How many a man has dated a new era in his life from the reading of a book.

Henry David Thoreau, Walden

 
 
 
 
 
Tác giả: Phan Nhật Nam
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Số chương: 3
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1636 / 49
Cập nhật: 2016-06-03 15:59:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Nguyễn Cao Kỳ, Tiếp Tục Những Điều Kỳ Cục, Quái Gở Ở Mức Độ Cao Nhất.
on người nầy hẳn đã gây cho nhiều người miền Nam (chắc rằng cũng của lẫn miền Bắc – những con người chuộng sự trung chính như nhà vận động dân chủ Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội), một trạng huống não nề, coi khinh; riêng với bản thân tình thế kia càng nặng nề đến độ muốn vất bỏ công việc đang dự trù thực hiện - Cũng do thân xác quá yếu mệt sau lần giải phẩu lớn, nhưng cụ thể vẫn là mối phiền bực vô hạn khi phải chứng kiến một điều tệ hại quá đổi xấu xa nơi con người - Con người phải có lương tri, lương năng. Con người phải có liêm sĩ. Người phải biết dừng lại tại những giới hạn - Giới hạn phân biệt giữa một Nhân Vị siêu việt và một Sinh Vật thuần bản năng. Vị tướng lãnh quân đội, người lãnh đạo chính trị lại cần thể hiện những phẩm chất bản lãnh cao thượng riêng biệt để xứng đáng với vị thế danh xưng mình đã từng thủ đắc, cho dẫu cuối cùng phải gánh phận thất bại. Nhưng hôm nay, nhân sự tên gọi Nguyễn Cao Kỳ thêm một lần (của rất nhiều lần) vượt khỏi giới hạn cuối cùng nầy ở hạn tuổi quá bảy-mươi. Có thể đêm nay, có thể ngày mai, một tương lai rất gần, cá nhân nầy sẽ phải tan biến, nhưng những tiếng lời xấu xa vô nghì của, về ông ta sẽ mãi lưu lại.. Tại sao lại có thể như thế với một người đã 75 tuổi tên gọi Nguyễn Cao Kỳ? Chúng tôi tự hỏi như thế nhiều lần với kinh ngạc vô vàn trước sự kiện trân tráo cực độ nhẫn tâm. Bài viết sau đây có ý nghĩa như một cố gắng cuối để giải thích về một điều không thể xẩy ra, nhưng.. đã xẩy ra như một lẻ thường tình của Tính Bất Thiện.
Ðể giới hạn mục tiêu bài viết, chúng tôi chỉ căn cứ trên những trả lời của ông Kỳ với phóng viên Báo Thanh Niên, Xuân Ất Dậu 2005 (Theo bản tin NET ngày 25 tháng 1, 2005 chuyển tiếp; kèm hình ảnh buổi ký hợp đồng xây dựng sân golf Tuần Châu (12/2004); NCK chứng kiến, đứng giữa những giới chức đương sự); chúng tôi cũng trích dẫn những điều ông ta cải chính với báo nầy qua lá thư gởûi Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên đề ngày 24 tháng Giêng, năm 2005; Bản sao đồng gởi tới Vũ Mão, Ủy ban thường vụ quốc hội, Trưởng ban đối ngoại; Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch UBTU Mặt Trận Tổ Quốc; các tổ chức trong nước; hội đoàn, báo chí hải ngoại. Và bài viết của Vann Phan, Nguyễn Cao Kỳ nói xấu tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa, Người Việt, Chủ Nhật, 23 Tháng 1, 2005 Little Saigon, Cali, USA.
