Books can be dangerous. The best ones should be labeled "This could change your life."

Helen Exley

 
 
 
 
 
Tác giả: Jorge Luis Borges
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Duy Vo
Upload bìa: Duy Vo
Số chương: 40
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4111 / 140
Cập nhật: 2015-07-04 22:49:15 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Thời Gian Vòng Tròn
uy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Esther Allen
Tôi có xu hướng quay trở về không ngừng để đến với Qui hồi Vĩnh cửu (Eternal Return). Trong những dòng sau đây tôi sẽ nỗ lực (với trợ giúp của một vài minh hoạ lịch sử) để định nghĩa ra ba thể cách nền tảng cho điều đó.
Thể cách đầu tiên là của Plato, người mà trong đoạn văn thứ ba mươi chín của tác phẩm Timaeus đã tuyên bố rằng một khi những vận tốc khác biệt nhau của chúng đạt được mức cân bằng, thì bảy hành tinh sẽ quay trở về điểm khởi đầu của cuộc hành trình theo một chu kì tạo nên một năm hoàn hảo. Cicero (On the Nature of the Gods II) thừa nhận cái thời kì tinh tú rộng lớn này không dễ tính toán nhưng vẫn giữ ý kiến rằng nó chắc chắc không phải là quãng thời gian vô tận; ở một trong những tác phẩm bị thất lạc của mình, ông định ra cho nó con số mười hai ngàn chín trăm và năm mươi bốn “của cái mà chúng ta gọi là năm” (Tacitus, Dialogue of the Orators, 16). Ngay khi Plato chết, môn chiêm tinh học trở nên ngày càng phổ biến ở Athens. Môn khoa học này, khi mà không ai có thể giả vờ không biết, đã khẳng định rằng vận mệnh của loài người là do vị trí các vì sao quyết định. Một nhà chiêm tinh học vô danh tính, người này đã không đọc tác phẩm Timaeus một cách vô ích, đã hình thành nên luận cứ không thể chê vào đâu được thế này: nếu thời kì của các hành tinh có tính chu kì, thì lịch sử của vũ trụ cũng phải như vậy; vào cuối mỗi một năm Plato, những cá thể tương tự vậy sẽ lại tái sinh và sẽ sống phần đời còn lại theo cùng một vận mệnh. Hậu thế sẽ gán cái công lao dự đoán này cho chính Plato. Năm 1616, Lucilio Vanini viết rằng, “Achilles sẽ lại tới thành Troy, các nghi lễ và tôn giáo rồi sẽ tái sinh, lịch sử nhân loại sẽ tự lặp lại chính nó. Không có gì tồn tại ngày nay mà không tồn tại ở thời xa xưa; những cái đã là sẽ thành những cái nó sẽ trở thành; nhưng toàn bộ điều đó là về toàn thể, và không phải về cái cụ thể” (như Plato đã xác lập) (De admirandis naturae arcanis, đối thoại 52). Thomas Browne định nghĩa “năm Plato” trong một ghi chú của cuốn đầu tiên thuộc bộ sách Religio Medici: “Một cuộc cách mạng của hàng ngàn năm đó khi mà toàn thể sự vật sẽ trở lại địa thế ban đầu của chúng và ông ta sẽ lại dạy học trong ngôi trường của ông ấy như cái lúc ông ấy chuyển tải cái quan niệm này.” Trong cái ý niệm tiên khởi này về sự qui hồi vĩnh cửu, thì luận cứ đưa ra thuộc về mảng chiêm tinh học.
Thể cách thứ nhì gắn với vinh quang của Nietzsche, một người sáng tạo và sáng lập làm người ta cảm động nhất cho cái thể cách này. Ông ấy biện minh điều này bằng một nguyên lí đại số: một sự quan sát cho rằng một lượng n vật – nguyên tử theo giả thuyết của Le Bon, các lực theo giả thuyết của Nietzsche, các nguyên tố theo thuyết của người ủng hộ Công xã Paris Blanqui – không thể trở thành một con số bất tận các biến thể. Theo cả ba học thuyết tôi vừa liệt kê, học thuyết lí giải ổn nhất và phức tạp nhất là của Blanqui, một người, giống như Democritus (Cicero, Academic Questions II, 40) đã gói gọn không chỉ thời gian mà còn cả không gian bất tận cũng như những thế giới sao chép và những thế giới không đồng dạng. Một đoạn văn ngắn gọn mà đầy đủ về David Hume đã tồn tại từ lâu trước đó rồi; nó xuất hiện trong cuốn Dialogues Concerning Natural Religion (1779), là cuốn mà Schopenhauer có ý định dịch. Theo như tôi biết được, không có ai chỉ ra được điều đó cho đến bây giờ. “Thay vì nghĩ rằng vật chất là vô hạn, như Epicurus đã nghĩ; ta hãy cho rằng nó có hạn định. Một lượng có hạn các hạt vật chất chỉ dễ dẫn đến những chuyển dịch có hạn: Và trong một khoảng thời gian bất tận, tình cờ mà người ta phải thử hết mọi trật tự và mọi vị trí khả dĩ đến vô hạn lần. Do đó, thế giới này, cùng với hết thảy các sự kiện, thậm chí cả những sự kiện nhỏ nhoi nhất, trước đó đã được sinh ra và hoại diệt, và một lần nữa lại được sinh ra và hoại diệt, mà không có bất kì ranh giới hay sự giới hạn nào” (Dialogues VIII).
