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5230 / 80
Cập nhật: 2015-08-19 10:44:55 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 18 - Thế Chiến Thứ Hai Sắp Chấm Dứt
in quân Đồng minh đại thắng tại âu Châu, phát xít ý bị 1 diệt, Đức quốc xã bị dồn vào bản thổ, Bá Linh bị Hồng Quân bao vây, Nhật bản đã mất Phi Luật Tân, và Okinawa bị uy hiếp mạnh- đưa lại một tình trạng phức tạp chưa biết sẽ kết cục ra sao.
Nếu thời cục đưa lại hy vọng cho người Pháp ở Đông dương, trước sự bại trận chắc chắn sẽ tới của quân Nhật, thì người Việt nam đứng trước khó khăn. Pháp nhất định sẽ nắm vững quyền lực, không để cho hỗn loạn xẩy ra. Đồng minh có muốn can thiệp cho tự do, độc lập của các nước Đông dương cũng khó vì Pháp lại là một trong Đồng Mình. Nghĩ cho kỹ, tình hình cũng không lạc quan lắm.
Còn người Nhật cũng đứng trước cảnh hầu như tuyệt vọng, vừa sợ Đồng minh tấn công vừa lo quân Pháp thừa cơ lật mặt. Song họ còn ngoan cố, chưa chịu bó tay, tiếp tục kháng cự, với hy vọng là điều đình, giữ lại một phần đất đai đã chiếm được. Bất thình lình, sau một tối hậu thư của tướng Matsumoto gửi cho viên Toàn quyền Decoux, yêu cầu lực lượng Pháp phải chịu sự chỉ huy của quân đội Nhật, ngay tối hôm mồng 9 tháng 3 quân Nhật mở cuộc tấn công cấp tốc vào các cơ sở quân sự của Pháp ở khắp Đông dương.
Hôm đó, tôi ở phố hàng Bè, Hà Nội. Gần nửa đêm bỗng nghe thấy tiếng súng nổ vang, hình như ở phía Cột Cờ, ở chỗ trại lính phố Cửa Bắc đưa tới, rồi dần dần lan ra chung quanh. Không ai dám ra ngoài, đường phố vắng ngắt. Không một bóng người. Nhưng tất cả đều cũng đoán được sự gì đã xẩy ra. Gần sáng, tiếng súng đã tất hẳn. Từ cửa sổ trông ra, đầu đường đã có mấy tên lính Nhật tuốt lưỡi lê đứng canh. Sau đó, họ rút về trại. Sự phản kháng yếu ớt của Pháp đã bị đàn áp rất nhanh. Xem ra người Pháp cũng không dại gì chống cự kịch liệt vô ích, chỉ thêm thiệt hại nhiều, trong khi chỉ cần chờ đợi một thời gian nào đó thôi là Nhật tất sẽ bại.
Mọi công việc làm ăn vẫn tiếp tục như thường. Thành phố rất nhanh trở lại yên tĩnh, chỉ có khác là trên đường phố chỉ thấy bóng lính Nhật, không thấy bóng dáng của người Pháp nữa. Bây giờ, Nhật bản trục tiếp thống trị, và tuyên bố long trọng trao trả độc lập cho Việt nam, Nhật bản không có tham vọng gì về Đông dương. Chính phủ Bảo Đại thực ra không có quyền hành gì, trừ việc quản lý nội bộ. Dù sao, đây cũng là một cơ hội có một không hai trong lịch sử, vì nền đô hộ của Pháp đã sụp đổ. ít ra, tạm thời cũng thoát được một ách gông cùm. Dân chúng hồ hởi về những vụ reo hò độc lập, hạ cờ Pháp, lật đổ tượng Paul Bert tại vườn hoa, đổi tên đường phố, và một số chính trị phạm được tha về. Nhưng những người có nhiệm vụ, cần phải nhìn xa, trông rộng hơn, Cần phải tiên đoán... Thời thế bắt đầu có, nhưng anh hùng cũng có thể tạo thêm thời thế.
Mục tiêu của người Việt lúc này là tích súc lực lượng để khi quân Nhật thất bại, thừa cơ nắm lấy chính quyền trước khi người Pháp có thể trở lại. Trông mong vào Bảo Đại không phải là một phương thức tốt, tuy rằng cũng là một yếu tố quan trọng nếu triều đình Huế nắm được lực lượng và tích cực chống Pháp. Trong lúc thúc đẩy việc chỉnh đốn các đảng bộ địa phương ở miền Bắc và miền Trung, theo đề nghị trước đây của anh em hải ngoại, do các anh em bên Đại việt quốc dân đảng tổ chức phái đoàn ngoại giao, trong đó có anh Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Khải Hoàn, Nguyễn Sĩ Dinh v..v. theo đường Lao Cai tiến sang Trung quốc. Tới Côn Minh, các anh em đó hợp với một số anh em Việt nam quốc dân đảng Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế Tổ, Lê Khang, thành một phái đoàn thống nhất của người Việt nam quốc gia. Các anh em còn có nhiệm vụ thảo luận về việc đoàn kết, thống nhất các lực lượng quốc gia.