Ðể có một đúc kết chính xác về những vụ việc quanh nhân sự NCK, chúng tôi tóm lược những hoạt động, tuyên bố của ông ta có liên quan đến người, việc ở hải ngoại, với đối tượng cụ thể là Người Lính VNCH. Sự kiện thứ nhất, lời tuyên bố trong cuộc gặp gỡ với David DeVoss, Ðặc Phái Viên báo thương mại, Asian Inc’s America (Bản tin NET ngày 28 tháng 10, 2002): "Cuộc chiến Việt Nam là một chiến tranh bẩn thỉu". Nhưng sau khi nhận thấy cộng đồng Quân-Dân Miền Nam nơi hải ngoại phản ứng đồng loạt chống đối, nên cá nhân kia thực hiện tiếp một cuộc phỏng vấn với ký giả Bảo Vũ (Ðài Phát Thanh Úc Châu) để đính chiùnh rằng: Y ta không xử dụng nhóm chữ bất nghĩa, "A little dirty war.." đối với chiến tranh, người, việc của Miền Nam trong giai đoạn 1955-1975, qua lời thanh minh: "Chỉ lập lại ý kiến của giới truyền thông, sách báo của giới phản chiến Mỹ." Từ sự kiện nầy, chúng tôi đã phải lên tiếng lần Thứ Nhất với bài viết "Khi Người Lính Già tự tay xé Chứng Chỉ Tại Ngũ", Cali, 11/2002
Tiếp đến lần thứ hai, cá nhân kia về Sài Gòn (dịp Tết Giáp Thân, 2003-2004) tung ra những nhận định, tuyên bố (qua họp báo, thâu hình ở Sàigòn – Bản thân và nhiều bằng hữu, chiến hữu có dịp theo dõi, ghi nhận từ một băng vidéo gốc tại tư gia của một vị tướng lãnh niên trưởng khả kính) có mục đích xưng tụng người và chế độ đã gây đại họa cho toàn dân tộc Việt (cũng bao gồm cá nhân, gia đình của chính đương sự) kể từ ngày đảng cộng sản thiết lập, 3 tháng 2, 1930 - Năm y ta ra đời. Rồi tiếp theo cũng có lời thanh minh với những ký giả Cao Sơn, Võ Phong (San José); Lý Kiến Trúc (Văn Hóa, Nam Cali). Chúng tôi buộc phải cầm bút lần Thứ Hai để khẳng định: "Gã lính già kia thực sự chỉ là một phó lái buôn - Tên lái buôn biễn lận đi rao bán máu và thây xác của chính đồng bào, đồng đội mình" - Qua bài viết, "Ky est Ky" Cali, Tháng 2/2004.
Nhóm chữ "Người Lính Già" vốn có xuất xứ từ lời tuyên xưng cao thượng của Danh Tướng McArthur, "Người Lính Già không bao giờ chết.. Họ chỉ nhạt nhòa đi". Nguyễn Cao Kỳ trong thập niên 60-70 luôn nại ra để đề cao "trị giá quân nhân tướng lãnh" của bản thân – Nhưng sự thật hôm nay đã hai lần phản bác, bày ra một con người đã bốc lầy lên mùi thây ma khi đang còn sống. Bây giờ lại là lần Thứ Ba; và chúng tôi sẽ không đề cập đến những ý kiến của ông ta giải thích về lý do, hậu quả của việc giao dịch, buôn bán, cộng tác với chính quyền Hà Nội mà hiện tại đương sự đang đóng một vai trò trung gian, dắt mối giới thiệu. Chúng tôi hạn chế bài viết trong chủ đề: "Nguyễn Cao Kỳ chê bai tướng lãnh và quân đội VNCH" với người, việc thuộc lãnh vực quân sự theo như lời mở đầu, căn cứ trên bài viết của Văn Phan, và hai văn bản liên hệ (một của Báo Thanh Niên, một của y đương sự).
Buổi Nguyễn Cao Kỳ "nói thẳng" được mở đầu với khẳng định: "Tôi (NCK) đã nói từ năm 1973 về việc miền Bắc sẽ chiến thắng!" Nguyễn Cao Kỳ "tiên tri" tương lai miền Nam: "Ngay sau Hiệp Ðịnh Paris, tờ Newsweek đã phỏng vấn tôi cả một trang cuối.. Họ (Báo Newsweek) hỏi: "Sau khi người Mỹ rút đi mọi chuyện sẽ như thế nào?" Tôi trả lời: "Cộng sản sẽ tấn công" Hỏi: "Bao lâu nữa?" Tôi đáp: "Sau hai năm". Khi đó mọi chuyện sẽ như thế nào?" Tôi trả lời: "Miền Nam sẽ tan rã". Từ tiền đề "nói đúng, nói chính xác" tương lai Miền Nam với những câu xác định vừa kể, NCK và phóng viên báo Thanh Niên qua điểm gút của câu chuyện (về những Tướng Lãnh, Người Lính Miền Nam). Qua đoạn hỏi, đáp nầy, chúng ta nhận ra là đã có một Nguyễn Cao Kỳ rất "giỏi gian"- khôn ngoan sắc xảo hơn cả Bunker, hơn