"It's very important that we re-learn the art of resting and relaxing. Not only does it help prevent the onset of many illnesses that develop through chronic tension and worrying; it allows us to clear our minds, focus, and find creative solutions to problems.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: nguyen trieu
Upload bìa: Nguyễn Minh Quân
Số chương: 50
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1306 / 59
Cập nhật: 2019-06-15 23:34:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cát Hiền Đánh Quan Thu Thuế
inh Thần Tông là 1 hôn quân tham lam vô độ. Ông ta chạy theo cuộc sống hưởng lạc, mải mê thu thập vàng bạc châu báu, tiêu hết cả ngân khố quốc gia, rồi tùm mọi cách bòn mót, bóc lột dân chúng. Thời kì đó, sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp đang phát triển; tại vùng ven biển đông nam, thương nghiệp cũng phát đạt. Đặc biệt là tại Tô Châu, nghề dệt phát triển rất mạnh. Những hộ dệt vải lụa giàu có bắt đầu mở xưởng dệt, thuê mướn thợ dệt. Toàn thành Tô Châu có tới mấy ngàn thợ. Cảnh tượng phồn vinh của thành phố thương nghiệp đó thấy triều Minh có thể kiếm lời. Để thu được nhiều tiền, Minh Thần Tông liền phái hoạn quan tới 1 số thành thị thu thuế. Loại quan thu thuế đó được gọi là thuế giám. Bọn thuế giám không những thu tăng mọi thứ thuế mà còn hạch sách vòi vĩnh, khiến dân chúng rất khổ sở. Năm 1601, Minh Thần Tông phái thuế giám Tôn Long tới Tô Châu thu thuế. Tôn Long tới Tô Châu, liền câu kết với bọn thổ phỉ lưu manh, lập các trạm gác trên các ngả đường. Mỗi khi có vải vóc tơ lụa qua lại, đều đánh thuế rất nặng. Lái buôn không đủ tiền nộp thuế thì không dám vào thành buôn bán. Năm đó, lại có mưa dầm suốt 2 tháng, Tô Châu bị thủy tai, bãi dâu ngập nước, nghề nuôi tằm dệt lụa đình đốn. Bọn Tôn Long vẫn cứ đòi các hộ dệt phải nộp thuế, qui định mỗi cố máy phải nộp thuế 3 tiền, mỗi tấm lụa phải nộp 5 phân. Vì vậy, nhiều hộ dệt phải đóng cửa, thợ dệt bị thất nghiệp.
Một hôm, có 1 người thợ dệt tên là Cát Hiền đi qua Phong Môn, thấy bọn tay sai của Tôn Long đang xúm lại đánh đập 1 người bán dưa. Cát Hiền hỏi ra mới biết người nông dân đó gánh dưa vào thành bán, bọn chúng đòi nộp tiền thuế. Người đó không có tiền, bị chúng thu 1 số dưa. Đến khi bán được dưa mua 1 số lúa mang về, lại bị chúng bắt nộp thuế lúa. Người đó không chịu nộp, liền bị chúng đánh thậm tệ. Cát Hiền vốn thâm thù bọn thuế giám, nay thấy thế thì không nhịn được, liền hoa chiếc quạt cầm trong tay, kêu gọi mọi người đánh bọn côn đồ. Dân chúng qua đường hưởng ứng, ào ào xông tới trạm thuế Phong Môn. Tên thuế lại Hoàng Kiến Tiết toan chạy nhưng không thoát, bị quần chúng vây kín, người ném đá, kẻ liệng ngói khiến tên côn đồ đó vỡ đầu toác trán, chết tại chỗ. Lúc đó, dân chúng tụ tập mỗi lúc một đông, tinh thần phản kháng bốc cao hừng hực. Cát Hiền thấy mọi người đã đánh chết tên Hoàng Kiến Tiết, biết đã sinh chuyện lớn, liền bảo mọi người cùng tới Huyền Diệu quán bàn bạc. Mọi người thấy đã không làm thì thôi, đã làm thì làm tới cùng, liền cử Cát Hiền và 1 số khác làm thủ lĩnh, cùng kéo nhau đi tính sổ với tên thuế giám Tôn Long.
Bọn Cát Hiền chia nhau kéo tới nhà 12 tên côn đồ, tay sai của thuế giám, châm lửa đốt nhà chúng. Quần chúng còn lại rầm rộ kéo tới nha môn của thuế giám Tô Châu, tìm bắt Tôn Long. Trong chốc lát, tiếng hô hét vang trời dậy đất. Tôn Long sợ hãi rụng rời, vội trèo qua tường sau, chạy trốn về Hàng Châu. Sau khi Tôn Long đã chạy trốn, tri phủ Tô Châu hạ lệnh tróc nã những người tham gia bạo động. Được tin đó, Cát Hiền sợ liên lụy tới mọi người, liền tự đến nha môn Tô Châu, nói: "Chỉ một mình tôi là người cầm đầu, muốn chặt đầu mổ bụng cũng chỉ một mình tôi chịu, không liên quan gì đến người khác!".
Viên tri phủ đang lo không bắt được kẻ đầu sỏ, nay thấy Cát Hiền đến nhận, vội giam ngay vào nhà lao. Ngay khi Cát Hiền phải vào nhà lao, hàng ngàn hàng vạn thị dân Tô Châu tụ tập lại chảy nước mắt tiễn đưa ông. Khi đã nằm trong nhà lao, lại có hàng ngàn người mang rượu thịt quần áo đến úy lạo, thăm hỏi. Cát Hiền chối từ không nhận thì họ nhất định không chịu về. Cát Hiền đành nhận lấy mọi thứ và đem chia cho các bạn tù. Bọn thống trị triều Minh thấy tình cảm quần chúng như vậy, không dám giết Cát Hiền, sau khi giam giữ 2 năm, phải thả ông ra.
Truyện Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 4 Truyện Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 4 - Lâm Hán Đạt Và Tào Duy Chương Truyện Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 4