Về một loạt sự kiện lịch sử tương đồng của vũ trụ diễn ra liên tiếp này, Bertrand Russel nhận định:
Nhiều nhà văn đã hình dung ra lịch sử có tính chu kì, trạng thái hiện tại của thế gian, chính xác ngay lúc này đây, sớm muộn gì cũng sẽ lặp lại. Làm thế nào mà ta tuyên bố giả thuyết này theo quan điểm của mình? Chúng ta sẽ phải nói rằng trạng thái sau tương tự trạng thái trước về mặt con số; và chúng ta không thể nói rằng trạng thái này xảy ra hai lần, bởi vì điều đó sẽ hàm ý về một hệ thống ghi ngày tháng mà giả thuyết đó sẽ làm cho nó trở nên bất khả. Tình huống sẽ tương tự với việc một người đàn ông đi du lịch vòng quanh thế giới: anh ta không nói rằng điểm bắt đầu và điểm khởi hành là hai điểm khác nhau mà chính xác là hai nơi giống hệt nhau, anh ta sẽ nói chúng là cùng một nơi. Giả thuyết rằng lịch sử có tính chu kì có thể được biểu đạt như sau: hình thái của một nhóm toàn bộ các tính chất đương đại với một tính chất cho trước: trong những trường hợp nhất định thì toàn thể nhóm này sẽ đi trước chính nó. (An Inquiry into Meaning and Truth [1940], 102).
Giờ thì tôi đến thể cách cuối cùng của việc diễn giải sự lặp lại bất tận, thể cách ít mang tính cường điệu và ít gây kinh hãi nhất trong số ba thể cách, nhưng là cái duy nhất có thể mường tượng ra được. Ý tôi là cái quan niệm về những chu kì tương tự nhưng không đồng nhất với nhau. Một danh mục vô hạn những tác gia thì không thể nào hoàn thành được: tôi nghĩ đến ngày và đêm ở Brahma; những thời đại có cái đồng hồ bất động là cái kim tự tháp dần dần bị bào mòn đi bởi cánh chim lướt qua chạm vào nó cứ mỗi một ngàn lẻ một năm; tôi nghĩ đến những người của Hesiod, những người thoái hoá từ vàng xuống sắt; thế giới của Heraclitus, do lửa mang lại và bị lửa nuốt chửng theo từng chu kì, và thế giới của Seneca và Chrysippus, bị lửa bóp nghẹt và được nước phục hồi lại; tôi nghĩ đến cuốn Eclogue thứ tư của Virgil và tiếng vang vọng tuyệt diệu của Shelley; nghĩ đến cuốn Ecclesiastes, những người theo thuyết thần trí (theosophist); tôi nghĩ đến Francis Bacon và Ouspensky; Gerald Heard và Spengler; Vico, Schopenhauer, và Emerson; cuốn First Principles của Spencer và Eureka của Poe… Từ sự dồi dào của chứng ngôn, tôi sẽ dẫn ra chỉ một đoạn văn, trích từ Marcus Aurelius:
Mặc dù những năm trong đời các người có con số lên đến ba ngàn, hoặc gấp mười lần của ba ngàn, thì hãy nhớ rằng không ai có thể đánh mất một cuộc đời khác ngoài cuộc đời mà anh ta đang sống hiện tại, cũng như không thể sống một cuộc đời khác ngoài cuộc đời mà anh ta đánh mất đi. Những thời kì dài nhất và ngắn nhất đều bằng nhau. Hiện tại thuộc về tất cả; chết đi chính là mất đi hiện tại, là khoảng thời gian ngắn ngủi nhất. Không ai đánh mất đi quá khứ hay tương lai, bởi vì không ai có thể bị ngăn chặn có được cái mà mình không có. Nhớ rằng hết thảy mọi thứ xoay vòng và lại xoay vòng theo cùng những quĩ đạo hệt nhau, và đối với người khán giả thì nó là như nhau khi trông ngóng một thế kỉ hay hai thế kỉ hay vô hạn định (Reflections II, 14)
Nếu ta đọc những dòng trước với một chừng mực nghiêm túc (nghĩa là, nếu ta quyết định không coi chúng là một sự thúc bách đơn thuần hay một bài học khách quan về đạo đức), thì ta sẽ thấy rằng chúng tuyên bố, hay tiền giả định, hai ý tưởng gây tò mò. Ý đầu tiên là về sự phủ nhận thực tại của quá khứ hay tương lai, được giải trình rành mạch trong đoạn sau của Schopenhauer:
Hình thái của hiện tượng ý chí thật sự chỉ tồn tại trong hiện tại, không phải tương lai hay quá khứ. Tương lai và quá khứ chỉ tồn tại trong ý niệm, tồn tại chỉ bằng sự nối kết và tiếp diễn của tri thức ở chừng mực điều này tiếp theo sau nguyên tắc túc lí (principle of sufficient reason). Không ai từng sống ở quá khứ, và không một ai sẽ từng sống ở tương lai; hiện tại mình nó là hình thái của tất cả cuộc đời. (The World as Will and Representation I, 54).