Để tranh thủ dân chúng, lợi dụng tình thế đặc biệt, chúng tôi quyết định tăng cường việc tuyên truyền cho công cuộc giành độc lập của dân tộc. Lúc đầu, qua tờ Bình Minh, rồi sau đó, cho tái bản tờ Ngày Nay, với mục đích truyền bá tư tưởng ái quốc, dân chủ và cải cách xã hội. Tất nhiên, lúc này, không thể công khai đả động tới người Nhật hay chính phủ Huế. Các anh em cử tôi làm giám đốc tờ báo, anh Khái Hưng phụ trách toà soạn, anh Nguyễn Trọng Trạc, một đảng viên đảng Xã hội Pháp, giữ việc trị sự. Nội dung tờ báo khác trước ở chỗ thiên về bình luận chính trị, xã hội, văn hoá, có tính chất hướng dẫn và xây dựng. Lúc này không còn là lúc làm thơ văn khóc sướt mướt, đầy tình cảm lãng mạn nữa, mà là lúc đánh thức, dấy động lòng yêu nước, ý chí đấu tranh của mọi tầng lớp. Quần chúng trong thời kỳ chuyển tiếp này, cũng mong muốn được nghe những tiếng nói có tính chất cổ võ và chỉ đường.
Chủ trường của Ngày Nay bộ mới phù hợp với nhiều tầng lớp trong xã hội. Những bài xã luận có tính chất hô hào, những phân tích về tình hình trong ngoài, hay phóng sự về những vấn đề sôi nổi làm cho độc giả cảm thấy mới lạ, nên được hoan nghênh. Tôi còn nhớ khi ra số đầu tiên, ngay trên bìa vẽ tranh về thời sự, phần trên vẽ mấy người giơ tay hoan hô Độc lập! Độc lập phần dưới lại vẽ những người chết đói ngắc ngoải với đầu đề Đói! Đói! bộc lộ thực trạng cay đắng trước mắt độc giả. Bức tranh đó được nhiều người tán thưởng. Với sự cố gắng và tinh thần làm việc của các anh em, báo bán rất chạy, qúa sự mong muốn của chúng tôi, in ra tới số kỷ lục từ trước tới nay-- hơn mười ngàn số một kỳ.
Những ngày đầu năm 1945, một năm trọng đại trong lịch sử nước ta và cả thế giới, sự thống khổ của dân ta dưới hai tròng áp bức và bóc lột đã lên tới tột điểm, nhưng lại thêm tại họa mới: nạn chết đói khủng khiếp ở miền bắc Việt nam. Ai đã từng sống những ngày đó tại Bắc Việt đều chắc không bao giờ quên cảnh trạng có một không hai ấy. Cảnh này cũng đã có nhiều người, nhiều sách tường thuật rồi.
Tôi còn nhớ như in những xác chết nằm còng queo tại gầm cầu Hà Nội, tại bờ sông, gần các chợ và trong những ngõ hêm, hay rải rác trên ven những đường từ ngoại thành vào. Cũng không quên được những xác sống đủ già, trẻ, lớn, bé, mắt hõm sâu tay chân chỉ còn là mấy ống xương, nằm dụi vào nhau tại vỉa hè hay đi lởn vởn gần những gánh hàng ăn. Những người đáng thương ấy nhiều khi liều mạng cướp giật chiếc bánh hay đồ ăn trong tay người khác rồi chạy đi, không rõ có sức mạnh gì khiến họ còn làm nổi việc ấy. Tội phạm trong vụ làm người chết đói tới hàng triệu này không ai khác là bọn Pháp, bọn Nhật cưỡng bách mua thu hết với giá giết người, gạo để trong kho và cung cấp xuất khẩu, và còn bọn gian thương, một số địa chủ cũng thừa cơ tích trữ gạo để bán ra với giá cầt cổ. Chết đói nhiều nhất tất là nông dân, điều này giải thích tại sao nông dân đã nổi lên tại nhiều nơi để tìm đường sống.
Thảm trạng nạn chết đói càng làm cho nhiều người hiểu rằng không giải trừ được nạn ngoại quốc thống trị thì dân tộc còn phải chịu nhiều đau thương. Lòng căm phẫn trước khổ nạn là một nguyên do khiến muôn ngàn người đã dấn thân vào cách mạng giải phóng dân tộc, không cần rõ là do ai lãnh đạo.
Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua - Nguyễn Tường Bách Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua