The pure and simple truth is rarely pure and never simple.

Oscar Wilde

 
 
 
 
 
Tác giả: Linh Vũ
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Mike Nguyen
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1767 / 1
Cập nhật: 2015-07-18 07:21:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
ường hầm sâu quá! Vô nữa không anh Tuấn?
Nghe Mai hỏi, Tuấn không đáp, chỉ giơ đèn ra phía trước để soi. Đường hầm sâu hun hút, ánh đèn quá yếu không soi sáng được bao xa. Càng đi, Mai, Tuấn càng có cảm tưởng mỗi lúc mỗi đi sâu vào lòng núi.
Đường hầm dẫn đến một cái hang rộng. Nóc hang cao hơn nóc đường hầm, lòng hang cũng rộng hơn. Tuấn thận trọng chiếu đèn quanh hang một lượt trước khi bước vào: Trong góc có nhiều thùng gỗ vuông, còn mới được xếp thành hàng. Hàng trên cùng hình như không có nắp. Hai anh em hồi hộp đến gần quan sát. Tuấn chiếu đèn pin nhón gót nhìn vào bên trong một cái thùng, thấy rõ những miếng đá đen như mun, hình như bị nung chảy ra. Tuấn mừng rỡ:
- Mai thấy chưa, đây đúng là một cái mỏ. Ông già hách đã đánh dấu trên tấm bản đồ đúng là chỗ này rồi. Hèn chi ông Thanh Quí không lấy mất của tụi mình. Biết có mỏ nên ông ấy đòi mua cho được bãi cỏ gồm cả khu này để khai thác.
- Nếu biết, ông ấy đã không cần tấm bản đồ của tụi mình. Đằng khác, chắc gì đây là một hầm mỏ? Mấy miếng đá đen nầy đâu phải là than đá!
Mai nghĩ: những thùng gỗ này có thể từ nơi khác được đem đến giấu tạm ở đây. Vì nếu là hầm mỏ, người ta phải chống cột, phòng đất khỏi sụp.
Tuấn tò mò khám phá thêm một đường hầm khác cũng nhỏ hẹp như đường hầm trước. Đi được một quãng, đường hầm lại chia ra làm ba lối hẹp hơn. Hai anh em lách theo một đường. Đường này lại dẫn đến một cái hang khác có hàng cột chống đỡ nóc hang.
Mai, Tuấn ngạc nhiên thấy trong hầm có một số bình hơi bằng kim loại. Trên chóp có khóa an toàn và hai ống cao su dẫn hơi. Tuấn như quên mọi nguy hiểm có thể đang chờ đón, vui vẻ bảo:
- Thấy chưa, đúng là hầm mỏ rồi. Có cột chống hẳn hoi nhé. Đây là những bình hơi, Tuấn thấy ở mấy tiệm hàn xì nhiều lần rồi.
Mai không chịu thua:
- Mấy bình hơi để hàn xì, nhưng ở đây thì hàn cái gì?
- Dầu sao đây cũng là một cái mỏ.
Sau lưng Mai, Tuấn bỗng vang lên một giọng nói mai mỉa:
- Giỏi dữ đa. Còn nhỏ mà đã lớn gan dữ vậy! Phách, mày tính sao đây?
Hai đứa trẻ sững người kinh sợ. Thoạt đầu hai đứa còn tưởng các anh đi theo hù chơi, nhưng khi nghe nói đến tên Phách, một tên lạ hoắc, mới cảm thấy sợ hãi vô cùng.
Một ánh đèn sáng chiếu thẳng về phía hai đứa. Trong khoảng lờ mờ, hiện rõ hai bóng người to lớn. Một giọng nói khác, Mai đoán là của người mang tên Phách, vang lên:
- Tụi bây vô đây làm gì? Cái tội tò mò này không tha thứ được! Đáng lẽ ở trường chúng mày phải học thuộc điều đó hơn là biết những bình hơi với đèn xì ở trong xó này.Thôi lại gần đây, hai tay sau lưng mau mau lên.
Mai, Tuấn không dám kháng cự, đành miễn cưỡng nghe lời.
- Phách à, phải nhốt chúng vào một chỗ để mình khỏi vướng cẳng đêm nay và đêm mai. Sau đó thì khỏi cần.
Phách càu nhàu:
- Tùy ý, muốn làm sao thì làm, nhưng phải coi chừng.
Một cánh tay lực lưỡng đẩy mạnh hai anh em ra khỏi hang rồi rẽ vào một đường hầm khác. Đường đi nhấp nhô, Mai, Tuấn thỉnh thoảng lại vấp phải một cục đá đau điếng. Đi một lúc lâu, Mai, Tuấn mới có cảm tưởng ra đến ngoài vì thấy gió thổi mát dịu. Thỉnh thoảng, vài cành lá thấp đập vào mặt Tuấn. Tới trước một cái chòi nhỏ, hai đứa bị đẩy vào trong. Giọng nói của tên Phách đầy vẻ đe dọa:
- Từ giờ trở đi phải câm họng, la lên một tiếng là rồi đời nghe.
Người kia khẽ giục:
- Chúng mày nằm xuống ngủ đi, có chiếu trải trên mấy tấm gỗ rồi đó.
Phách như chợt nhớ ra điều gì, ngăn anh em Tuấn lại:
- Khoan đã! Còn một việc phải làm gấp. Thắp đèn lên một chút.. Có giấy không đưa đây! À tụi mày gọi ông chủ trại bằng gì?
- Bằng chú!
- Còn bà chủ là thím à?
- Không, là cô.
- Được rồi, mau mắn như vậy tốt lắm!
Dưới ánh đèn, Mai, Tuấn thấy rõ một gã thanh niên còn trẻ, đầu đội cái mũ che kín cả tóc. Gã ngồi vào bàn kê ở góc phòng hí hoáy viết.
- Con bé lại đây! Mày biết viết không?
Mai gật đầu rồi đến gần bàn. Mai vừa nhận ra gã là người đốn củi mà hai anh em đã gặp trên rừng.
- Đây, viết lại mấy chữ này cho sạch sẽ. Không có gì phải sợ hết. Nếu ngoan ngoãn không ai làm gì tụi bay, còn ngược lại thì coi chừng.
Cổ họng Mai như thắt lại, hai hàng nước mắt chỉ chực tuôn ra. Mai gật đầu tỏ vẻ hiểu ý, rồi ngồi vào bàn. Vừa đọc qua một lượt, Mai kêu lên:
- Đâu có phải, tụi tôi đâu có đi chơi. Tại sao tụi tôi không về trại ngay hôm nay được? Chú tôi sẽ báo cảnh sát cho coi!
Người đàn ông cau mày:
- Chúng mày sẽ về, nhưng trễ hơn một bữa có sao đâu! Trong khi chờ đợi, để chú mày an tâm, hãy chịu khó viết đi.
Mai còn do dự, tên Phách quát:
- Tao nói lẹ lên. Đừng quên tụi tao có thể đối xử cách khác nhé, chừng đó đừng có hối hận… Đừng hy vọng cảnh sát tìm ra chỗ này.
Gương mặt, cặp mắt lộ vẻ dữ dằn kèm thêm nhưng lời đe dọa của hắn, làm Mai không dám trái lời. Mai hí hoáy viết như cái máy. Cuối thư Mai thêm vào mấy chữ: “Chúng cháu xin cô chú tha lỗi vì đã không xin phép cô chú!” Viết xong, Mai đưa lá thư cho người đàn ông.
- Khá lắm, tao không nghĩ tới câu xin lỗi đó. Thôi bây giờ ngủ đi. Tao sẽ ở đây canh chừng tụi bây. Còn Phách, đi làm việc của mày đi.
Tên Phách đi ra sau khi đã cất lá thư của Mai vào túi áo. Căn chòi chìm hẳn trong bóng tối. Mai, Tuấn nằm sát bên nhau cho đỡ sợ, nhưng vẫn thấy run. Chỉ một lúc sau, hai em đã ngủ say vì những biến cố dồn dập bất ngờ xảy ra làm chúng mệt nhoài.
° ° °
Sáng hôm sau, tiếng chim ríu rít đánh thức Mai, Tuấn trở dậy. Bên goài trời đã sáng hẳn, vài tia nắng chiếu qua kẽ hở của bức vách làm lóa mắt Mai. Người đàn ông đã dậy từ lúc nào, đang lúi húi bên bếp lửa.
Tuấn thì thầm bên Mai:
- Chắc họ nhốt tụi mình ở đây cả ngày?
- Chưa biết được! Giờ này ở trại, chắc cô chú Bảy đã nhận được thư rồi. Thế là chẳng có ai đi tìm tụi mình nữa.
- Lúc về, mình có nói sự thật chưa chắc đã ai tin!
Tuấn tưởng tượng đến những hình phạt khi trở về, mặt nhăn nhó trông thật thảm hại.
Người đàn ông đứng dậy đi về phía hai đứa:
- Thầm thì gì đó? Dậy ăn sáng đi!
Mai, Tuấn uể oải ngồi dậy. Ban ngày nhìn rõ mặt người đàn ông, hắn cũng không có vẻ gì dữ lắm. Hắn xới ra ba bát cơm rồi bày lên bàn. Món ăn duy nhất là đĩa cá khô dim nước mắm.
- Tiếc một điều là lão Thanh quí không có thịt. Thôi có gì mình ăn nấy. Cá cũng còn ngon chán.
Câu nói nhắc Mai, tuấn nhớ đến ông Thanh Quí. Cả hai như vừa khám phá ra một điều: Chủ biệt thự Tùng Lâm đồng lõa với bọn này. Chắc ông biết có hầm mỏ và cũng với bọn họ khai thác.
Ba người ngồi vào bàn ăn. Mới đầu Mai, Tuấn thấy khó nuốt vì cơm khô, nhưng vì đói, ăn thấy ngon miệng, hai anh em ăn rất thật tình…
Bỗng nhiên từ xa vọng lại tiếng máy xe nổ dòn dã, tiếng nổ giống như tiếng máy xe của ông Thanh Quí. Tiếng máy mỗi lúc một nhỏ dần, hình ảnh ông Thanh Quí ngạo nghễ ngồi trên xe thoáng hiện ra trước mắt Mai, Tuấn. Hai em càng cho điều mình nghi ngờ là đúng sự thực.
Ở trại Bích Câu, chú Bảy đã trở dậy. Khi xuống dưới bếp, chú ngạc nhiên vì cửa bếp khép hờ không khóa, còn chiếc chìa khóa mọi khi vẫn treo ở cột biến đâu mất. Cô Bảy không giữ, anh Mạnh, chị Tư không mở cửa vậy chứ còn Minh, Danh? Dám hai cậu này lại lẻn ra ngoài nữa rồi. chú Bảy hé mở cửa phòng. Minh, danh còn đang say sưa ngủ làm chú không muốn đánh thức. Vậy còn Mai, Tuấn? Chú leo lên lầu đẩy cửa bước vào. Chú kinh ngạc khi thấy hai giường trống trơn. Hai đứa nhỏ đã đi đâu mất rồi? Ngay lúc ấy tiếng cô Bảy gọi:
- Mình ơi, có cái thư nè.
Chú vội quay xuống. Bắt gặp gương mặt hốt hoảng của vợ, chú cảm thấy xốn xang cả ruột gan như có chuyện không lành xảy ra. Cô Bảy nghẹn ngào:
- Mấy đứa này quá quắt lắm rồi. Anh coi đây này, thật không chịu nổi nữa.
Chú Bảy cầm lấy tờ giấy rồi đọc lớn tiếng:
“Thưa chú, thưa cô,
Hai đứa chúng cháu sẽ đi chơi cả ngày hôm nay. Chiều tối có khi chúng cháu chưa về kịp. Xin chú cô đừng lo lắng cho chúng cháu. Khi về chúng cháu sẽ kể cho chú cô biết chúng cháu đi đâu.
Chúng cháu xin lỗi cô chú vì đã không xin phép cô chú.
Hai cháu của chú cô,
Mai, Tuấn.”
- Thế này thì quá lắm, không tưởng tượng nổi.
Cô Bảy lo lắng:
- Đi cả ngày, rồi chiều nay không chắc có về không! Trời ơi, đi đâu thế không biết? Mà chúng nó có thể đi đâu được chứ?
Chú Bảy lắc đầu ngao ngán:
- Hai đứa này thật đáng đánh đòn và bắt phạt ăn cơm với muối cả tuần nữa.
Cô Bảy không nghĩ đến hình phạt, cô chỉ lo có sự nguy hiểm xảy đến cho hai cháu nhỏ. Cô đọc đi đọc lại lá thư nhiều lần như cố tìm một điều gì. Nét chữ này đúng là của Mai rồi. Cô không ngờ hai đứa to gan thế. Cô lẩm bẩm:
- Có lẽ phải đi báo cho cảnh sát biết mới được.
° ° °
Minh và Danh dậy trước khi chú Bảy về. Cô Bảy cho hai anh biết chuyện vừa xảy ra. Minh nghĩ ngay có thể hai em đã trốn lên thăm cai Bần. Nhưng cô Bảy không tin như vậy.
- Cai Bần không giữ chúng nó lại làm gì đâu. Ông ấy phải hiểu mình lo lắng chừng nào nếu không thấy chúng nó về.
- Biết đâu Mai chẳng bày chuyện gạt ông ấy?
- Cai Bần đâu có phải trẻ con.
Cô Bảy mắc bận phải đi làm ngay. Còn lại Minh, Danh tần ngần bên bức thư.
- Cậu có thấy gì lạ trong bức thư không, Danh?
Danh chăm chú đọc lại một lần, rồi lắc đầu:
- Đâu có gì lạ. Đúng là nét chữ của Mai rồi.
- Thế cậu không để ý cách xưng hô đảo lộn lung tung của Mai sao? Này nhé, bọn mình bao giờ cũng nói “cô, chú”, khi thưa gửi điều gì cũng vậy.
- Ừ, đúng rồi.
- Thế mà trong thư này con nhỏ lại viết; “thưa chú, thưa cô”, rồi xin “chú, cô”, sẽ kể cho “chú, cô”! Hoàn toàn trái ngược với lối xưng hô hằng ngày.
Danh vội kết luận:
- Vậy Mai không phải là tác giả lá thư này?
- Chưa hết, hàng cuối cùng Mai lại viết: “xin lỗi cô chú… xin phép cô chú!” Trước khi ký tên còn viết: “hai cháu của chú cô”. Cứ chú cô rồi lại cô chú loạn cả lên.
Minh suy nghĩ một lát rồi nói:
- Ý kiến của cậu có thể đúng phần nào. Ví dụ có người đọc cho Mai viết, họ không quen cách xưng hô của tụi mình, nên đặt lộn xộn. Còn hàng cuối cùng biết đâu không do Mai viết ra. Trường hợp thứ hai là vì gặp chuyện gì cấp bách hay sợ hãi quá, Mai không đủ bình tĩnh nên viết lộn xà ngầu.
- Theo ý tớ, cả hai trường hợp cậu vừa kể đều không hay cho Mai, Tuấn. Tụi mình phải đi tìm hai em ngay mới được.
° ° °
Chú Bảy từ trên rẫy trở về trại, mặt lộ vẻ lo lắng:
- Thằng Mạnh đã về nhà chưa mình?
Cô Bảy sửng sốt:
- Ủa, thằng Mạnh đi với anh mà!
- Vậy nó biến đâu mất từ khi tôi qua biệt thự Tùng Lâm? Sao lắm chuyện thế này?
Minh hỏi xen vào:
- Chú có gặp ông Thanh Quí không ạ?
- Không, cửa trước cửa sau đóng kín mít, chú gọi mãi chẳng có ai trả lời. Có lẽ lão không có nhà, hay có nhà mà không muốn mở cửa cho chú. Nhưng chú thấy hình như lão mới đi đâu sáng nay vì chiếc xe không có trong nhà sau. Đằng trước sân có mấy vết dầu còn mới.
Minh đưa mắt nhìn Danh, hai anh nhìn nhau như ngầm hiểu chuyện gì sau câu nói của chú Bảy.
Cô Bảy lo lắng:
- Hay anh đi báo cảnh sát?
- Cảnh sát cái gì? Lỡ hai đứa đi chơi, có phải mình quấy rầy người ta vô ích không! Tôi chưa muốn báo cảnh sát, chờ xem sao đã. À chú chưa cho hai cháu biết, ngày mai chú sẽ cho hai đứa nhỏ về saigon. Chứ ở đây, cứ điệu này chúng nó làm chú điên đầu mất.
Cô Bảy chợt nói:
- Bây giờ nghĩ lại, tôi tự hỏi hay chúng nó lên thăm cai Bần rồi khi về mải chơi đi lạc trên núi chưa biết chừng. Anh lên hỏi cai Bần xem!
- Tôi đi bây giờ. Tiện thể hỏi luôn chuyện đêm nọ cháu Minh với cháu Danh gặp lão. Lão có vẻ mờ ám sao đó. Hình như lão vẫn coi mình là người lạ đến vùng này.
Chú Bảy ra đi. Dọc đường chú gặp anh Mạnh đang vội vã chạy từ phía Tùng Lâm về. Hỏi đi đâu, Mạnh trả lời lấp lửng:
- Tôi thấy có cái gì là lạ bên đường, tôi rẽ vào xem rồi đứng chờ ông về, nhưng ông đã về lúc nào rồi, làm tôi phải đợi mãi.
Chú Bảy có cảm tưởng Mạnh tránh nhìn thẳng vào mắt chú. Hình như Mạnh vừa nói dối.
- Thôi về trại lẹ đi, lát nữa tôi sẽ hỏi lại.
Trên Đồi Cỏ Trên Đồi Cỏ - Linh Vũ Trên Đồi Cỏ