Thứ nhì là sự phủ nhận toàn bộ tính mới lạ, theo tác giả của cuốn Ecclesiastes. Phỏng đoán này – rằng toàn bộ trải nghiệm của nhân loại (theo một cách nào đó) đều tương tự nhau – ban đầu có thể dường như chỉ là một sự kiệt quệ của thế gian.
Nếu Edgar Allan Poe, những người Viking, Judas Iscariot, và độc giả của tôi, hết thảy đều bí mật san sẻ nhau cùng một số phận – cái số phận khả dĩ duy nhất – thì lịch sử vũ trụ là lịch sử của một người duy nhất. Marcus Aurelius, nói đúng ra, không buộc chúng ta thừa nhận sự đơn giản hoá bí ẩn này. (Trước đó một lúc, tôi hình dung ra một câu chuyện huyễn tưởng theo lối của Léon Bloy: một nhà thần học dành toàn bộ đời mình để bác bỏ một vị thủ lĩnh dị giáo; ông ta đánh bại vị thủ lĩnh dị giáo bằng những bài bút chiến phức tạp, lên án người đó, đưa người đó lên giàn hoả thiêu. Ở Thiên đàng ông ta khám phá ra rằng trong mắt Thượng đế thì ông ta và vị thủ lĩnh kia tạo thành một người duy nhất.) Marcus Aurelius khẳng định bản chất những số phận muôn mặt của con người thì tương tự nhau, nhưng không đồng nhất. Ông ta khẳng định rằng bất kì quãng thời gian nào – một thế kỉ, một năm, một đêm duy nhất, có lẽ là một thực tại không thể nắm bắt được – tất cả đều chứa đựng toàn thể lịch sử. Ở dạng cực điểm của nó, phỏng đoán này dễ bị bác bỏ: nếm trải của người này thì khác người kia, mười phút đau đớn thể xác không giống với mười phút của đại số. Áp dụng vào những thời kì dài hơn, vào bảy mươi năm tuổi đời mà Sách Thánh ca đã phân phát cho chúng ta, thì lời phỏng đoán kia có lí và chấp nhận được. Nó không khác gì một lời khẳng định rằng số lượng cảm quan, cảm xúc, tư tưởng và những thăng trầm của con người đều là hữu hạn, và trước khi chết đi chúng ta phải dùng hết tất cả chúng. Marcus Aurelius lặp lại: “Thấy sự vật của thời điểm hiện tại là thấy được tất cả đang ở ngay lúc này, tất cả những thứ đã tồn tại kể từ khi thời gian bắt đầu, và tất cả những thứ sẽ tồn tại cho đến ngày tận thế; vì tất cả mọi vật đều thuộc về một dạng và một hình thái” (Reflections VI, 37).
Ở những thời điểm vươn lên, điều phỏng đoán cho rằng sự tồn tại của con người là là một lượng bất biến và ổn định, điều đó có thể làm chúng ta u sầu và khó chịu; ở những thời điểm thoái trào (ví dụ như hiện tại), nó đưa ra một sự bảo đảm rằng không có nỗi ô nhục, không một tai ương, không một tên độc tài nào, có thể làm chúng ta trở nên khánh kiệt.
Tuyển Tập Tác Phẩm Tuyển Tập Tác Phẩm - Jorge Luis Borges Tuyển Tập Tác Phẩm