hẳn Nguyễn Văn Thiệu – vì đã đánh giá ra ông Thiệu: "Bởi ông Thiệu nói rằng, vì tôi ghen ghét nên tôi nói bậy. Nhưng cuối cùng thực tế đã diễn ra đúng như thế. (NCK, Thanh Niên ibid) Ðể tăng cường độ chính xác đối với ý kiến của NCK, chúng tôi bổ túc những yếu tố sau mà chắc rằng viên thiếu tướng chuyên nghiệp lái máy bay vận tải nầy không biết (vìø nếu như đã biết tường tận, thì chắc đương sự đã chẳng nói lên lời huênh hoang gọi là, "tiên tri miền Nam sẽ sụp đỗ" – Một "tiên tri" mà bất cứ ai ở Ủy Ban Thi Hành Hiệp Ðịnh Paris; giới nghiên cứu tình hình quân sự, chính trị; các nhà bình luận, truyền thông đồng biết ra như một điều tất nhiên). Những điều bổ túc ấy là: "Trong trận chiến Mùa Hè 1972, trước khi hiệp định ký kết (từ một hội nghị khai mạc do chính NCK giữ chức trưởng phái đoàn (1968) với "nhiệm vụ"-– đã được NCK ưu tiên hoàn tất bởi quan niệm, "nhiệm vụ" ấy trọng đại hơn cả hơn trách nhiệm chính trị của một trưởng phái đoàn quốc gia, định đoạt vận mệnh Miền Nam (cũng của cả Việt Nam như hệ quả thực tế thảm hại sau 1975 đến nay) – Ấy là, đưa vợ qua Paris mua sắm, du hý) một pháo đội đại bác (6 khẩu 105 ly) có thể tác xạ 10 tràng (60 viên đạn) để dọn bãi, giữ an toàn cho bộ binh đổ xuống mục tiêu (nếu đụng trận số đạn xử dụng sẽ không hạn chế). Cấp số đạn (được quyền xử dụng kia) sau hiệp định chết người gọi là "Tái Lập Hòa Bình tại VN" chỉ còn "4 (Bốn) viên cho một ngày hành quân". Và đối với tình hình nhân sự, trang bị, khí tài của không quân, hẳn NCK cũng không biết nốt; tương tự như vào những giờ phút nguy biến của quốc gia, ông ta đã có thái độ vô trách nhiệm qua một hoạt cảnh trong biến cố gọi là "Phản Ðảo Chính 19 tháng 2, 1965": "Tôi (Ðại Tá Phạm Văn Liễu, Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát-pnn) phóng xe lên thẳng phi trường Biên Hòa để tìm cách đối phó với tình thế.. Ông Kỳ đang ngồi đánh mạt-chược.. Vẫn không rời bàn mạt-chược, Tướng Kỳ đáp: "Ông làm cách nào đánh lại tụi đảo chính đi. Tôi sẽ cho thằng Phạm Phú Quốc lên vùng, đặt dưới quyền điều khiển của ông." (Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi, Văn Hóa, Houston, TX 2004; Tập 2, trg 228). Ðiều (có thể) không biết của NCK về không quân là: Sau Hiệp Ðịnh Paris 1973, ngay Sư Ðoàn 5 Không Quân (đóng tại Tân Sơn Nhất) của Phan Phụng Tiên (bạn thiết của Kỳ) chỉ còn đúng 3 (Ba) chiếc C130 xử dụng được - Không chỉ thế, những phi cơ hoạt động nầy phải dùng cơ phận của những chiếc bị đình động. Trong những ngày di tản kể từ 15 tháng 3, 1975 (lần di tản Pleiku), Bộ Tư Lệnh Không Quân phải dùng đến C123 đã bị đình chỉ hoạt động từ lâu. Tình trạng của các phi cơ chiến đấu cũng không khả quan hơn, Skyraider từ đời đệ nhị thế chiến (1945) sau 1973, 1974 lại phải đem ra bay tăng cường cho F5, A37 (bởi đã quá giờ bay hành quân).
Và chắc chắn Nguyễn Cao Kỳ cũng không hiểu biết bao nhiêu về chính trị như: Ðiều I của Phần Dẫn Nhập Hiệp Ðịnh Paris (lập lại từ Hiệp Ðịnh Genève 1954) xác định một Nguyên Tắc nhất quán, căn bản: VIỆT NAM LÀ MỘT NƯỚC BẤT KHẢ PHÂN – Có nghĩa: HÀ NỘI KHÔNG HỀ XÂM LƯỢC MIỀN NAM. Có nghĩa: KHÔNG CÓ QUÂN ÐỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA XÂM LĂNG NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA, MỘT QUỐC GIA DƯỚI VĨ TUYẾN 17 – VÀ VĨ TUYẾN NẦY CHỈ LÀ ÐƯỜNG RANH QUÂN SỰ TẠM THỜI. VÀ CUỘC CHIẾN MIỀN NAM SẼ DO "HAI BÊN MIỀN NAM VIỆT NAM" GIẢI QUYẾT TRONG TINH THẦN HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC".
Vẫn Rực Sáng Với Miền Nam Vẫn Rực Sáng Với Miền Nam - Phan Nhật Nam